Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường trung học phổ thôn...

Tài liệu Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường trung học phổ thông chuyên hà nội - amsterdam

.PDF
123
333
147

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC BÙI MỸ HẠNH BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HÀ NỘI – AMSTERDAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 60 14 01 14 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA HÀ NỘI - 2014 1 LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo và sự nỗ lực của bản thân, tác giả đã hoàn thành luận văn khoa học này. Với tình cảm chân thành nhất, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy giáo, Cô giáo, Cán bộ trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức quý báu, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu của mình. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng kinh trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Hoa, người hướng dẫn khoa học, một cô giáo đầy trách nhiệm, tận tâm, nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong việc định hướng cũng như trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam, các tổ trưởng chuyên môn, các đồng chí GV, các em HS của trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam; gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện, cộng tác và ủng hộ tác giả trong quá trình học tập, khảo sát, thu thập dữ liệu liên quan đến đề tài. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do điều kiện về thời gian, khả năng nghiên cứu còn hạn chế, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thày, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và tất cả những ai quan tâm đến đề tài này. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm Tác giả Bùi Mỹ Hạnh i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BGH Ban giám hiệu CBQL Cán bộ quản lý CMHS Cha mẹ học sinh GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo: GV Giáo viên HS Học sinh HSG Học sinh giỏi THPT Trung học phổ thông: UBND Ủy ban nhân dân XHHGD Xã hội hóa Giáo dục ii MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn ................................................................................................ i Danh mục viết tắt ......................................................................................... ii Mục lục ................................................................................................ iii Danh mục các bảng ...................................................................................... vi Danh mục các sơ đồ ..................................................................................... vii MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI 6 DƯỠNG HỌC SINH GIỎI ................................................................ 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................... 6 1.1.1. Trên thế giới ....................................................................................... 6 1.1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................ 9 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ....................................................... 12 1.2.1. Các khái niệm liên quan đến HSG và bồi dưỡng HSG ........................ 12 1.2.2. Các khái niệm liên quan đến vấn đề quản lý ................................ 14 1.3. Mục đích, tầm quan trọng và tiêu chí để đánh giá học sinh giỏi ............. 20 1.4. Những vấn đề cơ bản về quản lý và biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THPT ................................................................21 1.4.1. Chức năng quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG tại các trường THPT............... 21 1.4.2. Các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi 25 1.5. Các quy định của cơ quan quản lý về bồi dưỡng HSG .......................... 27 1.5.1. Các quy định của cơ quan quản lý về đào tạo, bồi dưỡng HSG và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ....................................................... 27 1.5.2. Quy định về thành lập trường THPT chuyên ................................ 28 Tiểu kết Chương 1........................................................................................ 34 Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG Ở TRƯỜNG TRUNG 35 HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HÀ NỘI- AMSTERDAM ...................... 2.1. Khái quát về Trường THPT Hà Nội – Amsterdam................................ 35 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam ......................................................................................... 35 iii 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và cấu trúc đào tạo của trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam.................................................................................... 36 2.1.3. Cơ sở vật chất của trường ................................................................38 2.1.4. Thành tích của nhà trường ................................................................ 39 2.2. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng HSG tại trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam ..................................................................................... 40 2.2.1. Đặc điểm của HS trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam ........... 40 2.2.2. Nội dung bồi dưỡng ........................................................................... 42 2.2.3. Hình thức bồi dưỡng .......................................................................... 43 2.2.4. Điều kiện, cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác bồi dưỡng HSG ............... 46 2.2.5. Sự phối hợp giữa nhà trường- gia đình- xã hội................................ 48 2.2.6. Về thi đua, khen thưởng ................................................................ 51 2.2.7. Đánh giá chung về công tác bồi dưỡng họa sinh giỏi của trường .............. 52 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam .............................................................. 58 2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG tại trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam ..................................................................................... 58 2.3.2. Thực trạng việc lập kế hoạch thực hiện bồi dưỡng HSG .................... 60 2.3.3. Quản lý các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ............................................................................... 62 2.3.4. Quản lý kiểm tra, đánh giá ................................................................63 2.3.5. Quản lý việc phối hợp giữa nhà trường- gia đình và xã hội trong hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ...................................................... 65 2.4. Đánh giá chung về thực trạng biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam ................ 65 2.4.1. Mặt mạnh ........................................................................................... 65 2.4.2. Mặt yếu .............................................................................................. 66 2.4.3. Bài học kinh nghiệm ........................................................................... 66 Tiểu kết Chương 2........................................................................................ 67 Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 68 CHUYÊN HÀ NỘI- AMSTERDAM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................ iv 3.1. Định hướng và nguyên tắc xây dựng định hướng ................................68 3.1.1. Định hướng phát triển giáo dục của trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam ........................................................................................... 68 3.1.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ....................................................... 69 3.2. Các biện pháp cụ thể ............................................................................ 71 3.2.1. Quán triệt và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường PTTH chuyên Hà NộiAmsterdam ................................................................................................71 3.2.2. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể, thiết thực ................................ 73 3.2.3. Đầu tư thích đáng cho cơ sở vật chất, mua sắm tài liệu, học liệu để phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ................................75 3.2.4. Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục ................................ 77 3.2.5. Nâng cao chất lượng tuyển chọn và bồi dưỡng GV tham gia bồi dưỡng HSG ............................................................................................ 82 3.2.6. Cải tiến các chế độ chính sách, thi đua khen thưởng để khuyến khích học sinh và GV tham gia bồi dưỡng HSG ........................................... 90 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................... 92 3.4. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp .............................. 93 Tiểu kết Chương 3 ....................................................................................... 96 97 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 1. Kết luận ................................................................................................97 2. Khuyến nghị ............................................................................................. 99 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... PHỤ LỤC................................................................................................104 v DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Ý kiến của học sinh về thời lượng tham gia học tập bồi dưỡng HSG ..............................................................................................45 Bảng 2.2. Kết quả thống kê khảo sát ý kiến giáo viên và học sinh về cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi................................ 47 Bảng 2.3. Mức độ thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh của giáo viên phụ trách đội tuyển học sinh giỏi .......................................50 Bảng 2.4. Thành tích của đội tuyển học sinh giỏi khối PTCS trường THPT Hà Nội- Amsterdam từ năm học 2009- 2010 đến năm học 20132014......................................................................................................................53 Bảng 2.5. Thành tích của đội tuyển HSG khối THPT trường THPT chuyên Hà Nội_ Amsterdam từ năm học 2009- 2010 đến năm học 2013-2014 ..…………………..…………………………. 55 Bảng 2.6. Nhận thức của giáo viên và học sinh trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG .............................................................................................60 Bảng 2.7. Đánh giá mức độ thực trạng việc lập kế hoạch thực hiện bồi dưỡng HSG của nhà trường .................................................................................61 Bảng 2.8.Đánh giá mức độ giáo viên tham gia bồi dưỡng HSG trao đổi tình hình với BGH và các giáo viên khác ...........................................64 Bảng 3.1. Kết quả thống kê khảo sát về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp ......................................................................................... 94 vi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý ................................ 16 Sơ đồ 1.2. Quản lý nhà trường ................................................................ 19 Sơ đồ 2.1. Mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường, xã hội………...... 49 Sơ đồ 3.1. Nội dung tổ chức bồi dưỡng GV........................................ 87 Sơ đồ 3.2. Mối quan hệ giữa các biện pháp ..............................................93 vii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ xa xưa ông cha ta đã có câu “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” và đó dường như đã trở thành kim chỉ nam cho con đường phát triển đất nước. Thực tế lịch sử phát triển của xã hội loài người nói chung và lịch sử dân tộc Việt Nam nói riêng đã khẳng định được vai trò của “người tài”. Họ chính là lực lượng khởi đầu cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đem đến cho mỗi quốc gia nền văn minh, tiến bộ không ngừng. Ngày nay, trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nhất là trong nền kinh tế tri thức, vai trò của “người tài” càng tăng lên gấp bội. Chính vì thế, bồi dưỡng học sinh giỏi là bước đi đầu tiên để đào tạo nhân tài cho đất nước và là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục. Công tác này được xác định là một hoạt động mũi nhọn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đang được Đảng, Nhà nước cùng toàn thể xã hội đặc biệt quan tâm. Trong những năm vừa qua Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chính sách nhằm phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao nguồn nhân lực cho đất nước. Ngân sách nhà nước cũng được ưu tiên dành cho giáo dục, đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, GV, xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống trường lớp, trang thiết bị dạy và học, đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học và bồi dưỡng nhân tài. Hệ thống trường chuyên và trường chất lượng cao được đầu tư xây dựng, quan tâm về nhiều mặt nhằm khuyến khích thực hiện tốt mục tiêu bồi dưỡng HSG, phát triển tài năng cho đất nước. Cụ thể hơn, ngày 24/6/2010, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định và phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020” trong đó nhấn mạnh đến công tác đào tạo, bồi dưỡng HSG và sinh viên tài năng. Điều đó đã thể hiện rõ sự quan tâm, chú trọng đặc biệt của nhà nước đến công tác bồi dưỡng HSG và tầm quan trọng của công tác này đối với công cuộc xây dựng đất nước trong thời đại hiện nay. 1 Với ý nghĩa đó, trong những năm qua ngành giáo dục Hà Nội nói chung và trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam nói riêng đã luôn chú trọng đến công tác phát hiện và bồi dưỡng HSG và đã đạt được không ít những thành tích đáng tự hào. Có thể nói rằng ngay từ khi thành lập đến nay trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam luôn là một trong những lá cờ đầu trong công tác đào tạo HSG mang lại thành tích cao cho thủ đô và cho đất nước. Bản thân nhà trường cũng coi đào tạo HSG là nhiệm vụ then chốt của mình. Chính vì vậy nhiệm vụ quan trọng của người lãnh đạo nhà trường là phải quản lý công tác bồi dưỡng HSG sao cho có hiệu quả và thành tích cao nhất. Để làm được điều đó nhà trường, đặc biệt là những nhà quản lý phải luôn luôn nghiên cứu, học hỏi và tìm ra những biện pháp quản lý công tác này một cách khoa học, có hệ thống và hiệu quả. Đây là một nhiệm vụ cấp bách để đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo dục nói riêng, của xã hội nói chung và của cả xu thế hội nhập quốc tế đang diễn ra từng ngày trong cuộc sống ngày nay. Xuất phát từ những lý do trên học viên lựa chọn nghiên cứu vấn đề: “Quản lý công tác bồi dưỡng HSG tại trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam” làm đề tài luận văn của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất những biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng HSG tại trường THPT chuyên Hà NộiAmsterdam. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác bồi dưỡng HSG. 3.2. Khảo sát thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng HSG tại trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. 3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng HSG tại trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Công tác bồi dưỡng HSG. 2 4.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý công tác bồi dưỡng HSG tại trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. 5. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng công tác bồi dưỡng HSG hiện nay như thế nào? - Biện pháp nào có thể sử dụng để quản lý công tác bồi dưỡng HSG có hiệu quả cao nhất tại trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam? 6. Giả thuyết khoa học Hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT chuyên Hà NộiAmsterdam từ trước đến nay vẫn được coi là nhiệm vụ chiến lược của nhà trường và nhận được sự quan tâm đặc biệt của Sở GD&ĐT, UBND thành phố Hà Nội và ban lãnh đạo của nhà trường. Trải qua gần ba mươi năm hình thành và phát triển trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam đã đào tạo ra rất nhiều HSG trong nhiều lĩnh vực. Những thành tích đáng tự hào của nhà trường trong công tác bồi dưỡng HSG đã được thể hiện qua những tấm huy chương vàng, bạc, đồng của học sinh đạt được trong các kì thi HSG quốc tế như Olympic quốc tế các môn hóa học, vật lý, toán học, tiếng Nga. Những thành tích đó còn được thể hiện qua những thành công, những giải thưởng, những tấm huy chương khi học sinh của trường tham gia các cuộc thi khoa học quốc tế như kỳ thi IJSO (Olympic khoa học trẻ quốc tế), ISEF (Hội thi khoa học và kỹ thuật quốc tế), và rất nhiều giải cao trong các kỳ thi HSG quốc gia và thành phố trong các môn học. Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của trường vẫn còn một số hạn chế nhất định, nếu có các biện pháp quản lý phù hợp hơn nữa với đặc điểm và yêu cầu của việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường với tư cách là một trường chuyên thì kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ được nâng cao hơn nữa. 7. Phạm vi nghiên cứu - Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam. 3 - Các số liệu thống kê được sử dụng trong luận văn là số liệu của trường giai đoạn từ năm 2009 đến nay. 8. Phương pháp nghiên cứu Kết hợp các nhóm nghiên cứu sau: 8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Tập trung nghiên cứu các tài liệu về lý luận quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, các văn kiện, Nghị quyết của Đảng, các văn bản quy định của nhà nước, của Bộ GD&ĐT và các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. cụ thể là: - Lý luận hoạt động dạy học bồi dưỡng HSG. - Lý luận về quản lý giáo dục, quản lý hoạt động dạy học, quản lý bồi dưỡng HSG. - Nghiên cứu về mục tiêu giáo dục HS, bồi dưỡng HSG. - Một số quan điểm về HSG, đặc điểm học tập của HSG. - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng HSG. Các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá được sử dụng để xây dựng hệ thống các khái niệm của đề tài. 8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Chủ yếu là thu thập, xử lý các dữ liệu, tìm hiểu thực trạng. Các phương pháp cơ bản: Phân tích, tổng hợp, đánh giá, nêu vẫn đề và đề xuất những giải pháp kết hợp với trao đổi, phỏng vấn, điều tra, thử nghiệm. Cụ thể là: + Phương pháp khảo sát bằng phiếu điều tra Mục đích của phiếu là tìm hiểu thực trạng của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. + Phương pháp phỏng vấn Mục đích là thu thập các thông tin cần thiết về thực trạng của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam + Phương pháp thống kê toán học 4 Sử dụng thống kê toán học để xử lí số liệu đã thu thập được nhằm phân tích kết quả nghiên cứu cho chính xác, khách quan. + Phương pháp chuyên gia Tiến hành xin ý kiến của các chuyên gia trong nghiên cứu cơ sở lý luận, xây dựng bộ phiếu khảo sát thực trạng. Đề nghị chuyên gia gợi ý các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Vận dụng những lý luận khoa học quản lý giáo dục để phân tích, đánh giá thực trạng bồi dưỡng HSG và thực trạng quản lý bồi dưỡng HSG ở trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam. Từ đó khái quát hoá, hệ thống hoá và rút ra những kết luận. 9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 9.1. Ý nghĩa lý luận Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận nhằm từng bước nâng cao chất lượng quản lý công tác bồi dưỡng HSG. 9.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề xuất những biện pháp quản lý phù hợp với thực tế và có tính khả thi giúp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng HSG tại trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam. Qua đó giúp nhân rộng kinh nghiệm quản lý và bồi dưỡng HSG cho các trường THPT khác. 10. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý công tác bồi dưỡng học học sinh giỏi tại trường Trung học phổ thông Chương 2: Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam. Chương 3: Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam trong giai đoạn 2014 - 2016 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Ngày nay các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên cạn kiệt, duy chỉ có một nguồn vô tận, đó là tri thức. Có thể nói tri thức là một tài sản vô cùng quý giá, có giá trị lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội. Quốc gia nào có nhiều nhân tài, nguồn lao động tri thức dồi dào và nguồn nhân lực phát triển thì quốc gia đó sẽ có tốc độ phát triển nhanh và chiến thắng trong quá trình hội nhập quốc tế. Thực tế là không phải cho đến tận ngày nay tầm quan trọng của nhân tài và bồi dưỡng nhân tài mới được chú trọng, mà từ xưa việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài đã có lịch sử nghiên cứu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trung Quốc vốn được biết đến là một đất nước Châu Á có nền văn hóa đồ sộ và lâu đời nhất thế giới, từ xa xưa đã rất chú trọng đến việc phát hiện và sử dụng hiền tài. Từ đời nhà Đường những trẻ em có tài đặc biệt mới được đến sân Rồng để học tập và giáo dục bằng những hình thức đặc biệt. Giáo dục thời cổ đại Trung Quốc mà thật ra chủ yếu là giáo dục của Nho gia do Khổng Tử là người tiên phong, sáng lập và ổn định được cơ sở về Nho học. Và ngay từ triều đại Tùy, Đường đã mở khoa thi để chọn nhân tài, việc này đã xúc tiến sự phát triển rất lớn cho nền giáo dục Nho gia. Có thể nói giáo dục của Nho gia thời cổ đại có rất nhiều thành tựu, vì quốc gia mà đào tạo nhân tài, vì xã hội mà bồi dưỡng ra nhiều tinh anh đóng góp rất lớn cho sự phồn vinh của xã hội. Sau thời Tùy, Đường, triều đình có mở khoa thi để chọn nhân tài “học mà giỏi thì có thể làm quan”, chính vì thế con em nhà bình dân cũng có cơ hội để trở thành quan lại. Điều đó cho thấy ngay từ thời xa xưa Trung Quốc đã ý thức được tầm quan trọng của việc phát hiện và bồi dưỡng tài năng. Và thực tế đã chứng minh chính những tài năng được phát hiện và bồi dưỡng đã trở 6 thành giường cột của quốc gia, đóng góp công rất lớn trong sự phát triển, phồn vinh của đất nước Trung Hoa cổ đại. Và truyền thống trọng người tài vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Ở bất kì giai đoạn lịch sử nào, dù trong thể chế chính trị nào, xã hội nào đi chăng nữa thì tri thức vẫn đóng một vai trò không thể thay thế đối với sự phát triển quả đất nước. Và từ năm 1985 trở đi Trung Quốc đã thừa nhận rằng phải có một chương trình giáo dục đặc biệt dành cho hai loại HS: một là học sinh yếu kém và hai là HSG, trong đó cho phép các HSG có thể học vượt lớp tùy theo năng lực. Ở Châu Á, không chỉ có Trung Quốc mà các quốc gia khác cũng đã có ý thức tập trung các nguồn lực để phát triển nền giáo dục nhằm có thể đón đầu xu thế phát triển kinh tế và xã hội. Tiêu biểu là Nhật Bản đã sớm có nhận thức “Bồi dưỡng một thế hệ thanh niên có đạo đức, có tài năng, có sức sáng tạo để gánh vác trọng trách của thế kỉ XXI chính là vận mệnh của Nhật Bản trong tương lai.” Vì thế, tuy rằng trong hệ thống giáo dục của Nhật Bản không có hệ thống các trường chuyên hoặc năng khiếu để bồi dưỡng tài năng nhưng đất nước này lại rất tập trung vào giáo dục mũi nhọn và chất lượng, hướng chiến lược giáo dục vào cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển kinh tế để tạo nên một “sự thần kỳ Nhật Bản”. Hàn Quốc cũng là một trong những quốc gia Châu Á đặc biệt chú trọng đến công tác bồi dưỡng HSG. Giáo dục phổ thông Hàn Quốc có hẳn một chương trình đặc biệt dành cho HSG nhằm giúp phát hiện HS tài năng từ rất sớm để có hướng bồi dưỡng và phát triển. Và cho đến năm 1994 có khoảng 57 trên tổng số 174 cơ sở giáo dục ở Hàn Quốc tổ chức chương trình đặc biệt dành cho HSG. Không chỉ có các nước Châu Á mới chú trọng đến công tác này mà việc phát hiện và bồi dưỡng HSG đã có từ rất lâu ở nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới. Đến thế kỉ XIX nước Mỹ bắt đầu chú ý đến vấn đề bồi dưỡng HSG và tài năng. Đầu tiên là hình thức giáo dục linh hoạt tại trường St.Public School Louis 1868 cho phép HSG học chương trình 6 năm trong vòng bốn 7 năm. Sau đó là một loạt các trường khác như Woburn, MA năm 1884, Elizabeth, NJ năm 1886, và ở Cambridge, MA năm 1891 và cho đến năm 1920 thì đến hai phần ba các thành phố lớn ở Hoa Kỳ áp dụng chương trình giáo dục HSG. Có thể nói, trong suốt những năm của thế kỉ 20, phát triển tài năng con người đã trở thành một vấn đề nóng của ngành giáo dục Mỹ nói riêng và toàn nước Mỹ nói chung với hàng loạt các tổ chức và các trung tâm nghiên cứu, bồi dưỡng HSG ra đời như Mensa năm 1946, The American Association for the Gifted năm 1953. Điển hình như vào năm 2002 trên toàn nước Mỹ có tới 38 bang có đạo luật về giáo dục HSG (Gifted and talent Student Education Act) trong đó có 28 bang có thể đáp ứng đầy đủ cho việc giáo dục HSG. Bên cạnh đó chính phủ có nhiều chính sách dành cho việc phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng HSG, học sinh năng khiếu hàng năm. Và hình thức đào tạo, bồi dưỡng tài năng thì rất đa dạng, phong phú với nhiều hình thức khác nhau nhưng tất cả đều theo nguyên tắc giáo dục chuyên biệt, vừa chú trọng đảm bảo kiến thức nền, kiến thức phổ thông chung, vừa quan tâm đến việc phát triển sở trường, năng khiếu, tài năng của từng cá nhân HS. Cũng theo chủ trương coi trọng việc bồi dưỡng nhân tài Vương quốc Anh còn thành lập cả một Viện hàn lâm quốc gia dành cho HSG và các tài năng trẻ là The National Academy for Gifted and Talented Youth , Hiệp hội quốc gia dành cho HSG The National Asociation for Gifted children, đồng thời có riêng một website hướng dẫn giáo viên dạy cho HSG và học sinh tài năng (http:/www.nc.uk.net/gt/). Nước Đức cũng có hẳn một Hiệp hội dành cho những tài năng và HSG Đức và hệ thống thi HSG môn Toán được tổ chức chặt chẽ từ cấp cơ sở (trường phổ thông) tới cấp quốc gia. Trên thế giới từ đầu thế kỉ 20, nhận thức được tầm quan trọng của những nhân tài trong sự phát triển của đất nước các nước phát triển đã tiến hành nghiên cứu “di truyền nhân tài” và tìm ra chỉ số thông minh IQ để dựa vào đó có thể đánh giá đúng năng lực của HS nhằm phát hiện người tài để có kế hoạch bồi dưỡng, phát triển. Ngoài ra, nhiều quốc gia tổ chức các kì thi HSG, 8 học sinh năng khiếu, trong đó có kì thi Olympic quốc tế các môn Toán, Vật lý, Hóa học, .... thu hút hàng nghìn HSG trên toàn thế giới tham gia. Tóm lại, tầm quan trọng của việc phát hiện và bồi dưỡng HSG, nhân tài đối với sự phát triển của mỗi quốc gia là không thể bàn cãi. Vì vậy, hầu như tất cả các nước trên thế giới đều rất coi trọng vấn đề đào tạo, bồi dưỡng HSG trong chiến lược phát triển của đất nước mình. 1.1.2. Ở Việt Nam Nước Việt Nam với lịch sử nghìn năm văn hiến cũng không ngoại lệ. Từ xa xưa việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài đã là một nhiệm vụ quan trọng hang đầu. Cách đây 526 năm (1484-2010) trên tấm bia tiến sĩ đầu tiên dựng tại Văn Miếu Quốc Tử Giám ghi lại lịch sử khoa thi năm 1442 có khắc những dòng chữ “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì vậy, các đấng thánh đế minh vương không triều đại nào không coi việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm công việc cần thiết”. (Hiền tài là nguyên khí của quốc gia- Nhân Thân Trung). Câu nói của vị Tiến sĩ triều Lê đã nêu rõ được tầm quan trọng của nhân tài trong sự phát triển phồn vinh của dân tộc. Và chúng ta có thể lật giở lại từng trang lịch sử để thấy rằng để tuyển chọn người hiền tài ông cha ta đã tổ chức nhiều cuộc thi như Thi hương, thi hội, thi Đình. Việc tuyển chọn, bồi dưỡng nhân tài thể hiện rõ từ thời nhà Lý qua việc xây dựng trường Quốc Tử Giám, được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam và là cái nôi bồi dưỡng nhân tài của nước ta trong thời kì đó. Câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung không chỉ dừng lại trong xã hội thời Lê mà câu nói ấy với chúng ta vẫn còn nguyên giá trị, khi giáo dục đang trở thành quốc sách hàng đầu, khi văn hóa, khoa học và đội ngũ tri thức đã và đang giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp kiến quốc đất nước hôm nay. 9 Sau cách mạng tháng Tám thành công, ngày 20/11/1946 trong bài viết “Tìm người tài đức” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nước nhà cần phải kiến thiết, kiến thiết phải có người tài, trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu gì người có tài, có đức…”. Kế thừa truyền thống hiếu học của dân tộc, dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào, kể cả khi đất nước khó khan sau hai cuộc chiến tranh chống ngoại xâm bảo vệ đất nước thì nhân dân ta, Đảng và Nhà nước vẫn luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục và đào tạo, quan tâm đến việc bồi dưỡng người tài. Đặc biệt là những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, sự phát triển của kinh tế, khoa học kĩ thuật và theo xu thế toàn cầu hóa thì vấn đề nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài càng được coi như một nhiệm vụ chiến lược. Do nhận thức rõ được tầm quan trọng của nhân tài đối với sự nghiệp cách mạng ngay từ những năm đầu xây dựng lại đất nước sau chiến tranh Đảng và Bác Hồ luôn dành sự quan tâm rất lớn đến công tác phát hiện và bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài. Người nói : “Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài” [5, tr. 451]. Đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới toàn diện, đánh dấu bước ngoặt có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình đi lên của đất nước trong đó có công tác bồi dưỡng những người có năng lực, có tài để cống hiến cho đất nước và đã xác định “nhân tài không phải là sản phẩm tự phát mà phải được phát hiện và bồi dưỡng công phu”. Trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác cán bộ nửa cuối nhiệm kì Đại hội X, Trung ương Đảng xác định có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng chiến lược quốc gia về nhân tài. Trong Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng và nhà nước ta tiếp tục xác định “Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển…”. Trong chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 13/6/2012, tại phần 3 mục III, quan điểm chỉ đạo phát 10 triển giáo dục trong đó nhấn mạnh phải thỏa mãn nhu cầu của mỗi người học, đến công tác đào tạo, bồi dưỡng HSG, sinh viên tài năng. Ngày 25/11/2011 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi chọn HSG cấp quốc gia theo thông tư số 56/2011/TT-BGDĐT. Quy chế này quy định về việc thi chọn HSG quốc gia đồng thời giao cho các địa phương quy định cụ thể về việc tổ chức các kỳ thi chọn HSG cấp cơ sở tại đơn vị, địa phương. Những năm gần đây có rất nhiều các công trình nghiên cứu, các đề tài tại các cấp đã đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đặc biệt là chất lượng bồi dưỡng HSG ở các đơn vị, địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Có thể kể ra một loạt các tác giả đã chọn đề tài liên quan đến công tác bồi dưỡng HSG ở địa phương và trường của mình làm đề tài luận văn thạc sĩ như “Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác bồi dưỡng HSG tiểu học ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng” (luận văn thạc sĩ của tác giả Hoàng Thị Hạnh Vân, năm 2009), “Biện pháp phát triển đội ngũ GV trường Trung học Phổ thông chuyên Lê Hồng Phong tỉnh Nam Định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông” (luận văn thạc sĩ của học viên Trần Thị Vân Anh, năm 2010). Những nghiên cứu đề tài này đã đề cập đến cơ sở lý luận và thực tiễn một cách khá toàn diện về công tác bồi dưỡng HSG ở nước ta, nêu và phân tích về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG các cấp đối với sự phát triển của ngành giáo dục nói riêng và đất nước nói chung. Nhưng đối với mỗi đơn vị, trường học cụ thể lại có những thực trạng, những tồn tại riêng. Trong khuôn khổ của luận văn việc dựa vào phân tích thực trạng việc bồi dưỡng HSG tại trường THPT chuyên Hà NộiAmsterdam để đưa ra những biện pháp quản lý bồi đưỡng HSG một cách có hiệu quả tại đơn vị là một vấn đề hữu ích nhằm góp phần nâng cao chất lượng và kết quả công tác bồi dưỡng HSG. 11 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Các khái niệm liên quan đến HSG và bồi dưỡng HSG 1.2.1.1. Học sinh giỏi Để định nghĩa thế nào là HSG hầu hết các nước trên thế giới đều dùng hai thuật ngữ chính là “gifted” (giỏi, có năng khiếu) và “talent” (tài năng). Luật bang Georgia (Hoa Kỳ) định nghĩa về HSG như sau: “HSG là học sinh chứng minh được trí tuệ ở trình độ cao và có khả năng sang tạo, thể hiện một động cơ học tập mãnh liệt và đạt xuất sắc trong lĩnh vực lý thuyết khoa học; người cần một sự giáo dục đặc biệt và sự phục vụ đặc biệt để đạt được trình độ tương ứng với năng lực của người đó” (Georgia Law). Theo Clak, 2002, ở Hoa Kỳ người ta định nghĩa “HSG là những HS, những người trẻ tuổi có dấu hiệu về khả năng hoàn thành xuất sắc công việc trong các lĩnh vực như trí tuệ, sự sáng tạo, nghệ thuật, khả năng lãnh đạo hoặc trong lĩnh vực lý thuyết chuyên biệt. Những người này đòi hỏi sự phục vụ vì những hoạt động không theo trường lớp thông thường nhằm phát triển hết năng lực của họ” (Wikipedia, the free encyclopedia- Academy for Gifted Children). Theo nhận định trong Bách khoa toàn thư Encarta Encyclopedia thì “Giáo dục HSG là một lĩnh vực đặc biệt liên quan đến việc giảng dạy cho những HS có khả năng khác thường”. Nhiều nước trên thế giới cũng cùng có chung quan niệm: HSG là những HS có năng lực trong các lĩnh vực trí tuệ, lý thuyết chuyên biệt, nghệ thuật, hoặc năng lực lãnh đạo. Những HS này đều cần phải được chú ý, giáo dục, phục vụ đặc biệt, không theo những điều kiện và chương trình thông thường của nhà trường nhằm có thể phát triển hết năng lực của các học sinh đó. Bên cạnh đó, nhiều tài liệu cũng khẳng định rằng HSG có thể học bằng nhiều cách khác nhau và có tốc độ nhanh hơn so với các bạn cùng lớp vì vậy cần có một chương trình giáo dục, bồi dưỡng riêng dành cho HSG để phát triển và đáp ứng được tài năng của họ. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng