Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học tác phẩm người trong bao (sê khốp) ở lớp 11 ...

Tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học tác phẩm người trong bao (sê khốp) ở lớp 11 thpt miền núi

.PDF
119
159
109

Mô tả:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ THU THẢO BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TÁC PHẨM “NGƢỜI TRONG BAO” (SÊ KHỐP) Ở LỚP 11 THPT MIỀN NÚI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thái Nguyên - 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ THU THẢO BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TÁC PHẨM “NGƢỜI TRONG BAO” (SÊ KHỐP) Ở LỚP 11 THPT MIỀN NÚI Chuyên ngành: Lý luận và Phƣơng pháp dạy học Văn - Tiếng Việt MÃ SỐ: 60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Huy Quát Thái Nguyên - 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Các thông tin, số liệu trích dẫn trong luận văn đều đã được trích rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2013 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Thảo Xác nhận Xác nhận của trƣởng khoa chuyên môn của cán bộ hƣớng dẫn i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS. Nguyễn Huy Quát – người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn “Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học tác phẩm “Người trong bao” (Sê Khốp) ở lớp 11 THPT miền núi”. Tôi cũng xin được cảm ơn tất cả người thân, bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Dù đã rất cố gắng song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy chúng tôi mong muốn sẽ nhận được sự góp ý từ thầy cô và các bạn. Chúng tôi cũng hi vọng những nghiên cứu được đặt ra trong luận văn sẽ trở thành nguồn tư liệu có giá trị đối với việc dạy học tác phẩm văn chương nói riêng và dạy học bộ môn Ngữ văn nói chung. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2013 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Thảo ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ......................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ................................................................................................................ iii Danh mục các ký hiệu viết tắt ............................................................................. iv PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 4 3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 7 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 7 6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 7 7. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 8 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................... 9 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .................................................... 9 1.1 Sơ lược về lý thuyết tiếp nhận....................................................................... 9 1.1.1 Khái niệm tiếp nhận văn học...................................................................... 9 1.1.2 Lý thuyết tiếp nhận văn học từ truyền thống đến hiện đại ...................... 10 1.1.3 Tiếp cận đồng bộ trong dạy học TPVC ....................................................... 12 1.2 Lý thuyết về PPDH tích cực........................................................................ 15 1.2.1 Khái niệm về PPDH tích cực ................................................................... 15 1.2.3 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy TTC của HS. 16 1.2.4 PPDH tích cực trong dạy học TPVC ....................................................... 17 1.3 Vài nét về lý thuyết truyện ngắn ................................................................. 19 1.3.1 Khái niệm và đặc trưng của truyện ngắn ................................................. 19 1.3.2 Các yếu tố cấu thành truyện ngắn ............................................................ 22 1.3.3 Đôi điều về thi pháp truyện ngắn Sê khốp ................................................ 27 iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 1.4 Dạy học tác phẩm truyện ngắn theo đặc trưng loại thể............................... 30 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC VĂN HỌC NƢỚC NGOÀI VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN “NGƢỜI TRONG BAO” Ở LỚP 11, THPT MIỀN NÚI ....... 35 2.1 Vài nét về tác phẩm VHNN trong chương trình, SGK Ngữ văn THPT hiện hành ............................................................................................................ 35 2.2 Những khó khăn khi giảng dạy tác phẩm VHNN ở trường THPT ................... 37 2.2.1 Vấn đề bản dịch ........................................................................................ 37 2.2.2 Vấn đề ngôn ngữ ...................................................................................... 38 2.2.3 Vấn đề thời lượng trong phân phối chương trình VHNN ........................ 39 2.2.4 Vấn đề quan niệm của người dạy đối với các tác phẩm VHNN .............. 39 2.2.5 Vấn đề dối tượng tiếp nhận là HS miền núi ........................................... 40 2.3 Thực trạng và tồn tại trong giảng dạy VHNN ở trường THPT .................. 40 2.3.1 Những hạn chế trong dạy và học VHNN ở trường THPT ........................ 41 2.3.2 Thực trạng về dạy học tác phẩm “Người trong bao” ............................... 42 2.4 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học truyện ngắn “Người trong bao” của Sê khốp ................................................................................................ 59 2.4.1 Đôi điều cần lưu ý đối với giáo viên ......................................................... 59 2.4.2. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học truyện ngắn “Người trong bao” – Sê khốp (SGK Ngữ văn 11) ............................................. 67 CHƢƠNG 3. THIẾT KẾ DẠY THỂ NGHIỆM TRUYỆN NGẮN “NGƢỜI TRONG BAO” ................................................................................................... 73 3.1. Đối tượng và nội dung thể nghiệm ............................................................. 73 3.2. Phương pháp và phương tiện dạy học ......................................................... 73 3.3. Quy trình triển khai thể nghiệm .................................................................. 74 3.4. Kết quả của quá trình thể nghiệm ............................................................... 90 3.4.1. Kết quả thu được từ phía HS .................................................................... 90 3.4.2. Một số ý kiến đánh giá từ phía nhà trường và GV dự giờ ....................... 97 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................ 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 104 iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn PHỤ LỤC ........................................................................................................ 107 v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG 1 TPCV Tác phẩm văn chương 2 TPVH Tác phẩm văn học 3 PPDH Phương pháp dạy học 4 TTC Tính tích cực 5 HS Học sinh 6 GV Giáo viên 7 SGK Sách giáo khoa 8 THPT Trung học phổ thông iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học nước ngoài (VHNN) trong chương trình Ngữ văn ở trường THPT chiếm một vị trí quan trọng. Về dung lượng và thời lượng phần văn học này chiếm tỷ lệ không nhỏ trong chương trình SGK toàn cấp học. Đây là những tác phẩm tinh hoa của văn học thế giới, đã vượt qua thử thách khắc nghiệt của không gian và thời gian. Trong luận văn này, chúng tôi chọn nghiên cứu truyện ngắn “Người trong bao” của Sê khốp với những lí do sau đây: 1.1. Nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn, nói chung và tác phẩm VHNN, nói riêng là một yêu cầu cấp thiết. Từ khi đất nước ta đổi mới và ngày càng hội nhập với thế giới về kinh tế, văn hóa, xã hội… thì Giáo dục cũng không thể đứng ngoài cuộc hội nhập đó. Mục đích của hội nhập là để phát triển và phát triển bền vững. Hội nhập về Văn hóa, Giáo dục…nhưng vẫn phải giữ được bản sắc dân tộc. Hòa nhập nhưng không hòa tan. Góp phần vào công cuộc hội nhập đó, phần VHNN trong môn Ngữ văn ở trường phổ thông cũng có nhiều thay đổi: tỷ lệ tác giả, tác phẩm VHNN tăng lên; VHNN được đưa vào chương trình Ngữ văn phổ thông không chỉ dừng lại ở Văn học Nga, Trung Quốc mà đã mở rộng ra các quốc gia, các châu lục khác, như: Anh, Pháp, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản…Vì vậy, việc nghiên cứu đổi mới nội dung, phương pháp dạy học (PPDH) phần VHNN ở phổ thông càng trở nên cấp thiết. Dạy học đáp ứng nhu cầu của xã hội là điều rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) môn Ngữ văn, trong đó có VHNN là một yêu cầu không thể thiếu. Bởi lẽ dạy học văn không chỉ là dạy một môn nghệ thuật mà cũng là dạy một môn khoa học. Văn chương là lĩnh 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn vực cảm thụ thẩm mĩ và sáng tạo của mỗi cá nhân. Quá trình tiếp nhận văn học là quá trình người đọc được giao tiếp cùng với nhà văn, thông qua tác phẩm. Nhà văn gửi gắm thông điệp của mình trong hình tượng nghệ thuật. Bạn đọc được khám phá, được sống với hình tượng nghệ thuật bằng toàn bộ tâm hồn và trí tuệ của mình, tức là người học được bộc lộ những suy nghĩ, đánh giá tác phẩm theo sự cảm nhận riêng. Và do đó, chân lí nghệ thuật sẽ được tiếp nhận một cách tự giác và tác động nghệ thuật sẽ lâu bền hơn trong lòng bạn đọc, trong đó có bạn đọc - học sinh (HS). Văn học trong Nhà trường còn góp phần bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách cho HS, mang lại cho các em nhiều lợi ích và kĩ năng sống. Tuy nhiên, vì văn học là một môn nghệ thuật nên việc xây dựng PPDH phù hợp với môn học này cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng. Những phương pháp đó phải đạt được yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ đối với môn Văn, nói chung và bài học VHNN, nói riêng. HS học VHNN không chỉ có những kiến thức, kĩ năng sử dụng trong cuộc sống mà còn biết trân trọng những giá trị tinh thần cao đẹp của nhân loại, giúp cho tâm hồn, nhân cách của các em được hoàn thiện. Đổi mới PPDH Văn đòi hỏi có những nghiên cứu thực sự nghiêm túc bởi đó không phải là việc dễ dàng. Tuy nhiên, đổi mới PPDH phần VHNN lại càng khó khăn hơn, bởi có những độ “vênh” về văn hóa, vốn sống, ngôn ngữ...so với cả người dạy và người học ở Việt Nam. 1.2 Về độ “vênh” thường gặp khi dạy VHNN ở Việt Nam Với Văn học Việt Nam, HS được học những tác giả, tác phẩm không xa lại với các em về mặt ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa và vốn sống thực tế ở mức độ nhất định (tuy cũng có những cái khó riêng); còn với VHNN, việc dạy và học qua bản dịch nên còn bị “rào cản” như: “vênh” về tri thức lịch sử - văn hóa có quan quan đến tác phẩm, “vênh” về vốn sống thực tế, phong tục tập 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn quán, “vênh” về ngôn ngữ...Những tác phẩm VHNN được lựa chọn đưa vào trường THPT đều là những tác phẩm tiêu biểu, có giá trị của các nền văn học lớn trên thế giới. Tuy nhiên, do hạn chế về thời lượng, về vốn tri thức và PPDH nên hiệu quả tiếp nhận tác phẩm VHNN ở trường phổ thông Việt Nam vẫn còn ở tình trạng “cưỡi ngựa xem hoa”. HS nhiều khi vẫn không hiểu, không biết học tác phẩm này để làm gì? Có ý nghĩa và ích lợi gì đối với bản thân mình? Vì vậy, đổi mới PPDH phần văn học nói chung, cần phải đặc biệt chú ý đến những tác phẩm VHNN, nhất là với đối tượng học HS miền núi và dân tộc thiểu số. 1.3 Sự cần thiết đổi mới PPDH VHNN đối với học sinh miền núi thông qua việc nâng cao hiệu quả dạy học truyện ngắn “Người trong bao” Ngữ văn là môn học vô cùng quan trọng trong nhà trường nhưng hiệu quả dạy học Ngữ văn thực sự chưa đạt kết quả như mong đợi. Đặc biệt đối với phần lớp 11, đây là một phần văn học có nội dung hay nhưng khó đối với HS vì các em phần lớn cảm thấy xa lạ và khó tiếp nhận. Vấn đề tiếp thu những tinh hoa văn hóa của thế giới thông qua các tác phẩm VHNN đối với HS nước ta nói chung đã khó, với HS dân tộc miền núi lại càng không dễ dàng. Để các em học sinh miền núi hiểu và yêu thích các tác phẩm VHNN thực sự là vấn đề nan giải. Thực tế cho thấy, khả năng tiếp thu kiến thức của HS miền núi có phần hạn chế hơn HS miền đồng bằng bởi nhiều lí do, như: môi trường sống, gia đình, xã hội, thông tin, đặc điểm tâm – sinh lý, văn hóa vùng miền, ngôn ngữ...Thậm chí, ở nhiều nơi miền núi phía Bắc, nạn mù chữ, trẻ em không được đến trường vẫn còn. Chính những điều này gây khó khăn, trở ngại cho quá trình giáo dục HS miền núi. Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, nơi còn mang đậm nét văn hóa đặc trưng của đồng bào miền núi. Trường THPT Cao Lộc - Lạng Sơn 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn đa phần là HS dân tộc thiểu số. Vấn đề giáo dục văn hóa cho các em, đưa các em đến với ánh sáng tri thức của nhân loại cũng không nằm ngoài những khó khăn kể trên. Cần có những biện pháp như thế nào để kích thích sự hăng say học tập của HS miền núi đối với các tác phẩm văn học (TPVH) nói chung, VHNN nói riêng trong đó có truyện ngắn “Người trong bao” của nhà văn Sê khốp? Những năm gần đây đã có những công trình nghiên cứu, có những luận văn, luận án...về đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học VHNN, trong đó có cả những đề tài, nghiên cứu khoa học về Truyện ngắn “Người trong bao” (Sê Khốp) ở lớp 11 hoặc có những đề tài nghiên cứu về cách thức tổ chức dạy học cho HS dân tộc miền núi, nhưng “Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học tác phẩm “Người trong bao” (Sê khốp) ở lớp 11 – THPT miền núi” với đối tượng là HS miền núi, dân tộc thiểu số thì chưa có một nghiên cứu nào. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn “Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học tác phẩm “Người trong bao” (Sê khốp) ở lớp 11 – THPT miền núi” làm đề tài nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề Trong chiến lược phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đầu tư cho giáo dục, coi giáo dục là quốc sách. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định việc đầu tư cho giáo dục cũng có nghĩa là đầu tư cho sự phát triển bền vững, là đầu tư cho nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm đưa nước ta thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Ông cha ta đã từng nói: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì nước mạnh, nguyên khí yếu thì nước suy’’. Nâng cao chất lượng giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng. Đặc biệt hơn nữa là phải đẩy nhanh chất lượng giáo dục miền núi nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực. Phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo, đặc biệt với HS miền núi vốn có những hạn chế riêng. Một phương pháp 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giáo viên (GV) và người học phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy. Đến nay, tình hình nghiên cứu về đổi mới phương pháp giảng dạy VHNN cho đối tượng HS miền núi thông qua tác phẩm “Người trong bao” đã được tiến hành ra sao? 2.1 Xét ở góc độ lịch sử nghiên cứu vấn đề, có khá nhiều tác giả đã nghiên cứu đến việc làm thế nào để dạy học hiệu quả từng mảng văn học, từng bộ phận văn học cụ thể. Đối với mảng VHNN cũng đã có một số công trình nghiên cứu được công bố, như cuốn luận văn thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục học “Tổ chức dạy học theo dự án phần văn học nước ngoài chương trình Ngữ văn 11 trung học phổ thông” của Phạm Thị Thúy Chinh, trong đó đề cập đến vấn đề vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Ngữ văn, cụ thể là phần VHNN. Trước thực trạng dạy học tác phẩm VHNN trong trường phổ thông hiện nay, cùng với sự phát triển rực rỡ của khoa học dạy học văn, Khóa luận nghiên cứu về “PPDH tác phẩm VHNN ở trường phổ thông dưới ánh sáng của lí thuyết tiếp nhận” của Nguyễn Thái Phong đã kế thừa những thành tựu của những người đi trước, cụ thể hơn, ứng dụng lý thuyết tiếp nhận vào việc giảng dạy tác phẩm VHNN vốn có những đặc trưng riêng, đề ra những giải pháp cụ thể để ứng dụng vào công việc giảng dạy những bài VHNN trong chương trình phổ thông theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của HS. Đề tài nghiên cứu khoa học“Tìm hiểu tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn 11” của Nguyễn Thị Trị cũng đã chọn Truyện ngắn “Người trong bao”- Sê Khốp làm tác phẩm tiêu biểu cho phần VHNN để nghiên cứu. Tác giả khẳng định từ trước đến nay trong nhà trường, việc dạy VHNN áp dụng qui trình và phương pháp như dạy Văn học Việt Nam. Trong khi đó, về phương diện lí luận, chúng ta coi tính dân tộc như một thuộc tính. 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Việc đọc hiểu khám phá, để hiểu đúng văn bản chính là một yêu cầu quan trọng trong quá trình giảng dạy phần VHNN, nói chung và các tác phẩm văn xuôi nước ngoài sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 11, nói riêng. Khóa luận tốt nghiệp “Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn 11” của Trương Thị Thùy Linh có mục đích cơ bản là hình thành phương pháp và qui trình dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài ở SGK Ngữ văn 11. Qua đó, GV có thể có cái nhìn bao quát về quá trình giảng dạy đọc hiểu đối với tác phẩm VHNN; đồng thời HS có được phương pháp đọc hiểu cơ bản khi tiếp xúc với những văn bản này, nhờ vậy tránh được những cách hiểu sai lệch vấn đề trọng tâm trong các tác phẩm. Luận văn Thạc sĩ “Dạy học phần Văn học nước ngoài lớp 11 theo quan điểm sư phạm tương tác” của Nguyễn Thị Luân đã đề xuất một số phương pháp, cách thức dạy học phần VHNN cho HS lớp 11 theo quan điểm sư phạm tương tác, nhằm nâng cao hứng thú, tăng hiệu quả dạy học. 2.2 Xét về lịch sử nghiên cứu về đổi mới PPDH với đối tượng là HS miền núi, dân tộc thiểu số phải kể đến tài liệu “Tổ chức dạy học cho HS dân tộc, miền núi” do TS. Phạm Hồng Quang – Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên biên soạn. Trước thực trạng giáo dục miền núi còn nhiều bất cập, khó khăn do tính đặc thù cần được tháo gỡ, TS. Phạm Hồng Quang đã viết tài liệu nhằm phục vụ mục đích trên. Tác giả đã phân tích khá sâu sắc đặc điểm tâm lý của HS miền núi, những nét đặc thù về lịch sử, địa lý, kinh tế, truyền thống văn hóa, giáo dục miền núi, từ đó trình bày phương pháp và các hình thức tổ chức học tập phù hợp với HS các dân tộc miền núi và điều kiện dạy học ở miền núi. Đây là lài liệu quý, thiết thực cho những ai quan tâm đến chất lượng dạy học và giáo dục đối với HS các dân tộc miền núi. Nội dung cuốn sách thể hiện sự am hiểu sâu sắc của tác giả về lý luận dạy học và thực tiễn giáo dục miền núi, cũng như những yêu cầu cấp thiết của sự phát triển kinh tế văn hóa miền núi đối với sự nghiệp giáo dục miền núi hiện nay. 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Mặc dù cũng đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến luận văn này, nhưng hầu như chưa có tác giả nào quan tâm đến việc vận các PPDH tích cực để góp phần nâng cao hiệu quả bài học “Người trong bao” với đối tượng là HS dân tộc thiểu số ở trường THPT miền núi Lạng Sơn. 3. Mục đích nghiên cứu Thông qua khảo sát tình hình dạy và học phần VHNN và truyện ngắn “Người trong bao” (Sêkhốp); kết hợp nghiên cứu lý thuyết với thể nghiệm sư phạm tác phẩm này, chúng tôi muốn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học truyện ngắn “Người trong bao” ở lớp 11 THPT. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu - Truyện ngắn “Người trong bao” của Sê khốp - HS 11 Ban cơ bản của Trường THPT Cao Lộc (Lạng Sơn). 4.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được giới hạn ở đối tượng HS lớp 11, Ban cơ bản và GV Ngữ văn thuộc Trường THPT Cao Lộc, huyện Cao Lộc – một huyện miền núi của tỉnh Lạng Sơn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng việc dạy học VHNN nói chung, truyện ngắn Người trong bao nói riêng ở lớp 1, THPT miền núi. - Tìm hiểu đặc điểm tâm lí của HS dân tộc miền núi - Thiết kế tác phẩm Người trong bao trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 để kiểm nghiệm hiệu quả các biện pháp đã đề xuất. - Tiến hành dạy thể nghiệm tác phẩm Người trong bao 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu trên, chúng tôi sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau: 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn - Nhóm phương pháp nghiên cứu Lý thuyết những vấn đề lí luận có liên quan đến việc dạy và học ở trường phổ thông. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, khảo sát, phỏng vấn, phân tích, đánh giá tổng hợp. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: + Chương I: Cơ sở lí luận của đề tài + Chương II: Thực trạng dạy học VHNN ở trường THPT và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học truyện ngắn “Người trong bao” + Chương III: Thiết kế và thể nghiệm tổ chức dạy học truyện ngắn “Người trong bao” của Sê Khốp trong chương trình Ngữ văn 11 - Danh mục tài liệu tham khảo - Các phụ lục 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI Để phục vụ việc nghiên cứu cho đề tài này, chúng tôi nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan như: lý thuyết tiếp nhận, PPDH tích cực, lý thuyết truyện ngắn… Cụ thể như sau: 1.1 Sơ lƣợc về lý thuyết tiếp nhận 1.1.1 Khái niệm tiếp nhận văn học Theo từ điển thuật ngữ văn học: “Tiếp nhận văn học là quá trình chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tình cảm, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ của nhà văn … đến sản phẩm sau khi đọc: Cách hiểu, ấn tượng, trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo bản dịch”. Tiếp nhận văn học có liên quan đến các khái niệm: Đọc văn bản, đọc văn chương, tiếp nhận văn chương, cảm thụ văn chương, tiếp thu, thưởng thức… Khác với “Tiếp nhận” là khái niệm chỉ hoạt động tiếp thu (đọc, nghe, xem) tác phẩm (gồm cả sáng tác văn học và khoa học) với nhiều mục đích khác nhau, để hiểu biết, giải trí, thưởng thức, khảo cứu … Tiếp nhận văn học là khái niệm chỉ việc tiếp thu những sáng tác văn học, là chỉ cách tiếp thu thiên về thưởng thức, cảm thụ. Tuy vậy, tiếp nhận văn học cũng khác với cảm thụ văn học. Cảm thụ văn học là sự nhận biết bằng cảm tính trực cảm, nó là tiền đề để đi vào tác phẩm. Tiếp nhận văn học đòi hỏi sự bộc lộ của cá tính, thị hiếu, lập trường xã hội, sự tán thành hay phản đối … Do đó, khái niệm tiếp nhận văn học bao quát hơn và bao hàm các khái niệm “Cảm thụ”, “Thưởng thức”, “Lý giải văn học”… 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Tiếp nhận văn học là một hoạt động sáng tạo, nó làm cho tác phẩm không đứng yên mà luôn luôn lớn lên, phong phú thêm. Tính sáng tạo của tiếp nhận văn học đã được khẳng định từ lâu, nhà ngữ văn Nga Pôlepnhia đã nói: “Chúng ta có thể hiểu được tác phẩm thi ca chừng nào chúng ta tham gia vào việc sáng tạo nó”. Nói tóm lại, với tư cách là phương pháp luận, tiếp nhận văn học đã đem lại ánh sáng mới, đã mở rộng phạm vi nghiên cứu văn chương, mở thêm một lối đi cho khảo sát văn chương khiến nó không bị đóng khung trong việc xem xét mối quan hệ nhà văn và tác phẩm. 1.1.2 Lý thuyết tiếp nhận văn học từ truyền thống đến hiện đại 1.1.2.1 Lý thuyết tiếp nhận truyền thống Hoạt động văn học từ xưa đến nay vận hành theo ba khâu: Nhà văn – Tác phẩm – Bạn đọc. Mối quan hệ giữa tác phẩm và bạn đọc đã từ rất lâu được người ta ít nhiều đề cập. Hoạt động tiếp nhận chỉ thực sự được đặt ra một cách có hệ thống từ khi văn học thành văn ra đời. Lý luận tiếp nhận văn chương theo kiểu truyền thống quan niệm tiếp nhận văn chương ở hai dạng: tri âm và ký thác. Tiếp nhận theo kiểu tri âm: là tiếp nhận tác phẩm theo đúng ý đồ của tác giả. Sự cắt nghĩa và hiểu tác phẩm ở người đọc trùng khít với ý định của tác giả ký gửi vào tác phẩm từ giữa ý đồ tác giả, ý đồ của người lý giải nằm trong cùng một vòng tròn đồng tâm. Tri âm là biểu hiện tột cùng của sự hiểu biết, cảm thông lẫn nhau. Tiếp nhận theo kiểu này là tiếp nhận mang tính chủ quan, người ta quan niệm rằng tác phẩm được viết là để dành riêng cho những người sánh văn chương, có khả năng đi sâu tìm hiểu dụng tâm, dụng ý, nỗi lòng của tác giả, chứ không phải viết ra cho đông đảo độc giả công chúng ngoài xã hội thưởng thức, tiếp nhận. Quan điểm tiếp nhận theo kiểu tri âm đòi 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn hỏi sự gặp gỡ, đồng điệu tuyệt đối giữa người sáng tác và bạn đọc, nhưng trên thực tế việc này rất khó khăn. Tiếp nhận theo kiểu ký thác: Là sự tiếp nhận mà người đọc mượn tác phẩm để biểu lộ nỗi lòng của mình đối với cuộc đời. Do đó, tác phẩm văn chương (TPVC) được coi như là một phương tiện để người đọc giãi bày tấm lòng, gửi gắm những quan niệm nhân sinh, những cảm xúc về thế cuộc hoặc những vấn đề bức thiết của cuộc sống mà trong một chừng mực nào đó người đọc không có điều kiện để nói ra một cách trực diện. Tiếp nhận theo kiểu tri âm và ký thác gặp nhau ở tính đồng cảm giữa tác phẩm và bạn đọc. 1.1.2.2 Lý thuyết tiếp nhận hiện đại Lý luận tiếp nhận văn chương hiện đại thừa nhận TPVC là một loại hàng hóa đặc thù. Đó là một loại hàng hóa tinh thần do nhà văn sáng tạo nên nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời sống của con người trong xã hội. Nó có những thước đo chất lượng và giá trị tiêu dùng rất khác nhau giữa mọi người. Do TPVC được xem như một loại hàng hóa nên tiếp nhận văn chương vượt ra ngoài tính cá thể riêng biệt, nó mang tính xã hội cao. Tiếp nhận văn chương hiện đại xác định đối tượng bạn đọc là tầng lớp công chúng rộng rãi, có nhu cầu và sở thích khác nhau. Lý luận tiếp nhận văn chương hiện đại thực ra không phải là sự phủ nhận lý luận tiếp nhận truyền thống, mà là sự bổ sung thêm bình diện xã hội và văn hóa lịch sử. Lý luận tiếp nhận hiện đại vừa kế thừa những mặt tích cực của tiếp nhận truyền thống, vừa không ngừng mở rộng giới hạn nghiên cứu của mình: đi sâu khám phá những cấp độ khác nhau, lý giải về tính quy luật của hoạt động tiếp nhận … Nhờ vậy mà cơ chế phức tạp của hoạt động này ngày càng được nhận thức một cách khoa học và đầy đủ hơn. 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 1.1.3 Tiếp cận đồng bộ trong dạy học TPVC Tiếp cận đồng bộ TPVC trong nhà trường là một xu hướng tiến bộ, nó vừa đảm bảo được phương pháp lịch sử phát sinh, vừa chú trọng được tác giả, tác phẩm, đồng thời chú trọng đến vai trò tích cực của người đọc. Đặc biệt là đặt tác phẩm trong bối cảnh sinh ra nó để hiểu sự vận động của tác phẩm, hiểu ý tại ngôn ngoại trong thông điệp mà nhà văn gửi tới bạn đọc. PPDH TPVC trong nhà trường, dưới ánh sáng của tiếp nhận văn học phải là tiếp cận đồng bộ tức là cùng tiến hành ở 3 khía cạnh sau: 1.1.3.1 Quan điểm tiếp cận lịch sử phát sinh và sự vận dụng một cách thích hợp những hiểu biết ngoài văn bản (xã hội, văn hoá, nhà văn...) để cắt nghĩa tác phẩm. Mỗi nhà văn đều được sinh ra trong một hoàn cảnh lịch sử và đều chịu sự tác động trở lại hoàn cảnh lịch sử. Mỗi nhà văn đều có khuynh hướng khẳng định tài năng và nhân cách riêng, khẳng định vị thế của mình trong dòng chảy văn học. Do vậy, việc nghiên cứu văn học phải dựa vào lịch sử là một tất yếu. Mặt khác, mỗi nhà văn là một bản thể văn hoá, là một cá nhân trong cộng đồng xã hội, nên việc tìm hiểu cá nhân văn hoá của nhà văn ở một mức độ nào đó sẽ giúp cho người đọc hiểu hơn tác phẩm của họ. Văn học cũng như mỗi TPVC luôn ra đời trong những bối cảnh lịch sử xã hội văn hoá cụ thể; những yếu tố đó thẩm thấu, chắt lọc thông qua lăng kính của nhà văn để đi vào tác phẩm. Thế nên muốn nghiên cứu cụ thể một tác phẩm, chúng ta phải tìm đến bối cảnh lịch sử và nhà văn, đồng thời tiếp cận với những tư liệu ngoài văn bản tác phẩm như: những nét về tác giả có liên quan đến tác phẩm, hoàn cảnh ra đời cụ thể của tác phẩm… VD: Bài thơ “Quê hương” - Giang Nam ra đời giữa những ngày quân thù đang ra sức truy lùng, bắt bớ, tàn sát những người thân của cán bộ cách mạng. Nhà thơ xây dựng tứ thơ từ cái chết thê thảm của người yêu. Để thấy rõ 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan