Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Tiểu học “ Biện pháp giúp học sinh hát đúng giai điệu phân môn học hát ở trường Tiểu học ...

Tài liệu “ Biện pháp giúp học sinh hát đúng giai điệu phân môn học hát ở trường Tiểu học Nga Tân, Nga Sơn”

.DOC
23
491
136

Mô tả:

Là giáo viên dạy môn Âm nhạc ở trường tiểu học, tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc hát đúng giai điệu bài hát là nền móng vững chắc để hình thành và phát triển khả năng ca hát của các em. Qua thực tiễn giảng dạy môn Âm nhạc tôi xin mạnh dạn trao đổi một số “ Biện pháp giúp học sinh hát đúng giai điệu phân môn học hát ở trường Tiểu học Nga Tân, Nga Sơn”
A. MỞ ĐẦU: I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Âm nhạc là quà tặng có ý nghĩa vô cùng to lớn cho tất cả những ai đang sống trên trái đất này không phân biệt già, trẻ, gái, trai, không phân biệt màu gia, sắc tộc, không phân biệt giữa người có năng khiếu âm nhạc hay không có năng khiếu. Âm nhạc để lại trong lòng người những khoảng lắng cần thiết, để có thể làm vui thêm niềm vui, làm vơi đi những nỗi buồn, làm dịu đi những căng thẳng trong cuộc sống, để tình người được lên ngôi với đầy ắp niềm yêu thương. Lứa tuổi thiếu nhi (học sinh) nếu không được sống trong môi trường âm nhạc sẽ là một thiệt thòi lớn cho các em. Nhà sư phạm lỗi lạc thế giới Xu khômLinxki đã nhận định về âm nhạc và tác dụng của nó đối với trẻ em như sau: “ Tuổi thơ ấu không thể thiếu âm nhạc, trò chơi và chuyện cổ tích. Thiếu những cái đó, trẻ em chỉ là những bông hoa khô héo. Âm nhạc dẫn dắt trẻ di vào thế giới của những điều thiện, tạo được sự đồng cảm và là một phương tiện bồi dưỡng năng lực trí tuệ mà không một phương tiện nào có thể sánh kịp. Thiếu giáo dục âm nhạc thì không phát triển trí tuệ của trẻ em một cách đầy đủ được ” Sự yêu thích âm nhạc của trẻ diễn ra một cách tự nhiên như là một nhu cầu không thể thiếu. Để phát triển một cách toàn diện phù hợp với xu thế của thời đại, bên cạnh những môn văn hoá, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra các môn nghệ thuật như: Âm nhạc và Mĩ thuật vào chương trình phổ thông. Trong chương trình âm nhạc Tiểu học, phân môn chủ đạo và xuyên suốt là phân môn học hát. Qua học hát, các em có ý thức về việc hát đúng cao độ, trường độ và tập hát diễn cảm, để từ đó kết hợp với các phân môn cũng như các hoạt động âm nhạc khác, học sinh được giáo dục tình cảm trong sáng, lành mạnh, phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc, có ý thức tích cực tham gia các hoạt động ca hát tập thể ở lớp, ở trường. Là giáo viên dạy môn Âm nhạc ở trường tiểu học, tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc hát đúng giai điệu bài hát là nền móng vững chắc để hình thành và phát triển khả năng ca hát của các em. Qua thực tiễn giảng dạy môn Âm nhạc tôi xin mạnh dạn trao đổi một số “ Biện pháp giúp học sinh hát đúng giai điệu phân môn học hát ở trường Tiểu học Nga Tân, Nga Sơn” II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Trình bày những kinh nghiệm thu được sau quá trình nhiều năm dạy hát đúng giai điệu cho học sinh Tiểu học. - Trình bày hiệu quả thu được sau khi áp dụng những kĩ thuật dạy hát. - Đề xuất một số kiến nghị với Ban giám hiệu trường Tiểu học Nga Tân và Phòng Giáo dục Nga Sơn. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Biện pháp giúp học sinh hát đúng giai điệu phân môn học hát ở trường Tiểu học Nga Tân, Nga Sơn. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Tham khảo một số tài liệu về giáo dục Âm nhạc trong trường phổ thông ở Việt Nam. 1 - Tham khảo thực tiễn dạy học Âm nhạc trong một số trường Tiểu học Nga Sơn. B. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. Cơ sở lí luận: Âm nhạc bao gồm kiến thức kĩ năng, cơ sở kĩ năng, phương pháp dạy học. Điều đặc biệt hơn cả là những kiến thức, kĩ năng phương tiện của bộ môn Âm nhạc không phải là khoa học tự nhiên hay xã hội, đơn thuần mà nó là môn nghệ thuật âm nhạc. Vì vậy, tiến trình dạy học phải tuân theo những quy luật, những nguyên tắc sư phạm vừa phải, đảm bảo tính vừa sức về truyền thụ kiến thức và sự phát triển của nghệ thuật âm nhạc. Chính vì vậy, ch¬ng tr×nh ®æi míi thay s¸ch đã chú trọng đến điều này nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn âm nhạc. Chương trình gi¶ng d¹y ©m nh¹c ë trêng tiÓu häc ®îc chia lµm hai møc ®é kh¸c nhau. - Líp mét, hai, ba: gồm hai ph©n m«n chÝnh lµ Häc h¸t vµ Ph¸t triÓn kh¶ n¨ng ©m nh¹c. - Líp bèn, n¨m: gồm Häc h¸t, Ph¸t triÓn kh¶ n¨ng ©m nh¹c và TËp ®äc nh¹c. Tõ hai møc ®é nµy t«i ®· cã ph¬ng ph¸p d¹y häc riªng phï hîp víi tõng ®é tuæi, tõng khèi lớp kh¸c nhau. Nhằm nâng cao được chất lượng dạy và học môn Âm nhạc và phát triển khả năng hoạt động âm nhạc cho học sinh trường tiểu học Nga Thuỷ. II. Thực trạng của vấn đề: Thời gian qua, theo chủ trương của Bộ giáo dục, phương pháp dạy học đang được ngày một cải tiến nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đối với bộ môn âm nhạc là một môn nghệ thuật, giáo viên chuyên nhạc chưa nhiều và ít có cơ hội giao lưu học tập chuyên môn nghiệp vụ do đó sự đồng đều và thống nhất chưa cao. - Tâm lí nhiều người vẫn coi giảng dạy Âm nhạc là một môn học phụ nên họ chưa thực sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho môn học này. - Hơn nữa đối với bất cứ môn học nào cũng vậy nếu phương pháp dạy học của người giáo viên không tốt sẽ không thể nào gây được hứng thú cho học sinh như vậy hiệu quả tiết dạy sẽ không cao. Ngược lại, nếu người giáo viên âm nhạc đã trang bị cho mình phương pháp dạy học tốt mà lại bỏ qua việc giáo dục học sinh thông qua bài hát thì giáo viên đã bỏ qua “một công cụ” giáo dục học sinh nhẹ nhàng mà hết sức hiệu quả. (Vì mỗi bài hát trong chương trình âm nhạc Tiểu học đều có một ý nghĩa nhất định) - Bên cạnh đó các em chưa thực sự quan tâm tới môn Âm nhạc coi đó là môn học phụ - các em tập trung chủ yếu vào môn học như toán, tiếng Việt v… v… Năm học 2015- 2016, khối lớp ba ở trường tiểu học Nga Tân có tất cả là 82 học sinh chia thành 3 lớp: 3A, 3B và 3C. Qua theo dõi kết quả học tập của các em từng lớp một tôi thấy: chất lượng học tập của ba lớp nhìn chung là bằng 2 nhau. Khảo sát thực tế, tôi thấy ở các em có những thuận lợi và khó khăn như sau: 1. Thuận lợi: - Đa số các em có cùng một độ tuổi nên có sự đồng đều về nhận thức và đặc biệt các em rất thích học môn âm nhạc nên các em luôn có sự say mê, hứng thú đối với môn học. - Học sinh được làm quen với môn âm nhạc từ lớp một nên khả năng phát triển tai nghe nhạc của các em rất tốt, các em có thể không cần cô giáo hát mẫu theo kiểu truyền khẩu từng câu một. (Cô giáo đàn giai điệu câu hát, các em lắng nghe giai điệu trên đàn rồi hát lại câu hát đó khá chính xác ). - Bên cạnh đó tôi được dạy các em từ lớp một nên một số thói quen và cũng như phương pháp học tập của các em đã được tôi uốn nắn ngay từ đầu, khi dạy đến năm thứ ba các phương pháp dạy của tôi được các em tiếp thu nhanh và học tập theo nền nếp tốt hơn. - Nhà trường rất quan tâm đến khả năng phát triển âm nhạc của học sinh. - Nhà trường có một phòng âm nhạc với 11 cây đàn hiện đại , nhiều chức năng. 2. Khó khăn : - Có nhiều bài hát, học sinh đã thuộc lời trước khi được học, nhưng các em hát chưa chính xác về cao độ và trường độ. Giáo viên khi gặp những trường hợp như vậy rất khó sửa sai cho các em. - Thuộc bài hát nhưng có những chỗ hát không đúng cao độ, trường độ, tiết tấu của bài: * Ví dụ: + Bài hát “ Quốc ca Việt Nam” - Nhạc và lời: Văn Cao Khi tôi dạy đến câu: Đường vinh quang xây xác quân thù. Tôi đàn cho học sinh nghe giai điệu 2 lần và hát mẫu 1 lần như sau: Hầu hết học sinh hát thành : Câu hát: “ Vì nhân dân chiến đấu không ngừng ” tiếng “ ngừng ” có cao độ nốt La nhưng học sinh thường hát tiếng “ngừng” với cao độ của nốt Si giống tiếng “thù” ở câu hát trước đó. + Trong bài hát: Em yêu trường em - Nhạc và lời: Hoàng Vân Câu hát: 3 Các em hát thành: - Thuộc bài hát nhưng có chỗ hát không đúng cao độ, trường độ làm cho giai điệu của bài không còn tính chính xác. Có bài hát các câu hát liền giống nhau về lời ca nhưng khác nhau về cao độ học sinh thường hát câu đó cùng một cao độ như nhau: * Ví dụ: Bài hát “ Con chim non ” - Dân ca Pháp. Hai câu hát : “Hoà tiếng hót veo von. Hoà tiếng hát véo von ”. Học sinh thường hát: * Ví dụ: Ở bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết” Nhạc và lời: Mộng Lân. Tiếng“trò” cao độ là nốt Pha nhưng khi tập hát phần lớn các em bị cảm giác của dấu huyền nên các em thường hát thấp xuống nốt Si. 3. Nguyên nhân: Sau khi tìm hiểu những khó khăn mà học sinh mắc phải, tôi đã rút ra được những nguyên nhân sau: * Về phía giáo viên: - Đa phần khi giáo viên lên lớp với hình thức dạy truyền thụ kiến thức đã có sẵn trong tài liệu cho học sinh, chưa vận dụng những đồ dùng như (tranh ảnh, bản đồ..) vào phần giới thiệu bài để lôi cuốn và dẫn dắt các em vào thế giới âm nhạc. Tạo cảm giác được tìm hiểu và khám phá bài hát cô giáo giới thiệu. - Những năm học trước đây trường tiểu học Nga Tân chưa có giáo viên chuyên trách dạy Âm nhạc. Những tiết học Âm nhạc chủ yếu do giáo viên chủ nhiệm giảng dạy cho các em theo phương pháp truyền khẩu (giáo viên hát mẫu → học sinh nghe và hát theo). Do có những hạn chế về mặt chuyên môn, năng khiếu Âm nhạc của từng giáo viên khác nhau, bên cạnh đó lại không có sự hỗ trợ của cây đàn phím điện tử nên khi hát mẫu giáo viên hát sai dẫn đến học sinh nghe và hát theo sai. Vì vậy, khi học bài hát mới học sinh đã quen với lối hát cũ nên khi dạy hát bài hát mới tôi thường gặp khó khăn khi dạy cho các em hát chính xác cao độ và trường độ của bài. Mặt khác, việc giảng dạy bộ môn âm nhạc trong nhận thức của mét sè giáo viên chưa đúng mức, chưa coi viÖc d¹y ©m nh¹c lµ cÇn thiÕt vµ quan träng, chñ yÕu dạy cho đủ số tiết, đủ số giờ theo quy định của chương trình; Giáo viên chưa 4 chú trọng đến chất lượng và hiệu quả giờ dạy, chưa kết hợp các phương pháp dạy học cho trẻ ở từng độ tuổi với các dạng hoạt động của từng bài học. * Về học sinh: Khi hát lời ca các em thường bị ảnh hưởng của các dấu thanh làm cho sai cao độ. Đa số các em phát âm theo tiếng địa phương (phát âm sai phụ âm l và n) làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc hát chuẩn xác về lời ca. Trước thực trạng đó và để có những phương pháp dạy học phù hợp với độ tuổi và từng đối tượng học sinh, ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học phân môn học hát của các em học sinh lớp 3 và đi sâu vào nghiên cứu thực nghiệm ở lớp 3A, 3B, 3C tại trường để làm đối chứng. * Kết quả khảo sát: Lớp Hoàn thành tốt (A+) Sĩ số SL % Hoàn thành (A) Chưa hoàn thành SL SL % % Thái độ Thích Không thích 3A 3B 3C 29 3 10,3 25 86,3 1 3,4 19 10 26 2 7,7 22 84,6 2 7,7 15 11 26 2 7,7 23 8,6 1 3,7 16 10 * Đánh giá kết quả khảo sát. - Kết quả khảo sát của 3 lớp, xét về mặt bằng tôi thấy kết quả đạt được như vậy là chưa cao, chỉ có một số ít em hoàn thành tốt A+, còn lại đa số các em chỉ đạt ở mức hoàn thành và một số chưa hoàn thành. Xét về hứng thú học tập thì một số em học sinh chưa thích học môn này, vì sợ phải lên biểu diễn trước lớp, khi biểu diễn còn ngượng ngùng, e ngại, sợ sệt. Đây là một thực trạng rất đáng lo ngại trong tiết dạy hát. Vì đó là môn nghệ thuật đáng lẽ phải thu hút được sự hứng thú yêu thích học môn này của học sinh. Nếu giáo viên ta không biết đổi mới phương pháp dạy học, không biết phát huy khả năng vốn có và khám phá năng khiếu bẩm sinh của các em thì sẽ không có được tiết dạy hát đạt kết quả cao. III. CÁC GIẢI PHÁP Đà THỰC HIỆN: 1. Phân loại đối tượng học sinh. - Dạy học theo đối tượng học sinh là một nội dung quan trọng trong thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong giảng dạy Âm nhạc việc phân loại học sinh cũng rất quan trọng nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Vì thế, ngay từ đầu năm học, GV đã phải tìm hiểu thực lực của từng HS, phân loại từng nhóm đối tượng và có kế hoạch giàng dạy, bồi dưỡng cho phù hợp bằng cách quan sát qua giờ dạy trên lớp, tăng cường kiểm tra cá nhân để nắm bắt khả năng của từng học sinh…. - Học sinh có năng khiếu: là những học sinh có khả năng ca hát và nhạy cảm tốt với âm nhạc (Nhạc cảm,điệu thức..). Giáo viên cần tạo phương tiện tốt nhất có thể cho trẻ học tập và rèn luyện để trẻ phát triển năng khiếu ngày một tốt hơn, góp phần phát triển phong trào Văn – Thể - Mỹ của nhà trường. - Học sinh không có năng khiếu: là những học sinh có khả năng ca hát và nhạy cảm với âm nhạc ở mức độ không cao. Giáo viên cần lôi cuốn để hình 5 thành cho hs một số kĩ năng ca hát cơ bản nhằm đáp ứng yêu cầu chung của họat động ca hát. - Để giúp học sinh hát đúng giai điệu ngay từ những buổi ban đầu, tôi đã kiểm tra để phân loại học sinh, bởi trong một lớp, khả năng cảm nhận âm thanh của học sinh không giống nhau, có em tai nghe tốt, hát tốt, nhưng cũng có em còn gặp khó khăn về việc cảm nhận âm thanh khi học hát đặc biệt là những học sinh diện hoà nhập. Sau khi nắm bắt được khả năng của từng em, tôi đã sắp xếp cho các em ngồi xen kẽ hợp lý để các em có thể giúp đỡ nhau học tập tốt hơn. Những học sinh giỏi tôi sắp xếp cho các em ngồi kèm những học sinh học yếu, học sinh có năng khiếu, có tác phong tự nhiên ngồi kèm cho học sinh có khả năng tiếp thu chậm, chưa mạnh dạn. Là trường Tiểu học được công nhận đạt chuẩn mức độ 1 năm học 2015 – 2016 trường Tiểu học Nga Tân có phòng dạy âm nhạc riêng với 11 cây đàn, nên tôi rất thuận lợi khi bố trí sắp xếp lại chỗ ngồi cho học sinh. Sự bố trí đó giúp những em có khả năng hạn chế, nhận thức kém, học tập tiếp thu tốt hơn khi nghe cô giáo đàn và hát mẫu, lại đựơc hát theo các em có phản xạ âm nhạc tốt hơn, giúp các em thể hiện đúng giai điệu chính xác. 2. Vận dụng linh hoạt các bước dạy - học hát Muốn tiết học sinh động, hấp dẫn, lại mang tính nghệ thuật thì người giáo viên phải lấy học sinh làm trung tâm, lôi cuốn học sinh vào các hoạt động xây dựng bài. Giáo viên cần chuẩn bị tốt mọi phương tiện dạy học, đa dạng hóa không gian, hình thức các hoạt động dạy - học như thực hành trong và ngoài lớp, tập biểu diễn. Và đặc biệt cần vận dụng linh hoạt các bước dạy - học hát: - Giới thiệu bài: Giáo viên có thể cung cấp cho các em một số nét về tác giả, nội dung, xuất sứ của bài hát….thông qua tranh ảnh hoặc các phương tiện dạy học phù hợp. - Cho học sinh nghe hát mẫu: Có thể giáo viên đàn, hát bài hát cho học sinh nghe hoặc cho học sinh nghe bài hát qua băng, đĩa nhạc. Sau khi học sinh nghe xong bài hát giáo viên có thể cho các em cảm nhận về giai điệu, nội dung hoặc ý nghĩa của bài hát mà các em vừa được nghe. - Giáo viên phân bài hát thành những câu hát ngắn rồi hướng dẫn học sinh đọc lời ca bài hát theo tiết tấu (với những bài hát đơn giản giáo viên chỉ nên gõ tiết tấu cho hs đọc thầm lời ca theo tiết tấu rồi yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh như vậy sẽ phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh). - Luyện thanh (Khởi động giọng): Giáo viên nên dùng khoảng thời gian ngắn chừng 2 phút để cho các em luyện thở, luyện âm như một hoạt động khởi động giọng và luyện tai nghe để chuẩn bị vào bài. * Để tránh sự nhàm chán, rập khuôn cũng như cho tiết học thêm sinh động, giáo viên cũng có thể cho các em luyện thanh bằng nhiều mẫu luyện thanh đơn giản khác hoặc giả tiếng các loài vật như tiếng gà, tiếng chim, tiếng 6 mèo……hoặc đôi khi có thể dùng lời hát mẫu để khơi gợi sự tò mò của học sinh từ đó giới thiệu bài hát. Dạy học sinh hát từng câu theo lối móc xích: Giáo viên cần kết hợp linh hoạt giữa “hát mẫu – đàn” cho học sinh khi dạy từng câu. Với những câu hát dễ hoặc có giai điệu giống các câu đã dạy, giáo viên có thể chỉ cần đàn cho các em nghe giai điệu rồi yêu cầu các em nghe và nhận biết để các em hát – giáo viên nghe và sửa sai nếu có. Chú ý: Khi dạy hát giáo viên cần chú ý hướng dẫn và nhắc nhở học sinh hát chính xác, rõ lời, gọn tiếng, biết cách xử lí hơi, tổ chức âm thanh và tư thế hát…. sao cho hợp lí. Sau khi dạy xong bài hát, giáo viên cho học sinh ôn tập bài hát nhiều lượt dưới nhiều thể loại như: Đơn ca, song ca, tốp ca…. Hướng dẫn các em cách hát kết hợp với gõ đệm theo các kiểu: Theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu. * Trong quá trình dạy hát, việc hướng dẫn hs hát kết hợp với vỗ tay theo các kiểu rất quan trọng vì nó sẽ giúp cho hs giữ nhịp khi hát tốt hơn cũng như giảm tình trạng học sinh hát tập thể không đều theo kiểu “hát đuổi”. Vì vậy giáo viên cần cho HS nắm vững và phân biệt từng kiểu gõ đệm. Ví dụ: 7 + Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp: Là vỗ tay vào đều những phách mạnh của bài hát. + Hát kết hợp vỗ tay theo phách: Mỗi nhịp được chia thành nhiều phách nhỏ đều nhau về thời gian (ví dụ nhịp 2/4 một ô nhịp chia thành 2 phách, nhịp ¾ một ô nhịp chia thành 3 phách….), vỗ tay theo phách là vỗ tay đều vào tất cả các phách trong nhịp. + Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu: Ứng với mỗi tiếng hát là một tiếng vỗ tay. *Khi hướng dẫn hs phân biệt các kiểu gõ đệm gv cần cho hs quan sát vào bản nhạc bài hát nêu cụ thể để hs nắm bài tốt hơn cũng như bước đầu dạy các em cách nhìn một bản nhạc. - Cuối cùng giáo viên cần cho các em được biểu diễn trước lớp với nhiều hình thức khác nhau để các em được thể hiện giọng hát của mình. - Sau mỗi tiết dạy hát, giáo viên cần khắc sâu cho học sinh thấy được nội dung, ý nghĩa giáo dục của mỗi bài hát để từ đó giáo dục tình cảm đạo đức học sinh. - Mặc dù thời gian để giành cho hoạt động này không nhiều nhưng đây lại là nội dung không thể thiếu trong một tiết học âm nhạc vì: “Nếu Âm nhạc chỉ dừng lại ở góc để giải trí thôi thì bạn đã làm mất đi một nửa giá trị rất lớn của Âm nhạc”. - Hơn nữa, việc lồng ghép giáo dục tình cảm đạo đức qua mỗi bài hát bên cạnh tác dụng giáo dục là hình thành tình cảm đạo đức, hướng các em học sinh tới những cái hay, cái đẹp của cuộc sống thì nó cũng giúp cho học sinh thấy được vẻ đẹp thực sự của Âm nhạc, các em sẽ hiểu, sẽ thích - có tình cảm với các bài hát từ đó các em diễn cảm bài hát tốt hơn. - Ở mỗi bài hát, nội dung bài hát là phương tiện hữu hiệu nhất để giáo dục tình cảm học sinh, tôi lồng ghép giáo dục tình cảm đạo đức, giáo dục về môi trường, về tình yêu quê hương đất nước…. thông qua một số hình thức: Xem tranh ảnh, trò chơi… Ví dụ: Tên bài Công cụ hỗ trợ Nội dung giáo hát dục Lớp chúng HS xem chân dung nhạc sĩ Mộng Lân và Nhắc nhở ta đoàn kết chơi trò chơi âm nhạc. cacsem đoàn kết, than ái, cố gắng học tập để trở thành con ngoan trò giỏi. Tiếng hát Cho hs xem clip và 1 số hình ảnh thiếu nhi Bài hát nói lên bạn bè các nước biểu diễn, biểu tượng hòa bình. ước mơ của tuổi mình. thơ được sống trong hoà bình và 8 Cùng múa - GV cho HS xem m ột s ố h ình ảnh dưới trăng tình bạn bè thân ái. Trái đất là nơi tất cả chúng ta đang cùng chung sống, tuổi thơ của chúng ta luôn mơ ước cuộc sống hòa bình, thế giới không có chiến tranh. Các em thiếu nhi trên khắp địa cầu, không phân biệt màu da, không phân biệt chủng tộc, tất cả cùng nắm chặt tay trong tình đoàn kết thân ái. - GD bảo vệ và giữ rừng mãi là rừng vàng, biển bạc, các loài vật được sống trong yên bình, để bảo tồn được các loài vật quí hiếm. - Chơi trò chơi: “ Chọn đáp án đúng” Trò chơi này có tất cả 4 câu hỏi. - Mỗi câu hỏi có thời gian suy nghĩ trong vòng 5 giây. - Khi nghe tín hiệu báo hết giờ, tất cả sẽ đưa kết quả của mình. - Gv chuẩn bị 1 số câu hỏi : + VD: 1. Bài hát các em vừa học nhắc đến các loài vật nào sau đây? 2. Hành động chặt phá rừng, săn bắt các loài 9 động vật quí hiếm là hành động đúng hay sai? 3. Để bảo vệ và giữ rừng mãi là rừng vàng, biển bạc, các loài vật được sống trong yên bình, để bảo tồn được các loài vật quí hiếm các em phải làm gì? 3. Vận dụng và khai thác triệt để tính năng của cây đàn phím điện tử. Với các thiết bị dạy học được trang cấp, tôi khai thác triệt để tính năng của cây đàn phím điện tử trong giảng dạy, bởi cao độ của đàn rất chính xác, hệ thống âm sắc và tiết tấu của đàn tương đối hoàn chỉnh. Trước đây khi dạy hát cho học sinh giáo viên thường sử dụng phương pháp hát mẫu, sau đó dạy truyền khẩu cho học sinh từng câu một. Phương pháp này không mang lại hiệu quả cao. Vì người giáo viên đóng vai trò chủ đạo nên mất rất nhiều năng lượng khi dạy một tiết học hát. Hiện nay phương pháp dạy từng câu theo lối móc xích (kết hợp với đàn) đã được vận dụng khá phổ biến phù hợp với đặc trưng bộ môn, vừa phát huy khả năng nghe nhạc, tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh vừa đỡ tốn sức cho giáo viên. Với phương pháp đổi mới “ học sinh làm trung tâm, giáo viên là người gợi mở” qua nhiều tiết dạy tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn phối kết hợp các phương pháp giảng dạy vào từng bước. Cây đàn phím điện tử là phương tiện chính mà tôi sử dụng trong giờ học. Đầu giờ học cho học sinh nghe giai điệu Giáo viên mở giai điệu của bài hát đã cài sẵn trong đàn cho các em nghe. * Ví dụ: Bài hát “Đếm sao” - Nhạc và lời: Văn Chung đã được cài sẵn trong đàn với sự kết hợp đầy đủ của tiết tấu, giai điệu, âm sắc, hoà thanh...nghe rất hay đã tạo ấn tượng và sự hứng thú cho học sinh, các em thể hiện sự ham muốn được học bài hát đó rất rõ rệt. Thay bằng những phương pháp dạy cứng nhắc tôi đã vận dụng linh hoạt tính năng của cây đàn Organ. Nó là một phương tiện không thể thiếu trong mỗi tiết dạy. *Ví dụ: Bài hát “ Con chim non” (Dân ca pháp) đầu giờ tôi cho các em nghe giai điệu cả bài hát. 10 Trong quy trình dạy hát (dạy hát từng câu theo lối móc xích) tôi sử dụng âm sắc của tiếng Pianô để cho học sinh nghe cao độ một cách chính xác hơn. Việc nghe mẫu có thể vận dụng bằng nhiều hình thức nếu đầu giờ tôi cho các em nghe giai điệu ở đàn thì cuối giờ tôi cho các em nghe ở đĩa CD. Làm như vậy thì việc hát mẫu của giáo viên không cần thiết nữa, nhưng học sinh thì lại rất chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức một rất nhẹ nhàng. * Ví dụ: Bài hát “ Đếm sao” ( Nhạc và lời: Văn Chung). Giáo viên đàn giai điệu câu: Học sinh nghe giai điệu câu hát 1- 2 lần xong để phát huy khả năng nghe nhạc của các em, tôi đã gọi những học sinh có khả năng hát chuẩn hát lại câu hát vừa nghe trước khi mời cả lớp hát. Như vậy giáo viên đỡ mất sức lại vừa đạt hiệu quả cao, phát huy được tính tích cực mạnh dạn của học sinh, tạo cho học sinh sự hứng thú say mê hơn khi học tập, và âm nhạc thấm vào các em một cách rất tự nhiên. 4. Giờ lên lớp phát huy triệt để “ba vai diễn” của mình. - Tai sao lại nói “ Người giáo viên âm nhạc khi dạy trên lớp lại đóng ba vai” * Vai thứ nhất: Là người “thiết kế” bài giảng. Mỗi một giờ trước khi lên lớp tôi đều biên soạn bài giảng của mình cẩn thận sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng bài hát để giờ học hát luôn sôi nổi và giúp học sinh nắm được kiến thức nhanh, chính xác hơn. * Vai thứ hai: Là người “thi công” bài giảng. Tuy cùng một khối học nhưng nhận thức cũng như ý thức học tập của từng lớp không giống nhau, vì thế tôi luôn phải điều chỉnh bài giảng sao cho phù hợp với từng lớp học cụ thể. Ví dụ: Ở bài “Con chim non” ( Dân ca pháp) cả 3 lớp tôi đều dạy cho các em hát từng câu theo lối móc xích rồi sau đó ghép cả bài nhưng đối với lớp 3 các em học tập và tiếp thu nhanh hơn nên sau khi dạy bài hát xong tôi chọn ra một số em học khá và giỏi dạy cho các em cách hát đuổi còn lại cả lớp hát bè chính như sau: 11 Tôi luôn điều chỉnh bài giảng phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng cho từng đối tượng lớp học. * Vai thư ba: Là “ học sinh học” bài giảng đó. Tâm sinh lý của trẻ ở từng độ tuổi không giống nhau vì thế tôi nghĩ là người giáo viên có kiến thức vững vàng chưa đủ, cần phải hiểu tâm lý của học sinh từng độ tuổi khác nhau: Ví dụ: Ở lớp 1, 2 khi giới thiệu bài tôi thường tạo ấn tượng cho các em và sự yêu thích bài học đó qua các bức tranh vẽ hoặc một câu tuyện cổ tích. Ở bài “ Quê hương tươi đẹp” (Dân ca nùng- Âm nhạc lớp 1) Tôi chuẩn bị 4 bức tranh vẽ cảnh quê hương. - Bức tranh 1: Cảnh quê hương miềm núi; - Bức tranh 2: Cảnh quê hương miền đồng bằng nơi em ở; - Bức tranh 3: Cảnh quê hương miền đồng bằng nơi em ở. - Bức tranh 4: Cảnh quê hương miền biển. CẢNH QUÊ HƯƠNG MIỀN NÚI CẢNH QUÊ HƯƠNG MIỀN ĐỒNG BẰNG 12 CẢNH QUÊ HƯƠNG MIỀN ĐỒNG BẰNG CẢNH QUÊ HƯƠNG MIỀN BIỂN + Cô hỏi: Qua 4 bức tranh vẽ về phong cảnh của 3 miền, em thấy cảnh nào giống cảnh ở quê hương của chúng ta? + Trò trả lời: Bức tranh thứ 2,3 ạ! + GV khái quát và giới thiệu: Tiết học hát hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em một bài hát ca ngợi quê hương đây là bài “ Quê hương tươi đẹp” Dân ca Nùng. Để xem nội dung của bài hát giống bức tranh nào trong 3 bức tranh trên. Bây giờ cô mời cả lớp cùng học bài hát, đến cuối giờ các em hãy trả lời chính xác cho cô câu hỏi trên nhé! + Trò: Vâng ạ! Nhưng đối với học sinh lớp ba, bốn, năm khi giới thiệu tôi thường giới thiệu ngắn gọn hơn qua một bài hát khác cũng của tác giả đó hoặc qua đặc điểm của vùng miền. Ví dụ: Bài hát “ Chúc mừng” (Nhạc Nga- Âm nhạc 4). Tôi giới thiệu bài qua một bài hát khác. + GV: Cho học sinh nghe giai điệu bài “ Đàn gà con” và đoán xem đây là giai điệu của bài hát nào? Bài hát này của nước nào? + HS: Trả lời… + GV: Trong tiết học hát hôm nay cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu một bài hát nữa cũng của nước Nga xinh đẹp đó là bài hát “ Chúc mừng” (Nhạc Nga ) Các em nghe và cho cô biết cảm nhận của các em về bài hát này nhé! Đối với học sinh lớp 4,5 các em không chỉ nắm được tên bài hát, tên tác giả của bài hát như ở lớp 1, 2 mà các em còn được tìm hiểu về tính chất và nhịp của bài hát nữa. Song phần giới thiệu bài tôi vẫn luôn tạo sự lôi cuốn hấp dẫn để các em hào hứng khi học bài hát. Như vậy, với một bài hát luôn có sự chuẩn bị kĩ càng của giáo viên khi truyền đạt cho học sinh, đã mang lại hiệu quả cao trong giờ học hát phù hợp với từng đối tượng học sinh tránh lối giảng “trên mây” Thầy cứ giảng nhưng kết quả học sinh không lĩnh hội được gì, và qua khảo sát tôi thấy 100% các em rất thích học môn này và theo một số giáo viên chủ nhiệm đã phản ánh lại là: “ hôm nào có tiết âm nhạc là các em chỉ trông nhanh đến tiết để được xuống học Âm nhạc” ! Có được thành công ấy bởi tôi đã phát huy triệt để “ba vai diễn” của người giáo viên dạy Âm nhạc. 13 Ngoài phương pháp hát mẫu, diễn mẫu cũng được tôi kết hợp sử dụng thường xuyên, mỗi một bài không những phải hát chuẩn về cao độ mà tôi hướng dẫn học sinh cần phải hát “ tròn vành rõ tiếng” thể hiện được sắc thái tình cảm của mỗi một bài hát thông qua việc gợi ý về nội dung của GV Ví dụ: Câu hát “ Giúp đỡ nhau xứng đáng trò ngoan” (Bài Lớp chúng ta đoàn kết- Nhạc và lời: Mộng Lân) Để hát đúng cao độ của tiếng “trò” . - GV: Hát câu “ Giúp đỡ nhau xứng đáng trò ngoan” 2 đến 3 lần sau đó cho các em xem cô hát tiếng “trò” thế nào nhé! và các em đã nhanh chóng tìm ngay được khi hát cô hát tiếng “trò” thành tiếng “tro” như vậy lập tức các em có thể hát chuẩn ngay cao độ của câu hát trên một cách rất nhẹ nhàng. Dưới đây là ví dụ cụ thể của một tiết học hát mà tôi đã dạy thành công qua những phiếu đánh giá của các đồng nghiệp khi áp dụng “Biện pháp giúp học sinh hát đúng giai điệu khi học hát ở trường tiểu học Nga Tân - Nga Sơn” Thứ 3 ngày 04 tháng 11 năm 2015 Âm nhạc lớp 3A: Học hát bài: Tiết 12: Con chim non Dân ca Pháp I. Mục tiêu: - Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.- Cảm nhận về tính chất nhịp nhàng của nhịp 3 với phách 1 là phách mạnh, phách 2, 3 là phách nhẹ. II. Đồ dùng dạy học: GV chuẩn bị: - Đàn Piano điện tử, nhạc cụ gõ, máy chiếu; - Đàn và hát chuẩn bài hát Con chim non; - Trực quan: Hình ảnh những chú chim đang đậu trên cây, bản nhạc và lời bài hát; - Bản đồ vị trí nước Pháp. Tranh phong cảnh của nước Pháp. HÌNH ẢNH CHIM NON 14 BẢN ĐỒ NƯỚC PHÁP TRANH PHONG CẢNH NƯỚC PHÁP III: Hoạt động của giáo viên 1: Hoạt động 1: Ổn định tổ chức lớp (1 phút) 2: Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ (2 phút) - GV: + Đàn giai điệu một câu trong bài hát Chú chim nhỏ dễ thương. +Hỏi: Các em nghe và đoán xem đây là giai điệu của bài hát nào mà các em đã được học? Và bài hát này của nước nào? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét và tuyên dương tinh thần học tập của HS. 15 3: Hoạt động 3: Học bài mới (27 phút) Nội dung 1: Dạy bài hát (17 phút) * Giới thiệu bài + GV: cho học sinh quan sát trên màn hình bức tranh phong cảnh của nước Pháp tươi đẹp, nổi tiếng với những toà lâu đài cổ kính nguy nga, những chú chim non đang ríu rít trên những cành cây; + GV giới thiệu cho học sinh biết vị trí của nước Pháp trên bản đồ vừa kết hợp giới thiệu: Chúng ta đã học một số bài hát dân ca Việt nam. Hôm nay, cô cùng các em học thêm một bài hát mới đó là bài hát “Con chim non” đặc biệt hơn đây lại là một bài hát dân ca Pháp. Bây giờ, cô mời cả lớp nghe giai điệu của bài và cho cô biết cảm nhận của mình về bài hát này nhé! - GV đàn giai điệu và hát cho học sinh nghe một lần; - HS nêu cảm nhận của mình về bài hát: Được viết ở nhịp 3 có giai điệu nhịp nhàng, vui tươi… - GV trình chiếu bài hát lên màn hình cho học sinh quan sát và trả lời câu hỏi: (?) bài hát có thể chia thành mấy câu? - HS: trả lời - GV: kết hợp chia câu và sau đó mời 2 HS đọc lời ca của bài hát; - HS: đọc lời ca của bài hát - GV: hướng dẫn học sinh hát từng câu theo lối móc xích. * Hướng dẫn HS hát câu thứ 1: - GV: Câu 1 của bài hát dài nên cô chia câu này thành 2 câu nhỏ + Câu 1: Từ Bình minh lên…véo von. + Câu 2: Từ Hoà tiếng hót… say sưa. - GV: Các em chú ý nghe cô đàn giai điệu câu thứ nhất ( 2 lần) - GV: Gọi 1 học sinh có khả năng hát được câu hát vừa nghe. (Phát triển khả năng nghe của học sinh) + HS cả lớp cùng hát 2 lần - GV: Sang câu thứ 2 các em nghe và cho cô biết giai điệu của câu này có giống câu thứ nhất không? + HS: Câu thứ 2 cao hơn thứ nhất - GV: Giai điệu câu 2 cao hơn câu thứ nhất nên GV có thể đàn cho HS nghe giai điệu câu này 3-4 lần để các em phân biệt về giai điệu một cách chính xác hơn. - GV: Vậy cô mời cả lớp nghe xem cô hát câu “ Hoà tiếng hót véo von” “ Hoà tiếng hát véo von” - HS: nghe GV hát - GV: Em nào có thể nói cho cô và cả lớp biết tiếng “ Hoà” ở câu trước và tiếng “ Hoà” ở câu sau có gì khác không nào? và tức khắc HS sẽ phát hiện ngay cô hát tiếng “ Hoà” ở câu sau cô hát thành tiếng “ Hoa” chỉ cần một gợi ý nhỏ như thế các em đã nhanh chóng hát câu hát trên một cách chính xác. - GV: Cho 1 hoặc 2 em hát chuẩn hát cho cả lớp nghe → cả lớp cùng hát câu 2 - GV: Giờ cô mời cả lớp hát ghép cả câu dài nhé! (Cả lớp hát, hát theo nhóm tổ, cá nhân…) GV nhận xét kết hợp sửa sai cho HS; 16 * Hướng dẫn HS hát câu thứ 2: - GV: Tương tự câu 1, câu 2 cô cũng chia thành 2 câu nhỏ. + Câu 1: Từ Này chim ơi… thiết tha. + Câu 2: Từ Rộn vang tới… quê nhà. - GV: Hướng dẫn HS giống như câu 1 - HS: Thực hiện hát theo hướng dẫn ở câu 1 * Lưu ý: Ở câu 2 các em hay hát sai cao độ, giáo viên chú ý sửa sai cho HS. - GV: Các em vừa học cả 2 câu của bài hát, giờ chúng ta sẽ ghép cả bài (cho HS ghép cả bài 2 lần) . + HS thực hiện. + GV: Chia tổ cho HS hát theo nhóm tổ. + GV: Gọi 1-2 HS hát tốt hát lĩnh xướng câu thứ nhất, câu thứ 2 cả lớp cùng hát; - GV: Nhận xét phần học hát của lớp, khen ngợi động viên các em. * Nội dung 2: Hát kết hợp gõ đệm theo nhip 3. ( 10 phút ) - Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. + GV hỏi HS: Như thế nào là hát và gõ đệm theo nhịp ? + HS: Vỗ đệm theo nhịp là mỗi ô nhịp tương ứng với một lần gõ; - GV hướng dẫn cho HS cách vỗ tay theo nhịp 3 → mỗi ô nhịp có 3 phách: Phách 1 là phách mạnh; phách 2,3 là phách nhẹ. - GV: Các em lưu ý khi vỗ tay thì: + Phách 1: 2 tay vỗ vào nhau. + Phách 2: 2 tay đưa xuống. + Phách 3: 2 tay mở ra. - GV: đưa câu hát thứ nhất lên màn hình và đánh dấu nhịp Ví dụ: Câu hát sau đây: HS hát: Bình minh lên có con chim non hoà tiếng hót véo von HS vỗ tay: * * * Để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh giáo viên gợi ý như sau: - GV: Cô đã đánh dấu chỉ nhịp bây giờ em nào có thể xung phong lên bảng vừa hát vừa vỗ tay đệm theo nhịp được không? - GV: Cho 1-2 em lên bảng thực hiện → cả lớp thực hiện → tổ, nhóm thực hiện. - GV: nhận xét tuyên dương tinh thần học tâp của HS - GV: hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay đệm theo phách Ví dụ: Câu hát sau HS hát Bình minh lên có con chim non hoà tiếng hót véo von HS gõ theo phách: * * * * * * ** * ** HS gõ theo tiết tấu: * * * * * * * * * * * * - GV hướng dẫn như cách gõ đệm theo nhịp ở trên - Đối với cách vỗ tay đệm theo phách và tiết tấu, HS đã thực hiện được rồi nên cho HS hát theo nhóm tổ. * Ví dụ: Tổ 1: hát và vỗ tay đệm theo phách. Tổ 2: hát và vỗ tay đệm theo tiết tấu. 17 Hoặc: Cho tổ 1 hát Tổ 2 gõ đệm theo nhịp Tổ 3 gõ đệm theo phách → sau đó GV cho đổi ngược lại, làm như vậy sẽ tạo cho các em sự thi đua lẫn nhau và không khí lớp học thêm sôi nổi hơn. - GV: Nhận xét tuyên dương tinh thần học tập của các tổ; - GV: Bài hát này chúng ta có thể làm một số động tác phụ hoạ cho bài hát nhưng tiết học hôm nay không đủ thời gian về nhà mỗi em có thể dựa vào lời của bài hát và tìm một vài động tác múa phụ hoạ phù hợp , để tiết học hôm sau chúng ta cùng biểu diễn. IV. Củng cố - dặn dò (5 phút ). 1. Củng cố bài (3 phút). - Tiết học hôm nay các em học rất tốt nên cô cũng đã chuẩn bị cho các em 1 phần thưởng. Trong đĩa là bài hát chúng ta mới được học, cô mời cả lớp cùng xem các bạn thiếu nhi hát và biểu diễn bài hát này. + GV: Bạn nào phát biểu cho cô và cả lớp cùng nghe nội dung của bài hát này nào ? + HS: xung phong phát biểu. + GV: nhận xét, tóm lại nội dung, ý nghĩa của bài học. Với cách thiết kế bài dạy như vậy, tôi kiên trì vận dụng và với mỗi bài khác nhau ở các lớp các khác nhau, tôi đều cố gắng tìm cách cải tiến và vận dụng một cách linh hoạt các hình thức tổ chức lớp học với mục tiêu: học sinh yêu thích và chủ động học tập; giáo viên luôn là người hướng dẫn, định hướng và giúp các em hoàn thành công việc của mình, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của các em. 5. Làm mới không gian phòng học và thay đổi không gian học tập Thay đổi không gian phòng học cũng là một biện pháp hữu hiệu để tiết học đạt hiệu quả hơn. Như đối với trường tôi đang dạy hiện nay có hai điểm: - Điểm một: Do cơ sở vật chất nhà trường phòng học còn thiếu nên không thể bố trí phòng học nhạc riêng, tôi đã thay đổi không gian học tập cho các em bằng cách cho các em ra sân ở một số tiết ôn tập để học sinh được luyện tập với nhau theo nhóm. Tuy nhiên giáo viên cần giao công việc cụ thể cho từng nhóm và quán triệt học sinh về ý thức tự quản trước khi ra sân và thường xuyên đến từng nhóm để kiểm tra việc thực hiện của các nhóm cũng như giúp đỡ các em khi cần thiết tránh làm ảnh hưởng tới các lóp khác. - Điểm 2: Do có phòng nhạc riêng nên trong phòng nhạc của mình tôi đã cố gắng trang trí phòng nhạc sinh động, phù hợp với đặc trưng của bộ môn và bố trí bàn ghế gọn gàng để làm sao giáo viên có thể bao quát học sinh một các dể dàng và phòng học có nhiều không gian thoáng tạo điều kiện cho học sinh lên biểu diễn tốt hơn. Bên cạnh đó trong phòng nhạc cũng nên trưng bày một số hình ảnh hoạt động văn hóa, văn nghệ của trường để góp phần thu hút học sinh yêu thích môn Âm nhạc và từng bước tham gia vào các hoạt động của trường. 18 19 KHÔNG GIAN PHÒNG NHẠC 6. Định hướng cho học sinh có năng khiếu tham gia hoạt động văn nghệ do nhà trường, các cấp tổ chức. Nhằm tạo ra một sân chơi giải trí có ích cũng như tạo điều kiện cho các em học sinh có năng khiếu phát triển các khả năng của mình, hiện tại trường tôi với sự quan tâm của nhà trường, cứ vào 20/10 tổ chức cho học sinh hát về bà, về mẹ; 20/11 tổ chức cho học sinh diễn văn nghệ về chủ điểm thầy, cô, nhà trường; 22/12 tổ chức mỗi lớp một tiết mục văn nghệ về chủ điểm anh bộ đội; tổ chức cho các em khối 4, 5 thi sao giỏi với phần năng khiếu là biểu diễn âm nhạc. Qua các đợt hoạt động học sinh rất phấn khởi và học tốt hơn. Mùa hoa phượng đỏ năm nay khối 3 đang dự tính sẽ có 2 em tham gia. Đội văn nghệ lớp 4A 20.11.2015 IV. KIỂM NGHIỆM: - Sau khi áp dụng các phương pháp dạy học đổi mới “ Lấy học sinh làm trung tâm phát huy tính tích cực của học sinh” tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm ở khối lớp 3, kết quả thu được rất khả quan, học sinh đã trang bị cho mình một số kiến thức về học hát đơn giản và quan trọng là đã tạo cho các em hứng thú học tập các em đã hiểu biết khá vững về kiến thức âm nhạc. Một số em hát kém đã có ý thức tự tin hơn, mạnh dạn hơn khi lên biểu diễn không sợ sệt như trước nữa. tiết học trở lên sôi nổi, hấp dẫn lôi cuốn các em tạo cho các em sự tự tin trong cuộc sống. Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng của các lớp và kết quả thu được như sau: Lớp Sĩ số Hoàn thành tốt (A+) Hoàn thành (A) Chưa hoàn thành Thái độ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan