Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Bc thuc tap _hòa k4dncn

.DOC
136
149
77

Mô tả:

Trường ĐH Kinh tế & QTKD  Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1 Tên và địa chỉ của Doanh nghiệp Tên giao dịch : Công ty cổ phần Thuỷ sản và Du lịch Quan Sơn Địa chỉ : Công ty trải dài trên 16km thuộc ba xã của huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội: xã Hợp Tiến, Tuy Lai, Thượng Lâm và hai xã thuộc huyện Kim Bôi tỉnh Hoà Bình: xã Cao Dương , xã Cao Thắng. Trụ sở chính của công ty: xã Hợp Tiến, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. 1.1.2 Hình thức hoạt động Công ty Cổ phần Thuỷ sản và Du lịch Quan Sơn hoạt động theo luật doanh nghiệp được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá X, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/06/1999. Được chủ động sử dụng toàn bộ tài sản tiền vốn đã cổ phần hoá để tổ chức sản xuất kinh doanh, có trách nhiệm kế thừa mọi quyền lợi, nghĩa vụ của doanh nghiệp nhà nước trước khi cổ phần hoá và có các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Quyền sở hữu và mọi quyền, lơi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước mua cổ phần của công ty và được nhà nước bảo hộ theo quy định của pháp luật. Công ty có tư cách pháp nhân được sử dụng con dấu theo quy định, có tài khoản giao dịch tại 2 ngân hàng: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Mỹ Đức và Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh tại Hà Tây. Có điều lệ tổ chức hoạt động riêng, được đại hội đồng cổ đông sáng lập thông qua. Chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh. Được hạch toán độc lập và tự chủ về tài chính. Có bảng cân đối kế toán riêng, được lập các quỹ theo quy định của luật doanh nghiệp và quyết định của đại hội đồng cổ đông. Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập được xác định là 1,7 tỷ, do các cổ đông góp dưới hình thức mua cổ phần. Tổng số vốn điều lệ của công ty được chia thành 17000 cổ phần bằng nhau. Mệnh giá mỗi cổ phần là 100.000đ. Tất cả cổ phần của công ty tại thời điểm thành lập là cổ phần phổ thông. SV : Trương Thị Hòa 1 Lớp K4KTDNCNB Trường ĐH Kinh tế & QTKD  Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty phát hành cổ phiếu dưới dạng bút toán ghi sổ. Cổ phiếu của công ty là cổ phiếu ghi tên hoặc không ghi tên. Mọi cổ phiếu đều có chữ ký mẫu của người đại diện theo pháp luật của công ty và được đóng dấu của công ty, ghi số lượng cổ phần và loại cổ phần, họ tên người sở hữu ( nếu là cổ phiếu ghi tên) và các thông tin khác theo quy định của luật doanh nghiệp. 1.2 CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 1.2.1 Chức năng Công ty Cổ phần thuỷ sản và du lich Quan Sơn với chức năng: - Nuôi trồng thuỷ sản - Kinh doanh du lịch 1.2.2 Nhiệm vụ  Kinh doanh đúng nghề đã đăng ký  Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty  Thực hiện phân phối lao động một cách hợp lý và theo đúng luật của nhà nước ban hành  Bảo tồn và phát triển nguồn vốn  Phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường và phát triển đa dạng sản phẩm hơn  Bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, trật tự xã hội nâng cao đời sống cho công nhân  Tổ chức mua nguyên liệu đảm bảo chất lượng tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu khách hàng  Báo cáo trung thực, đúng thời hạn quy định Nâng cao tay nghề trình độ sản xuất của công nhân để tạo ra sản phẩm có chất lượng 1.2.3 Hình thức tổ chức của công ty 1.2.3.1 Ngành nuôi trồng thuỷ sản Là 1 ngành mang tính đặc thù riêng, có chu kỳ sản xuất dài, quy mô sản xuất vừa, mang tính thủ công truyền thống SV : Trương Thị Hòa 2 Lớp K4KTDNCNB Trường ĐH Kinh tế & QTKD  Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình nuôi thuỷ sản Cá bố mẹ Đẻ và ấp ra cá bột Ươm nuôi cá hương Ươm nuôi cá cấp 3 Cá thương phẩm Quá trình sản xuất được đưa cá bố mẹ vào nuôi vỗ từ tháng 9( âm lịch) năm trước đến tháng 1 tháng 2 ( âm lịch) năm sau khi thời tiết nắng ấm nhiệt độ từ 18o đến 28o thì bắt đầu cho cá đẻ. Quá trình đẻ và ấp trứng trong 1 tuần ra cá bột, ươm nuôi 1 tháng lên cá hương, đem ươm nuôi lên cá phân tấc, nôi khoảng 2 tháng lên cá cấp 3. Sau chuyển sang các hồ nuôi cá thương phẩm khoảng 7- 8 tháng thì thu hoạch. 1.2.3.2 Ngành kinh doanh dịch vụ du lịch Là một ngành kinh tế phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí của khách hàng. Kinh doanh dịch vụ du lịch vừa mang tính sản xuất, kinh doanh vừa mang tính chất phục vụ văn hoá xã hội. Hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch rất đa dạng, phong phú, nó bao gồm các hoạt động: kinh doanh thắng cảnh , kinh doanh du thuyền du lịch , kinh doanh buồng ngủ, kinh doanh nhà hàng ăn uống. Sản phẩm du lịch không mang hình thái vật chất cụ thể, quá trình sản xuất kinh doanh gắn liền với quá trình tiêu thụ. Khách hàng mua sản phẩm dịch vụ du lịch trước khi họ nhìn thấy sản phẩm đó. Quá trình kinh doanh dịch vụ du lịch Khách mua vé vào khu du lịch Tiêu dùng các sản phẩm du lịch Khách rời khỏi khu du lịch Quá trình kinh doanh được tính từ khi khách vào cổng mua vé thắng cảnh sau đó du thuyền, ăn uống và nghỉ ngơi. Kết thúc khi khách rời khỏi khu du lịch. 1.3 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp SV : Trương Thị Hòa 3 Lớp K4KTDNCNB Trường ĐH Kinh tế & QTKD  Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1.3.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của doanh nghiệp SV : Trương Thị Hòa 4 Lớp K4KTDNCNB Trường ĐH Kinh tế & QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp  Đại hội đồng cổ đông Giám đốc Ban kiểm soát Phó giám đốc phụ trách du lịch Phó giám đốc phụ trách sản xuất Hội đồng quản trị Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài vụ Phòng kế hoạch – kỹ thuật Sơ đồ 01: Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty CP Thủy sản và Du lịch Quan Sơn SV : Trương Thị Hòa 5 Lớp K4KTDNCNB Trường ĐH Kinh tế & QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp  1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty được tổ chức và điều hành theo kiểu trực tuyến chức năng bao gồm: - Giám đốc - Phó giám đốc - Các phòng ban - Các tổ đội sản xuất kinh doanh Hai phó giám đốc : giữ vai trò tham mưu cho giám đốc, giúp việc cho giám đốc trong phạm vi chức năng của mình quản lý Các phòng chức năng: Là những tổ chức được phân công chuyên môn hoá theo chức năng quản lý, có nhiệm vụ giúp cho giám đốc và các phó giám đốc chuẩn bị các quyết định, theo dõi hướng dẫn CBCNV, các tổ sản xuất, kinh doanh cấp dưới thực hiện đúng đắn kịp thời những quyết định quản lý Các tổ trưởng chịu trách nhiệm quản lý người lao động của mình và tổ chức sản xuất kinh doanh 1.4 Đặc điểm lao động của công ty Biểu số 01: Cơ cấu lao động của Công ty năm 2010 Chỉ tiêu Tổng số CBCNV Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp Phổ thông Số lượng (người) 86 1 3 5 10 67 Cơ cấu (%) 100 1.16 3.49 5.58 11.63 78 PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP THUỶ SẢN VÀ DU LỊCH QUAN SƠN SV : Trương Thị Hòa 6 Lớp K4KTDNCNB Trường ĐH Kinh tế & QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp  2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN VÀ DU LỊCH QUAN SƠN Để đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo, trước sự phát triển của công nghệ thông tin, phù hợp với thay đổi của hội nhập kinh tế quốc tế, chuẩn mực kế toán, quy định của Nhà nước, đồng thời đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của công tác kinh tế tài chính. Mặt khác căn cứ vào đặc điểm tổ chức của Công ty, công tác kế toán của Công ty CP thuỷ sản và du lịch Quan Sơn được tập trung vào phòng Kế Toán dưới sự chỉ đạo, điều hành và quản lý trực tiếp của kế toán trưởng 2.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại doanh nghiệp Kế toán trưởng Kế toán vật tư, thủ quỹ Kế toán bán hàng , tiền lương Kế toán thuế và Kế toán TSCĐ Kế toán HH, Công nợ phải trả, thanh toán Sơ đồ 02: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP thuỷ sản và du lịch Quan Sơn 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán  Kế toán trưởng:  Tham mưu cho Giám đốc về tổ chức thực hiện công tác kế toán tài chính SV : Trương Thị Hòa 7 Lớp K4KTDNCNB Trường ĐH Kinh tế & QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp   Phụ trách chỉ đạo phòng kế toán, xem xét việc ghi chép chứng từ, sổ sách, lưu trữ quản lý hồ sơ kế toán và xử lý kịp thời các sai sót.  Kết hợp với kế toán tổng hợp lập báo cáo tài chính, phân tích các báo cáo tài chính để nắm bắt tình hình tài chính, báo cáo kịp thời cho cấp trên.  Tham gia các cuộc họp và ký kết các hợp đồng tín dụng.  Chịu trách nhiệm làm việc với cơ quan thuế và cục quản lý vốn.  Tổ chức ghi chép, tổng hợp các khoản phải thu, phải trả của Công ty Kế toán vật tư, công cụ dụng cụ:   Theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn từng loại vật tư  Tham gia công tác kiểm kê, đánh giá, lập báo cáo về vật liệu, công cụ dụng cụ Kế toán kho:   Theo dõi tình hình nhập, xuất kho thành phẩm, hàng hóa  Theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lập báo cáo nhập – xuất – tồn   Kế toán công nợ: Cùng với kế toán tổng hợp theo dõi, ghi chép, tổng hợp các số liệu về tình hình phải thu, phải trả của Công ty  Lập báo cáo phải thu, phải trả  Kế toán tiền lương:  Tập hợp chi phí lương, lập bảng phân bổ lương  Hàng ngày cung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp để tính giá thành  Thủ quỹ:  Theo dõi chi tiết tình hình thu, chi tiền mặt  Lập báo cáo quỹ, tiến hành đối chiếu với kế toán tổng hợp  Thủ kho:  Quản lý vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, thành phẩm tại kho SV : Trương Thị Hòa 8 Lớp K4KTDNCNB Trường ĐH Kinh tế & QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp   Ghi chép thẻ kho đầy đủ, cùng với kế toán vật tư quản lý vật tư tại kho  Cùng với kế toán kho và phó giám đốc tham gia kiểm kê và lập biên bản kiểm kê 2.1.3 Công tác tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP Thuỷ sản và Du lịch Quan Sơn 2.1.3.1 Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty CP Thuỷ sản và Du lịch Quan Sơn Công ty CP Thuỷ sản và Du lịch Quan Sơn đã, đang thực hiện chế độ kế toán mới theo quyết định số 48 /2006/QĐ - BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, với hệ thống tài khoản và các chuẩn mực kế toán của Nhà nước mới ban hành.  Về hình thức kế toán: - Để giúp đơn vị quản lý, hạch toán kinh tế chính xác kịp thời, đáp ứng yêu cầu công tác kế toán, Công ty đã áp dụng trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “ Chứng từ ghi sổ” với sự hỗ trợ của hệ thống công thức của Microsoft excel đã được xây dựng cho phù hợp với tình hình của công ty.  Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N  Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: VNĐ  Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán tổng hợp hàng tồn kho.  Kế toán chi tiết nguyên liệu tồn kho theo phương pháp ghi thẻ song song.  Sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước trong việc xác định giá NVL xuất  Sử dụng phương pháp thực tế đích danh trong việc xác định giá vốn hàng bán kho.  TSCĐ được tính khấu hao theo phương pháp khấu hao đều  Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. SV : Trương Thị Hòa 9 Lớp K4KTDNCNB Trường ĐH Kinh tế & QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp  2.1.3.2 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán tại Công ty ty CP Thuỷ sản và Du lịch Quan Sơn Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty sử dụng hệ thống chứng từ theo quy định và hướng dẫn của BTC. 2.1.3.3 Hệ thống tài khoản kế toán Công ty trong quá trình tổ chức hạch toán kế toán sử dụng hệ thống tài khoản chung của bộ tài chính, đồng thời cũng đã sử dụng thêm một số tài khoản cho phù hợp với hoạt động của Công ty. 2.1.3.4 Hệ thống sổ sách kế toán Để giúp đơn vị quản lý hạch toán kế toán chính xác, kịp thời đáp ứng yêu cầu công tác quản lý kế toán, hiện nay Công ty đã áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ với hệ thống sổ chi tiết, sổ kế toán tổng hợp và các báo cáo kế toán theo hệ thống báo cáo của Bộ tài chính. SV : Trương Thị Hòa 10 Lớp K4KTDNCNB Trường ĐH Kinh tế & QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp  Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ, thẻ kế toán chi tiết CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 03: Sơ đồ tổ chức sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ SV : Trương Thị Hòa 11 Lớp K4KTDNCNB Trường ĐH Kinh tế & QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp  Hàng tháng, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán các phần hành lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, kế toán khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong quý trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ cái, kế toán tổng hợp lại Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu, khớp đúng số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết), các sổ tổng hợp được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh nợ và Tổng số phát sinh có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư nợ và tổng số dư có của các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết. 2.1.3.5 Hệ thống báo cáo của Công ty  Báo cáo tài chính:  Bảng cân đối kế toán.  Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.  Bản thuyết minh báo cáo tài chính.  Bảng cân đối số phát sinh. SV : Trương Thị Hòa 12 Lớp K4KTDNCNB Trường ĐH Kinh tế & QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp  2.2 TỔ CHỨC NGUYÊN, VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CP THUỶ SẢN VÀ DU LỊCH QUAN SƠN 2.2.1 Đặc điểm vật tư và tình hình công tác quản lý vật tư tại Công ty CP Thuỷ sản và Du lịch Quan Sơn Công ty CP Thuỷ sản và Du lịch Quan Sơn là doanh nghiệp vừa có chức năng sản xuất vừa có chức năng cung cấp dịch vụ du lịch nên việc phân loại vật tư phụ thuộc vào từng nghành. Trong báo cáo của mình em xin giới thiệu về ngành nuôi trồng thủy sản. Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị của nghành nuôi trồng thủy sản NVL được phân loại như sau:  Nguyên vật liệu chính: Bao gồm các loại cám viên, cám từ sắn, ngô, gạo, ….  Nguyên vật liệu phụ: bao gồm các loại thuốc phòng bệnh cho cá Nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường là rất lớn, do đó nhu cầu về vật tư của doanh nghiệp cũng rất lớn. Trong khi đó nhu cầu về vật tư còn phụ thuộc vào tình hình mùa vụ của nông nghiệp do nguyên vật liệu chính chủ yếu là sản phẩm trồng trọt của nông nghiệp. Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán phải chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nhất, đặc biệt với NVL chính để có thể giảm giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận. Đây là trọng tâm trong quản lý của Công ty. 2.2.2 Thủ tục nhập xuất vật tư Nhập kho vật tư  Khi nhập kho vật tư, nhà cung cấp hoặc nhân viên vật tư phải có đầy đủ bộ chứng từ, thông thường bao gồm: giấy đề nghị nhập vật tư, hợp đồng mua bán vật tư, biên bản kiểm nhận, hóa đơn GTGT . Thủ kho căn cứ vào các chứng từ đã có xác nhận đạt chất lượng của người yêu cầu hoặc của nhân viên kỹ thuật rồi kiểm tra số lượng. Nếu đủ số lượng thì làm thủ tục nhập kho và ký nhận đã đủ số lượng vào hoá đơn mua hàng hoặc phiếu nhập kho. Nếu không đủ số lượng thì vẫn cho nhập kho nhưng phải ghi số lượng thực nhập SV : Trương Thị Hòa 13 Lớp K4KTDNCNB Trường ĐH Kinh tế & QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp  trên phiếu nhập kho và phản ánh số lượng thừa thiếu cụ thể trên biên bản kiểm nhận. Phiếu nhập kho do kế toán vật tư lập gồm 2 liên: Liên 1: Lưu tại kho của doanh nghiệp Liên 2: Thủ kho giữ để ghi thẻ kho sau đó chuyển lên phòng kế toán để ghi sổ chi tiết cùng hoá đơn mua hàng để làm thủ tục thanh toán. Thủ kho có trách nhiệm về số vật tư đã nhập kho.  Vật tư khi nhập kho phải được cập nhật ngay vào thẻ kho Xuất kho Trong sản xuất có nhu cầu sử dụng vật tư thì bộ phận có nhu cầu làm phiếu xin lĩnh vật tư theo mẫu quy định. Phụ trách bộ phận có nhu cầu và ban giám đốc phê duyệt lại phiếu lĩnh vật tư, thủ kho chỉ xuất kho khi đã có phê duyệt đầy đủ của ban giám đốc. Thủ kho lập phiếu xuất kho thành 2 liên: Liên 1: Lưu tại kho Liên 2: Thủ kho giữ để ghi thẻ kho sau đó chuyển lên phòng kế toán Thủ kho vào thẻ kho ngay sau khi xuất kho vật tư Doanh nghiệp tính giá xuất kho vật tư theo phương pháp bình quân gia quyền. Kế toán theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm, hàng hoá trong tháng rồi cuối mỗi tháng doanh nghiệp lập bảng kê chi tiết nhậpxuất-tồn Giá xuất kho được tính như sau: Giá trị vật tư tồn đầu kỳ + Giá trị vật tư nhập Đơn giá xuất kho = trong kỳ Số lượng vật tư tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư nhập trong kỳ 2.2.3 Chứng từ sử dụng SV : Trương Thị Hòa 14 Lớp K4KTDNCNB Trường ĐH Kinh tế & QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp   Phiếu yêu cầu.  Phiếu nhập kho  Phiếu xuất kho  Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ  Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa.  Bảng kê mua hàng.  Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ. 2.2.4 Sổ sách sử dụng  Sổ chi tiết nguyên vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.  Báo cáo nhập, xuất, tồn vật liệu  Thẻ kho  Chứng từ ghi sổ.  Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ  Sổ cái TK152, 153.. 2.2.5 Kế toán Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ 2.2.5.1. Kế toán chi tiết NVL – CCDC tại Công ty. Kế toán chi tiết NVL – CCDC tại Công ty áp dụng theo phương pháp ghi thẻ song song trên cơ sở nhập, xuất vật tư. Việc theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến NVL được tiến hành song song cả ở kho và ở phòng kế toán. Phương pháp này đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra, dễ đối chiếu, đảm bảo độ tin cậy cao của thông tin, có khả năng cung cấp thông tin nhanh cho kế toán quản trị NVL. Thủ kho tập hợp các chứng từ nhập, xuất hàng ngày ghi vào sổ chi tiết VL, cuối tháng có sự kiểm tra đối chiếu lẫn nhau Với phương pháp này ta có sơ đồ kế toán chi tiết NVL – CCDC như sau: SV : Trương Thị Hòa 15 Lớp K4KTDNCNB Trường ĐH Kinh tế & QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp  Sơ đồ 04: Quy trình hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song tại Công ty CP Thuỷ sản và Du lịch Quan Sơn Thẻ kho Chứng từ nhập Chứng từ xuất Sổ kế toán chi tiết Bảng kê tổng hợp nhập - xuất - tồn Ghi chú : Ghi hàng ngày Đối chiếu, kiểm tra Ghi hàng tháng Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập xuất - tồn của từng loại NVL ở từng kho theo chỉ tiêu số lượng. Thẻ kho do kế toán vật tư lập rồi chuyển cho thủ kho ghi hàng ngày. Thủ kho căn cứ vào các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại NVL – CCDC vào các cột tương ứng trong thẻ kho, mỗi chứng từ ghi một dòng, cuối ngày tính ra số tồn kho về mặt số lượng. SV : Trương Thị Hòa 16 Lớp K4KTDNCNB Trường ĐH Kinh tế & QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp  Theo định kỳ (cuối tháng) nhân viên kế toán vật tư xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép của thủ kho, sau đó ký xác nhận vào thẻ kho. Mỗi thẻ chỉ được lập cho một thứ vật liệu ở kho. Mỗi thứ NVL có một mã riêng, thẻ kho do phòng kế toán lập và ghi các chỉ tiêu: Tên, nhãn hiệu, quy cách sản phẩm, đơn vị tính, mã số … Tại phòng kế toán: Theo định kỳ thủ kho gửi chứng từ lên phòng kế toán. Sau khi kế toán kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ, căn cứ vào số liệu ghi trên chứng từ ghi vào sổ chi tiết vật tư. Định kỳ và cuối tháng nhân viên kế toán vật tư xuống kho hướng dẫn, kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của từng kho. Sau đó kế toán vật tư tiến hành phân loại chứng từ theo từng loại vật liệu (nếu là phiếu nhập), theo dõi đối tượng sử dụng (nếu là phiếu xuất). Cuối tháng sau khi ghi chép xong toàn bộ các nghiệp vụ nhập, xuất kho lên sổ chi tiết, kế toán tiến hành cộng và tính số tồn kho cho từng loại vật liệu. Đồng thời kế toán phải căn cứ vào các sổ kế toán chi tiết để lập Báo cáo nhập - xuất - tồn vật liệu về mặt giá trị của từng loại vật tư. Do đặc điểm sản xuất liên tục của Công ty nên khi NVL được mua về có thể được sử dụng trực tiếp cho sản xuất, hoặc nhập kho chờ phục vụ cho sản xuất. 2.2.5.2 Kế toán tổng hợp NVL – CCDC tại Công ty. Để hạch toán NVL, CCDC Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. TK sử dụng : TK 152, TK 153. TK 152: Nguyên liệu, vật liệu TK 153: Công cụ, dụng cụ TK này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu, CCDC trong kho của doanh nghiệp. SV : Trương Thị Hòa 17 Lớp K4KTDNCNB Trường ĐH Kinh tế & QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp  Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 152 –Nguyên liệu, vật liệu Bên nợ: - Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận vốn góp hoặc từ các nguồn khác - Trị giá NVL thừa phát hiện khi kiểm kê Bên có: - Trị giá thực tế của NVL xuất kho dùng vào sản xuất kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến, hoặc góp vốn, hoặc nhượng bán - Trị giá của NVL trả lại người bán hoặc được giảm giá, chiết khấu thương mại - Trị giá NVL thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê Số dư bên nợ: Trị giá thực tế của NVL tồn kho cuối kỳ Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 153 – Công cụ dụng cụ Bên nợ: - Trị giá thực tế của CCDC nhập kho do mua ngoài, tự chế , thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn - Trị giá công cụ, dụng cụ cho thuê nhập lại kho - Trị giá công cụ dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm kê Bên có: - Trị giá thực tế của CCDC xuất kho sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê hoặc góp vốn - Trị giá CCDC trả lại cho người bán hoặc được người bán giảm giá, chiết khấu thương mại - Trị giá CCDC thiếu phát hiện trong kiểm kê phòng kế toán. Chứng từ ghi sổ sau khi được tổng hợp và kiểm tra thì được ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ đồng thời ghi vào sổ cái TK có liên quan. Dưới đây là sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ liên quan đến nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ SV : Trương Thị Hòa 18 Lớp K4KTDNCNB Trường ĐH Kinh tế & QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp  Sơ đồ 05: Sơ đồ hạch toán kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu về NVL TK 152 TK 154 TK 111,112,331 NVL mua ngoài Xuất kho NVL dùng cho sản xuất TK 133 TK 642 Xuất dùng cho QLDN TK 151 NVL đang trên đường về N.Kho TK 138 Phát hiện thiếu khi kiểm kê TK 338 Phát hiện thừa khi kiểm kê TK 331,111,112 TK 336 NVL được Công ty chi trả hộ Khoản chiết khấu hoặc giảm giá được hưởng Đối với công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất, căn cứ vào nhu cầu và mục đích xuất dùng cũng như thời gian tham gia quá trình sản xuất để xác định số lần phân bổ CCDC. Sau đây là quy trình mua NVL phục vụ cho sản xuất trong tháng 12/2010 của doanh nghiệp. SV : Trương Thị Hòa 19 Lớp K4KTDNCNB Trường ĐH Kinh tế & QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp  Biểu số 02 CÔNG TY CP THỦY SẢN VÀ DU LỊCH QUAN SƠN Hợp Tiến – Mỹ Đức – Hà Nội Mẫu số: ... Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ – ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BT HÓA ĐƠN MUA HÀNG Tháng 12 năm 2010 Quyển số: 02 Nợ: 152 Có: 331 Họ và tên người mua: Công ty CP Thuỷ sản và Du lịch Quan Sơn Bộ phận: Thủy sản STT 1 2 Tên quy Địa chỉ mua Đơn Số cách hàng hàng vị tính lượng hóa Cám viên Cám gạo bao 125 CH CH Lan Khánh kg Lan 150 5.800 Đơn giá Thành tiền 235.000 35.250.000 2.900.0 00 Khánh Cộng 38.150.000 Tổng số tiền ( viết bằng chữ) : ba mươi tám triệu một trăm năm mươi ngàn đồng chẵn. Người mua SV : Trương Thị Hòa Kế toán trưởng Người duyệt mua 20 Lớp K4KTDNCNB
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan