Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp quản lý công tác huấn luyện thực hành cho kỹ thuật viên quân khí ở trư...

Tài liệu Biện pháp quản lý công tác huấn luyện thực hành cho kỹ thuật viên quân khí ở trường trung cấp kỹ thuật quân khí

.PDF
121
254
115

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM HOÀNG ANH DŨNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN THỰC HÀNH CHO KỸ THUẬT VIÊN QUÂN KHÍ Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT QUÂN KHÍ CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mà SỐ : 60 14 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS - TS. ĐẶNG XUÂN HẢI HÀ NỘI – 2008 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3 4. Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu 3 5. Giả thuyết khoa học 3 6. Phạm vi nghiên cứu 3 7. Phương pháp nghiên cứu 3 8. Cấu trúc luận văn 4 Chƣơng 1. c¬ së lý luËn cña qu¶n lý c«ng t¸c huÊn 5 luyÖn thùc hµnh trong c¸c tr-êng qu©n ®éi. 1.1. Một số khái niệm công cụ 5 1.1.1. Quản lý 5 1.1.2. Quá trình giáo dục- đào tạo 6 1.1.3. Quản lý quá trình giáo dục - đào tạo 10 1.1.4. Huấn luyện thực hành 12 1.1.5. Kỹ thuật viên Quân khí 13 1.1.6. Năng lực 14 1.1.7. Năng lực thực hành của KTV Quân khí 16 1.2. Những yếu tố tác động tới việc nâng cao chất lƣợng của công 23 tác huấn luyện thực hành 1.2.1. Nhóm các yếu tố tác động trực tiếp 23 1.2.2. Nhóm các yếu tố chủ đạo 31 1.2.3. Nhóm các yếu tố khác 33 Kết luận chƣơng 1 35 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN 36 THỰC HÀNH Ở TRƢỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT QUÂN KHÍ 2.1. Sơ lƣợc quá trình xây dựng, trƣởng thành và định hƣớng phát 36 triển nhà trƣờng đến năm 2020 2.1.1. Quá trình xây dựng, trưởng thành 36 2.1.2 Mục tiêu, chiến lược phát triển trường từ nay đến năm 2010, định 38 hướng đến năm 2020 2.2. Thực trạng năng lực thực hành của kỹ thuật viên trƣờng 40 Trung cấp kỹ thuật Quân khí 2.2.1. Đánh giá năng lực thực hành của học viên theo kết quả huấn luyện 41 2.2.2. §¸nh gi¸ n¨ng lùc thùc hµnh cña häc viªn theo cÊp ®é 44 2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên HLTH 46 2.4. Thực trạng công tác quản lý quá trình huấn luyện thực hành ở 50 trƣờng Trung cấp kỹ thuật Quân khí 2.4.1. Các loại hình đào tạo KTV quân khí 50 2.4.2. Quản lý mục tiêu, nội dung HLTH 52 2.4.3. Các phương pháp và hình thức tổ chức HLTH đang được áp dụng 57 2.4.4. Công tác bảo đảm và cơ sở vật chất phục vụ HLTH 2.4.5. Thực trạng công tác quản lý tham quan, thực tập ngoài nhà trường 2.4.6. Thực trạng quản lý việc kiểm tra đánh giá hoạt động thực hành của 60 64 66 học viên 2.4.7. Đánh giá chung 68 Kết luận chƣơng 2 68 CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN 70 THỰC HÀNH CHO KỸ THUẬT VIÊN QUÂN KHÍ Ở TRƢỜNG TCKT QUÂN KHÍ 3.1. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý công tác HLTH 70 3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ 70 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn 3.1.3. 3.1.3. Đảm bảo tính khả thi 70 71 3.2. Các biện pháp quản lý công tác huấn luyện thực hành 71 3.2.1. Biện pháp 1. Đổi mới quản lý quy trình đào tạo (trong đó có 71 HLTH) 3.2.2. Biện pháp 2. Đổi mới quản lý nội dung chương trình HLTH 75 3.2.3. Biện pháp 3. Đổi mới quản lý phương pháp HLTH 78 3.2.4. Biện pháp 4. Tăng cường quản lý cơ sở vật chất – trang bị kỹ 85 thuật 87 3.2.5. Biện pháp 5. Tăng cường quản lý thực tập ngoài nhà trường 89 3.2.6. Biện pháp 6. Đổi mới quản lý kiểm tra đánh giá công tác HLTH 92 3.2.7. Biện pháp 7. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trọng tâm là GV HLTH 99 3.3. Tổ chức thực hiện phối hợp các biện pháp 99 3.4. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 102 Kết luận chƣơng 3 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 103 1. Kết luận 103 2. Khuyến nghị 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. Chữ viết tắt GD-ĐT ĐUQSTƯ NVCMKT HLTH VKTBKT CNH- HĐH QĐND KHCN BQP TCKT TCKT quân khí TCCN TN THPT QNCN CNVQP HSQ SSCĐ DHTT NHTT CMKT SC TC GV HV KTV VKBB PMĐ SPPK ĐD VK-Đ Viết đầy đủ Giáo dục - đào tạo Đảng uỷ Quân sự Trung ương Nhân viên chuyên môn kỹ thuật Huấn luỵện thực hành Vũ khí trang bị kỹ thuật Công nghiệp hoá- hiện đại hoá Quân đội nhân dân Khoa học công nghệ Bộ Quốc phòng Tổng cục kỹ thuật Trung cấp kỹ thuật quân khí Trung cấp chuyên nghiệp Tốt nghiệp trung học phổ thông Quân nhân chuyên nghiệp Công nhân viên quốc phòng Hạ sỹ quan Sẵn sàng chiến đấu Dài hạn tập trung Ngắn hạn tập trung Chuyên môn kỹ thuật Sơ cấp Trung cấp Giáo viên Học viên Kỹ thuật viên Vũ khí bộ binh Pháo mặt đất Súng pháo phòng không Đạn dược Vũ khí - đạn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bước sang thế kỷ 21, tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc. Chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ ráo riết thực hiện mục tiêu xoá bỏ chủ nghĩa xã hội, trong đó Việt Nam là một trọng điểm. Các nước lớn tranh giành ảnh hưởng, dàn xếp lợi ích chiến lược, làm tăng nhân tố bất ổn định. Khoa học và công nghệ phát triển nhảy vọt, tác động mạnh tới mọi lĩnh vực của đời sống nhân loại, cả về chính trị, quân sự, kinh tế, GD - ĐT.... Trong xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế, đồng thời cũng đặt ra những nguy cơ thách thức gay gắt, nhất là quốc phòng, an ninh… Các yếu tố trên đã tác động trực tiếp đến nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đến yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng quân đội. Đội ngũ nhân viên chuyên môn kỹ thuật (NVCMKT) luôn giữ vị trí quan trọng, là lực lượng trực tiếp, nòng cốt, đảm bảo hệ số sẵn sàng chiến đấu của trang bị, vũ khí, khí tài; yêu cầu đội ngũ này phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực thực hành giỏi, có khả năng tiếp cận trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Công tác giáo dục đào tạo trong quân đội nói chung, công tác giáo dục - đào tạo NVCMKT nói riêng những năm qua tuy đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng vẫn còn những hạn chế, như: Thời gian đào tạo còn dài, chưa phù hợp với Luật giáo dục 2005, Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi; Sự liên thông kiến thức giữa các bậc đào tạo, ngành nghề đào tạo còn hạn chế; Kiến thức trang bị cho học viên trong nhà trường so với thực tế ở đơn vị còn có những khoảng cách; Chưa tập trung thích đáng cho huấn luyện thực hành, nâng cao tay nghề; Phương pháp dạy học và cơ chế, chính sách trong giáo dục đào tạo còn chậm được đổi mới; Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, thao trường bãi tập, thư viện, giáo trình tài liệu còn thiếu, không đồng bộ và lạc hậu... Vấn đề chất lượng giáo dục ngày nay đang là vấn đề quan tâm không chỉ của Nhà nước mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội. Chất lượng đào tạo 1 trong các nhà trường quân đội tuy đã có sự phát triển, nhưng để đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội còn tiếp tục cần được đầu tư toàn diện và quản lý chặt chẽ ở tất cả các khâu trong quy trình đào tạo. Quản lý giáo dục - đào tạo trong các nhà trường quân đội thực chất là tạo ra cơ chế chịu trách nhiệm của các học viện, nhà trường trước Đảng uỷ quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng, trước nhân dân và các đơn vị trong toàn quân. Quản lý chất lượng giáo dục - đào tạo trong các nhà trường quân đội có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Hàng năm, các nhà trường quân đội sử dụng một lượng kinh phí rất lớn để đào tạo những cán bộ, nhân viên kỹ thuật cung cấp cho toàn quân. Quá trình đào tạo đội ngũ này trải qua nhiều khâu hết sức phức tạp, tốn kém. Do đó vấn đề chất lượng, hiệu quả đào tạo phải được đặt lên hàng đầu. Những người quản lý, người trực tiếp giảng dạy phải có trách nhiệm trả lời, cung cấp các yếu tố nói lên rằng: quá trình đào tạo trong nhà trường mình là có chất lượng, hiệu quả. Nhiệm vụ đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên để đảm bảo kỹ thuật (bảo quản, bảo dưỡng, hiệu chỉnh, sửa chữa) vũ khí, khí tài cho toàn quân được thực hiện tại Trường Trung cấp kỹ thuật Quân khí. Nhiệm vụ này rất quan trọng và nó chỉ được thực hiện với chất lượng và hiệu quả cao khi có những biện pháp quản lý quá trình đào tạo thích hợp. Từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu biện phấp quản lý quá trình đào tạo. Tuy nhiên những công trình đó phần lớn mới nghiên cứu và áp dụng ở trường Trung cấp chuyên nghiệp dân sự, còn thiếu những công trình nghiên cứu quản lý quá trình đào tạo ở các trường thuộc khối quân sự đặc biệt là quản lý công tác huấn luyện thực hành như Trường Trung cấp kỹ thuật Quân khí. Vì vậy luận văn này nghiên cứu, đề xuất: “Biện pháp quản lý công tác huấn luyện thực hành cho kỹ thuật viên quân khí ở Trường Trung cấp kỹ thuật Quân khí”. 2 2. Mục đích nghiên cứu Tổng kết và đề xuất một số biện pháp quản lý công tác huấn luyện thực hành nhằm nâng cao năng lực thực hành cho kỹ thuật viên Quân khí ở Trường Trung cấp kỹ thuật Quân khí 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác huấn luyện thực hành cho kỹ thuật viên quân khí. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Những biện pháp quản lý công tác huấn luyện thực hành cho kỹ thuật viên quân khí ở trường Trung cấp kỹ thuật Quân khí. 4. Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài. - Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện thực hành cho nhân viên kỹ thuật quân khí ở Trường Trung cấp kỹ thuật Quân khí giai đoạn 2003 – 2007. - Đề xuất một số biện pháp quản lý công tác huấn luyện thực hành nhằm nâng cao năng lực thực hành cho kỹ thuật viên quân khí ở Trường Trung cấp kỹ thuật quân khí. 5. Giả thuyết khoa học của đề tài Chất lượng đào tạo kỹ thuật viên quân khí đặc biệt là năng lực thực hành sẽ được nâng cao đáng kể nếu thực hiện đồng bộ và hệ thống nhiều biện pháp quản lý công tác huấn luyện thực hành phù hợp với thực tiễn đào tạo. 6. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Trường Trung cấp kỹ thuật Quân khí. - Thời gian: Giai đoạn 2003 - 2007 7. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Văn bản, tài liệu, tư liệu liên quan đến quan điểm chỉ đạo của Đảng CSVN, Đảng uỷ QSTƯ, Bộ GD - ĐT, Bộ Quốc phòng về sự nghiệp GD- ĐT nói chung và công tác đào tạo nhân viên KT 3 Quân khí nói riêng; các tài liệu bàn về đổi mới GD - ĐT trong và ngoài quân đội. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn quá trình đào tạo, công tác huấn luyện thực hành của Trường Trung cấp kỹ thuật Quân khí. - Phương pháp thống kê toán học: Thu thập các số liệu cụ thể về chất lượng , kết quả huấn luyện, tiến hành tổng hợp, so sánh đánh giá rút ra kết luận. - Phương pháp điều tra: Dùng phiếu hỏi để trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên Trường Trung cấp kỹ thuật Quân khí; tham khảo ý kiến nhận xét, đánh giá của các đơn vị cơ sở về năng lực công tác của các KTV Quân khí khi ra trường. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Thông qua ý kiến đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu qua các báo cáo khoa học về đổi mới nâng cao chất lượng GD - ĐT trong các nhà trường quân đội; 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, nội dung luận văn gồm ba chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của quản lý công tác huấn luyện thực hành trong các trường quân đội. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý công tác huấn luyện thực hành ở trường Trung cấp kỹ thuật Quân khí. Chƣơng 3: Biện pháp quản lý công tác huấn luyện thực hành ở trường Trung cấp kỹ thuật Quân khí. Cuối cùng có phần kết luận. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN THỰC HÀNH TRONG CÁC TRƢỜNG QUÂN ĐỘI. 1.1. Một số khái niệm công cụ 1.1.1. Quản lý Có nhiều tài liệu đề cập đến khái niệm quản lý với các cách diễn đạt khác nhau nhưng nội dung cơ bản là thống nhất. - Theo từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học - NXB Đà Nẵng1996: “Quản lý là tổ chức điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”. - Theo Các Mác: “Quản lý là lao động để điều khiển lao động”. - Theo các nhà quản lý: + Quản lý là quá trình hoàn thành công việc thông qua con người và làm việc với con người. + Quản lý là hoạch định, tổ chức, bố trí nhân sự, lãnh đạo và kiểm soát công việc và những nỗ lực của con người nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra. - Theo GS Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến”. Từ những cơ sở lý luận trên, chúng tôi xin đưa ra khái nhiệm về quản lý như sau: 5 Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm thực hiện được các mục tiêu đã định trước. Một chu trình quản lý gồm các giai đoạn cụ thể sau: Sơ đồ 1.1: Chu trình quản lý Chuẩn bị kế hoạch Lập kế hoạch Tổ chức thực hiện Chỉ đạo lãnh đạo Kiểm tra đánh giá Tuy vậy, quá trình quản lý là một thể thống nhất, hoàn chỉnh, sự phân chia thành các giai đoạn chỉ có tính chất tương đối để giúp cho người lãnh đạo, quản lý định hướng thao tác trong hoạt động của mình. Trong thực tế các giai đoạn diễn ra không tách bạch rõ ràng, thậm chí có những chức năng diễn ra cả ở một số giai đoạn khác nhau. 1.1.2. Quá trình giáo dục- đào tạo Quá trình GD-ĐT là bộ phận cấu thành chủ yếu nhất trong toàn bộ hoạt động của một nhà trường. Sự phân hoá của một quá trình GD-ĐT trong nhà trường là cơ sở để phân hoá chức năng, xác định cơ chế quản lý và tổ chức chỉ đạo hoạt động GD-ĐT trong nhà trường. Quá trình GD-ĐT ở một nhà trường lại có quan hệ tác động qua lại với các tổ chức GD-ĐT khác hoặc các tổ chức khoa học kỹ thuật, văn hoá thể dục thể thao mà người học viên (HV) có điều kiện tham gia hoạt động. 6 Tóm lại: Quá trình GD-ĐT là quá trình kết hợp hoạt động của cán bộ, giáo viên, học viên nhằm cải biến nhân cách của HV do nhà trường tổ chức và chỉ đạo. Đối tượng của quá trình GD-ĐT là các hoạt động nhằm hoàn thiện nhân cách của HV nói chung và nhân cách của cá nhân từng HV nói riêng. Nhân cách của một con người bao gồm hai bộ phận chủ yếu là phẩm chất và năng lực. Nhân cách của người HV chỉ có thể biểu hiện ra cũng như chỉ hình thành và phát triển trong hoạt động thực tiễn của người đó. Quá trình GD-ĐT phải thực hiện đồng thời ba chức năng là giáo dục, giáo dưỡng và phát triển trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau nhằm cải biến nhân cách của HV. Trong thực tế, ba chức năng đó được thực hiện với mức độ nhiều ít khác nhau tuỳ theo nội dung và tính chất của từng giai đoạn trong quá trình GD- ĐT nhưng bao giờ cũng phải có và cần được quản lý, tổ chức thực hiện để đảm bảo nâng cao chất lượng của quá trình GD-ĐT. 1.1.2.1. Nội dung của quá trình giáo dục - đào tạo Nội dung của quá trình GD-ĐT là nội dung của các quá trình bộ phận hợp thành quá trình GD-ĐT; các quá trình bộ phận này có những mục tiêu, nhiệm vụ riêng nhưng tất cả đều phải đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu quản lý chung cũng như mục tiêu chung của nhà trường. Về mặt nội dung, quá trình GD-ĐT có thể được phân chia thành hai quá trình bộ phận là: - Quá trình giáo dục - đào tạo trong nhà trường - Quá trình giáo dục - đào tạo ngoài nhà trường. Quá trình giáo dục - đào tạo trong nhà trường bao gồm các quá trình dạy học và các quá trình giáo dục được tiến hành trong nhà trường theo các mục tiêu GD-ĐT, khung kế hoạch giảng dạy và chương trình các môn học đã được các cơ quan quản lý giáo dục - đào tạo quy định. 7 Quá trình dạy học diễn ra trong những khoảng thời gian (tiết, buổi, ngày) theo lớp HS, SV ở những địa bàn nhất định (lớp học, phòng thí nghiệm, xưởng, trạm, trại thực tập, kho bãi,...) tuỳ theo nội dung dạy học. Quá trình giáo dục được tiến hành chủ yếu gắn liền với quá trình dạy học. Quá trình giáo dục - đào tạo ngoài nhà trường bao gồm các quá trình dạy học và các quá trình giáo dục được thực hiện ngoài giờ lên lớp ở bên ngoài nhà trường. Các hoạt động GD-ĐT ngoài nhà trường bao gồm các hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động đoàn thể, tham quan, thực tập... 1.1.2.2. Các yếu tố của quá trình giáo dục - đào tạo Quá trình GD-ĐT là sự vận động của một hệ thống do nhiều yếu tố của cấu thành, chúng được gọi là các yếu tố của quá trình GD-ĐT. Mỗi yếu tố của quá trình GD-ĐT có những tính chất, đặc điểm riêng và có những tác động khác nhau đến kết quả của quá trình GD-ĐT. Giữa các yếu tố có những mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Người ta chia các yếu tố của quá trình GD-ĐT thành hai nhóm: - Nhóm các yếu tố GD-ĐT - Nhóm các yếu tố điều kiện đảm bảo. a) Nhóm các yếu tố GD-ĐT Các yếu tố GD-ĐT là các yếu tố có quan hệ trực tiếp đến hoạt động hoàn thiện nhân cách học sinh, sinh viên bao gồm: Mục tiêu GD-ĐT, nội dung GDĐT, hình thức tổ chức GD-ĐT, phương tiện GD-ĐT, phương pháp GD-ĐT, giáo viên và học sinh, sinh viên trong đó giáo viên là yếu tố chủ đạo và học sinh sinh viên là yếu tố trung tâm của quá trình GD-ĐT và cuối cùng là kết quả GDĐT. 8 1) Mục tiêu GD-ĐT là kết quả mong muốn đạt được sau khi kết thúc quá trình GD-ĐT, thể hiện ở những yêu cầu về cải biến nhân cách của người học sinh, sinh viên mà quá trình GD-ĐT phải đạt được. Mục tiêu GD- ĐT quy định nội dung và phương pháp GD-ĐT, đồng thời là căn cứ để kiểm tra, đánh giá kết quả và chất lượng của quá trình GD-ĐT. Nếu mục tiêu GD-ĐT phản ánh sát hợp các yêu cầu của xã hội thì người HS, SV được GD-ĐT có chất lượng sau khi ra trường sẽ có khả năng phục vụ với hiệu suất và chất lượng cao, tức là hiệu quả GD-ĐT sẽ cao. Ngược lại, mặc dù người HS, SV được đào tạo có chất lượng nhưng khả năng phục vụ xã hội của họ vẫn bị hạn chế, tức là hiệu quả GD-ĐT sẽ thấp. 2) Nội dung GD-ĐT là nội dung của sự chuyển biến về phẩm chất và năng lực của HS, SV nhằm thực hiện các yêu cầu của mục tiêu GD-ĐT trên các mặt chính trị - đạo đức, văn hoá - khoa học kỹ thuật, tay nghề thực hành, thể chất. Để thực hiện các yêu cầu của mục tiêu GD-ĐT có thể có những hệ thống nội dung GD-ĐT khác nhau. Vấn đề đặt ra là cần lựa chọn được hệ thống nội dung GD-ĐT phù hợp nhất. 3) Hình thức tổ chức GD-ĐT là hình thức tổ chức sự kết hợp các hoạt động của GV và HS, SV nhằm thực hiện các nội dung GD-ĐT. Có các hình thức tổ chức như trên lớp, tự học, thí nghiệm, thực hành, thực tập, tham quan, làm luận văn tốt nghiệp,… 4) Phương pháp GD-ĐT là cách thức các nhà trường nói chung, giáo viên và HS, SV nói riêng tác động lẫn nhau để làm chuyển biến nhân cách của HS,SV theo mục tiêu và nội dung đã xác định. Phương pháp GD-ĐT bao gồm các phương pháp giảng dạy - học tập ở các môn học cụ thể và các phương pháp giáo dục, rèn luyện HS, SV về mặt phẩm chất đạo đức. 5) Phương tiện GD-ĐT cùng với phương pháp GD-ĐT là những yếu tố quan trọng nhất mà GV và HS, SV sử dụng để tác động lên quá trình cải biến nhân cách của HS, SV. 9 6) Giáo viên là yếu tố chủ đạo trong quá trình GD-ĐT. Thông qua việc sử dụng các phương pháp, phương tiện GD-ĐT thích hợp và thông qua chính nhân cách của mình, giáo viên chỉ đạo và trực tiếp tác động lên quá trình cải biến nhân cách của HS, SV. 7) HS, SV là yếu tố trung tâm của quá trình GD-ĐT. Thực chất chính nhân cách và sự cải biến nhân cách của HS, SV mới là yếu tố trung tâm, là đối tượng của quá trình GD-ĐT. 8) Kết quả dạy học- giáo dục thể hiện ở HS, SV không chỉ phụ thuộc chính vào hoạt động của giáo viên mà còn phụ thuộc vào trách nhiệm của từng học sinh, sinh viên nữa. b) Nhóm các yếu tố đảm bảo Đó là các yếu tố tuy không có quan hệ trực tiếp đến hoạt động hoàn thiện nhân cách HS, SV nhưng không thể thiếu được do chúng tạo điều kiện cho hoạt động của cán bộ, GV, HS, SV bao gồm: - Các yếu tố đảm bảo về chính trị - tinh thần - Các yếu tố đảm bảo về tổ chức - quản lý - Các yếu tố về điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật 1) Các yếu tố đảm bảo về chính trị - tinh thần có nhiệm vụ chung là làm cho mọi người trong nhà trường quán triệt và chấp hành nghiêm chỉnh các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng khối đoàn kết, động viên tinh thần hăng say, nhiệt tình công tác của tất cả mọi người ở các vị trí công tác khác nhau. 2) Các yếu tố đảm bảo về tổ chức - quản lý có nhiệm vụ chung là xây dựng bộ máy tổ chức của nhà trường vững mạnh, xây dựng các nề nếp quản lý nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định cân đối, nhịp nhàng của mọi hoạt động trong nhà trường, bảo đảm sự chỉ đạo nhanh, có hiệu lực của bộ máy quản lý. 3) Các yếu tố về điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật có nhiệm vụ chung là cung cấp đầy đủ máy móc, trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu cần thiết cho các hoạt động giáo dục - đào tạo, bảo dưỡng sửa chữa nhà xưởng, lớp học, phòng 10 thí nghiệm và các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho đào tạo, cung cấp các điều kiện về ăn, ở, nghỉ ngơi cho giáo viên, học sinh, sinh viên và cán bộ, công nhân viên của nhà trường. Công tác phục vụ GD-ĐT có chất lượng sẽ bảo đảm cho quá trình GDĐT được thực hiện đúng kế hoạch, ổn định, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng của quá trình GD-ĐT. 1.1.3. Quản lý quá trình giáo dục - đào tạo Quá trình GD-ĐT theo nghĩa hẹp chính là quá trình dạy học- giáo dục. Bởi vậy quản lý quá trình GD-ĐT chính là quản lý quá trình dạy học-giáo dục. Theo PGS.PTS Nguyễn Đức Trí: “đối tượng của quản lý quá trình GDĐT là sự hoạt động của giáo viên, học sinh, sinh viên và các tổ chức sư phạm của nhà trường trong việc thực hiện các kế hoạch và chương trình GD-ĐT nhằm đạt được mục tiêu GD-ĐT đã quy định với chất lượng cao”. 1.1.3.1. Mục tiêu của quản lý quá trình giáo dục đào tạo. Mục tiêu quản lý quá trình GD-ĐT là mục tiêu tổng hợp hay mục tiêu chung là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố hay quá trình bộ phận. Mỗi quá trình bộ phận lại có mục tiêu riêng của nó, được gọi là mục tiêu bộ phận. Các mục tiêu bộ phận lại chính là những mục tiêu tổng hợp của các hệ thống con. Mỗi hệ thống con lại bao gồm những quá trình bộ phận nhỏ hơn. Như vậy người ta có thể hình dung ra cây mục tiêu của một hệ thống quản lý giúp cho các cán bộ quản lý xác định rõ được vị trí và mối quan hệ giữa các mục tiêu thuộc hệ thống quản lý của mình để điều khiển được đối tượng quản lý tương ứng vận động đạt tới kết quả mong muốn. Mục tiêu quản lý quá trình GD-ĐT là chất lượng GD-ĐT toàn diện học sinh, sinh viên với các tiêu chuẩn về chính trị tư tưởng - đạo đức văn hoá - khoa học kỹ thuật - công nghệ, tay nghề thực hành và thể chất được quy định trong mục tiêu GD-ĐT. Chất lượng đó là kết quả tổng hợp của nhiều hoạt động của quá trình giáo dục - đào tạo và của các hoạt động đảm bảo cho quá trình đó. Nói một cách chung nhất, mục tiêu của quán lý quá trình GD-ĐT là: 11 - Bảo đảm thực hiện đầy đủ các mục tiêu, kế hoạch đào tạo và nội dung chương trình giảng dạy theo đúng tiến độ thời gian quy định - Bảo đảm quá trình giáo dục - đào tạo đạt được chất lượng cao 1.1.3.2. Quản lý quá trình giáo dục đào tạo a) Quản lý mục tiêu, nội dung giáo dục - đào tạo Quản lý việc xây dựng và thực hiện mục tiêu và nội dung chương trình giáo dục - đào tạo, chú trọng đến việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, thái độ và phát triển trí tuệ cho học sinh, sinh viên trong quá trình dạy học - giáo dục. b) Quản lý giáo viên và học sinh, sinh viên và quản lý nền nêp dạy học Quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy - giáo dục của giáo viên và các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên, việc chấp hành các quy định về giáo dục - đào tạo như các điều lệ, nội quy, chế độ… một cách nền nếp, ổn định… c) Quản lý chất lượng giáo dục - đào tạo Phát hiện kịp thời các nguyên nhân đã dẫn đến tình trạng yếu kém, đề ra và tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục những yếu kém nhằm đảm bảo đạt được chất lượng yêu cầu. Bên cạnh ba nội dung quản lý cốt yếu trên, các nhà trường còn phải chú trọng đến các nội dung quản lý sau: - Quản lý kiểm tra, đánh giá - Quản lý các hoạt động ngoài lớp, ngoài nhà trường và quản lý, điều phối hoạt động của các tổ chức sư phạm trong nhà trường. Các nội dung quản lý nói trên đều được thực hiện theo các chu trình gồm năm giai đoạn chủ yếu - Chuẩn bị kế hoạch. - Lập kế hoạch - Tổ chức thực hiện - Chỉ đạo, lãnh đạo 12 - Kiếm tra, đánh giá 1.1.4. Huấn luyện thực hành Huấn luyện thực hành là một mặt của chương trình đào tạo ở các nhà trường quân đội. Huấn luyện thực hành được hiểu là quá trình dạy học thực hành – là quá trình tổ chức các hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học viên theo mục đích, yêu cầu và điều kiện thực tế của quá trình dạy học đặt ra. Trong đó, giáo viên là người truyền đạt những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và những kinh nghiệm nghề nghiệp của mình đã tích luỹ được cho người học, còn học viên phải vận dụng những kiển thức tiếp thu được trong quá trình đào tạo để giải quyết các yêu cầu thực tế đạt ra, phải tích cực, độc lập, sáng tạo thực hiện các thao tác, động tác thực hành kỹ thuật nhằm nắm vững kỹ năng hành nghề. Huấn luyện thực hành có nhiệm vụ chủ yếu là rèn luyện và hình thành năng lực tư duy kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ nghề nghiệp cho học viên. Đây là hình thức dạy học có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc thực hiện mục tiêu đào tạo ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp nói chung, các trường trung cấp chuyên nghiệp trong quân đội nói riêng. Huấn luyện thực hành trong các trường quân đội chủ yếu được tiến hành ở thao trường, bãi tập, trên vũ khí, khí tài được trang bị. Tùy theo đặc thù của nghề mà có thể bố trí nơi luyện tập cho thích hợp. Muốn đạt mục tiêu truyền đạt những nội dung huấn luyện thực hành trong các trường trung cấp chuyên nghiệp một cách có hệ thống, thống nhất và có hiệu quả cao nhằm thỏa mãn yêu cầu đào tạo đặt ra thì việc quản lý công tác huấn luyện thực hành giữ vai trò rất quan trọng. 1.1.5. Kỹ thuật viên (nhân viên chuyên môn kỹ thuật) quân khí Kỹ thuật viên (nhân viên chuyên môn kỹ thuật) là những người lao động kỹ thuật, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng ở trình độ dưới liền kề với người lao động có trình độ Đại học (kỹ sư). Họ là người cộng tác với kỹ sư, là mối liên kết giữa kỹ sư với công nhân. Họ có khả năng thực hành tốt, hiểu biết về 13 công nghệ, có khả năng cụ thể hóa ý đồ thiết kế của kỹ sư thành quy trình công nghệ và chỉ đạo thực hiện trong dây chuyền sản xuất. Kỹ thuật viên trong quân đội là quân nhân được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ tại các trường Trung cấp kỹ thuật của quân đội theo ngành, chuyên ngành để đảm bảo kỹ thuật cho các đơn vị trong toàn quân. Sau khi tốt nghiệp, lực lượng này được chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) phục vụ lâu dài trong quân đội, vì vậy họ thuộc thành phần chủ chốt tạo nên sức mạnh của quân đội. KTV Quân khí được đào tạo ở Trường TCKT Quân khí, một trường học chuyên nghiệp quân sự chuyên ngành Quân khí. Từ những công nhân viên quốc phòng, quân nhân làm nghĩa vụ quân sự đã tốt nghiệp phổ thông Trung học có đủ tiêu chuẩn chính trị, sức khỏe theo quy định được lựa chọn về nhà trường dự thi và trúng tuyển, được đào tạo trở thành KTV Quân khí. Kỹ thuật viên quân khí được bố trí chủ yếu ở các đơn vị chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu từ cấp sư đoàn trở xuống đến các phân đội và các trạm sửa chữa. Trách nhiệm chính của họ là bảo quản, hiệu chỉnh, sửa chữa đảm bảo cho khí tài luôn sẵn sàng chiến đấu, trực tiếp góp phần duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi. Trong thực tế chiến đấu, nhiều kỹ thuật viên không chỉ trưởng thành về kỹ thuật, nhiều đồng chí có năng lực đã được bổ túc về thao tác chỉ huy chiến đấu được giao nhiệm vụ chỉ huy chiến đấu ở các cương vị, trở thành cán bộ chỉ huy chủ chốt ở cấp tiểu đoàn và trung đoàn. Có thể khẳng định kỹ thuật viên có vai trò quan trọng trong nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi ở các đơn vị trong toàn quân trong suốt quá trình xây dựng trưởng thành và chiến đấu thắng lợi của quân đội ta. 1.1.6. Năng lực Ở nhiều tài liệu khác nhau, khái niệm năng lực cũng được diễn đạt bằng các cách khác nhau, nhưng nội dung cơ bản là thống nhất. - Theo từ điển Tiếng Việt ở Trung tâm Từ điển NXB Đà Nẵng – 1996 : 14 + Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. + Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao - Theo các nhà quản lý: Năng lực là những phẩm chất tâm lý mà nhờ chúng con người tiếp thu tương đối dễ dàng những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và tiến hành một hoạt động nào đó một cách có kết quả. - Năng lực bao gồm các kiến thức về khoa học, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ. Các kỹ năng, kỹ xảo thực hành (cả trí óc chân tay) trong các hoạt động và thể chất là sức khỏe chung theo lứa tuổi và sức khỏe phù hợp với ngành nghề đặc thù. Năng lực chỉ đựơc hình thành, phát huy thể hiện trong hoạt động thực tiễn. Năng lực không giới hạn ở kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, mặc dù đó là cơ sở để phát triển và thể hiện năng lực. Trong nhiều loại hình hoạt động, bất kỳ người nào cũng có thể tiếp thu một số kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo tối thiểu để có thể sử dụng khi hoạt động. Với những điều kiện bên ngoài như nhau, những con người khác nhau có thể tiếp thu những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo với nhịp độ khác nhau. Có người tiếp thu nhanh chóng, có người tiếp thu chậm. Người này có thể đạt đến mức điêu luyện nhưng người khác lại mới chỉ ở mức trung bình. Đó là chưa kể có một số hoạt động đặc thù như nghệ thuật, thể dục thể thao…thì chỉ những người có những tố chất nhất định mới có thể đạt kết quả tốt được. Khi xem xét bản chất của năng lực, ta cần chú ý ba dấu hiệu cơ bản sau: - Sự khác biệt về tâm lý cá nhân dẫn đến người này khác người kia. - Sự khác biệt có liên quan đến hiệu quả của việc thực hiện một hoạt động nào đó chứ không phải bất kỳ sự khác biệt chung nào. - Năng lực giúp cho chúng ta tránh được sự hiểu sai về năng lực, coi năng lực như là một sức mạnh đặc biệt của con người, quyết định chất lượng hoạt động của con người đó hoặc coi năng lực là cái bẩm sinh hoặc coi năng lực 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất