Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bd hsg phan truyen ngan...

Tài liệu Bd hsg phan truyen ngan

.DOC
27
3244
129

Mô tả:

học sinh giỏi truyện ngắn 11
Trường THPT Đức Thọ Giáo án BD HSG Ngữ văn 11 Ngày soạn: 08/01/2014 Buổi: 13, 14, 15, 16, 17 CHUYÊN ĐỀ TRUYỆN NGẮN I. LÍ THUYẾT Truyện ngắn (TN) là hình thức tự sự cỡ nhỏ, nội dung thể loại Truyên ngắn bao gồm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự, sử thi… nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ.TN có một số đặc điểm cơ bản sau: 1. Về dung lượng: TN có dung lượng nhỏ, ngắn gọn mà cô đúc nên có sức ám ảnh lớn. Nó tập trung vào một hoặc một vài biến cố trong một không gian, thời gian nhất định, tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và sự liên tưởng cho người đọc. Ví dụ (VD): TN Vi hành của Nguyễn Ái Quốc dịch ra tiếng Việt chỉ hai trang sách, được viết dưới hình thức một bức thư kể về một sự kiện là tác giả bị nhận nhầm là Khải Định. Cốt truyện không có gì, sự kiện đơn giản, dung lượng rất ngắn nhưng truyện lại có sức công phá lớn, tác động mạnh mẽ vào ý thức, khêu gợi trí tưởng tượng của người đọc để đặt ra vấn đề chính trị - xã hội, vấn đề dân tộc, vấn đề đấu tranh…. 2. Về đề tài: TN đề cập đến mọi đề tài phong phú, đa dạng, chạm đến mọi ngóc ngách đời sống con người. Trên cùng một đề tài, mỗi nhà văn lại có cách khai thác khác nhau, đem lại sắc thái riêng cho tác phẩm của mình VD: Cùng viết về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám, Ngô Tất Tố đề cập đến sự bần cùng hóa, phá sản về vật chất của họ; còn ngòi bút Nam Cao lại xoáy vào sự tha hóa về nhân cách, phá sản về tinh thần ở những con người ấy. 3. Về kết cấu: Tuy dung lượng nhỏ nhưng TN có thể có những kết cấu linh hoạt. Kết cấu TN không gồm không gian, thời gian nhiều tầng bậc, nhiều tuyến, mà được tổ chức theo kiểu tương phản, liên tưởng. TN có thể có các kiểu kết cấu sau đây: - Kết cấu vòng tròn (đầu cuối tương ứng): CHÍ PHÈO (Nam Cao) - Kết cấu theo trục thời gian: Truyện được kể theo thời gian, theo diễn biến của dòng sự kiện: Chữ người tử tù(Nguyễn Tuân) - Kết cấu tâm lý: Truyện được kể men theo dòng tâm lý nhân vật (NV), làm sáng rõ nội tâm NV và tạo sức hấp dẫn cho câu chuyện: Đời thừa (Nam Cao) - Kết cấu đồng hiện: Nhà văn miêu tả sự kiện, quan sát tình huống ở các địa điểm khác nhau trong cùng một thời điểm. Kiểu kết cấu này đem lại khả năng mở rộng dung lượng cho tác phẩm: Bức tranh (Nguyễn Minh Châu). - Kết cấu trùng phức (kết cấu truyện lồng trong truyện): Người kể chuyện đứng ra ngoài, đóng vai trò là đạo diễn để tổ chức diễn biến câu chuyện qua lời kể, qua đó hoàn thiện chân dung NV: Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu). - Kết cấu mở: Truyện kết thúc nhưng cái kết còn để ngỏ, mở ra những khả năng liên tưởng rộng lớn: CHÍ PHÈO (Nam Cao) Vợ nhặt (Kim Lân) 4. Về cốt truyện: Cốt truyện là một đặc trưng thi pháp của TN vì nó là kết quả của sự sáng tạo của nhà văn, là một phương thức khắc họa số phận và tính cách NV, qua đó thể hiện đời sống một cách chân thực. - Dựa vào cốt truyện, có thể chia làm hai loại truyện: + Truyện không có cốt truyện (hoặc cốt truyện rất mờ nhạt): do chủ ý nghệ thuật của nhà văn chỉ nhằm thể hiện diễn biến tâm trạng nhân vật trong mối liên hệ với hoàn cảnh. Truyện chỉ có những ý tưởng, không có sự kiện gay cấn, thời gian cụ thể, thậm chí không có đầu đuôi (TN Thạch Lam). Giáo viên Trần Nam Phong Trường THPT Đức Thọ Giáo án BD HSG Ngữ văn 11 + TN có cốt truyện rất chú ý xây dựng những tình tiết, sự kiện bộc lộ tính cách của nhân vật và thúc đẩy hướng phát triển, vận động của mạch truyện. Bản thân cốt truyện là hệ thống các sự kiện, được chia theo lớp lang từ đầu đến cuối truyện. Các sự kiện càng gay cấn, nổi bật càng tạo kịch tính, sức hấp dẫn cho truyện (CHÍ PHÈO - Nam Cao) 5. Về nhân vật: - NV là linh hồn của tác phẩm, là người phát ngôn cho tư tưởng của nhà văn. Do đó, xây dựng NV là điểm quan trọng của TN. - NV TN ít hơn tiểu thuyết và thường bắt buộc phải được xây dựng theo nguyên tắc điển hình hóa. NV phải được đặt trong một hoàn cảnh cụ thể, vừa mang tính chung phổ quát vừa mang tính riêng độc đáo. Trong TN, NV là một mảnh nhỏ của thế giới, là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người, phát ngôn trực tiếp hoặc gián tiếp cho tư tưởng nhà văn. - Ngoài ra, còn có loại NV tư tưởng. 6. Về điểm nhìn, người kể chuyện và phương thức kể chuyện:: * Điểm nhìn: có 3 loại: - Điểm nhìn bên trong. - Điểm nhìn bên ngoài. - Điểm nhìn toàn tri. * Người kể chuyện: - Người kể chuyện tường minh (xưng Tôi) - Người kể chuyện hàm ẩn * Phương thức kể chuyện: - Trong TN, người ta thường dùng nhiều cách kể chuyện. Các nhà văn thường thay đổi cách kể và có thể có các hình thức kể hỗn hợp. Có hai hình thức phổ biến là: + Tường thuật lại quá trình, diễn biến sự việc: Vợ nhặt (Kim Lân) + Miêu tả lại diễn biến sự kiện: Vi hành (Nguyễn Ái Quốc) - Để nhận thức phương thức kể chuyện, người ta căn cứ vào các tình huống kể chuyện: + Tình huống khách quan: Tác giả đứng bên ngoài kể lại điều xảy ra: Chiếc lá cuối cùng (Ohenry) + Tình huống chủ quan: Tác giả hoặc người kể chuyện tự đóng vai trò là nhân vật chính của tác phẩm; kể lại những sự kiện, hành động, việc làm, ý nghĩa hoặc mối quan hệ người – người, hoặc phân tích, bình luận chung. Cũng cần chú ý đến quan điểm của người trần thuật trong TN. Quan điểm đó thể hiện trong cách kể, nhưng cũng có khi thái độ bề mặt qua ngôn ngữ lại đánh lừa ta (CHÍ PHÈO – Nam Cao). TN cũng thường có viễn cảnh – khung cảnh được mở ra trong tương lai mà qua tác phẩm người đọc phát hiện hoặc cảm nhận được. 7. Về cách xây dựng tình huống: - Tình huống là thời điểm, khoảnh khắc nhất định trong tác phẩm, ở đó tập trung điểm nút chủ đạo trong tác phẩm của nhà văn. Tạo tình huống là một đặc điểm thi pháp TN. Do dung lượng nhỏ, TN buộc phải tìm đến một tình huống – tức là một khoảnh khắc đặc biệt trong đời sống – để thể hiện tập trung mối quan hệ con người, bật sáng tư tưởng của bản thân tác giả. TN có thể có một hay nhiều tình huống, tạo thành một hệ thống. - Các kiểu tình huống truyện tiêu biểu là: tình huống nhận thức, tình huống tâm trạng, tình huống hành động. -> Tình huống TN thường rất độc đáo, ấn tượng, tạo hiệu quả thẩm mĩ cao. 8. Về chi tiết nghệ thuật: - Đây là một yếu tố giữ vai trò trọng yếu trong tác phẩm tự sự. TN có thể thiếu cốt truyện nhưng không thể thiếu chi tiết nghệ thuật. - Chi tiết trong TN hay tiểu thuyết đều nhằm bộc lộ tính cách, tâm tư NV, đan dệt nên các 2 Giáo viên: Trần Nam Phong Trường THPT Đức Thọ Giáo án BD HSG Ngữ văn 11 tình huống truyện, đều cùng có hai loại chi tiết: Chi tiết trung tâm và chi tiết phụ trợ. Nhưng chi tiết ở TN thường ẩn chứa dung lượng phản ánh rất lớn. Cũng có nghĩa là tính cô đọng, hàm súc và tượng trưng của chi tiết cao. Một chi tiết nổi bật có thể gợi cho người đọc liên tưởng đến cả một trạng thái nhân sinh xã hội, suy rộng ra bề sâu, bề xa của nội dung phản ánh. 9. Về ngôn ngữ: - Ngôn ngữ TN rất chọn lọc, cô đúc. - Ngôn ngữ TN hiện đại còn có các tính chất: tính biểu cảm, tính chính xác, tính hình tượng, tính hệ thống, tính đa thanh, tính đối thoại. - Đặc điểm trần thuật của TN: Tính chấm phá. Do không phản ánh cả một quá trình cuộc sống trong không gian rộng, thời gian dài như ở tiểu thuyết nên TN thiên về lối hành văn khơi gợi hơn là miêu tả tỉ mỉ, câu văn nhiều ẩn ý, tạo chiều sâu cho tác phẩm. Trên đây là những đặc điểm tiêu biểu của Truyện ngắn. Đó chính là những định hướng để chúng ta có thể tiếp cận, phân tích những Truyện ngắn cụ thể II. THỰC HÀNH Đề bài 1: Bàn về truyên ngắn có ý kiến ch rằng:“Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề nhân sinh”. Phân tích truyện ngắn CHÍ PHÈO để làm sáng tỏ ý kiến trên. Hướng dẫn làm bài 1. Giải thích nhận đinh: I. Mở bài: - Giới thiệu những hiểu biết về tác giả Nam Cao: con người, tài năng, phong cách, đóng góp và vị trí trên văn đàn đặc biệt trong trào lưu hiện thực phê phán. - “Chí Phèo” là bức tranh bi thảm đầy đau thương của kiếp sống đói nghèo nhưng lương thiện, bị xô đẩy, tha hóa rất đáng cảm thương của những người nông dân. - Dẫn nhận định về tác phẩm vào: "Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với các bạn một vấn đề nhân sinh". II. Thân bài: 1. Giải thích nhận định - Văn học lấy con người và cuộc sống làm đối tượng nhận thức, phản ánh. Qua truyện ngắn, thông qua nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn phát hiện, khắc họa một hiện tượng, một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hoặc trong đời sống tâm hồn con người. - Dung lượng truyện ngắn ít nhưng chứa đựng ý nghĩa sâu xa về cuộc sống, nhà văn còn phải gửi gắm những quan niệm, suy nghĩ khát vọng cuộc sống. - Nhà văn phải tạo những tình huống chứa đựng nhiều ý nghĩ, hành văn hàm xúc, cô đọng, có chi tiết nghệ thuật sâu sắc. 2. Phân tích truyện ngắn "Chí Phèo": - Phân tích cảnh ngộ, nỗi lòng của Chí Phèo: Vì sao phải vào tù, ra tù? Khi gặp Thị Nở, Chí Phèo đã thức tỉnh, cảm nhận được cuộc sống, ý thức cuộc đời mình, cảm động vì Thị Nở cho ăn cháo hành. - Ước mơ trở lại cuộc sống lương thiện, biểu hiện rõ nhất nhân tính của Chí Phèo. - Thất vọng và đau đớn khi bị Thị Nở từ chối. - Cuối cùng phẫn uất và tuyệt vọng, tìm đến rượu, càng uống càng tỉnh, nhận rõ tình thế bi kịch của mình, Chí Phèo đã xách dao đến nhà Bá Kiến, giết hắn và tự sát. - Từ cảnh ngộ, nỗi lòng Chí Phèo tác giả muốn nói: + Khẳng định ca ngợi, niềm tin mãnh liệt vào bản chất lương thiện của người nông dân. 3 Giáo viên: Trần Nam Phong Trường THPT Đức Thọ Giáo án BD HSG Ngữ văn 11 + Đồng cảm với bi kịch của nhân vật. + Tố cáo xã hội phong kiến tàn bạo, hủy họai nhân phẩm và tước đoạt quyền sống con người, đẩy họ đến cái chết. + Cái chết của Chí Phèo thể hiện xung đột giai cấp. Cảm quan hiện thực nhạy bén của Nam Cao giải quyết vấn đề bằng những biên pháp quyết liệt. + Tác giả mong ước có một xã hội tốt đẹp. - Tài năng truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao trong việc xây dựng tâm lí nhân vật, nghệ thuật trần thuật linh hoạt, ngôn ngữ độc thoại nội tâm, cốt truyện đơn giản nhưng đặt vấn đề quan trọng sâu xa, có ý nghĩa về cuộc sống và con người, đa giọng điệu, buồn thương, chua chát, thương cảm. III. Kết bài: - “Chí Phèo đúng là hiện thân đầy đủ nhất của những nỗi khốn khổ, tủi nhục của người của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám - Hình ảnh người nông dân bị chà đạp, bị hủy hoại từ nhân hình đến nhân tính, được thể hiện bằng nghệ thuật kể chuyện sắc sảo. - Từ cuộc đời Chí Phèo, nhà văn đã phản ánh những hiện thực của xã hội nhằm tố cáo mạnh mẽ sự tàn nhẫn, bất công của xã hội ấy. - Khẳng định lại câu nói: “Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với các bạn một vấn đề nhân sinh”, đã thể hiện rõ qua “Chí Phèo” Đề bài 2: “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường; để bênh vực cho những người không còn ai bênh vực”. (Nguyễn Minh Châu) Anh/chị hiểu như thế nào về nhận định trên? Hãy làm sáng tỏ bằng việc phân tích mối quan hệ Bá Kiến – CHÍ PHÈO – Thị Nở trong tác phẩm CHÍ PHÈO của Nam Cao Hướng dẫn làm bài 1. Giải thích nhận đinh - Trước hết: điều kiện cần thiết nhất, quan trọng nhất - Những người cùng đường tuyệt lộ bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường: Những con người, những thân phận đau khổ, bế tắc, tuyệt vọng…. - Nâng giấc: cảm thông, chia sẻ, an ủi, bênh vực… => Nhà văn là người an ủi, động viên, chia sẻ, nâng đỡ con người, đặc biệt là những con người đau khổ. Đồng thời nhà văn phải biết bênh vực, đấu tranh chống cái xấu, cái ác để bảo vệ quyền sống, nhân phẩm của con người, nhất là những con người không còn được ai che chở. 2. Khẳng định ý kiến: - Xuất phát từ mục đích của sáng tạo nghệ thuật, từ thiên chức của người nghệ sĩ: Nhà văn chân chính là người đến với văn chương từ những điều trông thấy đau đớn lòng về cuộc đời. - Xuất phát từ đặc trưng của văn học: VH học phản ánh cuộc sống bao giờcũng gắn với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm, khát vọng của nhà văn về một thế giới tốt đẹp hơn. Xuất phát từ vai trò, chức năng của văn học đối với con người; TPVH đích thực bao giờ cũng đồng hành với con người trong cuộc sống; văn chương có thể chia sẻ những mất mát, đau thương, những ngọt ngàovới con người, giúp con người sống nhân ái, mạnh mẽ hơn. 3. Phân tích, chứng minh - Ý nghĩa của việc xây dựng mqh giữa nhật vật CHÍ PHÈO và những nhân vật khác: Mỗi nhân vật gắn với một bước ngoặt lớn trong c/đ CHÍ PHÈO. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc khắc hoạ tính cách và số phận nhân vật. Từ đó thể hiện tư tưởng nhân đạo của nhà văn. 4 Giáo viên: Trần Nam Phong Trường THPT Đức Thọ Giáo án BD HSG Ngữ văn 11 + Bá Kiến – CHÍ PHÈO : Đây là mâu thuẫn cơ bản giữa giai cấp thống trị - địa chủ với nông dân. Bá Kiến là người trực tiếp đẩy CHÍ PHÈO và tù, gián tiếp tiếp tay cho nhà tù thực dân biến CHÍ PHÈO thành con quỷ dữ, biến CHÍ PHÈO thành công cụ, tay sai đắc lực, huỷ hoại về nhân hình, huỷ diệt về nhân tính.. đẩy CHÍ PHÈO vào con đường bần cùng, lưu manh hoá… + CHÍ PHÈO – Thị Nở: Đây là “điểm sáng” về tình người trong tác phẩm, có ý nghĩa quan trọng trong c/đ CHÍ PHÈO : thức tỉnh bản tính lương thiện trong con người Chí. - Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao trong việc xây dựng mqh giữa các nhân vật + Tố cáo XH TD nửa PK đã bóp nghẹt quyền sống của con người, đẩy con người vào con đường lưu manh hoá. + Phát hiện và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người ngay cả khi họ bị huỷ diệt cả nhân hình lẫn nhân tính + Trân trọng, đề cao những khát khao hạnh phúc đời thường mà cao đẹp của con người. Đề bài 3: “Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời”. Hãy giải thích và làm sáng tỏ nhận định trên bằng việc phân tích một nhân vật trong truyện ngắn thuộc chương trình Ngữ văn 11. Hướng dẫn làm bài 1. Giải thích: Vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong truyện ngắn: góp phần thể hiện tư tưởng, tình cảm và quan niệm của nhà văn về cuộc đời. - Tư tưởng: Nhận thức, lí giải và thái độ của nhà văn với đối tượng, những vấn đề nhân sinh đặt ra trong tác phẩm. - Tình cảm (thẩm mĩ): Những rung động, cảm xúc đối với thực tại, bộc lộ toàn bộ thế giới tinh thần cũng như cá tính và kinh nghiệm sống của nhà văn. - Quan niệm (nghệ thuật về cuộc đời): Nguyên tắc tìm hiểu, cắt nghĩa thế giới và con người, thể hiện ở điểm nhìn nghệ thuật, ở chủ đề sáng tác, ở kiểu nhân vật và mqh giữa các nhân vật, cách xử lí các biến cố …của nhà văn. 2. Phân tích nhân vật: - Chọn được nhân vật đặc sắc - Phân tích qua các khía cạnh;ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ, hành động, biến cố truyện liên quan đến nhân vật – mqh giữa nhân vật đó với các nhân vật khác trong truyện. - Từ đó nêu bật tư tưởng, tình cảm, quan niệm của nhà văn về c/đ được thể hiện qua nhân vật vừa phân tích. Đề bài 4: “Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp chính ở chỗ không ai ngờ, tìm cái đẹp kín đáo che lấp của sự vật cho người khác một bài học về trông nhìn và thưởng thức” (Thạch Lam) Anh/chị hiểu như thế nào về nhận định trên? Hãy làm sáng tỏ bằng việc phân tích hai tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân Hướng dẫn làm bài - Làm rõ vai trò, sứ mệnh của nhà văn, mqh giữa nhà văn và c/s, nhà văn với bạn đọc trong việc phát hiện cái đẹp chìm khuất đằng sau sự vật, sự việc, hoàn cảnh….hướng người đọc đến chân trời của cái đẹp trong c/s và con người - Cái chung và nét riêng của Thạch Lam và Nguyễn Tuân – những nhà văn thuộc trường phái lãng mạn của VH 1930 – 1945 trong việc tìm kiếm, phát hiện cái đẹp + Hai đứa trẻ: 5 Giáo viên: Trần Nam Phong Trường THPT Đức Thọ Giáo án BD HSG Ngữ văn 11 . Là cái đẹp thầm kín của trái tim nhân hậu, chân chứa yêu thương trong tâm hồn bé nhở của Liên. . Cái đẹp hiền hoà của những con người nghèo khổ mà sống với nhau đầy tình nhân ái. . Cái đẹp mong manh, mơ hồ của những hi vọng về ánh sáng đang chìm lấp trong bóng tối …. -> giúp người đọc nhận ra, trân trọng, đồng cảm với những khoảnh khắc đẹp những tâm hồn chưa hẳn đã lụi tàn, những c/đ đang cố gắng sống và hi vọng vào một tương lai tươi sáng hơn.. + Chữ người tử tù: là cái đẹp lí tưởng của tài năng – thiên lương – khí phách đặt trong sự đối nghịch với cảnh ngộ. Cái đẹp đã gặp gỡ, hội tụ, toả sáng và bất tử trong chốn lao tù – nơi mà thường chỉ có cái xấu, cái ác ngự trị. Đề bài 5: Bàn về tác phẩm văn chương, có ý kiến cho rằng: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy chọn và phân tích một tác phẩm văn học đã học ở chương trình Ngữ văn THPT để làm rõ. Hướng dẫn làm bài a. Giải thích - Chi tiết (ở đây là chi tiết nghệ thuật) -> những hiện thực đời sống được nhà văn tái hiện trong tác phẩm, là đơn vị cấu tạo nên tác phẩm, mang sức chứa lớn về nội dung và nghệ thuật. Tuỳ theo sự thể hiện cụ thể mà chi tiết có khả năng giải thích, tái hiện, biểu hiện… khiến hình tượng nghệ thuật trở nên cụ thể, gợi cảm và sống động, khiến ý đồ tư tưởng của nhà văn hiện hình rõ rệt, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ tư tưởng của tác giả trong tác phẩm. - Những chi tiết được chọn lọc, gửi gắm mọi tư tưởng, tình cảm của nhà văn, là sự dồn nén những điều mà nhà văn muốn nói . b. Bàn luận về ý kiến - Tầm vóc tư tưởng, tài năng nghệ thuật của nhà văn bộc lộ ngay trong chính cách nhà văn lựa chọn và sử dụng chi tiết trong tác phẩm.(dẫn chứng minh họa) - Một chi tiết dù nhỏ cũng là kết quả lựa chọn, sắp xếp và mô tả của nhà văn, gắn với quá trình tư duy và sáng tạo nghệ thuật của nhà văn khi hình thành một tác phẩm. Nó xuất hiện ở vị trí nào trong mạch vận động của tác phẩm; nó được thể hiện ra sao hoàn toàn phụ thuộc vào con mắt nhìn, khả năng thấu hiểu đời sống, thấu hiểu con người của nhà văn. - Một chi tiết dù nhỏ song đặt trong mạch vận động của tác phẩm vẫn có vai trò riêng của nó: + Với nhà văn: thể hiện ý đồ, tư tưởng một cách thuyết phục, tạo chiều sâu cho tác phẩm. + Với người đọc: quá trình đọc tác phẩm là sự giải mã các chi tiết trong tác phẩm (liên hệ với ý kiến của Nguyễn Minh Châu coi chi tiết là lát cắt trên thân cây để thấy cả đời thảo mộc). Một chi tiết dù nhỏ cũng có thể mang chứa thông điệp giúp người đọc thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm, nắm bắt thông điệp của tác giả. Những chi tiết đặc sắc còn tạo hứng thú cho người đọc trong quá trình tiếp nhận tác phẩm. - Nhà văn lớn: nhà văn có nhiều đóng góp về giá trị nội dung, tư tưởng cũng như nghệ thuật qua những sáng tác của mình. c. Chọn và phân tích chi tiết trong tác phẩm - Chọn được chi tiết tiêu biểu, chính xác, hợp lí. - Lược thuật sự xuất hiện của chi tiết 6 Giáo viên: Trần Nam Phong Trường THPT Đức Thọ Giáo án BD HSG Ngữ văn 11 - Phân tích ý nghĩa của chi tiết để làm nổi bật vai trò của nó trong việc thể hiện ý đồ, tư tưởng của tác giả và tạo nên tính nghệ thuật của tác phẩm. Đề bài 5: Nghệ thuật miêu tả tương phản của Nguyễn Tuân và Thạch Lam trong hai tác phẩm Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ. Hướng dẫn làm bài a. Giải thích: Đặc điểm của sáng tác lãng mạn và yêu cầu sử dụng nghệ thuật tương phản: - Đặc điểm của sáng tác lãng mạn: + Biểu hiện cái nhìn chủ quan của nhà văn trước cuộc đời- hình tượng nhân vật ít nhiều mang phảng phất bóng dáng cái tôi tác giả. + Hướng tới khám phá và thể hiện những gì độc đáo, khác thường, kì lạ. - Yêu cầu sử dụng nghệ thuật miêu tả tương phản: + Hiệu quả của miêu tả tương phản: làm nổi bật các đặc điểm của từng đối tượng, gây ấn tượng mạnh mẽ- phù hợp với yêu cầu của sáng tác lãng mạn. + Trở thành biện pháp nghệ thuật đặc thù của sáng tác lãng mạn. b. Phân tích nghệ thuật miêu tả tương phản trong hai tác phẩm: * Làm rõ đối tượng thứ nhất: - Chữ người tử tù: + Tính cách và hoàn cảnh: Hoàn cảnh: Môi trường tù ngục đen tối, xấu xa, cảnh ngộ éo le với những áp lực nặng nề phải đối mặt dễ khiến con người ta tha hoá. Tính cách: Có nhân cách, lương tâm- khác biệt với thế giới đen tối, tội lỗi; có dũng khíở Huấn Cao là dũng khí của bậc anh hùng, ở quản ngục là dũng khí của bậc hiền nhân. Chính nhân cách, lương tâm và dũng khí giúp họ chiến thắng hoàn cảnh. => Nguyễn Tuân luôn nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. + Ánh sáng và bóng tối: Bóng tối: Theo nghĩa thực là của đêm khuya, của buống giam tử tù- nơi ánh sáng không thể lọt qua được; theo nghĩa tinh thần lại chính là cảnh ngộ éo le mà con người phải đối mặt (Huấn Cao- án tử hình, quản ngục- môi trường sống không phù hợp với tính cách con người ông). Là biểu tượng cho cái xấu xa. Ánh sáng: Theo nghĩa thực là bó đuộc tẩm dầu khói toả như đám cháy nhà- thứ ánh sáng khá mờ nhạt; theo nghĩa tinh thần là ánh sáng toả ra từ cái đẹp của nghệ thuật (chữ Huấn Cao) và của tư thế tâm hồn con người. Chính thứ ánh sáng này soi sáng con đường để những kẻ tri âm đến với nhau. => Đó là sự đối lập giữa cái đẹp với cái xấu xa. * Làm rõ đối tượng thứ 2: - Hai đứa trẻ: + Hoàn cảnh và tính cách: Hoàn cảnh: Nghèo khó, tù túng, đơn điệu, buồn tẻ - một kiểu hoàn cảnh có thể tạo ra sự chết mòn về tinh thần. Tính cách: sự hồn nhiên, ngây thơ trong cách nhìn và rung động; sống với một tấm lòng nhân hậu và thế giới tâm hồn trong sáng, phong phú. => Tấm lòng yêu thương, cái nhìn trìu mến của nhà văn dành cho những tâm hồn trẻ thơ. + Bóng tối và ánh sáng: Bóng tối: Theo nghĩa thực là của phố huyện trong thời khắc chiều muộn và đêm khuya; theo nghĩa tinh thần là nỗi buồn đang lan toả, thấm thía và trĩu nặng dần trong tâm hồn nhân vật. 7 Giáo viên: Trần Nam Phong Trường THPT Đức Thọ Giáo án BD HSG Ngữ văn 11 Ánh sáng: Theo nghĩa thực là của thiên nhiên (ráng chiều, vì sao đom đóm) và của cuộc sống con người (các loại đèn, bếp lửa); theo nghĩa tinh thần là hồi quang kí ức về một thiên đường đã mất và niềm hi vọng dù le lói, mong manh. => Đó là sự đối lập, tương phản giữa cuộc đời thường nhật và khát vọng trong tâm hồn con người. * So sánh: - Điểm giống: + Cả hai tác phẩm đều phát hiện và miêu tả sự đối lập giữa tính cách và hoàn cảnh. + Cả hai tác phẩm đều phát hiện và miêu tả sự đối lập, tương phản giữa ánh sáng và bóng tối mà cả ánh sáng và bóng tối đều hiện diện với nghĩa thực và nghĩa tinh thần. - Điểm khác: Cách xử lí mối quan hệ cụ thể của tương quan bóng tối- ánh sáng, tính cách- hoàn cảnh: + Ánh sáng và bóng tối: Chữ người tử tù: Sự chiến thắng tuyệt đối của ánh sáng với bóng tối, của cái đẹp với cái xấu xa. Hai đứa trẻ; Ở cảnh thực, ánh sáng có nguy cơ bị bóng tối nuốt chửng, đè bẹp để rồi thay thế hoàn toàn. Ở đời sống tinh thần, ánh hồi quang kí ức có rực rỡ nhưng cũng nhanh chóng vụt tắt, hi vọng có tồn tại song rất mong manh. + Tính cách và hoàn cảnh: Chữ người tử tù: Sự chiến thắng tuyệt đối của tính cách với hoàn cảnh: Quản ngục dù sống trong hoàn cảnh đen tối vẫn giữ niềm đam mê cái đẹp và một thiên lương trong sáng. Huấn Cao dù phải đối diện với án tử hình, với cả một hệ thống hiện thân của thế lực đen tối vẫn hiên ngang bất khuất, vẫn bộc lộ tài năng và tấm lòng đáng quý. Hai đứa trẻ: hoàn cảnh có sự tác động ở mức độ nhất định: Cuộc sống nghèo khó, buồn tẻ và không khí buồn lặng của cảnh ngày tàn, chợ tàn thấm vào tâm hồn Liên nỗi buồn man mác. Những khó khăn trong cuộc sống khiến Liên già trước tuổi- đảm đang tháo vát khi vẫn đang còn tuổi trẻ con. * Lí giải sự khác biệt: - Do bối cảnh xã hội, văn hoá đặc biệt và quan điểm sáng tác khác nhau của các nhà văn cùng thời nên tạo nên những nét vừa tương đồng, vừa dị biệt của Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ trong sử dụng nghệ thuật miêu tả tương phản. - Với Nguyễn Tuân, cảm hứng thẩm mỹ của ông bắt nguồn từ cái đẹp lớn lao, cái cao cả, bi hùng hoặc mô tả những nhân cách lớn... nên thủ pháp nghệ thuật cũng xây dựng dựa trên sự đối lập gay gắt, ánh sáng và bóng tối; tính cách và hoàn cảnh cũng được sử dụng nhằm miêu tả những tương phản mạnh mẽ, những chuyển biến bất ngờ, đột ngột. Đó vừa là một thủ pháp trong xây dựng tình huống truyện, vừa là sự dẫn dắt đi đến kết thúc của sự chiến thắng giữa chân lý, cái đẹp với cái xấu, cái ác - Thạch Lam do chỉ chú ý đến những cái bình thường, giản dị, nhỏ nhoi trong cuộc sống nên tính cách và hoàn cảnh; ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm của ông không có sự chuyển biến dữ dội, bất ngờ. KẾT LUẬN: - Cả hai tác phẩm đều mang màu sắc lãng mạn, thể hiện cái nhìn và những ấn tượng riêng- chủ quan của nhà văn về cuộc sống và con người. - Xét về mức độ và những biểu hiện cụ thể, có thể thấy Chữ người tử tù làm mẫu mực của kiểu sáng tác lãng mạn còn Hai đứa trẻ dường như đi chênh vênh trên ranh giới giữa hiện thực và lãng mạn nên tuy có gieo vào lòng người đọc những cảm xúc bâng khuâng, những 8 Giáo viên: Trần Nam Phong Trường THPT Đức Thọ Giáo án BD HSG Ngữ văn 11 tình cảm man mác và trí tưởng tượng bay bổng, song đồng thời nó cũng đem đến những cảm nhận thấm thía về đời sống hiện thực của con người. Đề bài 6: Nói đến CHÍ PHÈO trong tác phẩm cùng tên của nhà văn NC, người ta nghĩ ngay đến một tên say rượu đã huỷ hoại nhân hình lẫn nhân tính. Hãy phân tích những cái tỉnh trong cơn say triền miên từ lúc ra khỏi tù của CHÍ PHÈO . Hướng dẫn làm bài Từ khi ra khỏi tù, CHÍ PHÈO say triền miên, hầu như chỉ có một lần tỉnh, một lần gọi là nhạt rượu và một lần tỉnh trong cơn say. 1. Một lần gọi là nhạt rượu: Là lần CHÍ PHÈO ra khỏi tù, đến nhà BK rạch mặt kêu làng. Đến khi đối thoại với BK là lúc đã nhạt rượu, bắt đầu tỉnh nên CHÍ PHÈO cảm thấy sợ…. Từ thời điểm đó trở về sau, CHÍ PHÈO bị lợi dụng và bị biến thành tay sai đắc lực cho BK. 2. Lần tỉnh táo thứ nhất là sau khi ăn bát cháo hành của TN. Một sự tỉnh tao kì diệu, đã chuyển Chí từ một con quỹ dữ trở thành người khao khát sống cuộc đời lương thiện. (Đây là phần trọng tâm, yêu cầu phân tích để thấy được ý nghĩa của bát cháo hành, ý nghĩa của ngòi bút nhân đạo của NC) 3. Lần tỉnh trong cơn say: Là lần CHÍ PHÈO cầm giao đến giết BK. Những lời đối thoại trước khi giết BK là lời đối thoại tỉnh táo nhất trong lúc CHÍ PHÈO say nhất Đề bài 7: Tư tưởng nhân đạo của NC trong truyện ngắn CHÍ PHÈO trước hết thể hiện ở khát vọng làm người của nhân vật chính. Phân tích sự ý thức về nhân phẩm của CHÍ PHÈO để làm sáng tỏ Hướng dẫn làm bài - Trước hết người đọc nhận ra CHÍ PHÈO vốn là người lao động lương thiện, có nhân cách nhân phẩm. Chí thấy xấu hổ, thấy nhục nhã khi phải lamf những việc theo ý vợ ba BK.Việc biến chất, lưu manh hoá ở CHÍ PHÈO là do XH mà thủ phạm trực tiếp chính là BK. - ý thức về nhân phẩm chủ mình sau những ngày say triền miên, lần đầu là CHÍ PHÈO gặp TN. Sáng hôm sau tỉnh dậy, Chí thấy lòng “bâng khuâng mơ hồ buồn”. Bên ngoài là tiếng chim hót vui vẻ, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo, tiếng cười nói của những người đi chợ về…Chí nhớ lại có thời mình ao ước một mái ấm gia đình nho nhỏ…. Bây gìơ Chí thấy “thèm lương thiện,muốn làm hoà với mọi người” - Lần thứ 2: Sau khi bị TN “”cắt đứt” tình cảm, CHÍ PHÈO thấy tuyệt vọng, không thẻ có cuộc sống bình thường như mọi người. Chí đến nhà BK đòi lương thiện. Đây là lúc tỉnh táo nhất trong cuộc đời Chí. Chí dõng dạc nói với BK “Tao muốn làm người lương thiện”. Chí Phhèo giết BK rồi tự kết liễu đời mình, Chí không có sự lựa chọn nào khác. => Kết thúc tác phẩm gợi nhiều xót xa, nhưng tác phẩm đã phản ánh rõ nét nhất sự nhận thức nhân phẩm của nhân vật chính, thể hiện được ý thức của nhân vật, cũng là thể hiện khát vọng làm người của nhân vật, TP đem đến cho người đọc thấy được chiều sâu tư tư tưởng nhân đạo của NC Đề bài 8: Đánh giá về sáng tác của NC, tác giả Nguyễn Hoành Khung viết: “Nhân vật của NC rất sinh động, rất sống, vì luôn được soi sáng từ bên trong”. Hãy phân tích 2 nhân vật: CHÍ PHÈO trong tác phẩm cùng tên và Hộ trong Đời thừa để làm sáng tỏ nhận định trên. Hướng dẫn làm bài 1. Giải thích: 9 Giáo viên: Trần Nam Phong Trường THPT Đức Thọ Giáo án BD HSG Ngữ văn 11 - Tính cách nhân vật chỉ thực sự hoàn thiện thiện khi nhân vật được khắc hoạ với chiều sâu tâm lí bên trong để giải thích những biểu hiện muôn vẽ bên ngoài. - Khai thác thành công tâm lí nhân vật, nhà văn thể hiện năng lực nhận thức của mình về con người và cuộc sống để XD những nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình - NC đặc biệt có sở trường trong việc diễn tả những biến chuyển tinh vi trong đời sống con người. Nói NC hiểu sâu sắc con người và cuộc sống chủ yếu là ở chỗ đó. 2. Phân tích 2 nhân vật để chứng minh 2.1 Nhân vật CHÍ PHÈO: Là nhân vật điển hình cho người nông dân bị lưu manh hoá trước CM. Điều độc đáo là nhà văn đã phát hiển ra đằng sau ngoại hình dữ tợn, hành động tác oai tác quái của CHÍ PHÈO những khá vọng lương thiện vô cùng đẹp đẽ và cao quý. Đó là sự thức tỉnh của Chí sau khi gặp TN – phép màu nhiệm của tình đời, tình yêu đã cảm hoá hắn. Một chuỗi những nhận thức bất ngờ về bản thân về c/s đã được nhà văn thể hiện vô cùng sinh động. Khát vọng lương thiện trỗi dậy vô cùng mãnh liệt cùng với sự ý thức về h/c cùng quẫn, bế tắc của bản thân đã đẩy CHÍ PHÈO đến những hành động quyết liệt. Quá trình thức tỉnh cùng cái chết của Chí có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. 2.2. Nhân vât Hộ: là nhân vật điển hình về người trí thức nghèo trong XH cũ. Ở nhân vật này nhà văn miêu tả 1 quá trình đấu tranh tư tưởng vô cùng phức tạp, diễn ra thường xuyên trong tâm lí. Đó là sự tự ý thức về bản thân, về cs, đặc biệt là tinh thần tự phê phán của Hộ khi nhận ra mình bị tha hoá về nhân cách, đã phản bội lại những lí tưởng cao đẹp cuả người trí thức. Hộ khao khát muốn vươn lên nhưng lại rơi vào hoàn cảnh cùng quẫn, bế tắc. Bi kịch tinh thần đau đớn của Hộ đã làm sâu sắc hơn ý nghĩa hình tượng nhân vật này 2.3 Về nghệ thuật: Với cả 2 nhân vật, NC đã sử dụng thủ pháp NT linh hoạt, độc đáo, trong đó độc thoại nội tâm là thủ pháp quan trọng. Bên cạnh đó, nhà văn nhập thân vào nhân vật để kể chuyện với 1 giọng điệu trần thật đa thanh. Tất cả đã giúp cho ngòi bút của tác giả khám phá thật sâu sắc chiều sâu bí ẩn trong tâm hồn con người, từ đó toát lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. 3. Đánh giá chung NT diễn tả đời sống tâm lí nhân vật là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của NC, một nhà văn hiện thực tỉnh táo và giàu lòng yêu thương Đề bài 9: Có ý kiến cho rằng: Văn học là tiếng kêu khắc khoải của con người trước một thực tại chưa bao giờ bằng lòng. Anh( chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ bằng một tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ Văn 11. Hướng dẫn làm bài * Nhận xét chung: - Văn học từ xưa đến nay có sứ mệnh giải thoát con người khỏi những ẩn ức của xúc cảm bị kìm nén. Và chỉ khi đến với văn chương, sống trong thế giới của văn chương con người mới có thể bộc lộ trọn vẹn nhất mà cũng cụ thể, tỉ mỉ nhất tất cả những khát vọng “đang ngấm ngầm diễn ra” trong lòng mình. - Văn học không thể tách rời cuộc sống vì cuộc sống là suối nguồn vô tận của văn học. Nhưng văn học không phải chỉ phản ánh hiện thực như cái đã có, đang có mà còn phản ánh cả những cái sẽ có và cần phải có. Vì vậy địa hạt của văn chương không phải chỉ gói trọn trong thế giới hiện thực vật chất bình thường, nó chỉ thực sự bất tử, thực sự “nằm ngoài quy luật của sự băng hoại” (Sê đrin) khi nó vút lên cái tinh thần của loài người, đó là “tiếng kêu khắc khoải của con người trước một thực tại chưa bao giờ bằng lòng”. -> Ý kiến trên đã bao hàm đầy đủ nội dung, ý nghĩa và sứ mệnh của VH trong cuộc đời. * Giải thích cụ thể: 10 Giáo viên: Trần Nam Phong Trường THPT Đức Thọ Giáo án BD HSG Ngữ văn 11 - Con người chưa bao giờ bằng lòng với thực tại. Đó là chân lí và cũng là lẽ sống đẹp đẽ nhất của sứ mệnh làm người. Dù muốn hay không, con người vẫn luôn theo đuổi những ước mơ và hoài bão vượt lên thực tại, chính điều đó mà con người vĩ đại. - Nhưng trên hành trình vượt lên ấy con người luôn gặp phải những bi kịch, không chỉ là bi kịch của tài năng, nhân cách, của sự xung đột mang tính triết học của những cặp phạm trù mà còn có những bi kịch bị kìm toả bởi hoàn cảnh, bởi thực tại… Gánh trên vai sức nặng khủng khiếp ấy, con người tìm đến văn chương như một sự giải thoát, một nơi nương tựa. - Văn học thực thi thiên chức đẹp đẽ nhất của nó: “nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế” (Hoài Thanh). Nghĩa là, giữa những khúc hoan ca ngây ngất hay giữa những nỗi đớn đau tuyệt vọng, con người chưa bao giờ nguôi ngoai khát vọng mãnh liệt của mình. Vì thế mà văn học “là tiếng kêu khắc khoải của của con người trước một thực tại chưa bao giờ bằng lòng”. -> Câu nói khẳng định giá trị đích thực của văn chương trong cuộc đời. Chừng nào còn có mặt con người trên thế gian này thì chừng ấy văn chương còn tồn tại để cất lên tiếng kêu khắc khoải và da diết về cõi nhân sinh. 2. Bình luận: - “Trên trái đất này không có gì làm người ta hài lòng (…) cũng như chính trị, văn học là một hoàn động nhằm chống lại những cái chưa hoàn thiện của con người” (B. Brecht). Đó là những giấc mơ dang dở, những nỗi niềm, bi kịch… vì sự chưa bao giờ được thoả mãn của con người. - Để nuôi dưỡng những giấc mơ, người ta tìm kiếm ở văn chương, biến văn chương thành nơi chốn để ký thác những tâm tư, những ẩn ức của chính mình. Vì thế, văn chương luôn hoà cùng nhịp thở con người, luôn phập phồng trong những bi kịch và ước vọng muôn thuở. 3. Biểu hiện cụ thể: Chọn một tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn 11 để làm sáng tỏ ý kiến trên. 4. Đánh giá: - Mỗi tác phẩm văn học là một tiếng nói riêng, nhưng dù hồ hởi, hân hoan hay điềm đạm, thâm trầm, dù thảng thốt, day dứt hay dữ dội, mãnh liệt thì cũng đều da diết, khắc khoải trước “thực tại chưa bao giờ bằng lòng” - Nhờ tiếng kêu ấy, văn học mang trong nó những giá trị lớn lao và sức sống bất diệt. - Trong quá trình hoàn thiện nhân cách của con người, trong cuộc đấu tranh để phát triển chính nghĩa của nhân loại, trong hành trình vươn tới sự hoàn mĩ, văn học không chỉ là tiếng nói tri âm của con người, nó còn là một phương tiện, một giải pháp để con người bộc lộ trọn vẹn bản thân mình vì “Thiên chức của nhà văn là gieo chủ nghĩa nhân đạo sáng ngời chân lí đến từng con người trên Trái đất” (Aimatop). 11 Giáo viên: Trần Nam Phong Trường THPT Đức Thọ Giáo án BD HSG Ngữ văn 11 Đề bài 10: “Con người tự ý thức” trong truyện ngắn “Đời thừa ” của nhà văn Nam Cao. Yêu cầu cần đạt 1. Nêu khái niệm “Con người tự ý thức” và vấn đề “Con người tự ý thức” trong văn học hiện đại Việt Nam. a. Khái niệm “Con người tự ý thức”. - Tự ý thức: Khả năng nhận thức trực tiếp tất cả những gì thuộc về bản thân một cách thành thực nhất: tình cảm, khát vọng, năng lực, cá tính, cảnh ngộ...trong mối quan hệ với cuộc đời để cải tạo và hoàn thiện. - “Con người tự ý thức”: biểu hiện của con người cá nhân – con người theo ý nghĩa triết học, hiện lên với tất cả những gì Người nhất, muốn phát huy bản ngã, phát huy tự do và tình cảm của cá nhân mình.... b. “Con người tự ý thức” trong văn học hiện đại Việt Nam. - Trong mười thế kỉ văn học trung đại, do sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử, của hệ tư tưởng phong kiến, con người chưa có điều kiện ý thức đầy đủ về cá nhân. Đến đầu thế kỉ XX, cùng với sự đổi thay của xã hội, lịch sử, văn hoá, con người đã được khám phá dưới góc độ “cái tôi”. Ở thời trước, “cái ta” lấn át hoàn toàn, “cái tôi” không có cơ để nảy nở. Đến thời đại này, “cái tôi” trỗi dậy giành quyền sống. Đặc biệt nó trở thành đề tài, cảm hứng, là mục đích sáng tác của văn học lãng mạn, là tinh thần của thơ mới - tiếng nói của “cái tôi” tiểu tư sản mạnh dạn bày tỏ những tâm tư thầm kín, những xúc cảm yêu đương, những khát vọng hưởng thụ... - Tuy nhiên khi có điều kiện tự ý thức thì con người lại sống trong một môi trường chính trị - xã hội ngột ngạt, phi nhân đạo, đó là chế độ thực dân nửa phong kiến nên càng tự ý thức thì càng thấy bế tắc, rơi vào bi kịch . Các nhà thơ, nhà văn lãng mạn và hiện thực bấy giờ chưa được vũ trang lí tưởng cách mạng vô sản nên trong sáng tác của họ, chúng ta thấy hiện lên “cái tôi” cá nhân hoặc cô đơn, lạc lõng trước cuộc đời, hoặc trốn chạy, chối bỏ cuộc đời bằng những nỗ lực vượt thoát khác nhau, hoặc ru mình trong tình ái, đấu tranh chống lẽ giáo phong kiến ca ngợi tư tưởng văn hóa, văn minh phương Tây.... 2. “Con người tự ý thức” trong sáng tác của nam Cao ở đề tài trí thức tiểu tư sản nghèo. - Đây là một nét độc đáo trong cảm hứng nhân đạo của Nam Cao và cũng là một thành công lớn của nhà văn. Cốt lõi làm nên thành công ấy bởi ông có một quan niệm mới mẻ , đầy đủ, toàn diện và sâu sắc về con người: Nam Cao quan niệm con người phải có tình yêu thương đồng loại, có lòng nhân ái. Phải làm một việc gì có ích cho xã hội bằng lí tưởng xã hội cao cả, phải có văn hoá, tri thức để có thể phát huy tận độ tài năng của mình, để sống có ý thức và biết thưởng thức vẻ đẹp của văn hoá, văn chương nghệ thuật. - Chủ đề cá nhân không có trong sáng tác của các cây bút hiện thực lớn như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, thảng hoặc có thể tìm thấy trong sáng tác của Nguyên Hồng, Bùi Hiển, Thạch Lam...qua những dằn vặt nội tâm của các nhân vật song lại là nội dung chủ yếu của văn học lãng mạn. Tuy nhiên “cái tôi’ lãng mạn trong khi giãy giụa chống lại xã hội thù địch với nó, nó càng ngày càng khép kín, rút vào “cái tôi” nhỏ bé của minh, tự phát triển trong sự đối lập với xã hội thì Nam Cao lại yêu cầu khẳng định và phát triển cá nhân luôn gắn liền với trách nhiệm xã hội, hướng theo lí tưởng nhân đạo tiến bộ. - Trong quan niệm của Nam Cao, ý thức cá nhân, sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi cá nhân trong cuộc sống đâu chỉ một chiều là tranh thủ từng giây, từng phút để tận hưởng. Nam Cao đòi hỏi mỗi cá nhân phải biết cống hiến tài năng của mình vào sự phát triển chung của xã hội loài người. Như vậy Nam Cao không chỉ yêu thương, trân trọng con người mà còn yêu cầu cao về con người. Trong sáng tác của mình, ông để cho nhân vật có thể phát triển đến 12 Giáo viên: Trần Nam Phong Trường THPT Đức Thọ Giáo án BD HSG Ngữ văn 11 tột độ những gì cao đẹp nhất. Tinh thần nhân văn mới mẻ và sâu sắc âý là một tinh thần lớn, vượt ra ngoài thời đại của Nam Cao. - Vấn đề tự ý thức của con người được đặt ra sâu sắc, thường trực và ám ảnh trong sáng tác của Nam Cao. Sự tự ý thức ấy như một sự vượt thoát khỏi hoàn cảnh nghiệt ngã của đời mình để bảo vệ nhân cách của bản thân. Kết cục của sự vượt thoát ấy nếu không phải là cái chết vật vã thì cũng là sự vật vã không kém về mặt tinh thần trong đấu tranh với bản thân để hướng tới một sự sống đích thực xứng đáng với một con người. 3. “Con người tự ý thức’ trong “Đời thừa”. - Được thể hiện ở nhân vật Hộ qua bi kịch tinh thần đau đớn, dai dẳng khi người trí thức ý thức được đầy đủ, sâu sắc về nhân cách cá nhân, cá thể của mình. + Bi kịch của một nhà văn khát khao sống cuộc sống có ý nghĩa, ôm ấp một hoài bão lớn về sự nghiệp văn chương có ích cho xã hội nhưng vì gánh nặng áo cơm mà phải sống cuộc sống vô nghĩa, một “đời thừa’. + Bi kịch của một con người có tấm lòng nhân hậu, coi tình thương là nguyên tắc sống nhưng cuối cùng lại vi phạm vào lẽ sống “đề cao lòng thương” của mình. + Ghi lại cuộc đấu tranh tư tưởng của người trí thức trung thực trong hoàn cảnh bế tắc, vẫn cố vươn lên giữ vững lẽ sống nhân đạo. =>Như vậy, bi kịch đau đớn của Hộ không chỉ vì lâm vào tình trạng “sống mòn’, sống vô nghĩa mà còn vì sự ý thức sâu sắc về tình trạng sống thừa của mình. Để rồi đỉnh điểm của sự tự nhận thức ấy được biểu hiện qua tiếng khóc. Bi kịch của Hộ tiêu biểu cho bi kịch của người trí thức tiểu tư sản nghèo trong xã hội đương thời. (Trong qua trình phân tích, học sinh phải biết cách chỉ ra cụ thể những biểu hiện của “con người tự ý thức” trong tác phẩm) 4. Đánh giá. - “Con người tự ý thức” trong “Đời thừa” đã mang đến giá trị nhân đạo sâu sắc và mới mẻ cho tác phẩm cũng như cho sáng tác của Nam Cao trước Cánh mạng. Ông là người đầu tiên trong văn học hiện thực mở rộng phạm trù tư tưởng nhân đạo, đem đến cái mới cho tư tưởng văn học hiện thực đương thời: đó là sự thức tỉnh về ý thức cá nhân, ý thức giá trị sự sống - một trong những yếu tố đưa ông trở thành nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn của văn học Việt Nam. - Kiểu nhân vật này dẫu chỉ là những con người của một thời đã qua nhưng vẫn không bao giờ hết khả năng đối thoại với bạn đọc mọi thế hệ trên từng vấn đề cụ thể nhất của đời sống nhân sinh . Đề bài 11: Cảm nhận của anh (chị) về chi tiết giọt nước mắt của nhân vật Chí Phèo (trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao) khi được thị Nở chăm sóc và khi bị thị Nở cự tuyệt. Yêu cầu cần đạt 1. Giới thiệu - Tác giả, tác phẩm - Nhân vật Chí Phèo, chi tiết giọt nước mắt 2. Cảm nhận về chi tiết giọt nước mắt a. Thời điểm xuất hiện * Khi được thị Nở chăm sóc - Sau những năm dài tha hoá, một hôm Chí Phèo uống rượu say và gặp thị Nở - Sáng hôm sau, Chí thức tỉnh. Thị Nở xuất hiện với nồi cháo hành Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên, hắn thấy mắt hình như ươn ướt * Khi bị cự tuyệt 13 Giáo viên: Trần Nam Phong Trường THPT Đức Thọ Giáo án BD HSG Ngữ văn 11 - Sau năm ngày, Thị Nở về hỏi ý kiến bà cô. Bà cô thị không chấp nhận cho thị lấy Chí Phèo - không chấp nhận hắn trở về với xã hội loài người - Thị Nở nói với Chí lời bà cô. Ban đầu Chí ngạc nhiên, hiểu ra hắn buồn và tìm đến rượu Hắn ôm mặt khóc rưng rức b. Biểu hiện của giọt nước mắt * Khi được thị Nở chăm sóc - Cảm động vì lần đầu tiên hắn được săn sóc, yêu thương, được đối xử như con người - Dấu hiệu trở về của nhân tính giọt châu chưng cất bản chất lương thiện trong tâm hồn Chí Phèo, sự hồi hộp dù rất mong manh được trở lại làm người, những bước chập chững đầu tiên từ kiếp quỉ về với kiếp người * Khi bị cự tuyệt - Rất nhiều sắc thái tâm trạng: Đắng cay, tuyệt vọng, ăn năn, hối hận… - Đỉnh điểm bi kịch của con người, nỗi đau tinh thần lớn lao, đánh dấu sự chấm hết trên con đường trở về với xã hội loài người. 3. Đánh giá khái quát a. Nghệ thuật thể hiện Lời nửa trực tiếp, nhân vật hiện lên qua ngoại hình và từ đó bộc lộ nội tâm b. Ý nghĩa Cùng là giọt nước mắt nhưng trong mỗi hoàn cảnh khác nhau chúng thể hiện những sắc thái khác nhau song đều hướng tới thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm và tài năng nghệ thuật của nhà văn - Phản ánh hiện thực xã hội đen tối không cho con người được làm người - Phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người lao động ẩn sau vẻ ngoài xấu xí - Giai cấp thống trị dù có độc ác, tàn bạo đến đâu cũng không thể dập tắt được bản chất tốt đẹp, khát khao làm người của người lao động - Tài năng trong việc lựa chọn chi tiết và phân tích nội tâm nhân vật của Nam Cao. Đề bài 12: Trong bài “Nhớ Nam Cao, nghĩ về mấy bài học trong sáng tác của ông”, nhà nghiên cứu phê bình Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Ở Nam Cao có hiện tượng đề tài hẹp mà tư tưởng rộng, chủ đề lớn”. (Nhà văn, tư tưởng và phong cách) Anh chị hãy bình luận ý kiến trên và phân tích một số tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao để minh họa. Yêu cầu cần đạt 1. Giải thích nhận định: - Phân biệt sự khác nhau giữa đề tài, chủ đề, tư tưởng để thấy giá trị của một tác phẩm, vị trí của một tác giả không phụ thuộc vào đề tài mà do chiều sâu của chủ đề, tư tưởng nghệ thuật quyết định. 14 Giáo viên: Trần Nam Phong Trường THPT Đức Thọ Giáo án BD HSG Ngữ văn 11 - Ý kiến của GS Nguyễn Đăng Mạnh muốn khẳng định nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Nam Cao: thường viết về những chuyện vặt vãnh, chuyện xoàng xĩnh hàng ngày nhưng lại chứa đựng những vấn đề to lớn, vượt qua phạm vi của đề tài. 2. Phân tích một số tác phẩm tiêu biểu để khẳng định ý kiến: a, Sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám - 1945: - Tác phẩm của Nam Cao xoay xung quanh 2 mảng đề tài: người nông dân và người trí thức tiểu tư sản. Không gian nghệ thuật thường hạn hẹp: không gian làng Vũ Đại, không gian trường tư thục, không gian gia đình với những chuyện cơm áo, gạo tiền…; chuyện thường ít nhân vật, xoay xung quanh những chuyện va chạm vặt vãnh giữa vợ - chồng, chủ - kẻ ở, người làm thuê, va chạm giữa những người hàng xóm… - Từ “những chuyện không muốn viết” ấy, Nam Cao đã đặt ra vấn đề to lớn, có ý nghĩa sâu sắc. Đó là sự day dứt đến đau đớn trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí bị hủy hoại cả nhân hình lẫn nhân tính trong hoàn cảnh sống phi nhân đạo; Đó là những băn khoăn muôn thuở về cá nhân - xã hội, lý tưởng - hiện thực, về nghệ thuật - tình thương, về nhân cách và hoàn cảnh… * ( Lưu ý: Phân tích sâu một vài tác phẩm tiêu biểu thuộc về đề tài nông dân và đề tài trí thức tiểu tư sản để làm sáng tỏ: “Chí Phèo”, “Đời thừa”, “Sống mòn”…) b, Sau cách mạng Tháng 8- 1945: - Nam Cao sáng tác không nhiều. Ông hy sinh giữa lúc tài năng đang ở độ phát triển nhất. Tác phẩm xuất sắc nhất là “Đôi mắt”. Chuyện chỉ là một cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa hai nhà văn lâu ngày gặp lại: một người sống nhàn nhã, phong lưu trong một ngôi nhà kín cổng cao tường giữa chốn tản cư; một người tình nguyện làm anh tuyên truyền viên nhãi nhép, lăn lộn với cuộc kháng chiến của nhân dân để tích lũy vốn sống… - Từ đề tài tưởng như chẳng có gì đáng kể ấy, Nam Cao đã đặt ra vấn đề vừa mang tính thời sự, vừa là vấn đề muôn thuở đối với người nghệ sỹ: Đó là vấn đề “nhận đường”, là cách nhìn, chỗ đứng (lập trường) của người cầm bút đối với quần chúng, với cuộc kháng chiến của dân tộc, và với hiện thực nhiều chiều của cuộc sống nói chung … 3. Đánh giá, nâng cao: - Lý giải nguyên nhân vì sao đề tài hẹp mà nhà văn lại tạo được tư tưởng rộng, chủ đề lớn: + Sáng tác của Nam Cao mang đậm tính chất triết lý. + Nam Cao chú trọng đi sâu phân tích tâm lý nhân vật (khai thác hiện thực không phải ở bề rộng mà ở chiều sâu). + Chi tiết chân thực, cụ thể, có tính khái quát cao… - Khẳng định ý kiến đánh giá của GS Nguyễn Đăng Mạnh giúp ta nhận rõ giá trị to lớn trong sáng tác của Nam Cao, từ đó có cách tiếp nhận phù hợp những tác phẩm giàu tính chất triết lý của nhà văn. - Khẳng định tài năng, tâm huyết của Nam Cao: luôn tìm tòi, sáng tạo, lao động nghệ thuật nghiêm túc và tâm huyết để khơi những nguồn mới. - So sánh với những tác phẩm của những tác giả khác để khẳng định đóng góp và vị trí của Nam Cao trong lịch sử văn học Việt Nam. Đề bài 13: “ Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại, ai cũng nhủ: “ Chắc nó trừ mình ra! ” Không ai lên tiếng cả. Tức thật! ờ ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ thân hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha ! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái 15 Giáo viên: Trần Nam Phong Trường THPT Đức Thọ Giáo án BD HSG Ngữ văn 11 thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết, hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết …” (Trích “Chí Phèo” – Nam Cao) Anh (chị c) hãy cảm nhận vẻ đẹp đoạn văn trên. Yêu cầu cần đạt -Về hình thức nghệ thuật: Đây là phần trọng tâm của bài viết. Đoạn văn thể hiện ngòi bút văn xuôi bậc thầy của Nam Cao ở tài năng dẫn chuyện, kể chuyện, sử dụng ngôn từ nghệ thuật điêu luyện, xuất sắc: điểm nhìn trần thuật linh hoạt, làm nổi bật hoàn cảnh và số phận của nhân vật; ngôn ngữ sinh động, đa thanh, kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ trần thuật ngôi thứ ba với ngôn ngữ lời nửa trực tiếp, … Chú ý tiếng chửi và cách trần thuật nương theo tâm trạng của một người say rượu và nỗi đau khổ, tuyệt vọng của một con người sinh ra làm người nhưng không được thừa nhận là con người. Bên cạnh đó, đoạn văn mở đầu tác phẩm còn đặc biệt ở chỗ nó tạo ra một kết cấu truyện sáng tạo, làm nổi bật số phận nhân vật và giá trị của thiên truyện. -Về nội dung: Đoạn văn ngay từ đầu tác phẩm đã lột tả một cách sâu sắc số phận bất hạnh của Chí Phèo: bi kịch một con người sinh ra làm người nhưng bị tước mất quyền làm người. Đằng sau bi kịch ấy là một tâm trạng đau đớn quần quại, uất ức và bế tắc của nhân vật. Chú ý phần nội dung này không nên tách ra độc lập với phần hình thức nghệ thuật, mà xen lồng vào nhau trong quá trình phân tích những biểu hiện của hình thức, bởi hình thức nghệ thuật chứa đựng nội dung, là một cách nói của nhà văn đối với người đọc. Đề bài 14: “Dù viết về đề tài nào, truyện Nam Cao cũng thường thể hiện tư tưởng chung: nỗi băn khoăn đến đau đớn trước tình trạng con người bị hủy hoại về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo đẩy tới “ (SGK Ngữ văn 11,Nâng cao,tập I -NXB Giáo dục 2007) Anh/chị hãy phân tích ý kiến trên và làm sáng tỏ qua một số tác phẩm tiêu biểu của NCao. Yêu cầu cần đạt 1. Giới thiệu khái quát về tác giả và vấn đề nghị luận. 2. Cơ sở của vấn đề: + Xuất phát từ bản chất con người Nam Cao rất giàu ân tình đối với những người nghèo khổ trong xã hội . + Nam Cao nhận thức rõ bản chất của hiện thực xã hội trước cách mạng. 3. Giải thích ý kiến: Dù viết về đề tài nào ( người trí thức nghèo, người nông dân nghèo) truyện của Nam Cao thường thể hiện tư tưởng chung “ nỗi băn khoăn đến đau đớn trước tình trạng con người bị hủy hoại về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo đẩy tới” là nói đến tâm tư đầy đau đớn, lo lắng dằn vặt của nhà văn trước tình trạng con người bị hủy hoại về nhân phẩm, về phẩm chất người do bị đẩy vào cuộc sống đói nghèo không lối thoát. Đó là chiều sâu tư tưởng nhân đạo thể hiện trong tác phẩm của Nam Cao. 4. Phân tích, chứng minh vấn đề: Học sinh lựa chọn những tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao ở hai đề tài: người trí thức nghèo (Tác phẩm “Giăng sáng”, “Đời thừa”…) và người nông dân nghèo (Tác phẩm “Tư cách mõ”, “Chí Phèo”…) để làm sáng tỏ vấn đề : + Người trí thức nghèo: . Băn khoăn, đau đớn trước tình trạng người tri thức nghèo vì gánh nặng áo cơm mà hủy hoại nhân phẩm. . Khẳng định trong bất kì hoàn cảnh nào người trí thức nghèo vẫn cố vươn lên để 16 Giáo viên: Trần Nam Phong Trường THPT Đức Thọ Giáo án BD HSG Ngữ văn 11 giữ vững lí tưởng và nhân cách. . Kết án xã hội đã hủy hoại hoài bão và nhân phẩm của người trí thức. + Người nông dân nghèo: . Đau đớn trước tình trạng người n.dân nghèo bị tha hóa hoặc xói mòn về nhân phẩm. . Phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện của người lao động. . Kết án xã hội đẩy người nông dân tới cuộc sống khốn cùng. - Nghệ thuật: Sự đóng góp mới mẻ về tư tưởng trên được thể hiện qua những đặc sắc về nghệ thuật ( xây dựng nhân vật điển hình, đặc biệt là khả năng diễn tả tâm lí sắc sảo…) khiến cho tác phẩm của Nam Cao có sức khái quát lớn, khắc họa được những tính cách sâu sắc và đầy góc cạnh - Đánh giá chung: Ý kiến hoàn toàn xác đáng, đã khái quát được tư tưởng chung trong toàn bộ sáng tác của Nam Cao, khẳng định tầm tư tưởng của nhà văn nhân đạo. ./. III. ĐỀ LUYỆN Ở NHÀ Đề bài 1: Nhận xét về sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân viết: “Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn vả nảy nở lên từ những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp khó nghèo. Thạch Lam là một nhà văn quý mến cuộc sống của mọi người xung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch Lam, vẫn thấy đầy đủ cái dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học”. (Theo Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập III, NXB Văn học, Hà Nội, 1996, trang 375) Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Dựa vào một số sáng tác của Thạch Lam, hãy chứng minh ý kiến đó. Đề bài 2: Nhận định về tác phẩm CHÍ PHÈO của nhà văn Nam Cao, từ điển văn học 2003 có viết: “Điều đặc sắc là khi miêu tả người nông dân lưu manh hoá, Nam Cao không hề bôi nhọ nông dân, mà trái lại đã đi sâu vào nội tâm nhân vật để phát hiện và khẳng định nhân phẩm của họ bị xã hội cướp mất cả nhân hình lẫn nhân tính” Phân tích nhân vật CHÍ PHÈO để làm sáng tỏ nhận định Đề bài 3: Sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối trong hai tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân Đề bài 4: Nhà văn Macxim Gorki trong một bức thư gửi đạo diễn Xtalinapxki năm 1912 viết: “Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy trong những ấn tượng ấy cái có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng” Qua tác phẩm CHÍ PHÈO , hãy làm sáng tỏ Đề bài 5: Vũ Trọng Phụng từng tuyên bố với các nhà văn lãng mạn : “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi, muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời”. Giải thích ý kiến trên. Hãy phân tích những “sự thực ở đời” đã được Vũ Trọng Phụng phản ánh trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (trích tiểu thuyết “Số đỏ”). Đề bài 6: "Cái ngắn của truyện ngắn mà người viết văn luyện tập suốt cả cuộc đời và qua mỗi tác phẩm của mình là một sự dồn nén để khái quát lấy những chi tiết điển hình". (Tìm hiểu truyện ngắn - Trần Thanh Địch, Nxb Tác phẩm mới, 1988, tr9) Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên và phân tích một truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiến ấy. 17 Giáo viên: Trần Nam Phong Trường THPT Đức Thọ Giáo án BD HSG Ngữ văn 11 Đề bài 7 : Những dư vị còn lại còn lại trong ta sau khi đọc truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam? Đề bài 8: Bàn về truyện ngắn, Macxim Gorki cho rằng: Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên. IV. BÀI VIẾT THAM KHẢO Đề bài: Bàn về truyện ngắn, Macxim Gorki cho rằng: Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn Hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Trong nền văn học viết Việt Nam, có những tác giả đã khẳng định vị trí của mình bằng sáng tác đồ sộ mang giá trị nhân văn lớn như đại thi hào Nguyễn Du với “Truyện Kiều” hoặc bằng cách phản ánh những sự kiện trong đại của đất nước như tác gia Tố Hữu, Nguyễn Tuân. Số khác thì đánh dấu bằng tuyên ngôn nghệ thuật như Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam… Nhưng cũng có các tác giả đã để lại ấn tượng muôn đời trong lòng người đọc chỉ bằng một một chi tiết nhỏ trong toàn bộ tác phẩm… trong đó có Nam Cao. Và như Macxim Gorki đã khẳng định :"Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn" là vậy Người ta cứ nghĩ để viết nên một tác phẩm vĩ đại thì phải đi tìm những thứ to tát từ nơi xa xôi, phải thoát ly hiện thực đau khổ để tìm đến điều mơ tưởng. Không phải vậy, nhà văn – người sáng tạo ra cái đẹp – có thể chỉ tìm được nghệ thuật cao quý từ những điều bình thường nhất, nhỏ bé nhất mà lại nói lên được điều vĩ đại. “Chi tiết nhỏ” là những sự việc, sự kiện bình thường trong một tác phẩm, dường như ban đầu đọc qua ta chỉ nghĩ nó có tác dụng phản ánh hiện thực khách quan mà khi đọc kĩ càng, ta lại phát hiện trong đó một giá trị tư tưởng lớn có ý nghĩa giáo dục và thẫm mĩ cao. “Chi tiết nhỏ” nhưng mang giá trị nghệ thuật đặc sắc góp phần khẳng định lập trường và tài năng của “nhà văn lớn” Chí Phèo là một điển hình nghệ thuật về người nông dân từ lương thiện rơi vào tha hóa trở thành quỷ dữ rồi bị gạt ra khỏi xã hội loài người, cuối cùng quay quắt trở về với bi kịch của khát vọng "làm người lương thiện". Bi kịch bị ruồng bỏ, cô đơn trước đồng loại của Chí Phèo được Nam Cao thể hiện qua một chi tiết rất nhỏ, rất bình thường và tự nhiên ngay đoạn mở đầu nhưng càng đọc, càng suy ngẫm ta lại càng thấy từng tầng nghĩa sâu sắc cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật của tác phẩm. Đó chính là tiếng chửi của Chí Phèo Trong cơn say, hắn ngật ngưỡng bước đi và hắn chửi. Ban đầu hắn chửi trời vì trời sinh ra hắn một con người không hoàn thiện. Rồi hắn "chửi đời" vì đời bạc bẽo đã cưu mang hắn rồi lại vứt bỏ hắn. Tức quá, hắn "chửi cả làng Vũ Đại" đã đẩy hắn vào bi kịch tha hóa thê thảm. Nỗi cô độc đã lên đến tột độ, hắn"chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn"! Đau đớn nhất, Chí Phèo chửi "đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn" làm hắn mang những bi kịch lớn của cuộc đời. Chí Phèo chửi nhưng lời của hắn lại rơi vào trong im lặng đáng sợ. Không một ai đáp lại lời của hắn. Hắn chửi nhưng chất chứa bên trong là niềm khao khát được giao tiếp, được đồng vọng dù chỉ được đáp lại bằng một tiếng chửi. Nhưng đau xót thay, cả làng Vũ Đại quay lưng với hắn để cuối cùng hắn chửi nhau với ba con chó dữ: "Một thằng say và ba con chó dữ mà làm ầm ĩ cả làng". Chí Phèo thật sự đã bị gạt bỏ khỏi xã hội loài người. 18 Giáo viên: Trần Nam Phong Trường THPT Đức Thọ Giáo án BD HSG Ngữ văn 11 Tài hoa nghệ thuật Nam Cao được bộc lộ ngay trong đoạn mở đầu truyện ngắn. Nhà văn đã sử dụng rất thành công hình thái ngôn ngữ nửa trực tiếp để tạo nên hiện tượng đa thanh cho giọng điệu kể chuyện. Đoạn văn có lời kể khách quan xen lẫn lời nhận xét của tác giả, có cả lời nhủ thầm của dân làng: “Chắc nó trừ mình ra”. Như vậy, tuy dân làng Vũ Đại không xuất hiện nhưng ta vẫn thấy hình ảnh đám đông và thái độ của họ trước lời chửi Chí Phèo. Nổi bật lên tất cả là giọng Chí Phèo vừa có phần phẫn uất lại vừa cô đơn trước đồng loại: “Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! … Mẹ kiếp! Thế có phí rượi không?” Đó là lời kể của tác giả hay chính suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật đang cất lên tiếng nói. Nhờ tính chất đa thanh của giọng điệu kể chuyện đã dẫn đến một tính chất đặc sắc khác cho đoạn văn: tính đa nghĩa. Tiếng chửi không chỉ là khao khát được giao tiếp mà còn là sản phẩm của một con người bị rơi vào bi kịch bị tha hóa, không được sống đúng bản chất của một con người. Bên ngoài là tiếng chửi của một kẻ say nhưng bên trong thì hắn rất tỉnh. Lời chửi rất mơ hồ, không động chạm ai, quả là một kẻ say bình thường đang chửi. Nhưng hắn rất tỉnh, rất sáng suốt, không gian trong tiếng chửi thu dẹp dần từ cao đến thấp, từ rộng đến hẹp, từ vô địa chỉ đến có địa chỉ. Từ số đông, hắn chửi một người: “hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo”. Đẻ ra Chí Phèo “cả làng Vũ Đại cũng không ai biết” nhưng chúng ta, người đọc thì biết: Chính xã hội vô nhân đạo đã đẻ ra Chí Phèo – con quỷ dữ của làng Vũ Đại, đã sinh ra hiện tượng “Chí Phèo”. Như vậy, hắn mượn rượi để chửi, để phản ứng với toàn bộ xã hội vô nhân đạo. Từng lời cay độc ấy thoát ra nghĩa là lòng hắn đang gào thét cuồng điên, hắn chửi để thỏa mãn lòng rực lửa đốt khi mà cả làng Vũ Đại không ai lắng nghe hắn. Họ thành kiến với hắn. Tiếng chửi của Chí Phèo vừa mang tâm trạng bất mãn vừa là lời tố cáo sâu sắc xã hội vô nhân đạo với những nếp nghĩ lạc hậu đã cướp đi quyền làm người và ruồng bỏ hắn. Tiếng chửi thật chất là một tiếng kêu cứu thảm thiết của con người đáng thương bị què quạt cả về thể xác lẫn tinh thần cố níu chiếc phao đời để mà tồn tại. Ta đã từng đau xót cho số phận nghèo khổ, tăm tối của chị Dậu, chị Dậu nghèo tới mức phải bán con, bán chó, bán sữa nhưng Ngô Tất Tố không để chị bán nhân phẩm của mình. Còn Chí Phèo, hắn đã bán cả linh hồn cho quỷ dữ với cái giá rẻ bèo và cuối cùng bị ghẻ lạnh, cô đơn trong chính xã hội loài người.Trong đoạn văn, cứ sau một lời kể khách quan mang tính chất thông báo là một lời nhận xét của tác giả. Như vậy, bằng hiện tượng đa nghĩa của giọng điệu, ta không chỉ thấy thái độ, tình cảm của nhân vật mà còn cảm nhận được trái tim nhà văn đang lên tiếng. Đằng sau lời văn lạnh lùng gần như sắc lạnh ấy lại là một tấm lòng xót thương sâu sắc cho nhân vật và cả sự căm phẫn xã hội vô nhân đạo đã đẻ ra hiện tượng Chí Phèo. Tóm lại, đoạn văn được mở đầu bằng lời chửi của Chí Phèo không chỉ mang nét nghệ thuật dễ nhận thấy, nghệ thuật kết cấu, mà còn mang giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của ngòi bút thấm đẫm tinh thần Nam Cao. Càng đào sâu, càng nghiền ngẫm, người đọc sẽ tìm cho mình những suy nghĩ sâu sắc hơn về kiệt tác “Chí Phèo”.“Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Chi tiết “tiếng chửi” của Chí Phèo đã góp phần làm nên thành công của nhà văn lớn Nam Cao. Nó đã khái quát lên một chân lý nghệ thuật: nghệ thuật chân chính không những tìm thấy cái bình thường trong sự phi thường mà còn phát hiện cái phi thường trong sự bình thường, thậm chí tầm thường. Chỉ có nhà văn lớn có khối óc và trái tim lớn mới làm được điều đó. Đề bài 2: Nhận xét về sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân viết: "Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp dân nghè. Thach Lam là một nhà văn quý mến cuộc sống, trang trọng trước sự sống của mọi người xung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch Lam, vẫn thấy đầy đủ cái dư vị mà nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm thất văn học". (Theo tuyển tập 19 Giáo viên: Trần Nam Phong Trường THPT Đức Thọ Giáo án BD HSG Ngữ văn 11 Nguyễn Tuân, tập III, NXB văn học Hà Nội, 1996, trang 375) Anh, chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Dựa và một số sáng tác của Thạch Lam, hãy chứng minh ý kiến đó. (Đề thi học sinh giỏi quốc gia năm 2000, Bảng A) Bài Làm: Giữa bộn bề phồn tạp buổi chợ phiên văn chương, giữa náo nhiệt đông đúc của gian hàng lãng mạn, Thạch Lam được nhật như một khách hàng đặc biệt. Con người của Tự lực văn đoàn ấy đã không đưa ta tới những chân trời phiêu du, mộng tưởng của những tình yêu, khát vọng thường thấy trong trời lãng mạn mà dắt ta đi vào giữa cõi đời ta đáng sống, con người dịu dàng nhân ái ấy đã nguyện gắn ngòi bút của mình với những kiếp người đau khổ, vẫn luôn trân trọng sự sống nơi trần gian. Nói như Nguyễn Tuân: "Xúc cảm của nhà văn Thạch Lamthường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp dân nghè. Thach Lam là một nhà văn quý mến cuộc sống, trang trọng trước sự sống của mọi người xung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch Lam, vẫn thấy đầy đủ cái dư vị mà nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm thất văn học". Cũng là một nhà văn có tâm huyết với đời, Nguyễn Tuân đã đem tấm lòng mình ra để cảm Thạch Lam, để thấy được bên trong dòng chữ rất đỗi yêu bình ấy là cả trái tim một con người không khi nào vơi cạn tình yêu cuộc sống và tình yêu với dân nghèo. Lời nhận xét của Nguyễn Tuân đã khái quát được phẩm chất tâm hồn Thạch Lam và những giã trị đích thực của văn chương Thạch Lam. Giống như cái cây xanh ngoài kia hút màu từ đất mẹ, tác phẩm văn học phải bắt rễ sâu chắc vào mảnh đất cuộc đời để từ đó toả ra tán lá rộng, dày góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Hơn thế tác phẩm nghệ thuật phải là tiếng nói xuất phát từ những rung động chân thực của nhà văn trước hiện thực, nẩy nở lên từ những tình cảm của nhà văn dành cho con người. Nhà văn phải biết sống hết mình. Nếu thiếu đi trái tim đầy tình yêu thương của nhà văn thì cái hiện thực kia sẽ mãi mãi nằm trong yên lặng. Vâng, không gì khác ngoài tình yêuvà tâm huyết của nghệ sĩ đã làm nên giá trị cho tác phẩm. Giá trị của những truyện ngắn của Thạch Lam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nguyễn Tuân cho rằng: " Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp dân nghè". Sống trong lòng chế độ thực dân nửa phong kiến, chứng kiến biết bao bất công tàn bạo của một chế độ mục rữa, thối nát, Thach Lam đã dám nhìn thẳng vào sự thực ở đời để thấy được bao kiếp người đang quằng quại đau khổ, đang vật vã trong những bế tắc không lối thoát. Mảnh đất hiện thực nghiệt ngã ấy đã tác động vào tâm hồn nhà văn, khơ gợi lên những cảm xúc, những rung động yêu thương chân thành. Có lẽ Thạch Lam đã đau nỗi đau của con người trong thời đại ông đến thế nào, ông mới có thể bước qua những ngưỡng cửa văn học lãng mạn để đến với văn học hiện thực. Chúng ta không quên quan niệm bất hủ của ông về văn chương:" Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn". Chính nhận thức đúng đắn ấy đã giúp cho Thạch Lam có được những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp dân nghèo. Những "chân cảm"- phải chăng Nguyễn Tuân muốn nhấn mạnh độ chân thực trong cảm xúc, tình cảm của Thạch Lam? Và có lẽ Nguyễn Tuân đã nói lên được dòng tư tưởng, tình cảm dào dạt trong những sáng tác của T . Lam, cái đề tài mà mà ông quan tâm hướng tới. Hiện thực cuộc sống là rộng lớn, là vô cùng. Và mỗi nhà văn với chiếc xẻng nghệ thuật trong tay mình đã đào xới một mảnh đất để lật lên những vỉ hiện thực và tìm cho mình thế giới hình tượng trong đó. Nếu như Vũ Trọng Phụng xuất sắc ở mảng đề tài về cuộc sống thành thị của xã hội "chó đểu", nếu như Nguyễn Công Hoan tài năng trong việc khắc học 20 Giáo viên: Trần Nam Phong
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng