Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp tăng cường quản lý giáo dục thể chất cho sinh viên trường trung học ki...

Tài liệu Biện pháp tăng cường quản lý giáo dục thể chất cho sinh viên trường trung học kinh tế quảng ninh

.PDF
107
166
97

Mô tả:

i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM –––––––––––––––––– TRỊNH BÁ CƢỜM BIỆN PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƢỜNG TRUNG HỌC KINH TẾ QUẢNG NINH Chuyên ngành : QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số : 60.14.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ TÍNH THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CẢM ƠN Tác giả xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: TS Nguyễn Thị Tính là người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, các thầy, cô giáo, các cán bộ công nhân viên trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các phòng chức năng và sinh viên của Trường Trung học Kinh tế Quảng Ninh đã động viên giúp đỡ, tạo điều kiện và hợp tác trong quá trình thực hiện đề tài. Luận văn chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Tác giả kính mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các thầy cô giáo, các chuyên gia và các bạn đồng nghiệp. Thái Nguyên, tháng 7 năm 2010 Tác giả Trịnh Bá Cƣờm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii MỤC LỤC Lời cảm ơn ..................................................................................................... i Mục lục ......................................................................................................... ii Danh mục chữ và đơn vị đo lƣờng viết tắt ............................................... viii Danh mục các bảng .................................................................................. vvii Phần 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 3 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................ 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 3 3.2. Khách thể nghiên cứu ...................................................................... 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 3 5. Giả thuyết khoa học ................................................................................ 4 6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 4 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận ........................................... 4 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ........................................ 4 6.2.1. Phương pháp điều tra viết ......................................................... 4 6.2.2. Phương pháp quan sát .............................................................. 5 6.2.3. Phương pháp tọa đàm, phỏng vấn............................................. 5 6.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm ........................................... 5 6.2.5. Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động ................... 5 6.2.6. Phương pháp thống kê toán học ................................................ 6 7. Phạm vi và giới hạn của đề tài ................................................................ 6 8. Đóng góp mới của luận văn .................................................................... 6 9. Cấu trúc luận văn .................................................................................... 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP ........................................... 7 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................... 7 1.1.1. Ở nước ngoài ................................................................................. 7 1.1.2. Ở trong nước ta ............................................................................. 9 1.2. Một số khái niệm công cụ và cơ sở pháp lý của quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên các trường chuyên nghiệp .................................. 10 1.2.1. Một số khái niệm công cụ ............................................................ 10 1.2.1.1. Giáo dục thể chất .................................................................. 10 1.2.1.2. Khái niệm về quản lý giáo dục .............................................. 11 1.2.1.3. Khái niệm về quản lý GDTC ................................................. 14 1.2.1.4. Khái niệm về biện pháp quản lý GDTC ................................. 15 1.2.2. Cơ sở pháp lý của hoạt động GDTC cho sinh viên ở trường THCN .................................................................................................... 17 1.2.2.1. Cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với công tác GDTC ................................................................................................ 17 1.2.1.6. Cơ sở các văn bản pháp quy của Nhà nước về công tác GDTC ................................................................................................ 19 1.3. Các vấn đề cơ bản về quản lý GDTC cho sinh viên trường THCN ..... 20 1.3.1. Mục tiêu quản lý GDTC cho sinh viên trường THCN................... 20 1.3.2. Các chức năng, nguyên tắc quản lý GDTC cho sinh viên trường THCN ........................................................................................ 21 1.3.2.1. Chức năng quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên trường THCN .................................................................................... 21 1.3.2.2. Các nguyên tắc quản lý GDTC cho sinh viên trường THCN ................................................................................................ 22 1.3.3. Các biện pháp chỉ đạo của Hiệu trưởng trong quản lý hoạt động GDTC ở trường THCN ........................................................ 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv 1.3.3.1. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên giảng dạy môn GDTC, đổi mới phương pháp giảng dạy môn GDTC............................... 25 1.3.3.2. Hiệu trưởng chỉ đạo đổi mới phương pháp giáo dục thể chất cho sinh viên nhằm nâng cao hiệu quả GDTC trong nhà trường............................................................................ 26 1.3.3.3. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn quản lý tốt sân bãi, dụng cụ tập luyện môn GDTC .............................................. 27 1.3.3.4. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của sinh viên và kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn GDTC.......... 28 1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả của quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên trường THCN.............................................. 30 1.3.4.1. Các yếu tố chủ quan .............................................................. 30 1.3.4.2. Các yếu tố khách quan .......................................................... 30 Kết luận chƣơng 1 ....................................................................................... 34 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƢỜNG THKT QUẢNG NINH ........................................................................ 35 2.1. Một vài nét về khách thể điều tra ........................................................ 35 2.2. Thực trang hoạt động GDTC ở trường THKT Quảng Ninh ................ 36 2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, sinh viên về vai trò của hoạt động GDTC ở trường THCN .................. 36 2.2.2. Thực trạng thực hiện nội dung chương trình GDTC ở trường THKT Quảng Ninh ...................................................................... 39 2.2.2.1. Mục tiêu môn học.................................................................. 39 2.2.2.2. Nhiệm vụ của môn học GDTC được xác định là: .................. 39 2.2.2.3. Nội dung chương trình .......................................................... 40 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v 2.2.2.4. Phân phối chương trình cho chương trình 60 tiết .................. 40 2.2.3. Thực trạng sử dụng phương pháp và hình thức tiến hành GDTC ở trường THKT Quảng Ninh ............................................ 41 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh......................................................................................... 44 2.3.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động GDTC ở trường THKT Quảng Ninh ........................................................... 44 2.3.2. Thực trạng công tác tổ chức quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh ............................................ 47 2.3.3. Thực trạng các biện pháp chỉ đạo thực hiện các hoạt động GDTC cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh .......................... 51 2.3.4. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá kết quả GDTC ở trường THKT Quảng Ninh ........................................................... 55 2.3.4.1. Thực trạng sử dụng các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả GDTC của trường THKT Quảng Ninh............................ 55 2.3.4.2. Thực trạng kết quả kiểm tra đánh giá GDTC ở trường THKT Quảng Ninh ................................................................ 57 Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................... 60 Chƣơng 3. CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƢỜNG TRUNG HỌC KINH TẾ QUẢNG NINH .............................................. 61 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp tăng cường quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh................................. 61 3.2. Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh .......................................................... 62 3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của GDTC cho sinh viên .............. 62 3.2.2. Đổi mới nội dung chương trình phương pháp giáo dục, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả GDTC cho sinh viên ..... 64 3.2.3. Đa dạng hoá các loại hình hoạt động GDTC cho sinh viên ......... 67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi 3.2.4. Nâng cao năng lực chuyên môn cho các cán bộ giảng dạy môn GDTC .................................................................................. 70 3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho GDTC ............................ 73 3.2.6. Tổ chức tốt các phong trào thi đua rèn luyện thân thể trong nhà trường .................................................................................. 75 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất ............................................. 77 3.4. Khẳng định tính khả thi của các biện pháp .......................................... 78 3.4.1. Khẳng định tính khả thi của các nguyên tắc đề xuất biện pháp ...................................................................................................... 78 3.4.2. Kiểm định tính khả thi của các biện pháp hội thảo khoa học ....... 80 3.4.3. Kiểm định tính khả thi của các biện pháp tăng cường quản lý GDTC cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh qua phương pháp chuyên gia .......................................................................... 81 Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................... 82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 83 1. Kết luận ................................................................................................. 83 2. Kiến nghị ............................................................................................... 85 2.1. Đối với các cơ quản quản lý cấp Nhà nước, cấp Bộ, Ngành và cấp tỉnh ......................................................................................... 85 2.2. Đối với Ban giám hiệu trường THKT Quảng Ninh.......................... 85 2.3. Đối với giáo viên ............................................................................ 85 2.4. Đối với sinh viên ............................................................................. 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 86 PHỤ LỤC..................................................................................................... 90 Phiếu phỏng vấn 1 ................................................................................... 90 Phiếu phỏng vấn 2 ................................................................................... 92 Phiếu phỏng vấn 3 ................................................................................... 94 Phiếu phỏng vấn 4 ................................................................................... 96 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vii DANH MỤC CHỮ VÀ ĐƠN VỊ ĐO LƢỜNG VIẾT TẮT Các chữ viết tắt B.G.D - Đào tạo : Bộ Giáo dục - Đào tạo G.D.T.C : Giáo dục thể chất G.V : Giáo viên H.S : Học sinh PGS.TS : Phó giáo sư. Tiến sĩ NXB : Nhà xuất bản RLTT : Rèn luyện thân thể T.Q : Trung Quốc T.D.T.T : Thể dục thể thao T.H.C.N : Trung học chuyên nghiệp V.N : Việt Nam XHCN : Xã hội chủ nghĩa THKT : Trung học kinh tế VĐV : Vận động viên n : Số lượng % : Tỷ lệ % Các đơn vị đo lƣờng viết tắt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, sinh viên về vai trò của GDTC đối với việc phát triển thể chất cho sinh viên ............................................................................ 37 Bảng 2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên không chuyên TDTT và sinh viên trường THKT Quảng Ninh về vai trò của GDTC đối với việc nâng cao trình độ kỹ năng vận động và nâng cao phẩm chất đạo đức cho sinh viên .......................... 38 Bảng 2.3. Thực trạng sử dụng các phương pháp và hình thức tiến hành GDTC ở trường THKT Quảng Ninh ........................................ 42 Bảng 2.4. Thực trạng sử dụng các hình thức dạy học môn GDTC cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh ....................................... 43 Bảng 2.5. Đánh giá của giáo viên về thực trạng công tác tổ chức quản lý GDTC cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh (n=42) ...... 47 Bảng 2.6. Đánh giá của sinh viên về thực trạng công tác tổ chức quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh (n = 264) ......................................................................... 49 Bảng 2.7. Thực trạng sử dụng các biện pháp chỉ đạo thực hiện các hoạt động GDTC cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh của các cán bộ quản lý Sở GD&ĐT và Sở Tài chính Quảng Ninh (n = 12) ........................................................................... 52 Bảng 2.8. Thực trạng sử dụng các biện pháp chỉ đạo thực hiện các hoạt động GDTC của cán bộ quản lý trường THKT Quảng Ninh (n = 15) ........................................................................... 54 Bảng 2.9. Kết quả học tập kỹ thuật và RLTT của sinh viên khoá 2005 -2006 - 2007 trường THKT Quảng Ninh.................................. 57 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ix Bảng 2.10. Thực trạng phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả môn học GDTC bằng chấm điểm kỹ thuật .............................................. 58 Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn xác định các nguyên tắc đề xuất biện pháp tăng cường quản lý GDTC cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh (n = 16) .................................................... 79 Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất ....................... 80 Bảng 3.3. Ý kiến đánh giá tính khả thỉ của các chuyên gia đối với các biện pháp tăng cường quản lý GDTC cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh (n = 22) .................................................... 81 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Quá trình tác động của chủ thể quản lý ......................................... 13 Hình 3.1. Tỷ lệ % thành phần chuyên gia được xin ý kiến ............................ 81 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 Phần 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Tính cấp thiết của đề tài GDTC trong nhà trường nói chung và trong các trường THCN nói riêng là một con đường, một phương tiện có hiệu quả để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và phát triển hài hoà, cân đối hình thể, nâng cao năng lực thể chất và các tố chất thể lực cho học sinh, sinh viên. GDTC là một lĩnh vực sư phạm chuyên biệt có tác dụng tích cực đối với việc rèn luyện và bồi dưỡng những phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức thẩm mỹ trong việc hình thành nhân cách cho học sinh, sinh viên. GDTC và thể thao trường học thực sự có vị trí quan trọng trong sự nghiệp đổi mới nền giáo dục của nước ta trong giai đoạn hiện nay, bởi chỉ có thể phát triển trí tuệ tốt nhất trên một cơ thể khoẻ mạnh. Cùng với chuyên ngành khoa học khác, GDTC và thể thao trường học thực hiện các mục tiêu về GD-ĐT nhằm góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện Đức, Trí, Thể, Mỹ để phục vụ đắc lực cho sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giữ vững và tăng cường an ninh quốc phòng cho đất nước. Trong những năm qua, sự nghiệp GD-ĐT nói chung và công tác GDTC và thể thao trường học nói riêng ở nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Ngoài việc phổ cập giảng dạy môn GDTC ở trường học các cấp, nhiều trường cũng chú trọng cải tiến nội dung phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp cho chất lượng công tác GDTC được nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên, trong những năm đầu thế kỷ XXI, trước những yêu cầu và thách thức mới của tiến bộ xã hội, đòi hỏi học sinh, sinh viên cần phải có trình độ phát triển thể chất cao hơn nữa. Mặt khác, khái niệm kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường ở nước ta cũng đặt ra những yêu cầu mới về GDSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 ĐT là phải đáp ứng yêu cầu của xã hội và ngành nghề đào tạo về nhân cách người được đào tạo cả về thể lực lẫn năng lực và phẩm chất nghề nghiệp. Trường THKT Quảng Ninh là một trường chuyên nghiệp được thành lập ngày 12 tháng 9 năm 1970, ngoài chức năng đào tạo chính ngành kế toán các ngành sản xuất, hành chính sự nghiệp, thuế vụ có trình độ trung cấp, nhà trường còn liên kết đào tạo sinh viên có trình độ cao đẳng và đại học về các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính kế toán và luật. Hàng năm số sinh viên được đào tạo khoảng 700 sinh viên. Trong nhiều năm qua, bộ môn GDTC của trường cũng đã có nhiều cố gắng thực hiện tốt quy trình đào tạo và đã góp phần cùng nhà trường nâng dần được chất lượng đào tạo. Nói chung, thể chất của sinh viên ra trường đã được các cơ sở sử dụng đánh giá tương đối tốt. Tuy vậy, nghiêm khắc mà nhìn nhận trong công tác GDTC vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như: ý thức coi nhẹ học tập môn GDTC của sinh viên còn có tỷ lệ khá lớn, công tác đổi mới nội dung và phương pháp dạy học còn chậm, chất lượng giảng dạy, học tập và rèn luyện chưa cao, công tác ngoại khoá còn bị coi nhẹ, nhất là khâu xã hội hoá TDTT còn chưa được quan tâm đầy đủ. Như chúng ta đã biết, quản lý là một hoạt động được hình thành khá sớm, khi xã hội hình thành thì công tác quản lý cũng ra đời; Bởi nó là một tất yếu cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Để làm tốt bất cứ việc gì, con người cũng phải nghĩ tới làm thế nào để tổ chức và quản lý cho có hiệu quả. Đó là một vấn đề khoa học - khoa học tổ chức và quản lý. Ngày nay trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, khoa học tổ chức và quản lý lại cần phát triển và vận dụng tiến thêm một bước. Các nhà lãnh đạo và các nhà quản lý ở mọi lĩnh vực muốn thành công trong công việc của mình đều phải tìm cách tiếp cận một phương thức tổ chức quản lý hợp lý và tối ưu nhất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Trong lĩnh vực giáo dục nói chung và GDTC nói riêng cũng vậy, muốn đạt được mục tiêu đặt ra thì trước tiên phải đưa ra một phương thức tổ chức quản lý giáo dục hợp lý. Bởi vậy trong công tác GDTC cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và THCN việc lựa chọn và ứng dụng các biện pháp quản lý GDTC là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Biện pháp tăng cường quản lý Giáo dục Thể chất cho sinh viên trường Trung học Kinh tế Quảng Ninh”. 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên trường THCN, tiến hành lựa chọn một số biện pháp tăng cường quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của GDTC cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở trường THKT Quảng Ninh. 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình quản lý hoạt động GDTC của cán bộ giảng viên và sinh viên ở trường THKT Quảng Ninh. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở trường THCN. - Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở trường THKT Quảng Ninh. - Đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý nhằm nâng cao hiệu quả GDTC cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 5. Giả thuyết khoa học Chất lượng và hiệu quả của hoạt động GDTC cho sinh viên ở trường THKT Quảng Ninh phụ thuộc vào các biện pháp quản lý của người quản lý, nếu đề xuất được hệ thống các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên phù hợp với đối tượng quản lý và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả GDTC trong nhà trường THKT Quảng Ninh, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết được các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Tác giả luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá để xây dựng hệ thống lý luận của đề tài luận văn. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1. Phương pháp điều tra viết Điều tra bằng Anket đối với giáo viên, cán bộ quản lý có kinh nghiệm và học sinh của trường THKT Quản Ninh để trưng cầu ý kiến chuyên gia về thực trạng công tác quản lý giáo dục thể chất, thực trạng công tác GDTC và đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất đã đề xuất bằng các phiếu xin ý kiến. Mẫu phiếu 1: Dành cho cán bộ quản lý và các chuyên gia trong và ngoài trường THKT Quảng Ninh. Mẫu phiếu 2: Dành cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh. Mẫu phiếu 3: Phiếu xin ý kiến chuyên gia. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 6.2.2. Phương pháp quan sát Quan sát thống kê thực tế các cơ sở vật chất, dụng cụ, sân bãi và quan sát dự qua một số giờ lên lớp của giáo viên môn GDTC cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh. 6.2.3. Phương pháp tọa đàm, phỏng vấn * Tiến hành tọa đàm với Ban giám hiệu, phòng đào tạo và các bộ phận có liên quan đến hoạt động GDTC cho sinh viên ở trường THKT Quảng Ninh để nắm được quan điểm chỉ đạo, sự quan tâm và trách nhiệm của lãnh đạo và các bộ phận có liên quan đối với hoạt động GDTC. * Phỏng vấn một số giáo viên TDTT, giáo viên và cán bộ quản lý không chuyên ngành TDTT để tìm hiểu nhận thức và ý kiến của họ về rèn luyện thể chất cho học sinh trong quá trình học tập tại trường. * Phỏng vấn các sinh viên ở trường THKT Quảng Ninh để tìm hiểu nhận thức, ý kiến, nguyện vọng của các em về công tác GDTC trong quá trình học tập tại trường. * Phỏng vấn các chuyên gia xem ý kiến về các biện pháp quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở trường THKT Quảng Ninh. 6.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Đề tài tiến hành tổng kết kinh nghiệm công tác GDTC cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh đã thực hiện trong 5 năm gần đây. 6.2.5. Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động Nghiên cứu thông qua: * Việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch hoạt động và chương trình GDTC. * Nghiên cứu hệ thống các văn bản , các quy chế, quy định hoạt động TDTT trong nhà trường. * Thông qua đánh giá tổng hợp về kết quả học tập và rèn luyện thể chất của sinh viên trường THKT Quảng Ninh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 6.2.6. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng toán thống kê để phân tích các kết quả khảo sát nhằm đánh giá thực trạng và các kết quả nghiên cứu. 7. Phạm vi và giới hạn của đề tài Giáo dục thể chất cho sinh viên trong các trường chuyên nghiệp được thực hiện bằng nhiều con đường khác nhau: Dạy học thể dục, tổ chức các hoạt động thể thao trong nhà trường, các hoạt động rèn luyện thân thể ngoài nhà trường vv... Đề tài chỉ nghiên cứu các biện pháp tăng cường hoạt động quản lý GDTC cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh dưới góc độ tiếp cận quản lý hoạt động giáo dục thể chất thông qua hoạt động dạy học môn Thể dục theo giờ chính khoá ở trường Trung học Kinh tế Quản Ninh. 8. Đóng góp mới của luận văn Qua kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh, trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp quản lý GDTC áp dụng cho nhà trường. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đóng góp vào việc nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý đối với công tác GDTC nhằm nâng cao thể chất cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh. Làm cơ sở, tiền đề để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương: - Chương 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở trường THCN. - Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở trường THKT Quảng Ninh. - Chương 3: Các biện pháp tăng cường quản lý nhằm nâng cao hiệu quả GDTC cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Ở nước ngoài Trong vài thập kỷ lại đây, công tác GDTC trường học đã trở thành quốc sách của nhiều nước, đặc biệt là một số nước phát triển và đang phát triển như Mỹ, Nga, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc. Ở Mỹ, trong những năm gần đây, trong công tác quản lý hoạt động GDTC đã coi trọng đổi mới chương trình đào tạo, coi trọng và tăng cường các môn học tự chọn, đồng thời chú trọng cải tiến phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tự giác tích cực của người học và ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong dạy học nói chung và GDTC nói riêng. Ở Liên Xô cũ cũng chú trọng công tác quản lý TDTT trường học và thể thao thành tích cao. Các công trình nghiên cứu về quản lý TDTT trong GDTC của Novicop Mát vê ép (1978) đã hình thành hệ thống nguyên lý phương pháp và phương thức quản lý TDTT trường học. Philin (1976) cũng đã nghiên cứu đưa ra hệ thống phương pháp quản lý huấn luyện vận động viên thể thao trẻ. Ở Nhật Bản, các nhà khoa học lại chú trọng xây dựng hệ thống hợp tác không gian (Space Collaboration System) trong dạy học nói chung và dạy học TDTT nói riêng. Ở Hàn Quốc, các nhà khoa học chú trọng xây dựng các trung tâm công nghệ đa phương tiện (Multimedia) trong dạy học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Trung Quốc là nước đang phát triển và là một cường quốc về TDTT, bởi vậy việc nghiên cứu về công tác tổ chức quản lý TDTT nói chung và tổ chức quản lý hoạt động GDTC trường học nói riêng hết sức được coi trọng. Chỉ tính từ năm 1996 đến 2004, trong 8 năm đã có hàng chục công trình nghiên cứu về công tác tổ chức quản lý TDTT và quản lý hoạt động GDTC trường học, nổi bật nhất là các công trình của: Trần Hiếu Tân (1990) nghiên cứu về quản lý giáo dục, đã khái quát cơ sở lý luận và xây dựng nên các nội dung phương pháp, phương thức quản lý giáo dục của Trung Quốc. Các giáo sư bộ môn Quản lý học của học viện TDTT Bắc Kinh (1988), Chu Nghiêm Kiệt (1988), Trương Lê Chính (1990) đã xây dựng các giáo trình về quản lý TDTT trường học giúp các gián viên, cán bộ quản lý GDTC có được các kiến thức cơ bản trong quản lý TDTT trường học. Ngoài ra còn rất nhiều các tác giả nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau của quản lý TDTT như: Tôn Chí Kiên (1998), Thiệu Nhiên Mạc (2000) nghiên cứu về quản lý sân bãi tập luyện của các trường học và của các cơ sở tập luyện. Vương Nghị Cương (1999), Vương Lộ Đức (2001) nghiên cứu về hệ thống quản lý các môn học cơ sở ở các trường đại học, cao đẳng và quản lý các số liệu kiểm tra thể chất nhân dân. Vương Chí Kiên (1999) nghiên cứu các biện pháp tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên TDTT. Hà Xuân Lợi (2003) nghiên cứu hiện trạng và cơ chế vận hành quản lý nguồn nhân lực TDTT ở các trường đại học, cao đẳng Trung Quốc. Nguỵ Nham (2002) nghiên cứu về cơ chế quản lý VĐV bóng rổ các đẳng cấp [38, tr 18-125]. Qua các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài ta có thể dễ dàng nhận thấy các tác giả đã quan tâm đi sâu nghiên cứu để xây dựng lên hệ thống lý luận quản lý đồng thời đưa ra các biện pháp để đi sâu vào quản lý các lĩnh vực khác nhau của công tác tổ chức quản lý TDTT nói chung, GDTC nói riêng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 1.1.2. Ở trong nước ta Trong mười năm trở lại đây, ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều tác giả quan tâm đến các giải pháp và biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng gdtc cho học sinh, sinh viên trường học các cấp. Trong đó phải kể đến các công trình sau: Nguyễn Văn Thế (2000) với đề tài “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao thể lực cho học viên hệ đào tạo dài hạn ở học viện kỹ thuật quân sự”. Phạm Kim Lan (2001) với đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng GDTC ở Học viện Ngân hàng- Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh”. Đào Xến (2001) với đề tài “Những biện pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng GDTC ở trường Đại học Cần Thơ”. Phan Sinh (2003) với đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất và thể thao ở trường Cao đẳng công nghiệp Việt Hưng, Hà Tây”. Vũ Đức Văn (2008) với đề tài: “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh trung học cơ sở của thành phố Hải Phòng”. Qua các công trình của các tác giả trong nước, ta có thể nhận thấy: Các công trình đều đã quan tâm nghiên cứu các biện pháp quản lý để góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC cho học sinh, sinh viên ở trường học các cấp. Tuy vậy, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về các biện pháp quản lý GDTC trong công tác GDTC cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và THCN. Tóm lại tất cả các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước nêu trên, các tác giả mới chỉ đề cập tới những vấn đề cơ bản về công tác quản lý GDTC trường học cũng như thực trạng công tác quản lý GDTC, đồng thời ở các góc độ khác nhau đã đề xuất các giải pháp tổng hợp cả biện pháp chuyên môn, biện pháp xã hội hoá với biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh, sinh viên trong trường học các cấp. Song chưa có đề tài nghiên cứu về thực trạng và các biện pháp quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên các trường học ở nước ta nói chung và sinh viên trường THCN nói riêng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 1.2. Một số khái niệm công cụ và cơ sở pháp lý của quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên các trƣờng chuyên nghiệp 1.2.1. Một số khái niệm công cụ 1.2.1.1. Giáo dục thể chất Theo từ điển thể thao Nga Việt của Nguyễn Văn Hiếu chủ biên (2000) thì “GDTC được hiểu là một loại hình giáo dục lấy nhiệm vụ chủ yếu là phát triển thể lực tăng cường thể chất làm chính, thông qua tham gia các môn thể thao để thực hiện”. [20, tr 198]. Nô vi cốp và Mát vê ép thì cho rằng “GDTC là hoạt động cơ bản có định hướng TDTT trong xã hội, là một quá trình tổ chức để truyền thụ và tiếp thu những giá trị của TDTT trong hệ thống giáo dục, giáo dưỡng chung ở nhà trường các cấp” [27]. Còn các nhà lý luận TDTT của Việt Nam như Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn thì cho rằng do bắt nguồn từ gốc hán nên có người gọi tắt GDTC là thể dục theo nghĩa tương đối hẹp vì theo nghĩa rộng của từ Hán cũ Thể dục còn có nghĩa là TDTT. Bởi vậy theo hai tác giả trên thì GDTC là một trong những hình thức hoạt động cơ bản có định hướng rõ của TDTT trong xã hội, một quá trình có tổ chức để truyền thụ và tiếp thu những giá trị của TDTT trong hệ thống giáo dục và giáo dưỡng chung (chủ yếu trong các nhà trường. Trong quá trình GDTC ngoài giáo dưỡng thể chất thì việc giáo dục phẩm chất đạo đức và phòng cách TDTC cho người học cũng hết sức quan trọng. [34, tr 32]. Cũng theo hai tác giả trên thì đặc trưng cơ bản và chuyên biệt thứ nhất của giáo dưỡng thể chất là dạy học vận động và đặc trưng thứ hai là sự tác động có chủ đích đến sự phát triển theo định hướng các tố chất thể lực nhằm nâng cao sức vận động của con người. Từ đó hai tác giả đã đưa ra định nghĩa: “GDTC là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con người” [24, tr 24]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan