Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Benito mussolini và chủ nghĩa phát xít italia (1922 - 1943)...

Tài liệu Benito mussolini và chủ nghĩa phát xít italia (1922 - 1943)

.PDF
163
474
136

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------oOo------ Nguyễn Thị Thảo Nguyên BENITO MUSSOLINI VÀ CHỦ NGHĨA PHÁT XÍT ITALIA (1922 - 1943) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành Phố Hồ Chí Minh - 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------oOo-----Nguyễn Thị Thảo Nguyên BENITO MUSSOLINI VÀ CHỦ NGHĨA PHÁT XÍT ITALIA (1922 - 1943) Chuyên ngành: Lịch Sử Thế Giới Mã số: 602250 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ PHỤNG HOÀNG Thành Phố Hồ Chí Minh - 2012 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .....................................................................................................................3 1. Lí do chọn đề tài................................................................................................3 2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................4 4. Nguồn tư liệu và Lịch sử vấn đề .......................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................11 6. Bố cục luận văn ...............................................................................................11 CHƯƠNG 1. .............................................................................................................12 TIỂU SỬ BENITO MUSSOLINI (1883-1917) ........................................................12 I.1 Thời niên thiếu..................................................................................................12 I.2 Hình thành nhân cách .......................................................................................15 I.3 Đến Thụy Sỹ .....................................................................................................21 I.4 Tư tưởng ...........................................................................................................25 I.5 Nhà tù Foli ........................................................................................................34 I.6 Bước nhảy.........................................................................................................41 I.7 Trước nguy cơ chiến tranh ...............................................................................48 CHƯƠNG II. .............................................................................................................59 CHẾ ĐỘ PHÁT XÍT Ở Ý .........................................................................................59 II.1 Ươm mầm .......................................................................................................59 II.2 Bầu cử năm 1919 ............................................................................................66 II.3 Cuộc đảo chính ở Rome ..................................................................................75 II.4 Vị tổng thống...................................................................................................83 II.5 Nền độc tài ......................................................................................................88 II.6 Palazzo Venezia ..............................................................................................92 CHƯƠNG III. ...........................................................................................................97 NƯỚC Ý PHÁT XÍT TRONG THẾ CHIẾN II ........................................................97 III.1 Tái tạo một đế quốc .......................................................................................97 III.2 Mối quan hệ Mussolini – Hitler ...................................................................107 III.2.1 Mâu thuẫn xung quanh vấn đề Áo ........................................................107 III.2.2 Xích lại gần nhau ...................................................................................112 III.3 Chiến tranh ...................................................................................................120 III.3.1 Mở màn .................................................................................................120 III.3.2 Vào cuộc ................................................................................................135 KẾT LUẬN .............................................................................................................155 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................159 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chủ nghĩa phát xít là một hiện tượng gây đảo lộn trên thế giới trong quãng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Trong quá trình nghiên cứu, tôi nhận thấy nguồn tài liệu bằng tiếng Việt liên quan đến chủ nghĩa phát xít không quá phong phú. Riêng các tài liệu về học thuyết của chủ nghĩa phát xít cũng không thật sự nhiều. Còn về các nhân vật lịch sử điển hình của chế độ phát xít thì hầu như các tài liệu tiếng Việt chủ yếu tập trung vào Adolf Hitler. Trong khi đó, Italia, nơi phát xuất chủ nghĩa phát xít ở châu Âu lại không được đề cập một cách xứng đáng với vai trò như là một trong những mắc xích của hệ thống phát xít ở châu Âu nói riêng và trên thế giới nói chung. Một trong những nhân vật có thể nói là tiên phong trong việc lĩnh xướng trào lưu phát xít, Benito Mussolini, xuất hiện một cách hiếm hoi trong các công trình nghiên cứu ở Việt Nam. Trong khi đó, ở các nước Âu – Mĩ nói chung và Anh nói riêng thì chủ nghĩa phát xít Ý và Mussolini là một đề tài phổ biến. Đơn cử, sách giáo khoa cấp hai ở Anh, Mỹ luôn dành cho đề tài trên một dung lượng khá lớn. Truyện tranh lịch sử, sách chuyên khảo về Mussolini không khó để kiếm trên giá sách của nhà trường cũng như thư viện, nhà sách. Điều đó cho thấy, các nghiên cứu ở nước ngoài luôn tập trung tốt nhiệm vụ chính của khoa học lịch sử là tái hiện sự thật lịch sử khách quan dù nó có vinh quang hay không. Sở dĩ, tôi kết luận như vậy vì sự thật là Mussolini và chế độ phát xít ở Ý là một khâu yếu trong Phe Trục, nhưng nó vẫn cần phải được nghiên cứu bởi xét cho cùng nó vẫn có vai trò nhất định làm nên lịch sử của chế độ phát xít, một trang tuy không tươi sáng nhưng vẫn là một phần của lịch sử nhân loại. Xuất phát từ mong muốn hiểu sâu hơn về chủ nghĩa phát xít, dù đã bị lên án, nó vẫn tồn tại dai dẳng trong xã hội châu Âu hiện tại; về nhân vật đã khai sinh chế độ phát xít và cũng để góp phần vào nỗ lực nghiên cứu hiện tượng lịch sử này, tôiđã chọn đề tài “ Benito Mussolini và chủ nghĩa phát xít Italia (1922-1943)” cho luận văn thạc sỹ Sử học của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Như trên đã trình bày, trước tiên, luận văn này nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về chủ nghĩa phát xít Ý và nhân vật lịch sử Benito Mussolini của bản thân tôi. Thứ hai, luận văn góp phần vào nguồn tài liệu tiếng Việt về chủ nghĩa Phát Xít nói chung và chủ nghĩa phát xít ở Ý nói riêng. Hơn thế nữa, kết quả nghiên cứu về nhân vật đứng đầu nhà nước phát xít Ý, Benito Mussolini sẽ song hành với những kết quả nghiên cứu về vị Quốc Trưởng Đức, Aldolf Hitler để thấy được hai nhân vật này đã có ảnh hưởng như thế nào đối với lịch sử châu Âu thời kỳ trước trong trong khi Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai diễn ra. Từ đó, kết quả nghiên cứu từ luận văn này sẽ hữu ích phần nào trong việc giảng dạy phần lịch sử thế giới hiện đại châu Âu, liên quan thiết thực đến công việc hiện tại của tôi: giảng dạy bộ môn Lịch sử thế giới tại khoa Lịch Sử trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu hai vấn đề lớn, như đã hiển thị trên tên đề tài, đó là Mussolini và chủ nghĩa phát xít Ý từ năm 1922 đến 1943. Để thấu hiểu chủ nghĩa phát xít, không thể không nắm vững tiểu sử của cha đẻ nó: Mussolini, trong khoảng thời gian từ năm 1883 đến năm 1922. Tuy nhiên, luận văn không ưu tiên cho đời thường của Mussolini mà tập trung vào những biến cố trong lịch sử hoạt động chính trị của Mussolini. Từ đó, luận văn làm rõ quá trình phát triển tư tưởng của Mussolini. Cá tính của Mussolini được lồng ghép vào các sự kiện lịch sử chọn lọc, kèm theo nhận định của tác giả đề tài. Về chủ nghĩa phát xít Ý, thông qua tư tưởng cũng như hoạt động thực tiễn của Mussolini, luận văn tập trung làm rõ chế độ phát xít cả về mặt học thuyết cũng như chế hoạt động. Riêng đối với trường hợp chủ nghĩa phát xít nói chung và chủ nghĩa phát xít ở Ý nói riêng thì chỉ có thể tìm được cơ sở lý luận của những nhà nước này thông qua nhà lãnh đạo của nó vì chế độ phát xít hầu như là chế độ độc tài, ý chí của người lãnh đạo là linh hồn của nhà nước phát xít. Bởi vậy, tìm hiểu tư tưởng của Mussolini cũng chính là tìm hiểu về nền tảng tư tưởng của nước Ý phát xít. Luận văn cũng cố gắng lý giải vì sao chủ nghĩa phát xít lại có thể thắng thế ở Ý dù chứa vô vàn những điểm yếu và yếu tố tiêu cực. Về mặt thời gian, tác giá chọn mốc năm 1922 là mốc thời gian Mussolini lên nắm chính quyền bằng cách lập một chính phủ liên hiệp, đó là kết quả của cuộc đảo chính ở Rome do lực lượng Áo Đen thực hiện dưới sự chỉ huy từ xa của Mussolini. Năm 1943 là mốc thời gian Mussolini bị lực lượng thân hoàng gia bắt giam. Đó là kết quả tất yếu của chính sách độc tài của Mussolini. Đây cũng là thời điểm mà nước Ý phát xít không cònđóng vai trò đáng kể trên chiến trường Châu Âu, lực lượng Ý gần như tê liệt tại các chiến trường, còn chính phủ mới bắt đầu việc đàm phán đầu hàng phe Đồng Minh. Vai trò lịch sử của Mussolini và chủ nghĩa phát xít Ý chấm dứt ở đây. 4. Nguồn tư liệu và Lịch sử vấn đề Với luận văn này, nguồn tư liệu tiếng Việt rất hiếm hoi. Cuốn “Lịch sử quan hệ quốc tế từ 1917 – 1945” của tác giả Lê Văn Quang, xuất bản năm 2001 cung cấp một cái nhìn khá đầy đủ vềhoàn cảnh quốc tế trước Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai, trong đó tác giả cung cấp những dữ liệu rất đắt giải thích tại sao lực lượng Phát Xít, đặc biệt Đức, lại có thể lớn mạnh và hành động một cách tự do. Có thể thấy rằng chính sự nhu nhược của khối các nước Dân Chủ đã bật đèn xanh cho các hoạt động lấn tới của phe Phát Xít. Cuộc đại chiến và nền hòa bình thế giới không chỉ do sự hiếu chiến của lực lượng phát xít mà còn là trách nhiệm của những nước lớn ở Châu Âu như Anh, Pháp. Để nắm được hoàn cảnh của Ý trước và trong Thế Chiến II, cuốn Italy A Modern History của Denis Mack Smith, được xuất bản năm 1959, cung cấp khá đầy đủ thông tin. Tác giả trình bày lịch sử nước Ý từ giai đoạn cách mạng thống nhất Ý năm 1861 đến khi Thế Chiến II kết thúc năm 1945. Trong đó, chương IX của sách này trình bày hoàn cảnh Ý trong giai đoạn từ sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất đến trước khi chủ nghĩa phát xít chiếm vai trò chủ đạo trong nền chính trị Ý với sự kiện cuộc đảo chính ở Rome năm 1922. Nó cho thấy một nước Ý sau chiến tranh đầy rẫy những bất cập, trong đó một chính phủ đủ mạnh để giải quyết những hậu quả thời hậu chiến là vấn đề nóng nhất. Trong hoàn cảnh đó, chủ nghĩa phát xít đã có cơ hội trỗi dậy, mà người nắm bắt cơ hội này không ai khác chính là Mussolini. Phần đáng kể trong tác phẩmItaly A Modern History là chương X. Phần này trình bày một cách chi tiết hoạt động thực tiễn của chủ nghĩa phát xít Ý từ khi lên nắm vai trò lực lượng lãnh đạo nước Ý. Mussolini đã biến Ý trở thành một đất nước đang vận hành bởi một thể chế độc tài. Các chính sách hầu hết đều thể hiện ý chí của cá nhân vị lãnh đạo nước Ý Phát Xít. Chính nền độc tài cộng với sự thiển cận, thiếu hiểu biết của nhà lãnh đạo đã khiến nước Ý ngày càng tuột dốc. Do đó, Ý kiệt sức nhanh chóng trong cuộc chiến tranh mà ngoài lòng thù hận từ cuộc đại chiến trước ra, Ý không hề có những tiền đề cần thiết để tham chiến. Điều này được thể hiện rất rõ trong chương XII của sách. Về nhân vật Mussolini, đặc biệt giai đoạn thoát ly gia đình, sự nghiệp của ông được Laura Fermi lấy làm chủ đề chính trong cuốn Mussolini, xuất bản năm 1966 bởi trường đại học Chicago Press Chicago and London. Giá trị lớn nhất trong tác phẩm này là tác giả đã dày công phân tích chuyển biến về mặt tư tưởng của Mussolini. Đầu tiên là hình ảnh một Mussolini hừng hực chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc cuồn cuộn. Ông nhanh chóng đứng vào hàng ngũ những người theo chủ nghĩa xã hội, được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Ý. Thời gian đó, ông kịch liệt chống lại chế độ chuyên chế và cả giáo hội Vatican. Nhưng đó chưa phải là tư tưởng cố định trong Mussolini. Chính chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi đã khiến Mussolini thay đổi lập trường. Ông ủng hộ chiến tranh. Ông bắt đầu những hoạt động tranh giành quyền lực có sự trợ giúp của phe Áo Đen. Những điều đó khiến Mussolini bị loại trừ khỏi Đảng. Sau khi Mussolini đạt đến đỉnh cao quyền lực, ông đã quay sang hòa giải với Giáo Hội Vatican, đó là bước đi khôn ngoan của ông nhằm tranh thủ sự ủng hộ của thế lực đầy quyền lực này của châu Âu. Tác giả Laura Fermi không bỏ qua mảng thể hiện mối quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo của hai nhà nước Phát Xít, Hitler-Mussolini. Đó là một câu chuyện đầy sắc màu, nhiều tình tiết thú vị. Đó là sự hoán đổi vị trí, ban đầu là một Hitler khá bé nhỏ trước một Mussolini đầy quyền lực, nhưng về sau là một Mussolini hoàn toàn lép vế trước vị Quốc trưởng Đức, người nắm vai trò con át chủ bài trong Thế Chiến Hai tại chiến trường châu Âu. Mối quan hệ này là tấm gương trung thực nhất phản ảnh sự thiếu bản lĩnh của Mussolini trên chính trường. Hơn nữa, nó cũng góp phần giải thích vì sao Ý trở thành khâu yếu nhất trong Phe Trục. Năm 1967, Đại học California xuất bản cuốn The rise of Facism của tác giả Carsten F.A. Tác phẩm lấy Đức và Ý làm đối tượng nghiên cứu chính cùng với phương pháp so sánh lịch sử. Từ đó, tác giả phân tích nguyên nhân chính khiến chủ nghĩa phát xít nảy sinh và phát triển. Không tập trung vào sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1933 mà tác giả tập trung phân tích những tham vọng của các cá nhân lãnh đạo như Hitler và Mussolini. Năm 1968, cuốn Facts and Fascism của Seldes George ra mắt bạn đọc ở Mỹ. Đây là một tác phẩm mang tính học thuật cao. Bằng cách đưa ra những dẫn chứng hoạt động thực tiễn của thể chế nhà nước phát xít để từ đó nêu lên được bản chất của chủ nghĩa phát xít. Tác giả đã khéo léo cho độc giả thấy được sự khác nhau căn bản giữa lý thuyết và thực hành của chủ nghĩa phát xít. Năm 1976, hai tác giả De Felice Renz và Michael A.Ledeen đã cho xuất bản công trình của mình với tựa đề Fascism An informal introduction to its theory and practice. Tựa đề của cuốn sách cho thấy nội dung của nó cung cấp cho người đọc một cái nhìn thú vị về chủ nghĩa phát xít. Tác giả không phê phán chủ nghĩa phát xít mà chỉ nêu ra những điều kiện tất yếu khiến chủ nghĩa phát xít chứ không phải một học thuyết nào khác ra đời ở Ý. Griffin Roger có tác phẩm The nature of fascism được xuất bản ở Anh vào năm 1991. Đây là một công trình khá dày công của tác giả khi bàn về bản chất của chủ nghĩa phát xít. Trong đó, Griffin đã tập trung vào tính phi dân chủ và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi của chủ nghĩa phát xít trong học thuyết cũng như thực tiễn lịch sử. Chuyên sâu về chủ nghĩa phát xít ở Ý, tác giả John Whittam có cuốn Fascist Italyđược xuất bản bởi đại học Manchester vào năm 1995. Tác phẩm này gồm hai phần chính: học thuyết chủ nghĩa phát xít của Mussolini và thực tiễn hoạt động của nhà nước Phát Xít Ý. Phần thứ hai được chú trọng hơn, thông qua các chính sách của nhà nước Phát Xít, cụ thể là của Mussolini, tác giả đã cho thấy những sai lầm chết người của vị lãnh tụ nước Ý. Ở đó, tác giả đã xoay quanh một vấn đề nổi cộm trong học thuyết về chủ nghĩa phát xít của Mussolini đó là Nhà nước như Mussolini đã nói “ không có gì vượt ra khỏi nhà nước”. A history of fascism 1914-1945 là công trình của Stanley G.Payne, xuất bản năm 1995. Ở đây, G.Payne đã trình bày về chủ nghĩa phát xít từ nguồn gốc sâu xa cho đến khi nó kết thúc cùng với sự kiện Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai kết thúc. Có hai vấn đề được tác giả khá chú trọng nhằm lý giải cho sự hình thành chủ nghĩa phát xít đó là vấn đề kinh tế và quan hệ quốc tế. Trong đó, quan hệ quốc tế được trình bày một cách hệ thống, logic; từ đó có thể thấy được rằng chủ nghĩa phát xít thực chất không là gì khác khác ngoài sự tổng hợp tất cả những mâu thuẫn đang tồn tại trong quan hệ giữa các nước lớn đang nắm trong tay vận mệnh của nhân loại. Đại học Cambrige năm 1996 đã xuất bản công trình của Bessel Richard với tựa đề Fascist Italy and Nazi Germany Comparisons and Contrast. Trong đó, chủ nghĩa phát xít Ý và Đức được tác giả so sánh để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt. Điểm tương đồng được tác giả tập trung phân tích đó là tổ chức nhà nước và tham vọng tăng cường cái gọi là “không gian sinh tồn”. Điểm khác biệt giữa hai nhà nước Ý Phát Xít và Đức Quốc Xã là chính sách kinh tế. Về tiểu sử của Mussolini, cuốn Young Mussolini của A.J.Gregor, xuất bản bởi trường đại học California là một tài liệu thú vị về thời thanh niên của Mussolini. Trong đó thông qua thuở ấu thơ cũng như thời thiếu – thanh niên của Mussolini, tác giả cho người đọc thấy được nhân cách của Mussolini được hình thành một cách có lịch sử. Từ cách cư xử của Mussolini cho thấy khuynh hướng bạo lực đã xuất hiện từ sớm và trở thành một đặc trưng trong cá tính của ông. Tư tưởng của ông trong giai đoạn này ảnh hưởng khá nhiều từ người cha, một người thợ rèn mộc mạc nhưng không giản đơn bởi những hoạt động chính trị mang tinh thần yêu nước nồng nàn. Mẹ của ông không có ảnh hưởng lớn đến Mussolini dù cho bà là người có học thức. Mẹ của ông rất đầu tư cho việc học hành của Mussolini nhưng bản chất bướng bỉnh của ông đã không đền đáp được công lao này của người mẹ. Tuy sống trong sự bao bọc của gia đình nhưng tình cảm mà Mussolini dành cho gia đình mình không nhiều. Ông sớm thoát khỏi đó và tự do hành động theo bản năng, cái mà ông luôn tự hào về nó. Năm 1995, Đại học Manchester đã xuất bản cuốn Fascist Italy, một công trình nghiên cứu của J. Whittam. Tác giả đã làm rõ chủ nghĩa phát xít cả về học thuyết lẫn thực tiễn. Cùng nhận định với một số tác giả khác về chủ nghĩa phát xít ở Ý rằng bản thân nó không xuất phát từ một học thuyết nào cụ thể. Mussolini đã góp nhặt từ những học thuyết khác như: chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa dân tộc… Ban đầu Mussolini cũng đã tuyên bố chủ nghĩa phát xít là một trào lưu chứ không phải là một học thuyết. Xu hướng hoạt động của lực lượng ban đầu của chủ nghĩa phát xít, quân Áo Đen, là bạo lực, bất hợp pháp. Đó cũng là con đường để Mussolini tiến lên đỉnh cao quyền lực. Xu hướng bạo lực tiếp tục được thể hiện trong quá trình cầm quyền của Mussolini. Khi đó chủ nghĩa phát xít ở Ý như là một phức hợp giữa chế độ độc tài, chính phủ bạo lực, sự hiếu chiến…Trong đó, điểm yếu lớn nhất của nước Ý dưới thời kỳ phát xít là sự độc tài. Sự thiếu bản lĩnh cần có của một chính trị gia đã khiến Mussolini đi từ sai lầm này đến thất bại khác. Bộ máy nhà nước thời kỳ này đều do vị thủ tướng Ý quyết định, mọi thứ gần như phải phục tùng ý chí của cá nhân Mussolini. Nước Ý phải luôn tuân thủ hiệu lệnh được chép trong Hiến pháp: “ tin tưởng, tuân lệnh, chiến đấu”. Suốt thời gian nắm quyền lực, thanh thế của Mussolini cũng như nước Ý lên xuống theo thành tích của ông. Vấn đề của Ý là sự mập mờ trong nhận thức của người dân Ý đối với sự lựa chọn của mình. Họ đã chọn Mussolini như một biểu tượng sức mạnh duy nhất trong thời kỳ nước Ý đang khủng hoảng đường lối lãnh đạo. Nhưng cũng chính họ lại không hiểu biết gì nhiều về người mà họ đang tin tưởng cũng như con đường mình sẽ đi theo dưới sự lãnh đạo của một chính phủ mới. Một sự thật là người dân Ý đã bị che mắt bởi khả năng diễn thuyết tài tình của Mussolini cộng với sự thổi phồng của báo chí về năng lực của nhân vật này. Một trong những điểm yếu trong nền chính trị Đức lúc bấy giờ, có thể nói không chỉ riêng Ý, đó là cánh tả, lực lượng chủ nghĩa xã hội dường như trở nên dần bất lực trước mọi biến động lớn của nước Ý. Điều đó cộng thêm nỗi ám ảnh về cái gọi là “chủ nghĩa Bolsevik” chính là nguyên do người dân Ý dần xa rời lực lượng này. Dần dà, vô hình trung lực lượng xã hội chủ nghĩa đã tạo cơ hội cho chủ nghĩa phát xít ngoi lên, chiếm ưu thế vượt trội. Hơn thế nữa, phải công nhận rằng Mussolini đã biết nắm bắt thời cơ rất tốt nhằm dọn đường cho chủ nghĩa phát xít sinh sôi. Lực lượng của chủ nghĩa phát xít, lực lượng Áo Đen, không là ai khác ngoài những người bị kích động bởi Mussolini. Mussolini nắm bắt tâm lý quần chúng rất tốt, ông biết những ai đang cần hành động để giải tỏa sự bất mãn bởi thời cuộc, những ai đang tràn trề năng lượng sự tâm huyết có cả sự non nớt… Họ đang cần gì thì ông mang đến cho họ điều ấy, con đường đến với chủ nghĩa phát xít của họ gần như chỉ có vậy, không trang bị tư tưởng, không hệ thống, gần như tự phát. Internet đã cung cấp những nguồn tư liệu cực kỳ quý hiếm, đầu tiên phải kể đến trang sách mạng Amazon đã trở nên quan trọng gần như tuyệt đối trong quá trình thu thập tài liệu cho đề tài. Tiếp đến là các trang web học thuật như: remember.org, worldfuturefund.org, specialcollections.library.wisc.edu. Đặc biệt trang brainyquote.com, trang chuyên cung cấp trích dẫn phát biểu của các nhân vật lịch sử, đã giúp tôi tiết kiệm khá nhiều thời gian trong việc chọn lọc và trích dẫn phát biểu của Mussolini, những luận chứng đắt giá cho đề tài. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn này, tôi đã sử dụng hai phương pháp cơ bản của phương pháp luận sử học: phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Khó khăn lớn nhất trong quá trình sử dụng hai phương pháp này trong quá trình làm luận văn là phần tài liệu gốc liên quan đến luận văn chủ yếu bằng tiếng Ý, trong khi đó tác giả chỉ có thể hiểu và vận dụng các nguồn tài liệu bằng tiếng Anh, tức mức độ trung thành tuyệt đối so với lịch sử khách quan không được tuyệt đối. Nhưng tác giả cũng đã cố gắng so sánh các nguồn tài liệu tiếng Anh nhằm đảm bảo các sự kiện được sử dụng đạt mức độ chính xác cao nhất có thể. Như đã trình bày bên trên, bởi sự hạn chế về mặt tài liệu nên hiệu quả của phương pháp logic không thể đạt được ngưỡng tuyệt đối. Tác giả đã lồng ghép vào các sự kiện nhận định của mình với sự tham khảo các ý kiến đánh giá của những nhà nghiên cứu đi trước. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi tính chủ quan, hoặc bị ảnh hưởng bởi một số quan điểm phù hợp với khả năng nhận thức của tác giả. 6. Bố cục luận văn Luận văn được chia thành ba chương: Chương I: Tiểu sử Benito Mussolini (1883-1917). Chương này trình bày tiểu sử của Benito Mussolini nhưng không quá tập trung vào đời thường mà chủ yếu là những mặt liên quan đến quá trình phát triển tư tưởng của Mussolini từ khi còn là một cậu bé đến khi trưởng thành, thoát ly khỏi gia đình, tìm cho mình một vị trí xã hội rõ ràng. Chương II: Chủ nghĩa phát xít ở Ý. Nội dung chính của chương này làm rõ hai mảng, một là mặt lý thuyết của chủ nghĩa phát xít do Mussolini lĩnh xướng và cách vận dụng nó vào thực tiễn nước Ý lúc bấy giờ. Chương III. Nước Ý trong Thế Chiến II. Phần này không tập trung tái hiện lại toàn bộ nước Ý trong Thế Chiến II mà chỉ làm rõ những điểm đáng chú ý như: vai trò của Ý trong Phe Trục, những hạn chế của Ý khi tham chiến, mối quan hệ của Mussolini và Hitler và ảnh hưởng của nó đến mặt trận phía tây. CHƯƠNG 1. TIỂU SỬ BENITO MUSSOLINI (1883-1917) I.1 Thời niên thiếu Benito Amilcare Andrea Mussolini sinh ngày 28.7.1883, tại làng Dovia, tại Romagna. Cha là Alessandro Mussolini, mẹ là Rosa Maltoni Mussolini. Tên của ông được đặt theo ba nhà cách mạng lớn của Italia mà sau đó đều trở thành những nhà lãnh đạo tên tuổi, đó là : Benito Juarez, Amilcare Cipriani và Andrea Costa. Emilia–Romagna là một vùng hành chính ở phía Bắc Ý gồm các vùng lịch sử Emilia và Romagna, thủ phủ là Bologna. Vùng này có diện tích 20.124 km² và dân số khoảng 4,3 triệu người. Emilia Romagna ngày nay được xem như là một trong những vùng phát triển và giàu có nhất ở châu Âu và có GDP đầu người cao thứ 3 ở Ý. Emilia–Romagna cũng là trung tâm văn hóa và du lịch, là nơi có trường đại học cổ nhất ở phương Tây Cha của Mussolini là một thợ rèn giàu kinh nghiệm, đồng thời là nhà cách mạng xã hội nhiệt tình từ khi còn là một chàng trai trẻ, ông là người ngưỡng mộ tư tưởng của các nhà cách mạng Carlo Pisacane, Giuseppe Mazzini, Giuseppa Garibaldi. Ông là một người tự học, ham thích kiến thức và luôn tự hào về vốn hiểu biết của mình. Mẹ của Mussolini là một nhà giáo. Benito Mussolini được sinh ra trong một môi trường gia đình học thức, bên cạnh đó môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ngày càng trở nên rộng rãi hơn trước đó, Italia đang dấn mình vào công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế chưa hề có trước đó. Trong suốt mấy thập kỉ cuối của thế kỉ 19, nền kinh tế Italia bắt đầu có những khởi sắc. Bước sang thế kỷ 20, Italia đã chuyển mình, khởi động cho một thời kỳ mới, buổi ban sơ của thời kỳ công nghiệp hóa. Đây cũng là giai đoạn Mussolini chuyển biến từ một cậu bé sang lứa tuổi thanh niên. Giai đoạn này, cuộc sống của ông luôn gắn bó với sự nghèo khó và chịu sự ảnh hưởng của gia đình. Ông nhận được sự chỉ bảo của người mẹ và sự khích lệ tinh thần từ người cha, đó là nền tảng cho sở thích đọc sách của ông. Năm chín tuổi ông được gia đình chuyển đến Faenza để tiếp tục học tập. Trong nhiều tài liệu để lại trong trường thì Benito được miêu tả với hình dáng một cậu bé có khuôn mặt vuông vức, đôi mắt đen láy và được trời phú cho trí thông minh, khả năng nhớ hiếm có nhưng không phải là một người có bản tính kỷ luật cao. Giai đoạn mới này để lại ấn tượng sâu sắc đối với cậu bé Benito, nó nhanh chóng đẩy mạnh tư tưởng chống giáo quyền (quyền lực của Công Giáo) mà ông đã tiếp thu từ người cha của mình. Mùa hè 1894, Mussolini ngày càng nỗ lực và học nhiều hơn. Khả năng cảm thụ về sách của ông ngày càng gia tăng, càng đọc ông càng tiến gần hơn với những tư tưởng của cha mình, nó có một sức ảnh hưởng khác lạ đối với ông. Khi làm việc trong xưởng rèn của cha, Mussolini thường nghe về những cuộc thảo luận bất tận của cha với những người bạn có cùng tư tưởng chống đối chính quyền. Ông thường bàn luận với cha mình về những đoạn dài trong bộ Tư bản của K.Marx. Tháng 10 năm 1894, Mussolini bắt đầu một khóa học ở Scuola Normale di Folimpopoli để lấy chứng chỉ về giảng dạy. Mussolini luôn là người thông mình và đứng đầu lớp học này. Tâm hồn Mussolini thường bị xâm chiếm bởi sách, báo và ông cũng thường xuyên đến những nhà thờ bỏ hoang gần trường học để được đọc trong yên tĩnh. Sự chú tâm vào sách vở khiến Mussolini trở nên lơ đãng, ông thường bỏ bữa và những người xung quanh thường thấy Mussolini trong trạng thái đi bộ trên đường lúc nào cũng chúi đầu vào sách. Tuy vậy, kết quả học tập của ông cũng thất thường, mặc dù thế, ông vẫn nổi trội trong các lĩnh vực : Lịch Sử, Địa Lý, tiếng Ý và Sư Phạm. Vào độ tuổi mười lăm, mười sáu; Mussolini quảng bá bản thân là một thủ lĩnh sinh viên đồng thời là người theo chủ nghĩa xã hội. Sự đồng cảm với những người theo chủ nghĩa xã hội trở nên phổ biến nếu không muốn nói là đặc trưng của sinh viên trường Scuola Normale. Trong bước ngoặt của thế kỷ, giới tiểu tư sản, trí thức, những người mà vai trò đang bị hạ thấp trong xã hội; đều bị hấp dẫn bởi chủ nghĩa xã hội. Tất cả họ đều bị rơi vào trong tình trạng bị trả lương ở mức cùng cực, đời sống không được đảm bảo, rơi vào cảnh khốn cùng trong công cuộc tranh giành lấy chỗ đứng trong xã hội. Vấn đề là cuộc đấu tranh ở đó không được mạnh mẽ. Việc này được những nhà xã hội chủ nghĩa đương thời giải thích như sau, Italia đang gia tăng số lượng trí thức trẻ trong khi đó Italia chỉ có thể đáp ứng nhu cầu về cuộc sống tốt cho một số người ít ỏi, điều này gây nên một cuộc cạnh tranh khốc liệt để có một chỗ đứng trong số ít đó, chính nó đã gây nên sự sao nhãng trong cuộc đấu tranh xã hội thực thụ để đem lại điều tốt đẹp cho tất cả chứ không phải là một vài phần trăm trong toàn thể dân tộc Ý đang lận đận. Mussolini là một trong rất nhiều thanh niên tri thức ấy. Ông cùng chung tâm lí với những người trẻ tuổi có khuynh hướng chống đối chính quyền thời kỳ này. Sau khi lấy bằng tốt nghiệp trường Scuola Normale, Mussolini đã trở thành một nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa, theo nhận định của ông [7, Tr.34]. Có ý kiến cho rằng chủ nghĩa xã hội mà Mussolini đang theo đuổi không nằm ngoài sự oán giận thời cuộc. Mussolini tìm được những cách lý giải phù hợp với mình trong các cuộc tranh luận của những người theo chủ nghĩa duy lý và cả chủ nghĩa xã hội trong xưởng rèn của cha mình. Năm 1989, Mussolini bị kích động bởi sự kiện công nhân đấu tranh bị thảm sát dưới họng súng của tướng Firenzo Bava Beccaris ở Milan. Trong những năm sau đó, Mussolini xuất hiện như một người theo chủ nghĩa xã hội, một nhà báo nổi loạn luôn đề cập đến các thảm họa như trên một cách thường xuyên đến mức đáng chú ý. Cũng trong suốt thời gian đó, ông phải chứng kiến cảnh chuẩn bị xa lìa quê nhà để kiếm nơi sinh sống tốt hơn của những người láng giềng, rất đau buồn và ông đã thừa nhận rằng cảnh tượng đó ăn sâu vào tâm trí ông. Có thể nói, tình hình của một nước Ý mới hợp nhất nhưng chưa thống nhất với những diễn biến đầy bất cập của nó đã dần hình thành trong Mussolini một lập trường chính trị đang trong thời kỳ định hình. Tất cả những sự kiện trên đã làm cho những tư duy chính trị vốn đã sâu sắc, được hình thành bởi những trải nghiệm từ người cha và thuở ấu thơ, nay lại trở nên sắc bén hơn. Đến năm 17 tuổi, Mussolini tự nhận mình và cũng đã được nhìn nhận là một nhà cách mạng kiên định. Những năm sau đó, trong cuộc nói chuyện với Emil Ludwig, chính Mussolini thừa nhận rằng ông là người nổi loạn chứ không phải nhà hoạt động cách mạng. Dù cho Mussolini thừa nhận như vậy nhưng người ta cũng còn nghi ngại nhiều trong cách khẳng định của ông khi mà ông là một con người chịu ảnh hưởng quá nhiều từ sách vở. Mazzini, Carlo Giovani Mor, những tác giả yêu thích của ông, đã gầy dựng nên trong ông những hình ảnh về thuyết chống giáo quyền, vô thần, đó cũng là một trong những di sản tư tưởng mà cha ông để lại cho ông. Ngoài ra, ông còn đọc Bakunin và Saverio Merlino, một trong những học giả đã làm nên cơn khủng hoảng của chủ nghĩa Marx, sự xuống dốc của chủ nghĩa xã hội ở Italia, bên cạnh đó ông còn đọc cả những tác giả như : Kant, Spencer, Rouseau. Trong bài phát biểu tại buổi lễ tưởng nhớ Giuseppe Verdi, Mussolini đã nói rằng tình hình trì trệ của nước Italia cần phải được giải quyết bằng một cuộc cách mạng. Đây là phát biểu đầu tiên của ông tại một sự kiện chính trị lớn của Italia. Sau khi tốt nghiệp, Mussolini đã nhận làm giáo viên tại một trường cấp hai mang tên Pieve Saliceto tại Gualtieri Emilia và chỉ làm việc ở đấy trong khoảng từ tháng 2 cho đến tháng 6.1902. Một lần nữa, vào tháng cuối cùng ở nơi này, trong buổi lễ tưởng nhớ Garibaldi, ông lập lại bài phát biểu trên. I.2 Hình thành nhân cách Trong thời gian đầu hình thành nhân cách, có bốn tác nhân ảnh hưởng lớn đến Benito: quê hương Romagna, miền đất của tinh thần nổi dậy, nó được gọi là Sicily của nước Ý lục địa; thứ hai là tư tưởng của cha ông, người theo thuyết vô thần và là một nhà cách mạng kiên định; thứ ba, người mẹ thuộc tầng lớp trung lưu và một con chiên thiên chúa ngoan đạo, một người phụ nữ duyên dáng; thứ tư là cuộc sống nghèo khó của những người xung quanh ông. Lịch sử vùng đất mà ông sinh ra đã ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách của con người nơi đó. Đây là vùng đất thường xuyên bị xâm lăng, đầu tiên là người Lombards, sau đó là Byzantine, thậm chí còn hay bị tranh giành bởi các vị hoàng đế và giáo hoàng… nhìn chung vùng đất này chưa bao giờ được bình yên cũng như giàu có. Trong suốt nhiều thế kỷ chịu nhiều gánh nặng, những người con của Romagna trở nên có xu hướng bạo lực và quen với đấu tranh và làm cách mạng chống lại những luật pháp đã được thiết lập trên vùng đất này, họ không hề nề hà sự hy sinh. Người dân vùng Romagna rất quan tâm đến chính trị. Tại Romagna, vào khoảng nửa sau của thế kỷ thứ 19, chủ nghĩa vô chính phủ và chủ nghĩa xã hội tìm được vùng đất màu mỡ để phát triển. Người lao động tại Romagna đang trong tình trạng nguy khốn của sự nghèo khó, thiếu thốn và trên hết là sự bất mãn. Họ không thường xuyên tìm được việc làm và khi họ đi làm thì thường được trả rất thấp. Một số người may mắn được nhà nước nhận vào, một số khác thì đi làm công nhật cho những người chủ đất. Nông dân có vẻ khá hơn so với người lao động tự do nơi này, đặc biệt là những người làm ở vùng đồi thấp màu mỡ. Song, hầu hết họ là người lĩnh canh. Khi Bakunin, người theo chủ nghĩa vô chính phủ của Nga, đi qua vùng Romagna, ông đã nhận được một sự chào đón vô cùng nồng nhiệt và từ đó ảnh hưởng chính trị của người này đối với nơi đây ngày càng lớn, trong số đó có cha của Mussolini. Và lớp người này trở thành những người tiên phong của đảng Lao Động Xã Hội Italia mà trong thời gian bấy giờ vẫnchưa xuất hiện tại Italia. (Bakunin thăm Italia lần đầu tiên vào năm 1864. Còn Đảng Lao động Xã hội Italia được thiết lập vào năm 1892). Ông Alesssandro, người có khuôn mặt thân thiện, giọng nói dễ nghe và truyền cảm, được rất nhiều người yêu mến bởi niềm tin của ông trong đó chủ yếu là sự pha trộn của chủ nghĩa vô chính phủ với tinh thần cách mạng và chủ nghĩa chống giáo hội triệt để. Ông nuôi dưỡng lí tưởng của mình bằng cách liên lạc thường xuyên với những người theo chủ nghĩa quốc tế vô sản và những nhà cách mạng mà ông gặp trong làng hoặc thị trấn. Ông sẵn sàng giúp đỡ những nhà làm chính trị gặp rắc rối với chính quyền. Ông rất yêu thích bàn luận về chính trị và đó cũng là lí do khiến ông đã từng bị gồi tù. Ông còn tham gia viết bài cho tuần báo chính trị ở địa phương. Các bài viết của ông dù chất lượng không thật tốt nhưng cũng khiến ông có chút uy tín. Mẹ ông, bà Rosa Maltoni, là một giáo viên cấp hai, đến khi bà mất, người dân Predappio vẫn còn nhớ hình ảnh bà là một người phụ nữ hiền hậu và đức độ, luôn được mọi người kính trọng. Bà không giống chồng mình, bà không thích chính trị mà chỉ toàn là tình yêu lãng mạn mang đầy hơi hướng tư sản. Bà đồng thời là người sùng đạo. Gia đình của Mussolini sống trong cảnh thanh bần. Trong hoàn cảnh khó khăn của nước Italia lúc bấy giờ, dù mọi người xung quanh có thể cho con cái nghỉ học nhưng bà Rosa vẫn kiên quyết giữ con cái mình được học hành đàng hoàng, đây là điều dễ hiểu đối với bà, một người sinh ra từ một gia đình trí thức và công việc hiện tại của bà cũng thể hiện được rằng bà đã kế thừa truyền thống của gia đình tốt như thế nào. Rosa dành tình yêu của mình cho chồng vì tinh thần, nghị lực và tính cách của một người tuyên truyền ý tưởng không mệt mỏi như ông. Bà và chồng bà có một sự khác biệt cơ bản, trong khi bà thuộc tầng lớp trung lưu còn chồng bà vẫn kiên quyết khẳng định bản chất vô sản của mình. Tuy nhiên bà và ông không mâu thuẫn, bà luôn thông cảm cho ông nhưng đối với con cái thì khác, bà từ chối một cách cương quyết nhất để cho chúng trở thành những người vô sản. Thái độ của bà đã có ảnh hưởng rất lớn đến cậu con trai lớn trong gia đình. Benito thiếu những điều có thể tìm thấy ở những đứa trẻ đáng yêu. Benito rất ương ngạnh và hay rầu rĩ, ít có ảnh hưởng thật sự đối với mọi người xung quanh thậm chí cả đối với ba mẹ và các em của ông. Ông học đọc rất sớm nhưng lại không nói nhiều, có lần ông bỏ ra hàng giờ chỉ để mài một hòn đá mà sau đó ông đã dùng nó để đánh một cậu con trai trêu chọc mình cho đến khi bạn chảy máu thì thôi. Mọi người đều thấy ở ông khuynh hướng bạo lực. Trong suốt thời thơ ấu, Benito thường xuyên được mẹ đưa đi nhà thờ còn cha ông thì dẫn ông đến xưởng rèn hoặc những quán rượu, nơi mà các nhà theo chủ nghĩa xã hội thường hay tụ tập. Khi theo Mẹ đến nhà thờ, ông thích những hình ảnh, biểu tượng được trang trí trong nhà thờ, tuy nhiên ông cũng không từ bỏ cơ hội để nghịch phá, khi mẹ ông để ông đứng chờ ở ngoài cửa nhà thờ, ông leo lên cây sồi sát cạnh nhà thờ và ném đá xuống những người phục vụ trong nhà thờ. Còn trong xưởng rèn của cha ông, ông giúp đỡ bố vài việc vừa sức và thời gian ở đó, ông thường được nghe những người bạn của cha nói về cách mạng và ông bắt đầu hấp thụ những thứ đó một cách tự nhiên nhất. Chủ nghĩa xã hội, cha của ông hay nói về nó như sau “ là cuộc nổi dậy to lớn bằng bạo lực để chống lại chính quyền không mang tính người – không mang tính nhân văn. Nó là tri thức và ánh sáng của thế giới. Nó là sự công bằng dành cho một thế giới bất công, là công ước về tự do giữa con người với nhau…không nên tin vào những vị linh mục và bọn tư sản khi họ nói rằng những người theo chủ nghĩa xã hội là những người mang mộng đánh cắp tài sản của người khác và có thể bị cho vào tù hoặc bị treo cổ…” [7, Tr.56] Thỉnh thoảng, Alessandro đưa đứa con trai nhỏ của mình đến gặp những đoàn lữ hành đang chịu nhiều bệnh tật và đói khát, họ di chuyển khắp Predappio. Những người này đến từ vùng đồng bằng của Romagna để tìm đến vùng đất hứa, tìm việc và những thứ cần thiết để nuôi sống gia đình. Cha của Benito thường tranh thủ nói cho những con người này rằng, công nhân thế giới nên liên kết lại, từ bỏ tôn giáo và những thành kiến chính trị đi, hãy nắm lấy chủ nghĩa xã hội, thứ mà sau này sẽ trở thành sự bình yên và tình yêu ngự trị của trái đất. Tuy nhiên những con người kia lúc này họ cần bánh mì hơn là những lời nói khó hiểu của ông Alessandro nên đã lờ đi. Mussolini thì khác, mặc dù ông cũng chẳng hiểu gì về những lời đó nhưng nó ăn sâu trong đầu ông từng lời một. Lúc bấy giờ tài hùng biện của Alessandro trở nên đáng ngưỡng mộ đối với đứa con trai nhỏ của ông. Mussolini thích hành động, đặc biệt là đánh nhau. Ông thường xuyên chơi một mình hoặc tự tách mình ra khỏi các bạn. Ông thích đi dạo khắp phố, trèo cây, thậm chí đánh cắp hoa quả hoặc các tổ chim. Ông thuần phục một con cú, chơi với nó và cho nó ngủ trên giường của mình. Đối với mấy đứa trẻ khác, phiền toái là cảm giác của ông khi chơi với chúng, trừ khi làm thủ lĩnh trong những trờ chơi bạo lực.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan