Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bảo vệ môi trường du lịch bãi biển thừa thiên huế , nghiên cứu trường hợp các bã...

Tài liệu Bảo vệ môi trường du lịch bãi biển thừa thiên huế , nghiên cứu trường hợp các bãi biển thuận an, lăng cô

.PDF
137
1059
147

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- NGUYỄN HOÀNG NGA MY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH BÃI BIỂN THỪA THIÊN HUẾ, NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC BÃI BIỂN THUẬN AN, LĂNG CÔ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: DU LỊCH HỌC Hà Nội-2015 i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- NGUYỄN HOÀNG NGA MY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH BÃI BIỂN THỪA THIÊN HUẾ, NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC BÃI BIỂN THUẬN AN, LĂNG CÔ Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN ĐÌNH HÒE Hà Nội-2015 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi –Nguyễn Hoàng Nga My, học viên cao học khóa 2012 – 2014, Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Học viên Nguyễn Hoàng Nga My iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... iii BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 3 4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3 5. Đối tượng và phạm vi thời gian nghiên cứu .......................................................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4 6.1. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................................... 4 6.2. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 5 7. Kết cấu luận văn ................................................................................................... 6 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH VÀ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH BÃI BIỂN ......................................................................... 8 1.1.Các khái niệm ..................................................................................................... 8 1.2.Tổng quan về Môi trường du lịch ....................................................................... 9 1.3. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển du lịch.......................................... 12 1.3.1.Ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động phát triển du lịch ...................... 12 1.3.2.Tác động của hoạt động phát triển du lịch đến môi trường ......................... 13 1.4. Những bài học kinh nghiệm về bảo vệ môi trường .......................................... 14 1.5. Quy định pháp luật của Việt nam về bảo vệ môi trường du lịch ....................... 22 Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................... 25 CHƯƠNG II. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG DU LỊCH TẠI CÁC BÃI BIỂN LĂNG CÔ VÀ THUẬN AN ................................................................................................. 26 2.1. Đặc điểm điều kiện Tự nhiên – Kinh tế - Xã hội vùng ven biển của Thừa Thiên Huế trong mối quan hệ với du lịch bãi biển ............................................................ 26 2.2. Tiềm năng phát triển du lịch tại các bãi biển của Thừa Thiên Huế ................... 28 2.2.1. Giới thiệu khái quát về các bãi biển du lịch của Thừa Thiên Huế .............. 28 2.2.2. Tài nguyên du lịch của các bãi biển Thuận An và Lăng Cô ....................... 33 2.2.3. Cơ sở hạ tầng du lịch tại các bãi biển Thuận An và Lăng Cô .................... 39 2.2.4. Các loại hình du lịch tại các bãi biểnThuận An và Lăng Cô ...................... 41 2.3. Hiện trạng Môi trường Du lịch tại các bãi biển Lăng Cô và Thuận An............. 42 iv 2.3.1. Dịch vụ du lịch bãi biển của Thừa Thiên Huế ........................................... 42 2.3.2.Hiện trạng môi trường du lịch tự nhiên ...................................................... 45 2.3.3. Hiện trạng môi trường du lịch xã hội nhân văn ......................................... 54 2.4. Phân tích nguyên nhân của các vấn đề môi trường du lịch tại bãi biển Lăng Cô và Thuận An TT Huế.............................................................................................. 64 2.4.1. Nguyên nhân từ quản lý vĩ mô của tỉnh, địa phương .................................. 64 2.4.2. Nguyên nhân từ quản lý yếu kém của các doanh nghiệp ............................ 66 2.4.3. Nguyên nhân từ ý thức của du khách ........................................................ 71 2.4.4. Nguyên nhân từ sông ................................................................................. 74 2.5. Nhận xét chung về hiện trạng môi trường tại hai bãi biển nghiên cứu .............. 74 Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................... 76 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH TẠI CÁC BÃI BIỂN THUẬN AN VÀ LĂNG CÔ ........................................................... 77 3.1. Quan điểm, định hướng phát triển du lịch gắn liền với môi trường của Thừa Thiên Huế .............................................................................................................. 77 3.2. Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng các giải pháp .............................................. 81 3.2.1. Đối với môi trường du lịch tự nhiên: ......................................................... 81 3.2.2. Đối với môi trường du lịch xã hội nhân văn: ............................................. 82 3.3. Giải pháp chính sách, chiến lược phát triển du lịch bãi biển và ưu tiên đầu tư. . 83 3.4. Các giải pháp Bảo vệ Môi trường Du lịch ........................................................ 83 Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................... 92 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 95 v BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường UBND Ủy ban nhân dân UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc) VNICZM Vietnam-Netherlands Integrated Coastal Zone (Dự án Việt Nam - Hà Lan về Quản lý tổng hợp vùng ven biển) vi DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Biểu đồ2.1. Kiểm kê thực trạng cơ sở kinh doanh dịch vụ.......................... tr 53 Biểu đồ2.2. Thống kê các hoạt động vi phạm của du khách ....................... tr 56 Bảng 2.0. Doanh thu và số lượng khách đến Huế từ năm 2009 đến 2013…tr 39 Bảng 2.1. Mối quan hệ tương quan giữa các tiêu chí đánh giá cơ sở kinh doanh... tr 54 Bảng 2.2. Kiểm định các mức độ vi phạm các hoạt động của du khách ...... ..tr 57 Bảng 2.3. Mối quan hệ giữa việc tham gia hoạt động bảo vệ môi trường và mức độ vi phạm các hoạt động ........................................................................... tr58 Bảng 2.4. Kiểm kê hành động vi phạm những điều bị cấm thực hiện của cơ sở kinh doanh ................................................................................................. tr 65 Bảng 2.5. Mối quan hệ giữa mức độ quan trọng của việc bảo vệ môi trường du lịch biển và các yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh ...................................... tr 66 Bảng 2.6. Mối quan hệ giữa các hoạt động vi phạm và các nhóm tuổi........ tr 68 Bảng 2.7. Thống kê các hoạt động bảo vệ môi trường của du khách ......... tr 69 vii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong suốt 40 năm hình thành và phát triển, du lịch Việt Nam đã có những bước tiến đáng khích lệ và hiện đã trở thành một ngành kinh tế có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân. Việt Nam là một nước được thế giới biết đến với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng: Vịnh Hạ Long, Vịnh Lăng Cô, Phong Nha –Kẻ Bàng, Cố Đô Huế, Phố Cổ Hội An, Khu di tích Mỹ Sơn,… Du lịch biển đảo chiếm khoảng 70% trong hoạt động của ngành du lịch Việt Nam [33] và được xem là một trong 5 hướng đột phá về phát triển kinh tế biển và ven biển. Vì vậy, du lịch biển là mũi nhọn của ngành du lịch Việt Nam. Nước ta có hàng trăm bãi biển đã sử dụng và có thể sử dụng cho du lịch, trong đó có hàng chục bãi biển nổi tiếng. Thừa Thiên - Huế cũng có nhiều bãi biển đẹp đang thu hút ngày càng nhiều du khách. Cụ thể, năm 2013, lượng khách du lịch đến Huế ước đạt 2,599 triệu lượt, tăng 2,2% so với năm 2012, trong đó khách quốc tế ước đạt 904.699 lượt, tăng 4,3% so với năm 2012; khách nội địa ước đạt 1.694.773 lượt, tăng 1% so với năm 2012. Khách lưu trú đón được 1,785 triệu lượt, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó khách quốc tế ước đạt 745.120 lượt, tăng 2% so với năm 2012, khách du lịch nội địa 1.039.982 lượt, tăng 4% so với cùng kỳ. Ngày khách lưu trú bình quân 2,02 ngày. Doanh thu du lịch ước đạt 2.469 tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2012. Doanh thu xã hội từ du lịch ước đạt trên 6.100 tỷ đồng [13]. Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường du lịch đang là đòi hỏi cấp thiết nhằm phát triển du lịch bền vững không chỉ của nước ta mà còn là của Tỉnh Thừa Thiên – Huế. Môi trường Du lịch tại các bãi biển du lịch nói chung và của Thừa Thiên Huế hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức: 1. Ô nhiễm môi trường: vấn đề xử lý chất thải, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường bãi tắm; 1 2. Chưa có quy hoạch cho việc phát triển du lịch ở các bãi biển này. Hình thức kinh doanh còn tự phát; 3. Các chương trình, lễ hội du lịch bãi biển hằng năm chỉ có một lần hoặc 2 năm một lần. Tính mùa vụ cao, dẫn đến tình trạng khách tập trung đông vào một vài thời điểm, tác động đến môi trường du lịch. Xuất phát từ các lý do ở trên, yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần tìm hiểu thực trạng môi trường du lịch bãi biển và có kế hoạch quản lý bảo vệ môi trường du lịch nhằm phát triển du lịch bền vững ở các bãi biển Thừa Thiên Huế. Vì vậy đề tài “Bảo vệ môi trường du lịch bãi biển Thừa Thiên Huế, nghiên cứu trường hợp các bãi biển Thuận An, Lăng Cô” được chọn nghiên cứu nhằm làm rõ thực trạngbảo vệ môi trường du lịch ở các bãi biển nói trên, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp để góp phần vào sự phát triển bền vững của du lịch biển nói riêng và ngành du lịch nói chung ở Thừa Thiên Huế. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hiện nay, cómột số đề tài đã thực hiện liên quan tới vấn đề bảo vệ môi trường du lịch như: Luận văn “Bảo vệ môi trường tự nhiên trong hoạt động du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh” của Hà Thị Phương Lanđề cập đến thực trạng hoạt động du lịch và công tác bảo vệ môi trường tự nhiên trong hoạt động du lịch tại Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên trong hoạt động du lịch tại Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đề tài nghiên cứu của Viện nghiên cứu phát triển du lịch “Hiện trạng và một số giải pháp bảo vệ môi trường du lịch Việt Nam” đã nhận biết được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đánh giá tác động môi trường du lịch; phân tích được hiện trạng môi trường du lịch Việt Nam nói chung và hiện trạng môi trường du lịch ở một số khu du lịch điển hình thông qua các chỉ tiêu về chất lượng môi trường nước, không khí, cảnh quan, các hệ sinh thái đặc trưng, chất thải rắn, vấn đề vệ sinh môi trường, các vấn đề xã hội, nhân văn, sức khoẻ cộng đồng... Từ đó, đề tài đưa ra các giải pháp đưa ra đã góp phần giải quyết những mâu thuẫn 2 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi tất yếu xảy ra giữa yêu cầu phát triển du lịch và bảo vệ môi trường, đảm bảo tính bền vững của môi trường và hoạt động kinh tế du lịch. Dự án “Kế hoạch phân vùng sử dụng tổng hợp đới bờ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến 2030” của giao Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng và triển khai phân vùng sử dụng đới bờ đối với vùng bờ biển của Thừa Thiên Huế. Đây là một quá trình phức tạp, đòi hỏi thời gian và cần được thực hiện từng bước, cùng với sự hoàn thiện về thể chế và năng lực trong quản lý không gian, tài nguyên và môi trường tại đới bờ của địa phương. Vì vậy, trong kế hoạch này, sơ đồ phân vùng, các quy định sử dụng và cơ chế tổ chức thực hiện mới được đề xuất bước đầu, ở mức tổng quát nhưng cũng đã phần nào giải quyết được vấn đề môi trường tại vùng biển của Thừa Thiên Huế.[17] Đối với các bãi biển của Thừa Thiên Huế nói riêng, trước đây vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu vấn đề môi trường du lịch, chủ yếu chỉ có các bài báo giấy hoặc trên báo điện tử có bàn luận sơ lược, song song với việc giới thiệu về các bãi biển du lịch của Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, các tài liệu này chưa đi sâu vào việc nghiên cứu vấn đề bảo vệ môi trường du lịch các bãi biển du lịch của Thừa Thiên Huế, cụ thể là hai bãi biển Thuận An và Lăng Cô như trong đề tài này. 3. Mục đích nghiên cứu Điều tra làm rõ hiện trạng môi trường du lịch và nguyên nhân dẫn đến các vấn đề suy thoái và ô nhiễm môi trường du lịchcác bãi biển Thừa Thiên – Huế,trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần bảo vệ môi trường bãi biển du lịch Thừa Thiên Huế. 4. Câu hỏi nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu ở trên, 3 câu hỏi nghiên cứu được thiết lập để làm rõ nội dung của đề tài, đây cũng chính là những nhiệm vụcủa luận văn: 3 (1)Hiện trạng môi trường du lịch các bãi biển Thừa Thiên – Huế nói chung và đặc biệt 2 bãi biển Lăng Cô và Thuận An là như thế nào? (2) Nguyên nhân nào dẫn đến những vấn đề môi trường du lịch bãi biển Thừa Thiên – Huế nói chung và đặc biệt 2 bãi biển Lăng Cô và Thuận An? (3) Những giải pháp nào đóng góp tích cực cho việc bảo vệ môi trường du lịch các bãi biển Thừa Thiên – Huế nói chung và đặc biệt 2 bãi biển Lăng Cô và Thuận An? 5. Đối tượng và phạm vi thời gian nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: môi trường du lịch tại các bãi biển của Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và nguồn lực nên trong đề tài này tác giả tập trung nghiên cứu môi trường du lịch tự nhiên, đối với vấn đề môi trường du lịch xã hội nhân văn, tác giả chỉ tập trung vào một số nội dung ảnh hưởng trực tiếp đến hai bãi biển nghiên cứu. - Đối tượng khảo sát: hai bãi biển Lăng Cô và Thuận An. - Phạm vi thời gian nghiên cứu: từ năm 2013 - 2014 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp thu thập số liệu (i)Phương pháp Kiểm kê Môi trường [27]: nhằm xác định hiện trạng môi trường du lịch của các bãi biển nghiên cứu. Phương pháp Kiểm kê Môi trường được sử dụng rộng rãi ở nước ta từ lâu và đặc biệt có hiệu quả trong phân tích hiện trạng môi trường dựa theo bộ tiêu chí đánh giá hiện trạng. Hiện bộ tiêu chí này đã được xây dựng và áp dụng tại Quảng Ninh từ năm 2003 đến nay. (ii) Tham vấn chuyên gia: Sẽ tham vấn (qua phỏng vấn sâu) một số chuyên gia Môi trường, chuyên gia Du lịch, đại diện một số doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại các bãi biển nghiên cứu Thừa Thiên – Huế để xác định nguyên nhân tạo ra hiện trạng môi trường du lịch đã phát hiện, tìm hiểu những kinh nghiệm tốt trong Bảo vệ môi trường du lịch (khoảng 5-10 chuyên gia). 4 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi (iii) Hệ phương pháp Đánh giá nhanh có sự tham gia: bao gồm các phương pháp: 1/ Thu thập phân tích và kế thừa tài liệu; 2/Phỏng vấn không chính thức khoảng 50 du khách (Non- structue Inteview) cho mỗi bãi biển (hai bãi biển số lượng là 100 khách) nhằm tìm hiểu đánh giá chủ quan của họ về môi trường du lịch bãi biển nghiên cứu (gồm du khách VN và du khách Quốc tế); phỏng vấn không chính thức chừng 20 người dân địa phương có tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch nhằm tìm hiểu cách dánh giá của họ về môi trường du lịch bãi biển nghiên cứu cũng như giải pháp cải thiện môi trường theo quan điểm của người dân; 3/phỏng vấn bán chính thức (Semi- structue Interview) chừng 20 nhà quản lý doanh nghiệp du lịch tại các bãi biển nghiên cứu nhằm tìm hiểu kinh nghiệm bảo vệ môi trường du lịch của doanh nghiệp [28]và 4/ Khảo sát đánh giá thực địa phát hiện và nghiên cứu các dấu hiệu môi trường du lịch tại các bãi biển nghiên cứu để kiểm chứng thông tin thu thập được qua tài liệu và phỏng vấn (dòng dọc bờ, xói lở biển, ô nhiễm biển và bãi, quản lý rác thải, hoạt động cứu hộ, quản lý nước thải và vệ sinh môi trường,…) căn cứ theo bộ tiêu chí giám sát môi trường bãi biển Quảng Ninh.[19] 6.2. Phương pháp xử lý số liệu Phương pháp thống kê dữ liệu sử dụng phần mềm SPSS 19.0. Một số kiểm định được sử dụng trong luận văn gồm có thống kê mô tả (descriptive statistics), kiểm định One-sample Test, Tương quan hai biến (Bivariate Correlation), kiểm định giá trị trung bình của hai mẫu độc lập (Independent sample T-test), cross-tabulation với kiểm định Chi-square. Thống kê mô tả (descriptive statistics) được sử dụng để thống kê phần trăm các chỉ tiêu được đưa ra, ví dụ % khách có tham gia hoạt động thể thao trên vùng nước của bãi tắm khi thời tiết xấu, hoặc để chỉ ra giá trị trung bình (mean) của các biến điều tra, ví dụ mức độ vi phạm bình quân của các hoạt động. One – sample T Test kiểm định giá trị trung bình của một biến với giá trị cho trước, ví dụ kiểm định mức độ vi phạm của hoạt động tắm khi có uống rượu bia có khác giá trị 0 hay không (với giá trị “0 = không vi phạm”). Với giả thiết 5 H0 là giá trị trung bình của biến kiểm định bằng 0. Nếu mức ý nghĩa thống kê (P value <0.05), có nghĩa là bác bỏ giả thiết H0, chứng tỏ giá trị trung bình khác 0, và cho thấy rõ ràng có sự vi phạm trong hoạt động tắm khi có uống rượu bia. Phân tích tương quan giữa hai biến (Bivariate Correlations) được sử dụng để xem xét giữa hai biến có mối quan hệ cùng chiều hay ngược lại. Ví dụ trong luận văn, phân tích tương quan giữa hai biến cho thấy những người thường vi phạm về việc tắm khi có uống rượu bia cũng thường vi phạm về việc đưa xe vào bãi tắm (với mức ý nghĩa thống kê 5%). Kiểm định giá trị trung bình của hai mẫu độc lập (Independent sample Ttest) được sử dụng để kiểm tra giá trị trung bình của biến cần kiểm định trong hai nhóm mẫu khác nhau. Ví dụ, kiểm tra xem hai nhóm “Có” tham gia hoạt động BVMT, và “Không” tham gia hoạt động BVMT có khác nhau trong giá trị bình quân của mức độ vi phạm hoạt động (ví dụ: tổ chức chế biến nấu nướng tại khu vực không được phép). Cross-tabulation với kiểm định Chi-square với được tiến hành để kiểm tra sự khác biệt trong phân phối của hai biến1a (Giả thiết và Kết quả cụ thể được trình bày trong bảng). 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được cấu thành bởi 3 chương. Chương 1: Tổng quan cơ sở lý luận về môi trường du lịch và môi trường du lịch bãi biển Chương này đề cập tới những cơ sở lý luận về môi trường du lịch và môi trường du lịch biển. Tổng quan về bảo vệ môi trường du lịch một số bãi biển trên thế giới và ở Việt Nam. Chương 2 : Hiện trạng Môi trường du lịch tại các bãi biển Lăng Cô và Thuận An 1a Thông thường đây là hai biến nhóm hay hai biến loại (categorical variables). 6 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Chương này giới thiệu một số đặc điểm điều kiện Tự nhiên – Kinh tế - Xã hội vùng ven biển của Thừa Thiên Huế, sau đó trình bày, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch tại các bãi biển của Thừa Thiên Huế các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, chính sách, nguồn lực về kinh tế cũng như về nguồn nhân lực cho phát triển du lịch tại các bãi biển Thuận An và Lăng Cô. Đồng thời nghiên cứu, phân tích nguyên nhân của các vấn đề môi trường du lịch tại bãi biển Lăng Cô và Thuận An. Chương 3. Đề xuất giải pháp quản lý bền vững môi trường du lịch tại các bãi biển Thuận An và Lăng Cô Chương này đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững môi trường du lịch tại các bãi biển Thuận An và Lăng Cô từ nguyên nhân và thực trạng vấn đề môi trường tại hai bãi biển Lăng Cô và Thuận An. 7 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG DULỊCH VÀ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH BÃI BIỂN 1.1.Các khái niệm - Khái niệm du lịch Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.[8] - Khái niệm môi trường Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.[7] Theo khái niệm này, môi trường được hiểu là sự tổng hòa của các thành phần tự nhiên. Nói cách khác, môi trường được hiểu là môi trường tự nhiên. -Khái niệm du lịch biển Du lịch biển, đảo là loại hình du lịch sinh thái mà dựa vào thiên nhiên là bờ biển, đảo để tắm, vui chơi…kết hợp với văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có sự đóng góp bảo tồn và phát triển bền vững của cộng đồng địa phương.[1] - Khái niệm Phát triển du lịch bền vững Khái niệm về du lịch bền vững mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến và nâng cấp khái niệm về du lịch mềm của những năm 90 và thực sự gây được sự chú ý rộng rãi trong những năm gần đây. Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế (WTTC), 1996 thì: "Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai.” Khái niệm về Phát triển du lịchbền vững không tách rời khái niệm phát triển bền vững và được Hội nghị của Ủy ban Thế giới về Phát triển và Môi trường xác định, theo đó “Hoạt động phát triển du lịch bền vững là hoạt động phát triển ở một khu vực cụ thể sao cho nội dung, hình thức và quy mô là thích hợp và bền vững theo thời gian, không làm suy thoái môi trường, làm ảnh 8 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi hưởng đến khả năng hỗ trợ các hoạt động phát triển khác. Ngược lại, tính bền vững của hoạt động phát triển du lịch được xây dựng trên nền tảng sự thành công trong phát triển của các ngành khác, sự phát triển bền vững chung của khu vực”. Nếu thực sự du lịch là đem lại lợi ích cho môi trường tự nhiên và xã hội, và bền vững lâu dài, thì tài nguyên không có quyền được sử dụng quá mức. Tính đa dạng tự nhiên, xã hội và văn hoá phải được bảo vệ; phát triển du lịch phải được lồng ghép vào chiến lược phát triển của địa phương và quốc gia, người địa phương phải được tham gia vào việc hoạch định kế hoạch và triển khai hoạt động du lịch, hoạt động nghiên cứu triển khai và giám sát cần được tiến hành. Những nguyên tắc này của tính bền vững cần phải được triển khai trong toàn bộ lĩnh vực phát triển du lịch.[ 5] Du lịch bền vững đứng trước một thử thách là cần phát triển các sản phẩm du lịch có chất lượng, có khả năng thu hút khách cao song không gây phương hại đến môi trường tự nhiên và văn hóa bản địa, thậm chí còn phải có trách nhiệm bảo tồn và phát triển chúng.[2] Như vậy, có thể thấy môi trường du lịch có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển bền vững nói chung và phát triển du lịch bền vững nói riêng. 1.2.Tổng quan về Môi trường du lịch - Khái niệm môi trường du lịch Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch có mối quan hệ mật thiết với môi trường, khai thác đặc tính của môi trường để phục vụ mục đích phát triển và tác động trở lại góp phần làm thay đổi các đặc tính của môi trường. Hoạt động phát triển du lịch luôn gắn liền với việc khai thác các tiềm năng tài nguyên môi trường tự nhiên và các giá trị văn hóa, nhân văn. Trong nhiều trường hợp, hoạt động du lịch tạo nên những môi trường nhân tạo như công viên vui chơi giải trí, nhà bảo tàng, làng văn hóa... trên cơ sở của một hoặc tập hợp các đặc 9 tính của môi trường tự nhiên như một hang động, một quả đồi, một khúc sông, một khu rừnghay một đền thờ, một quần thể di tích.[8] - Khái niệm bảo vệ môi trường du lịch Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học [7]. Các môi trường thành phần thường được xem xét trong cấu trúc của môi trường du lịch tự nhiên gồm : môi trường địa chất, môi trường nước, môi trường không khí, môi trường sinh thái, sự cố môi trường... có tác động trực tiếp đến hoạt động du lịch. - Môi trường địa chất: Môi trường địa chất được hiểu là một tập hợp các thành tố địa chất của môi trường tự nhiên, bao gồm các yếu tố như cấu trúc địa chất, các hoạt động kiến tạo, tân kiến tạo, địa động lực hiện tại, hoạt động động đất, quá trình thành tạo khe nứt hiện đại, các quá trình karst hóa, quá trình phong hóa, các tai biến địa chất ảnh hưởng đến môi trường hoặc chi phối môi trường. Môi trường địa chất được xem là phần cơ sở nền rắn của môi trường chung, trong đó bao gồm các đặc tính về đá (độ cứng, độ phong hóa, độ phóng xạ, độ bền vững…); các đặc tính về địa chấn (động đất, núi lửa, nứt đất…); các đặc tính về hoạt động ngoại sinh (trượt lở, lũ đá, xâm thực, rửa trôi, chảy trượt…) và các đặc điểm khác của môi trường địa chất trên khía cạnh xã hội . Trong thành phần cấu trúc của môi trường du lịch tự nhiên, môi trường địa chất được biểu thị qua các chỉ số cụ thể như các chỉ số về độ bền vững của đất đá, các chỉ số địa chất công trình cho việc xây dựng các quần thể du lịch, mức độ, khả năng xảy ra các chấn động địa chất, hiện tượng trượt lở ở những khu vực có các hoạt động du lịch; độ phóng xạ và khả năng khai thác lãnh thổ cho mục đích du lịch; các chỉ số về đặc điểm địa hình… - Môi trường nước: là bộ phận cấu thành quan trọng của môi trường tự nhiên, có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại của sự sống, và hoạt động phát 10 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi triển kinh tế - xã hội trên trái đất. Những biến động của môi trường nước thường dẫn đến những biến động về chất lượng sống toàn cầu hoặc từng khu vực cụ thể. Các yếu tố của môi trường nước phân bố khá rộng, từ nước lục địa trong đó có nước mặt (ao, hồ, sông suối), nước dưới đất (tầng nông và tầng sâu), đến nước đại dương, nước biển. Các yếu tố này tồn tại chủ yếu trong thể lỏng, một phần nằm trong các thể hơi, thể rắn và một phần nhỏ ở dạng liên kết ion. Trong nghiên cứu môi trường du lịch, môi trường nước được đánh giá nhiều ở góc độ liên quan đến khả năng cấp và chất lượng nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí và tắm biển, nghỉ dưỡng và chữa bệnh của du khách. - Môi trường không khí: Môi trường không khí là bộ phận của môi trường tự nhiên tồn tại dưới dạng thể khí. Trong môi trường du lịch, môi trường không khí có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định các khu du lịch nghỉ dưỡng, đến tổ chức mùa vụ khai thác du lịch… Các yếu tố của môi trường không khí có vai trò khá lớn trong việc xem xét quyết định hướng quy hoạch khu du lịch, bố trí không gian và phác đồ kiến trúc quần thể du lịch. Đánh giá chất lượng môi trường cho hoạt động du lịch qua nghiên cứu mức độ ô nhiễm của không khí, mức độ thuận lợi và thích hợp của thời tiết và khí hậu đối với việc tổ chức hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng phục hồi sức khoẻ của du khách. - Môi trường sinh học: được xem là bộ phận sống (hữu cơ) của môi trường tự nhiên. Môi trường sinh học là cơ sở duy trì và phát triển cuộc sống trên hành tinh, điều hòa cán cân nước, làm sạch bầu khí quyển, cung cấp lương thực thực phẩm cho xã hội do đó môi trường sinh học có vai trò rất to lớn trong việc thiết lập và bảo vệ cân bằng sinh thái của tự nhiên. Những biến đổi của môi trường sinh học cả về lượng và chất có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và hoạt động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có du lịch trên hành tinh. Một trong những yếu tố quan trọng của môi trường sinh học là đa dạng sinh học. Đa dạng sinh học là một đặc tính quan trọng của môi trường sinh học, có ảnh hưởng lớn đến tổ chức các hoạt động du lịch, đặc biệt là hoạt động du lịch sinh thái, du lịch tham quan nghiên cứu. 11 Môi trường du lịch xã hội nhân văn bao gồm những yếu tố của môi trường kinh tế - xã hội và môi trường nhân văn là cấu thành quan trọng của môi trường đu lịch, tạo ra những điều kiện cần thiết để phát triển du lịch. Môi trường du lịch nhân văn được xem là thuận lợi khi các yếu tố văn hóa, các giá trị nhân văn đa dạng, có sức hấp dẫn, khi trình độ văn minh và tri thức của cộng đồng cao tạo ra những. điều kiện thuận lợi trong giao lưu văn hóa giữa khách du lịch và cộng đồng địa phương. Bên cạnh đó, các yếu tố vế kinh tế - xã hội bao gồm thể chế chính sách, điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sờ vật chất kỹ thuật, trình độ phát triển khoa học công nghệ, môi trường đô thị,…. cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của du lịch.[10] Như vậy môi trường du lịch nhân văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo ra những điều kiện đảm bảo sự tồn tại và phát triển của du lịch. Sự tồn tại và phát triển môi trường du lịch nhân văn chịu tác động trực tiếp của quá trình phát triển kinh tế -xã hội nói chung, của các ngành kinh tế như công nghiệp nông nghiệp, cơ sở hạ tầng xã hội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật nói riêng. 1.3. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển du lịch Hoạt động du lịch bao giờ cũng gây những tác động (tích cực và tiêu cực) lên các phân hệ tự nhiên, kinh tế và xã hội. Tuy nhiên tác động lên phân hệ tự nhiên thường dễ phát hiện hơn lên các phân hệ còn lại.[ 5] 1.3.1.Ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động phát triển du lịch Sự phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào cũng gắn liền với vấn đề môi trường. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng, và xã hội hoá cao như du lịch. Môi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại của hoạt động du lịch.[2] Những ảnh hưởng chủ yếu của môi trường đến hoạt động phát triển du lịch được thể hiện trên Sơ đồ: 12 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Như vậy có thể thấy trạng thái môi trường (chất lượng, điều kiện, sự cố-tai biến) ở những mức độ và khía cạnh khác nhau sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phát triển du lịch 1.3.2.Tác động của hoạt động phát triển du lịch đến môi trường Hoạt động phát triển du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng lượng khách du lịch, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên..., từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực của du lịch đến môi trường. Trong nhiều trường hợp, do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động du lịch vượt ngoài nhận thức và năng lực quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài. [2] Các tác động chủ yếu từ hoạt động phát triển du lịch đến môi trường bao gồm: 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan