Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học qua giờ học tập đọc cho học sinh lớp...

Tài liệu Biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học qua giờ học tập đọc cho học sinh lớp 5 trường tiểu học chiềng sinh thành phố sơn la

.PDF
90
249
78

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC QUA GIỜ HỌC TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƢỜNG TIỂU HỌC CHIỀNG SINH - THÀNH PHỐ SƠN LA Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học giáo dục Sơn La, tháng 5 năm 2017 TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC QUA GIỜ HỌC TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƢỜNG TIỂU HỌC CHIỀNG SINH - THÀNH PHỐ SƠN LA Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học giáo dục Sinh viên thực hiện: Vì Thị Hồng Nam, Nữ: Nữ Dân tộc: Thái Mùi Thị Hậu Nam, Nữ: Nữ Dân tộc: Mường Lò Thị Mai Nam, Nữ: Nữ Dân tộc: Thái Nguyễn Minh Thùy Nam, Nữ: Nữ Dân tộc: Thái Lường Thị Tâm Nam, Nữ: Nữ Dân tộc: Thái Lớp, Khoa: Lớp K55 ĐHGD Tiểu học C Khoa Tiểu học - Mầm non Năm thứ: 3/ Số năm đào tạo: 4 Ngành học: ĐHGD Tiểu học Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Vì Thị Hồng Người hướng dẫn: TS. Trần Thị Thanh Hồng Sơn La, tháng 5 năm 2017 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài chúng em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo - TS. Trần Thị Thanh Hồng, giảng viên khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô đã tận tình hướng dẫn chúng em trong suốt thời gian hoàn thiện đề tài. Chúng em xin cám ơn đến các thầy cô trong khoa Tiểu học - Mầm non, Trung tâm thông tin - Thư viện, phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế - Trường Đại học Tây Bắc, Trường Tiểu học Chiềng Sinh thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La, đã tạo điều kiện để chúng em nghiên cứu đề tài. Chân thành cảm ơn tới các bạn sinh viên lớp K55 Đại học giáo dục Tiểu học C đã động viên, khuyến khích ủng hộ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Sơn La, ngày tháng năm 2017 Sinh viên Vì Thị Hồng Mùi Thị Hậu Lò Thị Mai Nguyễn Minh Thùy Lường Thị Tâm MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ...........................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................6 6. Giả thuyết khoa học.....................................................................................................7 7. Đóng góp của đề tài ......................................................................................................7 8. Cấu trúc của đề tài ........................................................................................................7 NỘI DUNG ......................................................................................................................8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN .......................................8 1.1. Cơ sở lý luận của cảm thụ văn học ............................................................................8 1.1.1. Một số khái niệm liên quan tới đề tài .....................................................................8 1.1.2. Một số quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục tiểu học ...........................................8 1.1.3. Đặc điểm của cảm thụ văn học ...............................................................................9 1.1.4. Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học với việc cảm thụ văn học .......................11 1.1.5. Mục tiêu, nhiệm vụ và yêu cầu nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập đọc ..........................................................................................16 1.1.6. Cơ sở ngôn ngữ và văn học ..................................................................................27 1.1.6.1. Cơ sở ngôn ngữ ..................................................................................................27 1.1.6.2. Cơ sở văn học ....................................................................................................29 1.2. Cơ sở thực tiễn .........................................................................................................29 1.2.1. Khảo sát thực trạng năng lực cảm thụ văn học của học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Chiềng Sinh, thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La .......................................................29 1.2.1.1. Mục đích khảo sát ..............................................................................................29 1.2.1.2. Đối tượng và nội dung khảo sát ........................................................................30 1.2.1.3. Địa điểm và thời gian khảo sát ..........................................................................30 1.2.1.4. Phương pháp khảo sát ........................................................................................30 1.2.2. Phân tích kết quả khảo sát rèn năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 ....30 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ...............................................................................................39 CHƢƠNG 2: BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA GIỜ HỌC TẬP ĐỌC..............................................40 2.1. Một số yêu cầu xây dựng biện pháp ........................................................................40 2.2. Một số biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh......................40 2.2.1. Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với văn thơ ..........................................................40 2.2.2. Tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học ......................................41 2.2.3. Rèn năng lực cảm thụ văn học theo đặc trưng thể loại ........................................43 2.2.3.1. Tác phẩm thơ .....................................................................................................43 2.2.3.2. Tác phẩm văn xuôi.............................................................................................45 2.2.4. Rèn luyện năng lực qua đọc hiểu .........................................................................49 2.2.4.1. Rèn luyện theo trình tự hệ thống luyện Tập đọc ...............................................49 2.2.4.2. Rèn kĩ năng phát hiện chi tiết nghệ thuật trong bài đọc ...................................51 2.2.5. Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học .........................................52 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ...............................................................................................56 CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ THỂ NGHIỆM SƢ PHẠM ......................................57 3.1. Thiết kế thể nghiệm .................................................................................................57 3.1.1. Mục đích thể nghiệm ............................................................................................57 3.1.2. Đối tượng, thời gian và địa bàn thể nghiệm .........................................................57 3.1.2.1. Đối tượng thể nghiệm ........................................................................................57 3.1.2.2. Thời gian và địa bàn thể nghiệm .......................................................................57 3.1.3. Nội dung và tiêu chí thể nghiệm ..........................................................................57 3.1.3.1. Nội dung.............................................................................................................57 3.1.3.2. Tiêu chí thể nghiệm ...........................................................................................58 3.1.4. Phương pháp thể nghiệm ......................................................................................60 3.2. Kết quả thể nghiệm ..................................................................................................60 3.2.1. Kết quả trước thể nghiệm .....................................................................................60 3.2.2. Kết quả sau thể nghiệm ........................................................................................60 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ...............................................................................................63 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..............................................................................64 1. Kết luận .......................................................................................................................64 2. Khuyến nghị ................................................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh . ................................................31 Bảng 1.2. Kết quả khảo sát ý kiến của giáo viên về mục tiêu nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. ...............................................................................................31 Bảng 1.3. Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của giáo viên về môn học để nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh mà giáo viên quan tâm....................................32 Bảng 1.4. Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của giáo viên về rèn năng lực cảm thụ văn học cho các đối tượng học sinh. ..............................................................................32 Bảng 1.5. Kết quả khảo sát mức độ của giáo viên có thường xuyên rèn năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. ...............................................................................................33 Bảng 1.6. Kết quả khảo sát mức độ giáo viên thường sử dụng các dạng bài tập để rèn năng lực cảm thụ văn học cho học sinh..........................................................................33 Bảng 1.7. Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của học sinh thích học môn Tiếng Việt. .........................................................................................................................................35 Bảng 1.8. Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của học sinh thường thường xuyên đọc thuộc các bài thơ được học. ............................................................................................36 Bảng 1.9. Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của học sinh thích làm bài tập về cảm thụ văn học. .....................................................................................................................36 Bảng 1.10. Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của học sinh thường xuyên làm các dạng bài tập về cảm thụ văn học. ...................................................................................37 Bảng 2.1. Kết quả cảm thụ văn học của học sinh lớp đối chứng qua 4 bài tập .............60 Bảng 2.2. Kết quả cảm thụ văn học của học sinh lớp thể nghiệm qua 4 bài tập ...........60 Bảng 2.3. So sánh kết quả giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ..............................61 \ TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC Khoa: Tiểu học - Mầm non THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học qua giờ học Tập đọc cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Chiềng Sinh - Thành phố Sơn La - Sinh viên thực hiện: 1) Vì Thị Hồng 2) Mùi Thị Hậu 3) Lò Thị Mai 4) Nguyễn Minh Thùy 5) Lường Thị Tâm - Lớp: K55 ĐHGD Tiểu học C Khoa: Tiểu học - Mầm non Năm thứ: 3/Số năm đào tạo: 4 - Người hướng dẫn: TS. Trần Thị Thanh Hồng 2. Mục tiêu đề tài: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn cảm thụ văn học qua phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Chiềng Sinh –Thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La. Từ đó đề xuất các biện pháp rèn luyện năng lực cảm thụ văn học cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Tập đọc nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung ở Trường tiểu học hiện nay. 3. Tính mới và sáng tạo: Đề tài chúng tôi đã đề ra được một số biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học qua phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Chiềng Sinh - Thành phố Sơn La 4. Kết quả nghiên cứu: Hoàn thành mục tiêu đề tài 5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: Đề tài đóng góp về mặt giáo dục và đào tạo 6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): Đề tài đã nhận được một số phản hồi tích cực từ các giáo viên trong Trường tiểu học Chiềng Sinh, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La Ngày tháng năm 2017 Sinh viên chịu trách nhiệm chính (ký và ghi rõ họ, tên) Nhận xét của ngƣời hƣớng dẫn về những đóng góp của sinh viên thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi): ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Xác nhận của khoa ngày tháng năm 201..... Ngƣời hƣớng dẫn (ký và ghi rõ họ, tên) TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC Khoa: Tiểu học - Mầm non THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. SƠ LƢỢC VỀ SINH VIÊN: Họ và tên: Vì Thị Hồng Sinh ngày: 23 tháng 5 năm 1995 Nơi sinh: Mai Sơn - Sơn La Lớp: K55 ĐHGD Tiểu học C Khóa: 2014 - 2018 Khoa: Tiểu học - Mầm non Địa chỉ liên hệ: Chiềng Chung - Mai Sơn - Sơn La Điện thoại: 0963927414 Email: [email protected] II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm đang học): * Năm thứ 1: Ngành học: ĐHGD Tiểu học Khoa: Tiểu học - Mầm non Kết quả xếp loại học tập: Trung bình Sơ lược thành tích: Tham gia các hoạt động của lớp, khoa. * Năm thứ 2: Ngành học: Giáo dục Tiểu học Khoa: Tiểu học - Mầm non Kết quả xếp loại học tập: Khá Sơ lược thành tích: Tham gia các hoạt động của lớp, khoa. * Năm thứ 3: Ngành học: Giáo dục Tiểu học Khoa: Tiểu học - Mầm non Kết quả xếp loại học tập: Giỏi Sơ lược thành tích: Tham gia các hoạt động của lớp, khoa. Ngày tháng năm 201… Xác nhận của trƣờng đại học Sinh viên chịu trách nhiệm chính (ký tên và đánh dấu) thực hiện đề tài (ký, họ và tên) MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tiếng Việt đóng vai trò to lớn trong việc hình thành những phẩm chất quan trọng nhất của con người và trong việc thực hiện những nhiệm vụ của hệ thống giáo dục. Học sinh tiểu học là lứa tuổi hồn nhiên, ngây thơ, dễ xúc động như K.A.U Sinxki đã nói: “Trẻ em đi vào trong đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó, duy nhất thông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại thế giới bao quanh đứa trẻ được phản ánh trong đó chỉ thông qua công cụ này” [14; tr. 42]. Vì thế việc phát triển tiếng Việt và bảo vệ sự trong sáng tiếng Việt có thể nói là một công việc lớn đặt ra cho tất cả chúng ta. Vậy nên tiếng Việt có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ hình thành và phát triển các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết cho học sinh mà môn Tiếng Việt còn góp phần cùng các môn học khác phát triển tư duy, hình thành cho các em nhu cầu thưởng thức cái đẹp, cảm xúc trước cái đẹp, trước buồn - vui - yêu - ghét của con người. Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học trong tác phẩm, cuốn truyện, bài văn, bài thơ hay trong cả một từ ngữ có giá trị của một câu văn, câu thơ... Để học sinh có được các kĩ năng trên thông qua các giờ Luyện từ và câu, Tập làm văn thì chưa đủ mà học sinh cần được bồi dưỡng về cảm thụ văn trong các giờ Tập đọc và trong các buổi ngoại khoá. Bởi học sinh có cảm thụ văn tốt thì mới hiểu được ý nghĩa của bài văn, bài thơ, đoạn văn, đoạn thơ... và mới thấy được nét đẹp của thơ văn làm cho tâm hồn các em thêm phong phú. Tập đọc là một phân môn thực hành mang tính chất tổng hợp. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng bộ phận cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của đọc: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được những nội dung mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc hay (mà ở mức độ cao hơn là đọc diễn cảm). Ngoài ra phân môn này còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về tiếng Việt cho học sinh (về phát âm, từ ngữ, câu văn), kiến thức bước đầu về văn hóa, đời sống và giáo dục thẩm mỹ. Phân môn Tập đọc ở tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng đóng vai trò rất quan trọng, được coi là môn học công cụ để học tốt các môn học khác. Trong các giờ Tập đọc, học thuộc lòng học sinh biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ đã tạo cho các em sự say mê hứng thú và để lại một vốn văn hóa đáng kể cho trẻ. Cũng thông qua các bài 1 văn học sinh hiểu thêm về các vùng miền của đất nước, hiểu được công sức của các tầng lớp nhân dân đang ra sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hiểu được các truyền thống quý báu của dân tộc. Từ đó sẽ dần dần xây dựng được những tâm hồn, nhân cách theo mục tiêu giáo dục đề ra trong chiến lược phát triển con người. Như vậy, Tập đọc là một phân môn có vai trò quan trọng và chủ yếu trong việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học, vì phân môn Tập đọc cung cấp và giới thiệu cho học sinh số lượng văn bản nhiều nhất, gồm nhiều thể loại. Đồng thời, nhiệm vụ của phân môn Tập đọc cũng bao gồm những công việc có liên quan mật thiết đến nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh, đó là: đọc và tìm hiểu nội dung, nghệ thuật, đọc diễn cảm và học thuộc lòng. Nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học là một nhu cầu cấp thiết trong giảng dạy tiếng Việt. Có năng lực cảm thụ văn học tốt các em sẽ nhận được nhiều vẻ đẹp của thơ văn, phong phú thêm về tâm hồn, nói - viết tiếng Việt thêm trong sáng và sinh động. Bên cạnh đó, cảm thụ văn học không những góp phần vào học tiếng Việt mà còn giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh. Chương trình môn Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5 luôn coi nhiệm vụ nâng cao năng lực cảm thụ văn học là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Dưới sự gợi mở, dẫn dắt của thầy, cô giáo, những bài thơ, bài văn hay trong sách giáo khoa sẽ đem đến cho các em bao điều kì thú và hấp dẫn. Đặc biệt, đối với học sinh lớp 5 năng lực cảm thụ văn học còn giúp các em hiểu sâu nội dung bài đọc, vận dụng vào viết văn, làm thơ… tạo đà tốt cho học sinh học lên cấp trung học cơ sở. Cảm thụ văn học phụ thuộc nhiều vào vốn sống, vốn hiểu biết của từng em. Cho nên cần bồi dưỡng vốn sống cho các em. Do đó, giúp các em phát triển khả năng liên tưởng, tưởng tượng đồng thời bồi dưỡng vốn sống tạo điều kiện cho các em tiếp xúc với tác phẩm, trang bị một số kiến thức về văn học như: hình ảnh, chi tiết kết cấu, các đặc trưng ngôn ngữ, nghệ thuật, các biện pháp tu từ… Trong giờ dạy Tập đọc của môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học, kĩ năng cảm thụ văn học là một yêu cầu cần được coi trọng. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm hình thành và phát triển năng lực cảm thụ văn học và rèn luyện các kĩ năng tiếng Việt cho học sinh. Trường Tiểu học Chiềng Sinh - Sơn La là trường có thuận lợi về cơ sở, vật chất, đội ngũ giáo viên giảng dạy nhiệt tình. Tuy nhiên, do đặc điểm của trường có số lượng 2 học sinh dân tộc thiểu số tương đối đông, nên khi áp dụng chương trình sách giáo khoa mới vào giảng dạy và học tập tiếng Việt còn gặp nhiều trở ngại, chất lượng cảm thụ văn học của học sinh trong giờ Tập đọc chưa cao. Đây là vấn đề đòi hỏi nhà trường cũng như các cấp quản lí giáo dục cần có biện pháp khắc phục để giáo viên và học sinh đạt được kết quả cao hơn trong dạy học nói chung và giờ Tập đọc nói riêng. Trước những thực tế đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học qua giờ học Tập đọc cho học sinh lớp 5 tại trường Tiểu học Chiềng Sinh, THÀNH PHỐ Sơn La - tỉnh Sơn La” làm đối tượng nghiên cứu với mong muốn góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đọc và cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Chiềng Sinh. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tất cả những tác phẩm văn học chân chính đều phản ánh khát vọng thiêng liêng cháy bỏng của con người, là cái đẹp của lòng vị tha, tình yêu thương của đồng loại, nó góp phần nâng cao và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Vì vậy, nâng cao năng lực hiểu và cảm thụ các tác phẩm văn học cho học sinh tiểu học là nhiệm vụ hết sức cần thiết có ý nghĩa. Dạy văn là dạy người, thông qua các giờ dạy cảm thụ văn học, học sinh sẽ được bồi đắp nên những tâm hồn đẹp, xúc cảm phong phú nhạy bén, tinh tế hơn. Trong thực tế, vấn đề nâng cao, trau dồi năng lực cảm thụ văn học cho học sinh đã được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình và quan tâm đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu nước ngoài như: Cuốn Cảm thụ văn học của học sinh của O.L.Nhikiphôrôva, cuốn Cảm thụ nghệ thuật của V.A.Nhikônxki, cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học của G.N.Pospelov. Những tài liệu trên đã cung cấp những cơ sở lý luận có giá trị khoa học về đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật, khái niệm cảm thụ văn học, năng lực cảm thụ văn học và đưa ra những biện pháp cơ bản giúp học sinh cảm thụ tác phẩm văn học. Ở Việt Nam, vấn đề cảm thụ văn học cũng đang được quan tâm chú trọng nhiều hơn trong nhà trường phổ thông, có thể kể đến những công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau: Nhóm tác giả Tạ Đức Hiền, Nguyễn Việt Nga, Phạm Đức Minh với cảm thụ văn tiểu học 5 đã dựa vào các văn bản bài đọc Tập đọc ở lớp 5 để gợi ý hướng dẫn theo một hệ thống câu hỏi giúp các em đọc hiểu bài đọc. Trong Luyện tập cảm thụ văn học của Hoàng Hòa Bình đã nêu lên một số vấn 3 đề chung về cảm thụ văn học và đưa ra mốt số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học. Bài viết Phương pháp dạy học tác phẩm văn học của Đào Ngọc Đệ (Trường Đại học Hải Phòng) đã đề xuất bốn điều cơ bản để dạy và học tốt tác phẩm văn học. Giáo viên và học sinh phải đọc kĩ tác phẩm văn học, giảng dạy theo thể loại của tác phẩm văn học, giáo viên phải là nhà khoa học sư phạm và học sinh phải tích cực chủ động khám phá các giá trị của tác phẩm văn học. Cuốn Phương pháp dạy học tác phẩm văn học (theo thể loại) của Nguyễn Viết Chữ cũng đã đề cập đến tới vấn đề: “Lý thuyết câu hỏi cảm thụ tác phẩm văn chương và sự vận dụng trong dạy học theo thể loại như một phương tiện thiết yếu”. Ở đây công trình này tác giả đã xây dựng cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề câu hỏi khá hoàn thiện. Từ đó tác giả đã đưa ra những yêu cầu có tính nguyên tắc khi xây dựng hệ thống câu hỏi cảm thụ để dạy tác phẩm văn học trong nhà trường Việt Nam. Cuốn Luyện tập về cảm thụ văn học ở tiểu học của Trần Mạnh Hưởng (NXB giáo dục – 2001) đã đưa ra một số yêu cầu về rèn luyện cảm thụ văn học ở tiểu học, giúp học sinh nắm được những yêu cầu biện pháp rèn luyện cụ thể về cảm thụ văn học cho bản thân. Cuốn sách cũng đưa ra một hệ thống bài tập về cảm thụ văn học ở tiểu học và những gợi ý, giải đáp và tham khảo. Nguyễn Trọng Hoàn trong cuốn Rèn kĩ năng cảm thụ văn thơ cho học sinh tiểu học (NXB Hà Nội – 2002) đã đề cập đến những kĩ năng cảm thụ văn và nêu một số yêu cầu và sự chuẩn bị đối với người cảm thụ thơ văn, nêu một số phương hướng cảm thụ thơ văn trong chương trình và sách giáo khoa Tiểu học. Cuốn Cảm thụ văn học và giảng dạy văn học của Phan Trọng Luận đã cung cấp được một số hiểu biết khoa học về tính đặc thù của cảm thụ văn chương, mối quan hệ thẩm mỹ của bạn đọc đối với tác phẩm, tính chủ quan, tính sáng tạo khi tiếp nhận và những khái quát về những đặc điểm cũng như tiêu chí phát triển văn học ở bạn đọc. Tác giả Lê Phương Nga trong Dạy Tập đọc ở tiểu học (NXB giáo dục – 2002) đã đi sâu vào phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học tích cực, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc. Bài viết Nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học, các dạng bài tập và những vấn đề cần lưu ý của Lê Phương Nga, in trên Tạp chí giáo dục Tiểu học số 3/1998, cũng như bài Rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh tiểu học theo hướng 4 tích cực hoá hoạt động in trên Tạp chí giáo dục quý I/2002 đã đưa ra một số biện pháp tích cực để rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh tiểu học. Đề tài Phương pháp dạy học sinh cảm thụ văn học của Nguyễn Hữu Phương đã đề cập tới một số phương pháp cơ bản để hướng dẫn học sinh cảm thụ văn học một cách có kỹ năng. Tác giả đề tài cũng đã khẳng định muốn cảm thụ văn học tốt học sinh phải có vốn ngôn ngữ, vốn văn học, vốn sống. Người thầy phải làm cho học sinh có hứng thú và niềm say mê học văn. Bài viết Nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho học sinh trong giờ học hiểu môn văn của Phan Thanh Vân (Tạp chí văn học số 8, ngày 22 – 10 – 2012) đã đề ra một số biện pháp nhằm tạo hứng thú học văn và nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho học sinh, hình thành thói quen đọc trực tiếp văn bản, rèn kĩ năng đọc diễn cảm và sử dụng lời bình. Qua nghiên cứu các công trình, các bài viết liên quan đến đề tài chúng tôi nhận thấy, nhìn chung mỗi tác giả, mỗi bài viết đều đã đề cập đến nhiều khía cạnh, phương diện khác nhau về cảm thụ văn học giúp người dạy văn, học văn xác định được phương hướng đúng đắn, có giá trị và làm tiền đề cho chúng tôi triển khai đề tài. Tuy nhiên, vấn đề nêu ra ở các tài liệu này chưa đề xuất được biện pháp cụ thể, chưa hướng vào từng lớp có trình độ nhận thức khác nhau, điều kiện học tập khác nhau đối với học sinh ở bậc tiểu học tại một địa phương cụ thể. Nhận thấy đây là một khoảng trống có thể tiến hành khảo sát, nghiên cứu và đề xuất các biện pháp mang tính ứng dụng nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho đối tượng là học sinh lớp 5 tại Trường Tiểu học Chiềng Sinh – Thành phố Sơn La với mong muốn góp một phần nhỏ nâng cao hiệu quả cảm thụ văn chương trong dạy học tiếng Việt ở tiểu học. 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài tập trung tìm hiểu các vấn đề lý luận và thực trạng cảm thụ văn học của học sinh tiểu học đề đề xuất một số biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Chiềng Sinh, thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về cảm thụ văn học của học sinh tiểu học. - Khảo sát chất lượng dạy và học cảm thụ văn học qua giờ Tập đọc lớp 5A1, 5A2 5 trường Tiểu học Chiềng Sinh, thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La. - Tìm ra nguyên nhân dẫn đến chất lượng cảm thụ văn học chưa tốt của học sinh. - Tìm biện pháp gây hứng thú cảm thụ văn học nhằm nâng cao chất lượng cảm thụ văn học và làm bài văn cho học sinh. - Dạy thể nghiệm trên đối tượng học sinh khối 5 lớp 5A1, 5A2 trường Tiểu học Chiềng Sinh, thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La. - Thăm dò ý kiến giáo viên và học sinh qua việc sử dụng phương pháp giảng dạy mới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học qua giờ Tập đọc cho học sinh lớp 5 tại Trường Tiểu học Chiềng Sinh, thành phố Sơn La. 4.2. Phạm vi Đề tài này chúng tôi tập trung nghiên cứu các vấn đề cảm thụ văn học, đặc điểm cảm thụ văn học của học sinh tiểu học. Thực trạng dạy và học cảm thụ văn học ở lớp 5 Trường Tiểu học Chiềng Sinh, thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học mà chúng tôi cho rằng giáo viên cũng như học sinh còn thiếu trong quá trình dạy và học cảm thụ văn học. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 5.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận - Phân tích tổng hợp. - Hệ thống hóa kiến thức trong các tài liệu các biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho học sinh trong một số công trình đã nghiên cứu về các biện pháp hiệu quả cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học. Các phương pháp trên nhằm tìm hiểu nhằm thu thập các thông tin có liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài. 5.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra - Phương pháp hỏi đáp 6 - Phương pháp thể nghiệm Các phương pháp trên nhằm tìm hiểu năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 của một số Trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La. 5.3. Phƣơng pháp phân tích thống kê toán học Phương pháp này nhằm xử lí số liệu trong quá trình nghiên cứu. 6. Giả thuyết khoa học Việc rèn luyện để nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học là nhiệm vụ rất quan trọng. Học sinh có năng lực cảm thụ văn học tốt sẽ cảm nhận được các giá trị nhân văn, thẩm mĩ trong tác phẩm văn học, góp phần bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm của học sinh. Nếu các biện pháp đề xuất trong đề tài đáng tin cậy sẽ góp phần bồi dưỡng khả năng cảm thụ văn học cho học sinh theo hướng phát triển năng lực của người học theo xu hướng giáo dục hiện nay. 7. Đóng góp của đề tài Nếu các biện pháp đề xuất trong đề tài được thực hiện thành công sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn nói riêng và dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học nói chung. Đồng thời đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa Tiểu học – Mầm non, giáo viên trường Tiểu học Chiềng Sinh - Sơn La. 8. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn Chương 2: Biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua giờ học Tập đọc Chương 3: Thiết kế và thể nghiệm sư phạm 7 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận của cảm thụ văn học 1.1.1. Một số khái niệm liên quan tới đề tài Đọc: Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với các hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từng hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm) (M.R. Lovôp - Cẩm nang dạy học tiếng Nga (tiếng Nga) [7; tr. 7]. Đọc hiểu: Đọc hiểu (trong đọc văn): “… là hoạt động được diễn ra đồng thời với quá trình nắm bắt thông tin, đọc trong nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc, để lĩnh hội đích tác động của văn bản. Kết quả của đọc hiểu là người đọc phải lĩnh hội được thông tin, hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu đoạn, bài, văn bản…” [7; tr. 7]. Đọc diễn cảm: “ Đọc diễn cảm là một trong những biện pháp của đọc sáng tạo. Đọc diễn cảm là cách sử dụng giọng đọc có kèm theo cử chỉ điệu bộ, nét mặt để truyền đạt những ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm trong tác phẩm và cả những ý nghĩ, tâm trạng, cảm xúc của người đọc đến với người nghe” [7; tr.19]. Cảm thụ văn học: “Cảm thủ văn học chính là sự kết hợp hài hòa cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm về nội dung và hình thức, là khả năng dung cảm một cách sâu sắc, tinh tế những tình cảm của tác giả thông qua hình tượng, là khả năng đánh giá chính xác tài năng cũng như sự độc đáo trong phong cách của nhà văn” [12;tr. 99]. 1.1.2. Một số quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục tiểu học Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của nhà nước về đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng được thể hiện trong nhiều văn bản, đặc biệt trong các văn bản sau: Trong Công văn số 896/BGD&ĐT - GDTH ngày 13/2/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã quy định rõ việc đổi mới cách thức dạy học, mà trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh. Phương pháp dạy học ở tiểu học được quy định tại 8 Điều 28 của Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học; khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. [39; tr. BĐT]. Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 quy định: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". [39; tr. BĐT]. Nghị quyết số 44/NQ - CP, ngày 09/6/2014 Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế xác định “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối kỳ học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển”. [36; tr. BĐT]. Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” ở trường phổ thông theo Hướng dẫn tại Công văn số 3535/BGDĐT - GD ngày 27/5/2013, mà mục tiêu của phương pháp này là chú ý cung cấp kiến thức cho học sinh, tạo lên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của học sinh, chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh. Những quan điểm, định hướng nêu trên tạo tiền đề, cơ sở và môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực người học ở tiểu học nói riêng. 1.1.3. Đặc điểm của cảm thụ văn học Thông qua những đặc điểm trên chúng tôi thấy năng lực cảm thụ văn học gồm có những cấp độ như sau: Cấp độ 1: cấp độ ngôn từ và sự cảm thụ ngôn từ: cảm thụ về phương diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, các thủ pháp nghệ thuật sao cho những gì chính yếu trong tác phẩm được 9 nổi bật, sao cho tư tưởng sống động của tác giả gây được ấn tượng trong lòng người đọc. Ví dụ: Trong bài ca dao: Người ta đi cấy lấy công Tôi nay đi cấy phải trông nhiều bề. Trông trời, trông đất, trông mây Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm. Trông cho chân cứng đá mềm Trời êm bể lặng mới yên tấm lòng. (Ca dao) Từ “trông” được nhắc lại 9 lần (biện pháp điệp ngữ) làm cho người đọc thấy được công việc làm ruộng vô cùng vất vả. Từ “trông” không chỉ có nghĩa là “nhìn”, nhìn để đoán thời tiết mà còn mang nghĩa “mong mỏi, ước ao”. Niềm mong mỏi, ước ao này chứng tỏ một phần nào những cố gắng lớn của người nông dân xưa (trong lao động nông nghiệp). Từ đó người đọc cảm thấy quý trọng hạt lúa, hạt gạo và biết ơn những người nông dân chân đất hiền lành. Cấp độ 2: cấp độ hình tượng và sự cảm thụ cấp độ hình tượng (ý nghĩa của tác phẩm), cảm thụ tư tưởng của tác phẩm. Hình tượng nhân vật, không gian, thời gian, tác giả…Chẳng hạn như trong bài Việt Bắc của Tố Hữu (Tiếng Việt 4, tập 1) hình ảnh Bác Hồ hiện ra thật thân thương, trìu mến. Lúc Bác Hồ và các cán bộ tạm biệt Việt Bắc về xuôi, người đọc cảm nhận thấy cái bịn rịn, cái lưu luyến, diễn ra trong tâm trạng người, người đi, người ở. Có 4 từ “nhớ” trong 8 câu thơ trong bài Việt Bắc, thể hiện nỗi nhớ sâu đậm, da diết, thiết tha… nỗi niềm lưu luyến, bịn rịn dồn lại trong hai chữ “trông theo”… Từ những tình cảm chân thành ấy đã dựng lên trong lòng người đọc, hình tượng về Bác hình ảnh một vị lãnh tụ rất thân với nhân dân: Mình về với Bác đường xuôi Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường! Nhớ người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo Nhớ chân Người bước lên đèo Người đi rừng núi trông theo bóng Người. (Tố Hữu) 10 Cấp độ 3: cấp độ ý nghĩa và sự cảm thụ ý nghĩa của tác phẩm Như trong các câu ca dao, tục ngữ có nhiều nghĩa hiểu khác nhau như nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn… Công cha như núi Thái Sơn Ví dụ: Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. (Ca dao) Bài ca dao đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh vô cùng độc đáo “Công cha với núi Thái Sơn”, “ Nghĩa mẹ với nước trong nguồn”. “Núi Thái Sơn” là ngọn núi cao, đồ sộ, vững chãi nhất Trung Quốc. “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hình tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha vững chắc, mạnh mẽ, tình mẹ thật ngọt ngào, vô tận. Ân nghĩa đó thật to lớn, sâu nặng. Xuất phát từ đó, người xưa khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ. Cấp độ 4: cấp độ tư tưởng và sự cảm thụ tư tưởng của tác phẩm Tư tưởng quan niệm chính kiến của nhà văn về con người, xã hội, đạo đức, thẩm mĩ, nghệ thuật… Ví dụ: Trong bài Tập đọc “Bà cháu” thông qua nhân vật hai bà cháu, người đọc nắm bắt tư tưởng của tác phẩm đó là: lòng hiếu thảo của người cháu với bà dù sống trong giàu sang, sung sướng nhưng vẫn luôn nhớ về người bà của mình. Năng lực cảm thụ văn học ở mỗi người không hoàn toàn giống nhau. Năng lực cảm thụ văn học do những yếu tố quy định như: vốn sống và hiểu biết, năng lực và trình độ kiến thức, tình cảm và thái độ, sự nhạy cảm khi tiếp xúc với tác phẩm văn học… Ngay cả ở một người sự cảm thụ về một bài văn, bài thơ trong những thời điểm khác nhau cũng có những biến đổi. 1.1.4. Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học với việc cảm thụ văn học Trẻ em rất say mê văn học, nghệ thuật, có những cảm nhận, suy nghĩ theo lối riêng của mình, ngoài tính chất trẻ thơ, thơ ngây, ở từng mặt, từng khía cạnh cụ thể, nhiều khi cũng rất sâu sắc và đầy chất trí tuệ. Đây là những nguyên nhân dẫn đến những đặc trưng trong cảm thụ văn học ở lứa tuổi này: Dễ nhập thân vào tác phẩm, có khả năng liên tưởng, tưởng tượng sinh động về thế giới trong tác phẩm. Dễ xúc động về sự kiện của tác phẩm và tâm trạng của nhân vật, dễ tin những gì diễn ra trong tác phẩm, trẻ em nào cũng thơ mộng, lãng mạn. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan