Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh tại các trường trung học cơ sở...

Tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh tại các trường trung học cơ sở ở huyện tam dương vĩnh phúc

.PDF
14
26
102

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC *********** NGUYỄN THẾ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN TAM DƢƠNG -VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI- 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ************* NGUYỄN THẾ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN TAM DƢƠNG -VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành : QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số : 601405 Ngƣời hƣớng dẫn khoa hoc: PGS.TS. Trần Thị Tuyết Oanh Hà Nội - 2009 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hơn bao giờ hết thế giới ngày nay đang chứng kiến sự biến đổi vô cùng to lớn của xã hội loài ngƣời với đặc trƣng là : Toàn cầu hoá, công nghệ thông tin, xã hội học tập. Có thể nói, sự toàn cầu hoá, sự đổi mới công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và nhu cầu học tập suốt đời đã thôi thúc và giúp chúng ta tổ chức lại một cách cơ bản đời sống xã hội, đƣa loài ngƣời đến một nền kinh tế trí thức, bƣớc vào nền văn minh trí tuệ. Sự biến đổi này đang có những tác động không nhỏ đến sự phát triển giáo dục. Trong bối cảnh này, giáo dục phải vừa đảm bảo nhiệm vụ đào tạo những công dân tốt cho đất nƣớc, vừa đảm bảo đào tạo con ngƣời trở thành những thành viên tốt của cộng đồng nhân loại. 1.1. Thế kỷ XXI - Thế kỷ của nền kinh tế tri thức. Các quốc gia trên thế giới đều xác định đƣợc rằng giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho sự phát triển của đất nƣớc mình. Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định để đi tắt đón đầu từ một đất nƣớc kém phát triển thì vai trò giáo dục, khoa học và công nghệ lại càng có tính quyết định. Giáo dục phải đi trƣớc một bƣớc, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển dân trí xã hội cho đất nƣớc. Nhận thức rõ đƣợc bối cảnh và xu thế phát triển của thời đại ngày nay, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta đã xác định mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001-2010) là: “Đƣa nƣớc ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Nguồn lực con ngƣời, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh đƣợc tăng cƣờng, thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đƣợc hình thành về cơ bản, vị thế của nƣớc ta trên trƣờng quốc tế đƣợc nâng cao…”[3, tr. 71] Đảng và Nhà nƣớc ta rất quan tâm đến việc dạy học Ngoại ngữ trong các nhà trƣờng. Tiếng Anh là một trong những Ngoại ngữ bắt buộc đƣợc đƣa vào dạy học ở nhiều bậc học khác nhau trong hệ thống Giáo dục quốc dân. Theo các tác giả trong cuốn “Đề án giảng dạy, học tập ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015”, thì “ngoài việc nắm bắt các kiến thức mới thì việc học NN có vai trò quan trọng, là công cụ cần thiết để có thể giao lƣu với thế giới bên ngoài.” và “thực tế cho thấy càng biết nhiều Ngoại ngữ càng mở rộng tầm hiểu biết về văn hoá và tìm hiểu những tri thức mới của các nƣớc tiên tiến.” ngoài ra các tác giả còn cho rằng: “bên cạnh việc học NN, phải tạo điều kiện để sử dụng NN, vì nếu không có môi trƣờng sử dụng thì NN cũng nhanh chóng bị mai một ” v..v.. [ 2, tr. 226 ] Ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng đƣợc coi là điều kiện tiên quyết, là một công cụ, phƣơng tiện đắc lực và hữu hiệu trong quá trình hội nhập và phát triển. Vấn đề Ngoại ngữ đã trở nên cấp thiết hơn và quyết liệt hơn trong những năm gần đây. Trong báo cáo của Chính phủ về tình hình giáo dục của nƣớc ta đã nêu một cách khái quát các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp nhằm phát triển giáo dục vững chắc và mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp đó là đổi mới việc dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống Giáo dục quốc dân, cụ thể: Đổi mới việc dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống Giáo dục quốc dân theo hƣớng cung cấp cho thế hệ trẻ một phƣơng tiện giao tiếp, học tập và làm việc hữu hiệu trong môi trƣờng đa ngôn ngữ của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nƣớc. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có Đề án giảng dạy, học tập Ngoại ngữ trong hệ thống Giáo dục quốc dân Việt Nam giai đoạn 2004 - 2015 (Dự thảo 9/2004). Trong xu thế chung đó, nƣớc ta đặt trên vai ngành Giáo dục - Đào tạo, cụ thể là các Trƣờng THCS trong cả nƣớc, có nhiệm vụ phải đào tạo thế hệ trẻ vừa có đạo đức tốt, có kiến thức giỏi, vừa thạo Ngoại ngữ. Chính vì vậy việc học Ngoại ngữ nói chung, dạy học Tiếng Anh nói riêng vừa là xu hƣớng tất yếu, vừa là một nhiệm vụ của các nhà trƣờng THCS hiện nay. 1.2. Thực tế cho thấy việc dạy học Tiếng Anh ngày nay ở nƣớc ta đang phát triển với nhiều thuận lợi. Số lƣợng ngƣời có nhu cầu học ngày càng tăng; Hệ thống tài liệu dạy học phong phú; Các trang thiết bị hỗ trợ dạy học đa dạng, hiện đại vv... Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những khó khăn, bất cập trong thực tế dạy học bộ môn này. Ngƣời dạy, ngƣời học còn lúng túng trong việc lựa chọn những tài liệu, phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học hữu hiệu nhất. Các nhà quản lý giáo dục chƣa tìm đƣợc hình thức và phƣơng pháp quản lý hiệu quả tốt nhất đối với quá trình dạy học bộ môn Tiếng Anh, việc quản lý dạy học bộ môn này ở các trƣờng THCS ở huyện Tam Dƣơng- Vĩnh Phúc trong thời gian qua đã đạt đƣợc những thành quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế nhƣ nhận thức về tầm quan trọng, ý thức trách nhiệm, động cơ học tập trong dạy và học Tiếng Anh ở các nhà trƣờng chƣa cao; Thời gian đầu tƣ cho dạy học và nghiên cứu tài liệu chƣa hợp lý; Trang thiết bị cho dạy học chƣa đƣợc chú tâm nhiều, việc bảo quản và sử dụng chúng cũng không đƣợc khoa học, hiệu quả; Việc quản lý các khâu trong quá trình dạy học bộ môn còn lỏng lẻo. 1.3. Là một giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh tại địa phƣơng huyện Tam Dƣơng - Vĩnh Phúc, bản thân tôi nhận thấy việc nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại các trƣờng THCS ở huyện Tam Dƣơng-Vĩnh Phúc nhằm tìm ra các biện pháp có hiệu quả và khả thi để khắc phục những hạn chế, khó khăn trong công tác quản lý hoạt động dạy học bộ môn, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo của các nhà trƣờng THCS trên địa bàn này là rất cần thiết. Song để đảm bảo và nâng cao chất lƣợng dạy học môn Tiếng Anh, tôi nghĩ cần phải đánh giá đúng thực trạng, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch dạy học và các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh khả thi, tạo nên sự đổi mới trong việc dạy học Ngoại ngữ nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và phát triển đất nƣớc. Vì thế tôi chọn đề tài “BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN TAM DƢƠNG -VĨNH PHÚC ” với hy vọng xây dựng một hƣớng đi đúng để đƣa bộ môn Tiếng Anh của các Trƣờng THCS trong huyện Tam Dƣơng-Vĩnh Phúc lên một vị thế mới đáp ứng đƣợc các nhu cầu phát triển chung của sự nghiệp giáo dục nƣớc nhà. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học môn Tiếng Anh tại các trƣờng THCS ở huyện Tam Dƣơng-Vĩnh Phúc . 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động dạy học bộ môn Tiếng Anh tại các trƣờng THCS ở huyện Tam Dƣơng-Vĩnh Phúc . 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu Các biện pháp quản lý việc dạy học bộ môn Tiếng Anh tại các trƣờng THCS ở huyện Tam Dƣơng-Vĩnh Phúc. 4. Giả thuyết khoa học Chất lƣợng dạy học môn Tiếng Anh tại các trƣờng THCS ở huyện Tam Dƣơng - Vĩnh Phúc còn nhiều hạn chế. Nếu xây dựng và áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo và đồng bộ các biện pháp quản lý mang tính hệ thống có khả thi và hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học môn học này. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh. 5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý và hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại các trƣờng THCS ở huyện Tam Dƣơng-Vĩnh Phúc. 5.3. Nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại các trƣờng THCS ở huyện Tam Dƣơng-Vĩnh Phúc. 6. Phạm vi nghiên cứu * Do những hạn chế về điều kiện công tác và thời gian thực hiện luận văn, nên đề tài chỉ thƣ̣c hiện các nội dung sau : Nghiên cứu một số vấn đề về lý luận và thực trạng các biện pháp quản lý́ hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại các trƣờng THCS ở Tam Dƣơng Vĩnh Phúc . Đề xuất một số biện pháp quản lý phù hợp đối vớ i hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại các trƣờng THCS ở Tam Dƣơng- Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay góp phần nâng cao hiệu qu ả công tác quản lỵ́bộ môn. Khảo sát thực trạng trên đối tƣ ợng là giáo viên (GV) giảng dạy b ộ môn, cán bộ (CB) quản lý của các trƣ ờng THCS , cán bộ Phòng Giáo dục ở Tam Dƣơng - Vĩnh Phúc và học sinh (HS) thuộc các đối tƣợng trên ; đồng thời tiếp nhận những ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm về bộ môn . 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu văn kiện, văn bản và tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận chủ yếu của đề tài. 7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn - Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm (tổng kết, đánh giá thực trạng dạy học và QL việc dạy học môn Tiếng Anh tại các trƣờng THCS ở Tam Dƣơng-Vĩnh Phúc ) - Quan sát, trò chuyện, phỏng vấn lấy ý kiến các chuyên gia, GV và HS - Điều tra bằng phiếu hỏi (gồm CBQL, GV và HS); - Nghiên cứu trƣờng hợp, sản phẩm (các bài thi, kiểm tra v..v..); - Phân tích và tổng kết. 7.3. Phƣơng pháp thống kê toán học 8. Đóng góp của đề tài : Đề tài “BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN TAM DƢƠNG -VĨNH PHÚC ” đề xuất một số biện pháp khả thi nhằm góp phần quản lý tốt hơn hoạt động dạy học Tiếng Anh tại các trƣờng THCS huyện Tam Dƣơng-Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay qua đó nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Tiếng Anh của các nhà trƣờng nói riêng và công tác giáo dục và đào tạo của nhà trƣờng nói chung. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục , nội dung luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học Ngoại ngữ tại các trƣờng THCS . Chƣơng 2: Thực trạng quản lí hoạt động dạy học Tiếng Anh tại các trƣờng THCS ở Tam Dƣơng - Vĩnh Phúc . Chƣơng 3: Các biện pháp quản lí dạy học bộ môn Tiếng Anh tại các trƣờng THCS ở Tam Dƣơng - Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGOẠI NGỮ TẠI CÁC TRƢỜNG THCS 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Thực tế đã chứng minh rằng qua bao thế kỷ của lịch sử nhân loại con ngƣời đã thấy đƣợc ích lợi của quản lý (QL). Nhờ có QL mà xã hội loài ngƣời đã tồn tại và phát triển với biết bao thành tựu đáng ghi nhớ. Cùng với sự phát triển đó, các tƣ tƣởng QL cũng xuất hiện, hình thành và phát triển theo: Trên thế giới, trong nƣớc; cả trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và đặc biệt là giáo dục. Ngày nay đƣợc sự quan tâm đầu tƣ nghiên cứu vấn đề QL nói chung, QL giáo dục nói riêng mà đặc biệt là QL giáo dục Việt Nam đã đạt đƣợc những thành công bƣớc đầu rất đáng tự hào. Nhiều công trình nghiên cứu về QL giáo dục của các tác giả ở nƣớc ta đã và đang đƣợc những thế hệ sau phổ biến, kế thừa và phát triển. Trong đó phải kể đến những tác giả nổi tiếng nhƣ: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Phạm Minh Hạc, Nguyễn Cảnh Toàn, Đặng Bá Lãm, Vũ Ngọc Hải, v..v.. Ngày nay, thế giới đang tồn tại và phát triển trong muôn vàn mối quan hệ chằng chéo giữa các nƣớc khác nhau trong tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, khoa học, kĩ thuật, văn hoá, giáo dục v.v. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và xu thế hội nhập quốc tế, sự hiểu biết thông qua tiếng nói của nhau đã trở thành một điều kiện không thể thiếu đƣợc để phát triển các mặt hoạt động kể trên của mỗi đất nƣớc. Do đó việc dạy học Ngoại ngữ nói chung và việc đƣa tiếng nƣớc ngoài vào chƣơng trình giáo dục phổ thông nói riêng đang là một nhu cầu cấp bách của mỗi quốc gia. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của Ngoại ngữ, từ cuối những năm 60, đầu những năm 70, Đảng và Nhà nƣớc ta đã rất quan tâm đến dạy học Ngoại ngữ trong các nhà trƣờng và đã có nhiều chỉ thị đẩy mạnh việc dạy, học Ngoại ngữ trong hệ thống Giáo dục quốc dân nƣớc ta nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội. Nói đến giáo dục Việt nam không thể không nói đến Chủ Tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969), một trong những danh nhân văn hoá kiệt xuất của nhân loại. Kế thừa và phát huy tinh hoa tƣ tƣởng giáo dục tiên tiến với truyền thống văn hoá quý báu của nhân loại , đồng thời vận dụng sáng tạo phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, Ngƣời đã để lại cho chúng ta một kho báu về những lý luận về vai trò của giáo dục, định hƣớng phát triển giáo dục, vai trò của QL và QLGD…..làm nền tảng cho nền lý luận giáo dục Cách mạng Việt nam. Dạy và học là một trong những hoạt động trọng tâm của nhà trƣờng. Do tính chất quyết định của nó đối với sự thành bại của nhà trƣờng nên việc QL hoạt động dạy học đóng vai trò rất quan trọng trong công tác QL của nhà trƣờng. Đối với môn Ngoại ngữ, các trƣờng phổ thông của Việt nam vào học môn Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung,…trong đó Tiếng Anh chiếm hơn 90% số lƣợng học sinh theo học. Đây là môn học có nhiều tiết học trong tuần (3 đến 4 tiết/tuần), Ngành giáo dục cũng đã đầu tƣ rất lớn về cơ sở vật chất , thiết bị dạy học ngoại ngữ điều đó chứng tỏ Nhà nƣớc ta rất quan tâm, chú trọng đến bộ môn Ngoại ngữ. Đối với học sinh, sinh viên Việt nam, Ngoại ngữ có một ý nghĩa đặc biệt vì nƣớc ta đang trong bối cảnh hợp tác, quan hệ, hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng. Biết ngoại ngữ không những để vƣợt qua các kỳ thi bắt buộc, để đáp ứng yêu cầu tất yếu của lao động có kỹ thuật cao với các quy trình công nghệ thƣờng xuyên đƣợc đổi mới, mà còn là một năng lực cần thiết đối với ngƣời Việt nam hiện đại. Gần đây có một số đề tài nghiên cứu công tác QL hoạt động dạy học Tiếng Anh nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học của bộ môn này trong nhà trƣờng, có thể nêu ra một số tác giả và đề tài sau: Một số biên pháp quản lý hoạt động dạy học Ngoại ngữ của chủ nhiệm bộ môn trường Cao đẳng sư phạm TW của tác giả Bùi Phi Yến, trƣờng Đại học sƣ phạm Hà nội (năm 2006). TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản, văn kiện 1 Chiến lƣợc Phát triển giáo dục 2001 - 2010, Nxb Giáo dục, Hà nội, 2 2002. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đề án giảng dạy, học tập ngoại ngữ 3 trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam giai đoạn 2007 2015. Dự thảo 7/2007. 4 5 6 Đảng cộng sản Việt nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb chính trị quốc gia, Hà nội 1996 Đảng cộng sản Việt nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb chính trị quốc gia, Hà nội 1996 Điều lệ trƣờng trung học, Nxb Giáo dục, Hà nội, 2000 Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X Tác giả, tác phẩm 7 Đặng Quốc Bảo, Một số khái niệm QLGD, Trƣờng cán bộ QLGD, Đào tạo TW I , Hà nội 1997 8 Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Bài học Quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng dành cho lớp cao học QLGD, Hà 9 Nội, 2004 Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chƣơng 10 trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục. Nguyễn Quốc Chí . Những cơ sở lý luận QLGD, Tài liệu 11 giảng dạy cao học QLGD, Khoa sƣ phạm - ĐH Quốc gia Hà 12 nội, 2001- 2003. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Lý luận quản lý nhà 13 14 15 trƣờng, Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, Khoa sƣ phạm - ĐH Quốc gia Hà nội, 2003. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Cơ sở khoa học quản lý, Tài liệu giảng dạy cao học QLDG, Khoa sƣ phạm - ĐH Quốc gia Hà Nội, 2004. 16 Nguyễn Đức Chính, Kiểm định chất lƣợng trong giáo dục đại học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002. 17 Nguyễn Đức Chính, Đánh giá chất lƣợng trong giáo dục đại học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Đức Chính- Lâm Quang Thiệp. Bài giảng Đo lƣờngđánh giá kết qủa học tập của học sinh, sinh viên, Hà Nội, 2005 Vũ Cao Đàm. Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2005. Phạm Minh Hạc, Một số vấn đề về QLGD và khoa học GD, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1986. 18 Đặng Xuân Hải, Nhận diện khái niệm quản lý và lãnh đạo trong quá trình điều khiển một nhà trƣờng, Tạp chí phát triển giáo dục 19 số 4, tháng 7 và 8 năm 2002. Vũ Ngọc Hải - Trần Khánh Đức, Hệ thống Giáo dục hiện đại 20 trong những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục 21 Vũ Ngọc Hải- Đặng Bá Lãm- Trần Khánh Đức. Giáo dục Việt Nam đổi mới và phát triển hiện đại hoá, Nxb Giáo dục. 22 Bùi Minh Hiển - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo, Quản lý giáo dục, Nxb ĐH Sƣ phạm, Hà Nội, 2006. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa, Lý luận dạy học hiện đại, Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, Khoa Sƣ phạm - ĐH Quốc gia Hà Nội, 5/2005. 23 Đặng Bá Lãm. Quản lý Nhà nước về Giáo dục lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia 2005. 24 Nguyễn Văn Lê, Khoa học quản lý nhà trƣờng, Nxb Giáo dục Hà Nội, 1997 25 Phan Trọng Luận. Tự học- một chìa khoá vàng về Giáo dục. Tạp chí nghiên cứu Giáo dục số 2, 1998 26 Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Tâm lý học quản lý, Giáo trình cao học QLGD, ĐHQG Hà Nội, 2007. 27 Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đại cƣơng về QLGD học, Nxb Giáo dục 28 (2003 ). Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên ), Giáo dục học tập 1, Nxb Đại học Sƣ phạm Hà nội 2006 29 Nguyễn Cảnh Toàn. Luận bàn về kinh nghiệm tự học, NXB Giáo dục, 1999. 30 Phạm Viết Vƣợng, Giáo dục học, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 31 2000. Phạm Viết Vƣợng, phương pháp nghiên cứu khoa học GD, NXB Giáo dục 32 Hà nội, 1999. Từ điển Tiếng Việt thông dụng, NXB Giáo dục Hà nội, 1998. 33 Trần Đức Vƣợng, Đề xuất các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học, Tạp chí Giáo dục số 123, Hà Nội, 34 10/2005. Sách tham khảo dành cho giáo viên dạy tiếng Anh THCS lớp 6,7,8,9. 35 Nxb Giáo dục, 2007 Văn Vĩnh (Chủ biên). Khoa học quản lý, Nxb Lý luận chính trị, 2005 36 C. Mác và Ăng ghen toàn tập- tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà 37 Nội, 1993 Harold Koontz, Những vấn đề cốt yếu của quản lý. Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà nội, 1992. 38 Queensland College of Teacher ( 12/2006), Professional Standards for Queensland Teacher, Brisbane, Australia. 39 Dr Tnicia a fox (2006), Managing change in schools, Faculty of education, Queensland University of Technology, Brisbane, Australia.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất