Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biểu tượng cá trong ca dao dân tộc kinh và một số dân tộc thiểu số vùng núi phía...

Tài liệu Biểu tượng cá trong ca dao dân tộc kinh và một số dân tộc thiểu số vùng núi phía bắc

.PDF
131
531
144

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------ TRẦN THỊ MAI PHƢƠNG BIỂU TƢỢNG CÁ TRONG CA DAO DÂN TỘC KINH VÀ MỘT SỐ DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG NÚI PHÍA BẮC LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội – 2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------ TRẦN THỊ MAI PHƢƠNG BIỂU TƢỢNG CÁ TRONG CA DAO DÂN TỘC KINH VÀ MỘT SỐ DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG NÚI PHÍA BẮC Chuyên ngành: Văn học dân gian Mã số : 60.22.01.25 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Thiên Thai Hà Nội – 2014 2 LỜI CẢM ƠN Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Bùi Thị Thiên Thai, người đã dành nhiều thời gian quý báu tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã góp ý tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ, động viên của bạn bè và những người thân trong gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Học viên Trần Thị Mai Phƣơng 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung, các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các tài liệu sử dụng tham khảo đã được trích nguồn đầy đủ và chính xác. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Trần Thị Mai Phương 4 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 9 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 9 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 10 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 14 4. Phạm vi tư liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................... 15 5. Những đóng góp của luận văn ................................................................. 16 6. Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 16 Chƣơng 1. BIỂU TƢỢNG CÁ TRONG CA DAO DÂN TỘC KINH....... 17 1.1. Giới thuyết một số khái niệm ............................................................. 17 1.1.1. Khái niệm ca dao, dân ca.............................................................. 17 1.1.2. Khái niệm biểu tượng .................................................................... 18 1.2. Nguồn gốc biểu tƣợng cá trong ca dao .............................................. 19 1.2.1. Xuất phát từ tín ngưỡng, nghi lễ, phong tục, tập quán người Việt Nam ... 19 1.2.2. Xuất phát từ sự quan sát trực tiếp các hiện tượng tự nhiên và đời sống hàng ngày của nhân dân ta ............................................................ 22 1.3. Vài nét khái quát về dân tộc Kinh ..................................................... 23 1.4. Thống kê tần số xuất hiện và giải mã biểu tƣợng cá trong ca dao dân tộc Kinh ............................................................................................... 25 1.4.1. Thống kê tần số xuất hiện ............................................................. 25 1.4.2. Giải mã biểu tượng cá trong ca dao dân tộc Kinh ....................... 26 1.4.2.1. Cá - ước mơ, khát vọng của con người .................................. 27 1.4.2.2. Cá - người phụ nữ .................................................................. 30 1.4.2.3. Cá - tình yêu, hôn nhân ......................................................... 33 1.5. Các biện pháp nghệ thuật chủ yếu đƣợc sử dụng để biểu hiện biểu tƣợng cá trong ca dao dân tộc Kinh ......................................................... 38 1.5.1. So sánh .......................................................................................... 38 5 1.5.2. Ẩn dụ ............................................................................................. 39 1.5.3. Hoán dụ ......................................................................................... 40 1.5.4. Công thức lặp ................................................................................ 41 Tiểu kết chương 1......................................................................................... 42 Chƣơng 2. BIỂU TƢỢNG CÁ TRONG CA DAO MỘT SỐ DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙ NG NÚI PHÍA BẮC ............................................................. 44 2.1. Biểu tƣợng cá trong ca dao dân tộc Tày, Nùng ................................ 44 2.1.1. Vài nét khái quát về dân tộc Tày, Nùng ........................................ 44 2.1.2.Thống kê tần số xuất hiện và giải mã biểu tượng cá trong ca dao dân tộc Tày, Nùng ................................................................................... 45 2.2. Biểu tƣợng cá trong ca dao dân tộc Giáy .......................................... 49 2.2.1. Vài nét khái quát về dân tộc Giáy ................................................. 49 2.2.2.Thống kê tần số xuất hiện và giải mã biểu tượng cá trong ca dao dân tộc Giáy ............................................................................................ 51 2.3. Biểu tƣợng cá trong ca dao dân tộc Thái .......................................... 56 2.3.1. Vài nét khái quát về dân tộc Thái ................................................. 56 2.3.2.Thống kê tần số xuất hiện và giải mã biểu tượng cá trong ca dao dân tộc Thái............................................................................................. 57 2.4. Biểu tƣợng cá trong ca dao dân tộc Mƣờng ..................................... 66 2.4.1. Vài nét khái quát về dân tộc Mường ............................................. 66 2.4.2. Thống kê tần số xuất hiện và giải mã biểu tượng cá trong ca dao dân tộc Mường ........................................................................................ 67 2.5. Các biện pháp nghệ thuật chủ yếu đƣợc sử dụng để biểu hiện biểu tƣợng cá trong ca dao các dân tộc Thái, Mƣờng, Giáy, Tày - Nùng ..... 73 2.5.1. So sánh .......................................................................................... 74 2.5.2. Ẩn dụ ............................................................................................. 74 2.5.3. Hoán dụ ......................................................................................... 75 6 2.5.4. Công thức lặp ................................................................................ 75 Tiểu kết chương 2......................................................................................... 77 Chƣơng 3. SO SÁNH BIỂU TƢỢNG CÁ TRONG CA DAO DÂN TỘC KINH VÀ CÁC DÂN TỘC TÀY, NÙNG, GIÁY, THÁI, MƢỜNG ......... 78 3.1. Sự tương đồng và khác biệt về nội dung............................................... 78 3.2. Sự tương đồng và khác biệt về nghệ thuật ............................................ 88 Tiểu kết chương 3....................................................................................... 101 PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................... 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 105 7 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ca dao Kinh CDK Ca dao Tày, Nùng CDT,N Ca dao Giáy CDG Ca dao Thái CDT Ca dao Mường CDM Nhà xuất bản Nxb Trang tr Khoa học Xã hội KHXH Đại học Quốc gia ĐHQG Luận án tiến sĩ LATS Trung học chuyên nghiệp THCN Đại học Sư phạm ĐHSP Văn hóa - Thông tin VHTT 8 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong số các thể loại của văn học dân gian thì ca dao là thể loại phong phú cả về số lượng, nội dung, chủ đề được các nhà nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau quan tâm tìm hiểu. Ca dao là những sáng tác được phổ biến rộng rãi và có sức sống lâu bền, vượt qua thử thách của thời gian. Ca dao phản ánh thế giới tâm hồn dân tộc đa dạng và phong phú. Vì vậy nghiên cứu ca dao là phát hiện những cái hay, cái đẹp, những dấu ấn bản sắc dân tộc ẩn chứa trong lớp ngôn từ giản dị mà súc tích và góp phần bảo tồn mọi giá trị văn hóa truyền thống. Trong ca dao có rất nhiều biểu tượng đặc sắc, ẩn chứa nhiều nét văn hóa cần giải mã. Biểu tượng không chỉ là một yếu tố hình thức, nó là một tín hiệu nghệ thuật ẩn chứa những quan niệm văn hóa, những tư tưởng và tình cảm được lưu giữ qua chiều dài lịch sử. Biểu tượng là câu trả lời cho những câu hỏi mà giới tự nhiên đặt ra, hoặc ghi nhận những ấn tượng về thực tại đặc biệt mạnh mẽ, quan trọng và lặp lại nhiều lần. Phương thức tư duy bằng biểu tượng là một sự tiết kiệm sức mạnh trí tuệ, đem đến một cảm xúc mỹ học tức thời và tồn tại bền bỉ trong suốt lịch sử nhân loại ở bất kỳ đâu có trí tưởng tượng sáng tạo tự do hoạt động. Đất nước Việt Nam có 54 dân tộc với ngôn ngữ, điều kiện sinh sống, trình độ hiểu biết, phong tục tập quán, văn hóa…có những điểm giống và khác nhau. Các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có mối quan hệ giao lưu, tác động lẫn nhau về mọi lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…Sự phát triển mọi mặt của từng dân tộc gắn liền với sự củng cố, phát triển của cả cộng đồng các dân tộc. Hiện nay, trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước thì vấn đề đoàn kết dân tộc là vấn đề rất quan trọng đối với mọi quốc gia trên thế giới. Nhưng muốn thực hiện được tốt vấn đề này 9 thì một trong những việc cần làm là chúng ta phải đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu một cách nghiêm túc về văn hóa từng dân tộc. Từ đó, sẽ có những hành động, chính sách cụ thể, phù hợp, hiệu quả. Trong qua trình tìm hiểu, chúng tôi cũng nhận thấy ca dao nói chung và thế giới biểu tượng trong ca dao nói riêng góp phần giúp chúng ta hiểu sâu sắc những nét đặc trưng văn hóa, những suy nghĩ, tình cảm của con người trong từng vùng miền, từng dân tộc, từng nền văn hóa khác nhau. Hiện nay, việc nghiên cứu biểu tượng nghệ thuật trong ca dao nói chung, nhất là trong ca dao người Việt nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu. Nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu biểu tượng cá trong ca dao dân tộc Kinh trong sự so sánh với các dân tộc thiểu số. Với những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Biểu tượng cá trong ca dao dân tộc Kinh và một số dân tộc thiểu số vùng núi phía bắc”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề biểu tượng đã có nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng như Việt Nam nghiên cứu trên nhiều phương diện và đạt được những thành tựu đáng kể. Công trình nghiên cứu Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới của Tác giả Jean Chavalier, Alain Gheerbrant đã khảo sát, thống kê và giải mã mẫu gốc “động vật” và từng biểu tượng loài vật cụ thể trong văn hóa nhân loại. Trong quá trình giải mã, các tác giả luôn có sự so sánh, đối chiếu hệ biểu tượng động vật trong phạm vi, môi trường văn hóa khác nhau để chỉ rõ những tính phổ quát và cả những nét đặc thù. Các công trình nghiên cứu về biểu tượng ở Việt Nam cũng tương đối nhiều. Ở đây, chúng tôi chỉ thống kê những công trình nghiên cứu về biểu tượng trong văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng. Năm 1968, tác giả Đặng Văn Lung có bài viết Những yếu tố trùng lặp trong ca dao trữ tình. Theo tác giả bài viết thì trong ca dao có nhiều yếu tố 10 trùng lặp như hình ảnh, chủ đề, đề tài, kết cấu, ngôn ngữ, biểu tượng…và ông đã đặt vấn đề: “Khi nghiên cứu Thần thoại, anh hùng ca và truyện cổ tích, nhiều tác giả đã lập được những hệ thống môtíp trùng lặp và nhờ đó mà giải quyết được nhiều vấn đề lí thú. Riêng trong lĩnh vực thơ ca dân gian thì còn ít người bàn tới vấn đề này. Phải chăng ta có thể bắt đầu từ những yếu tố trùng lặp trong ca dao mà tìm hiểu được phần nào cái mà chúng ta gọi là “chất ca dao” [52, tr.306]. Xu hướng khảo sát biểu tượng trong mối liên hệ với đặc trưng thể loại ca dao đã được đặt ra từ bài viết này. Năm 1977, Vũ Ngọc Phan - tác giả cuốn Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam đã đề cập đến vấn đề: “Một đặc điểm trong tư duy hình tượng của nhân dân Việt Nam về cuộc đời: đời người với đời con cò và con bống”, tác giả Vũ Ngọc Phan cho rằng người nông dân lao động thấy hình ảnh của mình như cái cò nên đã mượn đời sống của con cò để biểu hiện đời sống của mình . Con cá bống cũng được nói nhiều trong ca dao , dân ca nhưng không giống con cò vì con cò có thể là hình ảnh của cả trai lẫn gái còn con cá bống chỉ có thể là hình ảnh người phụ nữ. Ông viết: “Người dân lao động Việt Nam đem hình ảnh con cò và con bống vào ca dao, dân ca là đưa một nhận thức đặc biệt về một khía cạnh của cuộc đời vào văn nghệ, lấy cuộc đời của những con vật trên đây để tượng trưng vài nét đời sống của mình, đồng thời cũng dùng những hình ảnh ấy để khêu gợi hồn thơ”[57, tr.58]. Năm 1988, tác giả Hà Công Tài với bài viết Biểu tượng trăng trong thơ ca dân gian đã phân tích và chỉ ra sự khác biệt giữa biểu tượng trăng trong thần thoại, cổ tích với biểu tượng trăng trong thơ ca. Năm 1991, tác giả Trương Thị Nhàn có bài viết Giá trị biểu trưng nghệ thuật của một số vật thể nhân tạo trong ca dao. Trong bài viết này, tác giả đã khẳng định hai luận điểm: Thế giới vật thể nhân tạo trong ca dao cổ truyền 11 người Việt Nam là thế giới mang giá trị biểu trưng và cơ chế hình thành nghĩa biểu trưng nghệ thuật của các vật thể nhân tạo trong ca dao. Năm 1992, tác giả Nguyễn Xuân Kính trong cuốn Thi pháp ca dao đã đề cập đến một số biểu tượng trong ca dao như trúc, mai, hoa nhài, con cò, con bống. Đây là công trình nghiên cứu tiếp tục kế thừa và phát triển các quan điểm trước đó để đi đến những nhận định xác đáng về giá trị biểu trưng của các biểu tượng đồng thời chỉ rõ sự khác biệt giữa văn học dân gian và bác học về ý nghĩa của một số biểu tượng. Năm 1995, tác giả Trương Thị Nhàn với luận án phó tiến sĩ Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm mĩ không gian trong ca dao đã tiếp tục đi sâu nghiên cứu một loạt biểu tượng không gian như rừng, núi, sông, bến… Năm 1998, tác giả Phạm Thu Yến trong cuốn Những thế giới nghệ thuật ca dao đã nghiên cứu biểu tượng trong thơ ca trữ tình dân gian theo ba vấn đề: Phân biệt giữa biểu tượng và ẩn dụ; biểu tượng thơ ca dân gian – yếu tố nghệ thuật đặc thù gắn liền với đặc trưng thể loại; sự hình thành và phát triển của biểu tượng. Năm 2002, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Điệp trong luận án tiến sĩ Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt đã nghiên cứu biểu tượng trong ca dao dưới nhiều góc độ khác nhau như: góc độ kí hiệu học, tu từ học, folklore học, văn hóa học; tìm hiểu nguồn gốc của biểu tượng nghệ thuật trong ca dao người Việt; phân loại và miêu tả biểu tượng nghệ thuật trong ca dao người Việt; cấu tạo và chức năng của biểu tượng nghệ thuật trong ca dao người Việt. Năm 2010, tác giả Đỗ Thị Hòa trong luận án tiến sĩ Thế giới loài vật trong ca dao người Việt đã đi sâu tìm hiểu, khảo sát, thống kê tần số xuất hiện và giải mã ý nghĩa biểu trưng của các loài động vật trong ca dao người Việt. 12 Năm 2014, tác giả Nguyễn Thị Bích Hà trong cuốn Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hóa dân gian đã nhận định rằng: biểu tượng là một loại mã văn hóa tiêu biểu nhất. Tuy nhiên những mã văn hóa dân gian thẩm thấu vào văn học dân gian không phải lúc nào cũng rõ ràng. Việc tìm ra những yếu tố văn hóa dân gian ẩn kín trong những tác phẩm và thể loại văn học dân gian là một điều thú vị và cần thiết. Bên cạnh các công trình nghiên cứu về biểu tượng trong văn học dân gian và ca dao người Việt. Các công trình nghiên cứu biểu tượng trong văn học dân gian và ca dao các dân tộc thiểu số gần đây đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu chuyên sâu còn chưa nhiều. Năm 1984, tác giả Vũ Anh Tuấn trong bài viết Suy nghĩ về một số biểu tượng đặc thù trong truyện cổ miền núi đã cho rằng để giải mã một số biểu tượng phải đặt nó trong mối liên hệ với phong tục, tập quán, tín ngưỡng và lịch sử tộc người nhất định. Nhưng ở bài viết này mới chỉ dừng lại ở những gợi mở ban đầu cho các thế hệ sau tiếp tục nghiên cứu. Năm 2000, tác giả Bùi Văn Thành trong luận văn thạc sĩ Thế giới biểu tượng thần thoại trong mo Mường đã phân biệt biểu tượng với hình tượng và đi sâu giải mã một số biểu tượng thần thoại trong mo Mường. Năm 2007, tác giả Đặng Thị Oanh trong luận văn thạc sĩ Biểu tượng lanh trong dân ca dân tộc H’Mông đã tiến hành khảo sát, thống kê sự xuất hiện của biểu tượng lanh và có những giải mã thú vị về biểu tượng lanh. Năm 2010, tác giả Cầm Bá Phượng trong luận văn thạc sĩ Giải mã một số biểu tượng trong ca dao – dân ca dân tộc Thái đã khảo sát, phân loại, miêu tả và giải mã ý nghĩa biểu trưng của một số biểu tượng trong ca dao – dân ca dân tộc Thái. Năm 2012, tác giả Đặng Thị Oanh trong luận án tiến sĩ Biểu tượng nước từ văn hóa đến văn học dân gian của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam đã 13 nghiên cứu về nguồn gốc biểu tượng nước trong văn hóa, văn học dân gian Thái và khảo sát, thống kê, giải mã các hướng nghĩa cơ bản của biểu tượng nước trong văn học dân gian Thái. Kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước đã tạo tiền đề lí thuyết và thực tiễn cơ bản giúp chúng tôi có thêm nhiều hiểu biết, gợi mở quan trọng để lựa chọn và nghiên cứu đề tài này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Ca dao thường in đậm tâm hồn, cách sống, cách cảm, cách nghĩ của con người từng vùng miền, từng dân tộc. Nghiên cứu “Biểu tượng cá trong ca dao dân tộc Kinh và một số dân tộc thiểu số vùng núi phía bắc” nhằm hướng tới các mục đích sau: - Chúng ta có thể hiểu sâu sắc đời sống văn hóa, tín ngưỡng, phong tục tập quán của từng dân tộc. - Chỉ ra những đặc tính văn hóa riêng mang bản sắc từng dân tộc và những đặc trưng mang tính chung theo từng vùng miền, từng khu vực. - Góp phần bảo lưu, gìn giữ, phát huy những giá trị của biểu tượng trong văn học nghệ thuật và trong đời sống của con người. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định cơ sở lý luận cho luận văn - Khảo sát, thống kê tần số xuất hiện và giải mã ý nghĩa của biểu tượng cá trong ca dao dân tộc Kinh và một số dân tộc thiểu số vùng núi phía bắc để hiểu những nét đặc trưng văn hóa, những suy nghĩ, tình cảm và cách diễn đạt của con người trong từng vùng miền, từng dân tộc, từng nền văn hóa. - So sánh giá trị nội dung và nghệ thuật của biểu tượng cá trong ca dao dân tộc Kinh và một số dân tộc thiểu số vùng núi phía bắc để thấy được 14 những đặc trưng mang tính chung, vùng miền, khu vực và những đặc tính riêng mang bản sắc của từng dân tộc. 4. Phạm vi tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phạm vi tư liệu - Nguyễn Xuân Kính chủ biên (2001), Kho tàng ca dao người Việt ( 2 tập), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. - Trần Thị An chủ biên (2008): Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tập 17, 18, 19, Dân ca, Viện nghiên cứu Văn hóa – Viện KHXH Việt Nam, Nxb Hà Nội. - Đặng Nghiêm Vạn (2002): Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tập 1, (quyển 1, quyển 2), Nxb Đà Nẵng. - Thèn Sèn, Lù Dín Siềng, Sần Cháng (1977): Dân ca Giáy, Nxb Văn hóa Dân tộc. Cũng cần nói thêm rằng, đối tượng chính của luận văn là ca dao; song để tập trung làm rõ ý nghĩa của biểu tượng cá, chúng tôi cũng cố gắng tìm kiếm những tài liệu có liên quan, trong đó đặc biệt đáng chú ý là tư liệu từ các thể loại văn học dân gian khác, từ phong tục tín ngưỡng dân gian cũng như các sản phẩm mỹ nghệ dân gian. Chúng tôi hy vọng bằng cách đó có thể chạm đến những tầng nghĩa khác nhau của biểu tượng, đồng thời cũng có thể thấy được sự biến đổi của các lớp nghĩa đó cùng với thời gian. Trong một chừng mực có thể, chúng tôi cũng sẽ cố gắng từ góc độ bối cảnh văn hóa để đưa ra những so sánh cần thiết với biểu tượng cá trong văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản và phương Tây. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp nghiên cứu liên ngành; - Phương pháp khảo sát, thống kê; 15 - Phương pháp phân tích, tổng hợp; - Phương pháp so sánh. 5. Những đóng góp của luận văn - Mở ra một hướng nghiên cứu về biểu tượng cá trong ca dao. Từ đó, tạo tiền đề cần thiết cho những công trình nghiên cứu ở cấp độ cao hơn. - Luận văn còn có ý nghĩa sư phạm thiết thực. Thông qua việc tìm hiểu những ý nghĩa của biểu tượng cá trong ca dao người Việt và người dân tộc thiểu số sẽ góp phần giúp cho học sinh, sinh viên hiểu biết sâu sắc hơn về những nét văn hóa truyền thống của người Kinh cũng như một số các dân tộc thiểu số sinh sống trên đất nước Việt Nam. Từ đó, sẽ giúp học sinh, sinh viên có điều kiện để khám phá ra cái hay, cái đẹp của ca dao và những nét truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình. Trên cơ sở đó giáo dục cho các em lòng tự hào về bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bên cạnh đó, luận văn được hoàn thành sẽ cung cấp cho những sinh viên, giảng viên Ngữ Văn và những người yêu thích, nghiên cứu văn học dân gian có thêm một nguồn tư liệu để tham khảo. - Nghiên cứu của chúng tôi một mặt mang tính nhập môn, mặt khác cũng có ý nghĩa bảo lưu những “di tích văn hóa” dân tộc trước khi chúng bị mai một trước làn sóng toàn cầu hóa hiện nay. Luận văn của chúng tôi do đó vừa có ý nghĩa khoa học, đồng thời cũng mang ý nghĩa phổ cập tri thức, mang tính giải trí và tính thực tiễn. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm ba chương: Chương 1: Biểu tượng cá trong ca dao dân tộc Kinh Chương 2: Biểu tượng cá trong ca dao một số dân tộc thiểu số vùng núi phía bắc Chương 3: So sánh biểu tượng cá trong ca dao dân tộc Kinh và một số dân tộc thiểu số vùng núi phía bắc. 16 Chƣơng 1 BIỂU TƢỢNG CÁ TRONG CA DAO DÂN TỘC KINH 1.1. Giới thuyết một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm ca dao, dân ca Thuật ngữ ca dao, dân ca được các nhà nghiên cứu hiểu theo các nghĩa rộng hẹp khác nhau. Chúng tôi sẽ điểm qua một số cách hiểu về ca dao, dân ca như sau: - Tác giả Vũ Ngọc Phan trong cuốn Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam đã định nghĩa về ca dao, dân ca như sau: “Ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu dân ca” và “Dân ca là câu hát đã thành khúc điệu. Dân ca là những bài hát có nhạc điệu nhất định”. Tác giả Vũ Ngọc Phan cũng cho rằng “dùng một bài ca dao để hát thì bài ca dao đó sẽ biến thành dân ca” [57, tr.30]. - Tác giả Nguyễn Xuân Kính trong cuốn Thi pháp ca dao đã viết: “Ca dao là những sáng tác văn chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang những đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách. Và ca dao đã trở thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân gian. Đối với ca dao, người ta không chỉ hát mà còn ngâm, đọc và xem bằng mắt thường”[34, tr.79]. - Tác giả Cao Huy Đỉnh cho rằng: “Ngày xưa phần lớn ca dao trữ tình làm ra để hát. Rồi từ những bài hát lại có những câu được tách ra thành ca dao. Ca dao sinh ra, còn lại, truyền đi và biến đổi chủ yếu là thông qua sinh hoạt dân ca. Chính vì vậy mà trên phần lớn ca dao trữ tình còn in rõ khuôn dấu dân ca. Khuôn dấu ấy là lời đối đáp các kiểu hát tập thể của dân tộc ta”[30, tr.43-44]. 17 Như vậy, chúng ta có thể hiểu ca dao và dân ca có mối quan hệ gắn bó khăng khít với nhau, nhắc đến ca dao là nói đến phần lời còn dân ca chính là ca dao nhưng có thêm các làn điệu, tiếng đệm, thể thức hát nhất định. 1.1.2. Khái niệm biểu tượng Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam có nhiều khái niệm về biểu tượng. Chúng tôi chỉ xin trích dẫn một số khái niệm: Theo Freud: “Biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió và ít nhiều khó nhận ra, niềm ham muốn hay các xung đột. Biểu tượng là mối liên kết thống nhất nội dung rõ rệt của một hành vi, một tư tưởng, một lời nói với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng…Khi ta nhận ra, chẳng hạn trong một hành vi, ít nhất là có hai phần ý nghĩa mà phần này thế cho phần kia bằng cách vừa che lấp vừa bộc lộ phần kia ra, ta có thể gọi mối quan hệ giữa chúng là có tính biểu tượng” [7, tr.XXIV]. Từ điển thuật ngữ Văn học cho rằng: “Biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu xa về con người và cuộc đời” [22, tr.24]. Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Điệp trong Tìm hiểu nguồn gốc biểu tượng trong ca dao Việt Nam cho rằng: “Xét về mặt tu từ học, biểu tượng là những hình tượng ẩn dụ, hay những tượng trưng. Người ta quy ước ngầm với nhau: từ ngữ này có thể được dùng để biểu thị một đối tượng khác ngoài các nội dung ngữ nghĩa thông thường của nó. Trong ca dao, biểu tượng chủ yếu được tạo nên bởi các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, đề dụ, hoán dụ. Những hình ảnh được sử dụng trong các phép tu từ này xuất hiện nhiều lần đến mức khi thoát khỏi các văn cảnh cụ thể, người ta vẫn cảm nhận được ý nghĩa biểu trưng của chúng, lúc đó, ta có các biểu tượng”[52, tr.330]. 18 Tác giả Nguyễn Thị Bích Hà trong Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hóa dân gian quan niệm: “Biểu tượng là một loại tín hiệu riêng, có chiều sâu và phong phú hơn tín hiệu, giữa biểu tượng và cái được biểu trưng thường không có quan hệ phổ biến, liên tục. Nó chính là cái nhìn thấy được để dẫn ta đến với cái không nhìn thấy được, nó là cái được cảm nhận cho ta liên hệ với cái đang còn mơ hồ, khó nắm bắt. Thời gian và không gian làm cho tính biểu tượng mờ đi, khuất lấp nên phải biết chìa khóa (mã) mới khai mở được và hầu như không thể giải mã một lần mà xong”[20, tr.62- 63]. Chúng tôi nhận thấy khái niệm biểu tượng của tác giả Nguyễn Thị Bích Hà là phù hợp nên đã vận dụng khi nghiên cứu đề tài trong luận văn này. Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo quan niệm của Carl Gustav Jung về biểu tượng: đơn giản nhất, như khi ta nhìn một từ hoặc một hình vẽ, lập tức lĩnh hội được nhiều hơn hình vẽ đó, vậy thì nó chính là biểu tượng…; hoặc quan niệm của Emil Preetorius: biểu tượng không chỉ biểu hiện bản thân nó mà còn mang một ý nghĩa nào đó…vv. 1.2. Nguồn gốc biểu tƣợng cá trong ca dao Khi giải mã một biểu tượng, ta cũng phải đặt nó trong một tầng nền lịch sử - văn hóa – xã hội. Tuy nhiên, tìm hiểu cặn kẽ nguồn gốc của từng biểu tượng là một công việc khó khăn và phức tạp. Con đường tìm hiểu biểu tượng trong ca dao thực chất là đi ngược lại thời gian để tìm hiểu những giá trị nhận thức, tư duy của các tộc người cùng với hiện thực khách quan thời họ sinh sống. Theo sự tìm hiểu bước đầu, chúng tôi nhận thấy biểu tượng cá trong ca dao Việt Nam được hình thành từ các nguồn gốc sau: 1.2.1. Xuất phát từ tín ngưỡng, nghi lễ, phong tục, tập quán người Việt Nam Cá từ lâu đã là một ký hiệu văn hóa trong thần thoại và tôn giáo của rất nhiều dân tộc trên thế giới, biểu tượng cho tính dục và sức sinh sản, đồng thời 19 cũng là biểu tượng sự sống và sáng tạo, cái chết và tái sinh, lưỡng thể nam – nữ…Theo chúng tôi, hàm nghĩa văn hóa phồn thực cũng chính là nội hàm sâu xa nhất của biểu tượng cá, xuất phát từ đặc thù của loài cá là có nhiều trứng, tỉ lệ sống cao. Người nguyên thủy vốn dĩ sùng bái khả năng sinh sản và từ đó sùng bái Tổ mẫu, vì người nữ đảm trách nhiệm vụ vĩ đại này. Người nguyên thủy thậm chí không thể hiểu được đứa con từ đâu mà có, họ cho rằng do người mẹ tự sinh ra. Chính sự sùng bái này đã khiến cho cá được đồng hóa với âm hộ nữ với hy vọng phụ nữ có thể có khả năng sinh sản như cá. Từ sùng bái âm hộ, người nguyên thủy chuyển sang sùng bái biểu tượng cho âm hộ - cá. Tuy nhiên đây là một lớp nghĩa cổ mà ngày nay chúng ta chỉ còn thấy dấu vết của nó trong cách nói ám chỉ về “cá diếc” để ngầm chỉ sinh thực khí nữ. Trên nhiều di vật khảo cổ của văn hóa Đông Sơn, ta thấy người Việt đã tạc tượng cá sấu (rồng) giao hợp, ngoài ra còn có các biến thể của cá như ếch/cóc hay các cặp cá- chim/cò; cá - rùa. Theo ông Nguyễn Minh San, người Phú Thọ - vùng đất tổ của người Việt, trong hội đua thuyền ở xã Đào Xá, huyện Tam Thanh “còn tạo ra biểu tượng riêng, ít thấy ở các nơi khác là con thuyền đực có dáng hình con chim, con thuyền cái có dáng hình con cá” [61, tr.96]. Cá cũng xuất hiện trong tranh Đông Hồ với nhiều màu vẻ sinh động, song không ngoài mục đích mong cầu con cháu đầy đàn, nhân khang vật thịnh. Dân ca Đông Hồ có câu: Hỡi anh đi đường cái quan, Dừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu, Mua tờ tranh điệp tươi màu, Mua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiều. Có thể thấy tranh cá không được đưa vào câu dân ca, nhưng lớp nghĩa “đẻ nhiều” thì không khác, và không hề thua kém tranh gà, tranh lợn. Chịu ảnh hưởng của Nho giáo, thái độ chung của mọi người trong đời sống cũng như trong văn học nghệ thuật là tránh né hoặc nói đến khía cạnh tình dục một cách hết sức thận trọng bằng lối nói ngầm ẩn, ám chỉ một cách 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan