Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở xã tri phương - huyện tiên du tỉnh bắc ninh...

Tài liệu Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở xã tri phương - huyện tiên du tỉnh bắc ninh

.PDF
107
1596
102

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------*-------------------- ĐINH THỊ NGA BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở XÃ TRI PHƢƠNG - HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------*-------------------- ĐINH THỊ NGA BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở XÃ TRI PHƢƠNG - HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH LUËN V¡N TH¹C SÜ CHUY£N NGµNH C¤NG T¸C X· HéI Mã số: 60 90 01 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hải Hữu Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những thông tin, số liệu trong luận văn là sự thật và đã được những người có liên quan đồng ý cho sử dụng. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin có trong luận văn. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài: Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở xã Tri Phƣơng - huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh. Ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ địa phương, hội phụ nữ xã Tri Phương, cùng toàn thể nhân dân trong xã và người thân. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Xã hội học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, cùng toàn thể các bạn học viên lớp cao học Công tác xã hội 2 đã ủng hộ và cổ vũ tinh thần để học viên tự tin hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Hải Hữu người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi những thiếu xót nhất định, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo, các bạn và những người quan tâm đến nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Học viên Đinh Thị Nga MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................ 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ 4 DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. 5 DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................... 6 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 7 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ................................................. 8 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................... 15 3.1.Ý nghĩa khoa học................................................................................ 15 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................... 16 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 16 4.1. Mục đích ............................................................................................ 16 4.2. Nhiệm vụ ........................................................................................... 16 5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ..................................... 17 5.1. Đối tượng........................................................................................... 17 5.2. Khách thể........................................................................................... 17 6. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 17 7. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................... 18 8. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 18 8.1. Phương pháp phân tích tài liệu sẵn có............................................... 18 8.2. Phương pháp phỏng vấn sâu ............................................................. 18 8.3. Phương pháp trưng cầu ý kiến .......................................................... 18 8.4. Phương pháp quan sát ....................................................................... 20 8.5. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................. 20 9. Một số thuận lợi và khó khăn ảnh hƣởng tới kết quả nghiên cứu .... 21 10. Kết cấu luận văn .................................................................................. 21 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 23 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU... 23 1 1.1. Các khái niệm công cụ........................................................................ 23 1.1.1. Khái niệm về Gia đình ................................................................... 23 1.1.2. Khái niệm về Bạo lực gia đình ....................................................... 26 1.1.3. Khái niệm Bạo lực thể chất ............................................................ 28 1.1.4. Khái niệm về Phụ nữ ...................................................................... 29 1.1.5. Khái niệm Đinh kiến giới ............................................................... 31 1.2. Lý thuyết áp dụng trong đề tài .......................................................... 32 1.2.1. Thuyết Hệ thống sinh thái .............................................................. 32 1.2.2. Lý thuyết nhu cầu của Maslow ...................................................... 35 1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................ 37 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở XÃ TRI PHƢƠNG - HUYỆN TIÊN DU - TỈNH BẮC NINH .................. 40 2.1. Đánh giá chung về thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam ................................................................................................. 40 2.2. Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở xã Tri Phƣơng huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh ................................................................. 42 2.2.1. Nhận thức của người dân về BLGĐ và bạo lực thể chất với phụ nữ... 42 2.2.2. Các biểu hiện và mức độ thường xuyên của bạo lực thể chất với phụ nữ ....................................................................................................... 49 2.2.3. Mức độ thường xuyên phụ nữ bị bạo lực thể chất hiện nay tại địa phương ...................................................................................................... 53 2.2.4. Cách đối phó của phụ nữ khi bị bạo lực thể chất ........................... 56 2.3. Một số nguyên nhân của bạo lực thể chất với phụ nữ xã Tri Phƣơng - huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh ................................................ 60 2.4. Hậu quả của bạo lực thể chất với phụ nữ......................................... 65 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở TRI PHƢƠNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI .................................................................................... 71 3.1. Một số giải pháp tại địa phƣơng........................................................ 71 2 3.1.1. Tiến hành hòa giải, tuyên truyền, thuyết phục, giáo dục kết hợp với xử phạt hành chính ................................................................................... 71 3.1.2. Áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã .......................................... 72 3.1.3. Nâng cao nhận thức cho người dân và đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về luật phòng, chống BLGĐ, xóa bỏ các tệ nạn xã hội. ..... 73 3.1.4. Cải thiện kinh tế, nâng cao đời sống vật chất cho người dân ........ 75 3.1.5. Một số biện pháp nâng cao năng lực cho phụ nữ........................... 76 3.2. Các hoạt động trợ giúp phụ nữ bị bạo lực tại địa phƣơng ............. 78 3.3. Vai trò của nhân viên công tác xã hội ............................................... 81 3.3.1. Vai trò truyền thông vận động nâng cao nhận thức về phòng, chống BLGĐ ............................................................................................ 82 3.3.2. Vai trò tham vấn, tư vấn ................................................................. 82 3.3.3. Vai trò trợ giúp pháp lý .................................................................. 83 3.3.4. Vai trò biện hộ ................................................................................ 84 3.3.5. Vai trò hòa giải ............................................................................... 85 3.3.6. Người trợ giúp tiếp cận các nguồn lực ........................................... 85 3.3.7. Vai trò hỗ trợ nâng cao kỹ năng ..................................................... 86 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 87 1. Kết luận................................................................................................... 87 2. Khuyến nghị ........................................................................................... 89 2.1. Với cấp Trung ương .......................................................................... 89 2.2. Đối với chính quyền xã ..................................................................... 90 2.3. Đối với phụ nữ................................................................................... 91 2.4. Đối với nam giới ............................................................................... 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 93 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 95 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLGĐ : Bạo lực gia đình CTXH : Công tác xã hội UBND : Ủy ban nhân dân 4 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Tổng hợp mẫu điều tra ...................................................................... 19 Bảng 2: Bảng tổng hợp cơ cấu nghề nghiệp phụ nữ được điều tra ................. 20 Bảng 3: Các hành vi được coi là bạo lực gia đình của người dân .................. 45 Bảng 4: Suy nghĩ của nam giới khi gây ra bạo lực với vợ.............................. 48 Bảng 5: Những hành vi bạo lực thể chất nam giới thường gây ra với phụ nữ 50 Bảng 6: Mức độ thường xuyên gây ra bạo lực thể chất với phụ nữ ............... 53 Bảng 7: Bảng thống kê số lần bị đánh của phụ nữ xã Tri Phương ................. 55 Bảng 8: Cách ứng phó của phụ nữ trước hành vi bạo lực thể chất ................. 57 Bảng 9: Những người/cơ quan mà phụ nữ tìm tới khi bị bạo lực ................... 59 Bảng 10: Nguyên nhân của bạo lực thể chất với phụ nữ ................................ 61 Bảng 11: Bảng thồng kê số vụ ly hôn (2009 - 2012) xã Tri Phương .............. 66 Bảng 12: Hậu quả bạo lực thể chất đối với phụ nữ......................................... 67 Bảng 13: Các dịch vụ hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực .............................................. 78 5 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Cơ cấu tuổi phụ nữ được điều tra ..................................................... 19 Sơ đồ 2: Hệ thống sinh thái ............................................................................. 34 Sơ đồ 3: Bậc thang nhu cầu của Maslow ........................................................ 35 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Gia đình là tế bào của xã hội, là hình ảnh thu nhỏ của xã hội, gia đình là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng nhân cách và tâm hồn của mỗi con người, là nơi con người thấy được sự bình yên và an toàn khi mình ở đó. Vậy mà ở đâu đó, gia đình lại là “địa ngục”, là nỗi đau của các cuộc bạo hành đã và đang diễn ra nhất là bạo lực với người phụ nữ. BLGĐ chống lại phụ nữ đang xảy ra ở khắp các nơi trên thế giới, không phân biệt màu da, tầng lớp, lứa tuổi, trình độ văn hóa, địa vị xã hội. Ngay cả ở những nước được coi là phát triển và văn minh ở Châu Âu, Châu Mỹ vẫn có không ít phụ nữ đang ngày ngày phải sống chung với nạn này. Theo số liệu điều tra ở Mỹ trong năm 2011 có khoảng 85% nạn nhân của bạo lực gia đình là nữ và trung bình cứ một ngày có 3 phụ nữ bị giết bởi người chồng hoặc bạn trai của họ (Theo Family Violence Prevention Fund, 2004). Do chịu tác động của nhiều yếu tố văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, nhận thức, BLGĐ ở Việt Nam cũng đã và đang diễn ra rất phức tạp với nhiều dạng hình thức khác nhau, tại các vùng miền khác nhau không phân biệt giàu nghèo, gia đình nông dân hay trí thức, vùng núi cao hay đồng bằng. Các vùng nông thôn Việt Nam, trong đó có xã Tri Phương - huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh, với điều kiện kinh tế còn khó khăn, sự tiếp thu công nghệ thông tin, khoa học và nền văn minh còn chưa cao, tư tưởng của người dân còn hạn chế, định kiến giới còn tồn tại dai dẳng nên những hiện tượng mâu thuẫn vợ chồng, chồng đánh chửi vợ, đối xử thiếu tôn trọng với người phụ nữ vẫn diễn ra phổ biến. Phụ nữ nông thôn là người chịu trách nhiệm chính trong sản xuất nông nghiệp nhưng lại là người hưởng thụ rất ít, đặc biệt trong chất lượng cuộc sống, học tập và chăm sóc sức khỏe sinh sản. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội nước ta thông qua vào ngày 21 tháng 11 năm 2007 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã đưa ra nhiều biện pháp xử lý 7 các hành vi bạo lực nhưng kết quả mang lại vẫn chưa cao bởi chính những nạn nhân của bạo lực vì nhiều lý do không dám nói ra nỗi khổ của mình mà luôn âm thầm chịu đựng. Sinh ra và lớn lên trên vùng quê Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, học viên đã từng chứng kiến không ít vụ bạo lực của chồng gây ra với vợ, chứng kiến những giọt nước mắt của những đứa con khi bố mẹ đánh cãi, chửi nhau và sự đau đớn về thân thể cũng như tổn thương về tinh thần của những người phụ nữ, nạn nhân chính của bạo lực gia đình. Dấy lên trong lòng sự thương cảm sâu sắc với các nạn nhân đã, đang và có thể sẽ là nạn nhân của bạo lực gia đình, vì thế làm đề tài nghiên cứu về hiện tượng BLGĐ ở nông thôn luôn là điều ấp ủ với học viên. Bên cạnh đó, với khả năng và kiến thức cũng như thời gian có hạn học viên chưa thể nghiên cứu thực trạng BLGĐ ở đầy đủ các hình thức khác nhau, và sự nhận thức cũng như hiểu biết của người dân nơi đây còn hạn chế. học viên đã tìm hiểu và phân chia BLGĐ theo 4 hình thức cơ bản: Bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục, trong đó chỉ xin tập trung vào nghiên cứu Bạo lực thể chất với phụ nữ ở xã Tri Phương huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh. Nhằm đưa ra một số đánh giá về thực trạng BLGĐ tại địa phương, tìm ra một số nguyên nhân cơ bản và đưa ra một số biện pháp cùng kiến nghị trong công cuộc phòng, chống BLGĐ tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung, học viên lựa chọn đề tài “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở xã Tri Phƣơng - huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh” 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài BLGĐ hiện nay không phải là một vấn đề của riêng ai, nó đã và đang diễn ra trong tất cả các nhóm xã hội cơ bản ở thành thị cũng như nông thôn, gia đình nghèo cũng như gia đình khá giả, trong các gia đình của các cặp vợ chồng có học vấn cao cũng như có học vấn thấp. Hơn nữa theo quan niệm truyền thống thì người phụ nữ “xuất giá tòng phu”, “lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con trai”, những người phụ nữ dường như chưa được coi 8 trọng như đàn ông, mọi điều chỉ nhất nhất nghe theo chồng, sau thì theo con, phải lệ thuộc và phục tùng. Vấn đề BLGĐ ở các nước vẫn thường bị coi nhẹ, là bởi nó vẫn được xem như “việc riêng của các gia đình”, và ít được phơi bày trước dư luận. Chỉ khi nào tính chất và mức độ xảy ra quá nghiêm trọng thì mới được đưa ra pháp luật. Bởi vậy có nhiều trường hợp, khi BLGĐ xảy ra, hàng xóm và tổ hòa giải tới can thiệp thì người có hành vi bạo lực thường phản đối theo kiểu “vợ tôi thì tôi dạy, con tôi thì tôi đánh, can dự tới các ông, các bà”...Lâu nay đã xảy ra khá nhiều trường hợp, do mâu thuẫn vợ chồng trong lúc trạng thái tinh thần không ổn định, nhiều người đã tự tay hủy hoại tài sản của gia đình như đập phá đồ đạc, đốt nhà với sự yên tâm rằng “mình có đập phá đồ đạc của người khác đâu mà sợ”. Những quan niệm này sẽ phải thay đổi để thực hiện thành công Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và bước sang thế kỷ XXI, phòng, chống BLGĐ đang là một trong những mục tiêu của thiên niên kỷ. Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon đã tuyên bố “Bạo lực đối với phụ nữ là không bao giờ được chấp nhận, không bao giờ được khoan dung, tha thứ...” [16] Cuộc sống ngày nay đã văn minh hơn, con người chúng ta cũng không còn quá xa lạ với cụm từ “Bạo lực gia đình” nữa, thế nhưng khi đối chiếu với quy định pháp luật vẫn có những người có những suy nghĩ thiếu sai lầm rằng: “không đánh đập không phải là bạo lực hoặc nếu đánh đập ở mức chưa gây thương tích và phải đi viện cũng mới chỉ là “xô xát””. Hay “hành vi bạo lực tức là đánh đập, gây đau đớn và thương tật về thể xác”. Với quan niệm như vậy nên nhiều người đàn ông cho rằng chưa bao giờ có hành vi bạo lực với vợ. Đó đều là những nhận thức chưa đầy đủ và điều mà họ cho rằng là bạo lực ấy chỉ là một trong những hình thức cơ bản của BLGĐ mà thôi. BLGĐ ảnh hưởng tới sự an toàn, lành mạnh của cộng đồng và trật tự xã hội. Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều có các văn bản quy phạm pháp luật hình sự hoặc hành chính để xử phạt các hành vi bạo lực, trong đó bao gồm cả 9 bạo lực trong gia đình. Tuy nhiên, BLGĐ có một số đặc thù mà các thủ tục hành chính, dân sự, hình sự không giải quyết được như: xảy ra trong bối cảnh riêng tư, mang tính liên tục, nạn nhân không muốn nhờ cậy sự giúp đỡ từ các cơ quan chức năng vì thấy xấu hổ, sợ bị miệt thị, vì phụ thuộc vào người có hành vi bạo lực… Chính vì vậy, nhiều quốc gia đã ban hành văn bản pháp luật riêng về BLGĐ với mục đích giải quyết có hiệu quả tình trạng BLGĐ, chỉnh sửa các thủ tục hành chính và hình sự cho phù hợp với những nhu cầu đặc biệt của các nạn nhân BLGĐ. Ở Châu Mỹ, 29 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ban hành luật pháp về bạo lực đối với phụ nữ, các nước Châu Mỹ La tinh và Carribe dẫn đầu trong việc thúc đẩy xây dựng và thông qua các văn bản quy phạm pháp luật về bạo lực đối với phụ nữ. Trong tổng số 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có luật về bạo lực đối với phụ nữ được đề cập trong một phân tích của hai tác giả Gaby Ortiz-Barreda và Carmen Vives-Case (2013) có 60 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng thuật ngữ “Bạo lực gia đình”, 14 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng thuật ngữ “bạo lực đối với phụ nữ” (violence against women) và chỉ có 2 quốc gia sử dụng thuật ngữ “bạo lực giới” (gender violence), có 4 quốc gia sử dụng thuật ngữ khác [Gaby Ortiz-Barreda, & Carmen Vives-Cases. 2013. Legislation on violence against women: Overview of key components. Revista Panamericana de Salud Pudlica, 33,pp. 61-72] Theo số liệu điều tra năm 2001, hơn nửa triệu phụ nữ Mỹ (588.490 phụ nữ) chết do BLGĐ bởi người chồng của họ. Có khoảng 85% nạn nhân của BLGĐ (588.490 tổng) là nữ, chỉ có xấp xỉ 15% (103.220 tổng) nạn nhân là nam. Trong nắm 2001, bạo lực gây tội nghiêm trọng của chồng đối với vợ tăng 20%, số vụ bạo lực của vợ đối với chồng tăng 3% trong tổng số những vụ nghiêm trọng đối với đàn ông. Trung bình mỗi ngày có hơn ba phụ nữ bị giết bởi người chồng hoặc bạn trai của họ. Năm 2000, có 1.247 phụ nữ bị giết bởi chồng mình. Ở Pháp, cũng cho thấy tỷ lệ phụ nữ bị chồng ngược đãi là 2.5% tức khoảng 1.5 triệu người. Theo Liên Đoàn đoàn kết phụ nữ quốc gia ở Pháp nhận định: “Chỉ riêng tại Paris, kinh đô ánh sang của văn minh nhân loại đã có 10 60 phụ nữ bị chồng hay người tình đánh chết mỗi năm”. Trên cả nước Pháp có 450 phụ nữ chết do bạo hành thể xác hay bạo hành tinh thần trong gia đình [7] Báo cáo “Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ Việt Nam” cho thấy, gia đình không phải lúc nào cũng là một môi trường sống an toàn tại Việt Nam, bởi vì phụ nữ phải đối mặt với những nguy cơ bị bạo lực do chồng hoặc các thành viên khác trong gia đình hoặc một người nào khác gây ra. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bạo lực đối với phụ nữ có một tác động sâu hơn so với những tác hại tức thì và dễ nhận biết. Nó gây tác động đáng kể đối với sức khỏe thể chất và tâm thần của người phụ nữ, ảnh hưởng tới năng suất lao động của các thành viên trong gia đình và vấn đề giáo dục, chăm lo sức khỏe cho con cái. Bạo lực đối với phụ nữ cũng làm phát sinh những chi phí mà cộng đồng và quốc gia phải gánh chịu. Trọng tâm phân tích chính trong báo cáo này đề cập đến tỷ bị lệ bạo lực và bản chất của BLGĐ đối với phụ nữ, thái độ và nhận thức về bạo lực, tác động trực tiếp và gián tiếp của BLGĐ. Cuốn “Bạo lực gia đình - một sự sai lệch giá trị” của GS.TS Lê Thị Quý - Đặng Vũ Cảnh Linh, NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 2007 đã đặt vấn đề về những sai lệch giá trị trong gia đình trong đó có BLGĐ đang tấn công các chức năng của gia đình ở những thời điểm nhất định. Tác phẩm tập trung nghiên cứu tình trạng BLGĐ đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay, những nguyên nhân và hậu quả của BLGĐ và đặc biệt là công tác phòng, chống BLGĐ - những bài học kinh nghiệm của Việt Nam. BLGĐ là điểm nút cuối cùng của sự phá vỡ gia đình. Nó biến tổ ấm gia đình thành “tổ lạnh”, thậm chí thành nơi nguy hiểm hoặc thành địa ngục. Mọi thành viên trong gia đình đều có khả năng trở thành nạn nhân hoặc người gây ra bạo lực. Công trình nghiên cứu Bạo lực trên cơ sở giới của PGS.TS Vũ Mạnh Lợi, PGS.TS Vũ Tuấn Huy, PGS.TS Nguyễn Hữu Minh năm 1999 đã tiến hành ở ba thành phố là Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh. Các tác giả đã đi sâu xem xét “Thái độ của cộng đồng và các thể chế xã hội về bạo lực trên cơ sở giới cũng như các phản ứng của cá nhân, luật pháp và các thể chế 11 đối với nạn bạo lực trong gia đình”. Nghiên cứu cũng đưa ra nhận xét về tình trạng bạo lực có chiều hướng gia tăng, đặc biệt trong những gia đình mà ở đó người phụ nữ đang thực hiện và khẳng định vai trò kinh tế hộ. Nghiên cứu đưa ra 8 nguyên nhân dẫn đến BLGĐ và chỉ ra 7 kiến nghị nhằm hạn chế, ngăn chặn tình trạng bạo lực trong gia đình. Sự bất bình đẳng giới đã có từ lâu trong lịch sử văn hóa loài người. Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề giải phóng phụ nữ, xóa bỏ những tàn tích phong kiến như cưỡng ép hôn nhân, trọng nam khinh nữ, đánh đập vợ. Trung ương Đảng đã có chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/01/2005 về phát triển gia đình Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa, nêu rõ Chính phủ cần phải “chuẩn bị sẵn sàng những biện pháp và kế hoạch cụ thể để phòng và chống bạo lực gia đình”. Cho đến nay mức độ BLGĐ mà phụ nữ ở Việt Nam đang phải hứng chịu vẫn chưa được biết đến một cách đầy đủ. Một số nghiên cứu định tính và định lượng quy mô nhỏ đã được tiến hành trong vài năm gần đây cho thấy BLGĐ thực sự là một vấn đề ở nước ta. Lãnh đạo các cấp huyện và xã đã ước tính là bạo lực về ngôn từ xảy ra tại 20 - 50% hộ gia đình, bạo lực thể xác từ 16 - 33% và 19 - 55% là bạo lực tinh thần [Lợi và cs 1999] Nghiên cứu của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam về BLGĐ đối với phụ nữ, năm 2000, cho thấy tỷ lệ can thiệp, giúp đỡ của chính quyền đối với các vụ BLGĐ là rất thấp. Trong khi tỷ lệ bà con hàng xóm can thiệp giúp đỡ là 62,7%, Hội phụ nữ là 36,3% thì chính quyền chỉ là 2,9%, công an là 4%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng trong đó có nguyên nhân bản thân nạn nhân kém tin tưởng ở luật pháp và chính quyền. Nhiều nơi dư luận chung vẫn coi việc chồng đánh đập, chửi mắng vợ con là việc riêng của các gia đình, chỉ khi vụ việc thật nghiêm trọng mới được đưa đến chính quyền hoặc chính quyền mới can thiệp. Trong Hiến pháp 1992, các quy định liên quan đến vấn đề phòng, chống BLGĐ đối với phụ nữ tập trung nhất ở Điều 50, Điều 52, Điều 63, 12 Điều 71, khẳng định những nguyên tắc cơ bản: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Đặc biệt là Điều 71 quy định rõ: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”. Luật Hôn nhân và Gia đình dành rất nhiều điều quy định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm giữa vợ và chồng, giữa các thành viên trong gia đình, như Điều 2, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 34, Điều 35, Điều 38, Điều 47, Điều 48, Điều 49, Điều 67 và Điều 85. Nội dung chủ yếu của các quy định là: Vợ chồng có quyền đồng thời là nghĩa vụ chung thủy, thương yêu, chăm sóc nhau, tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau. Vợ, chồng có quyền ly hôn. Dưới góc độ BLGĐ đối với phụ nữ, có thể coi ly hôn là biện pháp cuối cùng để đảm bảo không xảy ra bạo lực đối với phụ nữ trong các gia đình. Hơn 30 năm sau khi có Luật Hôn nhân và Gia đình (1959), Chính phủ đã ban hành văn bản pháp lý đầu tiên xử phạt hành chính các hành vi vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình - Nghị định số 87/2001/NĐCP ban hành ngày 21/11/2001. Các quy định về xử phạt hành chính đối với các hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, vi phạm chế độ một vợ một chồng, vi phạm về quy định về quan hệ giữa cha mẹ và con, vi phạm quy định về cấp dưỡng, đặc biệt quy định xử phạt các hành vi ngược đãi, hành hạ các thành viên trong gia đình đã khẳng định quan điểm của Nhà nước không coi BLGĐ là việc riêng của các gia đình. Theo thống kê của Bộ Công an trên toàn quốc cứ khoảng 2 - 3 ngày lại có một người bị giết có liên quan đến BLGĐ. Riêng trong năm 2005 có 14% vụ trong tổng số 1.113 vụ giết người. Báo cáo của Sở Y tế vùng Đồng bằng sông Cửu long năm 2005 cũng cho thấy, có tới 1.319 bệnh nhân nhập viện do BLGĐ, trong đó có hơn 1000 người tự tử, 30 người chết … Trong 5 năm từ năm 2000 - 2005, có tới 186.954 vụ ly hôn do BLGĐ, hành vi đánh đập, ngược đãi chiếm tới 53,1% trong các nguyên nhân dẫn tới ly hôn. Riêng năm 13 2005, có tới hơn 39,7 nghìn vụ ly hôn trong tổng số gần 65 nghìn vụ án về hôn nhân và gia đình, chiếm tỷ lệ 60,3%. Trên địa bàn Hà Nội từ tháng 1/2000 đến tháng 9/2000, trung tâm cảnh sát 113 đã nhận được 517 tin tố cáo, cầu cứu của nạn nhân BLGĐ. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ năm 2008, tỉnh Long An có 293 vụ BLGĐ được đưa ra xét xử, trong đó có 38 vụ chuyển sang hình sự, còn lại 355 vụ ly hôn do có hành vi BLGĐ. [8] Trong thời gian gần đây hàng loạt các bài báo đăng trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã gây ra sự bức xúc và phẫn nộ trong cộng đồng xã hội về sự gia tăng của vấn nạn BLGĐ: “Đổ xăng đốt vợ” trên Báo Công An Nhân Dân ra ngày 07/12/2002; “Khống chế, đổ thuốc diệt cỏ vào miệng vợ” đăng trên báo Thanh Niên ra ngày 05/07/2003; “Kẻ giết vợ dã man” đăng trên báo Phụ Nữ Việt Nam ra ngày 08/09/2003… Theo một điều tra khác ở 8 tỉnh Hội liên hiệp Phụ Nữ vào năm 2008, có 23% số gia đình được hỏi có hành vi bạo lực về thể chất, 30% số gia đình có bạo lực về tình dục và 25% số gia đình được hỏi có hành vi bạo lực về tinh thần trong đó phụ nữ là nạn nhân chiếm 97%. [6, tr.98] Con số bị bạo lực cao như thế nhưng theo các điều tra thì ở Việt Nam có tới 87% không hề tìm kiếm sự hỗ trợ nào từ các địa chỉ hỗ trợ hay ban, ngành ở điạ phương và 49,6% thậm chí không hề tiết lộ việc mình bị BLGĐ cho bất kỳ ai. Một nghiên cứu khác được cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm Liên Hiệp Quốc (UNODC) thực hiện năm 2008 chỉ ra rằng chỉ có 43% số vụ việc BLGĐ được báo cáo cho cơ quan công an, và trong số này có tới 43% người bị bạo lực được khuyên là nên giải quyết vấn đề trong nội bộ gia đình. Tiến sĩ Jean Marc Olive, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam từng thừa nhận: “Bạo lực là vấn đề tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, những trẻ thường chứng kiến bạo lực khi còn nhỏ sẽ có nhiều khả năng trở thành người gây ra bạo lực khi đã trưởng thành. Điều này cũng đúng với Việt Nam. Một gia đình mà có cả mẹ chồng, con gái và nàng dâu đều là nạn nhân của BLGĐ là cả một vấn đề mang tính báo động. 14 Tại các nước đang phát triển, BLGĐ và hãm hiếp là nguyên nhân gây ra 19% tổng số ca bệnh tật ở phụ nữ. Không chỉ trong xã hội cũ mà cho tới ngày nay, thời mà văn minh xã hội tiến bộ người phụ nữ vẫn không được đối xử đúng mực, thậm chí còn bị ngược đãi một cách thô bạo. Xu hướng này ngày càng lan rộng và trở thành một vấn nạn của xã hội. Vì thế các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong lĩnh vực hôn nhân - gia đình đều cho rằng, cần đưa ra tiếng nói chung của phụ nữ bị bạo lực nhằm phản hồi và bảo vệ hiệu quả các can thiệp đối với BLGĐ từ quan điểm người trong cuộc. Đồng thời, nên đưa ra các thông điệp và kiến nghị chung của phụ nữ bị bạo lực về phương pháp tiếp cận có nhạy cảm giới đến những người làm luật và thi hành luật Phòng, chống BLGĐ, đặc biệt ở các địa phương. Qua đó giúp nâng cao năng lực và chuẩn bị tâm thế cho những người phụ nữ bị bạo lực có quyền lựa chọn để họ đưa ra các biện pháp hiệu quả nhất nhằm bảo vệ chính họ. Vấn đề này không chỉ là mối quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới mà toàn nhân loại. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3.1.Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm kiểm chứng những phương pháp và kỹ năng can thiệp phù hợp đối với đối tượng là phụ nữ bị bạo lực trong gia đình. Từ đó kiểm chứng trong thực tế một số lý thuyết ứng dụng trong CTXH bao gồm: Lý thuyết hệ thống sinh thái và thuyết nhu cầu. Đồng thời cũng nêu rõ vai trò của nhân viên CTXH trong hoạt động hỗ trợ, trợ giúp cho những phụ nữ là nạn nhân của BLGĐ, củng cố sâu sắc hơn những hiểu biết về các lý thuyết và phương pháp, kỹ năng CTXH đã được học và thực hành. Bên cạnh đó thông qua việc tìm hiểu những thông tin thực tế, nguyên nhân gây ra bạo lực với phụ nữ, nghiên cứu cũng góp phần cung cấp thêm tài liệu, kiến thức cho những người quan tâm đến vấn đề hỗ trợ kỹ năng sống, các cách phòng tránh khi bạo lực xảy ra. 15 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu góp phần cùng với UBND xã Tri Phương xây dựng và hoàn thiện mô hình nhà tạm lánh để chăm sóc, tư vấn cho những phụ nữ bị bạo lực trong gia đình. Nghiên cứu cũng góp phần giúp cho ban lãnh đạo xã, cũng như các hội, đoàn thể của xã có nhận thức rõ hơn về hậu quả của BLGĐ, việc cần thiết phải hỗ trợ cho các nạn nhân ra sao để đảm bảo cho họ một cuộc sống ổn định cả về thể chất lẫn tinh thần. Thông qua nghiên cứu này, những phụ nữ bị bạo lực trong gia đình không những được hỗ trợ về mặt tâm lý, nơi tạm lánh mà còn được tham gia, tiếp cận các kỹ năng sống, nâng cao kỹ năng đối phó với các hành vi khi bạo lực xảy ra. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng góp phần nâng cao công tác tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình cho nhân dân trong xã, từ đó có sự quan tâm, trợ giúp của người dân trong việc hỗ trợ những phụ nữ bị bạo lực trong gia đình để giúp họ yên tâm trong cuộc sống cũng như trong sản xuất. Nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò cần có của nhân viên CTXH trong các hoạt động hỗ trợ, trợ giúp cho những phụ nữ bị bạo lực trong gia đình. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích Tìm hiểu, làm rõ thực trạng, nguyên nhân của BLGĐ đối với phụ nữ ở xã Tri Phương - huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị, đề xuất những việc cần làm để hỗ trợ cho phụ nữ bị BLGĐ. 4.2. Nhiệm vụ - Xây dựng cơ sở lý thuyết và thao tác hóa các khái niệm. - Tìm hiểu những đặc điểm về nhóm phụ nữ bị BLGĐ ở xã Tri Phương - huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh. - Tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của phụ nữ nói chung và phụ nữ bị BLGĐ nói riêng ở địa phương. - Tìm hiểu xem ban lãnh đạo xã, các hội, đoàn thể đã có những biện pháp, chính sách can thiệp, hỗ trợ cho phụ nữ bị BLGĐ như thế nào? Hiệu 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan