Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bắt người trong trường hợp khẩn cấp và thực tiễn áp dụng...

Tài liệu Bắt người trong trường hợp khẩn cấp và thực tiễn áp dụng

.DOCX
19
1008
145

Mô tả:

Trường Đại học Luật TPHCM MỞ ĐẦU Tuy xã hội ngày càng tiến bộ và phát triển nhưng không vì thế mà số lượng và mức độ của hành vi phạm tội suy giảm. Ngược lại, chúng còn tăng lên một cách đáng kể cùng với mức độ ngày càng nghiêm trọng, chỉ cần lướt qua mục pháp luật của một vài trang báo ta có thể thấy rõ điều này. Chính những hiện tượng này đã gây ảnh hưởng không tốt đối với tâm lí của đại bộ phận dân cư trong xã hội, thậm chí tạo một tiền lệ xấu của một bộ phận giới trẻ, đặc biệt là những đối tượng vị thành niên, trong đó tiêu biểu nhất chính là vụ việc tôn sùng Lê Văn Luyện làm thần tượng của các nhóm thanh niên lêu lỏng trong cả nước. Một thực tế đáng báo động hơn chính là số lượng tội phạm là người vị thanh niên ngày một tăng nhanh không kiểm soát, số vụ giết người mang tính chất tàn ác, dã man, số vụ hiếp dâm trẻ em, cướp giật… diễn ra ở hầu hết các địa phương trong cả nước từ những nơi vùng cao xa xôi như Tây Nguyên và khu vực vùng núi Tây Bắc cho đến vùng đồng bằng như khu vực miền Tây Nam Bộ, trong số đó phải kể đến hai thành phố đông dân nhất cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đang tạo nên một sự nhức nhối trong dư luận và là một đòn đánh mạnh vào văn hóa, đạo đức người Việt Nam, gần như những vụ án đều không thể được ngăn chặn trước khi nó xảy ra trên thực tế vì thế hậu quả xảy ra là đều không thể tránh khỏi. Các đối tượng vi phạm pháp luật Hình sự thuộc đủ mọi loại thành phần trong xã hội từ công nhân viên, cán bộ công chức (giáo viên, công an, cảnh sát, kiểm lâm,thanh tra…) cho tới giới học sinh-sinh viên và ngay cả các đối tượng là trẻ em cũng có thể gây án. Đây là một thực trạng đáng báo động và cần phải được ngăn chặn kịp thời kết hợp với việc răng đe một cách cứng rắn, mạnh mẽ nhằm thiết lập lại một trật tự ổn định trong xu hướng hội nhập và phát triển kinh tế của Việt nam hiện nay. 1 Trường Đại học Luật TPHCM BẮT NGƯỜI TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG I- KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN 1. Khái niệm: Tập bài giảng Luật Tố tụng Hình sự năm 2012 của trường Đại học Luật TP.HCM trang 170 định nghĩa: “Biện pháp ngăn chặn là những biện pháp cưỡng chế được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự và được áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố hình sự nhằm kịp thời ngăn chặn những hành vi nguy hiểm đối với xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, hoặc có những hành động gây khó khăn, cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án dân sự.” 2. Ý nghĩa:1 Bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng được thực hiện thuận lợi, việc chứng minh vụ án đạt kết quả tốt, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh phòng và chống tội phạm. Bảo đảm cho việc thực hiện dân chủ, tôn trọng các quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo vệ. II- BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP 1. Khái niệm: Theo Đại từ điển tiếng Việt, “bắt” được định nghĩa là:2 - Nắm giữ lấy không cho hoạt động tự do Bám và tác động trực tiếp vào Phát hiện và chỉ ra sai phạm Ép, khiến cho phải làm theo, không được làm sai khác Theo từ điển Oxford, “bắt giữ” có thể được định nghĩa như sau:3 1Hội đồng khoa học đào tạo Khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật TPHCM, Tập bài giảng Luật Tố tụng hình sự, 2012, trang 172-173. 2 Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa – Thông tin, 1999, trang 124 3 Capture: - Catch: to catch a person or an animal ad keep them as a prisoner or in a confined space. - Take control: to take control of a place, building, ect. using force; to succeed in getting control of something that other people are also trying to control. A S Hornby, Oxford Advanced Learner’s Dictionary of Current English, Eight edition, Oxford University Press, page 210. 2 Trường Đại học Luật TPHCM - Việc nắm giữ người hay vật và giữ như một người tù hay trong một không gian hạn chế Dùng quyền lực kiểm soát một địa điểm, công trình,… Thành công trong việc điều khiển một điều gì đó mà người khác cũng đang cố gắng điều khiển. Bắt người dưới giác độ pháp luật tố tụng hình sự được hiểu là: biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo; trong trường hợp khẩn cấp và phạm tội quả tang thì áp dụng đối với người chưa bị khởi tố hoặc trường hợp đối với người đang bị truy nã nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.4 Như vậy, có thể định nghĩa: bắt người là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được áp dụng dưới hình thức cưỡng chế nhà nước nhằm tước quyền tự do của bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố (trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang), người đang bị truy nã để kịp thời ngăn chặn tội phạm, bảo đảm cho việc điều tra, truy tốt, xét xử và thi hành án. Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định nhiều trường hợp bắt người. Trong đó, bắt người trong trường hợp khẩn cấp là việc bắt người khi người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc có căn cứ để cho rằng sau khi thực hiện tội phạm, người đó có hành vi bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. 5 “Khẩn cấp” được hiểu là tình trạng cấp bách, không thể trì hoãn. Ngay tên gọi “Bắt người trong trường hợp khẩn cấp” đã phản ánh được phần nào tính chất của trường hợp bắt người này. Có thể hiểu rằng, bắt người trường hợp khẩn cấp là biện pháp bắt người được áp dụng trong hoàn cảnh cấp bách, không thể trì hoãn khi có đủ các căn cứ pháp luật quy định. Chế định bắt người trong trường hợp khẩn cấpthể hiện tính chất đặc biệt cấp bách của việc ngăn chặn tội phạm, được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự 1988 sau đó được sửa đổi bổ sung một số điều (ngày 9 tháng 6 năm 2000). Theo khoản 1 Điều 81 BLTTHS có 3 trường hợp bắt người khẩn cấp. Đó là: a) Khi có chứng cứ để cho rằng một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. b) Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. c) Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. 4 Hội đồng khoa học đào tạo Khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật TPHCM, Tập bài giảng Luật Tố tụng hình sự, 2012, trang 177. 5 Hội đồng khoa học đào tạo Khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật TPHCM, Tập bài giảng Luật Tố tụng hình sự, 2012, trang 181. 3 Trường Đại học Luật TPHCM Quy định trên về các trường hợp bắt cơ bản là phù hợp với thực tiễn nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn xảy ra oan hoặc sai nên vẫn còn những trường hợp Viện kiểm sát không phê chuẩn. Một trong những nguyên nhân xảy ra bắt oan hoặc sai là do không hiểu đúng về quy định của pháp luật và vận dụng không đúng. Chẳng hạn, không hiểu đúng như thế nào là hành vi đang chuẩn bị thực hiện tội phạm, không đảm bảo đầy đủ các điều kiện bắt trong từng trường hợp quy định tại Điều 81 BLTTHS đã ra lệnh bắt. Để khắc phục tình trạng này cần phải có hướng dẫn cụ thể và tăng cường tập huấn nâng cao trình độ pháp luật cho điều tra viên. 2. Đối tượng áp dụng: Đối tượng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người trong trường hợp khẩn cấp chỉ có thể là người chưa bị khởi tố về mặt hình sự đối với tội phạm mà họ chuẩn bị thực hiện hoặc đã thực hiện hay nói cách khác, họ chưa phải là bị can, bị cáo. Điều này xuất phát từ tính khẩn cấp của việc ngăn chặn tội phạm cho nên không cần phải đợi đến khi có quyết định khởi tố bị can, cơ quan điều tra mới có thể tiến hành việc bắt người, mà khi đã xác định được bất kỳ đối tượng nào thuộc một trong ba trường hợp nêu trên thì đều có thể tiến hành bắt khẩn cấp theo qui định của pháp luật. 3. Thẩm quyền ra lệnh bắt khẩn cấp:  Theo khoản 2, Điều 81 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS), những người sau đây có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp: a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; b) Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng. So với trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam thì trường hợp bắt khẩn cấp có các chủ thể áp dụng rất khác (trừ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp). Lý do của sự khác biệt này xuất phát từ thực tế các cơ quan trên là những nơi thường xuyên tiếp xúc với các loại tội phạm, tiếp nhận các nguồn tin, tố giác của công dân về tội phạm. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm là phải phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội cũng như tạo thuận lợi cho việc tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử trong quá trình tố tụng, pháp luật cho phép những người đứng đầu các cơ quan trên được phép ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp.6 Tuy nhiên, luật không trao quyền bắt người cho Viện kiểm sát hay Tòa án. Đó là do chức năng, nghiệp vụ của Viện kiểm sát, Tòa án không phù hợp với công tác tổ chức, xác định các căn cứ áp dụng, tổ chức cử cán bộ thi hành. Đồng thời, nếu trao quyền bắt người cho họ sẽ không đảm bảo tính cấp thiết và nhanh chóng của trường hợp bắt người này. Trong khi đó, những người được trao quyền ra lệnh bắt người trong 6 Hội đồng khoa học đào tạo Khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật TPHCM, Tập bài giảng Luật Tố tụng hình sự, 2012, trang 185, 186. 4 Trường Đại học Luật TPHCM trường hợp khẩn cấp quy định trong BLTTHS có các điều kiện tương đối thỏa mãn những yêu cầu đã nêu. Điểm c, khoản 2, Điều 81 BLTTHS quy định: “Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng” có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp. Tiếp tục tại khoản 3, Điều 81 quy định: “Nội dung lệnh bắt và việc thi hành lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2, Điều 80 của Bộ luật này.” Khoản 2, Điều 80 BLTTHS lại quy định: “…Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.” Các quy định nêu trên khiến cho việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp của “người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng” không có tính khả thi. Bởi nếu tuân theo khoản 3, Điều 81và khoản 2, Điều 80 BLTTHS thì lúc áp dụng việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp, người chỉ huy tàu bay, tàu biển sẽ không thể nào tìm được đầy đủ các thành phần như đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành việc bắt người,… đến để chứng kiến, hoặc phải đảm bảo được thủ tục như có lệnh, đóng dấu khi mà tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng. Giả sử làm theo đúng trình tự, thủ tục này. Như vậy, tính khẩn cấp của việc bắt người sẽ không được đảm bảo và sẽ có thể ảnh hưởng rất lớn đến việc ngăn chặn người phạm tội trốn thoát. Đối với thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp của người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển rời khỏi sân bay, bến cảng, theo chúng tôi, BLTTHS cần phải có quy định rõ ràng và cụ thể hơn theo hướng: Trường hợp nào không thể có sự có mặt của chính quyền địa phương, thì cần quy định đối tượng nào có mặt, có điều kiện được chứng kiến và xác nhận vào biên bản bắt giữ thay thế, hoặc trường hợp nào thì không cần. Trường hợp tạm giữ khi tàu bay, tàu biển đã rời sân bay, rời bến cảng thì cần phải quy định thời hạn tạm giữ cụ thể tối đa là bao nhiêu ngày, trừ đi những ngày tàu biển, tàu bay di chuyển từ địa điểm bắt giữ đến địa điểm thực hiện các thủ tục tố tụng tiếp theo.  Khoản 4, Điều 81 BLTTHS quy định thẩm quyền xét phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp là Viện kiểm sát cùng cấp: “Trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn. 5 Trường Đại học Luật TPHCM Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ bắt khẩn cấp quy định tại Điều này. Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát phải trực tiếp gặp, hỏi người bị bắt trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt.” Tuy nhiên, đối với lệnh bắt khẩn cấp của người chỉ huy tàu bay, tàu biển, Viện kiểm sát cùng cấp là Viện kiểm sát nào cũng không được quy định rõ trong luật. Chẳng hạn khi tàu bay đang bay trên bầu trời, tàu biển đang ở ngoài biển…, Viện Kiểm sát cùng cấp sẽ được xác định như thế nào vẫn chưa được quy định rõ ràng. Xét thấy cần quy định bổ sung trong khoản 4 Điều 81 với nội dung: Đối với trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều luật này, thẩm quyền để xét phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp là Viện Kiểm sát nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký. Quy định như vậy mới kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội, ngăn chặn hành động gây khó khăn cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử. Bởi mặc dù liên ngành các cơ quan tiến hành tố tụng ở trung ương hoặc từng ngành đã có hướng dẫn nhưng để đảm bảo tính hợp pháp và thống nhất trong việc thi hành thì phải được quy định cụ thể trong BLTTHS.7  Hơn nữa theo quy định tại khoản 1, Điều 86 BLTTHS, đối tượng bị bắt trong trường hợp khẩn cấp có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 87 BLTTHS, thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt, và trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn, nhưng tối đa không quá chín ngày. Áp dụng điều này vào thực tế sẽ phát sinh trường hợp đối tượng bị bắt khẩn cấp do người chỉ huy tàu bay, tàu biển ra lệnh bắt trên những tàu bay, tàu biển dã rời sân bay, bến cảng hàng tháng trời và lúc đó đã quá thời hạn tạm giữ theo luật. Câu hỏi đặt ra là trả tự do hay là tiếp tục tạm giữ. Đây là một vướng mắc thường gặp và nếu không quy định rõ ràng sẽ dẫn đến việc áp dụng sai quy định của pháp luật hoặc vô tình tạo điều kiện cho đối tượng bị bắt được tự do, bỏ trốn. Như vậy, về thẩm quyền bắt người trong trường hợp khẩn cấp, BLTTHS cũng cần bổ sung thêm quyền bắt người trong trường hợp khẩn cấp cho Lực lượng Cảnh sát biển thay vì chỉ quy định quyền ra quyết định tạm giữ cho Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển theo khoản 2, Điều 86 BLTTHS để tránh trường hợp người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội vẫn được tự do, tẩu tán tang vật, chứng cứ, trốn tránh pháp luật. 4. Thủ tục áp dụng: 7PGS. TS. Nguyễn Đức Thuận, Về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Tạp chí Luật học số 07 (2008). Tham khảo trực tuyến tại: http://tks.edu.vn/portal/detail/4712_66__Ve-viec-ap-dung-cac-bien-phap-ngan-chantheo-quy-dinh-cua-Bo-luat-to-tung-hinh-su-nam-2003.html 6 Trường Đại học Luật TPHCM Thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp được quy định tại khoản 3, 4 Điều 81 BLTTHS như sau: Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp không cần sự phê chuẩn trước của Viện Kiểm sát cùng cấp. Sau khi bắt phải báo ngay cho Viện Kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn. Được tiến hành bắt khẩn cấp vào bất cứ lúc nào, không kể ban ngày hay ban đêm. Nhìn chung, thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp khá giống với quy định về bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Có sự khác biệt là lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp không cần sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành như đã đề cập trong phần trên. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp và bắt bị can, bị cáo để tạm giam là các biện pháp ngăn chặn; việc thi hành các lệnh bắt là hoạt động tố tụng nhưng nếu không có biện pháp nghiệp vụ thì nhiều trường hợp gặp khó khăn vì đối tượng bị bắt thường lẩn trốn và tìm cách chống trả những người thi hành lệnh bắt, nhất là những người phạm vào các tội về trật tự xã hội. Thông thường, những người thi hành lệnh bắt phải tìm cách bí mật, bất ngờ tiếp cận đối tượng, không để đối tượng kịp thời chạy trốn, thậm chí có trường hợp phải nhanh chóng sử dụng công cụ hỗ trợ như khoá số 8 để khoá tay, không để đối tượng có thời cơ chống trả, sau đó mới đọc lệnh bắt trước sự chứng kiến của những người có mặt theo luật định. Thế nhưng, khoản 2, Điều 80 BLTTHS quy định: “Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu. Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt…” Điều này cho thấy trong BLTTHS chỉ quy định chung chung là người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt còn đọc lệnh trước hay sau khi bắt thì không quy định rõ. Trên thực tế rất ít trường hợp đối tượng bị bắt chịu đứng im để nghe đọc lệnh bắt mà trước đó cán bộ thi hành lệnh bắt không phải áp dụng các biện pháp chiến thuật, nghiệp vụ. III- THỰC TIỄN ÁP DỤNG Theo số liệu của các cơ quan tiến hành tố tụng thì tình hình tội phạm ở nước ta có diễn biến rất phức tạp, cụ thể là:  Năm 2003 trên phạm vi cả nước phát hiện 49.682 vụ  Năm 2004 trên phạm vi cả nước phát hiện 47.477 vụ  Năm 2004 trên phạm vi cả nước phát hiện 50.855 vụ 7 Trường Đại học Luật TPHCM  Năm 2006 trên phạm vi cả nước phát hiện 53.886 vụ  Năm 2007 trên phạm vi cả nước phát hiện 50.878 vụ Tuy đã được kiềm chế, số các vụ phạm tội vẫn còn tăng giảm không theo quy luật chung, có diễn biến ngày càng phức tạp và nghiêm trọng. Theo TAND thành phố,8 tình trạng người chưa thành niên phạm tội tại TP.HCM tăng liên tục, từ năm 2002 với 385 trường hợp thì đến năm 2006 đã là 700 trường hợp (tỷ lệ tăng gần 100% trong 4 năm). So sánh với những thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng...thì tỷ lệ trên cao gấp nhiều lần, thậm chí gấp hàng chục lần so với một số tỉnh, thành khác. Trong giai đoạn 2001-2005, số người chưa thành niên phạm tội bị xét xử là 2.480 người, trong khi Công an thành phố áp dụng biện pháp xử lý hình sự và xử lý hành chính là 5.761 trường hợp. Từ tháng 10-2006 đến tháng 4-2007, trên địa bàn TP.HCM đã xảy ra 1.165 vụ phạm pháp hình sự do thanh thiếu niên gây ra và bắt xử lý 668 đối tượng chưa thành niên. Những năm gần đây, tình trạng tái phạm tội của những người bị kết án tù vẫn đang còn là vấn đề đáng quan tâm của xã hội. Kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Nhà nước KX. 04. 14 của Bộ Công an cho thấy tỷ lệ tái phạm tội trung bình ở Việt Nam là 27%.9 Hằng năm có khoảng trên dưới vài chục ngàn phạm nhân được trả tự do vì đã chấp hành xong hình phạt tù, được giảm án hoặc đặc xá. Với tỷ lệ trung bình 27% tái phạm tội trong số hàng chục ngàn người được trả tự do mỗi năm là một sự thật đáng lo ngại đứng ở góc độ phòng ngừa tội phạm. Tình hình tái phạm tội của những người bị kết án tù có thể phác họa thông qua một số nét: - Xét cơ cấu về loại tội phạm, trong tình hình tái phạm tội của những người bị kết án, các tội phạm có tỷ lệ tái phạm tội cao là cướp tài sản (65%), Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (60%), Hành nghề mê tín dị đoan (53%), cố ý gây thương tích (37,4%). - Xét về lứa tuổi, tỷ lệ tái phạm tội cao nhất tập trung ở lứa tuổi từ 18 - 30 chiếm 77,3%. Tuy nhiên, người tái phạm tội ở lứa tuổi từ 40 tuổi trở lên thường tỏ ra nguy hiểm hơn.10 - Xét về thời gian, tái phạm tội thường xảy ra nhiều nhất trong vòng 3 năm đầu kể từ ngày được trả tự do. Phần lớn việc tái phạm tội xảy ra ngay từ năm đầu tiên sau khi mãn hạn tù (chiếm 52,4%). 11 Tình hình trên phần nào đã phản ánh được yêu cầu cấp bách cần phải quan tâm đúng mức vấn đề phòng ngừa, ngăn chặn các loại tội phạm. 8 Tham khảo trực tuyến tại: http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/TPHCM-Toi-pham-vi-thanh-nien-chiem-ty-lecao/40208637/218/ 9 Nguyễn Xuân Yêm, Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, NXBCông an nhân dân, Hà Nội 2001, trang 683-387. 10 Nguyễn Xuân Yêm, Sđd, trang 683-387. 11 Nguyễn Hồi Loan, Đặng Thanh Nga, Tâm lý học pháp lý. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2004, trang 199. 8 Trường Đại học Luật TPHCM Biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp cũng góp phần trong công tác ngăn chặn tội phạm với nhiều ưu khuyết điểm trong từng trường hợp áp dụng. 1. Trường hợp 1: Khi có căn cứ để cho rằng một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Đây là trường hợp hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm chưa xảy ra mà mới chỉ thể hiện bằng những hành vi tạo ra các điều kiện vật chất hoặc tinh thần giúp cho việc thực hiện hành vi phạm tội có thể xảy ra hoặc xảy ra thuận lợi dễ dàng hơn. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với hành vi này là để ngăn ngừa không cho tội phạm thuộc loại tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên thực tế. Theo khoa học luật hình sự, ngay sau thời điểm chuẩn bị phạm tội là thời điểm bắt đầu thực hiện hành vi khách quan hay hành vi đi liền trước hành vi khách quan được phản ảnh, mô tả trong cấu thành tội phạm. Để tránh cho việc thực hiện tội phạm có thể xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, việc áp dụng biện pháp bắt khẩn cấp trong trường hợp này là cần thiết. Theo điểm a, Khoản 1, Điều 81 BLTTHS, có hai điều kiện để quyết định bắt người theo trường hợp khẩn cấp này là: - Biết chính xác một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm. Theo quy định của Điều 17 Bộ luật hình sự năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009(BLHS), chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm như lựa chọn thời gian, địa điểm hay bày mưu, tính kế cho việc thực hiện tội phạm. Hành vi chuẩn bị phạm tội nói trên mặc dù chưa trực tiếp xâm hại lợi ích của Nhà nước và công dân nhưng nó đã đặt các lợi ích ấy vào tình trạng bị đe doạ rất nghiêm trọng. Vì vậy, yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm đặt ra hết sức cấp bách, cần ngăn chặn ngay không để tội phạm xảy ra. - Tội phạm đang được chuẩn bị nói trên phải thuộc tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Theo khoản 3 Điều 8 BLHS thì tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Do đó đối với người chuẩn bị thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng thì không áp dụng biện pháp ngăn chặn này. Bởi vì theo quy định tại Điều 17 BLHS thì chỉ người nào chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện.12 12Hội đồng khoa học đào tạo Khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật TPHCM, Tập bài giảng Luật Tố tụng hình sự, 2012, trang181, 182. 9 Trường Đại học Luật TPHCM Theo Điều 17 BLHS, chuẩn bị thực hiện tội phạm là việc một người hay một nhóm người nào đó tiến hành tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm. Điều 17 BLHS còn quy định: “Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện.” Do vậy, đối với trường hợp thứ nhất này, nhà làm luật chỉ quy định khi có căn cứ để cho rằng ai đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mới có quyền bắt khẩn cấp. Nếu tội phạm mà người chuẩn bị thực hiện tội phạm định thực hiện chỉ là tội phạm ít nghiêm trọng hay tội phạm nghiêm trọng thì dù sau đó có đủ căn cứ chứng minh là người này đã thực hiện chuẩn bị phạm tội, họ cũng không phải chịu bất cứ trách nhiệm hình sự nào. Hay có thể hiểu là nhà làm luật nội dung – Bộ luật Hình sự, cho rằng người thực hiện hành vi chuẩn bị phạm tội những tội phạm ít nghiêm trọng hay tội phạm nghiêm trọng có tính nguy hiểm cho xã hội không cao đến mức phải gánh chịu trách nhiệm hình sự, bởi vậy không phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn đặc biệt như bắt khẩn cấp để đấu tranh, phòng chống, từ đó mà luật hình thức – Bộ luật Tố tụng hình sựquy định như vậy. Trường hợp bắt khẩn cấp thứ nhất này thường được áp dụng sau khi cơ quan có thẩm quyền thực hiện một thời gian quá trình theo dõi, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ phòng, chống tội phạm hoặc kiểm tra, xác minh các nguồn tin báo rằng một hay một số người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm.13 Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng chính xác quy định này còn gặp nhiều khó khăn. Khó khăn ở đây ta có thể hiểu là lúc mới phát hiện hành vi chuẩn bị phạm tội thường rất khó xác định ngay được tội phạm đang được chuẩn bị đó thuộc tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 8 BLHS. Bên cạnh đó, tính cấp bách của biện pháp ngăn chặn này cùng với yêu cầu bảo vệ trật tự xã hội không cho phép việc cơ quan có thẩm quyền chần chừ, đợi tội phạm xảy ra rồi mới tiến hành xử lí. Do vậy, trên thực tế việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp này thường không đảm bảo yêu cầu thứ hai mà pháp luật đã quy định cụ thể đối với trường hợp bắt người này. Từ đó, ta có thể thấy điểm bất cập của quy định này ở chỗ quy định cả hành vi và hậu quả là hai điều kiện cần và đủ để áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người khẩn cấp. Rất khó để biết hậu quả của hành vi này là rất nghiệm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khi ta đã ngăn chặn hành vi thực hiện . Một hành vi đã bị ngăn chặn thì hậu quả của hành vi đó cũng không thể xảy ra được. Vì vậy cũng không thể nhận biết được hậu quả đó là gì, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi gây ra cho xã hội nghiêm trọng đến đâu. Ví dụ: Theo thông tin của lực lượng công an, có hai nhóm thanh niên mang trong người nhiều mã tấu, dao, côn, gậy gộc chuẩn bị đánh nhau giành địa bàn. Vì đây mới chỉ là giai đoạn chuẩn bị phạm tội, cũng không phải là hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm nên dựa vào thông tin nhận được, ta không thể xác định 13 Tham khảo trực tuyến tại: https://sites.google.com/site/halomufi/mo-rong-kien-thuc-cung-voi-halomufi--broadening-knowledge-with-halomufi/goc-nhin-he-thong-phap-luat-viet-nam---my-sight-about-vietnam-ssystem-of-law 10 Trường Đại học Luật TPHCM được tội phạm sắp diễn ra thuộc tội phạm gì, nghiêm trọng như thế nào theo quy định của BLHS. Nhưng do tính chất của công việc phòng chống ngăn ngừa tội phạm buộc ta phải áp dụng biện pháp ngăn chặn ngay tức khắc, mặc dù biết rằng có thể tính chất và mức độ nguy hiểm mà hành vi khách quan gây ra cho xã hội khi xác định theo Điều 8 BLHS chỉ là ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng. Một thực tế khác, việc bắt khẩn cấp lại vi phạm điều kiện thứ nhất của bắt người trong trường hợp khẩn cấp, tức là hành vi chuẩn bị phạm tội và cả hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm đã xảy ra nhưng cơ quan công an, cơ quan điều tra vẫn tiến hành ra lệnh “bắt khẩn cấp.” Rõ ràng ta có thể thấy ở đây có sự nhầm lẫn trong hai trường hợp bắt người phạm tội quả tang và bắt người trong trường hợp khẩn cấp. Để làm rõ hơn về trường hợp bắt người khẩn cấp này, chúng ta sẽ cùng xem xét hai trường hợp bắt người khẩn cấp được ghi nhận trên thực tế thời gian gần đây: Trường hợp thứ nhất là về vụ việc bắt Trưởng Văn phòng Công ty Đầu tư Sài Gòn ở Hà Nội được đăng trên báo CAND Online ngày 9/9/2012 với tình tiết như sau:  Chiều ngày 7/9/2012, Cơ quan An ninh điều tra thuộc Bộ Công an đã thực thiện lệnh bắt khẩn cấp, ra lệnh tạm giữ đối với Nguyễn Duy Hưng (sinh ngày 12/7/1975, trú tại phòng 205 A2, Khu tập thể Thảm May, số 155 Đặng Tiến Đông, tổ 20B Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội), Trưởng Văn phòng đại diện Công ty Cổ phần đầu tư Sài Gòn tại Hà Nội về hành vi “Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước theo Điều 263 BLHS.  Chiều cùng ngày, cơ quan An ninh điều tra thuộc Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp, ra lệnh tạm giữ đối với Nguyễn Thị Bích Trang (sinh ngày 2/7/1977, hiện trú tại số 125/51A Âu Dương Lân, phường 2, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh), nhân viên hành chính Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo, về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Điều 258 BLHS. Các cơ quan chức năng đang điều tra kết luận để xử lý theo quy định pháp luật.14 Trong trường hợp này, ta có thể thấy đối tượng Nguyễn Thị Bích Trang nhận được lệnh bắt khẩn cấp. Căn cứ theo Điều 8 và Điều 258 BLHS thì tội phạm mà chị Trang thực hiện thuộc loại ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, vì mức cao nhất của từng khung hình phạt trong khoản 1 và khoản 2 của Điều 258 lần lượt là ba năm và bảy năm tù tương ứng với tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng. Trường hợp thứ hai, chúng ta cùng xem xét vụ bắt khẩn cấp nhóm bảo vệ đánh hai công nhân nhập viện được đăng trên báo Lao động ngày 1/12/2012 như sau:  Sáng ngày 30/11/2012, tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) ôtô Hoa Mai (xã Đông Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình), hai công nhân đã bị 14 Tham khảo trực tuyến tại: http://www.cand.com.vn/vi-VN/phapluat/2012/9/180232.cand 11 Trường Đại học Luật TPHCM nhân viên bảo vệ của Công ty này đuổi đánh gây thương tích, trong đó một người nguy kịch.  Hai nạn nhân là anh Nguyễn Văn Lập (sinh năm 1986) và Nguyễn Duy Anh (sinh năm 1987), cùng trú xã Đông Hải, huyện Quỳnh Phụ. Hai anh là công nhân của xưởng da giày Hoa Mai (thuộc Công ty Hoa Mai).  Chị Trần Thị Chọn (công nhân của xưởng, đồng thời là họ hàng của nạn nhân Lập) cho biết khoảng 7h sáng 20/11, chị đến cổng xưởng thì thấy anh Lập và anh Anh đứng tại đây, nhưng ông In (là bảo vệ) không cho vào. “Hai anh bảo nếu không cho vào làm thì cho vào để rút hồ sơ, nhưng ông In không nghe, rồi túm cổ anh Duy Anh. Anh Lập thấy vậy gạt ra, thì ông In quay sang đấm anh Lập. Hai anh bỏ chạy, khi chạy đến khách sạn Hoa Mai (cũng thuộc công ty Hoa Mai) thì bảo vệ và một số nhân viên nam trong khách sạn cầm ống tuýp kim loại đuổi theo hai anh…” Trong lúc chạy, anh Lập bị ông In đuổi theo, dùng ống tuýp đánh một phát vào đỉnh đầu, một phát vào chân. Khi bị ngã ở mé quốc lộ 10, ông In lại dùng ống tuýp đánh vào sau đầu anh Lập. Anh Duy Anh cũng bị bảo vệ cầm ống tuýp đuổi theo đánh.  Sau khi bị đánh, anh Lập được người dân chở đi cấp cứu tại trạm xá xã, rồi đưa lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh, sau đó chuyển lên Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). Theo thông tin từ người nhà nạn nhân, anh Lập bị thương rất nặng ở đầu, chân, phải tiến hành mổ não, hiện đang trong tình trạng nguy kịch. Anh Duy Anh bị thương nhẹ hơn, được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.  Sau khi vụ việc xảy ra, người dân bức xúc đã kéo đến công ty, vào khách sạn – nhà hàng Hoa Mai (nằm trong khuôn viên công ty) đập phá cửa kính và một số tài sản khác. Trước tình hình trên, hàng trăm chiến sĩ công an đã được huy động tới hiện trường để bảo đảm an ninh, trật tự.  Tối 30/11, đại tá Nguyễn Đình Trung – Phó Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình – cho biết, Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án “cố ý gây thương tích”, bắt khẩn cấp 5 đối tượng là bảo vệ của công ty Hoa Mai. Các đối tượng trên đều ở huyện Quỳnh Phụ, gồm: Nguyễn Ngọc In (sinh năm 1958); Phạm Văn Công (sinh năm 1986); Phạm Văn Đức (sinh năm 1986) – cùng trú xã An Mỹ; Trần Quốc Duy Đốc (sinh năm 1969 –trú xã Đông Hải) và Trần Vũ Quý (sinh năm 1966 – trú xã An Lễ).15 Trong trường hợp thứ hai này nhóm bảo vệ của công ty TNHH ôtô Hoa Mai đã thực hiện hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm, ở đây là hành vi đánh người gây thương tích cho hai nhân viên của công ty, nhưng Cơ quan CSĐT tỉnh Thái Bình vẫn tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng thuộc nhóm bảo vệ trên. Một số trường hợp bắt khẩn cấp khác như: 15 Tham khảo trực tuyến tại: http://laodong.com.vn/Phap-luat/Bat-khan-cap-nhom-bao-ve-danh-2-cong-nhannhap-vien/93847.bld 12 Trường Đại học Luật TPHCM Trường hợp bắt khẩn cấp nữ sinh lớp 10 giết bạn được đăng trên dantri.com ngày 13/11/2012, vụ việc được mô tả như sau: Chiều 12/11, Công an huyện Châu Thành ra lệnh bắt khẩn cấp Trần Thị Cẩm Thu (15 tuổi), học sinh lớp 10/7, Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa để điều tra về hành vi đâm chết bạn học cùng trường. Nạn nhân là Lê Thị Thu Thảo cùng tuổi 15 ngụ xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành (Tiền Giang), học lớp 10/3. Điều tra bước đầu, Thu cho biết hai người có mâu thuẫn nhưng chưa nói rõ nội dung. Vì “kênh” nhau nên Thu rượt Thảo rồi cầm con dao nhọn mang theo cặp học hàng ngày đâm nạn nhân hai nhát. Một số học sinh cùng lớp ngăn cản cũng bị Thu doạ đâm. Khi thầy giáo phát hiện đưa nạn nhân đi cấp cứu thì Thảo bị mất quá nhiều máu và tử vong.16 2. Trường hợp 2: Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. Từ điều luật cho thấy, trong trường hợp này khi người bị hại, hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn thì mới áp dụng biện pháp bắt người khẩn cấp. Để bắt người khẩn cấp theo trường hợp này, cần bảo đảm hai điều kiện: o Thứ nhất, khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận về người đã thực hiện tội phạm. Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra. Người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm là người đã trực tiếp chứng kiến sự việc phạm tội đã xảy ra như thế nào. Đây là hai đối tượng có khả năng cao nhất trong việc nhận dạng người thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, nhằm bảo đảm tính xác thực và giá trị của lời tố giác tội phạm, pháp luật quy định khi và chỉ khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm xác nhận về người đã thực hiện tội phạm thì mới có căn cứ để tiến hành việc bắt người. Ví dụ: Sau khi bị cướp tài sản, người bị hại tình cờ gặp lại tên cướp tại một nơi nào đó và đã báo cho cơ quan điều tra để bắt. Đối với hành vi trộm cắp tài sản thì người bị hại sẽ không chính mắt trông thấy hành vi thực hiện tội phạm nhưng trên thực tế những người có mặt sẽ chính trông thấy (lén lút với chủ tài sản nhưng có thể công khai với người khác). Trường hợp người bị hại hoặc người khác đã xác nhận về người thực hiện tội phạm nhưng họ không phải là người trực tiếp chứng kiến lúc tội phạm đang diễn ra mà nghe người khác kể lại, mô tả lại đặc điểm nhận dạng của người phạm tội thì không 16 Tham khảo trực tuyến tại: http://dantri.com.vn/su-kien/bat-khan-cap-nu-sinh-lop-10-giet-ban-537438.htm 13 Trường Đại học Luật TPHCM được bắt khẩn cấp. Cần lưu ý là phải xác định đúng về người đã thực hiện hành vi phạm tội, mọi trường hợp còn có sự nghi ngờ hoặc chỉ là phán đoán thì cũng không được bắt người. Ví dụ: Một người bị trộm cắp tài sản và nghe người láng giềng kể lại về một đối tượng có khả năng nghi vấn nên đã đến trình báo với cơ quan điều tra để bắt người thì không được ra lệnh bắt khẩn cấp trong trường hợp này. Thông tin này không có căn cứ rõ ràng, độ tin cậy không cao. o Thứ hai, xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. Điều kiện này cho thấy yêu cầu ngăn chặn đặt ra rất cấp bách, nếu không bắt ngay người phạm tội sẽ bỏ trốn, gây khó khăn cho việc điều tra, khám phá tội phạm. Những căn cứ để xét và đi đến quyết định cần bắt để ngăn chặn ngay việc người phạm tội trốn không được đề cập trong điều luật nhưng trên cơ sở thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các trường hợp sau đây được coi là căn cứ để quyết định bắt ngay nhằm ngăn chặn việc người phạm tội trốn, đó là: có hành động bỏ trốn sau khi phạm tội hoặc định chạy trốn khi bị phát hiện, người đó không có nơi cư trú nhất định hoặc có họ tên, địa chỉ rõ ràng nhưng nơi cư trú của người đó quá xa nếu không bắt ngay thì việc điều tra sẽ gặp trở ngại, khó khăn, người đó thuộc loại lưu manh chuyên nghiệp hoặc nhân thân của họ chưa thể xác minh ngay được… Thông thường, sau khi thực hiện hành vi phạm tội, tâm lý tội phạm khi bị phát hiện là muốn bỏ trốn, nên đây là một yếu tố dễ dàng đáp ứng trong trường hợp này. Để có quyết định đúng đắn trong việc bắt khẩn cấp theo trường hợp thứ hai này, cơ quan có thẩm quyền cần thẩm tra, xác minh kịp thời lời xác nhận, tố giác của người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm, đồng thời phải kiểm tra căn cước lai lịch và lấy lời khai của người bị tố cáo là người phạm tội. Chú ý đề phòng sự nhầm lẫn của người phát hiện, tố giác hoặc sự vu khống. Thực tiễn công tác điều tra mở rộng các vụ án hình sự nói chung, đặc biệt là các vụ án ma tuý, Cơ quan điều tra gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc vận dụng các quy định về bắt người trong trường hợp khẩn cấp. Thiết nghĩ pháp luật cần có quy định rõ ràng hơn nữa, nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan điều tra có thể áp dụng biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp một cách dễ dàng nhằm ngăn ngừa và phòng chống tội phạm tốt hơn. Bên cạnh đó, còn một số điểm yếu như sau: - So với các trường hợp bắt quả tang, tạm giam và truy nã thì bắt khẩn cấp thể hiện rõ hơn những “dấu hiệu nghi ngờ” tội phạm hay nói cách khác, chứng cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội còn mờ nhạt. Việc nghi ngờ này vẫn mang dấu ấn chủ quan của Cơ quan công an (ví dụ như xuất phát từ giả thiết điều tra và phán đoán, hoạt động khoanh vùng đối tượng). Do đó, bắt khẩn cấp dễ xảy ra oan sai. Mặt khác, điểm a, khoản 1 Điều 81 còn nêu: “Khi có căn cứ để cho rằng...” đó là căn cứ gì? Rõ ràng quy phạm mập mờ này làm cho việc áp dụng pháp luật không đảm bảo tính khả thi. 14 Trường Đại học Luật TPHCM - Với dấu hiệu “xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn” quy định tại điểm b và điểm c, khoản 1 Điều 81 là khe hở cho tình trạng lạm dụng bắt khẩn cấp, xâm hại đến các quyền của người bị bắt, bị tạm giữ. Căn cứ nào để xác định việc bỏ trốn? Thực tế trường hợp nào Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cũng có thể cho là ngăn chặn người đó bỏ trốn làm căn cứ để bắt khẩn cấp (cũng như bắt tạm giam). Rất nhiều tội phạm được thực hiện rõ về hậu quả, chứng cứ, bị hại, nơi cư trú tại địa phương nhưng bị bắt khẩn cấp mà đáng lý họ được tại ngoại để điều tra hoặc chỉ là bắt bình thường. Trong khi hậu quả của việc lạm dụng bắt khẩn cấp là rất lớn, vì bất cứ lúc nào người có hành vi có dấu hiệu phạm tội cũng có thể bị bắt, họ không kịp ăn mặc, chuẩn bị tinh thần v.v..; khoản 3 Điều 81 quy định “không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp quy định tại Điều 81...”. Về hậu quả tố tụng thì việc bắt khẩn cấp buộc Viện kiểm sát phải gấp rút xem xét phê chuẩn trong thời hạn 12 giờ, việc này khó mà đúng thời hạn tố tụng và không hoàn toàn chắc chắn là có căn cứ, hợp pháp. 17 * Nguyên nhân bất cập trong bắt người: Thủ tục hành chính ở việt nam còn rườm rà, hình thức. Bộ luật Tố tụng quy định chưa chặt chẽ. Còn nhiều lỗ hổng để người có chức quyền lợi dụng bắt người tùy tiện. * Giải pháp: Cần bổ sung quy định về vấn đề phê chuẩn lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp. Tại khoản 4 Điều 81 BLTTHS có quy định: “Trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn.” Vấn đề phải được báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn sẽ có thể diễn ra bình thường khi mà người ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp là Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp, người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương, người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới. Tuy nhiên, đối với trường hợp mà người ra lệnh là người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng thì việc xác định “Viện kiểm sát cùng cấp” là rất khó. Đặc biệt, khi tàu bay đang bay trên bầu trời hay tàu biển trang ở trên biển thì việc phải báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn dường như là không thể thực hiện được. Bởi vậy, chúng tôi cho rằng, khoản 4 Điều 81 cần bổ sung một nội dung sau: “đối với trường hợp người ra lệnh bắt khẩn cấp là người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng thì thẩm quyền xem xét phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp là Viện kiểm sát nơi có sân bay hay bến cảng trở về đầu tiên hay nơi tàu bay, tàu biến đó được đăng ký”. Quy định về thông báo về lệnh bắt không giới hạn thời gian thông báo liệu có thể dẫn đến tình trạng áp dụng tùy tiện. 17 Tham khảo trực tuyến tại: http://www.luatviet.org/Home/nghien-cuu-trao-doi/hinh-su-to-tung-hinhsu/2011/9298/Kien-nghi-hoan-thien-cac-quy-dinh-cua-BLTTHS-2003-ve-nguoi.aspx 15 Trường Đại học Luật TPHCM Dựa vào quy định tại Điều 85 BLTTHS có thể thấy, việc thông báo về việc bắt người chỉ được diễn ra sau khi việc bắt đã được thực hiện. Quy định việc bắt “phải thông báo” đã không xác định thời gian cụ thể là bao lâu, chính vì vậy mà dễ xảy ra trường hợp áp dụng quy định một cách tùy tiện, có thể để lại hệ quả là sự hoang mang, lo lắng cho gia đình, người thân của người bị bắt, có khi họ phải hao tốn công sức và tiền của để tìm kiếm do việc thông báo là quá muộn. 3. Trường hợp 3: Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Trường hợp này cần thỏa mãn hai điều kiện sau: - Tìm thấy dấu vết của của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị tình nghi là tội phạm: Người bị nghi thực hiện tội phạm là người mà CQTHTT chưa có đủ tài liệu, chứng cứ để xác định họ phạm tội nhưng đã phát hiện được những dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ của người đó và từ những dấu vết này mà người đó bị nghi đã thực hiện một tội phạm. Các dấu vết được tìm thấy thường là thông qua sự tố giác của người dân, qua khám xét chỗ ở, khám người, xem xét dấu vết trên thân thể và thông qua việc kiểm tra hành chính. Mặc dù luật không quy định nhưng cũng có thể hiểu ngoài chỗ ở hoặc trên người của người bị nghi thực hiện tội phạm, thì dấu vết tội phạm còn có thể được phát hiện tại nơi làm việc, trên các phương tiện vận tải của họ. Khi phát hiện được dấu vết tội phạm ở những nơi này thì cũng có thể ra lệnh bắt người theo trường hợp bắt khẩn cấp. - Cần bắt ngay để ngăn chặn việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ: Điều kiện này đòi hỏi phải có căn cứ cho rằng nếu không bắt ngay, người bị nghi thực hiện tội phạm nói trên rất có thể sẽ bỏ trốn hoặc sẽ có hành động tiêu hủy chứng cứ. Các tình tiết được coi là căn cứ để ngăn chặn việc người bị nghi thực hiện tội phạm không có biểu hiện bỏ trốn nhưng lại có hành động chuẩn bị tiêu hủy chứng cứ hoặc đang tiêu hủy chứng cứ thì cũng quyết định bắt khẩn cấp ngay. Chúng ta cùng đi vào một trường hợp cụ thể:  Với vụ án xác chết không đầu mà hung thủ là Nguyễn Đức Nghĩa cách đây không lâu, ắt hẳn chúng ta còn nhớ đến thông tin tìm ra xác chết của nạn nhân L trên tầng thượng chung cư, ban đầu qua những thông tin từ người dân, qua điều tra hiện trường và những nghiệp vụ điều tra khác, xác định được nghi phạm là Nguyễn Đức Nghĩa. Cơ quan điều tra đã ra lệnh bắt khẩn cấp nghi can Nguyễn Đức Nghĩa lúc này đang lẩn trốn. Lệnh bắt khẩn cấp đưa ra nhằm đưa hung thủ ra ánh sáng để trừng trị, tránh để hung thủ bỏ trốn gây khó khăn cho công tác điều tra. 16 Trường Đại học Luật TPHCM  Tiếp theo là vụ việc bắt khẩn cấp tổng giám đốc muaban24.vn: Sau khi có những manh mối về hành vi sử dụng mạng máy tính, internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, theo Điều 226B Bộ luật hình sự thì lệnh bắt khẩn cấp đã được đưa ra để bắt giữ nghi can phục vụ cho điều tra, ngăn chặn việc bỏ trốn của tội phạm. 18 18 Tham khảo trực tuyến tại: http://www.baomoi.com/Bat-khan-cap-tong-giam-docmuaban24vn/58/9017025.epi 17 Trường Đại học Luật TPHCM KẾT LUẬN Thực tiễn công tác điều tra mở rộng các vụ án hình sự nói chung, đặc biệt là các vụ án ma túy, Cơ quan điều tra gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc vận dụng các quy định về bắt người trong trường hợp khẩn cấp. Việc ra lệnh bắt khẩn cấp của Cơ quan điều tra hiện nay căn cứ nhiều từ lời khai của đối tượng, bị can trong các vụ án để mở rộng các đối tượng tham gia mua bán, vận chuyển ma tuý… Trong trường hợp có các tài liệu trinh sát, danh sách điện thoại chứng minh quan hệ thì việc ra lệnh bắt khẩn cấp đúng căn cứ pháp luật và được Viện kiểm sát phê chuẩn. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp không có tài liệu trinh sát, mà chỉ căn cứ vào lời khai của đối tượng, bị can mà Điều tra viên đánh giá là tin cậy, Cơ quan điều tra vận dụng bắt khẩn cấp nhằm phục vụ công tác điều tra, mở rộng vụ án nhưng không được Viện kiểm sát phê chuẩn nên Cơ quan điều tra chỉ triệu tập đối tượng đến Cơ quan điều tra lấy lời khai và ra lệnh khám xét khẩn cấp nếu thu được vật chứng là ma tuý thì mới ra lệnh bắt khẩn cấp. Thực tế này dễ dẫn đến việc các đối tượng bỏ trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ. Đồng thời việc đó làm cản trở công tác điều tra, mở rộng vụ án. Vì vậy, căn cứ bắt khẩn cấp theo Khoản 1, Điều 81 BLTTHS cần được nghiên cứu sửa đổi hoặc bổ sung theo hướng: “Căn cứ vào lời khai của đối tượng hoặc bị can trong các vụ án mà lời khai đó được Điều tra viên đánh giá là tin cậy và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ” nhằm tháo gỡ khó khăn trong công tác điều ra và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm ma tuý nói riêng – lĩnh vực mà các đối tượng phạm tội có nhiều mánh lới, thủ đoạn đối phó với các cơ quan bảo vệ pháp luật.19 Trong quá trình thực hiện việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp vẫn còn xảy ra oan hoặc sai nên vẫn còn những trường hợp việc kiểm sát không phê chuẩn. Một trong những nguyên nhân xảy ra bắt oan hoặc sai là do không hiểu đúng về quy định của pháp luật và vận dụng không đúng. Chẳng hạn, không hiểu đúng như thế nào là hành vi đang chuẩn bị thực hiện tội phạm, không đảm bảo đầy đủ các điều kiện bắt trong từng trường hợp quy định tại Điều 81 BLTTHS đã ra lệnh bắt. Để khắc phục tình trạng này cần phải có hướng dẫn cụ thể và tăng cường tập huấn nâng cao trình độ pháp luật cho điều tra viên.20 So với các trường hợp bắt quả tang, tạm giam và truy nã thì bắt khẩn cấp thể hiện rõ hơn những “dấu hiệu nghi ngờ” tội phạm hay nói cách khác, chứng cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội còn mờ nhạt. Việc nghi ngờ này vẫn mang dấu ấn chủ quan của Cơ quan công an (ví dụ như xuất phát từ giả thiết điều tra và phán đoán, hoạt động khoanh vùng đối tượng). Do đó, bắt khẩn cấp dễ xảy ra oan sai. Mặt khác, điểm a, Khoản 1 Điều 81 còn nêu: “Khi có căn cứ để cho rằng…” đó là căn cứ gì? Rõ ràng quy phạm mập mờ nay làm cho việc áp dụng pháp luật không đảm bảo tính khả thi. Với dấu hiệu “xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn” quy định tại điểm b,c, Khoản 1 Điều 81 là khe hở cho tình trạng lạm dụng bắt khẩn cấp, xâm hại đến các quyền của người bị bắt, bị tạm giữ. Căn cứ nào để xác định việc bỏ trốn? Thực 19 Tham khảo trực tuyến tại: http://tapchikiemsat.org.vn/?mod=viewtopic&parent_id=59&id=874 20 Tham khảo trực tuyến tại: http://tks.edu.vn/portal/detail/4712_66__Ve-viec-ap-dung-cac-bien-phap-nganchan-theo-quy-dinh-cua-Bo-luat-to-tung-hinh-su-nam-2003.html 18 Trường Đại học Luật TPHCM tế trường hợp nào Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cũng có thể cho là ngăn chặn người đó bỏ trốn làm căn cứ để bắt khẩn cấp (cũng như bắt tạm giam). Rất nhiều tội phạm được thực hiện rõ về hậu quả, chứng cứ, bị hại, nơi cư trú tại địa phương nhưng bị bắt khẩn cấp mà đáng lý họ được tại ngoại để điều tra hoặc chỉ là bắt bình thường. Trong khi hậu quả của việc lạm dụng bắt khẩn cấp mà đáng lý họ được tại ngoại để điều tra hoặc chỉ là bắt bình thường. Trong khi hậu quả của việc lạm dụng bắt khẩn cấp là rất lớn, vì bất cứ lúc nào người có hành vi có dấu hiệu phạm tội cũng có thể bị bắt, họ không kịp ăn mặc, chuẩn bị tinh thần…; khoản 3 Điều 81 quy định “không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp quy định tại Điều 81…”. Về hậu quả tố tụng, việc bắt khẩn cấp buộc Viện kiểm sát phải gấp rút xem xét, phê chuẩn trong thời hạn 12 giờ, việc này khó mà đúng thời hạn tố tụng và không hoàn toàn chắc chắn là có căn cứ hợp pháp. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất