Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp phát triển sản xuất và mở rộng thị trường các sản phẩm từ quả táo mèo ...

Tài liệu Biện pháp phát triển sản xuất và mở rộng thị trường các sản phẩm từ quả táo mèo tại địa bàn xã lao chải – huyện mù cang chải – tỉnh yên bái

.PDF
98
279
57

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------o0o-------------- SÙNG A PÁO Tên đề tài: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO TẠI ĐỊA BÀN XÃ LAO CHẢI, HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Khoa: Kinh tế & PTNT Khóa học: 2012 – 2016 Thái Nguyên, năm 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------o0o-------------- SÙNG A PÁO Tên đề tài: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO TẠI ĐỊA BÀN XÃ LAO CHẢI, HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Lớp: K44 – KTNN Khoa: Kinh tế & PTNT Khóa học: 2012 – 2016 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đỗ Thị Hà Phương Thái Nguyên, năm 2016 i LỜI CẢM ƠN Quá trình học tập tại trường và sau hơn bốn tháng thực tập tốt nghiệp tại cơ sở em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ban giám hiệu nhà trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên; ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế và Phát Triển Nông Thôn; các phòng ban cùng các Thầy giáo, cô giáo đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản; giúp em có những kiến thức mới trong quá trình học tập tại cơ sở cũng như ngoài xã hội. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Ths. Đỗ Thị Hà Phương đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bài khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn tới cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn, người dân xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã tạo điều kiện giúp đỡ để em có điều kiện được thực tập và nâng cao sự hiểu biết. Trong thời gian thực tập khóa luận, bản thân em đã cố gắng khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành khóa luận. Tuy nhiên với thời gian ngắn và hạn chế về kiến thức nên chuyên đề của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Vậy kính mong các thầy cô và giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý, tạo điều kiện để khóa luận của em hoàn thiện tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn!. Thái nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2016 Sinh viên Sùng A Páo ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của xã Lao Chải ................................ 28 Bảng 4.2 Tình hình dân số và lao động của xã Lao Chải năm 2013 - 2015 ............ 34 Bảng 4.3: So sánh táo mèo xã Lao Chải với một số địa phương khác .................... 38 Bảng 4.4: so sánh thế mạnh của táo mèo đối với các nông sản khắc trong vùng..... 39 Bảng 4.5. Diện tích trồng táo mèo của xã Lao chải qua 3 năm 2013 – 2015 ................ 42 Bảng 4.6. Phân tích chi phí và lợi nhuận kinh tế của táo mèo................................ 43 Bảng 4.7. Phân tích chi phí và lợi nhuận kinh tế của táo mèo................................ 46 Bảng 4.8. Tình hình nguồn nhân lực của các hộ điều tra ........................................ 48 Bảng 4.9: diện tích, năng suất, sản lượng, giá bán một số loại cây trồng của hộ 2015 .............................................................................................................................. 49 Bảng 4.10: Chi phí sản xuất bình quân cho 1ha cây táo của hộ 2015 ..................... 50 Bảng 4.11: Kết quả sản xuất, kinh doanh cây táo của hộ năm 2015 ....................... 51 Bảng 4.12: so sánh hiệu quả kinh tế của cây táo với cây thảo quả .......................... 52 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Cây táo mèo(nguồn: Sách đỏ Việt Nam) ................................................ 13 Hình 4.1 Bản đồ xã Lao Chải huyện Mù Cang Chải (nguồn:www.yenbai.gov.vn/) .............................................................................................................................. 26 Hình 4.2: cơ cấu diện tích đất của xã Lao Chải năm 2015 ...................................... 29 Hình 4.3: Cơ cấu đất nông nghiệp của xã Lao Chải 2015....................................... 30 Hình 4.4: Cơ cấu tài nguyên rừng của xã Lao Chải 2015 ....................................... 32 Hình 4.5. Các loại quả táo mèo trên thị trường. ..................................................... 54 Hình 4.6. Sản phẩm rượu, nước ép táo mèo của công ty TNHH Bắc Sơn............... 59 Hình 4.7. Sản phẩm rượu, giấm táo mèo của công ty TNHH Vạn Xuân................ 60 Hình 4.8. Chế biến táo mèo theo phương thức truyền thống .................................. 61 iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT UBND : Uỷ ban nhân dân KHKT : Khoa học kỹ thuật TNHH : Trách nhiệm hữu hạn ĐVT : Đơn vị tính STT : Số thứ tự XĐGN : Xóa đói giảm nghèo BVTV : Bảo vệ thực vật DN Doanh nghiệp Đ : Đồng GO : Tổng giá trị sản xuất IC : Chi phí trung gian VND : Việt Nam đồng Kg : kilogram M : mét Mm : milimet H/S : Học sinh v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iv Phần I. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiêm cứu đề tài............................................................................... 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 4 1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ................................................ 4 1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn ................................................................................... 5 PHẦN II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................ 6 2.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 6 2.1.1. Một số khái niệm ........................................................................................... 6 2.1.3. Vai trò của cây táo mèo ............................................................................... 17 2.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................ 17 2.2.1. Tình hình trồng và phát triển cây táo mèo trên thế giới ............................... 17 2.2.2. Tình hình trồng và phát triển cây táo mèo tại Việt Nam ............................... 18 PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....... 20 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu .................................................................. 20 3.1.1. Đối tượng nghiêm cứu ................................................................................. 20 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 20 3.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 20 3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 21 3.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp ........................................................................... 21 3.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp ............................................................................. 21 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................ 22 3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................... 23 vi 3.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất của hộ ........................................... 23 3.4.2. Các chỉ tiêu bình quân ................................................................................. 23 3.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất ........................................................ 23 3.4.4. Về giá cả sử dụng trong tính toán ................................................................. 24 3.4.5. Các chỉ tiêu trong chiến lược Marketing hỗn hợp. ........................................ 24 Phần IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 25 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 25 4.1.1. Đặc điểm chung của xã Lao Chải ................................................................. 25 4.1.2. Dân số và nguồn nhân lực ............................................................................ 34 4.1.3. Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội của xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. ......................................................................................................... 37 4.2. Cây táo mèo trồng tại Xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải .............................. 38 4.2.1. Đặc điểm chung của cây táo mèo trồng tại Xã Lao Chải .............................. 38 4.2.2 So sánh thế mạnh cây táo đối với nông sản khác trong vùng ......................... 38 4.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ táo mèo tại xã Lao Chải ................................... 41 4.4. Phân tích chi phí và lợi nhuận kinh tế của Táo mèo ........................................ 43 4.5 Đặc điểm chung của hộ trồng táo mèo ............................................................. 48 4.5.1 Tình hình sản xuất phát triển cây táo mèo của hộ .......................................... 49 4.5.2. So sánh hiệu quả kinh tế cây táo với cây thảo quả ........................................ 52 4.6. Phân tích thị trường táo mèo ........................................................................... 53 4.6.1. Phân loại sản phẩm táo mèo (Product) ......................................................... 53 4.6.2. Giá cả (Price) ............................................................................................... 54 4.6.3. Kênh phân phối sản phẩm táo mèo ra thị trường (Place) .............................. 56 4.6.4. Tiếp thị truyền thông (Promotion) ................................................................ 58 4.6.5. Chế biến sản phẩm táo mèo (Process) .......................................................... 58 4.7. Phân tích Điểm mạnh, điểm yếu đối với ngành hàng cây táo mèo tại xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái .............................................................. 62 4.8. Một số giải pháp phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường đối với quả táo mèo tại xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái ..................................... 66 vii 4.8.1. Giải pháp phát triển sản phẩm ...................................................................... 66 4.8.2. Giải pháp mở rộng thị trường ....................................................................... 68 Phần V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 70 5.1. Kết luận .......................................................................................................... 70 5.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 Phần I MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mù cang chải là một huyện miền núi nằm phía Tây tỉnh yên bái, cách Tỉnh 180 km theo quốc lộ 32, có tọa độ địa lý từ 21039’ đến 21050’ vĩ độ Bắc; từ 103056’ đến 104023’ kinh độ Đông,với vị trí địa lý quan trọng, phía Bắc giáp với huyện Văn Bàn của tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp huyện Mường La của tỉnh Sơn La, phía Tây giáp huyện Than Uyên của tỉnh Lai Châu, phía Đông giáp huyện Văn Chấn thuộc tỉnh Yên Bái. Huyện nằm dưới chân của dãy núi Hoàng Liên Sơn, ở độ cao 1.000m so với mặt nước biển. Trong giai đoạn hiện nay mặc dù Huyện Mù Cang Chải đã có những bước phát triển vượt bậc, song bên cạnh đó còn hết sức khó khăn, địa hình hiểm trở là khu vực núi cao bắt nguồn từ dãy hoàng liên sơn bao gồm nhiều dãy núi liên tiếp nhau chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc tính ôn đới, chia thành 2 mùa; mùa khô hanh và mùa mưa. Với địa hình khí hậu hiểm trở như vậy, khiến chiến lược phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân trở thành bài toán khó cho các cấp chính quyền. Đã có rất nhiều chính sách phát triển nhằm nâng cao mức sống cho người dân, song các chính sách đó đến với người dân cũng không mang lại hiệu quả cao cho kinh tế của các hộ tại địa phương. Việc trồng cây gì nuôi con gì đã trở thành bài toán của các cấp chính quyền địa phương. Một số các chính sách hỗ trợ của nhà nước nhằm giúp người dân xóa đói giảm nghèo, song cũng không mang lại hiệu quả, bên cạnh đó, một số dự án như trồng các loại cây ngoại lai thử nghiệm, song cũng thất bại do điều kiện khí hậu, đất đai không phù hợp. 2 Ở Việt Nam táo mèo phân bố chủ yếu ở một số tỉnh phía Tây bắc như: Lạng Sơn, Yên Bái, Sơn La, Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai,... Táo mèo có vị hơi chua chát, ngọt mịn thơm rất đặc trưng và nó được sử dụng rộng rãi trong chế biến nước quả, ngâm rượu và đồng thời cũng là vị thuốc quý trong đông y. Chính những tiền năng ẩm giấu mình của cây táo mèo đã thu hút được chính quyền địa phương trong việc phát triển cây Táo mèo trở thành sản phẩm chính của địa phương. Trong số các loại cây trồng, Táo mèo đã được chọn là một loài mục tiêu xúc tiến ở các vùng cao Sơn La, Yên Bái, Điện Biên. Dự án “Nông lâm kết hợp cho sinh kế của hộ gia đình nhỏ nông dân ở vùng Tây Bắc của Việt Nam' (AFLI), đã xác định Táo mèo như một loài cây nông lâm kết hợp đầy hứa hẹn để được thử nghiệm trên đồng ruộng. Táo mèo đã được công bố bởi tổ chức Việt Nam ghi nhận là một trong 50 loại trái cây đặc sản ở Việt Nam. Táo mèo phát triển ở khu vực có độ cao trên 800 mét so với mực nước biển. Trong quá khứ, cây Táo mèo chỉ có thể được tìm thấy trong tự nhiên, nhưng gần đây, nó đang ngày càng được sử dụng như một loài trồng rừng. Hôm nay, cây Táo mèo ngày càng được công nhận là một nguồn thu nhập quan trọng cho các hộ gia đình, có thể phù hợp tốt trong nông lâm kết hợp. Tuy nhiên, vẫn còn một khoảng cách lớn về kiến thức về cách các cây được trồng, vì sao trái cây được thu hoạch, chế biến, và tiếp thị do đó nghiên cứu về việc phát triên sản phẩm cây Táo mèo là cần thiết để có thể xác định những biện pháp cần thiết để cải thiện hiệu suất của giống cây này. Mù Cang Chải là địa phương vùng núi, vùng xâu, vùng xa với địa hình đồi núi, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ quanh năm thấp, nhiệt độ trung bình năm rơi vào khoảng 180C, do đó rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng ôn đới lạnh. Trong đó, cây Táo mèo là cây trồng chủ đạo chính của huyện, giúp người dân xóa đói giảm nghèo, đem lại lợi nhuận, cải thiện đời sống của người dân. 3 Lao Chải là một xã vùng xâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn, nằm ở phía Tây Bắc của huyện mù cang chải có tổng diện tích tự nhiên là 157,9903(km2) với diện tích đất sản xuất là 9514,90(ha) còn lại là các loại đất khác. Tổng số hộ trong xã là 1.351 hộ với 8.293 nhân khẩu, trong đó 99% là dân tộc H’mông, còn lại là các dân tộc khác( UBND xã Lao Chải 2015). Từ xa xưa đến nay, Lao chải là một địa phương chủ yếu đồng bào Mông sinh sống, mấy năm trước đây cuộc sống của người dân đa phần là du canh, du cư , sản xuất mang tính tự cung, tự cấp, không có cơ hội tiếp cận thông tin, cở sở nghèo nàn. Nơi đây trình độ dân trí còn thấp, phong tục tập quán còn lạc hậu, chủ yếu là làm nương làm rẫy và trồng lúa nước. đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn nên ảnh hưởng đến tình hình phát triển chung của toàn xã. Từ những thực tế trên, yêu cầu các cấp chính quyền phải nghiên cứu về các cây trồng bản địa nhằm đưa ra một số cây trồng phù hợp với vùng địa phương để nâng cao mức sống cũng như cải thiện đời sống cho người dân. Trong đó có cây Táo mèo(hay còn được gọi là cây Sơn Tra) chính là cây trồng chủ đạo giúp đồng bào dân tộc nơi đây từng bước cải thiện đời sống. Tuy nhiên, những tiềm năng và vai trò của cây táo mèo vẫn chưa được khai thác hết, việc sản xuất và kinh doanh còn manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả thấp do khó khăn về vốn, kĩ thuật và nhân lực. Nhận thấy ý nghĩa kinh tế và xã hội của táo mèo rất quan trọng, đối với đời sống đồng bào các dân tộc vùng núi, vùng xâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, góp phần cho sự phát triển chung của đất nước. Xuất phát từ thực trạng trên em xin tiến hành nghiên cứu đề tài: “Biện pháp phát triển sản xuất và mở rộng thị trường các sản phẩm từ quả Táo mèo tại địa bàn xã Lao Chải – huyện Mù Cang Chải – tỉnh Yên Bái”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài • Mục tiêu chung 4 Đánh giá thực trạng, tình hình phát triển và sản xuất các sản phẩm từ cây táo mèo, đồng thời nghiên cứu các phương pháp tiếp cận thị trường đối với các sản phẩm này. Từ đó đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển cây táo mèo tại địa bàn. • Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cây táo trên địa bàn. - Đánh giá thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ cây táo mèo của các hộ nông dân xã lao chải, huyện mù cang chải, tỉnh Yên Bái. - Phân tích thị trường sản phẩm từ quả táo mèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái và một số tỉnh lân cận. - Đề xuất một số giải pháp và định hướng chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và mở rộng thị trường cho các sản phẩm cây táo mèo của các nông dân trên địa bàn xã trong những năm tới. 1.3 . Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Giúp bản thân có thể vận dụng được những kiến thức đã học được để viết bài báo cáo tốt nghiệp phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học. Nâng cao được năng lực cũng như rèn luyện kỹ năng của mình, vận dụng được những kiến thức đã học ở nhà trường vào thực tiễn, đồng thời bổ sung những kiến thức còn thiếu và những kỹ năng tiếp cận các phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân. - Giúp sinh viên củng cố lý thuyết và rèn luyện kỹ năng đã học về chuyên ngành kinh tế nông nghiệp, công tác khuyến nông và những môn học được học trong chương trình đào tạo của nhà trường - Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các chiến lược phát triển sản xuất một số sản phẩm từ cây táo mèo trên địa bàn xã lao chải, huyện mù cang chải, tỉnh Yên Bái. 5 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở cho các cấp chính quyền địa phương, đưa ra những hướng đi mới để xây dựng kế hoạch mở rộng phát triển ngành trồng trọt trên địa bàn. - Đề tài đồng thời là tài liệu tham khảo cho các đề tài đề án trong nghiên cứu về vấn đề trồng trọt của các cấp chính quyền địa phương. 6 PHẦN II CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Một số khái niệm Cây táo mèo:Cây Táo mèo hay người ta còn gọi là cây Sơn Tra, là một loài cây thuộc họ Hoa hồng, cây mọc tự nhiên và sống nhiều năm trên một mảnh đất; sườn đồi núi… Phát triển:Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu. Sản phẩm:sản phẩm (product) là bất cứ cái gì có thể đưa vào thị trường để tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn một nhu cầu hay ước muốn. Nó có thể là những vật thể, dịch vụ, con người, địa điểm, tổ chức và ý tưởng. Sản xuất:Sản xuất là quá trình biến đổi những yếu tố đầu vào thành đầu ra. Mục đích của quá trình chuyển hoá này là tạo giá trị gia tăng để cung cấp cho khách hàng. Đầu vào của quá trình chuyển đổi bao gồm nguồn nhân lực, vốn, kĩ thuật, nguyên vật liệu, đất, năng lượng, thông tin. - Khái niệm về thị trường Thị trường ra đời gắn liền với nền sản xuất hàng hoá, nó là môi trường để tiến hành các hoạt động giao dịch mang tính chất thương mại của mọi doanh nghiệp công nghiệp. Trong một xã hội phát triển, thị trường không nhất thiết chỉ là địa điểm cụ thể gặp gỡ trực tiếp giữa người mua và người bán mà doanh nghiệp và khách hàng có thể chỉ giao dịch, thoả thuận với nhau thông qua các phương tiện thông tin viễn thông hiện đại. Cùng với sự phát triển của 7 sản xuất hàng hoá, khái niệm thị trường ngày càng trở nên phong phú và đa dạng. Có một số khái niệm phổ biến về thị trường như sau: Thị trường là nơi mua bán hàng hoá, là nơi gặp gỡ để tiến hành hoạt động mua bán giữa người mua và người bán. Thị trường là biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định của các gia đình về tiêu dùng các mặt hàng nào, các quyết định của các doanh nghiệp về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và quyết định của người lao động về việc làm là bao lâu, cho ai đều được quyết định bằng giá cả. Thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu, trong đó những người mua và người bán bình đẳng cùng cạnh tranh. Số lượng người mua và người bán nhiều hay ít phản ánh quy mô của thị trường lớn hay nhỏ. Việc xác định nên mua hay bán bàng hoá và dịch vụ với khối lượng và giá cả bao nhiêu do quan hệ cung cầu quyết định. Từ đó ta thấy thị trường còn là nơi thực hiện sự kết hợp giữa hai khâu sản xuất và tiêu dùng hàng hoá. Thị trường là phạm trù riêng của nền sản xuất hàng hoá. Hoạt động cơ bản của thị trường được thể hiện qua 3 nhân tố có mối quan hệ hữu cơ với nhau nhu cầu hàng hoá dịch vụ, cung ứng hàng hoá dịch vụ và giá cả hàng hoá dịch vụ. Khái niệm thị trường hoàn toàn không tách rời khái niệm phân công lao động xã hội. Các Mác đã nhận định “hễ ở đâu và khi nào có sự phân công lao động xã hội và có sản xuất hàng hoá thì ở đó và khi ấy sẽ có thị trường. Thị trường chẳng qua là sự biểu hiện của phân công lao động xã hội và do đó có thể phát triển vô cùng tận ” Thị trường theo quan điểm Maketing, được hiểu là bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó. 8 Tóm lại, thị trường được hiểu là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu của một loại hàng hoá, dịch vụ hàng hoá hay cho một đối tác có giá trị. Ví dụ như thị trường sức lao động bao gồm những người muốn đem sức lao động của mình để đổi lấy tiền công hoặc hàng hoá. Để công việc trao đổi trên được thuận lợi, dần đã xuất hiện những tổ chức kiểu văn phòng, trung tâm giới thiệu, xúc tiến việc làm cho người lao động. Cũng tương tự như thế, thị trường tiền tệ đem lại khả năng vay mượn, cho vay tích luỹ tiền và bảo đảm an toàn cho các nhu cầu tài chính của các tổ chức, giúp họ có thể hoạt động liên tục được. Như vậy điểm lợi ích của người mua và người bán hay chính là gía cả được hình thành trên cơ sở thoả thuận và nhân nhượng lẫn nhau giữa cung và cầu. - Phân loại thị trường Một trong những điều kiện cơ bản để sản xuất kinh doanh có hiệu quả là doanh nghiệp phải hiểu biết thị trường và việc nghiên cứu phân loại thị trường là rất cần thiết. Có 4 cách phân loại thị trường phố biến như sau: + Phân loại theo phạm vi lãnh thổ • Thị trường địa phương: Bao gồm tập hợp khách hàng trong phạm vi địa phương nơi thuộc địa phận phân bố của doanh nghiệp. • Thị trường vùng: Bao gồm tập hợp những khách hàng ở một vùng địa lý nhất định. Vùng này được hiểu như một khu vực địa lý rộng lớn có sự đồng nhất về kinh tế - xã hội. • Thị trường toàn quốc: Hàng hoá và dịch vụ được lưu thông trên tất cả các vùng, các địa phương của một nước. • Thị trường quốc tế: Là nơi diễn ra các giao dịch buôn bán hàng hoá và dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế thuộc các quốc gia khác nhau. + Phân loại theo mối quan hệ giữa người mua và người bán 9 • Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Trên thị trường có nhiều người mua và nhiều người bán cùng một loại hàng hoá, dịch vụ. Hàng hoá đó mang tính đồng nhất và giá cả là do thị trường quyết định. • Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: Trên thị trường có nhiều người mua và người bán cùng một loại hàng hoá, sản phẩm nhưng chúng không đồng nhất. Điều này có nghĩa loại hàng hoá sản phẩm đó có nhiều kiểu dáng, mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu kích thước... khác nhau. Giá cả hàng hoá được ấn định một cách linh hoạt theo tình hình tiêu thụ trên thị trường. • Thị trường độc quyền: Trên thị trường chỉ có một nhóm người liên kết với nhau cùng sản xuất ra một loại hàng hoá. Họ có thể kiểm soát hoàn toàn số lượng dự định bán ra trên thị trường cũng như giá cả của chúng. + Phân loại theo mục đích sử dụng của hàng hoá • Thị trường tư liệu sản xuất: Đối tượng hàng hoá lưu thông trên thị trường là các loại tư liệu sản xuất như nguyên vật liệu, năng lượng, động lực, máy móc thiết bị... • Thị trường tư liệu tiêu dùng: Đối tượng hàng hoá lưu thông trên thị trường là các vật phẩm tiêu dùng phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu dùng của dân cư như quần áo, các loại thức ăn chế biến, đồ dùng dân dụng... + Phân loại theo quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp Thị trường đầu vào: Là nơi doanh nghiệp thực hiện các giao dịch nhằm mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho sản xuất. Có bao nhiêu yếu tố đầu vào thì sẽ có bấy nhiêu thị trường đầu vào (thị trường lao động, thị trường tài chính - tiền tệ, thị trường khoa học công nghệ, thị trường bất động sản...). Thị trường đầu ra: Là nơi doanh nghiệp tiến hành các giao dịch nhằm bán các sản phẩm đầu ra của mình. Tuỳ theo tính chất sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp mà thị trường đầu ra là tư liệu sản xuất hay thị trường tư liệu tiêu dùng. 10 - Mở rộng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm Phát triển thị trường chính là việc đưa các sản phẩm hiện tại vào bán trong các thị trường mới • Phát triển thị trường theo chiều rộng: ở đây được hiểu là mở rộng quy mô theo chiều rộng của thị trường, theo vùng địa lý hoặc mở rộng đối tượng tiêu dùng trên thị trường. • Mở rộng thị trường theo vùng địa lý: chính là việc đưa sản phẩm từ nơi này đến địa phương vùng khác để tiêu thụ , việc mở rộng tiêu thụ theo vùng địa lý làm cho số lượng người tiêu thụ tăng lên. • Mở rộng đối tượng tiêu dùng: bên cạnh việc mở rộng đối tượng theo vùng, địa lý. Chúng ta có thể mở rộng thị trường bằng cách khuyến khích, kích thích các nhóm khách hàng của đối thủ chuyển sang sử dụng sản phẩm của chính mình. • Thị trường là một phạm trù riêng của sản xuất hàng hoá. Hoạt động cơ bản của thị trường được thể hiện qua ba nhân tố: Cung - Cầu - Giá cả. Qua thị trường có thể hiểu được mối tương quan giữa cung và cầu tức là mức độ thoả mãn nhu cầu thị trường về hàng hoá và dịch vụ, phạm vi quy mô của việc thực hiện cung cầu dưới hình thức mua bán hàng hoá và dịch vụ trên thị trường. Thị trường là nơi kiểm nghiệm giá trị của hàng hoá, dịch vụ và ngược lại hàng hoá, dịch vụ phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường, do đó mọi yếu tố liên quan đến sản xuất kinh doanh, dịch vụ đều phải tham gia vào thị trường. Khái niệm mở rộng thị trường: Mở rộng thị trường theo chiều rộng nghĩa là lôi kéo khách hàng mới, khách hàng theo vùng địa lý, tăng doanh số bán với khách hàng cũ. Mở rộng thị trường theo chiều sâu nghĩa là phân đoạn cắt lớp thị trường để thoả mãn nhu cầu muôn hình, muôn vẻ của con người. Mở rộng theo chiều sâu là qua sản phẩm để thoả mãn từng lớp nhu cầu, để từ đó mở rộng theo 11 vùng địa lý. Đó là vừa tăng số lượng sản phẩm bán ra, vừa tạo nên sự đa dạng về chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Đó là việc mà doanh nghiệp giữ vững, thậm trí tăng số lượng sản phẩm cũ đã tiêu trên thị trường, đồng thời tiêu thụ được những sản phẩm mới trên thị trường đó. Sự đa dạng về chủng loại mặt hàng và nâng cao số lượng bán ra là mở rộng thị trường theo chiều sâu. - Marketing hỗn hợp (Marketing mix) Marketing hỗn hợp là một công cụ kết hợp nhiều hoạt động và các kỹ thuật marketing khác nhau với mục đích marketing cho một sản phẩm (dịch vụ).Có nhiều loại marketing mix khác nhau, nhưng thông dụng nhất là 4Ps: + Product (sản phẩm/dịch vụ): là những gì một công ty/tổ chức cung cấp trên thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu và làm hài lòng đối tượng khách hàng mục tiêu.Dựa trên quan điểm Marketing, một sản phẩm/dịch vụ sẽ bao gồm những yếu tố sau: chất lượng, thiết kế, tính năng, nhãn hiệu, bao bì đóng gói, dịch vụ đi kèm. + Price (giá cả): Chi phí mà một khách hàng phải trả để sở hữu sản phầm (dịch vụ) mà một công ty cung cấp.Các yếu tố liên quan đến giá cả bao gồm: Định giá (Xác định mức giá cho sản phẩm), chiến lược giá. Bên cạnh việc định giá, các nhà marketer cần phải chọn cho mình chiến lược giá nhằm chỉnh lý giá sản phẩm/dịch vụ cho phù hợp với từng thời điểm và hoàn cảnh. Có một số chiến lược giá cơ bản như chiến lược giá xâm nhập thị trường, chiến lược giá đánh vào tâm lý khách hàng, chiến lược giá khuyến mãi, chiến lược giá phân theo khu vực địa lý…Ngoài ra, khi phân tích về giá cả, người ta còn xem xét phương thức thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ; một công ty, tổ chức nên cung cấp nhiều phương thức thanh toán càng tốt, nhằm tạo sự thoải mái cho khách hàng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng