Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Lịch sử Biến đổi hình thức sở hữu ruộng đất ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975....

Tài liệu Biến đổi hình thức sở hữu ruộng đất ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975.

.DOCX
63
447
130

Mô tả:

tiểu luận
Khóa luận tốt nghiệp 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp. Nông dân chiếm 90% dân số và là lực lượng sản xuất cơ bản của cả nước. Do đó, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn luôn là một trong những vấn đề then chốt của cách mạng nước ta. Trong thời kỳ miền Nam đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vấn đề ruộng đất, nông thôn luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cuộc chiến đấu giữa ta và địch. Suốt 21 năm (1954 - 1975), dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông dân miền Nam đã đứng lên đấu tranh để giành lại quyền làm chủ ruộng đất, làm chủ nông thôn. Kết quả bước đầu của phong trào đã làm biến đổi hình thức sở hữu ruộng đất ở vùng nông thôn miền Nam. Hình thức sở hữu ruộng đất thay đổi không những ảnh hưởng sâu sắc đến bộ mặt xã hội ở các vùng nông thôn mà còn tạo điều kiện để nông nghiệp, nông thôn miền Nam đi vào quĩ đạo của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đó là tiền đề căn bản bước đầu cho sự phát triển nông nghiệp miền Nam trong giai đoạn hiện nay. Do đó, việc tiến hành nghiên cứu biến đổi hình thức sở hữu ruộng đất ở miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1975 là một việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Trên cơ sở phân tích, đánh giá sự biến đổi của hình thức sở hữu ruộng đất nhằm khôi phục chân thực lại bức tranh lịch sử kinh tế nông nghiệp miền Nam trong thời kỳ 1954 - 1975. Từ đó góp phần làm sáng tỏ lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ hào hùng của nhân dân miền Nam nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, nghiên cứu đề tài còn để lại nhiều tư liệu, bài học kinh nghiệm quí báu cho công cuộc xây dựng, phát triển SV: Nguyễn Thị Ngọc ánh K34A CN Lịch sử kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà Đảng và nhà nước đang tiến hành trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Chính vì lí do đó, em đã quyết định lựa chọn vấn đề: “Biến đổi hình thức sở hữu ruộng đất ở miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1975” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Vấn đề ruộng đất cũng như vấn đề hình thái kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn miền Nam Việt Nam nói chung từ 1954 đến 1975 đã thu hút được khá nhiều các nhà nghiên cứu khoa học xã hội ở hai miền Nam - Bắc. Ở miền Nam trước ngày giải phóng đã có một số công trình được biên soạn như: Trần Lưu Dy với “Xây dựng kinh tế nông thôn Việt Nam” , (Sài Gòn, 1966), Võ Hòa Khanh với “Kinh tế và xã hội Việt Nam”, (Sài Gòn, 1966). Song phần lớn các công trình này mới chỉ nêu khái quát đặc điểm hình thái kinh tế - xã hội ở vùng nông thôn miền Nam Việt Nam mà chưa đi sâu nghiên cứu vấn đề ruộng đất đặc biệt là hình thức sở hữu ruộng đất ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954 - 1975 Ở miền Bắc, trước năm 1975 cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề ruộng đất ở miền Nam đã được xuất bản: “Vấn đề nông dân miền Nam” của Nguyễn Phong - Hoàng Linh, (Hà Nội, 1962), Trần Phương với “Cách mạng ruộng đất ở Việt Nam”, (NXB KHXH, 1968), Nghiên cứu Lịch sử số 9 (1962). Các công trình nghiên cứu trên đây đã điểm qua tình hình cách mạng ruộng đất từ sau Cách mạng tháng Tám và đi phân tích, vạch trần bản chất phản động trong chính sách ruộng đất của Mỹ - Diệm. Tuy nhiên các công trình trên mới chỉ dừng lại nghiên cứu về vấn đề ruộng đất của miền Nam trong thời kỳ 1945 - 1954 mà chưa phác họa được bức tranh tổng quát về vấn đề ruộng đất ở miền Nam trong suốt thời kỳ 1945 - 1975. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng các nhà nghiên cứu có nhiều điều kiện để tiếp tục tìm hiểu vấn đề một cách sâu sắc hơn, số lượng công trình nghiên cứu về vấn đề ruộng đất miền Nam trong thời kỳ 1954 - 1975 khá nhiều: Cao Văn Lượng với “Chính sách ruộng đất của Mỹ - ngụy” đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 6(1976). Trong bài viết, tác giả đã trình bày khá chi tiết và đầy đủ về chính sách ruộng đất của địch trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt đã nhấn mạnh và phê phán gay gắt chương trình “Cải cách điền địa” mà Mỹ - ngụy thực hiện qua các thời kỳ. Đáng chú ý là cuốn “Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam” của Lâm Quang Huyên (NXB KHXH, 2007) đã trình bày có hệ thống các sử liệu về toàn bộ cách mạng ruộng đất ở hai miền Nam - Bắc trong suốt 30 năm (1954 - 1975), trong đó có đi sâu vào phần cách mạng ruộng đất ở miền Nam. Tác giả đã phân tích, phê phán chính sách ruộng đất phản động của chính quyền Mỹ - ngụy và bước đầu làm rõ phong trào đấu tranh giành ruộng đất của nông dân miền Nam từ 1954 đến 1975. Những năm gần đây, nhiều cuộc hội thảo, báo cáo có liên quan đến vấn đề nông nghiệp, nông thôn miền Nam đã được tổ chức, thu hút được sự quan tâm, tìm hiểu của nhiều nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước. Như vậy, cho đến nay đã có một khối lượng đồ sộ các công trình nghiên cứu về vấn đề ruộng đất, hình thái kinh tế - xã hội ở vùng nông thôn miền Nam song vẫn chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ, kỹ lưỡng về biến đổi của hình thức sở hữu ruộng đất ở miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1975. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu sâu sắc biến đổi hình thức sở hữu ruộng đất ở miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1975; phân tích tác động của biến đổi hình thức sở hữu ruộng đất đến nền kinh tế - xã hội vùng nông thôn miền Nam trong thời kỳ 1954 - 1975. Trên cơ sở đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho công cuộc phát triển kinh tế nông nghiệp miền Nam trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụng nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Biến đổi hình thức sở hữu ruộng đất ở miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1975” nhằm giải quyết những nhiệm vụ: Thứ nhất: Trên cơ sở phân tích chính sách ruộng đất phản động của Mỹ - Diệm và chính sách ruộng đất của Đảng ta, cần làm nổi bật được ảnh hưởng của nó đến sự biến đổi của hình thức sở hữu ruộng đất ở miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1970 Thứ hai: Phải làm rõ được sự biến đổi của hình thức sở hữu ruộng đất ở miền Nam trong thời kỳ 1970 - 1975 so với thời kỳ 1954 - 1970. Thứ ba: Nghiên cứu phải rút ra được tác động, ảnh hưởng của những biến đổi hình thức sở hữu ruộng đất đến nền kinh tế - xã hội vùng nông thôn miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1975 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Khóa luận nghiên cứu về biến đổi hình thức sở hữu ruộng đất ở miền Nam Việt Nam - Phạm vi thời gian: Giới hạn từ năm 1954 đến năm 1975 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1.Nguồn tư liệu Để hoàn thành khóa luận, tác giả đã khai thác các nguồn tài liệu sau: - Nguồn tài liệu thứ nhất: Là các tư liệu gốc gồm các hồ sơ, báo cáo tổng kết về kinh tế miền Nam trong thời kỳ 1954 - 1975 của Đảng và các phái đoàn điều tra kinh tế Mỹ, lưu trữ tại Thư viện quốc gia, Viện sử học. - Nguồn tài liệu thứ hai: Là các văn kiện, nghị quyết của Đảng trong việc giải quyết vấn đề ruộng đất ở miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1975. - Nguồn tài liệu thứ ba: Là các bài báo, tạp chí nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở tư tưởng và lý luận để nghiên cứu đề tài. - Kết hợp giữa phương pháp lịch sử với phương pháp lôgic, trong đó phương pháp lịch sử là chủ yếu. - Sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp niên đại và đồng đại. 5. Đóng góp của đề tài Cung cấp cái nhìn tương đối toàn diện và khách quan về biến đổi hình thức sở hữu ruộng đất ở miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1975 và phân tích tác động của những biến đổi đó đối với kinh tế - xã hội miền Nam. Về mặt ý nghĩa khoa học lịch sử, khóa luận đã có những đóng góp nhất định: Khóa luận đã hoàn thành nhiệm vụ khoa học tự đề ra là góp phần khôi phục chân thực lại lịch sử bức tranh kinh tế nông nghiệp miền Nam trong thời kỳ 1954 - 1975. Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ cung cấp những bài học kinh nghiệm, tư liệu vào chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp miền Nam trong giai đoạn hiện nay, góp phần hoàn thiện mục tiêu đưa nông nghiệp miền Nam phát triển theo hướng hiện đại hóa. 6. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, phần nội dung chính của khóa luận gồm hai chương: Chương 1: Biến đổi hình thức sở hữu ruộng đất ở miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1970. Chương 2: Biến đổi hình thức sở hữu ruộng đất ở miền Nam Việt Nam từ 1970 đến 1975 Chƣơng 1 BIẾN ĐỔI HÌNH THỨC SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT Ở MIỀN NAM VIỆT NAM TỪ 1954 ĐẾN 1970 1.1. HÌNH THỨC SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT Ở MIỀN NAM VIỆT NAM TRƢỚC NĂM 1954 Đối với một nước đại đa số dân cư làm nông nghiệp như Việt Nam thì ruộng đất là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Do nhận thức được điều đó nên ngay từ những ngày đầu xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã đề ra và thực hiện nhiều chính sách khác nhau để khai thác và cướp đoạt nguồn tài nguyên đất đai giàu tiềm năng. Sự xâm lược của thực dân Pháp đã không xóa bỏ chế độ phong kiến thối nát mà trái lại còn dựa vào giai cấp địa chủ phong kiến để thống trị nhân dân ta, làm cho nền kinh tế Việt Nam tuy đã có sự xâm nhập của những yếu tố tư bản chủ nghĩa nhưng đồng thời vẫn mang nặng tính chất phong kiến, nhất là ở các vùng nông thôn. Vì thế nhân dân Việt Nam vừa phải chịu sự bóc lột phong kiến vừa phải chịu sự bóc lột của cả thực dân. Hiệp ước Patơnốt (1884) đã buộc triều đình Nguyễn phải công nhận cho thực dân Pháp có quyền sở hữu ruộng đất ở Việt Nam. Quá trình chiếm đoạt ruộng đất của chúng bắt đầu từ khi còn đang phải chật vật với công cuộc “bình định”: Nghị định của tên thống đốc Nam Kỳ tháng 3/1863 quy định: Tịch thu ruộng đất của những người tham gia các phong trào khởi nghĩa chống Pháp và của cả những người đi lánh nạn mà trong vòng một tháng mà không chịu về đầu hàng chúng. Nghị định tháng 11/1878 cho phép bọn chủ đất người Âu khai khẩn trong 4 năm mà không phải trả một đồng xu thuế nào và chỉ sau 4 năm khi đã trở thành chủ vĩnh viễn của những đất đai đó mới phải trả mỗi ha là 10 Fr. Rõ ràng những nghị định như vậy là cơ sở để bọn thực dân tha hồ chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân ta [13, tr.24 - 25]. Ở Nam Bộ, vai trò của bọn thực dân trong việc tập trung ruộng đất nổi bật hơn ở bất cứ nơi nào khác trong cả nước. Trước khi đế quốc Pháp xâm chiếm, ở Nam Bộ cũng đã có những đại điền chủ nhưng số đất đai chưa được khai thác vẫn còn rất lớn. Những địa chủ ấy chỉ nằm trong mấy tỉnh miền Đông và miền Trung, nghĩa là trong vùng Tiền Giang. Sau khi đế quốc Pháp xâm chiếm Việt Nam, ruộng đất mới tập trung mạnh mẽ và mau lẹ nhất là ở miền Hậu Giang. Đặc biệt trong các tỉnh Rạch Giá, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ và các vùng phì nhiêu của miền Trung. Đất đai của Nam Bộ chủ yếu tập trung theo các hình thức: 1. Để củng cố, duy trì chế độ xâm lược của chúng, thực dân Pháp buộc phải dựa vào giai cấp địa chủ đương có thế lực lớn trong xã hội cho bọn này làm quan lang, hội đồng. Như vậy, thực dân Pháp đã biến một số địa chủ thành địa chủ quan liêu. Bọn này áp bức, bóc lột nhân dân để tập trung thêm đất đai. Đồng thời thực dân Pháp cho những tay sai đắc lực của chúng cướp đất của nông dân khai phá đất mới trở thành những địa chủ. Như vậy, đất đai tập trung bằng cách hình thành một lớp địa chủ quan liêu, tay sai của Pháp. 2. Mục đích cướp đoạt của đế quốc là mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và độc quyền mua sản vật. Hàng hóa có thâm nhập vào nông thôn làm phá sản các ngành thủ công tăng thêm nhu cầu của nông dân thì thị trường mới mở rộng, hàng hóa mới có chỗ tiêu thụ. Các ngành thủ công của nông dân càng phá sản, nhu cầu càng tăng lên thì nông dân càng thiếu thốn phải vay mượn cuối cùng phải bán ruộng để trả nợ. Ruộng đất của nông dân càng tập trung vào địa chủ. Mặt khác với chế độ độc quyền mua nông sản để xuất cảng, bọn tư bản thương nghiệp cùng với đế quốc, quan lang mua ép giá, lại thêm những chính sách sưu cao thuế nặng làm cho nông dân càng thiếu thốn. Do đó đất đai của nông dân càng mau tập trung vào địa chủ. Như vậy, bọn tư bản thương nghiệp độc quyền đã giúp bọn địa chủ mau tập trung thêm đất đai. Đối với địa chủ, điều then chốt để đảm bảo sản xuất là nhân công. Vì không thể có được chế độ nông nô như xưa, chúng phải tìm những hình thức bóc lột để làm cho nông dân trơ trụi, không có một khả năng tự lập, chỉ còn một cách là bán sức lao động cho chúng. Như vậy, bọn địa chủ càng làm cho nông dân phụ thuộc vào bọn tư bản thương nghiệp bao nhiêu thì càng đảm bảo vững chắc có được sức lao động của nông dân bấy nhiêu. Từ đó, bọn địa chủ lại mở thêm thị trường tiêu thụ cho bọn tư bản thương nghiệp 3. Hình thức đầu tư vào nông nghiệp của tư bản tài chính Pháp đã đẻ ra mấy trình tự tập trung đất đai rất nhanh chóng như sau: Bọn chủ ngân hàng dựa vào địa chủ, bắt địa chủ lấy đất đai làm đảm bảo để vay tiền với lời rất nhẹ. Địa chủ tìm mọi cách cho trung bần nông vay lại số tiền đó với lời nặng hơn, rồi cứ để cho vốn lời chồng chất lên, đến lúc nông dân không thể trả được phải gán ruộng cho địa chủ. Hình thức tập trung đất đai này rất phổ biến. Một hình thức tập trung khác mạnh mẽ hơn là ngân hàng, địa ốc hùn vốn với các đại điền chủ để khuyến khích việc mua thêm phân, đào thêm kênh làm cho năng suất ruộng đất tăng thêm, chi phí về nhân công hạ xuống và giá lúa tương đối rẻ. Bọn phú nông, tiểu địa chủ và trung tiểu địa chủ nếu không vay tiền để bồi bổ thêm cho ruộng có khi bị lỗ vốn nên họ buộc phải vay tiền của ngân hàng. Điều đó cho thấy, ngân hàng, địa ốc đã đầu tư vào nông nghiệp, lũng đoạn đất đai và các phương tiện sản xuất khác. Trong những năm lúa bán không chạy, giá lúa hạ, những người ít ruộng, phú nông cả tiểu địa chủ phải bán ruộng cho bọn đại điền chủ để trả nợ hay bị ngân hàng tịch thu ruộng đất giao cho bọn địa chủ của chúng. Với hình thức này ruộng đất của phú nông và trung, tiểu địa chủ đã tập trung vào đại điền chủ và ngân hàng, địa ốc. Bằng các thủ đoạn trên, thực dân Pháp đã mở rộng phát triển được chế độ sở hữu lớn về ruộng đất theo kiểu phong kiến ở Nam Kỳ. Quá trình tập trung ruộng đất vào tay tầng lớp đại địa chủ và hình thành chế độ sở hữu ruộng đất lớn đồng thời còn gắn liền với quá trình người nông dân Nam Bộ bị tước đoạt hầu hết ruộng đất, bị bần cùng phá sản một cách nghiêm trọng. Thực dân Pháp không chỉ cướp trắng đất đai là đồn lính, trại lính thuộc sở hữu của nhà nước phong kiến mà ngay từ đầu chúng đã tìm đủ mọi hình thức để chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Vì vậy ruộng đất của nông dân hầu hết rơi vào tay bọn tay sai “có công” với thực dân Pháp. Nhờ được Pháp cho không hoặc bán rẻ nên nhiều tay sai của Pháp phút chốc trở thành những địa chủ có hàng trăm hàng ngàn ha ruộng đất: Tính đến năm 1930 trong khi ở Bắc Kỳ chỉ có 1060 địa chủ có sở hữu từ 50 mẫu (18 ha) trở lên, Trung Kỳ có 384 địa chủ sở hữu từ 50 mẫu (25 ha) trở lên thì Nam Kỳ số địa chủ sở hữu từ 50 mẫu (50 ha) trở lên từ 6316 người, trong đó 2449 người sở hữu từ 100 - 500 mẫu và 244 người sở hữu trên 500 mẫu. Ở một số tỉnh Nam Kỳ người ta thấy xuất hiện những đại địa chủ người Việt nắm trong tay những điền sản rộng lớn như Huỳnh Thiện Lộc (Rạch Giá) có 12.000 ha, Trần Trinh Bạch (Bạc Liêu) có 17.000 ha, từ những năm 1920 có thêm Trương Văn Bền với 18.000 ha, Bùi Quang Chiêu với 15.000 ha. Như vậy tầng lớp đại địa chủ ở Nam Kỳ chỉ chiếm 2,56% số chủ đất nhưng đã nắm giữ 45% (= 1.035.000 ha) ruộng đất. Còn 71% chủ đất nhỏ lại chỉ nắm 15% diện tích canh tác. Nếu tính vào thời điểm năm 1930 dân số Nam Bộ có 4 triệu dân, diện tích canh tác là 2.300.000 ha với 255.000 chủ đất thì trung bình mỗi chủ đất có 9 ha. Trong khi đó ở Bắc Kỳ cùng thời điểm này dân số nông thôn có 6,5 triệu người và diện tích canh tác là 1.200.000 ha với 964.180 chủ sở hữu. Tính bình quân mỗi chủ đất chỉ chiếm 1,2 ha ( bằng 1/7 diện tích sở hữu bình quân của một chủ đất ở Nam Kỳ [10, tr.24]. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) nên từ năm 1930 trở đi sự chiếm đoạt tập trung ruộng đất vào tay bọn địa chủ tư bản có phần chậm lại và có thể coi là đã dừng lại. Hầu như sự chiếm đoạt này không có gì thay đổi quan trọng nữa. “Đến trước Cách mạng tháng 8/1945, nếu ở Đồng bằng Bắc Bộ hơn một nửa nông hộ có quyền sở hữu ruộng đất thì ở Nam Bộ có tới hơn 60% số hộ nông dân hoàn toàn không có một tấc đất trong tay. Có nơi tỷ lệ nông dân hoàn toàn không có ruộng đất còn cao hơn nhiều ví như tỉnh Gia Định, theo số liệu thống kê của Pháp năm 1937 có 75.574 xuất đinh thì 75% là nông dân không có ruộng đất” [2, tr.34]. Có thể nói, mức độ tập trung ruộng đất trong thời kỳ này là rất lớn. Ruộng đất hầu hết tập trung vào tay địa chủ và tư bản Pháp hình thành chế độ đại sở hữu ruộng đất. Mặc dù chủ nghĩa tư bản đã sớm xâm nhập vào nông thôn, nông nghiệp miền Nam nhưng phương thức canh tác trong nông nghiệp vẫn theo kiểu phong kiến, giai cấp địa chủ vẫn sử dụng hình thức phát canh thu tô là chủ yếu. Chế độ đại sở hữu ruộng đất tuy đã hình thành nhưng không được đầu tư theo kiểu tư bản chủ nghĩa, những địa chủ có những địa sản lớn thay vì canh tác với phương pháp khoa học lại chia nó thành những phần nhỏ để giao cho tá điền lĩnh canh và bóc lột tô tức. Lối kinh doanh này không đem lại kết quả cao, không cho phép cải thiện kĩ thuật canh tác, sản phẩm thu được ít, trường hợp một tá điền khai thác 5 ha chỉ giữ được 1/2 hoa lợi để sinh sống nên họ không có khả năng cải tạo ruộng đất mặt khác số ruộng đất họ đang trồng trọt cũng không phải thuộc quyền sở hữu vĩnh viễn của họ nên họ cũng không có ý thức bồi bổ đất đai. Giai cấp địa chủ người Việt và người Pháp thì chỉ chú ý khai thác bóc lột chứ không coi trọng đầu tư sản xuất nên ruộng đất ngày càng bị bạc màu, năng suất ngày càng giảm. Chế độ sưu cao thuế nặng, sự bóc lột hà khắc của địa chủ phong kiến và tư bản thực dân đã đẩy người nông dân đi vào con đường kiệt quệ. Hình thức đại sở hữu ruộng đất theo kiểu phong kiến đã không phát triển được tiềm năng đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp ở miền Nam lớn hơn ở miền Bắc song do lối kinh doanh lạc hậu nên năng suất lúa trong thời kỳ này không tăng, sản lượng lúa tăng chủ yếu do tăng diện tích trồng cây. Sự phát triển chế độ đại sở hữu ruộng đất theo kiểu phong kiến ở Nam Kỳ chẳng những làm cho nền sản xuất nói chung không phát triển lên được mà nó còn đào hố sâu ngăn cách giữa nông dân và địa chủ, thúc đẩy nông dân vùng dậy đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng để lật đổ ách thống trị của đế quốc thực dân phong kiến xóa bỏ chế độ đại sở hữu ruộng đất theo kiểu phong kiến. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội đem lại một cuộc đổi đời chưa từng có đối với mỗi người dân Việt Nam. Sau khi giành được chính quyền và ngay từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đảng ta rất quan tâm đến vấn đề ruộng đất cho nông dân. Dưới sự chỉ đạo của Đảng, nông dân đã thực hiện từng bước cải cách dân chủ, thu hẹp dần thế lực kinh tế và chính trị của giai cấp địa chủ. Ở miền Nam, phong trào kháng Pháp của nhân dân lên rất cao. Nông dân miền Nam đã nổi dậy đấu tranh chống lại sự thống trị của thực dân Pháp và bè lũ tay sai, chống lại áp bức của địa chủ phong kiến, thực hiện cải cách dân chủ từng phần. Trước khí thế đấu tranh của nhân dân, hầu hết trung và đại địa chủ đã bỏ vào thành phố, ruộng đất của chúng đã về tay nông dân. Vận dụng chính sách ruộng đất của Đảng, Đảng bộ miền Nam một mặt tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp và Việt gian phản động chia cho dân nghèo, vận động địa chủ hiến điền và thực hiện giảm tô. Mặt khác, Đảng bộ cũng chủ trương tạm giao ruộng đất vắng chủ cho nông dân. Những chủ trương đó được quán triệt và thực hiện trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và đã đạt được những kết quả to lớn. Tính đến 10/1954 số ruộng đất của thực dân Pháp, Việt gian phản động và ruộng đất vắng chủ đã được cách mạng cấp và tạm giao cho nông dân khoảng 750.000 ha ruộng đất. Cùng với việc chia cấp ruộng đất, việc thực hiện giảm tô ở nông thôn miền Nam có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, nâng cao đời sống của nông dân tá điền. Trong những năm (1946 - 1954) mức tô ở nông thôn miền Nam đã giảm từ 25 đến 50% so với mức tô trước Cách mạng tháng Tám. Rõ ràng qua chính sách giảm tô, chính sách ruộng đất của chính quyền cách mạng, hình thức sở hữu ruộng đất theo kiểu phong kiến ở miền Nam đã bắt đầu quá trình tan rã và sụp đổ. Nông dân được chia cấp và tạm giao ruộng đất, đời sống được cải thiện. Thành quả về ruộng đất mà nông dân lao động miền Nam giành được từ Cách mạng tháng Tám đến kháng chiến chống Pháp thắng lợi mới chỉ là kết quả bước đầu. Tình hình ruộng đất ở miền Nam đã có sự thay đổi nhưng chế độ đại sở hữu ruộng đất vẫn chưa bị xóa bỏ hẳn, phần lớn địa chủ mới bỏ chạy vào thành phố chứ chưa bị tiêu diệt. Nông dân được chia ruộng đất nhưng mới chỉ là tạm giao. Tuy vậy, thành quả cách mạng ruộng đất từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã để lại ảnh hưởng sâu sắc đối với nông dân miền Nam, tạo nguồn sức mạnh vô tận cho cuộc chiến đấu chống Mỹ sau này. 1.2. BIẾN ĐỔI HÌNH THỨC SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT Ở MIỀN NAM VIỆT NAM TỪ 1954 ĐẾN TRƢỚC NĂM 1959 1.2.1. Chính sách ruộng đất của Mỹ - Diệm Sau hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác biệt nhau: miền Bắc được hoàn toàn giải phóng tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam Việt Nam tạm thời đặt dưới sự cai trị của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Ngay từ khi tiến hành công cuộc “bình định” miền Nam, đế quốc Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm lên cầm đầu chính quyền Sài Gòn và ráo riết thực hiện âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Cả miền Nam bị dìm trong máu lửa. Trong hàng loạt chính sách phản cách mạng của chính quyền tay sai Mỹ ở miền Nam thì “Cải cách điền địa” đã được đặt lên hàng “quốc sách” và được coi là “then chốt của cuộc cách mạng kinh tế ở miền Nam”. Trong hai năm 1955 - 1956, chính phủ Mỹ đã cử một phái đoàn cố vấn do W. Latdinxky sang miền Nam Việt Nam giúp chính quyền Sài Gòn soạn thảo chính sách ruộng đất. Báo “Công luận” Sài Gòn ra ngày 7/7/1969 cho biết : Từ năm 1955 đến 1960, Mỹ đã viện trợ 12 triệu đôla cho chính quyền Sài Gòn để thực hiện “Cải cách điền địa” ý đồ của Mỹ thông qua cuộc cải cách ruộng đất này là nhằm tranh thủ lôi kéo nông dân và tạo ra tầng lớp tư sản nông thôn kinh doanh theo kiểu Mỹ hơn là duy trì giai cấp địa chủ canh tác theo lối cổ hủ. Tuy nhiên do ý thức bảo thủ muốn duy trì chế độ địa chủ và chế độ sở hữu ruộng đất theo kiểu phong kiến ở nông thôn để làm chỗ dựa mới chính quyền Ngô Đình Diệm đã cho ra đời một chính sách ruộng đất không đúng với ý đồ của Mỹ. Chính sách “Cải cách điền địa” của Ngô Đình Diệm được thể hiện trong ba đạo dụ: Dụ số 2 (8/1/1955), dụ số 7 (5/2/1955), dụ số 57 (22/10/1956). Ngô Đình Diệm chia cuộc “Cải cách điền địa” ra làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (1955 - 1956): thi hành quy chế tá điền Giai đoạn 2 từ năm 1956: “tư hữu hóa nông dân”, “tiểu điền chủ hóa tá điền ” Giai đoạn 1 được đánh dấu bằng hai đạo dụ sau đây: Dụ số 2 ra ngày 8/1/1955 quy định: - Lập khế ước tá điền loại A (đối với ruộng thực đang làm) - Thời hạn khế ước là 5 năm - Mức tô từ 15 đến 25 % - Bãi bỏ ủy ban điều giải đã được thành lập theo dụ số 20 của Bảo Đại để thay vào đó bằng “Ủy ban nông vụ” từ tổng, quận đến tỉnh. Do cai tổng, quận trưởng, tỉnh trưởng làm chủ tịch, có đại diện của địa chủ, nông dân tham gia để giải quyết các vụ tranh chấp đất đai hướng đến lập khế ước. Theo lời của sách báo chính quyền Diệm thì nội dung cơ bản của dụ số 2 là “việc lập khế ước tá điền là để bảo vệ quyền lợi tá điền” Dụ số 7 ra ngày 5/2/1955 ra đời nhằm hoàn chỉnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân trên cơ sở dụ số 2. Nếu như dụ số 2 quy định việc ký khế ước tá điền với loại ruộng thực đang làm thì dụ số 7 quy định việc ký khế ước với ruộng bỏ hoang. Trong vòng một tháng, kể từ khi dụ này được ban hành địa chủ phải khai báo về việc khai thác ruộng đất không trồng trọt của mình và trực tiếp cho tá điền mượn ruộng theo khế ước loại B. Trường hợp vắng mặt hoặc địa chủ cam kết không khai thác lại ruộng đất sẽ được cấp cho những người di cư, cựu binh hoặc tá điền khai thác trong thời hạn 3 năm. Người được cấp phải ký khế ước tá điền loại C với hội đồng hương chính được miễn tô trong năm đầu, năm thứ hai phải đóng 1/2 tô, năm thứ ba đóng 3/4 tô. Địa chủ có thể trở lại bất cứ lúc nào để tiếp tục thi hành khế ước. Ruộng công của làng cũng cho mướn theo khế ước loại C (đối với ruộng hoang như trường hợp địa chủ vắng mặt) Giai đoạn hai của cuộc “Cải cách điền địa” tiếp tục được thực hiện thông qua dụ số 57 ra ngày 22/10/1956: Dụ số 57 quy định mỗi địa chủ chỉ được giữ lại 100 ha ruộng đất ngoài ra có thể giữ thêm 15 ha làm ruộng hương hỏa. Trong số 115 ha này địa chủ có quyền lựa chọn bất cứ thửa ruộng nào tùy ý. Ruộng “truất hữu” được chính phủ Sài Gòn bồi thường theo giá hiện hành, tiền bồi thường sẽ trả 10% bằng tiền mặt số còn lại trả bằng tín phiếu với lãi 5% hàng năm trong 12 năm. Số ruộng “truất hữu” này sẽ đem bán cho những người thiếu ruộng mỗi hộ không quá 3 ha. Người mua phải trả tiền mua đất trong 6 năm, trong thời gian ấy ruộng đất vẫn thuộc quyền sở hữu của chính quyền Diệm. Trong vòng 10 năm đất không được cho mướn hay đem bán lại. Như vậy qua dụ số 57 và hai đạo dụ số 2, số 7 có thể tóm tắt nội dung “Quốc sách cải cách điền địa” của Diệm trong hai điểm: 1. Xác định bằng pháp lý mối quan hệ giữa địa chủ và tá điền (dụ số 2 và dụ số 7) cụ thể là quy định một loạt mẫu khế ước tá điền cho các trường hợp mướn ruộng của địa chủ, mướn ruộng công hay mướn ruộng bỏ hoang trong đó có ấn định mức tô phải nộp. 2. Ấn định một giới hạn vừa phải có lợi cho chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ, giúp họ bán đi những ruộng đất vượt quá giới hạn đó [3, tr.36]. Thông qua những nét cơ bản trên, ta thấy các đạo dụ mà chính quyền Mỹ - Diệm đưa ra cũng không hề đi xa hơn các đạo dụ mà Pháp - Bảo Đại đã từng nêu ra, có chăng chỉ là sự bổ sung và sửa đổi về chi tiết. Xét về bản chất, cả hai cuộc cải cách điền địa này đều mang tính chất cải lương chủ nghĩa. Đặt trong hoàn cảnh của miền Nam Việt Nam thời kỳ bấy giờ, nó không những là một lực lượng kìm hãm sự phát triển của lịch sử mà còn là một bước thụt lùi trong lịch sử, một thủ đoạn phản cách mạng. 1.2.2. Sự phục hồi quan hệ sở hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ miền Nam Việt Nam từ 1954 đến trƣớc năm 1959 Trong điều kiện lịch sử của miền Nam Việt Nam, nơi đã tiến hành một bước quan trọng cuộc cách mạng ruộng đất do giai cấp công nhân lãnh đạo từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945: “Vấn đề nông dân mà nội dung là vấn đề ruộng đất đã được đặt ra và giải quyết theo đường lối cách mạng, giai cấp địa chủ ở miền Nam căn bản đã bị xóa bỏ, kết cấu giai cấp nông thôn miền Nam đã thay đổi người nông dân đã thật sự làm chủ ruộng đồng, làm chủ ruộng đất thì các đạo dụ “Cải cách điền địa” của Diệm thực tế là muốn kéo lùi bánh xe lịch sử” [13, tr.258]. Núp dưới chiêu bài “khế ước tá điền” Mỹ Diệm nhằm: “ hợp pháp hóa việc tước đoạt ruộng đất của nông dân xóa bỏ ảnh hưởng của cách mạng trong nông thôn miền Nam, khôi phục lại quyền sở hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ” [9, tr.17]. Các loại ruộng đất mà chính quyền cách mạng đã tạm cấp, tạm giao cho nông dân nghèo, nay theo dụ số 2 và dụ số 7 của Diệm đều phải lập lại khế ước tá điền. Mặt khác, trong khi mà mức tô trên phần lớn ruộng đất còn phát canh đã bị giảm xuống dưới mức 25% hoa lợi, có nhiều trường hợp chỉ còn từ 10 - 15% thì việc áp dụng mức tô của dụ số 2 (15 - 25% hoa lợi) có nghĩa là chính quyền Diệm đã cho phép tăng tô một cách phổ biến. Như vậy, việc lập “khế ước tá điền” - giai đoạn 1 của cuộc “Cải cách điền địa” ở miền Nam đã: “đoạt lại cho giai cấp đại chủ và thực dân trên 65 vạn ha mà chính quyền cách mạng đã trao cho nông dân, khôi phục lại chế độ tá canh bắt hàng chục vạn hộ nông dân quay trở lại vị trí tá điền” [13, tr.36]. Cải cách điền địa của Ngô Đình Diệm trong thực tế đã không chia cấp ruộng đất cho tá điền như cách mạng đã làm, mà tá điền phải mua ruộng đất với giá qui định. Trong dụ “Cải cách điền địa” thì mỗi năm nông dân phải trả 2000 đồng tương đương 50 giạ lúa. Đây là một điều khó thực hiện được với nông dân nghèo. Cuối cùng họ lại mất ruộng. Rõ ràng, chính sách ruộng đất của Diệm không đem lại ruộng đất cho tá điền mà chỉ quy định lại hình thức tá điền trong giai đoạn mới. Được chính quyền Diệm che chở, lợi dụng chính sách “Cải cách điền địa”, những địa chủ chạy vào thành phố trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) nay trở về đòi lại ruộng đất, thu tô mấy năm trước chúng không thu được. Đất đai nông dân khai phá được cũng bị bọn chúng cướp mất. Để thi hành dụ số 2 và dụ số 7, dựa vào bạo lực phản cách mạng, ngụy quyền Diệm đã buộc nông dân miền Nam phải kí 812.473 khế ước tá điền liên quan đến 1.469.200 ha bằng 1/2 tổng số diện tích canh tác ở miền Nam. Thông qua dụ số 2 về “qui chế tá điền” và dụ số 7 về “điều kiện khai thác ruộng bỏ hoang” núp dưới chiêu bài “giảm nhẹ số phận của người tá điền” và chiêu bài “đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp” chính quyền tay sai Mỹ ở miền Nam đã làm công việc kiểm kê lại toàn bộ ruộng đất của địa chủ và khôi phục lại chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ về cơ bản như hồi trước Cách mạng tháng Tám. Chính sách ruộng đất phản động của chính quyền Diệm bị nông dân miền Nam phản đối quyết liệt. Phong trào đấu tranh của nông dân chống “quy chế tá điền”, chống chính sách “đấu giá công điền” và mọi âm mưu cướp đoạt ruộng đất của chính quyền Diệm đã diễn ra ở khắp nơi. Trước bối cảnh đó, Mỹ - Diệm đã công bố dụ số 57 để xoa dịu phong trào đấu tranh của nông dân, tô vẽ chế độ địa chủ được cải tổ lại cho hợp thời trang, đồng thời vẫn duy trì được giai cấp địa chủ làm cơ sở chính trị - xã hội của chế độ tay sai Mỹ ở miền Nam. Nếu dụ số 2 và dụ số 7 có cải vẻ ngoài cải lương chủ nghĩa thì dụ số 57 lại có vẻ như là cách mạng thật sự. Nội dung của nó như người ta công bố là “hạn chế đại điền sản” ở mức 100 ha và “truất hữu” số diện tích vượt ra ngoài giới hạn đó? Nhằm mục đích phân chia ruộng đất cho công bằng giúp các tá điền trở nên tiểu điền chủ, phát triển sản xuất nông nghiệp và hướng dẫn các địa chủ qua hoạt động kỹ nghệ. Phải chăng bọn chúa đất ở miền Nam sau khi đã đoạt lại trên nửa triệu ha và tăng tô một cách phổ biến nhờ ở công cuộc “Cải cách điền địa” liền trở thành đối tượng “truất hữu” của chính công cuộc cải cách ấy? Theo mức qui định sở hữu ruộng đất của “Cải cách điền địa”, toàn miền Nam có 2.683 địa chủ nằm trong diện “truất hữu”. Tuy nhiên, sau khi loại trừ các điền chủ có dưới 100 ha cùng các đồn điền và đất đai trồng cây công nghiệp ra khỏi diện “truất hữu” thì dụ số 57 chỉ còn động chạm đến 2.035 địa chủ, trong đó có 12 địa chủ ở Trung Bộ với số ruộng bị “truất hữu” là 430.000 ha. Nếu cộng vào đấy 220.000 ha ruộng lúa của trên 200 địa chủ Pháp thì tổng số diện tích có thể bị “truất hữu” là 650.000 ha, tương đương 1/3 toàn bộ ruộng đất phát canh ở miền Nam. Trong điều kiện ở Nam Bộ, số người chiếm hữu một vài chục ha đã lấy địa tô làm nguồn sống chính và ở Trung Bộ với 5 - 10 ha là có thể trở thành địa chủ thì dụ số 57 đã loại trừ số địa chủ có dưới 100 ha ra khỏi diện “truất hữu” có nghĩa là vẫn duy trì đại bộ phận giai cấp địa chủ phong kiến với 2/3 số diện tích họ chiếm và bóc lột tô. Ngoài ra không phải bất cứ chủ ruộng nào có trên 100 ha cũng đều bị “truất hữu”. “Luật “truất hữu” của chính quyền Diệm không áp dụng đối với đất đai trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, bãi chăn nuôi, rừng rú và những đất đai trên đó xây dựng nhà cửa xưởng công nghệ thuộc đồn điền. Nên dụ số 57 đã bỏ qua lại trên 30 vạn ha diện tích đất trồng cây công nghiệp trong đó có 775 đồn điền chiếm 25 vạn ha” [3, tr.38]. Đó là chỉ nói về mặt lý thuyết, trên thực tế việc thực hiện chương trình “Cải cách điền địa” càng bộc lộ rõ hơn tính chất phản động và nửa vời của nó: “Trong vòng 4 tháng sau khi ban bố dụ số 57, có 26.000 địa chủ kê khai là họ sở hữu 1.075.000 ha, bình quân 415 ha/người nhưng mãi tới năm 1970 số ruộng “truất hữu” đem bán cho nông dân chỉ có 298.347 ha, chiếm 28% diện tích địa chủ đã kê khai từ năm 1956” [5, tr.143]. Bản chất phản động của chính sách Mỹ - Diệm đã bị chính báo chí của Diệm vạch trần: Trên tạp chí “Chấn hưng kinh tế” số ra ngày 12/5/1960 đã viết: “Tính đến tháng 4/1960 khi Diệm tuyên bố công cuộc “Cải cách điền địa” đã kết thúc thì tại Nam Bộ 45% diện tích trồng trọt vẫn nằm trong tay những địa chủ lớn (có từ 50 ha trở lên) gồm 2,5% dân số 42,5% diện tích tập trung trong tay địa chủ vừa và nhỏ (từ 5 - 50 ha) gồm 11,1% dân số còn lại 12,5% diện tích là của phú nông và nông dân lao động” Như vậy, chương trình “Cải cách điền địa” của Diệm hoàn toàn không nhằm vào mục đích đem lại ruộng đất cho nông dân tá điền mà thực chất chỉ là củng cố tầng lớp địa chủ. Chương trình “Cải cách điền địa” đã cướp lại 80% ruộng đất mà cách mạng đã chia cấp cho nông dân. Đến năm 1959, nông dân chỉ giữ lại được 20% diện tích trong tổng số gần 75 vạn ha ruộng đất do cách mạng chia cấp. Chính Bộ quốc phòng Mỹ cũng phải thừa nhận: “Chương trình “Cải cách điền địa” của Diệm đã không phân chia lại ruộng đất cho người nghèo mà rút cục chỉ lấy lại những thứ mà Việt Minh đã chia cho họ rồi trả lại cho địa chủ” [13, tr.42 - 43]. Cùng với việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân, địa chủ và ngụy quyền ở địa phương đã cấu kết với nhau để tăng mạnh tô. Từ đó xóa bỏ thành quả cách mạng ruộng đất mà nông dân lao động miền Nam đã đấu tranh giành được trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, mức tô đã giảm xuống 20 - 25 giạ/ ha đến năm 1959 chúng bắt nông dân phải nộp tô những năm chúng không thu được. Những chính sách ruộng đất phản động của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai nhằm cướp đoạt ruộng đất của nông dân và phục hồi giai cấp địa chủ ở nông thôn, đã xua đuổi hàng triệu nông dân ra khỏi ruộng vườn, làng mạc của họ. Tóm lại, chính sách “Cải cách điền địa” phản động của Mỹ - Diệm trong nửa cuối những năm 50 thông qua các dụ số 2, 7 và 57 đã không đem lại
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan