Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bc thuhoach ptth...

Tài liệu Bc thuhoach ptth

.DOCX
17
344
116

Mô tả:

UBND TỈNH DAK LAK CỘNG HÒA XÃ HỘI VÀ CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CĐSP ĐAK LAK Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP SƯ PHẠM NĂM THỨ II I.SƠ YẾU LÍ LỊCH CỦA HỌC SINH: Họ và tên sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền GIỚI tính: Nữ Dân tộc: Kinh Ngày tháng năm sinh: 06/08/1996 Nơi sinh: Bệnh viên đa khoa tỉnh Đak Lak Địa chỉ : 169/16 Y Ngông- P.Tân Thành – TP.Buôn Ma Thuột – Đak Lak Ngành đào tạo: Sư Phạm Toán Thực tập tạo lớp: 6A5 Lớp: Sư phạm Toán Khóa:40 Trường thực tập: THCS Ngô Quyền Giaos viên hướng dẫn giảng dạy: Huỳnh Thị Hồng Tân Giaos viên hướng dẫn chủ nhiệm: Huỳnh Thị Hồng Tân II.TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO: 1.Tìm hiểu thực tế giáo dục: a) Ý thức, tinh thần, thái độ tìm hiểu thực tiễn giáo dục: Ý thức được tầm quan trọng của đợt thực tập này rất quan trọng vì đây là bước đầu để làm hành trang cho mình về vốn kiến thức và kinh nghiệm cho công tác giảng dạy sau này. Đem những điều học được ở trường để áp dụng vào thực tiễn giảng dạy, tạo điều kiện thực tập khi ra trường sau này. Ý thức được điều đó nên em đã vào cuộc bằng tinh thần học hỏi chân thành với thái độ nghiêm túc. Đầu tiên là hai bài báo cáo của trường + Bài báo cáo 1: Do thầy Hiệu trưởng Nguyễn Mạnh Tiến báo cáo về tình hình cơ cấu tổ chức- nội dung công tác của trường về các hoạt động cũng như các thành tích mà nhà trường đã đạt được. Em vô cùng tự hào vì được thực tập trong một ngôi trường có bề dày thành tích , có đội ngũ giáo viên giỏi , học sinh giỏi các cấp đạt tỉ lệ cao, các tổ chuyên môn đều hoạt động mạnh. + Bài báo cáo 2: Hoạt động đoàn đội do Cô Hoàng Thị Ánh Tuyến báo cáo: Đây là hoạt động thế mạnh của trường với nhiều phong trào thi đua nhằm giáo dục đạo đức và nâng cao ý thức học tập của học sinh như: phong trào TDTT , phong trào “Nuôi heo đất” ,phong trào thu gom lon bia, phong trào thi đua lập thành tích ngày 8/3… Đội cũng được công nhận vững mạnh được tặng nhiều bằng khen do Huyện đoàn, Tỉnh đoàn trao tặng. Bài học kinh nghiệm: + Địa phương rất quan tâm đến hoạt động giáo dục nên hoạt động của trường cũng đạt nhiều thành tích cao. + Đội ngũ thầy cô giáo trong trường có tinh thần đoàn kết trong chuyên môn, trong đời sống nên đây là tập thể vững mạnh. + Hoạt động đoàn đội có nhiều phong trào vui chơi lành mạnh,thu hút nhiều học sinh tham gia, nhờ đó giúp các em tránh được các tệ nạn xã hội. Trong 3 tuần thực tập, bản thân em cũng có ý thức tinh thần,thái độ tìm hiểu thực tiễn khá tốt. Tiếp xúc trò chuyện với học sinh để nắm tình hình học tập, hoàn cảnh gia đình.Nghe báo cáo của Ban giám hiệu nhà trường để nắm cơ cấu của trường thực tập. Dự giờ các tiết dạy của giáo viên trong trường, các sinh viên thực tập để học tập kinh nghiệm giảng dạy. Làm công tác chủ nhiệm lớp, tiếp xúc thực tế với việc quản lí học sinh tạo cơ sở cho việc giảng dạy sau này của bản thân. Thông qua các báo cáo tìm hiểu cách thức hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, tìm hiểu hoạt động của chi đội. Bên cạnh đó, do thời gian ngắn nên việc tìm hiểu chưa được sâu sắc, chưa nắm rõ hết thực tế giảng dạy cơ câu của nhà trường. b)Các biện pháp tìm hiểu: - Nghe báo cáo: Khái quát về tình hình nhà trường. - Nghiên cứu hồ sơ về: Công tác chuyên môn và công tác chủ nhiệm. - Điều tra thực tế: Thông qua giao tiếp với giáo viên cũng như học sinh trong trường. III.TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN: 1.TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG: a) Vị trí địa lí: Thị trấn Eapok nằm về phía nam của huyện CưMgar, cách trung tâm huyện 4km, cách trung tâm TP.Buôn Mê Thuột 12km về phía bắc, có vị trí tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau: - Phía Bắc giáp với xã Quảng Tiến; Phía Nam giáp với xã Cư Suê; Phía Đông giáp với xã Ea Đrong; Phía Tây giáp với xã Ea Mnang; b) Về dân số: - Tổng số hộ: 3.225 - Tổng số khẩu: 16.384, trong đó DTTS có 1628 hộ, 8.932 khẩu,chiếm trên 50% dân số toàn địa bàn. c) Về tôn giáo: Có 03 tôn giáo chính: Đạo Công giáo có 103 hộ với 751 khẩu, Đạo Phật giáo có 372 hộ với 1650 khẩu, Đạo Cao đài có 9 hộ với 45 khẩu, Đạo Tin lành có 920 hộ với 4686 khẩu. Đạo Tin lành đươc hình thành và hoạt động từ những năm 2000, được tập trung chủ yếu tại các Buôn đồng bào DTTS tại chỗ,được pháp luật cho phép hoạt động dưới sự hướng dẫn của 02 Ban chấp sự. d) Về địa dư hành chính: Thị trấn có 16 thôn ,buôn,tổ dân phố ( 6 thôn,5 tổ dân phố và 5 buôn) các TDP được thành lập trên cơ sở tách và đổi tên các thôn để phù hợp với quy hoạch trung tâm thị trấn với diện tích 151ha. e)Về kết cấu cơ sở hạ tầng xã hội: - Đường giao thông: 81km, trong đó có 7km đường nhựa liên xã Eapok – EaMnang, 5km đường nhựa liên thôn- buôn, 5km đường bê tong trong cụm dân cư, còn lại là đường cấp phối cứng. - Thị trấn có chợ trung tâm ( hạng 3), 01 bưu điện, 01 trạm y tế, 15 nhà sinh hoạt cộng đồng. -Trên địa bàn có 08 đơn vị trường học : 02 trường mầm non, 04 trường tiểu học, 02 trường THCS, tổng số học sinh hiện nay là: 2.793 em, trong đó học sinh DTTS : 1.800 em, chiếm tỉ lệ 64,44%. Cụ thể như sau: + Bậc mầm non: 522 cháu, DTTS : 347 cháu +Bậc tiểu học: 1.361 em, DTTS : 828 em. +Bậc THCS: 900 em, DTTS : 525 em. -Đội ngủ cán bộ quản lý và giáo viên: 267 người, cán bộ quản lý 20 người. + Trình độ chuyên môn: Đại học 119 người, Cao đẳng 94 người, trung cấp chuyên nghiệp 51 người, Sơ cấp 3 người.  Từ những đặc điểm về tư nhiên và xã hội nói trên có thể khái quát một số thuận lợi và khó khăn về điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn thị trấn như sau: 1. Về thuận lợi: -Thị trấn EaPốk có vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ phía Nam của huyện, có tuyến tỉnh lộ 8 đi qua, nằm tiếp giáp với trung tâm kinh tế lớn của tỉnh như: TP BMT, Khu công nghiệp Tân An, Trung tâm huyện…. Đây là điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. -Thị trấn có điều kiện tự nhiên khí hậu, đất đai rất đa dạng, đất bazan chiếm tỉ lệ lớn, thích hợp cho việc thâm canh, đa dạng hóa các loại hình sản xuất, các loại cây trông vật nuôi. Chuyển đổi cây trồng, cơ cấu đất đai theo hướng sản xuất hang hóa với những sản phẩm có chất lượng cao cho tiêu dùng và cho xuất khẩu. -Nền kinh tế của thị trấn đang có những bước phát triển đúng hướng, làm tiền đề cho phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Bên canh đó là nguồn lao động dồi dào, lao động trẻ, có sức khỏe, đây là nguồn lực lớn để khai thác tiềm năng và phát triển lợi thế sẵn có trong những năm tiếp theo. -Kết cấu hạ tầng nông thôn đươc từng bước đầu tư xây dựng ( đường, trường, trạm, các thiết chế văn hóa ) cơ bản đáp ứng yêu cầu hưởng thụ, học tập, vui chơi, giải trí của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. -Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và nhân dân các dân tộc trên địa bàn đoàn kết, thống nhất ý kiến và hành động. Nên đã phát huy được các nguồn lực để thực hiện tốt các mục tiêu xã hội hóa giáo dục, xóa đói giảm nghèo, giữ vững tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. 2. Khó khăn: -Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá nhưng không ổn định, thiếu bền vững. Cơ cấu kinh tế hiện nay chủ yếu là ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn, sự chuyển dịch cơ cấu mới chỉ ở bước đầu, hiệu quả chưa cao. Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chậm phát triển. -Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa áp dụng có hiệu quả các tiến bộ hoa học kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi. Các cây trồng chủ lực như cà phê, cao su, hồ tiêu đang có chiều hướng giảm về sản lượng và chất lượng sản phẩm. -Kết cấu hạ tầng chậm được đầu tư xây dựng nên ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội trong nhiều năm qua. Đời sống nhân dân tuy từng bước được nâng lên nhưng nhìn chung mức sống vẫn ở mức sống trung bình, tỉ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ tái nghèo vẫn còn cao ( 11,9 % ), do công tác giảm nghèo thiếu bền vững. -Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tuy được giữ vững nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ổn định ( vượt biên, sinh hoạt đạo trái phép ). Từ những thuận lợi khó khăn nêu trên, đảng bộ và chính quyền và nhân dân thị trấn trong nhiều năm qua đã nỗ lực, phấn đấu vượt qua những khó khăn nhằm mục tiêu xây dựng thị trấn ngày càng giàu về kinh tế, quốc phòng, an ninh được giữ vững,, đời sống tinh thần, vật chất của người dân được nâng lên.  Một số chỉ tiêu về kinh tế-xã hội chủ yếu của thị trấn. + Về kinh tế. -Tổng sản lượng lương thực (quy thóc) ước đạt : 3,536 tấn. -Tổng sản phẩm xã hội ước đạt : 450 tỷ. -Thu nhập bình quân đầu người :27 triệu/năm. -Tổng thu ngân sách trên địa bàn : 1,135 triệu đồng . -100% số hộ có phương tiện nghe, nhìn. -99.2% số hộ sử dụng điện lưới quốc gia. -80% số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh. -Thủy lợi đảm bảo nước tưới tiêu cho hơn 80% diện tích cây trồng. +Về văn hóa xã hội: -13/16 thôn,buôn,tổ dân phố được công nhận thôn, buôn, tổ dân phố cấp huyện. -88,7% số hộ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa. -Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chí mới( trong đó tỷ lệ sinh 1%,tỷ lệ sinh con hứ ba là 14%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 17%) -Hàng năm đều được công nhận đơn vị đạt chuẩn phổ cập THCS, tiểu học đúng độ tuổi và Mầm non cho trẻ 5 tuổi - 5/8 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I, chiếm tỷ lệ 63% -Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi ra lớp đạt 99.4% -Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100% -Tỷ lệ học sinh tố nghiệp THCS đạt tỷ lệ 99.8% -Đội ngũ giáo viên cơ bản đạt chuẩn và trên chuẩn -Hàng năm giảm từ 2 đến 3%hộ nghèo 2) TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG. a) Đặc điểm tình hình Trường THCS Ngô Quyền tiền thân là trường PTCS cấp I.II Lê Đình Chinh ngày ấy. Được thành lập theo quyết định số 35/TCCB ngày 10 tháng 8 năm 1995 của Sở giáo dục và Đào tạo Đăk Lăk. Những ngày đầu tiên của năm học ngôi trường chỉ có 12 lớp với tổng số 401 học sinh được được chi làm bốn khối lớp:6 , 7,8,9. Tổng số cán bộ, công nhân viên: 12 đồng chí. Cơ sở vật chất nghèo nàn chỉ có 5 phòng xây bán kiên cố, 2 phòng ván tạm bợ, cổng trường tường rào chưa có. Nhưng đến nay trường đã có cơ sở vật chất khang trang với 17 phòng học trong đó có 8 phòng học kiên cố, 2 phòng học tin, 2 phòng thực hành, 1 phòng học tiếng anh, 1 phong thư viện, 1 phòng y tế, 1 dãy nhà hiệu bộ,, diện tích đất 8532,9 m2. Năm học 2010 – 2011 nhà trường vô cùng vinh dự được đón nhận danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1. Danh hiệu vinh dự ấy là nguồn động lực tin thần vô cùng lớn lao cho tập thể Cán bộ, giáo viên, công nhân viên, và toàn thể các em học sinh nhà trường tiếp tục nổ lực thi đua dạy tốt, học tốt trên hành trình bước tiếp trong phong trào giáo dục của xã nhà và ngành giáo dục cả nước nói chung. Trường có 21 đảng viên luôn tiên phong gương mẫu trong mọi hoạt động giáo dục, trong năm học qua đã tổ chức đại hội chi bộ nhiệm kì 2015-2017.Chi bộ đã thường xuyên cử các đồng chí đảng viên xuống cơ sở để vận động học sinh ra lớp, đến buôn kết nghĩa ( Buôn Kner – Xã Eatul) để nắm tình hình vận động nhân dân sản xuất và tặng quà cho những hộ nghèo khó khăn. • Tổng số học sinh, Cán bộ giáo viên nhân viên hiên nay: - Tổng số học sinh toàn trường: 619 học sinh, chia thành 21 lớp. Trong đó: + Nam: 300 học sinh. + Nữ 319 học sinh + Dân tộc thiểu số: 254 em ( Nam dân tộc: 123, Nữ dân tộc: 131) +H Học sinh khuyến tật: 6 em. - Cán bộ quản lý, giáo viên toàn trường: 54 người. Nam: 14 người. Nữ: 40 người. Nhân viên là người dân tộc thiểu số: 1 người. Đảng viên: 21. Trong đó: + Biên chế: 52 người. + Ban giám hiệu: 3 người. + Giáo viên:42 người (hợp đồng: 2 người) + Chuyên trách PC THCS: 1 người. Tổng phụ trách: 1 người. + Văn thư: 1 người. + Kế toán: 1 người. + Thư viện:1 người. + Thiết bị: 2 người. + Y tế học đường: 1 người + Bảo vệ nhà trường: 1 người. - Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên: + Đại học: 34 người. + Cao đẳng: 15 người + Trung cấp: 2 người. - Các tổ chuyên môn: Gồm 6 tổ, trong đó: + 5 tổ chuyên môn: Tổ Toán – Lý, tổ Hóa – Sinh – Thể, tổ Sử - Địa, tổ Văn, tổ Tiếng Anh – Mỹ Thuật- Âm nhạc + 1 tổ văn phòng. b) Thành tích và kết quả đạt được: + Tập thể: Năm học Từ 1995 đến 2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 Tập thể TT Lao động tiên tiến TT Lao động xuất sắc TT Lao động xuất sắc TT Lao động tiên tiến Hoàn thành nhiệm vụ Hoàn thành nhiệm vụ TT Lao động tiên tiến Chi bộ Công đoàn Chi đoàn Liên đội Vững mạnh Vững mạnh Vững mạnh Vững mạnh xuất sắc xuất sắc xuất sắc Vững mạnh Vững mạnh Vững mạnh Vững mạnh xuất sắc xuất sắc xuất sắc Vững mạnh Vững mạnh Vững mạnh Vững mạnh xuất sắc xuất sắc xuất sắc Vững mạnh Vững mạnh Vững mạnh Vững mạnh xuất sắc xuất sắc Vững mạnh Vững mạnh Vững mạnh Vững mạnh xuất sắc Vững mạnh Vững mạnh Vững mạnh Vững mạnh xuất sắc Vững mạnh Vững mạnh Vững mạnh Vững mạnh xuất sắc xuất sắc xuất sắc + Cá nhân: Năm học 1995-2008 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 Đạt CSTĐ Cấp tỉnh / / / / / 1 Cấp huyện 19 04 04 02 02 06 Giaos viên giỏi Cấp tỉnh 04 02 / 01 01 / Cấp huyện 24 07 / 05 / 06 Lao động tiên tiến 352 30 30 30 37 48 - Học sinh giỏi cấp trường: 84 em ; Cấp huyện : 34 em ; Cấp tỉnh : 4 em - Giải toán trên máy tính cấp trường: 6 học sinh ( KK:1; CN: 5 ) - Giải toán (violympic) trên mạng cấp trường: 11 học sinh ( Nhất: 1; Ba: 2; KK: 8) - Tiếng anh trên mạng cấp trường: 30 học sinh; Cấp huyện 13. - Thi học sinh giỏi 9 môn văn hóa cấp trường 27 em, cấp huyện 8 em, cấp tỉnh 2 em. - Tham gia hội khỏe phù đổng cấp trường: 10 em (10 KK); Cấp huyện đạt: 4 em (Nhất: 1; Nhì: 1; Ba: 2). - Thi liên môn cấp trường: 10 (A: 10, KK: 2, CN: 7); Cấp tỉnh: 1 KK - Sáng kiến kinh nghiệm: Có 9/9 sáng kiến kinh nghiệm đạt cấp trường; 5 sáng kiến kinh nghiệm cấp huyện, 1 đề nghị công nhận cấp tỉnh. - Bài dự thi tích hợp: Cấp trường đạt 13 bài; Cấp huyện đạt 8 bài. - Hội đồng thi đua trường khen thưởng Tập thể tiên tiến: 2 ( tổ Văn và tổ Anh văn – Mỹ thuật) - Hội đồng thi đua huyện khen thưởng: Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh ( 1 ), cấp cơ sở ( 5 ), Khen 6, Lao động tiên tiến 50. - Hội đồng thi đua tỉnh tặng bằng khen. 3. TÌNH HÌNH TỔ CHUYÊN MÔN -Tổ Toán có tổng số 12 đồng chí trong đó có 8 nữ, 4 nam,có 3 Đảng viên( thầy Đàm Công Trung, Cô Hoàng Thị Hải, Cô Vũ Thị Hồng Xuyên). -Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh : Vũ Thị Hồng Xuyên (Năm 2005),Cô Hoàng Thị Thủy. -Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: Thầy Ngô Minh Giang(Năm 2016). -Các giáo viên của tổ chuyên môn đều đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường. -Chức vụ: +Hoàng Thị Hải : Tổ Trưởng. +Nguyễn Thị Phương Thảo: Tổ phó - Phân công chuyên môn: Stt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Họ và tên Hoàng Thị Hải Nguyễn Thị Phương Thảo Vũ Thị Hồng Xuyên Nguyễn Thị Tương Đàm Công Trung Đàm Công Lai Huỳnh Thị Hồng Tân Nguyễn Mạnh Tân Hoàng Thị Thủy Tống Thị Thanh Hà Ngô Minh Giang Trần Thị Tố Đoan  Một số thành tích đã đạt được : Giảng dạy bộ môn Toán Tin Toán Toán Toán+Tin Toán+Công nghệ Toán+Tin Tin Lý Lý Lý Toán +Thi violympic cấp trường có 12 học sinh +Giải toán Fx cấp huyện có 1 em đạt giải khuyến khích . +Chuẩn bị thi giải toán trên máy tích cấp huyện +Giáo viên thi dạy giỏi đạt kết quả cao: Thầy Ngô Minh Giang đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện. - Giáo viên tổ Toán nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc được giao, đội ngũ cán bộ trẻ có tâm huyết với nghề. Đầu tư cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhiều năm. - Nhiều thầy cô đạt giáo viên dạy giỏi. IV)THỰC TẬP CHỦ NHIỆM LỚP: 1)Tìm hiểu đặc điểm lớp chủ nhiệm: Em được sự phân công của trường vào chủ nhiệm lớp 6A5 Trường THCS Ngô Quyền, được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Huỳnh Thị Hồng Tân. Đặc điểm của lớp học: + Thuận lợi: Lớp có nhiều học sinh giỏi, đa số các em là học sinh chăm ngoan, biết nghe lời người lớn, ý thức tổ chức kỉ luật tốt. Có đội ngũ ban cán sự lớp gương mẫu, có trách nhiệm. + Khó khăn: Học sinh đồng bào ở xa trường nên cũng có phần làm ảnh hưởng đến giờ giấc nề nếp của lớp. 2) Đặc điểm tình hình chung của lớp: Lớp 6A5 , giáo viên chủ nhiệm là cô Huỳnh Thị Hồng Tân – giáo viên dạy môn Toán. Tổng số học sinh của lớp là 27 ,trong đó có 19 nữ và 8 nam, 7 em là dân tộc thiểu số. Tất cả đều là đội viên. + Về học lực: Học kì I vừa qua lớp có 10 học sinh giỏi, 17 học sinh khá, không có học sinh nào xếp loại trung bình, yếu, kém. + Về hạnh kiểm: Có 27 học sinh đạt loại tốt, không có học sinh xếp loại khá,trung bình,yếu, kém.  Thuận lợi: Lớp có nhiều học sinh giỏi. Đa số các em đều chăm, ngoan, biết nghe lời,có ý thức chấp hành các nội quy của trường tốt, nhiệt tình năng nổ trong các hoạt động phong trào. Đa số học sinh của lớp ở trên địa bàn thị trấn EaPok nên thuận lợi cho việc đi lại và học tập. Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường và Hội phụ huynh học sinh của lớp. Gia đình đã cam kết với giáo viên chủ nhiệm để thực hiện nề nếp giáo dục tốt đạo đức của học sinh. Lớp có đội ngũ giáo viên giảng dạy nhiệt tình, chuyên môn vững vàng.  Khó khăn:  Nhiều em học sinh đồng bào ở xa trường nên có phần làm ảnh hưởng đến nề nếp của lớp. 3) Kết quả thu hoạch thực tập chủ nhiệm: Sau gần ba tuần thực tập giúp bước đầu làm quen với công tác chủ nhiệm, làm cơ sở để sau này ra trường làm tốt công tác chủ nhiệm ở trường phổ thông. Giups em có điều kiện tiếp xúc với học sinh, từ đó nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của học sinh để qua đó giảng dạy và giáo dục học sinh có hiệu quả. Bồi dưỡng lòng yêu nghề, yêu trẻ. Tăng them niềm tin, giữ vững lập trường trên con đường mà mình đã chọn đó là nghề giáo. Tin tưởng vào tương lai tốt đẹp sau khi ra trường. Tăng thêm lòng yêu thương con người, quê hương đất nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa. Để từ nay trở về sau nỗ lực cống hiến hết tài năng và sức lực để phục vụ cho xã hội, cho đất nước. Vì vậy qua đợt thực tập này, khi trở về trường sư phạm em sẽ phải tăng cường học hỏi rèn luyện để tăng cường kiến thức chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp như kĩ năng giao tiếp, soạn thảo báo cáo kế hoạch,… Ngoài ra còn phải rèn luyện tính kĩ thuật, cẩn thận , tỉ mỉ, chính xác , kiên trì,…  Những kinh nghiệm chủ nhiêm lớp tốt hơn: Cần phải quan tâm, gần gũi với lớp, với học sinh, thường xuyên lên lớp để nắm bắt tình hình học sinh, tâm tư tình cảm của học sinh, phải quan tâm đến từng em một,đặc biệt là những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những em học kém để có biên pháp giúp đỡ kịp thời. - Phải có long thương yêu con người, yêu nghề thực sự mới có thể làm tốt công tác chủ nhiệm. - Phải có tấm gương đạo đức mẫu mực để học sinh noi theo học tập. - Hiểu biết nhiều hơn về tâm sinh lí cũng như tình cảm của học sinh.Điều này sẽ giúp ích cho em rất nhiều trong công tác giáo dục sau này. - Trước khi lên lớp phải xem kĩ bài, dự kiến các tình huống sư phạm có thể xảy ra cũng như dự đoán trước những chỗ học sinh khó hiểu trong bài học để kịp thời giải đáp cho học sinh hiểu. - Phải nắm được lịch học của lớp để có kế hoạch sinh hoặt hợp lí. - Luôn quan tâm, chăm sóc, thương yêu, uốn nắn học sinh kịp thời. - Khi đứng lớp giáo viên phải ân cần, bao quát lớp. - Xử lí các tình huống sư phạm một cách hợp lí , linh hoạt không nên máy móc rập khuôn. - Giongj nói to rõ, phát âm chuẩn với âm lượng vừa đủ nghe. - Giaos viên nên hình thành cho học sinh những nè nếp, kỉ luật riêng của lớp mình ngoài những nội quy chung của trường. - Không ngừng trao đổi kinh nghiệm và tiếp thu không ngừng những phương pháp giáo dục mới. - Nhận ra những mặt thiếu sót của bản thân trong lĩnh vực chuyên môn, từ đó có hướng khắc phục và tự hoàn thiện hơn. V)THỰC TẬP GIẢNG DẠY: 1) Nhận thức của bản thân về công tác giảng dạy: Lần đầu tiên đứng lên bục giảng chắc chắn sẽ không tránh khỏi lo âu, lúng túng, vì vậy trước khi đi thực tập em đã chuẩn bị sắn tâm thế sẵn sang để có thể bình tĩnh tự tin khi đứng lớp, chuẩn bị kí càng về nội dung mình sẽ giảng dạy, phương pháp giảng dạy phù hợp với sở trường của mình để cho việc giảng dạy thành công có hiệu quả. Nhận thức được ý nghĩa hết sức quan trọng của việc giảng dạy trong đợt thực tập lần này.Là cơ hội tốt để em có thể tập thực hành giảng dạy vì học ở trường cao đẳng ít có cơ hội được thực tập đứng lớp. vì vậy khi đến mái trường này em đã cố gắng hết mình để được lên lớp càng nhiều càng tốt. Được tiếp xúc, quan sát trực tiếp cách giảng dạy của nhiều giáo viên dạy giỏi giúp em có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm, nhiều phương pháp dạy học hay. Là cơ hội để em có thể đem nhiều kiến thức đã học trong trường cao đẳng áp dụng vào thực tế giảng dạy, từ đó đề ra phương hướng phấn đấu hợp lý sau khi trở về trường sư phạm. Việc thực tập giảng dạy trên lớp rất cần thiết cho bản thân: một mặt thông qua việc thực tập giảng dạy trên lớp tôi rèn luyện và hình thành cho bản thân mình phong cách sư phạm như tác phong nghiêm túc,tự tin trước học sinh. 2) Kết quả thực giảng dạy: Em đã dự được 09 tiết của các thầy cô giáo và các bạn giáo sinh, trong đó có 06 tiết của các thầy cô bộ môn và 03 tiết của giáo sinh. Soạn 04 giáo án và 04 giáo án đều được giáo viên hướng dẫn duyệt và dạy trên lớp. Dạy được 04 tiết trong đó 04 tiết có người dự giờ.  Danh sách dự giờ các giáo viên: ST T 1 2 3 4 5 6 Họ và tên Huỳnh Thị Hồng Tân Huỳnh Thị Hồng Tân Đàm Công Trung Vũ Thị Hồng Xuyên Vũ Thị Hồng Xuyên Đàm Công Trung Ngày dạy Tiết Tiết Môn TKB PPCT học 25/02/2016 2 75 ĐS Lớp Tên bài dạy 6A5 25/02/2016 3 52 HH 8A5 25/02/2016 3 51 ĐS 7A5 HH 9A6 HH 9A6 Quy đồng mẫu nhiều phân số LT: giải bài toán bằng cách lập phương trình. Gía trị của một biểu thức đại số LT: Đồ thị hàm số y=ax2 Tứ giác nội tiếp ĐS 7A2 26/02/2016 2 27/02/2016 1 03/03/2016 48 Đơn thức đồng dạng  Danh sách dự giờ các giáo sinh: STT Họ và tên Ngày dạy Tiết Tiết Lớp Môn TKB PPCT học 05/03/2016 1 47 7A5 HH 1 Phan Văn Hùng 2 Nguyễn Minh Thân 05/03/2016 2 3 Huỳnh Văn Tài 05/03/2016 4 50 9A4 HH 6A5 ĐS Tên bài dạy Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác Đường tròn nội tiếp.Đường trong ngoại tiếp. Tính chất cơ bản của phép cộng phân số.  Danh sách các bài đã dạy: STT Ngày dạy Lớp 1 27/02/2016 2 Tiết PPCT Môn Tên bài dạy 8A5 Tiết TKB 1 HH 29/02/2016 6A5 3 HH 3 29/02/2016 6A1 4 HH 4 02/03/2016 6A5 3 ĐS Trường hợp đồng dạng thứ nhất. LT:Tia phân giác của góc LT:Tia phân giác của góc Phép cộng phân số  Thuận lợi: Được thực tập tại trường có chất lượng cao, nhiều giáo viên dạy giỏi. Đa số học sinh có hộ khẩu trong địa bàn, đa số học sinh chăm ngoan, biết nghe lời người lớn, số lượng học sinh giỏi cao luôn đứng đầu trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Thầy cô giáo hướng dẫn nhiệt tình, có năng lực chuyên môn cao. Cơ sở vật chất hỗ trợ cho việc giảng dạy và học tập của học sinh đầy đủ. Nhà trọ gần trường nên thuận tiện cho việc đi lại. Trường ở trung tâm thị trấn việc sinh hoạt tương đối thuận lợi.  Khó khăn: Thời gian thực tập ngắn nên chưa tìm hiểu kỹ về học sinh, nhà trường, chưa tham gia được nhiều các hoạt động của trường. Thời tiết nắng nóng nên các hoạt động ngoài trời bị hạn chế. Phần lớn học sinh là con em của những gia đình lao động nghèo nên sự quan tâm đến việc học của các em còn hạn chế. Các em chưa ý thức được việc học. Trình độ của học sinh chưa đồng đều. VI)TỰ ĐÁNG GIÁ , KIẾN NGHỊ: 1) Ưu điểm: Về phẩm chất: Tác phong nghiêm túc, ý thức tổ chức kỉ luật tốt, chấp hành tốt nội quy của nhà trường, yêu thích và nhiệt tình trong việc giảng dạy, tham gia đầy đủ các hoạt động, phong trào do nhà trường phát động… Về năng lực: Kiến thức chuyên môn tương đối tốt. 2)Khuyết điểm: Cần học hỏi nhiều thêm để trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như kĩ năng đứng lớp. Chưa đi tìm hiểu thực tế được nhiều gia đình học sinh. 3)Kiến nghị: Trường Cao đẳng Sư phạm Đak Lak nên cho học sinh thực tập với thời gian dài hơn để thự tập được nhiều hơn. Cumgar, ngày 08 tháng 03 năm 2016 Sinh viên thực tập (Kí và ghi rõ họ tên) Phạm Thị Thu Hiền VII) NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP: 1) Tinh thần, thái độ ,tác phong và năng lực hoàn thành nhiệm vụ của sinh viên: ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… 2) Điểm:………………………… Xếp loại:…………………………….. Eapok, ngày 10 tháng 03 năm 2016 Giaos viên hướng dẫn (Kí và ghi rõ họ tên) Huỳnh Thị Hồng Tân Ý KIẾN CỦA NHÓM TRƯỞNG: ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Đề nghị nhóm trưởng xếp loại chung (Kí và ghi rõ họ tên) Phạm Thị Thu Hiền XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Mạnh Tiến
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan