Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân Việt Nam tại nước ngoài thự...

Tài liệu Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân Việt Nam tại nước ngoài thực trạng và giải pháp

.PDF
125
246
75

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN VĂN HIỆP BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VIỆT NAM TẠI NƯỚC NGOÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Luật quốc tế Mã số : 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN BÍNH Hà Nội – 2014 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Do vậy, tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 9 Chương 1. ....................................................................................................... 15 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ............. 15 1.1 Khái niệm và đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp ....................... 15 1.2 Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp .............................................. 19 1.2.1 Đối tượng quyền .................................................................................. 19 1.2.2 Chủ thể quyền ...................................................................................... 20 1.2.3 Căn cứ xác lập quyền .......................................................................... 20 1.2.4 Phạm vi quyền...................................................................................... 21 1.2.5 Ý nghĩa của quyền năng sở hữu công nghiệp.................................... 22 1.3 Vai trò của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ............................... 23 1.3.1 Bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể quyền ....................................... 23 1.3.2 Góp phần thúc đẩy hoạt động sáng tạo, đổi mới công nghệ ............ 24 1.3.3 Thúc đẩy hoạt động đầu tư và chuyển giao công nghệ .................... 25 1.3.4 Thúc đẩy quá trình giao lưu, hợp tác kinh tế quốc tế ....................... 26 Chương 2. BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC NGOÀI ........................................................................................................... 28 2.1 Sự cần thiết của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài . ............................................................................................................ 28 2.2 Thời điểm đăng ký bảo hộ ....................................................................... 30 2.3 Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài ................. 31 2.3.1 Theo đường quốc gia ............................................................................ 31 4 2.3.2 Theo đường khu vực .............................................................................. 34 2.3.3 Theo đường quốc tế............................................................................... 39 2.3.4 Các thủ tục khác .................................................................................... 50 2.4 Xác định hành vi xâm phạm quyền ........................................................ 51 2.5 Thực thi quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài ............................. 54 2.5.1 Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp tại tòa án ........................................ 56 2.5.2 Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính ........... 74 2.5.3 Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp tại biên giới .................................... 75 2.5.4 Các biện pháp khác ............................................................................... 76 Chương 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆC BẢO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI .............................................................................................. 80 3.1 Tình hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của các tổ chức, cá nhân của Việt Nam ở trong và ngoài nước .............................................. 80 3.2 Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân của Việt Nam tại nước ngoài ......................................................................... 88 3.3 Nguyên nhân của hành vi xâm phạm .................................................... 92 3.3.1 Từ phía người xâm phạm ...................................................................... 92 3.3.2 Từ phía chủ sở hữu quyền ..................................................................... 93 3.3.3 Từ phía Chính phủ ................................................................................ 94 3.4 Kinh nghiệm quốc tế về bảo quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài . ............................................................................................................ 95 5 3.4.1 Xây dựng cơ chế, chính sách bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài ................................................................................................... 95 3.4.2 Hoàn thiện chức năng bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài của các cơ quan Nhà nước .............................................................................. 98 3.4.3 Hài hòa hóa pháp luật quốc tế............................................................ 106 3.4.4 Thực hiện hợp tác quốc tế về sở hữu công nghiệp.............................. 108 3.4.5 Hỗ trợ trực tiếp cho các chủ thể quyền trong việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài ........................................................................... 111 3.5 Một số kiến nghị nhằm bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân của Việt Nam tại nước ngoài ........................................................ 112 3.5.1 Nhóm kiến nghị về hoàn thiện thể chế, chính sách ............................. 112 3.5.2 Nhóm kiến nghị nhằm tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ sở hữu công nghiệp tại nước ngoài ........................................................................... 114 3.5.3 Nhóm kiến nghị nhằm hỗ trợ trực tiếp cho các chủ thể quyền ........... 117 KẾT LUẬN .................................................................................................. 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 123 6 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DIP Cơ quan Sở hữu trí tuệ Thái Lan EPO Cơ quan Sáng chế châu Âu FTA Hiệp định thương mại tự do IPOPhi Cơ quan Sở hữu trí tuệ Philippines JPO Cơ quan Sở hữu trí tuệ Nhật Bản KIPO Cơ quan Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc PCT Hiệp ước Hợp tác về sáng chế SHCN Sở hữu công nghiệp SHTT Sở hữu trí tuệ SIPO Cơ quan Sở hữu trí tuệ Nhà nước Trung Quốc TRIPS Hiệp định các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ USPTO Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ WIPO Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WTO Tổ chức Thương mại thế giới 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Số đơn đăng ký SHCN trong nước của các chủ thể Việt Nam .................................................................................................................81 Bảng 3.2 Số văn bằng bảo hộ SHCN trong nước các chủ thể Việt Nam .................................................................................................................81 Bảng 3.3 Số đơn đăng ký sáng chế của các chủ thể Việt Nam tại một số thị trường lớn.............................................................................. ............................82 Bảng 3.4 Số đơn đăng ký nhãn hiệu của các chủ thể Việt Nam nộp tại một số thị trường lớn .................................................................... . ........................83 Bảng 3.5 Số đơn sáng chế và nhãn hiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam nộp qua Văn phòng quốc tế WIPO ............................................. ........................83 Bảng 3.6 Số đơn đăng ký SHCN trong nước của Thái Lan .................................86 Bảng 3.7 Số đơn đăng ký SHCN trong nước của Philippines ...........................86 Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ các đơn đăng ký SHCN trong nước của các chủ thể Việt Nam.........................................................................................................85 Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ văn bằng bảo hộ SHCN trong nước của các chủ thể Việt Nam.........................................................................................................85 Biểu đồ 3.3 So sánh lượng đơn sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp từ 2000 đến 2011 của Việt Nam, Thái Lan và Philipines.................................................................................................87 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Tài sản trí tuệ đang ngày càng trở thành một loại tài sản quan trọng của tổ chức, cá nhân và nền kinh tế đất nước. Bên cạnh quyền tác giả và quyền đối với giống cây trồng mới, tài sản trí tuệ còn bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và bí mật kinh doanh, v.v.. hay còn được gọi chung là các đối tượng sở hữu công nghiệp. Chúng là sản phẩm của hoạt động trí tuệ con người, tồn tại dưới dạng thông tin và tri thức. Tài sản trí tuệ là nhân tố quyết định gia tăng giá trị của sản phẩm và dịch vụ, cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế quốc gia. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, ngày càng nhiều tổ chức, cá nhân ý thức được rằng cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ không chỉ ở trong nước mà còn ở cả nước ngoài, đặc biệt là ở các thị trường xuất khẩu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích, nâng cao năng lực cạnh tranh, cũng như thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Gần đây đã phát sinh một số vụ tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp của các tổ chức, cá nhân Việt Nam tại nước ngoài, trong đó các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể Việt Nam đã bị xâm phạm, như vụ xâm phạm nhãn hiệu thuốc lá Vinataba, kiểu dáng công nghiệp của võng xếp Duy Lợi và chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột, v.v., và trong nhưng vụ việc đó thì các chủ thể quyền của Việt Nam phải chịu những thiệt hại nhất định. Là học viên chuyên ngành Luật Quốc tế, hiện đang công tác tại Cục Sở hữu trí tuệ - một Cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp của Việt Nam, học viên đã lựa chọn vấn đề “Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân Việt Nam tại nước ngoài: thực trạng và giải pháp” làm đề tài 9 nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn tìm hiểu, làm rõ các vấn đề liên quan đến việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài và các kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này, qua đó có thể đưa ra một số khuyến nghị cho các cơ quan có thẩm quyền và các chủ thể quyền Việt Nam trong việc bảo hộ hiệu quả quyền sở hữu công nghiệp của mình tại nước ngoài. 2. Tình hình nghiên cứu Quyền sở hữu công nghiệp là một vấn đề còn tương đối mới đối với các tổ chức, cá nhân của Việt Nam. Từ trước đến nay, Việt Nam luôn bị coi là nước có nhiều hành vi xâm phạm các quyền sở hữu công nghiệp của các chủ thể nước ngoài. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với nhận thức về vai trò và giá trị của quyền sở hữu công nghiệp đối với hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng được nâng cao, số lượng quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam cũng này càng nhiều thông qua số lượng văn bằng bảo hộ trong nước và ngoài nước được cấp ngày càng tăng. Các chủ thể quyền Việt Nam không chỉ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của mình ở trong nước mà còn đăng ký ra nước ngoài. Tuy nhiên, số lượng các quyền sở hữu công nghiệp được đăng ký tại nước ngoài là chưa nhiều. Một số quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã bị các đối tượng tại nước ngoài chiếm đoạt, xâm phạm. Có khá nhiều tài liệu nước ngoài đề cập đến vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở nước khác. Tuy nhiên, các tài liệu đó chủ yếu được viết dưới các bài báo hoặc Tài liệu hướng dẫn về đăng ký vào bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở một nước cụ thể, ví dụ như các Bộ tài liệu về đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở 19 nước khác nhau, trong đó có Việt Nam, do Chính phủ Hoa Kỳ (USPTO) biên soạn và được đăng tải trên trang web chuyên về các vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng, tại nước ngoài là http://www.stopfakes.gov. 10 Cho đến nay, ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu có chứa các thông tin về việc bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài như Tiểu luận “Thương hiệu Việt Nam bị đánh cắp ở thị trường nước ngoài: Nguyên nhân và giải pháp bảo vệ thương hiệu Việt Nam” của học viên Nguyễn Thị Tú Anh (Trường Đại học Kinh tế quốc dân), Luận văn tốt nghiệp đại học “Thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế và một số biện pháp phát triển và bảo vệ thương hiệu”, “Bài học thương hiệu PetroVietnam và biện pháp bảo vệ thương hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam” và một số bài viết khác liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu của các tổ chức, cá nhân của Việt Nam tại nước ngoài. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu và phân tích về việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của các chủ thể quyền của Việt Nam tại nước ngoài. Do đó, vấn đề nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác đã được công bố. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu các cơ chế bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài bằng cách phân tích pháp luật các nước và các điều ước quốc tế liên quan, cũng như phân tích cơ chế, chính sách và pháp luật của Việt Nam, tác giả sẽ đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách, xây dựng và thực hiện một số biện pháp cụ thể để bảo hộ hiệu quả quyền sở hữu công nghiệp tổ chức, cá nhân Việt Nam tại nước ngoài. b. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: - Làm rõ các vấn đề cơ bản liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp: định nghĩa, đặc điểm và vai trò của quyền sở hữu công nghiệp; 11 - Tìm hiểu các cơ chế khác nhau về đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài; - Thực trạng về việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của các chủ thể Việt Nam ở trong và ngoài nước; - Phân tích một số hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam tại nước ngoài; - Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài; - Từ đó những nghiên cứu và phân tích nêu trên, đưa ra một số kiến nghị một số biện pháp cụ thể để bảo hộ hiệu quả quyền sở hữu công nghiệp tổ chức, cá nhân Việt Nam tại nước ngoài. 4. Phạm vi nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, tác giả cố gắng tập trung nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm quốc tế trong việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài, qua đó đưa ra những khuyến nghị cho Việt Nam về vấn đề liên quan. Tuy nhiên, trong phạm vi của một Luận văn thạc sỹ và do đây là một vấn đề có phạm vi rộng cả về đối tượng nghiên cứu và khu vực địa lý áp dụng, nên việc nghiên cứu chỉ tập trung vào những vấn đề có tính chất điển hình nhất. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là các thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như lý luận về pháp luật, xã hội học pháp luật, luật dân sự, điều ước và pháp luật quốc tế; các tài liệu nghiên cứu, tài liệu chuyên khảo và bài viết của các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, để góp phần phân tích khoa học làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về sở hữu 12 công nghiệp, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả còn sử dụng hệ thống văn bản pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế, những văn bản, tài liệu hướng dẫn, cũng như nhiều vấn đề thực tiễn. Luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành để tiếp cận, làm sáng tỏ về mặt khoa học các vấn đề nghiên cứu tương ứng với cơ sở phương pháp luật là triết học Mác – Lênin (đi từ những nội dung có tính lý luận đến những vấn đề thực tiễn). Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: phân tích, hệ thống hoá, so sánh, thống kê, tổng hợp, v.v. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sau: - Làm rõ và hệ thống hoá những vấn đề lý luận về quyền sở hữu công nghiệp; - Làm rõ sự cần thiết và các quy định của pháp luật liên quan đến bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài; cách thức và thủ tục xác lập quyền ; - Phân tích, đánh giá và rút ra kinh nghiệm của các nước trong việc thực hiện các biện pháp để bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài; - Tìm hiểu một số vụ việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam tại nước ngoài để tìm ra nguyên nhân của hàn vi xâm phạm; - Đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại nước ngoài cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam, cũng như các kiến nghị đối với Chính phủ trong việc hỗ trợ các chủ thể quyền thực hiện việc này. 7. Kết cấu của luận văn 13 Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, Luận văn gồm 3 chương: - Chương 1. Khái quát chung về quyền sở hữu công nghiệp; - Chương 2. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài; - Chương 3. Thực trạng và giải pháp cho việc bảo quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân 14 việt nam ở nước ngoài. Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 1.1 Khái niệm và đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp Sở hữu trí tuệ theo nghĩa rộng là các quyền hợp pháp xuất phát từ hoạt động trí tuệ của con người trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật. Nhà nước nhằm bảo hộ sở hữu trí tuệ vì hai lý do chính. Thứ nhất là bảo vệ quyền nhân thân và quyền về tài sản của người tạo ra các kết quả sáng tạo, cũng như quyền của công chúng trong việc tiếp cận với những kết quả sáng tạo đó. Thứ hai là để thúc đẩy hoạt động sáng tạo, như là biện pháp có chủ đích trong chính sách của Nhà nước liên quan đến việc thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội, cũng như phổ biến và thúc đẩy ứng dụng các kết quả sáng tạo, khuyến khích kinh doanh lành mạnh. Công ước Stockholm về thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) năm 1967 (Công ước Stockholm) định nghĩa “sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền liên quan tới các tác phẩm khoa học, nghệ thuật và văn học; chương trình biểu diễn của các nghệ sỹ biểu diễn, các bản ghi âm và chương trình phát thanh, truyền hình; sáng chế trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người; các phát minh khoa học; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, các chỉ dẫn và tên thương mại; bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh; và, tất cả những quyền khác là kết quả của hoạt động trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học hoặc nghệ thuật” [41]. Như vậy, ngay cả WIPO cũng không đưa ra một định nghĩa thế nào là sở hữu trí tuệ mà chỉ liệt kê các đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Chịu ảnh hưởng của sự vận động, phát triển của khoa học, công nghệ và đời sống xã hội, quyền sở hữu trí tuệ cũng có sự phát triển tương ứng theo 15 hướng mở rộng thêm các đối tượng quyền. Cụ thể, so với Công ước Stockholm năm 1967 thì Hiệp định các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ WTO (Hiệp định TRIPS) đã bổ sung thêm những một số đối tượng sở hữu trí tuệ mới gồm: chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp, thông tin bí mật, chương trình máy tính và bộ sưu tập dữ liệu. Điều đó cho thấy sự thích ứng của quyền sở hữu công nghiệp với phát triển công nghệ, văn hóa, kinh tế và xã hội. Và trong tương lai, khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ có thể tiếp tục được mở rộng, ví dụ, sang các đối tượng đang được thảo luận tại WIPO như nguồn gen, tri thức truyền thống và văn hóa dân gian. Theo quan niệm truyền thống, quyền sở hữu trí tuệ được chia thành hai nhánh chính, gồm quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả. Tuy nhiên, ở một số nước quyền sở hữu trí tuệ được chia làm ba nhánh chính, bao gồm quyền đối với giống cây trồng mới. Chính Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 của Việt Nam đã quy định “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”[12]. Trong đó: - Quyền tác giả đề cập đến quyền của người sáng tạo trí tuệ trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học. Những sáng tạo được bảo hộ quyền tác giả là những sáng tạo trong việc lựa chọn và sắp xếp từ ngữ, nốt nhạc, màu sắc và hình khối. Pháp luật về quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của các tác phẩm mà không bảo hộ nội dung các ý tưởng đó. - Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. 16 - Quyền sở hữu công nghiệp đề cập đến quyền của người sáng tạo trí tuệ liên quan đến các đối tượng thuộc lĩnh vực công nghệ và thương mại, bao gồm: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại (tên thương mại, chỉ dẫn địa lý) và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Quyền sở hữu công nghiệp là một bộ phận cấu thành của quyền sở hữu trí tuệ. Do vậy, trong luận văn này khi đề cập đến khái niệm quyền sở hữu trí tuệ thì được hiểu là bao gồm cả quyền sở hữu công nghiệp. Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp có thể được chia thành hai nhóm theo tính chất riêng của chúng: - Nhóm các kết quả sáng tạo khoa học - công nghệ: gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thông tin bí mật, thiết kế bố trí mạch tích hợp. - Nhóm các dấu hiệu đặc trưng có chức năng phân biệt: gồm nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại. Những đối tượng này tuy hàm chứa yếu tố sáng tạo trí tuệ ít hơn nhưng vẫn được coi là đối tượng sở hữu công nghiệp vì chúng chứa đựng những dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của chủ thể này với hàng hóa hoặc dịch vụ của các chủ thể hoặc truyền tin tới người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mang đối tượng sở hữu công nghiệp lưu thông trên thị trường. Việc bảo hộ các dấu hiệu mang tính đặc trưng này nhằm khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Dưới góc độ pháp lý, thuật ngữ “quyền sở hữu công nghiệp” được hiểu theo hai nghĩa: - Về mặt khách quan: quyền sở hữu công nghiệp là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình 17 tạo dựng, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các đối tượng sở hữu công nghiệp được Nhà nước bảo hộ. - Về mặt chủ quan: quyền sở hữu công nghiệp là quyền nhân thân, quyền tài sản của cá nhân, tổ chức, với tư cách là chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp các đối tượng sở hữu công nghiệp, gồm quyền khai thác, sử dụng, định hoạt các đối tượng sở hữu công nghiệp trong phạm vi pháp luật cho phép. Bộ luật Dân sự 2005 Việt Nam đã định nghĩa về quyền sở hữu công nghiệp theo hướng liệt kê các đối tượng quyền, cụ thể “Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.”[11] Luật Sở hữu trí tuệ - với tư cách là một đạo luật chuyên ngành điều chỉnh về lĩnh vực sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, định nghĩa quyền sở hữu công nghiệp là “quyền hợp pháp của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”[12]. Định nghĩa về quyền sở hữu công nghiệp nói chung và các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp nói chung trong pháp luật Việt Nam về cơ bản là phù hợp với các yêu cầu của Hiệp định TRIPS và các điều ước quốc tế về sở hữu công nghiệp mà Việt Nam là thành viên, cũng như thông lệ quốc tế. Liên quan đến khái niệm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: Hiệp định TRIPS, tại chú thích 3, Điều 1 đã xác định “bảo hộ” phải bao gồm “các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng đạt được, việc đạt được, phạm vi, việc duy trì hiệu lực và việc thực thi các quyền sở hữu trí tuệ, cũng như các vấn đề ảnh 18 hưởng đến việc sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ được quy định rõ trong Hiệp định này”. Như vậy, có thể hiểu một cách tương tự rằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp boao gồm các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng đạt được, việc đạt được, phạm vi, việc duy trì hiệu lực và việc thực thi các quyền sở hữu công nghiệp, cũng như các vấn đề ảnh hưởng đến việc sử dụng các quyền sở hữu công nghiệp. Như vậy, quyền sở hữu công nghiệp được thừa nhận nhằm bảo hộ các thành quả sáng tạo trí tuệ của con người. Với sự ghi nhận bảo hộ bởi quyền lực nhà nước, quyền sở hữu công nghiệp đã trở thành một loại quyền tài sản có giá trị đối với chủ sở hữu. Để bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, mỗi quốc gia xây dựng cho mình một hệ thống bảo hộ riêng, phù hợp với các đặc điểm kinh tế, chính trị và xã hội của mình. 1.2 Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp Quyền sở hữu công nghiệp là một loại quyền tài sản, do vậy nó mang đầy đủ các đặc điểm của quyền sở hữu tài sản nói chung, đó là chủ sở hữu có toàn quyền đối với tài sản của mình, không ai được sử dụng tài sản đó nếu không được chủ sở hữu cho phép. Sự khác biệt giữa quyền sở hữu công nghiệp và quyền sở tài sản hữu hình xuất phát từ thuộc tính vô hình của các đối tượng sở hữu công nghiệp. Quyền sở hữu công nghiệp không thể xác định được thông qua các đặc điểm vật chất của đối tượng sở hữu công nghiệp mà phải được thể hiện thông qua một dạng vật chất hữu hình hoặc một các thức cụ thể để có thể bảo vệ được. Có thể thấy sự khác biệt giữa hai phạm trù này qua một số đặc điểm sau: 1.2.1 Đối tượng quyền Đối tượng của quyền sở hữu tài sản nói chung là các loại vật chất hữu hình có thể “cầm, nắm, giữ” được và một số quyền tài sản luôn xác định được 19 bằng một số lượng vật chất cụ thể. Trong khi đó, đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là những thứ vô hình chỉ có thể định lượng được khi gắn với loại sản phẩm hữu hình hoặc các hoạt động cụ thể. 1.2.2 Chủ thể quyền Chủ thể quyền sở hữu tài sản nói chung có thể là bất kỳ cá nhân, pháp nhân, tổ chức và cũng có thể là Nhà nước – là người có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản hợp pháp. Trong khi đó, chủ thể quyền sở hữu công nghiệp chỉ có thể là những cá nhân, tổ chức đáp ứng các điều kiện nhất định, tương ứng với từng loại đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật. Cụ thể, chủ sở hữu nhãn hiệu phải là những người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực đăng ký nhãn hiệu; chủ ở hữu nhãn hiệu tập thể chỉ có thể là cơ quan nhà nước hoặc một tổ chức (hiệp hội, hiệp hội ngành nghề) được Cơ quan nhà nước ủy quyền; chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận chỉ có thể là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng nhận đối với loại sản phẩm mang nhãn hiệu, mà không được sử dụng nhãn hiệu đó; chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý là Nhà nước và nhà nước trao quyền quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý cho các tổ chức cá nhân đáp ứng các điều kiện nhất định. 1.2.3 Căn cứ xác lập quyền Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập theo những căn cứ cụ thể dưới những hình thức nhất định phù hợp với quy định của pháp luật, nhưng khác với các căn cứ xác lập quyền đối với các sở hữu tài sản hữu hình. Quyền sở hữu công nghiệp có thể được xác lập thông qua việc nộp đơn đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ, hoặc có thể được xác lập một cách tự động nếu đối tượng sở hữu công nghiệp đáp ứng những tiêu chuẩn bảo hộ nhất định do pháp luật quy định. Cụ thể, quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết 20 định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của nước sở tại hoặc công nhận theo các điều ước quốc tế. Quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi khiến cho nhãn hiệu đó trở thành nổi tiếng; quyền đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó; quyền đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ hoặc kết quả của hoạt động hợp pháp khác để tìm ra, tạo ra hoặc có được thông tin tạo thành bí mật kinh doanh và bảo mật thông tin đó; quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở thực tiễn của hoạt động cạnh tranh. Các quyền sở hữu công nghiệp trên được xác lập một cách tự động mà không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký. 1.2.4 Phạm vi quyền Thông thường, quyền sở hữu đối với tài sản được bảo hộ vô thời hạn và chỉ chấm dứt khi có các căn cứ chấm dứt theo quy định của pháp luật hoặc khi tài sản bị tiêu huỷ. Quyền sở hữu đối với tài sản thông thường không bị giới hạn về mặt không gian. Trong khi đó, quyền sở hữu công nghiệp bị giới hạn về mặt thời gian và không gian. - Về mặt thời gian: thời điểm phát sinh và thời hạn hiệu lực của quyền sở hữu công nghiệp được quy định theo pháp luật, có sự khác nhau giữa các đối tượng và giữa các quốc gia về cùng một đối tượng. Theo đó, tùy từng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp mà thời điểm phát sinh quyền và thời hạn bảo hộ quyền là khác nhau. Thông thường, quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn; đối với giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn; đối với kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 05 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn thêm 10 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan