Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Biến đổi về vai trò của người phụ nữ trong gia đình ở hà nội hiện nay qua nghiên...

Tài liệu Biến đổi về vai trò của người phụ nữ trong gia đình ở hà nội hiện nay qua nghiên cứu một số xã, phường tt

.PDF
27
57
83

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI THỊ NHƯ NGỌC BIẾN ĐỔI VỀ VAI TRÕ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH Ở HÀ NỘI HIỆN NAY QUA NGHIÊN CỨU MỘT SỐ XÃ, PHƯỜNG Chuyên ngành : Văn hóa học Mã số : 62 31 06 40 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI - 2016 Công trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện KHXH - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Xuân Kính Phản biện 1: PGS.TS. LƢƠNG HỒNG QUANG Phản biện 2: PGS.TS. VŨ TUẤN HUY Phản biện 3: TS. ĐẶNG HOÀI THU Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học xã hội - số 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội hồi………..….giờ…………phút, ngày………tháng……….năm……………….. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học xã hội - Thư viện Quốc gia vào DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Bùi Thị Nhƣ Ngọc (2016), Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự biến đổi vai trò của người phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Văn hóa dân gian (số 3 (165)), H., tr. 33 - 40. 2. Bùi Thị Nhƣ Ngọc (2016), Nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (số 385, tháng 7), H., tr. 106 - 109. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xã hội hiện đại, vai trò và những đóng góp, cống hiến của phụ nữ trong đời sống nói chung, trong gia đình nói riêng ngày càng đƣợc khẳng định thông qua các hoạt động trên nhiều lĩnh vực, trong cả gia đình và ngoài xã hội. Dƣới ảnh hƣởng của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tiến trình hội nhập ở nƣớc ta, phụ nữ Việt Nam ngày càng có nhiều điều kiện, cơ hội thuận lợi để thể hiện, khẳng định năng lực, trình độ bản thân cũng nhƣ tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng, phát triển gia đình và đất nƣớc bền vững. Các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc ngày càng thể hiện rõ quan điểm xóa bỏ phân biệt, bất bình đẳng nam - nữ trong xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ đƣợc hƣởng thụ các thành tựu của công cuộc đổi mới, phát triển đất nƣớc, tham gia các hoạt động xã hội và đƣợc ghi nhận những đóng góp của mình trong kinh tế, chính trị, văn hóa… Hƣớng tới bảo đảm quyền bình đẳng và quyền lợi chính đáng cho phụ nữ là một mục tiêu chiến lƣợc để đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam phát triển bền vững. Thành quả mà chúng ta đạt đƣợc trong những năm qua, là phụ nữ và vai trò của ngƣời phụ nữ ngày càng đƣợc khẳng định và đánh giá đúng đắn hơn bởi hiệu quả không chỉ từ những chủ trƣơng, chính sách mang tính chiến lƣợc đó, mà còn từ chính những nỗ lực và sự đóng góp về cả vật chất và tinh thần mà phụ nữ mang lại cho gia đình và xã hội… Song, vẫn có những hạn chế trong việc đánh giá, nhìn nhận vai trò của ngƣời phụ nữ cũng nhƣ những đóng góp, cống hiến của họ trong nhiều lĩnh vực xã hội, mà trƣớc tiên là trong gia đình. Thực trạng này tồn tại không phải ở đâu xa, mà ở ngay Thủ đô Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của nƣớc ta. Ngƣời phụ nữ dù trong gia đình Hà Nội đa phần đều gặp một “lực cản” chung về quan niệm vốn tồn tại đã lâu, là việc đảm nhiệm vai trò làm vợ, làm mẹ, chịu trách nhiệm các công việc nhà đƣơng nhiên đƣợc coi là của phụ nữ chứ không phải của nam giới; sự chia sẻ, thông cảm của các thành viên trong gia đình với các vai trò nói trên vì thế cũng khá hạn chế, nên dễ dẫn đến những xung đột và gây trở ngại cho phụ nữ trong việc cống hiến trí và lực cho nghề nghiệp và các hoạt động xã hội khác. Mâu thuẫn giữa những biến đổi đã và vẫn đang diễn ra giữa vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình với những quan niệm, rào cản xã hội, định kiến giới…, giữa mong muốn và hiện thực, giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa phụ nữ và nam giới cũng nhƣ các thành viên khác trong gia đình v.v.. 1 đang cản trở việc phát huy vai trò, năng lực của ngƣời phụ nữ và tiến trình xây dựng văn hóa gia đình, đánh giá một cách công bằng và phát huy hiệu quả nguồn nhân lực nữ phục vụ công cuộc đổi mới, phát triển Thủ đô và đất nƣớc. Trong khi đó, thực tiễn sự biến đổi vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình trên địa bàn luôn luôn đa dạng và phức tạp, đòi hỏi có sự nghiên cứu, kiến giải thấu đáo, kịp thời và thỏa đáng hơn nữa để tiếp tục gìn giữ, phát huy, phát triển một cách chính đáng và tích cực các vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình, lấy đó là cơ sở, động lực cho sự phát triển của các gia đình ở Hà Nội nói riêng, của đất nƣớc nói chung. Với những lý do trên, tôi chọn “Biến đổi về vai trò của người phụ nữ trong gia đình ở Hà Nội hiện nay qua nghiên cứu một số xã, phường” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu những biến đổi về vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình ở Hà Nội hiện nay; đồng thời, tìm hiểu những căn nguyên văn hóa, những yếu tố tác động, ảnh hƣởng đến sự biến đổi về vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình. Từ đó, luận án nhận diện một số xu hƣớng biến đổi vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng hợp, thu thập các tƣ liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu thông qua điều tra điền dã, phỏng vấn, các tài liệu sách, báo… nhằm nêu rõ thực trạng biến đổi vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình ở Hà Nội hiện nay, trên cơ sở so sánh, đối chiếu với vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình thời gian trƣớc đây. - Tìm hiểu và đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng làm biến đổi vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình ở Hà Nội hiện nay. - Trình bày những xu hƣớng biến đổi vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình. Thực hiện những nhiệm vụ trên, tức là tác giả luận án đã trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau: - Ngƣời phụ nữ trong gia đình có những vai trò gì và biểu hiện cụ thể của các vai trò đó? - Hiện nay vai trò đó biến đổi nhƣ thế nào? - Xu hƣớng biến đổi vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình thời gian tới? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 Những biến đổi về vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình, nhƣ biến đổi vai trò làm vợ, làm mẹ, vai trò trong hoạt động kinh tế gia đình, vai trò trong các hoạt động đối nội, đối ngoại và các hoạt động khác của gia đình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Không gian nghiên cứu Không gian nghiên cứu ở Hà Nội, gồm các địa bàn: + Phƣờng Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm) là địa bàn đô thị Hà Nội gốc, với nhiều nét văn hóa đặc trƣng của Hà Nội và ngƣời Hà Nội đƣợc duy trì, gìn giữ trải qua nhiều thế hệ. + Phƣờng Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm) là địa bàn từ nông thôn chuyển thành đô thị, đang trong quá trình đô thị hóa, hội nhập với những bƣớc chuyển mình mạnh mẽ khi từ xã thành phƣờng. + Xã Đồng Trúc (huyện Thạch Thất) là xã thuần nông, chƣa chịu ảnh hƣởng quá nhiều bởi tiến trình đô thị hóa, hội nhập. 3.2.2. Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu đƣợc tiến hành từ Đổi mới, tức là từ tháng 12/1986 đến hiện nay. Trong quá trình nghiên cứu, để có cái nhìn khách quan và tổng thể, rõ ràng, sâu sắc hơn, cũng nhƣ có cơ sở so sánh, đánh giá và chỉ rõ đƣợc những biến đổi đổi vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình hiện nay ở Chƣơng 3, luận án dành Chƣơng 2 trình bày vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình từ năm 1930 đến trƣớc tháng 12/1986 (trƣớc Đổi mới). Việc nghiên cứu vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình từ năm 1930 đến trƣớc tháng 12/1986 chủ yếu dựa vào các tài liệu thứ cấp, bên cạnh điều tra xã hội học và phỏng vấn hồi cố. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Luận án vận dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Cụ thể, luận án xem xét, nhìn nhận, đánh giá… đối tƣợng nghiên cứu trong sự vận động và trong mối liên hệ giữa sự việc, hiện tƣợng này với sự việc, hiện tƣợng khác nhằm làm rõ và lý giải những biến đổi về vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình ở Hà Nội hiện nay so với trƣớc đây. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phƣơng pháp điền dã dân tộc học, phỏng vấn, điều tra xã hội học, lịch sử và logic, phân tích - tổng hợp, so sánh. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 3 5.1. Trình bày các kết quả khảo sát và hệ thống, khái quát hóa những biến đổi về vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình ở Hà Nội hiện nay ở ba địa bàn nghiên cứu cụ thể dƣới góc nhìn văn hóa học. 5.2. Tìm hiểu, xác định nguyên nhân văn hóa dẫn đến sự biến đổi, những tƣơng đồng hoặc khác biệt về vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình thuộc phạm vi các địa bàn nghiên cứu. 5.3. Phân tích các xu hƣớng biến đổi vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình ở Hà Nội. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận 6.1.1. Góp phần nhận diện, tìm hiểu thực trạng vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình trải qua sự phát triển, vận động của thời gian, lịch sử và văn hóa; nhận diện sự biến đổi vai trò này hiện nay. 6.1.2. Làm rõ vai trò tác động qua lại giữa các thành tố trong một hệ thống với toàn bộ hệ thống và sự tƣơng tác giữa các yếu tố trong một hệ thống. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn 6.2.1. Luận án sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các cấp có thẩm quyền trong việc phát huy, nâng cao vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình, xây dựng và phát triển văn hóa gia đình, văn hóa Việt Nam bền vững. 6.2.2. Luận án góp phần thêm tiếng nói vào nhận thức của ngƣời dân về vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình để từ đó có cách nhìn nhận, ứng xử và hành động đúng đắn với ngƣời phụ nữ không chỉ trong các hoạt động của gia đình. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án có bốn chƣơng nhƣ sau: Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu và lý thuyết vận dụng; Chương 2. Vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình ở Hà Nội thời gian trƣớc năm 1986; Chương 3. Thực trạng biến đổi vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình ở Hà Nội hiện nay; Chương 4. Những nhân tố ảnh hƣởng và xu hƣớng biến đổi vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình ở Hà Nội. NỘI DUNG Chương 1: 4 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ LÝ THUYẾT VẬN DỤNG 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1. 1. Về các nghiên cứu biến đổi vai trò của người phụ nữ trong gia đình của các tác giả nước ngoài Nhiều công trình của các nhà khoa học nƣớc ngoài nhƣ Sherry B. Ortner, Lévi-Strauss, Karl Marx, Friedrich Engels, Max Gluckman, Simone de Beauvoir... khi nghiên cứu biến đổi vai trò của ngƣời phụ nữ nói chung, ngƣời phụ nữ trong gia đình nói riêng thƣờng bắt đầu từ cái nhìn về phụ nữ, coi sự khác biệt về đặc điểm giới tính và quan niệm về giới dẫn đến những phân biệt trong đánh giá, nhìn nhận vai trò của ngƣời phụ nữ. Nhìn chung, các nghiên cứu có sự đồng thuận hoặc gặp gỡ nhau ở các điểm: Thƣờng đặt trong tƣơng quan với nam giới để so sánh, luận giải các vấn đề về biến đổi vai trò của phụ nữ, gắn với đó là các vấn đề xã hội; chỉ ra có sự phân biệt trong quan niệm về vai trò của phụ nữ và nam giới; từ phân biệt, dẫn tới có sự bất bình đẳng trong các lĩnh vực xã hội đối với phụ nữ, nên tất yếu ảnh hƣởng đến biến đổi vai trò và việc thực hiện vai trò của họ; hầu hết các công trình đều hƣớng đến mục tiêu giải quyết các vấn đề liên quan đến biến đổi vai trò của phụ nữ trong mối liên hệ rộng, tƣơng tác với xã hội. 1.1.2. Nghiên cứu biến đổi về vai trò của người phụ nữ trong gia đình của các tác giả trong nước Các nghiên cứu thƣờng triển khai theo hai hƣớng chính: Thứ nhất, đặt biến đổi vai trò của người phụ nữ trong gia đình ở phạm vi gia đình, chỉ rõ dù ngƣời phụ nữ phải chịu ảnh hƣởng từ tƣ tƣởng Nho giáo, nhƣng khác với gia đình Nho giáo Trung Hoa, trong gia đình ngƣời Việt, ngƣời vợ trong tƣơng quan với chồng vẫn có vai trò nhất định, thậm chí quyết định dù trải qua sự biến đổi, thăng trầm của thời gian. Thứ hai, đặt biến đổi vai trò của người phụ nữ trong gia đình gắn với bối cảnh làng xã, cộng đồng và các mối quan hệ xã hội. Ở đó, các vai trò của ngƣời phụ nữ biến đổi thƣờng gắn với các biến đổi của thời cuộc, nhƣ các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm, hay quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa… đất nƣớc trong thời bình. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ vẫn phải chịu thiệt thòi khi biến đổi vai trò của họ trong gia đình chƣa thực sự đƣợc nhìn nhận, đánh giá đúng đắn, cũng nhƣ chƣa có sự cảm thông, chia sẻ của những thành viên khác, đặc biệt là ngƣời đàn ông, trong gia đình. 1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và văn hóa gia đình ở Hà Nội 1.2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu Phường Hàng Bông thuộc đô thị Hà Nội gốc, mang nhiều nét đặc trƣng của văn hóa đô thị Hà Nội truyền thống, có diện tích 18 ha, gồm 10 tuyến 5 phố và 3 ngõ, là một trong những phƣờng nằm trong khu vực phố cổ của quận Hoàn Kiếm - trung tâm của Thủ đô Hà Nội. Phƣờng có hơn 1.800 hộ dân với gần 9.000 nhân khẩu phân bố trên 42 tổ dân phố, với nhiều hộ kinh doanh, buôn bán, các cơ sở sản xuất, cùng trƣờng học, trụ sở các tổ chức, cơ quan nhà nƣớc. Do là địa bàn đô thị Hà Nội gốc, nên dân cƣ ở phƣờng hiện nay không có nông dân, sinh kế của ngƣời dân tập trung chủ yếu vào hoạt động thƣơng mại, nhƣ kinh doanh, buôn bán, làm du lịch, cho thuê nhà... Theo kết quả thu đƣợc từ 150 phiếu điều tra xã hội học phát ra trên địa bàn, tỉ lệ ngƣời dân làm kinh doanh, buôn bán tƣơng đối cao với 40,0% (nữ chiếm quá nửa), số ngƣời là cán bộ, công chức chiếm 16,0%, còn lại làm các nghề khác. Phường Mỹ Đình 1 thuộc quận Nam Từ Liêm, ở phía tây Thủ đô Hà Nội, đƣợc hình thành trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Mỹ Đình trƣớc đây, với diện tích 228.20 ha và 23.987 nhân khẩu. Khi chuyển thành phƣờng, bên cạnh một bộ phận dân cƣ gốc, có nhiều ngƣời ở các địa bàn lân cận và các địa phƣơng khác đổ về sinh sống, làm ăn, lập nghiệp. Trong 150 phiếu điều tra xã hội học đƣợc phát ra ở phƣờng, tỉ lệ ngƣời hoạt động kinh doanh, buôn bán tƣơng đối cao với 40,0% (phần lớn là nữ), tỉ lệ ngƣời là cán bộ, công chức chiếm 20,67%, còn lại hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác. Xã Đồng Trúc là xã vùng đồi gò nằm ở phía tây nam huyện Thạch Thất, cách trung tâm thành phố Hà Nội 30km về phía đông. Xã có tổng diện tích tự nhiên 663,25 ha với 1.715 hộ dân (6.885 nhân khẩu) sống phân bố ở 6 làng. Trong thời gian sáp nhập đầu tiên vào Hà Nội (1978 - 1991) do điều kiện kinh tế địa phƣơng khó khăn, phƣơng tiện giao thông, đi lại hạn chế, các hoạt động giao thƣơng, giao lƣu và tiếp biến văn hóa với Thủ đô không mấy phát triển, nên cuộc sống của ngƣời dân cũng nhƣ vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình không chịu quá nhiều tác động. Trong thời gian sáp nhập thứ hai (từ 01/08/2008 đến nay), nhiều ngƣời dân sở tại và một số ngƣời ở thành phố Hà Nội hoặc các xã lân cận mua, bán đất, đầu tƣ kinh doanh, dịch vụ,… Dù đa phần ngƣời dân làm nông nghiệp hoặc các hoạt động liên quan đến nông nghiệp với tỉ lệ 53,99% theo kết quả từ 113 phiếu điều tra xã hội học (còn lại là cán bộ, công chức chiếm 15,93%, kinh doanh chiếm 13,27%, chăn nuôi chiếm 8,85% và các nghề khác), có một số hộ nông dân không trực tiếp canh tác nông nghiệp mà giao khoán, cho thuê ruộng. Bên cạnh hoạt động nông nghiệp là chủ đạo, cơ cấu kinh tế của một bộ phận gia đình dần thay đổi vì chuyển đổi từ nông nghiệp sang kinh doanh, dịch vụ hoặc làm các ngành nghề phi nông nghiệp. 1.2.2. Văn hóa gia đình ở Hà Nội Văn hóa gia đình ở Hà Nội mang nhiều đặc trƣng của văn hóa gia đình ngƣời Việt truyền thống, và có tính địa phƣơng đặc thù, thể hiện trong 6 đời sống sinh hoạt hằng ngày nhƣ giao tiếp giữa các thành viên, nuôi dạy con cái biết điều hay, lẽ phải, làm việc thiện, ứng xử lịch sự với mọi ngƣời... Điểm nổi bật bao trùm trong văn hóa gia đình Hà Nội là sự văn minh, thanh lịch, ăn mặc trang nhã, nói lời văn vẻ dễ nghe, dễ hòa hợp với bà con phƣờng, xóm, hay động lòng vì việc nghĩa, tình ngƣời, ở với nhau “biết nhịn”, “biết nể”, “biết ngƣợng”. Đặc biệt, các gia đình Hà Nội, từ trí thức, nông dân đến những thƣơng gia… đều đề cao giáo dục và đặt danh dự lên hàng đầu. Trƣớc năm 1945, về cơ bản, ở nông thôn Hà Nội có hai loại gia đình: gia đình của những ngƣời lao động nông dân và của tầng lớp thƣợng lƣu; ở đô thị Hà Nội cũng có hai loại gia đình: gia đình của những ngƣời lao động và của tầng lớp thƣợng lƣu. Sau năm 1945, các gia đình ở Hà Nội thƣờng đƣợc phân chia thành gia đình nông dân, gia đình công nhân, gia đình trí thức. Những năm gần đây, các nghiên cứu về gia đình ở Hà Nội thƣờng phân chia loại hình gia đình theo nghề nghiệp (gia đình trí thức - gia đình nông dân - gia đình buôn bán...), điều kiện kinh tế (gia đình khá giả - gia đình bình dân - gia đình nghèo), hoặc quy mô (gia đình hạt nhân - gia đình nhỏ - gia đình lớn), theo địa bàn cƣ trú (gia đình đô thị - gia đình nông thôn)… Những đặc trƣng của văn hóa gia đình ở Hà Nội đƣợc thể hiện ở văn hóa gia đình phƣờng Hàng Bông, Mỹ Đình 1 và xã Đồng Trúc. Về quy mô, loại hình gia đình hạt nhân là phổ biến với 48,18%, 32,45% gia đình nhỏ, còn lại là gia đình 1 hoặc 4 thế hệ. Về nghề nghiệp, loại hình gia đình trí thức, buôn bán chiếm phần lớn ở phƣờng Hàng Bông và Mỹ Đình 1; ở xã Đồng Trúc, loại hình gia đình nông dân là phổ biến nhất. Mỗi địa bàn cũng có những đặc điểm riêng: Phƣờng Hàng Bông là đô thị gốc, “đất chật, ngƣời đông”, cơ cấu dân cƣ dần tăng theo thời gian nhƣng đa phần vẫn là ngƣời dân gốc ở phƣờng và ở một số địa bàn lân cận đến sinh sống, làm việc. Dù chịu tác động của quá trình biến đổi văn hóa trong bối cảnh xã hội hiện đại, nhiều ngƣời vẫn tiếp tục duy trì văn hóa gia đình truyền thống với nếp sống thanh lịch, hòa nhã, ăn nói văn vẻ, nhẹ nhàng, có thói quen tƣơng trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Phƣờng Mỹ Đình từ nông thôn chuyển thành đô thị, chịu ảnh hƣởng mạnh bởi quá trình đô thị hóa, thành phần dân cƣ thay đổi do có nhiều ngƣời ở nơi khác đến sinh sống, lập nghiệp nên văn hóa gia đình những năm gần đây mang tính “mở”, đa dạng, pha trộn nhiều sắc thái văn hóa địa phƣơng (chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc nƣớc ta) bên cạnh các sắc thái văn hóa gia đình bản địa: có sự gắn kết, đùm bọc, yêu thƣơng nhau giữa các thành viên gia đình, chu đáo, trong ứng xử với làng xóm, cộng đồng; có ý thức giữ vẻ thanh lịch nhƣng sự hào hoa không đƣợc biểu hiện rõ, thay vào đó là sự giản dị, chất phác; ăn mặc cũng đơn sơ, trang nhã, nói lời dễ nghe 7 nhƣng không đến nỗi quá văn vẻ do trƣớc đây nhiều nông dân không đƣợc học chữ v.v… Thành phần dân cƣ rất đa dạng, nếu trƣớc kia chủ yếu là nông dân và một bộ phận là trí thức, làm nghề chăn nuôi hoặc buôn bán nhỏ… thì nay xuất hiện ngày càng nhiều trí thức. Xã Đồng Trúc là xã nông nghiệp, nên có nhiều nông dân, một bộ phận thoát ly đi làm việc, kiếm sống ở nơi khác. Dù đã sáp nhập vào Hà Nội gần mƣời năm, nhƣng ở xa trung tâm nên đặc trƣng của văn hóa gia đình nông thôn với tính gia trƣởng, chịu sự chi phối của gia đình, dòng tộc… vẫn tƣơng đối đậm nét. Sự thanh lịch cũng không đƣợc thể hiện rõ nhƣ ở các gia đình đô thị, thậm chí có phần nhạt nhòa, thay vào đó là sự chân chất, thuần hậu trong cách cƣ xử và trong các mối quan hệ, mang dấu ấn chất phác của những ngƣời nông dân nơi “đất lề quê thói”… 1.3. Lý thuyết vận dụng 1.3.1. Một số khái niệm cơ bản Sau khi giải thích các khái niệm “phụ nữ”, “biến đổi”, “vai trò”, “gia đình”, luận án bàn về “biến đổi vai trò” và “biến đổi về vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình”. Chúng tôi hiểu, biến đổi về vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình là sự thay đổi về các tác dụng, chức năng của ngƣời phụ nữ trong hoạt động sống và sinh hoạt của gia đình trải qua sự vận động, phát triển của gia đình trong tƣơng quan so sánh với những biểu hiện về tác dụng, chức năng đó trong khoảng thời gian (hoặc những khoảng thời gian) trƣớc đây, cụ thể là biến đổi vai trò làm vợ, vai trò làm mẹ, vai trò trong hoạt động kinh tế gia đình và các hoạt động khác của gia đình. Sự biến đổi vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình phụ thuộc vào trình độ, nhận thức, quan niệm, ứng xử, hành động… của không chỉ ngƣời phụ nữ, mà còn của các thành viên khác trong gia đình và của cả cộng đồng, xã hội dƣới ảnh hƣởng, tác động của các yếu tố không gian, thời gian và bối cảnh văn hóa chính trị - xã hội nhất định. 1.3.2. Hướng tiếp cận và lý thuyết nghiên cứu Luận án sử dụng hƣớng tiếp cận văn hóa học để nghiên cứu những biến đổi về vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình ở Hà Nội hiện nay. Trên cơ sở đó, luận án vận dụng các lý thuyết: Lý thuyết biến đổi văn hóa, tập trung vận dụng thuyết tiến hóa văn hóa dựa trên cơ sở quan điểm nhìn nhận biến đổi văn hóa là thể hiện của sự tiến hóa tự nhiên; lý thuyết nữ quyền, đi sâu vận dụng luận điểm của Simone de Beauvoir: “Ngƣời ta không sinh ra là phụ nữ, ngƣời ta trở thành phụ nữ” để nghiên cứu. Từ đây, luận án đề ra khung phân tích về biến đổi vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình ở Hà Nội hiện nay nhƣ sau: 8 Biến đổi về vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình ở Hà Nội hiện nay qua nghiên cứu một số xã, phƣờng Câu hỏi nghiên cứu Lý thuyết nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu - Ngƣời phụ nữ trong gia đình có những vai trò gì và biểu hiện cụ thể của các vai trò đó? – Hiện nay vai trò đó biến đổi nhƣ thế nào? - Xu hƣớng biến đổi vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình thời gian tới? Vì sao có sự biến đổi vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình ở Hà Nội hiện nay? Có sự tƣơng đồng, khác biệt trong sự biến đổi ở các địa bàn nghiên cứu, ở các tính chất/loại hình gia đình với các nhóm phụ nữ có trình độ, nghề nghiệp…khác nhau. - Lý thuyết về biến đổi văn hóa - Lý thuyết nữ quyền Biến đổi thể hiện ở vai trò làm vợ, làm mẹ, trong hoạt động kinh tế gia đình và các hoạt động khác. Sự biến đổi về vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình ở Hà Nội hiện nay là tất yếu. Những tác động, ảnh hƣởng của văn hóa gia đình Hà Nội đến biến đổi vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình? Biến đổi vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình ở Hà Nội hiện nay là tích cực hay tiêu cực? Vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình ở Hà Nội sẽ tiếp tục biến đổi trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu: Các kết luận ở Chƣơng 2, 3, 4 và phần Kết luận Tiểu kết Chương 1 So với các nghiên cứu về biến đổi vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình trên thế giới bắt đầu phát triển từ khoảng đầu thế kỷ XX, ở nƣớc ta các nghiên cứu về lĩnh vực này chỉ phát triển khoảng vài chục năm trở lại đây, sau sự kiện ra đời của Trung tâm Nghiên cứu khoa học về phụ nữ năm 1987 (thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, nay là Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam). Các nghiên cứu về biến đổi vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình thƣờng đặt phụ nữ trong mối liên hệ với gia đình, hoặc trong bối cảnh làng xã, cộng đồng và các mối quan hệ xã hội... Nhìn chung, các nghiên cứu đều thống nhất ở việc khẳng định vai trò làm vợ, làm mẹ, vai trò trong hoạt động kinh tế gia đình và các hoạt động đối nội, đối ngoại của gia đình ở ngƣời phụ nữ. Tuy nhiên, có những cách triển khai, đánh giá khác nhau về biến đổi vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình khi nhìn nhận vai trò đó trải qua 9 các thời kỳ lịch sử, chịu tác động của bối cảnh lịch sử - văn hóa - xã hội, hay chịu ảnh hƣởng bởi các thành viên trong gia đình, hoặc bởi các yếu tố biến đổi khác nhƣ quan niệm về giới và bình đẳng giới… Về lý thuyết nghiên cứu, luận án vận dụng lý thuyết về biến đổi văn hóa và lý thuyết nữ quyền. Chương 2: VAI TRÕ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH Ở HÀ NỘI TRƯỚC NĂM 1986 2.1. Vai trò làm vợ Ở vai trò làm vợ, ngƣời phụ nữ phải tuân theo các quan niệm, giá trị, chuẩn mực văn hóa gia đình truyền thống. Trong quan hệ ứng xử, giao tiếp với chồng, càng ngƣợc thời gian về trƣớc, ngƣời vợ càng phải ăn nói nhẹ nhàng, từ tốn, biểu hiện tình cảm kín đáo, phải nghe theo lời chồng. Những biểu hiện, chia sẻ tình cảm của họ đối với người chồng, ở cả gia đình đô thị và gia đình nông thôn, khá kín đáo và tinh tế, thậm chí có phần e dè hoặc khó khăn do ảnh hƣởng của những tƣ tƣởng, lễ giáo phong kiến. Sự chung thủy của người vợ đối với chồng được đề cao, đặc biệt vợ phải đáp ứng nhu cầu tình dục của chồng. Có sự khác biệt về vai trò quán xuyến việc gia đình khi một bộ phận phụ nữ thuộc gia đình khá giả (chủ yếu ở phƣờng Hàng Bông) tuy biết nội trợ nhƣng không trực tiếp tham gia nội trợ, dọn nhà cửa mà để ngƣời giúp việc làm, trong khi phụ nữ ở gia đình bình dân và nghèo (chủ yếu ở phƣờng Mỹ Đình 1 và xã Đồng Trúc) phải đảm nhiệm tất cả các việc này. Trong ứng xử với gia đình chồng, ngƣời phụ nữ phải chu đáo, thậm chí nhẫn nhịn, cam chịu. Trải qua các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, họ phải đảm nhiệm tất cả các công việc lớn, bé trong nhà, thay chồng thờ cúng tổ tiên… do nhiều ngƣời đàn ông tham gia kháng chiến. Đến những năm 80 của thế kỷ trƣớc, mối quan hệ vợ - chồng gần đã dần cởi mở, tự nhiên hơn. Ở vai trò làm vợ, ngƣời phụ nữ phải tuân theo các quan niệm, giá trị, chuẩn mực văn hóa gia đình truyền thống, song từ đó cũng tạo ra các áp lực nhất định đối với ngƣời phụ nữ. Những điều này bị chị phối, điều chỉnh bởi các quan điểm khắt khe của xã hội đƣơng thời. 2.2. Vai trò làm mẹ Do chịu ảnh hƣởng bởi các tƣ tƣởng, quan niệm truyền thống, người phụ nữ phải sinh được con cho gia đình chồng, và thƣờng sinh nhiều con. Nếu sinh được con trai, vị trí của họ trong gia đình được củng cố, coi trọng hơn. Trƣớc năm 1945, nếu lấy chồng lâu mà không sinh đƣợc con 10 trai, trong gia đình khá giả ở cả đô thị và nông thôn, ngƣời vợ thƣờng đành để chồng lấy vợ lẽ, hoặc xin con nuôi. Nhƣng từ khi có Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959, cộng thêm có nhiều ngƣời đi kháng chiến trở về hoặc làm việc trong các cơ quan nhà nƣớc nên tƣ tƣởng thay đổi, hôn nhân chỉ một vợ một chồng. Người mẹ đóng vai trò chủ yếu trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con. Ở các gia đình khá giả trƣớc năm 1945 có điều kiện nuôi vú em, ngƣời làm, ngƣời mẹ có sự trợ giúp trong việc chăm con. Trong các gia đình bình dân hoặc gia đình nghèo, việc chăm sóc con hầu hết do ngƣời mẹ hoặc con gái lớn đảm nhiệm (nếu mẹ đi làm cả ngày). Càng đến gần năm 1986, sự can thiệp, chi phối của mẹ chồng hoặc ngƣời lớn tuổi trong gia đình càng giảm dần. Người mẹ cũng đóng vai trò quan trọng trong giáo dục con, trƣớc năm 1945, rất ít ngƣời mẹ có trình độ tri thức để dạy con do không đƣợc đi học. Sau năm 1945 đến 1986, ngày càng có nhiều phụ nữ đƣợc đi học, tham gia vào các công việc xã hội nên có thể tham gia trực tiếp vào quá trình dạy tri thức cho con, bên cạnh dạy lời ăn tiếng nói, dạy giao tiếp, ứng xử… Người mẹ cũng có những quyền hạn nhất định đối với con nhưng luôn thấp hơn người bố trong định hướng nghề nghiệp cho con và chuyện tình cảm, hôn nhân của con, do ảnh hƣởng của tƣ tƣởng gia trƣởng, phong kiến. Sau năm 1954 đến 1986, sự can thiệp của ngƣời mẹ và các thành viên lớn tuổi trong gia đình vào hôn sự của con mới có biến chuyển do nhiều ngƣời đi làm cách mạng, làm việc ở các cơ quan nhà nƣớc đi theo xu hƣớng tự do hôn nhân theo quy định của Nhà nƣớc. 2.3. Vai trò trong hoạt động kinh tế gia đình và các hoạt động khác 2.3.1. Trong hoạt động kinh tế Trƣớc năm 1954, ở gia đình có điều kiện kinh tế, ngƣời vợ chủ yếu ở nhà. Ở gia đình bình dân, gia đình nghèo, đa phần cả hai vợ chồng đều phải đi làm để nuôi sống bản thân và gia đình. Sau năm 1954 đến 1986, hầu hết các cặp vợ chồng đều tham gia hoạt động kinh tế. Các gia đình làm nông nghiệp có sự phân chia lao động tƣơng đối phổ biến: “chồng cày, vợ cấy”. Ngƣời phụ nữ còn buôn bán nhỏ, làm thuê... Sau năm 1975, do kinh tế khó khăn vì ảnh hƣởng từ chiến tranh, đại bộ phận phụ nữ đều tham gia vào các hoạt động kinh tế để nuôi sống gia đình: tăng gia sản xuất, trồng cấy, chăn nuôi, đan len… Nhìn chung, đa số ngƣời phụ nữ đều giữ vai trò nắm giữ kinh tế gia đình, điển hình là 68,40% phụ nữ quản lý tiền, chênh lệch khá lớn với vai trò quản lý tiền của ngƣời chồng (chỉ chiếm 9,20%) hay cả hai vợ chồng cùng quản lý (7,99%). Song, ở một bộ phận các gia đình do mẹ chồng (hoặc bố chồng) nắm giữ kinh tế, ngƣời con dâu muốn chi tiêu, mua sắm gì đều phải đề đạt, hỏi ý kiến mẹ chồng (hoặc bố chồng, hoặc cả bố mẹ chồng) bên cạnh việc bàn bạc với chồng. 11 2.3.2. Trong các hoạt động khác của gia đình - Người phụ nữ tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo: Điển hình trong thờ cúng tổ tiên, ngƣời tổ chức, phân công công việc trong lễ giỗ gia tiên chủ yếu là đàn ông, phụ nữ đảm trách các công việc nội trợ, chuẩn bị cỗ bàn, đồ lễ, dọn dẹp, quét nhà… Khi cúng lễ, đàn ông lễ nhƣ ông trƣởng, phụ nữ ngồi vào góc sập hoặc đứng sau chồng để lễ. Khi ăn cỗ giỗ, thƣờng có sự phân chia theo thứ bậc, tuổi tác và giới tính, đàn ông không ngồi chung mâm với phụ nữ và trẻ em. Từ năm 1975 đến 1986, do ảnh hƣởng của tƣ tƣởng cách mạng, nam nữ bình quyền, cả hai vợ chồng có thể đứng lễ cùng lúc, vợ đứng ngang bằng với chồng. Nếu chồng đã mất mà con trai (nếu có) còn nhỏ, ngƣời phụ nữ có thể thay chồng cúng giỗ, lễ bái tổ tiên. - Người phụ nữ góp phần duy trì, phát triển mối quan hệ với gia đình hai bên nội, ngoại và họ hàng: Thƣờng có sự phân biệt đối xử, ngƣời phụ nữ hầu hết phải chú trọng gia đình bên nội (nhà chồng) hơn so với gia đình bên ngoại (nhà vợ) do ảnh hƣởng bởi những tƣ tƣởng phong kiến. Sau 1954 đến 1986, tình trạng này mới dần đƣợc cải biến. Những năm tháng kháng chiến, nhiều phụ nữ không chỉ gánh vác việc gia đình do chồng đi thoát ly, mà còn thay vai trò của ngƣời đàn ông với việc đảm đƣơng cả việc cúng bái, giỗ chạp, cƣới xin, ma chay của gia đình và dòng họ. - Góp phần duy trì mối quan hệ với láng giềng, bạn bè và tham gia các hoạt động khác của gia đình: Ngƣời phụ nữ giữ nếp lịch sự, chào hỏi, thƣa gửi nhã nhặn và có chừng mực. Đặc biệt từ thập niên 30 của thế kỷ trƣớc kéo dài đến tận trƣớc năm 1945, đa phần họ vẫn theo nếp giao tiếp, liên hệ chủ yếu với hàng xóm hoặc bạn là nữ và chỉ giữ quan hệ chừng mực với hàng xóm hoặc bạn nam (nếu có). Từ năm 1945 đến 1975, mối quan hệ này có phần đƣợc rộng mở để hòa chung vào không khí chung sức, đồng lòng ủng hộ các hoạt động cách mạng, kháng chiến, kiến quốc…, tạo thành những tình bạn - tình đồng chí cao đẹp. Trong giai đoạn 1975-1986, do có nhiều phụ nữ đƣợc đi học, đi làm… nên có nhiều mối quan hệ bạn bè rộng mở hơn. Trƣớc năm 1945, ngƣời phụ nữ hầu nhƣ không tham gia giao tiếp với chính quyền phƣờng, xã mà ngƣời đàn ông đóng vai trò chủ đạo. Từ sau năm 1945 đến 1986, dƣới chế độ mới, có nhiều phụ nữ hăng hái tham gia các công việc xã hội, đƣợc tự do ứng cử và bầu cử, cũng nhƣ giao tiếp với các cơ quan, đoàn thể… Tiểu kết Chương 2 Vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình ở Hà Nội trƣớc đây (từ năm 1930 đến trƣớc năm 1986) đƣợc nhìn nghiên cứu ở các khía cạnh: làm vợ, làm mẹ, vai trò trong hoạt động kinh tế gia đình và trong các hoạt động 12 khác của gia đình, nhƣ hoạt động đối nội, đối ngoại... Trải qua các biến đổi về chính trị, kinh tế, văn hóa của Thủ đô và đất nƣớc, dù ở vai trò nào, ngƣời phụ nữ cũng đều có ý thức thực hiện, hoàn thành tốt trách nhiệm của mình, đồng thời không ngừng góp phần trao truyền và tạo dựng các giá trị văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của gia đình Hà Nội, con ngƣời Hà Nội. Bên cạnh những tƣơng đồng về biểu hiện và tính chất, về ý thức và trách nhiệm của ngƣời phụ nữ trong các vai trò của mình, cũng có sự khác biệt tƣơng đối ở ba địa bàn nghiên cứu. Nếu nhƣ ở các gia đình đô thị Hà Nội gốc ở phƣờng Hàng Bông, biểu hiện về vai trò của ngƣời phụ nữ có phần khuôn mẫu và chịu sự ràng buộc bởi những phép tắc, quy định, lễ giáo phong kiến truyền thống, thì trong các gia đình nông thôn chuyển thành đô thị ở phƣờng Mỹ Đình 1 có sự đan xen, giao thoa giữa yếu tố văn hóa nông thôn và văn hóa đô thị trong biểu hiện vai trò của ngƣời phụ nữ. Trong khi đó, các gia đình ở nông thôn Hà Nội truyền thống ở xã Đồng Trúc, những đặc trƣng văn hóa, lối sống nông thôn đƣợc thể hiện rõ và vẫn ít bị ảnh hƣởng, chi phối bởi văn hóa đô thị. Tựu trung, việc nghiên cứu, tìm hiểu vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình ở Hà Nội trƣớc đây là cơ sở, là tiền đề quan trọng giúp luận án có thể đƣa ra đƣợc những so sánh, đánh giá để thấy đƣợc những biến đổi về vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình ở Hà Nội giai đoạn hiện nay. Chương 3: THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI VAI TRÕ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 3.1. Biến đổi vai trò làm vợ Người phụ nữ ngày càng chủ động, tự tin, bình đẳng trong mối quan hệ ứng xử, giao tiếp với người chồng, họ tự nhiên biểu hiện tình cảm với chồng hơn, quan niệm “thờ chồng” cũng không còn quá phổ biến. Vợ chồng có thể cùng bàn bạc, thống nhất ý kiến về những chuyện liên quan đến gia đình, thậm chí vợ là ngƣời đƣa ra quyết định cuối cùng. Ngày càng có nhiều người phụ nữ không đồng tình với việc vợ phải chăm sóc, chiều chuộng chồng, hay phải nghe theo lời chồng, “đứng sau” hoặc “đứng thấp” hơn chồng, chủ yếu ở nhóm phụ nữ là cán bộ, công chức, kinh doanh và một bộ phận làm nghề tự do ở cả ba địa bàn nghiên cứu. Riêng một bộ phận phụ nữ là nông dân hay làm nghề chăn nuôi ở xã Đồng Trúc vẫn thể hiện sự đồng tình, phụ thuộc trong việc lựa theo ý chồng để đƣa ra quyết định, ứng xử của mình. Sự chung thủy không còn là yêu cầu tuyệt đối đặt ra chỉ đối với người vợ, mà phải đến từ cả hai vợ chồng. Bên cạnh sự tƣơng đồng về ý thức và biểu hiện giữ gìn nết của những phụ nữ có trình độ tri 13 thức, hiểu biết nhất định, hoặc do tiếp nối truyền thống gia đình (đặc biệt là phụ nữ làm nghề kinh doanh ở đô thị gốc là phƣờng Hàng Bông), đã có sự biến đổi ở nhóm phụ nữ làm các nghề thƣờng phải va chạm, tiếp xúc với xã hội; sự biến đổi cũng diễn ra mạnh mẽ hơn ở địa bàn nông thôn chuyển thành đô thị (phƣờng Mỹ Đình 1) so với địa bàn đô thị gốc (phƣờng Hàng Bông) và địa bàn nông thôn chƣa chịu nhiều tác động của đô thị hóa và hội nhập (xã Đồng Trúc). Cũng ngày càng có nhiều người không đồng tình với việc vợ phải chăm sóc, chiều chuộng chồng, hay phải nghe theo lời chồng, chủ yếu ở nhóm phụ nữ là cán bộ, công chức, kinh doanh và một bộ phận làm nghề tự do. Nếu hai vợ chồng có mâu thuẫn lớn khó có thể hòa giải, ngƣời vợ có thể ly hôn. Riêng một bộ phận phụ nữ là nông dân hoặc làm nghề chăn nuôi ở xã Đồng Trúc vẫn thể hiện sự đồng tình, phụ thuộc trong việc lựa theo ý chồng để đƣa ra quyết định, ứng xử của mình. Trong cuộc sống vợ chồng, nếu nhƣ phần đông cho rằng ở thế hệ trƣớc ngƣời vợ phải chiều theo ý muốn quan hệ tình dục của chồng, thì nay quá nửa số ngƣời đƣợc hỏi (57,14%) không đồng ý, cho thấy sự biến đổi đáng kể trong nhận thức và đời sống thực tế của nhiều thành viên gia đình, trong đó có ngƣời phụ nữ; sự chủ động hay quyền đƣợc từ chối của ngƣời phụ nữ trong việc tham gia hay không tham gia hoạt động này. Không có nhiều chênh lệch giữa các ý kiến không đồng ý ở phƣờng Hàng Bông (19,85%, trong đó 14,77% là nữ, chủ yếu là cán bộ, công chức và ngƣời làm kinh doanh, làm nghề tự do) và phƣờng Mỹ Đình 1 (21,31%, trong đó 15,74% nữ, thuộc đủ các nghề nghiệp khác nhau). Chỉ 15,98% (9,44% là nữ, chủ yếu là nông dân, làm nội trợ) số ngƣời không đồng ý ở xã Đồng Trúc chứng tỏ sự biến đổi tƣơng đối chậm và ít ở ngƣời phụ nữ trong gia đình nông thôn gốc, chƣa chịu quá nhiều tác động của đô thị hóa và hội nhập. Người phụ nữ vẫn quán xuyến việc gia đình, nhưng thời gian dành cho việc gia đình được giảm bớt, hoặc có sự giúp đỡ của người khác. Điển hình, có sự biến đổi đáng kể về vai trò của ngƣời phụ nữ trong làm các công việc nhà, dù tỉ lệ phụ nữ vẫn chiếm 49,15%, song cũng đã có sự tham gia của ngƣời chồng với 13,32%, cả hai vợ chồng cùng làm nội trợ với 22,28%. 15,25% còn lại là sự tham gia của những ngƣời khác vào công việc này, thƣờng là mẹ chồng (bà nội), mẹ vợ (bà ngoại) hoặc ngƣời giúp việc… Nhiều phụ nữ ngày nay lựa chọn cách ứng xử với gia đình chồng trên cơ sở sự thẳng thắn và chân tình, tập trung phần lớn ở những ngƣời là cán bộ, công chức, làm kinh doanh hay làm nội trợ, nghề tự do ở phƣờng Hàng Bông và đặc biệt phổ biến ở phƣờng Mỹ Đình 1, chứng tỏ xã hội ngày càng hiện đại, ngƣời phụ nữ ngày càng mạnh dạn vƣợt thoát ra khỏi những quan niệm, ràng buộc truyền thống để giải phóng. Tuy nhiên, ở xã 14 Đồng Trúc, vẫn có không ít phụ nữ lựa chọn sự cam chịu do những ràng buộc, chi phối từ quan niệm, lối sống cộng đồng làng xã. 3.2. Biến đổi vai trò làm mẹ Yêu cầu người phụ nữ phải sinh được con, đặc biệt là con trai, không còn quá nặng nề, cho thấy ngày nay sự gắn kết của hôn nhân, của mối quan hệ vợ chồng không nhất thiết chỉ dừng ở việc có con. Nếu ngƣời phụ nữ không sinh đƣợc con, có thể vợ chồng vẫn chung sống và chạy chữa để có con, hoặc xin con nuôi, một số chọn ly hôn. Không có người nào, kể cả nữ và nam đồng ý để người chồng đi kiếm con trai với người phụ nữ khác. Tuy nhiên, cũng có những phụ nữ dám lựa chọn và chủ động ly hôn để chồng có cơ hội có con, hoặc có con trai với ngƣời khác, thay vì cam chịu chấp nhận để chồng lấy vợ lẽ nhƣ ngƣời phụ nữ trong xã hội xƣa. Bên cạnh đó, có một số phụ nữ, do nguyên nhân không có con đến từ chồng, đã chủ động ly hôn để đi tìm hạnh phúc mới và để được thực hiện quyền làm mẹ. Song dù đã ly hôn, nhiều phụ nữ vẫn giữ cốt cách thanh lịch của ngƣời Hà Nội, chọn cách ứng xử văn hóa, giữ quan hệ hòa nhã với chồng cũ và gia đình chồng cũ. Nếu nhƣ từ năm 1986 đến cuối thập niên 90 của thế kỷ trƣớc, phụ nữ làm mẹ đơn thân tƣơng đối hiếm, thì khoảng từ năm 2000 trở lại đây, xuất hiện một bộ phận phụ nữ làm mẹ đơn thân (chủ yếu ở lứa tuổi 25-45, làm kinh doanh hoặc nghề tự do), hầu hết ở phƣờng Hàng Bông và Mỹ Đình 1. Họ vừa là mẹ, vừa là bố của con từ việc chăm sóc con, đến dạy dỗ, giáo dục con…, chỉ một vài ngƣời có ngƣời thân giúp. Người mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng con theo hướng hiện đại, thường có sự trợ giúp của người thân và (hoặc) người giúp việc, sự chi phối của mẹ chồng không còn quá nặng nề. Việc giáo dục “một chiều” đƣợc thay bằng giáo dục tƣơng tác hai chiều, bố mẹ lắng nghe, tôn trọng ý kiến của con, con cũng có thể góp ý cho bố mẹ. Vai trò của người mẹ trong việc giáo dục con trước đây thường lùi sau vai trò của người bố, nay được thể hiện rõ hơn, được công nhận nhiều hơn. Phần lớn các gia đình hiện nay, nhất là các cặp vợ chồng trẻ, chọn cách cùng quyết định trên cơ sở cùng bàn bạc, thống nhất của cả hai ngƣời. Cũng ngày càng có nhiều người mẹ dạy con học do có trình độ tri thức nhất định. Tuy nhiên, ở gia đình có ngƣời phụ nữ làm kinh doanh, buôn bán, mẹ càng bận rộn với công việc thì càng ít có thời gian dành cho con, nên dễ dẫn đến sự xa cách mẹ - con. Nếu như trước năm 1986, vai trò dạy dỗ con cái của người mẹ được thể hiện chủ yếu trong đời sống và sinh hoạt gia đình, thì nay thể hiện trong cả các hoạt động diễn ra bên ngoài gia đình, nhƣ đƣa đón con đi học, đi chơi … Điểm nổi bật trong mối quan hệ ứng xử giữa cha mẹ và con cái hiện nay là sự phai nhạt của tính tôn ti một chiều, kéo theo đó là sự dân chủ, bình đẳng 15 hơn giữa bố mẹ và con, phổ biến ở gia đình cán bộ, công chức, kinh doanh ở cả ba địa bàn, chủ yếu ở các cặp vợ chồng từ 25 đến 45 tuổi. Người mẹ tham gia vào việc định hướng nghề nghiệp cho con và chuyện tình cảm của con cái, nhƣng phần lớn không ép buộc con theo ý mình. Trong định hướng nghề nghiệp cho con, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia hơn, có 47,46% cả hai vợ chồng cùng quyết định cho thấy vai trò quyết định của ngƣời phụ nữ ngày càng đƣợc thể hiện và khẳng định. Trong chuyện tình cảm, hôn nhân của con, nhiều ngƣời mẹ chỉ đóng vai trò góp ý cho con và để con tự quyết định lựa chọn ngƣời bạn đời. Song, một bộ phận ngƣời mẹ do bận rộn với công việc nên chỉ chú tâm hƣớng con học hành, không quan tâm chuyện tình cảm của con nên vai trò trở nên mờ nhạt. Khi hôn nhân của con gặp trục trặc, ngƣời mẹ có thể cùng ngƣời bố khuyên giải, hòa giải. Nếu thấy không thể hàn gắn, họ tôn trọng quyết định ly hôn của con, thay vì rất ít ngƣời đồng ý nhƣ những năm trƣớc 1986. 3.3. Biến đổi vai trò trong hoạt động kinh tế gia đình và các hoạt động khác 3.3.1. Trong hoạt động kinh tế gia đình Hiện nay, do trình độ tri thức của ngƣời phụ nữ đƣợc nâng cao nên số phụ nữ làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến tri thức, giáo dục - đào tạo nhƣ giáo viên, nhà nghiên cứu, chuyên viên… càng tăng dần. Người phụ nữ tham gia vào việc làm ra kinh tế của gia đình với nhiều hình thức, hoạt động đa dạng: kinh doanh, buôn bán, làm việc trong các công sở, công ty, trƣờng học, doanh nghiệp.... Dù hiện nay 38,50% ngƣời chồng có thu nhập cao hơn vợ, nhƣng 41,64% ngƣời vợ có thu nhập nhiều hơn chồng, và 16,46% có thu nhập của hai vợ chồng tƣơng đƣơng nhau cho thấy vai trò của ngƣời phụ nữ trong hoạt động kinh tế gia đình ngày càng đƣợc thể hiện và tăng cƣờng. Trong quản lý kinh tế, phần lớn phụ nữ vẫn giữ vai trò “tay hòm chìa khóa”. Tuy nhiên, cũng có xu hƣớng tách bạch về kinh tế giữa vợ và chồng, kéo theo tƣ duy rạch ròi, ảnh hƣởng nhất định đến mối quan hệ vợ chồng với việc phân biệt tài sản chung - riêng rõ ràng điều không phổ biến trong các gia đình ở Hà Nội trƣớc đây. Nếu ở chung cùng gia đình chồng, ngƣời quản lý tiền là bố chồng hoặc chủ yếu là mẹ chồng hiện đã giảm, chỉ còn 1,70% với sự tƣơng đƣơng nhau giữa các địa bàn nghiên cứu, chứng tỏ sự tự chủ trong vai trò quản lý kinh tế của ngƣời phụ nữ đã đƣợc nâng lên đáng kể. 3.3.2. Trong các hoạt động khác của gia đình Có sự biến đổi, “đổi vai” giữa người phụ nữ và đàn ông trong gia đình ở hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo: Khi cúng giỗ gia tiên, ngƣời vợ thƣờng đứng cùng, ngang bằng với chồng để thực hiện các hành vi cúng lễ, và 16 ngày càng có nhiều phụ nữ là ngƣời chủ yếu thực hiện cúng giỗ gia tiên. Nếu nhƣ ở xã Đồng Trúc, việc nấu nƣớng, làm cỗ giỗ gia tiên hoặc các lễ giỗ khác trong gia đình, dòng họ chủ yếu vẫn do phụ nữ thực hiện, thì ở phƣờng Hàng Bông và phƣờng Mỹ Đình 1 một số gia đình có xu hƣớng thuê ngƣời nấu cỗ chuyên nghiệp hoặc đặt ở nhà hàng. Trong các dịp lễ, tết, có sự tăng lên đáng kể vai trò tham gia chủ yếu và thƣờng xuyên của ngƣời vợ với tỉ lệ 24,46% so với 52,78% ngƣời chồng. Vào ngày rằm, mồng một, ngƣời thƣờng xuyên thực hiện cúng là vợ với 54,48%, chồng chỉ 18,40%. Ở hầu hết các gia đình, sự thành kính, cẩn trọng trong các hoạt động cúng, lễ vẫn đƣợc duy trì; nếp thanh lịch đƣợc thể hiện ở việc ngƣời phụ nữ sửa soạn, sắp đồ lễ cúng cẩn thận, trình bày đẹp mắt; khi cúng, bao giờ gia chủ cũng ăn mặc lịch sự, nghiêm trang. Các nghi thức tâm linh khác nhƣ đi chùa, cúng lễ ở các đình, miếu… cũng chủ yếu do ngƣời phụ nữ thƣờng xuyên thực hiện. Người phụ nữ cũng tham gia ngày càng chủ động trong mối quan hệ với gia đình hai bên nội, ngoại và họ hàng, góp phần củng cố, tạo ra các mối quan hệ xã hội đa dạng cho gia đình. Nếp thanh lịch của văn hóa Hà thành vẫn đƣợc nhiều phụ nữ duy trì qua việc thăm hỏi ân cần, nhẹ nhàng, chăm sóc ngƣời ốm chu đáo, cẩn thận, song cũng có một bộ phận không tự tay làm mà thuê ngƣời giúp việc. Người phụ nữ ngày càng tự tin, tự chủ hơn trong mối quan hệ với láng giềng, bạn bè và các hoạt động khác của gia đình. Trong mối quan hệ với láng giềng, các hoạt động giao tiếp vốn trƣớc đây đƣợc coi là của ngƣời đàn ông, nay đang có xu hƣớng chuyển dần sang ngƣời phụ nữ. Họ cũng tự tin giao tiếp trong tâm thế cởi mở, bình đẳng trong mối quan hệ với láng giềng, bạn bè cả nam và nữ. Cũng có một bộ phận phụ nữ không còn giữ mối quan hệ gần gũi với hàng xóm, bạn bè.... Song ở nông thôn, sự thân tình giữa láng giềng vẫn đƣợc duy trì theo nếp cũ do đa phần là anh em, họ hàng. Họ cũng tham gia ngày càng nhiều và chủ động vào các hoạt động xã hội do chính quyền, tổ dân phố… nơi mình sinh sống tổ chức, vai trò của ngƣời phụ nữ trong các hoạt động cộng đồng ngày càng đƣợc thể hiện đa dạng và rõ rệt, quyền tự do cá nhân của ngƣời phụ nữ vì thế cũng đƣợc đề cao hơn. Tiểu kết Chương 3 Nghiên cứu biến đổi vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình ở Hà Nội hiện nay là nghiên cứu quá trình thay đổi các giá trị, chuẩn mực và biểu hiện cũ về vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình, hình thành các giá trị, chuẩn mực và biểu hiện mới ở vai trò này. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan