Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp gắn kết mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ theo định hướng phát t...

Tài liệu Biện pháp gắn kết mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương (nghiên cứu trường hợp tỉnh phú thọ)

.PDF
141
769
118

Mô tả:

ẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỖ XUÂN HOÀN BIỆN PHÁP GẮN KẾT MẠNG LƯỚI TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐỊA PHƯƠNG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH PHÚ THỌ) LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Mã số: 60.34.70 Khóa: 2007 - 2010 HÀ NỘI - 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BIỆN PHÁP GẮN KẾT MẠNG LƯỚI TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐỊA PHƯƠNG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH PHÚ THỌ) LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Mã số: 60.34.70 Khóa: 2007 - 2010 Người thực hiện: Đỗ Xuân Hoàn Hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Học HÀ NỘI – 2010 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MẠNG LƢỚI TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI ............................................................................................................... 10 1.1. MẠNG LƢỚI CÁC TỔ CHỨC KH&CN VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ............................................................................................... 10 1.1.1. Hoạt động KH&CN ..................................................................... 10 a) Khái niệm khoa học, công nghệ và hoạt động KH&CN .............. 10 b) Khái niệm và đặc trưng của hoạt động NC&TK........................... 12 c) Các loại hình hoạt động NC&TK................................................... 12 1.1.2. Năng lực NC&TK ........................................................................ 13 a) Khái niệm năng lực NC&TK ......................................................... 13 b) Các yếu tố của năng lực NC&TK .................................................. 14 1.1.3. Tổ chức KH&CN ......................................................................... 15 1.1.4. Mạng lƣới các tổ chức NC&TK là một hệ thống ..................... 17 1.1.5. Quan điểm chủ đạo trong phân tích mạng lƣới các tổ chức nghiên cứu và triển khai ........................................................................ 18 1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG NC&TK VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ..................................................................... 21 1.2.1. Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ.................................. 21 1.2.2. Mối quan hệ giữa tổ chức NC&TK với doanh nghiệp ............. 22 a). Tam giác liên kết ............................................................................ 22 b). Lợi ích của các thành viên trong tam giác liên kết ...................... 24 1.2.3. Mối quan hệ giữa KH&CN với phát triển KT-XH .................. 26 a) Nguyên lý phát triển KT-XH dựa trên KH&CN. ......................... 26 b) Cơ chế tác động của KH&CN đối với sự phát triển KT-XH. ....... 27 1.3. GẮN KẾT HOẠT ĐỘNG NC&TK THEO TIẾP CẬN HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA ............................................................................... 28 1.3.1. Đổi mới .......................................................................................... 28 1.3.2. Đổi mới theo mô hình tuyến tính ................................................ 29 1.3.3. Đổi mới theo mô hình phi tuyến ................................................. 30 1.3.4. Hệ thống đổi mới quốc gia .......................................................... 31 99 a) Các khái niệm ................................................................................. 31 b) Chức năng của Chính phủ trong Hệ thống đổi mới quốc gia ..... 33 c). Cấu trúc của Hệ thống đổi mới quốc gia ...................................... 33 1.3.5. Chính sách đổi mới với hoạt động NC-TK ................................ 34 KẾT LUẬN CHƢƠNG I ........................................................................... 36 CHƢƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NC&TK CÁC TỔ CHỨC KH&CN TRÊN ĐỊA BÀN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH ...................................................................................................... 38 2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KT-XH TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2006 -2010 .................................................................. 38 2.1.1. Vị trí địa lý và tiềm năng thiên nhiên ........................................ 38 2.1.2. Phát triển kinh tế - xã hội ............................................................ 39 2.1.3. Nhận định chung .......................................................................... 41 2.2. HIỆN TRẠNG KH&CN TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2006 -2010 ...................................................................................................................... 41 2.2.1. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nƣớc về KH&CN .............. 41 2.2.2. Mạng lƣới các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh ................... 42 2.2.3. Về nhân lực KH&CN.................................................................. 44 a). Về số lượng và trình độ: ................................................................ 44 b). Về phân bố lực lượng cán bộ KH&CN: ....................................... 45 c). Về độ tuổi của cán bộ KH&CN ..................................................... 47 d). Nhận định chung về đội ngũ cán bộ KH&CN ........................... 47 2.2.4. Đầu tƣ cho KH&CN .................................................................... 48 a). Tình hình đầu tư cơ sở vật chất cho tổ chức KH&CN: ............... 48 b). Nguồn thu của các tổ chức KH&CN ............................................ 50 c). Tổng ngân sách sự nghiệp KH&CN và cơ cấu chi ...................... 51 2.2.5. Tác động của hoạt động NC&TK các tổ chức KH&CN đối với sự phát triển KH&CN và kinh tế - xã hội của tỉnh............................. 53 b). Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ... 55 c). Trong nghiên cứu, điều tra tài nguyên và bảo vệ môi trường ..... 57 d). Trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn .............................. 59 e.) Trong lĩnh vực khoa học quản lý .................................................. 62 f).Trong lĩnh vực bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cộng đồng .............. 62 g). Trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin .................... 63 100 2.2.6. Sơ lƣợc hiện trạng công nghệ của các doanh nghiệp Phú thọ . 64 a). Về trình độ công nghệ ................................................................... 64 b). Về nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp ...................... 65 2.2.7. Đánh giá chung hoạt động NC&TK các tổ chức KH&CN ...... 66 a). Những ưu điểm .............................................................................. 66 b). Những hạn chế và thách thức chủ yếu ....................................... 67 c). Nguyên nhân của những hạn chế trên ......................................... 69 KẾT LUẬN CHƢƠNG II ......................................................................... 70 CHƢƠNG III BIỆN PHÁP GẮN KẾT HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƢỚI CÁC TỔ CHỨC KH&CN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ ................................................................................... 72 3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2020................................... 72 3.1.1. Quan điểm phát triển KT-XH .................................................... 72 3.1.2. Mục tiêu ........................................................................................ 73 3.2. NHŨNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KT-XH ĐẶT RA CHO KH&CN TỈNH PHÚ THỌ ........................................................................................ 75 3.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đòi hỏi sự đóng góp mạnh mẽ của công nghệ ................................................................................................. 75 3.2.2. Nghiên cứu khoa học phải làm rõ những vấn đề liên quan tới sự phát triển phù hợp với điều kiện đặc thù của Phú Thọ ........................ 75 3.2.3. KH&CN phục vụ cho việc phát triển ngành nghề mới ............... 76 3.2.4. KH&CN phục vụ cho các định hướng ưu tiên ............................ 77 3.2.5. KH&CN hướng vào phục vụ các sản phẩm mũi nhọn của Tỉnh77 3.2.6. KH&CN phục vụ các vùng kinh tế trọng điểm............................ 78 3.2.7. KH&CN góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ....... 78 3.3. CÁC BIỆN PHÁP GẮN KẾT HOẠT ĐỘNG NC&TK CỦA MẠNG LƢỚI CÁC TỔ CHỨC KH&CN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TÊ - XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ ................................................................ 79 3.3.1. Hiện trạng các biện pháp gắn kết hoạt động NC&TK của các tổ chức KH&CN với doanh nghiệp ..................................................... 79 a). Các biện pháp ngoại biên .............................................................. 79 b) Các biện pháp kích cầu .................................................................. 80 c). Các biện pháp kích cung ............................................................... 81 101 c) Về phát triển các tổ chức trung gian, môi giới .............................. 85 3.3.2 Đổi mới chính sách gắn kết hoạt động NC&TK với doanh nghiệp85 a) Khuyến khích doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động KH&CN .......... 85 b) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư NCƯD, CGCN, DVTV trên địa bàn ................................................................. 86 c) Thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ..................................... 86 d) Tăng cường trợ giúp về thông tin KH&CN ................................... 87 e) Xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển KH&CN .......................... 87 f) Phát triển nguồn nhân lực KH&CN .............................................. 87 g) Hỗ trợ thông qua các chương trình mục tiêu ............................... 88 h) Phân cấp để Tỉnh chủ động trong việc ban hành chính sách phù hợp với điều kiện của tỉnh .................................................................. 89 KẾT LUẬN CHƢƠNG III ........................................................................ 89 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................ 91 1. KẾT LUẬN ............................................................................................. 91 2. KHUYẾN NGHỊ ................................................................................... 93 2.1. Đối với các tổ chức NC&TK : ........................................................ 93 2.2. Đối với các doanh nghiệp ............................................................... 94 2.3. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc có liên quan ở địa phƣơng .................................................................................................................. 94 2.4. Về hƣớng nghiên cứu tiếp theo ...................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 96 102 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KH&CN: Khoa học và công nghệ KT-XH: Kinh tế - Xã hội NC&TK: Nghiên cứu và triển khai. R&D: Nghiên cứu và triển khai NCCB: Nghiên cứu cơ bản NCƯD: Nghiên cứu ứng dụng ĐMCN: Đổi mới công nghệ ĐH-CĐ: Đại học - Cao đẳng CNH, HĐH: Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá CNKT: Công nhân kỹ thuật DN: Doanh nghiệp NIS: Hệ thống đổi mới quốc gia CN-TTCN: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp CGCN: Chuyển giao công nghệ DVTV: Dịch vụ tư vấn SX-KD: Sản xuất - Kinh doanh UNESCO: United Nations Educational, Scientific and Cultural Organisation (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá, của Liên hiệp quốc). OECD: Organisation for Economic Co-operation and Development (Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế) ESCAP: Uỷ ban KT&XH khu vực châu Á - Thái Bình Dương. HĐND: Hội đồng nhân dân UBND: Ủy ban nhân dân NA: Không khai báo (not avirable) TW: Trung ương 103 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO NGHIÊN CỨU 1.1. Vai trò quan trọng của mạng lƣới các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh Có thể nói mạng lưới các tổ chức KH&CN là bộ phận hợp thành của chính sách KH&CN quốc gia và luôn là điểm nhấn quan trọng trong cải cách cơ chế quản lý KH&CN. Đơn giản là vì nó không chỉ là chủ thể thực hiện các hoạt động KH&CN tạo nên dự trữ công nghệ cho hoạt động đổi mới tại doanh nghiệp mà còn là bức tranh phản ánh chính sách nhân lực, chính sách tài chính, chính sách đầu tư v.v… của Nhà nước. Điều đó cũng có thể nhận thấy ở các địa phương nói chung và tỉnh Phú thọ nói riêng. Hoạt động của các tổ chức KH&CN địa phương chủ yếu nhằm phát hiện đặc thù của địa phương và cung cấp căn cứ khoa học để có các quyết định phù hợp với đặc thù đó. Thật vậy, không thể ra các quyết định về phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ nếu không có nghiên cứu tổng hợp các yếu tố tiềm năng về thiên nhiên, con người, đặc điểm văn hóa… của tỉnh. Tương tự, không thể áp dụng giống lúa do Viện cây lương thực và thực phẩm đồng bằng sông Hồng vào địa bàn tỉnh Phú Thọ nếu không có hoạt động nghiên cứu thích nghi hóa của Trung tâm giống cây trồng Phú Thọ cũng như hoạt động trình diễn, hướng dẫn của hệ thống khuyến nông tỉnh. Nhận rõ vai trò “đi trước một bước”, định hướng của các tổ chức KH&CN, song với một tỉnh còn nghèo như Phú Thọ cần tổ chức như thế nào mạng lưới đó; vấn đề nào tự làm, vấn đề nào cần “đứng trên vai người khổng lồ” và đứng như thế nào là thích hợp nhất1 là các câu hỏi đang được các cấp chính quyền Phú Thọ đặt ra cho Sở KH&CN với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước về KH&CN của tỉnh. Đây là một yêu cầu thực tế cần đáp ứng. 1 Trường hợp viện nghiên cứu chè với tư cách là viện vùng đông bắc trong mạng lưới quốc gia đặt tại Phú Hộ, Phú thọ, vùng có truyền thống trồng chè của cả nước. Tuy nhiên, chất lượng, năng suất chè Phú thọ vẫn chỉ đứng thứ 3 trong cả nước, cạnh tranh thấp trên thị trường trong nước và quốc tế. 1 1.2. Các chính sách hiện hành chƣa thích ứng với tính đa dạng của các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh Cho đế n nay, trên điạ bàn tỉnh Phú Thọ đã hình thành một mạng lưới đa dạng gồm trên 70 tổ chức KH&CN, bao gồ m: tổ chức KH&CN trực thuô ̣c các bộ, ngành và các tổ chức NC&TK, dịch vụ KH&CN, các tổ chức có hoạt động NC&TK của tin ̉ h. Tuy nhiên, việc nhận dạng cụ thể hình thức tổ chức và loại hình hoạt động trong đó có hoạt động NC&TK, chuyển giao, áp dụng công nghệ v.v...vẫn chưa được thực hiện để có chính sách điều tiết khuyến khích các hoạt động này thiết thực phục vụ phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh. Có lẽ chính vì nguyên nhân này mà các chính sách hiện hành chưa đủ sức liên kết mạng lưới trên thành một hệ thống nhằm chung một mục tiêu: phục vụ phát triển của tỉnh. Vấn đề đặt ra là: cần thiết phải tìm hiểu hiện trạng hoạt động, hình thức, cách thức tổ chức hoạt động của các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh; những tác động, đóng góp chủ yếu hoạt động của các tổ chức KH&CN cho sự phát triển kinh tế và xã hội tỉnh Phú Thọ; những bất cập của các biện pháp chính sách đang thực thi trên địa bàn tỉnh và nguyên nhân của các hạn chế đó ảnh hưởng đến các hoạt động của các tổ chức KH&CN này. 1.3. Cần thiết một số giải pháp để nâng cao tính hƣớng đích của các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh Như trên đã nói, mạng lưới tổ chức KH&CN của Phú Thọ khá nhiều về số lượng, đa dạng về hình thức tổ chức và loại hình hoạt động xét với một tình nghèo, bán sơn địa. Sự thiếu liên kết trong hoạt động và thiếu vắng các giải pháp cụ thể đã làm cho hệ thống này được xem là kém hiệu quả. Vì vậy, rất cần đề xuất một số giải pháp, nhằm phát huy vai trò quan trọng của hoạt động (NC&TK, dịch vụ, chuyển giao, áp dụng công nghệ…) của các tổ chức này, phù hợp với bối cảnh điều kiện thực tế của tỉnh Phú Thọ. Đây là một vấn đề cần thiết được nghiên cứu, xem xét cụ thể, góp phần định hướng đúng đắn hoạt động NC&TK của tỉnh, từng bước gắn kết và đưa các kết quả hoạt động NC&TK vào thực tiễn sản xuất và đời sống (gắn với dân và doanh nghiệp trên 2 địa bàn). Đó cũng là sự điều chỉnh hoạt động của các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh, phát huy vai trò thông qua hoạt động của mình, góp phần quan trọng vào sự phát triển KH&CN, phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh. Với ý nghĩa và những lý do trên, đồng thời với mong muốn vận dụng, khai thác những kiến thức được tiếp cận trong quá trình học tập, nghiên cứu của mình để áp dụng vào giải quyết vấn đề cụ thể của địa phương nói trên, nhận thấy việc nghiên cứu “Biện pháp gắn kết mạng lưới tổ chức KH&CN theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương - Trường hợp tỉnh Phú Thọ” là thiết thực, có thể thực hiện được trong khuôn khổ một luận văn. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Liên quan đến chủ đề nghiên cứu này, trong thời gian qua đã có một số công trình được thực hiện, cụ thể: - Nguyễn Thanh Thịnh (1986), trong công trình quản lý nhà nước về KH&CN tại các địa phương đã đề cập tới các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý KH&CN ở các tỉnh và một số vùng. Tuy nhiên, công trình hầu như không đề cập đến hệ thống các tổ chức KH&CN với tư cách là đối tượng quản lý của các cơ quan này. - Hoàng Xuân Long (2002), đã tiến hành 01 đề tài cấp bộ về quản lý KH&CN của địa phương. Các kết quả của đề tài tập trung vào việc cách thức tổ chức thực hiện đề tài, dự án ở địa phương (cấp tỉnh) từ việc lựa chọn ưu tiên nghiên cứu, tổ chức tuyển chọn, tổ chức thực hiện, nghiệm thu và định hướng áp dụng v.v…Tác giả đề cập không nhiều đến các tổ chức KH&CN địa phương với tư cách là chủ thể thực hiện các hoạt động NC&NK tại địa phương. - Hoàng Xuân Long (2004), đã có nghiên cứu về đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động nghiên cứu và phát triển ở địa phương: Xác định đặc thù và quản lý hoạt động nghiên cứu và phát triển địa phương, đánh giá thực trạng đổi mới quản lý hoạt động nghiên cứu và phát triển địa phương thời gian qua; đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới quản lý hoạt động nghiên cứu và phát triển địa phương của nước ta trong thời gian tới. 3 - Nguyễn Việt Hòa (2004), nghiên cứu sự cộng tác giữa các tổ chức NC&TK nhà nước với doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đề tài chủ yếu phân tích mô hình liên kết giữa các tổ chức NC&TK nhà nước và doanh nghiệp cần hướng đến để phù hợp với yêu cầu hội nhập, đó là mô hình cộng tác thay cho mô hình hợp tác NC&TK trước đây. - Mai Đức Lộc (2005) trình bày cơ sở lý luận, thực tiễn về cơ chế quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Công trình tập trung vào việc đánh giá thực trạng thực hiện nhiệm vụ KH&CN ở thành phố Đà Nẵng. Đề xuất giải pháp đổi mới cơ chế quản lý nhiệm vụ KH&CN của thành phố Đà Nẵng. - Đỗ Nguyên Phương (2007) tập trung nghiên cứu nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý khoa học và công nghệ địa phương. Trên thực tế, công trình là sự tập hơp các chuyên đề về hiện trạng, mô hình, cơ chế chính sách quản lý khoa học và công nghệ địa phương trong nước và nước ngoài. Một số nghiên cứu khác ở địa phương đề cấp đến việc đánh giá kết quả các đề tài, dự án KH&CN, như: - Trương Thành Công (2006), trong đề tài “Đánh giá kết quả thực hiện đề tài, dự án nghiên cứu khoa học - ứng dụng công nghệ của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 1991-2004”, đã đề xuất giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Tác giả đã trình bày cơ sở lý luận liên quan và về tiềm lực khoa học công nghệ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; Giới thiệu kết quả thực hiện các đề tài, dự án và hoạt động quản lý nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. - Hồ Văn Tùng (2005), đã lựa chọn phương pháp luận nghiên cứu đánh giá đề tài, dự án. Đánh giá cụ thể kết quả và hiệu quả 120 đề tài, dự án cấp tỉnh được thực hiện từ năm 1992-2002 tại Phú Yên; Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế xã hội, khoa học công nghệ, thông tin, đào tạo của các đề tài, dự án đã thực hiện trong 10 năm; Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý đề tài, dự án nghiên cứu - triển khai. - Nguyễn Văn Diễm và cộng sự (2006) trong công trình cấp tỉnh về quy hoạch định hướng phát triển KH&CN đã đề cập đến hệ thống các tổ chức KH&CN tỉnh Phú thọ như là bộ phận hợp thành quan trọng của tiềm lực 4 KH&CN của Tỉnh Phú Thọ. Tác giả coi tính liên kết trong hoạt động của các tổ chức KH&CN trên địa bàn như là điều kiện cần thiết để thúc đẩy các hoạt động của hệ thống này phục vụ phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh. Song, trong khuôn khổ một đề tài quy hoạch định hướng, tác giả đã không phân tích một cách đầy đủ các mô hình, các thể loại hoạt động, các bất cập trong chính sách để điều tiết hoạt động của mạng lưới này nhằm gắn kết với mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội của Tỉnh. Một số bài báo khoa học có đề cập đến các tổ chức NC&TK trong hệ thống đổi mới và đổi mới cơ chế, tổ chức và hoạt động của các tổ chức KH&CN… gắn với sản xuất và đời sống ở nhiều góc độ khác nhau. Một số kết quả nghiên cứu trong khuôn khổ luận văn Thạc sỹ, đã đề cập đến khía cạnh khác nhau về tổ chức KH&CN, về chính sách và quản lý KH&CN ở địa phương: - Trịnh Ngọc Diệu (2000), về Phát triển các tổ chức KH&CN ở nước ta trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế. - Lê Anh Đức (2003) về Những giải pháp chính sách KH&CN trong phát triển du lịch (trường hợp tỉnh Phú Thọ). - Trần Cẩm Phong (2003) về Hoàn thiện công tác quản lý KH&CN ở cấp tỉnh (trường hợp tỉnh Hà Nam). Như vậy, trong số các nghiên cứu đã có, một số công trình chủ yếu xem xét ở tầm vĩ mô, hoặc mới chỉ đề cập ở một số khía cạnh liên quan đến chính sách quản lý hoạt động KH&CN, của cơ quan quản lý KH&CN, hoạt động NC&TK qua các đề tài, dự án nói chung ở địa phương. Chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể hoạt động của các tổ chức KH&CN với vai trò là chủ thể hoạt động NC&TK và là yếu tố cấu thành của hệ thống đổi mới gắn với doanh nghiệp và người dân theo định hướng phát triển KH&CN và kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương. Thực tiễn quản lý ở tỉnh Phú Thọ cũng chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống và toàn diện vấn đề này. Vì vậy, luận văn định hướng nghiên cứu có hệ thống và toàn diện với quan điểm đổi mới và hệ thống đổi mới về thực trạng hoạt động NC&TK của 5 mạng lưới các tổ chức KH&CN và những tác động, đóng góp chủ yếu đối với sự phát triển KT-XH; về những hạn chế, nguyên nhân và những biện pháp gắn kết hoạt động NC&TK của các tổ chức KH&CN theo định hướng phát triển KT-XH phù hợp thực tiễn tỉnh Phú Thọ. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu chung: Đề xuất biện pháp gắn kết hoạt động NC&TK của các tổ chức KH&CN theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ. 3.2. Mục tiêu cụ thể: - Nhận dạng các loại hình tổ chức và hoạt động và vai trò, tác động của các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; - Phân tích những chính sách hiện hành tác động đến tổ chức và hoạt động NC&TK của các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; - Đề xuất những biện pháp phát huy vai trò hoạt động NC&TK của các tổ chức KH&CN theo hướng gắn kết với sự phát triển KH&CN và kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Nội dung nghiên cứu: Phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp nhằm phát huy vai trò hoạt động NC&TK của các tổ chức KH&CN gắn với sự phát triển KH&CN và kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ; - Khách thể nghiên cứu: Các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; - Thời gian (giai đoạn nghiên cứu): Xem xét trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2009. 5. MẪU KHẢO SÁT Khảo sát cụ thể một số tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh, gồm: Nhóm một số tổ chức KH&CN do tỉnh quản lý và nhóm một số tổ chức KH&CN do Trung ương quản lý. 6. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Đề tài cần phải trả lời những câu hỏi lớn sau: 6 - Thực trạng hoạt động NC&TK và vai trò, tác động của mạng lưới các tổ chức KH&CN trên địa bàn với sự phát triển KH&CN và kinh tế - xã hội, tỉnh Phú Thọ như thế nào? - Các biện pháp chính sách hiện hành và tác động của chúng đến hoạt động NC&TK và sự gắn kết các tổ chức KH&CN với phát triển KT-XH tỉnh Phú Thọ như thế nào? - Những biện pháp chủ yếu nào cần đề xuất nhằm gắn kết hoạt động mạng lưới tổ chức KH&CN với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ? 7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Với những câu hỏi lớn trên, dự kiến các giả thuyết sau: - Hoạt động NC&TK của các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là khá đa dạng, phong phú cả về cơ cấu trong mạng lưới, hình thức tổ chức hoạt động và đối tượng phục vụ. Đã có những tác động, đóng góp đối với sự phát triển KH&CN và kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, chưa phát huy được vai trò với tư cách là yếu tố cấu thành của hệ thống đổi mới gắn với doanh nghiệp và người dân trên địa bàn; - Những chính sách hiện nay trên địa bàn tỉnh có những hạn chế, bất cập, còn thiếu và yếu, chưa đủ để điều tiết, khuyến khích các hoạt động NC&TK thiết thực thúc đẩy sự gắn kết giữa các hoạt động NC&TK của các tổ chức KH&CN với sự phát triển KH&CN và kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ; - Cần có những giải pháp, chính sách cụ thể, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của tỉnh Phú Thọ mới có thể khắc phục được các khiếm khuyết trên, từng bước gắn kết và đưa các kết quả hoạt động NC&TK của các tổ chức KH&CN vào thực tiễn sản xuất và đời sống (gắn với dân và doanh nghiệp trên địa bàn), nâng cao tính hướng đích của các tổ chức, góp phần thực hiện định hướng, mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh. 8. LUẬN CỨ NGHIÊN CỨU 8.1. Luận cứ lý thuyết - Các khái niệm và lý thuyết liên quan đến hoạt động KH&CN: Nghiên cứu & triển khai (nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; hoạt động 7 nghiên cứu và triển khai); dịch vụ; chuyển giao; áp dụng công nghệ; năng lực NC&TK, năng lực tiếp thu kết quả NC&TK…; - Các khái niệm và lý thuyết liên quan đến tổ chức KH&CN: Hệ thống tổ chức KH&CN; các loại hình tổ chức KH&CN; vai trò của các tổ chức KH&CN…; - Lý thuyết về hệ thống đổi mới quốc gia, chính sách đổi mới, dự án đổi mới, sản phẩm đổi mới v.v... 8.2. Luận cứ thực tiễn - Hiện trạng mạng lưới các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh; - Kết quả điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động NC&TK của các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh (thông qua nghiên cứu phân tích tài liệu thu thập được và kết quả khảo sát cụ thể một số tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh theo mẫu khảo sát lựa chọn): + Thực trạng năng lực các tổ chức KH&CN (theo các yếu tố chính là nhân lực, tài lực, vật lực, tin lực, cơ chế và tổ chức thực hiện); + Các chính sách khuyến khích thúc đẩy hoạt động NC&TK, phổ biến, tiếp thu và áp dụng các kết quả NC&TK và vai trò quản lý nhà nước về KH&CN ở địa phương; + Những kết quả, đóng góp, tác động của hoạt động NC&TK các tổ chức KH&CN đối với sự phát triển KH&CN và kinh tế - xã hội của tỉnh (những ưu điểm, tồn tại, hạn chế); - Những yêu cầu của thực tiễn sản xuất và đời sống trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của tỉnh Phú Thọ gắn với hoạt động hoạt động NC&TK của các tổ chức KH&CN; - Thông tin ý kiến về các biện pháp gắn kết của một số tổ chức KH&CN và cơ quan quản lý Nhà nước liên quan trên địa bàn; - Những kinh nghiệm trong nước và nước ngoài trong hoạt động NC&TK ở các tổ chức KH&CN… 8 9. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9.1. Phƣơng pháp tiếp cận 9.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp quan sát - Phương pháp chuyên gia 9.3. Phƣơng pháp xử lý thông tin 10. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Luận văn được trình bày theo các phần chính sau: Phần mở đầu Chƣơng I: Cơ sở lý luận về mạng lƣới tổ chức khoa học và công nghệ và hoạt động nghiên cứu & triển khai Chƣơng II: Thực trạng hoạt động NC&TK của các tổ chức KH&CN trên địa bàn với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Chƣơng III: Biện pháp gắn kết hoạt động của mạng lƣới các tổ chức KH&CN với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ Kết luận và khuyến nghị Tài liệu tham khảo Các phụ lục 9 CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MẠNG LƢỚI TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI 1.1. MẠNG LƢỚI CÁC TỔ CHỨC KH&CN VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 1.1.1. Hoạt động KH&CN a) Khái niệm khoa học, công nghệ và hoạt động KH&CN Khoa học được hiểu là "hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy" (theo UNESCO). Hệ thống tri thức ở đây là hệ thống tri thức khoa học khác với tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết được tích luỹ một cách ngẫu nhiên trong đời sống hàng ngày. Tri thức khoa học là những hiểu biết được tích luỹ có hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học là loại hoạt động được vạch sẵn theo một mục tiêu xác định và được tiến hành dựa trên những phương pháp khoa học. Đây là khái niệm đã được thừa nhận ở phạm vi quốc tế. Khái niệm khoa học trong Luật KH&CN cũng có tính tương đồng với khái niệm này. Công nghệ là "hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ" (theo ESCAP) [1], [2]. Công nghệ là thuật ngữ đang được sử dụng rộng rãi, nhưng có rất nhiều định nghĩa khác nhau tuỳ theo từng mục đích sử dụng. Định nghĩa về công nghệ theo ESCAP có tính bao quát các khía cạnh liên quan đến công nghệ. Công nghệ là hệ thống kiến thức, nhấn mạnh bản chất cốt lõi của công nghệ là kiến thức, khẳng định vai trò dẫn đường của khoa học đối với công nghệ. Công nghệ có khả năng chế biến các nguồn lực thành hàng hoá và dịch vụ, do đó phải đáp ứng được mục tiêu sử dụng và các yêu cầu về kinh tế để được áp dụng trong thực tế. Công nghệ là công cụ, phương tiện, nhấn mạnh đó là sản phẩm của con người và con người có thể làm chủ được nó. Công nghệ có thể là vật thể (thiết bị máy móc), hay còn được gọi là phần kỹ thuật (technoware); 10 con người, phần con người (Humanware); ghi chép, phần thông tin (Inforware); và thiết chế tổ chức, hay phần tổ chức (Orgaware) [3]. Mục tiêu của công nghệ theo Nawaz sharif là sử dụng tối ưu các kỹ thuật để tác động vào các yếu tố môi trường vật chất, xã hội, văn hóa. Khái niệm công nghệ cũng được quy định trong Luật KH&CN, Luật Chuyển giao công nghệ và nhiều giáo trình về quản lý công nghệ và chuyển giao công nghệ, tuy nhiên còn có sự khác nhau giữa các văn bản này. Cũng cần nhấn mạnh rằng, tùy thuộc vào mục tiêu mà người ta đưa ra và vận dụng các khái niệm về công nghệ. Ví dụ, để thuận lợi cho việc đàm phán chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, người ta vận dụng định nghĩa của Nawaz sharif với cấu trúc gồm 4 phần nói trên. Hoạt động KH&CN, theo UNESCO định nghĩa là "các hoạt động có hệ thống liên quan chặt chẽ với việc sản xuất, nâng cao, truyền bá và ứng dụng các tri thức khoa học và kỹ thuật trong mọi lĩnh vực của khoa học và công nghệ, là các khoa học tự nhiên và công nghệ, các khoa học y dược và nông nghiệp, cũng như các khoa học xã hội và nhân văn" [4] . Hoạt động KH&CN theo nghĩa này gồm: Hoạt động nghiên cứu khoa học gồm có nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai (viết tắt tiếng Anh là R&D); Hoạt động chuyển giao tri thức công nghệ; Hoạt động phát triển công nghệ (phổ cập công nghệ sau khi đã làm chủ công nghệ trong sản xuất và nâng cấp công nghệ); Hoạt động dịch vụ KH&CN. Theo Luật KH&CN thì "Hoạt động KH&CN bao gồm nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ" . Quy định của Luật không làm rõ được bản chất của hoạt động KH&CN, vừa như rất chặt chi tiết, nhưng lại rất lỏng với một quy định chung chung về “các hoạt động khác”. Luận văn chọn cách tiếp cận theo UNESCO, với ý nghĩa không những chỉ ra các lĩnh vực hoạt động cụ thể mà còn thể hiện được đặc trưng bản chất của hoạt động KH&CN là tập trung và gắn chặt với việc sản xuất, phân 11 bố và sử dụng các kiến thức khoa học và kỹ thuật [5]. Với quan điểm này, khái niệm hoạt động triển khai bao gồm cả sản xuất thử các vật mẫu. b) Khái niệm và đặc trưng của hoạt động NC&TK Khái niệm NC&TK (hoặc R&D) được định nghĩa theo UNESCO và OECD là "các hoạt động sáng tạo được thực hiện một cách có hệ thống để tăng cường vốn tri thức, bao gồm tri thức về con người, văn hoá, xã hội, và sử dụng vốn tri thức này để tìm ra các ứng dụng mới" [7, 8]. Định nghĩa trên cho thấy các yếu tố đặc trưng cơ bản của hoạt động NC&TK là: Yếu tố sáng tạo; Tính mới hoặc đổi mới (novelty or innovation); Sự sử dụng phương pháp khoa học; Sự sản sinh ra kiến thức mới. Trong đó hai yếu tố có tính quyết định để nhận dạng NC&TK là yếu tố sáng tạo và tính mới hoặc đổi mới. c) Các loại hình hoạt động NC&TK Hoạt động NC&TK bao gồm NCCB, NCƯD và Triển khai. Đây là cách phân loại theo các giai đoạn của nghiên cứu khoa học [6]. Nghiên cứu cơ bản: là những nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái của sự vật, tương tác trong nội bộ sự vật và mối liên hệ giữa sự vật với sự vật khác. Sản phẩm của NCCB có thể là các phát hiện, phát minh dẫn đến hình thành một hệ thống lý thuyết có giá trị tổng quát, ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học. NCCB bao gồm: NCCB thuần tuý (chưa đề cập đến ý nghĩa ứng dụng) và NCCB định hướng (có dự kiến trước mục đích ứng dụng). NCCB định hướng gồm: Nghiên cứu nền tảng (về quy luật tổng thể) và nghiên cứu chuyên đề (về một hiện tượng đặc biệt của sự vật). Nghiên cứu ứng dụng: là sự vận dụng quy luật được phát hiện từ NCCB để giải thích một sự vật; tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp và áp dụng chúng vào sản xuất và đời sống, có thể là giải pháp về công nghệ, về vật liệu, hoặc về tổ chức và quản lý. Một số kết quả của NCƯD có thể là sáng chế. Tuy nhiên kết quả của NCƯD phải qua giai đoạn triển khai mới có thể đưa vào sử dụng được. 12 Triển khai (hoặc Triển khai thực nghiệm): là sự vận dụng các quy luật thu được từ NCCB và các nguyên lý thu được từ NCƯD, để đưa ra các hình mẫu và quy trình sản xuất với những tham số khả thi về kỹ thuật. Sản phẩm của triển khai chỉ mới là những hình mẫu khả thi kỹ thuật. Để áp dụng được còn phải tiến hành những tính khả thi khác, như khả thi về tài chính, kinh tế, môi trường, xã hội. Hoạt động triển khai gồm có các giai đoạn: + Tạo vật mẫu (Prototype): nhằm tạo ra một sản phẩm mẫu, chưa quan tâm đến quy trình sản xuất và quy mô áp dụng. Việc tạo sản phẩm mẫu thường thực hiện trong các phòng thí nghiệm, labô công nghệ. + Tạo quy trình sản xuất (hoặc QTCN): nhằm xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm mẫu. Hoạt động này thường được tiến hành trong các xưởng thực nghiệm thuộc viện, xí nghiệp sản xuất, nhà kính (nghiên cứu nông nghiệp). + Sản xuất thử (sản xuất loạt số 0): giai đoạn thử nghiệm cuối cùng nhằm khẳng định khả năng thực thi quy trình chế tạo và áp dụng trong sản xuất. So sánh với Luật KH&CN, cách phân loại nêu trên có điểm khác nhau về thuật ngữ được sử dụng. Trong Luật KH&CN không sử dụng "triển khai" mà là "phát triển công nghệ", để chỉ các hoạt động làm thực nghiệm, sản xuất thử… Trong Luận văn sử dụng thống nhất khái niệm "triển khai" vì thuật ngữ này có nội hàm phù hợp hơn để chỉ một giai đoạn của hoạt động nghiên cứu khoa học, là loại hình hoạt động có đặc trưng riêng và có chính sách tài chính riêng khác với các hoạt động phát triển khác [6]. 1.1.2. Năng lực NC&TK a) Khái niệm năng lực NC&TK Năng lực NC&TK (hay năng lực R&D) là năng lực để tiến hành các hoạt động NC&TK nhằm tạo ra và ứng dụng các kết quả NC&TK vào thực tiễn. Năng lực NC&TK thể hiện qua các yếu tố nguồn lực đầu vào của hoạt động NC&TK, chính là nguồn lực tạo nên sức mạnh của hoạt động NC&TK và đảm bảo sự thực thi các ý tưởng nghiên cứu [6]. Năng lực ứng dụng kết quả NC&TK cũng bao gồm các yếu tố nguồn lực đầu vào để có thể áp dụng các kết quả NC&TK đã được tạo ra vào thực 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng