Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Bệnh dạ dày và thực đơn phòng chữa trị...

Tài liệu Bệnh dạ dày và thực đơn phòng chữa trị

.PDF
172
182
72

Mô tả:

Tủ sách Y HỌC VÀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ GIA ĐÌNH NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN BẸNH DẠ DÃY & THựC ĐỞN PHÒNG CHỮA TRI TÂN NGHĨA - THÁI BẲC BẸNH DẠ DÃY & THựC ĐỞN PHÒNG CHỮA TRI nhà xuất bản văn hóa thông tin Kiến thức chung về bệnh dạ dày - 5 Phần / KIẾN THỨC CHUNG VỂ BỆNH DẠ DÀY NHỮNG ĐIỂU CẦN BIẾT VỀ BỆNH DẠ DÀY 1 - Vì sao bị đau dạ dày Dạ dầy là cơ quan nội tạng lớn của cơ thể, nó có chức năng dự trữ, tiêu hoá thức ăn. Người có thói quen ăn không đúng bữa, ăn uống thất thường, vô tội vạ... rất dễ mắc bệnh dạ dày. Nên nhớ rằng, dạ dày khoẻ mạnh hay không là có liên quan trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. 2 - Nguyên nhân gãy nên bệnh dạ dày - Do ăn uống: Hay ăn vặt, ăn uống vô tội vạ, ăn bữa đực bữa cái, bữa đói bữa no. Hoặc ăn quá nhanh, nhai tống nhai táng, hay ăn đồ quá lạnh, quá chua, cay, nóng, uống rượu, hút thuốc đểu là nguyên nhân của bệnh dạ dày. - Do môi trường: Tiếng ồn, công việc nhiều áp lực, không xuôi chèo mát mái. Cuộc sống gia đình không yên ấm, đột ngột thay đổi thói quen sinh hoạt, các mối quan hệ xã hội trở nên căng thẳng quá sức chịu đựng... - Do đối phó với sự cố đột ngột trong cơ thể: Bị các bệnh như tai biến mạch máu não, đại phẫu, sốt, nhiễm trùng máu, thận suy 6 - BỆNH DẠ DÀY VÀ THựC ĐƠN PHÒNG CHỮA TRỊ kiệt, trúng độc a-xít... - Do hệ miễn dịch: Một sô' cơ thể có hệ miễn dịch yếu đối với vi khuẩn Helicobacter Pylori gây bệnh dạ dày. - Các nhấn tố khác: Tuổi tác, di truyền, bệnh viêm mũi, viêm khoang họng mãn tính cũng có thể gây nên viêm dạ dày. 3 - Thế nào là bệnh đau dạ dày Theo các chuyên gia y học, viêm dạ dày là hậu quả của sự kích thích niêm mạc bởi các yếu tố bên ngoài hoặc bên trong như; nhiễm độc chất hóa học, nhiễm khuẩn, các rối loạn miễn dịch. Lớp niêm mạc là lớp trong cùng của dạ dày được cấu tạo bởi ba lớp: lớp tế bào biểu mô phủ, lớp đệm và lớp cơ viêm. Tuỳ theo tình trạng và mức sống, tỷ lệ viêm dạ dày là từ 1,5 - 11,5 trên 1.000 người. Bệnh được chia thành 2 nhóm là viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mạn tính. Mỗi nhóm có những đặc điểm riêng. Trong thực tế bệnh viêm dạ dày mạn tính tăng dần theo độ tuổi và chiếm tỉ lệ từ 40 - 70% trong bệnh lý dạ dày tá tràng. LIỆU BẠN CÓ BỊ BỆNH DẠ DÀY Bệnh dạ dày là loại bệnh khá phổ biến, nên chúng ta dễ bỏ qua, không lưu tâm đúng mức. Nhưng thực ra bệnh dạ dày khá nghiêm trọng, nó không những ảnh hưởng tới công việc, học hành mà còn làm cho cuộc sống của chúng ta khổ hơn rất nhiều. Vậy làm thế nào để biết bản thân bạn có mắc bệnh dạ dày hay không? Kiến thức chung về bệnh dạ dày 7 • - Triệu chứng của bệnh đau dạ dày Triệu chứng thường gặp nhất của loại bệnh dạ dày là: - Kém ăn: Nói chung người mắc bệnh dạ dày thường xuyên không muốn ăn. - Ợ hơi: Do luồng khí trong dạ dày trào ngược lên miệng. Khi axít dịch vị dạ dày quá nhiều, các cơn ợ có thể còn kèm theo vị chua. - Buồn nôn: Buồn nôn các thức ăn trong dạ dày ra. Viêm dạ dày cấp tính và bệnh loét dạ dày đều có thể có triệu chứng này. - Nôn mửa: Hễ ăn thức ăn có tính kích thích, dạ dày có thể sẽ nảy sinh phản ứng tự bảo vệ bằng cách nôn. - Nôn ra máu và đi ngoài phân đen: Là triệu chứng chảy máu đường tiêu hoá điển hình nhất. - Nóng ruột: Triệu chứng thường gặp của bệnh loét dạ dày giai đoạn đầu hoặc chứng viêm thực quản. - Chú ý: Sau khi ói mửa, nên dùng nước muối hoặc nước mát súc miệng, để tránh hơi và khí còn sót lại tiếp tục gây nôn oẹ. TRỀ NHỎ CÓ BỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY KHÔNG? Đa số mọi người đéu cho rằng trung niên là độ tuổi chủ yếu mắc bệnh dạ dày, và chắc chắn căn bệnh này sẽ không xuất hiện ở bệnh nhân nhỏ tuổi. Thực tế bệnh viêm loét do tiêu hoá có thể sinh ra trong bất cứ giai đoạn nào của lứa tuổi thiếu nhi, thậm chí ngay cả trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ nhiễm bệnh, đặc biệt trẻ em 8 . BỆNH DẠ DÀY VÀ THựC ĐƠN PHÒNG CHỮA TR|_ đang trong độ tuổi đi học cố tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Vài nàm gần đây, theo Tổ chức Y tế thế giới thì tỷ lệ trẻ nhỏ mắc bệnh viêm loét do tiêu hoá đang ngày một tăng. Tổ chức Y tế thế giới cũng cho biết, trong số những người ở độ tuổi trưởng thành mắc phải căn bệnh loét tá tràng thì khoảng 1,6% là bắt đầu ủ bệnh từ trước bốn tuổi; khoảng 25% khởi nguồn từ giai đoạn đi học của trẻ. • Những nhóm trẻ dễ bị bệnh dạ dày - 1. Nhóm m áu: Bệnh viêm loét ở trẻ cũng giống hệt với người trưởng thành, người có nhóm máu 0 thường có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn các nhóm máu khác. - 2. D ì truyền: Mọi người quan niệm rằng bệnh viêm loét không có tính di truyền; nhưng có thể thấy rằng người trong cùng một gia đình thường dễ mắc bệnh giống nhau. - 3. Trạng th á i tin h thần:X học đã thống nhất rằng việc trẻ nhỏ nhiễm phải bệnh viêm loét dạ dày có quan hệ mật thiết với trạng thái tinh thần. Đa phần trong số các bệnh nhân ở độ tuổi trưởng thành đều có chung một đặc điểm là tiến sử bệnh đã bắt đầu từ thời kỳ côn nhỏ. Nguyên nhân là do các kích thích tiêu cực của môi trường xung quanh, hoặc do chịu ảnh hưởng trạng thái tinh thắn không tốt của bản thân. CÁC LOẠI BỆNH DẠ DÀY THƯỜNG GẶP Dân gian có câu “Thập vị cửu bệnh”, nghĩa là cứ mười người thì có tới chín vị mắc bệnh dạ day. Cách nói này không hể cường Kiến thức chung vế bệnh dạ dày 9 • điệu, vi cùng với sự gia tăng không ngừng của nhịp độ sinh hoạt, phương thức ẩm thực ngày nay cũng thay đổi liên tục, khiến cho tỷ lệ mắc các loại bệnh dạ dày không những giữ ở mức khá cao, mà còn có chiều hướng tăng vọt. “Bệnh dạ dày” là cách gọi chung, vì bệnh dạ dầy lâm sàng thường gặp bao gồm: viêm dạ dày cấp tính, viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày tá tràng, sa dạ dày, sỏi dạ dày, u thịt dạ dày, u dạ dày lành tính hoặc ác tính. Ngoài ra cỏn có các chứng bệnh như: bong, sa niêm mạc dạ dày, dạ dày trướng to cấp tính hay tắc môn vị... 1. Viêm dạ dày cấp tính Viêm dạ dày cấp tính là chứng viêm niêm mạc dạ dày cấp tính do nhiều nguyên nhân gây nên. Bệnh có thể chỉ diễn biến cục bộ ở bất cứ khu vực nào của đáy dạ dày, dạ dày hay hốc dạ dày, nhưng cũng có thể gây ra chứng viêm loét dạ dày. 2. Viêm dạ dày mạn tính Viêm dạ dày mãn tính chỉ sự biến đổi bệnh lý thành chứng viêm niêm mạc dạ dày mãn tính do nhiều nguyên nhân gây ra. Tỷ lệ phát bệnh tỷ lệ thuận với độ tuổi của người bệnh. - Chú ý: Phần bụng chiếm tới 3/5 cơ thể con người; ngoài dạ dày ra, nó còn bao gồm các cơ quan khác như; gan, mật, thận, tuyến tuy, cơ quan tiết niệu, cơ quan sinh dục... Vì thế khi bạn có cảm giác đau “dạ dày”, xin chớ uống thuốc bừa bãi. 3. Loét dạ dày - tá tràng Loét do tiêu hoá hay còn gọi là loét do tiêu hóa, là tên gọi chung của bệnh loét dạ dày tá tràng. Hai bộ phận này có thể phát bệnh cùng lúc và cũng có thể độc lập phát bệnh. Nếu nhiễm bệnh ở dạ dày thì gọi là loét dạ dầy, nếu nhiễm bệnh ở tá tràng thì đó là 1 0 . BỆNH DẠ DÀY VÀ THựC ĐƠN PHÒNG CHỬA TRỊ_ chứng loét tá tràng. Vì cơ chế, triệu chứng biểu hiện và phương pháp điéu trị của hai căn bệnh này có nhiều nét tương đồng nên mới có thuật ngữ “Loét do tiêu hoá”. Cơ chế của căn bệnh này là tốc độ phá hoại niêm mạc dạ dày nhanh hơn tốc độ phục hồi, tu dưỡng của cơ thể. Nguyên nhân gây loét là do lớp niêm mạc lót bên trong dạ dày, tá tràng hoặc thực quản bị mòn đi bởi dịch tiêu hoá có tính axỉd do dạ dày tiết ra. - Chú ý/Tâm lực suy kiệt, gan xơ cứng, dinh dưỡng không cân bằng... các nhân tố đó đểu có thể dẫn tới bệnh viêm dạ dày mạn tính, bệnh tiểu đường và bệnh viêm tuyến giáp trạng. 4 ■Tiêu hoá kém - Chỉ triệu chứng phần bụng trên hoặc ruột dạ dày khó chịu. Bao gồm: đau bụng trên, trướng bụng, kém ăn chán ăn, thiếu axít, ợ hơi... • Triệu chứng chính - Kém ăn, chán ăn trong thời gian dài. - Không thể nào béo lên được. - Đi ngoài ra phân màu đen, sẽn sệt. - Thường có những cơn đau dữ dội bất ngờ ở vùng bụng. - Thường xuyên dùng aspirin hoặc thuốc giảm đau sẽ xuất hiện triệu chứng tiêu hoá kém. - Người vốn đã mắc bệnh loét do tiêu hoá, triệu chứng sẽ bất ngờ chuyển biến theo chiểu hướng xấu đi. Kiến thức chung về bệnh dạ dày 11 • • Nguyên nhãn - Sự thay đổi về mặt sinh lý: Lượng nước bọt, lượng dịch vị dạ dày, lượng dịch thể mật và lượng men tiêu hoá tiết ra giảm sút, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá. Nhai nuốt khó khăn: Do rụng răng, đau răng hoặc khó chịu - ở chân răng nên không thể nhai nuốt đồ ăn đúng cách. - Lười vận động: Hàng ngày ít vận động làm hoạt động của đường ruột suy giảm. - Tinh thần căng thẳng: Khi tinh thắn căng thẳng và phải thở gấp, chúng ta thường “nuốt chửng” một lượng không khí lớn khiến dạ dày bị trướng khí. - Có thói quen sinh hoạt không tốt: Ãn uống vô tội vạ, không theo giờ giấc, hút thuốc lá và nghiện rượu. - Thực tế: Các loại thuốc dễ gây đau dạ dày gồm có: Thuốc giảm đau, thuốc có tính kháng viêm (như thuốc trị thấp khớp), các loại thuốc khác có phản ứng đặc biệt cũng có thể dẫn tới bệnh dạ dày. 5 - Sa dạ dày Sa dạ dày là toàn bộ dạ dày tụt xuống vị trí không bình thường. Khi dạ dày bị sa, sẽ kéo lệch vị trí các cơ quan nội tạng khác như thận, túi mật... Vì chứng sa dạ dày thường gây ra hậu quả đẩy không khí trong dạ dày ra gặp khó khăn, nên bệnh nhân dễ bị kèm bệnh viêm dạ dày mãn tính. • Triệu chứng chính - Có cảm giác trướng căng sau khi dùng bữa. - Bung trên khó chịu hoặc đau tấm tức. 1 2 . BỆNH DẠ DÀY VÀ THựC ĐƠN PHÒNG CHỬA TRỊ_ - Ợ hơi, thiếu chất chua, buồn nôn, táo bón. - Ruột không co bóp đủ. - Sau khi làm việc vất vả hoặc sau khi ăn xong còn có biểu hiện khác như: hạ huyết áp, tim đập mạnh và loạn nhịp... • Nguyên nhân - Vị trí của dạ dày có liên quan tới việc dây chằng không đủ sức đỡ. - Áp suất bụng giảm sút hoặc bị giãn cơ bụng. - Người phải nằm giường trong thời gian dài, ít vận động. - Các bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật bụng nhiều lẩn. - Chú ý : Bệnh nhân mắc bệnh sa dạ dày nên tăng cường dinh dưỡng, ăn ít nhưng chia làm nhiêu bữa, nên chọn món dễ tiêu hoá. TRẠNG THÁI TÂM LÝ VÀ CĂN BỆNH DẠ DÀY Ngày nay, con người phải đối mặt với những cạnh tranh khốc liệt trong xã hội. Vì thế thường có cảm giác phải chịu đựng áp lực quá mạnh, kèm theo là cảm giác căng thẳng, buồn chán. Hầu hết chúng ta không biết rằng, những triệu chứng trên sẽ dẫn đến các bệnh về dạ dày. Nghiên cứu cho thấy, suy yếu chức nàng tiêu hoá cố liên quan chặt chẽ đến sự lo lắng và ức chế thắn kinh. Một bệnh viện đã tiến hành trắc nghiệm tâm lý cho 103 bệnh nhân tiêu hoá kém kinh niên, kết quả cho thấy 2/3 trong số đố là người hay lo lắng, Kiến thức chung về bệnh dạ dày 13 • phiền muộn, âu sầu triền miên. Do đó u sẳu, căng thẳng, ức chế thần kinh có ảnh hưởng trực tiếp và rất rõ đối với bệnh dạ dầy. • Căng thẳng dễ dẫn đến bệnh dạ dày - Cảm thấy cuộc sống ngày càng có áp lực nặng nề: Công việc bận rộn, ăn uống khó tiêu.... Đây là triệu chứng đắu tiên đưa đến bệnh dạ dày. - Người căng thẳng thần kinh, hay sợ hãi: Sẽ dễ mắc bệnh dạ dày hơn những người khác. Vì vậy hãy cố giữ trạng thái tinh thần, tình cảm cân bằng, không ăn khi mệt mỏi và căng thẳng. - Mất cằn bằng tâm lý: Cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến đau dạ dày. Khi căng thẳng mệt mỏi, nhu động dạ dày và dịch vị dạ dày sẽ giảm thiểu, hoặc ngưng trệ một thời gian. Sự căng thẳng, ức chế là nguyên nhân dẫn đến thay đổi nội tiết tố và thay đổi chức năng hệ thần kinh thực vật, dẫn đến tiêu hoá kém. VIÊM DẠ DÀY MẠN TÍNH c ó DẪN tớ i UNG THƯ DẠ DÀY KHÔNG? Rất nhiều bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính sợ hãi khi nghe đến hai chữ “ung thư”. Nhưng rốt cuộc viêm dạ dày có gây nên ung thư dạ dày hay không? Một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày là vi khuẩn gây viêm loét dạ dày và tá tràng Helicobacter Pylori gọi tắt là H.Pylori, và nó cũng là nguyên nhân chính gây bệnh viêm dạ dầy. Khoảng 50% dân số thế giới mang trong mình vi khuẩn H.Pylori, H.Pylori có thể lây lan do ăn uống không vệ sinh, qua 1 4 . BỆNH DẠ DÀY VÀ THựC ĐƠN PHONG CHỬA TRỊ_ đường hôn nhau... Vì vi khuẩn H.Pylori rất nguy hiểm nên cần cẩn thân phòng tránh và chữa trị theo chỉ định của bác sĩ. Nếu không điểu trị dứt điểm khi mới bị thì khoảng 6-10% bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính sẽ bị ung thư dạ dày. Con số này sẽ lên tới 10-38,4% với bệnh viêm loét dạ dày mạn tính. LÚC NÀO CẦN THIẾT PHẢI ĐI KHÁM BỆNH? Rất nhiều người biết mình mắc bệnh dạ dày, nhưng lại không tới bệnh viện khám chữa. Họ cho rằng chỉ cắn cố gắng cắn răng chịu đựng một chút, kèm với uống thuốc chuyên trị là xong. Đó thật sự là một sự lựa chọn thiển cận và thiếu sáng suốt. Với những người bệnh nhẹ, khi chẳng may ăn nhắm thực phẩm ôi thiu thì có thể không cần phải đi tới bệnh viện. Nhưng nếu cơn đau nghiêm trọng hoặc bạn nghi ngờ bản thân đã nhiễm bệnh, việc tới bệnh viện khám là hoàn toàn cắn thiết. Vì biện pháp đó vừa giúp bạn giải toả mối lo trong lồng, lại vừa là cách thức phát hiện và tìm ra phương pháp trị liệu kịp thời và tốt nhất. 1 - Phải dựa vào tình trạng bệnh để quyết định đi khám chữa - Sau khi uống thuốc, dạ dày vẫn tiếp tục bị đau: Nếu khi uống thuốc trị đau dạ dầy được vài ngày mà bạn vẫn thường xuyên bị cơn đau hành hạ, thì nên đi khám ngay. - Những cơn đau phẩn bụng trên kéo dài dai dẳng và dữ dội: Nếu bị đau quằn quại trên 5 tiếng đồng hồ, có thể đang mắc bệnh viêm dạ dày cấp tính, phải đi khám ngay để được điểu trị kịp thời. Kiến thức chung về bệnh dạ dày 15 • - Thời gian cơn đau xuất hiện thay đổi: Nếu trước đó bạn bị đau trước khi ăn cơm, rồi lại chuyển sang bị đau sau khi ăn thì nhất thiết phải tới bệnh viện. - Có kèm theo một số triệu chứng khác: Ví dụ như nếu cùng với những cơn đau dạ dày côn có biểu hiện hâm hấp sốt, ỉa chảy và chứng vàng da, vàng mắt... thì nên làm các xét nghiệm ngay. 2 - Các phương pháp chẩn đoán bệnh dạ dày Nhiều người có tâm lý không muốn tới bệnh viện xét nghiệm là vì sợ và không tin tưởng. Những biện pháp xét nghiệm tuy có đau đớn nhưng chẩn đoán bệnh khá chính xác. Dưới đây, xin giới thiệu phương thức kiểm tra thường gặp: - Kiểm tra máu: Bệnh dạ dày đôi khi sẽ dẫn tới thiếu máu, vì vậy kiểm tra máu là một trong số những hoá nghiệm cơ bản nhất. - Kiểm tra mấu trong phản: Khi đã bị bệnh dạ dày xuất huyết thì cẳn phải xét nghiệm máu trong phân. - Chụp X-quang: Nuốt suníatbari, sau đó chụp X-quang kiểm tra. Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát trực tiếp tình trạng của niêm mạc dạ dày cũng như hiện trạng của dạ dày về kích thước, vị trí và chức năng... để có thể xác định chính xác xem có mắc bệnh hay không. - Phấn tích dich Vị dạ dày: Bao gồm một loạt các xét nghiệm tính trạng, xét nghiệm hoá học và kiểm tra bằng kính hiển vi. - Kiểm tra nội soi: Làm xét nghiệm nội soi là phương pháp thích hợp nhất cho người mắc bệnh dạ dầy. Với phương pháp này, toàn bộ hệ thống tiêu hoá của bạn sẽ được kiểm tra 100%. Nếu người bệnh chưa tin rằng bản thân bị bệnh dạ dầy, thì đểu được khuyên nên đi nội soi. 1 6 . BỆNH DẠ DÀY VÀ THựC ĐƠN PHONG CHỬA TRỊ_ NHỮNG VẤN ĐỂ CẦN CHÚ Ý KHI NỘI SOI Kiểm tra nội soi là phương pháp được ứng dụng rộng rãi và có giá trị chẩn đoán tốt nhất khi bị bệnh dạ dày. Bác sĩ sẽ trực tiếp đưa ống nội soi vào cơ thể bệnh nhân từ khoang miệng, đi qua thực quản để tới dạ dày và ruột. Sẽ hơi khó chịu khi nội soi, nhưng thời gian tiến hành kiểm tra lại rất ngắn nên người bệnh hoàn toàn có thể chịu đựng được. 1 - Những điểm cần chú ý khi nội soi - Trong vòng 8 tiếng đổng hồ trước khi kiểm tra không được ăn. - Nộp các kết quả kiểm tra bệnh án, báo cáo... cho bác sĩ, - Phun thuốc tê lên bê mặt niêm mạc khoang miệng. - Có thể tiêm thuốc an thắn cho bệnh nhân nhạy cảm, hoặc dễ kích động. 2 - Những bệnh nhân không phù hợp với phương pháp nội soi Kiểm tra nội soi tuy có giúp đưa ra những chẩn đoán chính xác, nhưng trên thực tế là không phải bệnh nhân mắc bệnh dạ dày nào cũng có thể áp dụng phương pháp này. Đó là những bệnh nhàn: - Người bị bệnh tâm thần nặng. - Người đang ở trong trạng thái hôn mê hoặc bị sốc. - Người mắc bệnh tim mạch nghiêm trọng. - Bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ. Kiến thức chung về bệnh dạ dày 17 • Bệnh nhân bị viêm, sưng khoang miệng và thực quản. BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY VÀ NHỮNG NHƯỢC ĐIỂM TRONG DÙNG THUỐC Với con số 60 - 70% dân số bị nhiễm khuẩn H.Pylori và 7 15% dân số bị loét dạ dày, tá tràng đã nói lên một thực trạng đáng báo động vể bệnh viêm loét dạ dày ở nước ta. ở trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ này cũng khá cao. Gây nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu hoặc thủng dạ dày, bệnh viêm loét dạ dày thực sự là một trong những mối quan tâm hàng đẩu của ngành y tế. H.Pylori lây nhiễm qua chất nôn, nước bọt, phân. H.Pylori thâm nhập vào cơ thể, nhưng ở trẻ em có quá trình “tự thải trừ”, và cũng do tác động của kháng sinh khi chữa trị các bệnh khác nên hiếm khi gây bệnh. Còn với lứa tuổi trung niên H. Pylori sẽ gây bệnh mạnh, phải dùng kháng sinh mới loại trừ được. Do đó sau khi chữa trị khỏi, việc phòng bệnh tái nhiễm lả rất cắn thiết. Và việc điẽu trị dứt điểm vi khuẩn H.Pylori cũng rất quan trọng. Với phác đồ điếu trị mới dùng thuốc kháng sinh, người bệnh có thể khỏi được tới 80 - 90%, trừ những trường hợp kháng thuốc. Nhưng do giá thành điéu trị khá cao nên nhiéu người đã không tích cực điều trị. Khá đông người bệnh chỉ dùng đơn thuần thuốc giảm axid dạ dày hoặc thay đổi chế độ ăn. Với tình trạng lạm dụng thuốc kháng viêm không steroid, cortỉcoid, kháng sinh chữa các bệnh khác, nên tình trạng kháng thuốc của H.Pylori cũng càng tăng, gây trở ngại cho việc điểu trị. Hoặc người bệnh tự điếu trị, hoặc điều trị tại nhiều nơi mà 1 8 - BỆNH DẠ DÀY VÀ THựC ĐƠN PHÒNG CHỬA TRỊ không theo hoặc không theo đầy đủ phác đồ cũng làm cho kết quả điếu trị không cao. Do độ, việc điếu trị vi khuẩn H.Pylori cần dứt điểm, thực hiện nghiêm ngặt theo đúng phác đồ điều trị để phồng bệnh tái phát và phát triển thành ung thư dạ dày. PHƯƠNG PHÁP MỚI DÙNG KHÁNG SINH CHỮA VIÊM LOÉT DẠ DÀY Năm 1982, hai nhà khoa học người ôxtrâylia là d.Robin VVarren và Bary J. Marshall phát hiện ra vi khuẩn H.Pylori là nguyên nhân gây loét dạ dày, tá tràng. Các vi khuẩn H.Pylori xâm nhập vào tế bào niêm mạc dạ dày, gây viêm loét niêm mạc dạ dày. Một yếu tố trung gian do vi khuẩn H.Pylori tiết ra lại là yếu tố gây ung thư. Theo các kết quả nghiên cứu y học cho thấy, 90% các ca ung thưdạ dày có liên quan tới H.Pylori. Tỷ lệ nhiễm H.Pylori ở Việt Nam cũng rất cao: 70% trong số những bệnh nhân bị bệnh dạ dày và 90% trong sô' bệnh nhân loét dạ dày tá tràng. Do vậy việc điều trị diệt tận gốc vi khuẩn H.Pylori là rất cần thiết. Ngoài việc trị bệnh loét dạ dày tá tràng, còn ngăn ngừa được nguyên nhân dẫn tới ung thư ở người bệnh đau dạ dày nặng. Việc điều trị nhiễm H.Pylorỉ cần được tiến hành ở những người bị loét dạ dày tá tràng, có u ở đường tiêu hoá và những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày hoặc đường tiêu hoá. Viêm loét dạ dày ngoài do H.Pylori, còn do các nguyên nhân khác như: ăn uống, stress, nặng, sự mất cân bằng giữa các yếu tô' gây Kiến thức chung về bệnh dạ dày • 19 và chống loét gây ra. Do vậy, trước tiên cắn phải xét nghiệm để tìm ra H.Pylori ở chỗ viêm loét. Loại thuốc kháng sinh chủ yếu để điểu trị H.Pylori là Clarithromycin, Metronidazol, Amoxycilin, Tetracyclin, và Tinidazol. Nhưng do tính axid của dạ dày không thuận lợi cho kháng sinh nên phải dùng thêm thuốc ức chế bơm proton để giảm sự tiết axid, tạo cho kháng sinh phát huy hiệu lực diệt trừ vi khuẩn H.Pylori. H .Pylori cũng có tính kháng thuốc: 10 - 20% với Clarithromycin: 60 - 70% với Amoxycilin và lên tới 70 - 85% với Metronidazol, nên cần dùng ít nhất là một cặp (2 loại thuốc) kháng sinh để điếu trị, hạn chế kháng thuốc. Khi cặp kháng sinh này bị kháng thì phải thay ngay bằng cặp kháng sinh khác. ĐIỀU TRỊ ĐAU DẠ DÀY CHO PHỤ NỮ MANG THAI Tác nhân gây đau dạ dày là vi khuẩn H.Pylori gây ra. Do vậy, khi điéu trị cắn dùng kháng sinh Tetracyclin, còn có thể phải dùng thêm nhóm Metronidazol. Mà đây lại là những kháng sinh không nên dùng với người có thai. Ngoài ra, một sô' thuốc khác dùng để chữa bệnh dạ dày như Lansoprazol, Timidazol, Bismuth... đều được khuyến cáo phải thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai. Do vậy, phụ nữ có thai khi muốn dùng thuốc chữa đau dạ dày nhất thiết phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân cần phải đi khám để bác sĩ kê đơn, chọn thuốc cho thích hợp. Khi thật sự cần thiết mới dùng biện pháp X-quang hoặc nội soi dạ dày. 2 0 - BỆNH DẠ DÀY VÀ THựC ĐƠN PHÒNG CHỮA TRỊ_ CÁC BỆNH CÓ THỂ GÂY RA HIỆN TƯỢNG TIÊU HOÁ KHÔNG TỐT CHO NGƯỜI GIÀ? 1. Các chứng bệnh ở đường ruột Thường là các bệnh đau bụng, bụng chướng, đi lỏng, táo, kèm theo các bệnh về chức năng của cơ quan thắn kinh. Các bệnh này không có những biểu hiện đặc trưng. Nói chung cơ thể ở trong tình trạng tốt, không gầy gô, phát sốt, chỉ thấy đau khỉ ấn ở vùng bụng. Kiểm tra phân thấy phân lẫn máu âm tính, chiếu X.quang đường ruột không bị dương tính hoặc ruột kết có hiện tượng bị kích thích. Nhu động ruột ở một số người cũng khác thường, niêm mạc khác thường không rõ ràng, các tổ chức khác cơ bản bình thường; máu, nước tiểu bình thường; không bị lị, không có tiểu sử bị bệnh kí sinh trùng đường ruột. 2. Viêm thực quản chảy ngược Đây là bệnh do dịch vị dạ dày và hành tá tràng chảy ngược lên thực quản gây viêm, Biểu hiện lâm sàng thường có cảm giác nóng, ợ: xảy ra sau khi ăn khoảng 1 giờ. Người bệnh thấy đau vùng xương sau ngực, ợ ra vị chua và đắng. Điều này có liên quan chặt chẽ tới vị trí của cơ thể: nếu ở tư thế nằm hay cúi người thì bệnh nặng thêm; đứng, ngồi hoặc uống thuốc chống chua thì thấy giảm; có xu hướng lặp lại nhiều lần. Soi dạ dày sẽ thấy phần niêm mạc tiếp giáp với thực quản và dạ dày bị sung huyết, niêm mạc yếu dễ bị xuất huyết, có lúc còn thấy vết loét hình tròn hoặc một đường dài. 3. Viêm loét đường tiêu hoá - Loét dạ dày: lo é\á ạ dày lành tính có triệu chứng đau bụng hoặc bụng khó chịu, nhưng đau mang tính cục bộ, có qui luật. Vị trí Kiến thức chung về bệnh dạ dày ■21 điển hình thường ở phần bụng trên dưới mỏ ác hoặc hơi sang trái một chút, theo qui luật là ăn vào - đau - giảm đau. Thường đau theo chu kì, có thể đau liên tục vài ngày hoặc vài tuần, vể sau hoàn toàn hết đau, cách vài tháng hoặc sau vài năm lại tái phát. Các chứng kèm theo như hơi thở nóng, ợ chua, chảy nước miếng là những triệu chứng điển hình của các chứng loét thượng vị, môn vị và các vết loét khác. Nhưng các vết loét lớn thì lại không có triệu chứng điển hình, qui luật đau và vùng đau thường không rõ ràng. Soi hoặc chụp X.quang mới chẩn đoán ra được. - Loét hành tá tràng: Biểu hiện chính là đau bụng đau lặp lại, có tính cục bộ, theo chu kì và đều đặn. Bệnh này kéo dài từ vài tháng tới vài năm, đa số đau ở vùng bụng trên. Bụng đau vào lúc đói, ăn vào sẽ đỡ đau. Loét đường tiêu hoá có thể nôn ra máu, phân đen, sau khi uống thuốc chống axit cơn đau sẽ giảm hoặc mất hẳn. NGƯỜI GIÀ VIÊM LOÉT TIÊU HOÁ có ĐẶC ĐIỂM g ì? 1 ■Viêm loét cấp tính nhiều Đây là loại viêm loét cố nguyên nhân không rõ ràng, hình thành trong thời gian ngắn. Người già niêm mạc co lại, lưu lượng máu giảm đi, khi bị mắc bệnh, uống thuốc hoặc uống quá nhiều rượu, hút nhiều thuốc sẽ gây viêm loét cấp tính. Thường là viêm ở tầng nông; nếu điểu trị kịp thời, sẽ khỏi ngay và không dễ tái phát, ở người già, bệnh viêm loét cấp tính thường chiếm hơn một nửa trong số viêm loét.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan