Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bạo lực đối với người đồng tính tại hà nội...

Tài liệu Bạo lực đối với người đồng tính tại hà nội

.PDF
130
1233
135

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THỊ THU BẠO LỰC ĐỐI VỚI NGƢỜI ĐỒNG TÍNH TẠI HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Chuyên ngành: Công Tác Xã Hội Mã số : 60.90.01.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Quỳnh Nam Hà Nội, 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn thu thập được trong quá trình nghiên cứu là trung thực chưa từng được ai công bố trước đây. Hà Nội ngày 08 tháng 10 năm 2013 Học viên cao học Lê Thị Thu 2 LỜI CẢM ƠN Trong suố t quá trình ho ̣c tâ ̣p và hoàn thành luâ ̣n văn này, em đã nhâ ̣n đươ ̣c sự hướng dẫn , giúp đỡ quý báu của các thầy cô , các anh chị , các em và các bạn. Với lòng kin ́ h tro ̣ng và biế t ơn sâu sắ c em xin đươ ̣c bày tỏ lới cảm ơn chân thành tới: Ban chủ nhiệm khoa Xã Hội Học trường Đa ̣i H ọc Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – ĐHQGHN đã ta ̣o mo ̣i điề u kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn . Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Mai Quỳnh Nam, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa người đã hết lòng hướng dẫn, đô ̣ng viên và t ạo mọi điều kiện cho em trong suố t th ời gian làm và hoàn thành luâ ̣n văn tố t nghiê ̣p này. Xin chân thành cảm ơn anh Lương Thế Huy nhân viên dự án và các bạn nhân viên viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE), chị Hoàng Tú Anh, Giám đốc trung tâm CCIHP, Chị Đinh Thị Nhung cán bộ dự án CCIHP, và các bạn trong cộng đồng LGBT, đặc biệt là các bạn tham gia chương trình Viet pride đã rất nhiệt tình giúp đỡ em. Xin chân thành cảm ơn bố me ̣, anh, chị, em đã luôn ở bên ca ̣nh đô ̣ng viên và giúp đỡ em ho ̣c t ập và hoàn thành luận văn này. Do kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian có hạn nên trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, mặc dù đã cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và bạn bè. Em xin chân thành cảm ơn Hà Nội ngày 08 tháng 10 năm 2013 Tác giả Lê Thị Thu 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 4 3. Ý nghĩa nghiên cứu ...................................................................................... 13 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu............................................................ 14 5. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................... 14 6. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 14 7. Mụch đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 15 8. Giả thuyết nghiên cứu.................................................................................. 15 9. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 16 10.Đạo đức nghiên cứu ..................................................................................... 17 NỘI DUNG......................................................................................................... 18 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................... 18 1.1. Các khái niệm công cụ ................................................................................ 18 1.1.1. Khái niệm về bạo lực ................................................................................ 18 1.1.2. Người đồng tính (homesexual) ................................................................ 18 1.1.3. Bạo lực đối với người đồng tính .............................................................. 18 1.1.4. Đồng tính nam (Gay) ............................................................................... 18 1.1.5. Đồng tính nữ (Lesbian)............................................................................ 18 1.1.6. Kỳ thị ......................................................................................................... 19 1.1.7. Phân biệt đối xử ....................................................................................... 19 1.1.8. Giới và Giới tính ....................................................................................... 19 1.1.9. Vai trò giới ................................................................................................ 20 1.2. Các hình thức của bạo lực và biểu hiện .................................................... 20 1.2.1. Bạo lực thể chất/ thể xác ......................................................................... 20 4 1.2.2. Bạo lực tinh thần ..................................................................................... 20 1.2.3. Bạo lực về tình dục .................................................................................. 21 1.2.4. Bạo lực về kinh tế ..................................................................................... 22 1.2.5. Bạo lực xã hội .......................................................................................... 23 1.3. Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ................................................. 24 1.3.1. Lý thuyết nhận thức hành vi ................................................................... 24 1.3.2. Lý thuyết dán nhãn .................................................................................. 26 1.3.3. Lý thuyết hệ thống .................................................................................... 28 1.3.4. Lý thuyết nhu cầu..................................................................................... 29 1.4. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu .............................................................. 30 1.4.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................... 30 1.4.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội ....................................................... 33 Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................. 39 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG BẠO LỰC ĐỐI VỚI NGƢỜI ĐỒNG TÍNH TẠI HÀ NỘI. ..................................................................................................... 40 2.1. Tổng quan về thực trạng bạo lực đối với người đồng tính ....................... 40 2.1.1. Tại Việt Nam............................................................................................. 40 2.1.2 Tại Hà Nội ................................................................................................. 48 2.2. Nguyên nhân của bạo lực đối với ngƣời đồng tính ................................. 59 2.2.1. Các quan niệm sai lệch về người đồng tính trong xã hội Việt Nam hiện nay ........................................................................................................... 59 2.2.2. Nguyên nhân khách quan ....................................................................... 61 2.2.3. Nguyên nhân chủ quan ........................................................................... 64 2.3. Hậu quả ....................................................................................................... 66 2.3.1. Đối với bản thân người đồng tính ........................................................... 67 2.3.2. Đối với gia đình ........................................................................................ 69 2.3.3. Đối với xã hội ........................................................................................... 71 5 Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................. 72 Chƣơng 3: VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC TRỢ GIÚP NGƢỜI ĐỒNG TÍNH BỊ BẠO LỰC TẠI HÀ NỘI ...... 73 3.1. Khái niệm về nhân viên công tác xã hội .................................................... 73 3.2. Vấn đề trợ giúp cho người bị bạo lực......................................................... 73 3.3. Đánh giá về các biện pháp đã thực hiện giải quyết vấn đề Ngƣời đồng tính bị bạo lực tại Hà Nội ................................................................................. 74 3.4. Vai trò của Nhân viên Công tác xã hội ...................................................... 77 3.5. Vận dụng vào một trường hợp cụ thể ........................................................ 85 Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................................. 86 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 87 KHUYẾN NGHỊ................................................................................................ 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 93 6 HỆ THÔNG BẢNG BIỂU Bảng 1: Trình độ học vấn của người tham gia nghiên cứu. Bảng 2: Các hình thức bạo lực trong trường phổ thông mà đối tượng nghiên cứu đã trải qua Bảng 3: Phản ứng của gia đình khi biết con mình là người đồng tính 7 CHỮ VIẾT TẮT L (Lesbian) : Đồng tính nữ G (Gay) : Đồng tính nam B (Bisexual) : Song tính nam hoặc nữ H (Homesexual) : Người đồng tính CTXH : Công tác xã hội CCIHP : Trung tâm sang kiến sức khỏe và dân số iSEE : Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Câu mở đầu trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền nêu rõ “mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về nhân phẩm và về các quyền”. Còn khẩu hiệu của Hội nghị thế giới Vienna về quyền con người năm 1993 là “tất cả các quyền con người dành cho mọi người”. Đây là những nguyên tắc cơ bản về quyền con người được thể hiện trong các công ước và văn kiện quốc tế về nhân quyền. Nhà nước phải có trách nhiệm không xâm phạm, bảo vệ và tạo điều kiện cho người dân được hưởng các quyền của mình. Hiến pháp của bất cứ quốc gia nào cũng đều thể hiện khát vọng bảo vệ quyền con người của nhân dân và phát triển đất nước công bằng, bình đẳng và bền vững. Điều này có nghĩa mọi người dân không phân biệt giới tính, tôn giáo, sắc tộc, tình trạng cơ thể, xu hướng tính dục và bản dạng giới... đều có quyền bình đẳng như nhau, và quyền của họ được bảo vệ bởi hiến pháp và pháp luật. Mặc dù tuyên ngôn nhân quyền đã khẳng định quyền con người nói chung, trong đó có quyền của những người đồng tính, song tính, chuyển giới nói riêng, tuy nhiên hiên nay quyền của người đồng tính ở nhiều nơi trên thế giới và Việt Nam vẫn chưa được thực hiện….Đồng tính cũng được tổ chức Y tế thế giới loại ra khỏi danh sách bệnh lý từ năm 1990, nhiều nước trên thế giới cũng lần lượt loại bỏ đồng tính luyến ái khỏi danh sách bệnh tâm thần, bắt đầu là Hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ đã loại đồng tính ra khỏi danh sách bệnh tâm thần vào năm 1973. Trung Quốc năm 2001 cũng đã loại đồng tính luyến ái khỏi danh sách bệnh tâm thần. Đồng tính luyến ái được coi là một phần của đa dạng tính dục con người, không phải là bệnh và cũng không phải là giới tính thứ ba. Đến ngày 7/3/2012, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã có bài phát biểu lịch sử kêu gọi các quốc gia trên toàn thế giới phi hình sự hóa đồng tính, chấm dứt kỳ thị với những người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới (thuật ngữ tiếng Anh viết tắt là (LGBT). Như vậy, lần đầu tiên, người đứng đầu tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh đã đưa ra một thông điệp rõ ràng 1 và đầy tính ủng hộ đối với cộng đồng LGBT, và đây cũng là quan điểm của cả Liên Hiệp Quốc khi gần đây liên tiếp có những hành động để giải quyết vấn đề kỳ thị phân biệt dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới. Những hành động này đã một lần nữa khẳng định đồng tính chỉ là một xu hướng tính dục như bao xu hướng khác (dị tính, lưỡng tính, vô tính,..) và góp phần xua đuổi quan niệm nặng nề tại các nước trên thế giới về giới đồng tính. Đến thời điểm hiện tại đã hình thành hai quan điểm quan trọng về nguyên nhân của xu hướng tình dục này, đó là do các mặt tác động về xã hội và do mặt sinh lí, thần kinh của con người. Tính đến nay đã có nhiều nước trên thế giới cho phép thực hiện hôn nhân đồng tính, trong đó có cả những nước chịu nhiều ảnh hưởng tôn giáo như Argentina và Nam phi…ngoài ra còn có những nước cho phép người đồng tính chung sống và nhận con nuôi. Mặc dù vậy việc công nhận những những người đồng tính vẫn đang còn nhiều tranh cãi và gặp nhiều khó khăn ở nhiều nơi trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, những người đồng tính vẫn phải chịu đựng sự kỳ thị và phân biệt đối xử rất lớn. Trên thế giới, điển hình như tại pháp mặc dù các kết quả thăm dò hồi tháng 12.2012 cho thấy 60% người Pháp được hỏi ủng hộ dự luật các cặp đồng tính kết hôn và nhận con nuôi tại nước này, nhưng nhiều vụ biểu tình phản đối hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính đã diễn ra khắp nước Pháp nhiều người dân vẫn còn đứng lên biểu tình hôn nhân đồng tính Khoảng 300.000 người đã tập trung trên các đường phố ở thủ đô Pari (Pháp) ngày 13/1 để phản đối dự luật “đám cưới cho tất cả mọi người”, trong đó cho phép những người cùng giới lấy nhau. Những người tham gia biểu tình yêu cầu chính phủ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề này họ cũng cho rằng một đứa trẻ chỉ có thể được sinh ra từ một người mẹ và một người bố. Bên cạnh đó hiện nay người đồng tính, ở nhiều nơi trên thế giới vẫn là nạn nhân của tình trạng bạo hành, ngược đãi. Tại những nước theo đạo hồi, đồng tính là vấn đề không thể khoan dung. Người đồng tính luyến ái thường bị lăng mạ, bị cấm đoán, bị trừng phạt, thậm chí bị tử hình chỉ vì có xu hướng tình 2 dục khác biệt. Tưởng chừng sự phân biệt đối xử với người đồng tính chỉ xảy ra ở những quốc gia Hồi giáo, Trung Đông, nơi quyền lực của nam giới được xem là tối thượng. Nhưng ngay cả ở những xã hội cởi mở như Hoa Kỳ, định kiến và phân biệt đối xử với người đồng tính luyến ái cũng không vì thế mà mất đi mà thực trạng hiên nay vẫn đang là một vấn đề xã hội tại đất nước này. Có thể nói ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại đồng tính vẫn là một chủ đề nóng, nhưng còn mang nhiều chiều hướng tiêu cực, người đồng tính, lưỡng tính, chuyển giới tính gọi tắt là (LGBT) nói chung đang còn gặp rất nhiều khó khăn về định kiến và kỳ thị, sự xa lánh… của xã hội. Nhiều người trong số họ phải đối mặt với vấn đề bạo lực bao gồm cả bạo lực tinh thần, thể xác, tình dục và kinh tế, đặc biệt hiện tượng này đã xảy ra ở tất cả mọi nơi từ gia đình, trường học, nơi làm việc…Hầu hết mọi người đều cho rằng bạo lực chỉ xảy ra với phụ nữ đã kết hôn và chỉ có trong gia đình. Nhưng hiện tại trong xã hội đang tồn tại rất nhiều hình thức bạo lực khác đối với người đồng tính, chính điều này đã khiến tình trạng bạo lực ở người đồng tính gia tăng ngày một và gây nên những hậu quả đau lòng đặc biệt là ở các thành phố lớn nơi có mật độ dân cư đông đúc như Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Hà Nội là một trong nhưng thành phố lớn và thu hút đông đúc dân cư đến định cư, đây cũng là thành phố có mật độ dân số đông nhất cả nước và cũng là nơi có số lượng người đồng tính cao nhất, tuy nhiên những người đồng tính đang sinh sống trên địa bàn này lại gặp không ít khó khăn về sự kỳ thị, phân biệt đối xử, không thừa nhận, bạo lực từ phía gia đình, xã hội thì quay lưng hay từ chính những người bạn tình của những người đồng tính. Trên thực tế cho thấy người đồng tính là một bộ phận hợp thành nên nhân loại nhưng ở nhiều nơi họ vẫn là nạn nhân của tình trạng bị bạo lực, hiện nay vấn đề bạo lực đối với người đồng tính đang trở thành một vấn đề nổi cộm tại đây và cũng là mối quan tâm chung của toàn xã hội và quốc gia, thu hút rất nhiều sự quan tâm của tất cả các giới, các ngành. 3 Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài luận văn với tiêu đề “Bạo lực đối với người đồng tính tại Hà Nội”. Qua đây mong góp một phần nhỏ trong nổ lực giảm thiểu tình trạng bạo lực đối với người đồng tính nói chung và người đồng tính tại Hà Nội nói riêng. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Hiện nay, vấn đề về bạo lực đối với người đồng tính đã có những nghiên cứu liên quan của các tác giả trong nước và quốc tế: Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng những người đồng tính nam, đồng tính nữ và đặc biệt là chuyển giới có nguy cơ bị bạo lực cao hơn so với các nhóm dân số khác (UNESCO 2011). Những hành vi bạo lực này vi phạm Tuyên bố của Liên hợp quốc về Nhân quyền và Công ước quốc tế về quyền trẻ em Trên thế giới, chủ đề đồng tính từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt có thể đề cập tới một số tài liệu tiêu biểu như: Violence against lesbians and gay men - David Comstock. Đây là một nghiên cứu tập trung về những vấn đề mà người đồng tính luyến ái gặp phải trong cuộc sống. Tác giả đưa ra những số liệu về tệ nạn sử dụng bạo lực cũng như sự phân biệt đối xử đối với người đồng tính luyến ái tại Hợp chủng quốc Hoa kỳ qua nghiên cứu năm 1992. Cuốn sách “Đồng tính luyến ái và đời sống công cộng của Mỹ”, được chỉnh sửa bởi Christopher Wolfe Spence công ty xuất bản (Dallas, TX) Cuốn sách này được dựa trên các giấy tờ giao tại hội nghị năm 1997, "Đồng tính luyến ái và đời sống công cộng của Mỹ," tổ chức tại Washington, DC tại Trung tâm Hội nghị Georgetown. Trong nghiên cứu có rất nhiều chương do Tiến sĩ Jeffrey Satinover thực hiện, tựa đề "Sinh học của Đồng tính luyến ái: Khoa học hoặc chính trị" cung cấp một đánh giá rất toàn diện của nghiên cứu sinh học về đồng tính luyến ái. (nguồn tài liệu:http://www.narth.com/docs/bioresearch.html). Nghiên cứu cho 4 chúng ta hiểu rõ hơn về những đặc điểm sinh học của người đồng tính một cách toàn diện nhất, đồng thời chứng minh được tầm ảnh hưởng của nó đến xã hội. Cuốn sách “Handbook of Research with Lesbian, Gay, Bisexual, and Transgender Populations” (Tài liệu nghiên cứu với Lesbian, Gay, Lưỡng giới và chuyển giới) của 2 tác giả Taylor & Francis, xuất bản 2009 với độ dày 450 trang cung cấp những phương pháp để tiến hành nghiên cứu với những người dân thuộc nhóm LGBT. Tài liệu này hướng dẫn về cách để xác định các nhóm này cũng như thu thập cách thức để có được số lượng mẫu phong phú, bao gồm đủ các đại diện của từng nhóm. Ngoài ra, tài liệu này cũng đã thu thập được nhiều bài báo của các nhà nghiên cứu và các học giả trong lĩnh vực này. Nghiên cứu về những tổn thương của người đồng tính và bạo lực chống lại người đồng tính đã được đề cập trong cuốn sách “Lesbian and Gay Psychology” của tác giả Beverly Greene và Gregory M Herek. Cuốn sách này mô tả tổn thương của bạo lực chống người đồng tính và sẽ tạo ra những suy nghĩ, nghiên cứu và hành động về vấn đề này. Các chủ đề của nghiên cứu này bao gồm yếu tố tâm lý xã hội của sự cố chấp, điều trị, dịch vụ can thiệp và hậu quả sức khỏe tâm thần. Mỗi phần trong cuốn sách sẽ mở ra với câu chuyện thực tế của một người trong cuộc – Đây là những dữ liệu đầu tiên để cung cấp cho người đọc cái nhìn sâu sắc vào thực tế của vấn đề xã hội. Cuốn sách “Understanding gay and lesbian youth” (Hiểu về những thanh niên Gay và Lesbian) của tác giả David Campos được xuất bản năm 2005 với độ dày - 359 trang giúp cho các giáo viên, lãnh đạo các trường học hiểu và có biện pháp quản lý phù hợp đối với những bạn trẻ là đồng tính nam và đồng tính nữ và tạo ra chấp nhận và bầu không khí học tập hỗ trợ. David Campos bắt đầu với một cuộc thảo luận về hiện trạng của công việc liên quan đến thanh niên đồng tính nam và đồng tính nữ trong các trường học, bao gồm một bài giảng về các cột mốc phát triển, và cung cấp các chiến lược thực tế để làm việc hiệu quả với những học sinh này. 5 Nghiên cứu về vấn đề sức khỏe của người đồng tính nữ được đề cập trong cuốn sách “Lesbian Health” của tác giả Andrea L. Solarz thuộc Viện Y học (Mỹ) tiến hành do Viện Hàn lâm Báo chí Quốc gia xuất bản, 1999. Cuốn sách này chỉ ra những đánh giá tại thời điểm nghiên cứu và chỉ ra định hướng cho việc giải quyết vấn đề trong tương lai. Nghiên cứu này đưa ra một cái nhìn thẳng thắn vào những áp lực chính trị, thái độ cộng đồng ảnh hưởng đến nghiên cứu các vấn đề sức khỏe đồng tính nữ, bao gồm: Làm thế nào để chúng ta xác định những người là đồng tính nữ? Có vấn đề sức khỏe với những người đồng tính nữ? Là đồng tính nữ có nguy cơ cao hơn hoặc thấp hơn cho vấn đề sức khỏe chẳng hạn như AIDS, bệnh lây truyền qua đường tình dục, ung thư vú, rối loạn tâm thần và lạm dụng thuốc? Chứng sợ đồng tính ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe đồng tính nữ và kinh phí của nghiên cứu về sức khỏe đồng tính nữ? Làm thế nào để chăm sóc y tế cho đồng tính nữ phù hợp với hệ thống chăm sóc y tế và xã hội lớn hơn? Cuốn sách “The Handbook of Lesbian, Gay, Bisexual, and Transgender Public Health” (Sổ tay hướng dẫn về sức khỏe cộng đồng của người đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng giới và chuyển giới) của tác giả Michael D. Shankle được xuất bản 2006. Cuốn sách này là một nghiên cứu về dịch vụ y tế công dành cho nhóm thiểu số tình dục và cung cấp cho những người quan tâm về phương pháp để giúp đảm bảo một cộng đồng lành mạnh và bình đẳng cho tất cả mọi người (bao gồm cả nhóm thiểu số tình dục LGBT). Cuốn sách với tên gọi “Social Work Practice with Lesbian, Gay, Bisexual, and Transgender People” (Thực hành công tác xã hội với người đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng giới và chuyển giới của tác giả Gerald P. Mallon do nhà xuất bản Taylor & Francis phát hành 2008. Tài liệu này cung cấp các nội dung mới về hướng dẫn thực hành công tác xã hội với những người thuộc nhóm LGBT. Cuốn tài liệu này sẽ giúp sinh viên và các nhà công tác xã hội có kiến thức và thực hành tốt hơn khi tác nghiệp với thân chủ là những người đồng tính và gia đình của họ. 6 Như vậy, đồng tính và những vấn đề liên quan tới người đồng tính đã được quan tâm nghiên cứu rất nhiều tại các quốc gia trên thế giới từ nhiều năm nay. Rất nhiều tài liệu về chủ đề này đã được phát hành. Đây là những nguồn thông tin phong phú cho những người quan tâm, nghiên cứu về chủ đề đồng tính có thể tiếp cận và tìm hiều. Còn ở Việt Nam cho dù đồng tính luyến ái không còn xa lạ với xã hội nhưng việc nghiên cứu chính thức cũng còn rất ít một số nghiên cứu trong thời gian qua đối với những người đồng tính qua các nghiên cứu điển hình như: “Nam giới có tình dục đồng giới” (Trương Tấn Minh, 2006) cho thấy những người đồng tính và chuyển giới thường bị phân biệt đối xử, bạo lực từ những người thân trong gia đình và ngoài cộng đồng. Người đồng tính, song tính và chuyển giới thường là nạn nhân của các hình thức bạo lực do xu hướng tình dục hoặc do bản dạng giới “khác biệt” đau lòng hơn khi nhiều người bạo hành lại là chính những người thân của mình vì thế cũng đã có nhiều nghiên cứu về bạo lực gia đình trên cơ sở giới, ví dụ như “Bạo lực giữa chồng và vợ” của Vũ Hồng Phong, 2006; Hoàng Bá Thịnh 2009, Nguyễn Vân Anh và cộng sự 2008, GSO 2010; Giới tính học trong bối cảnh ViệtNam - BS. Trần Bồng Sơn - NXB Trẻ 2002 Đây là một cuốn sách đi sâu vào những kiến thức khoa học về giới tính. Vấn đề đồng tính luyến ái cũng là một trong những nội dung nghiên cứu của nó. Qua đó người đọc có thể thu được những hiểu biết về nguyên nhân, bản chất của đồng tính luyến ái cũng như cách giải quyết đối với hiện tượng này. Bên cạnh đó, còn có nhiều nghiên cứu về “Người đồng tính hoặc nam giới có quan hệ tình dục đồng giới” thường coi đây là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cao của Vũ Hồng Phong, 2010 đã cho thấy rõ hơn về mối quan hệ của người đồng tinh đối với cộng đồng xung quanh; “Nam giới có quan hệ tình dục với nam ở Hà Nội, đặc điểm xã hội và 7 những vấn đề về sức khỏe tình dục “ của nhóm tác giả Khuất Thu Hồng, Lê Bạch Dương, Vũ Thành Long, viện nghiên cứu và phát triển xã hội Hà Nội, 2005; Nghiên cứu này nhằm mục đích làm rõ thêm những hiểu biết về cộng đồng xung quanh. Những người nam giới có quan hệ tình dục với nhau (MSM) ở Hà Nội. Nghiên cứu tập trung tìm hiểu bản sắc tính dục của MSM, các vấn đề và nhu cầu về sức khoẻ tình dục của họ, và gợi ý cho các hoạt động can thiệp. Nghiên cứu này được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội với sự tham gia của 36 MSM. Bên cạnh đó, cũng có sự tham gia của 7 người cung cấp thông tin khác, bao gồm cán bộ y tế, người nhà và bạn bè của MSM. Phỏng vấn sâu là kỹ thuật thu thập số liệu chủ yếu; Nghiên cứu “Kì thị và phân biệt đối xử với người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới ở Việt Nam” CCIHP, 2008; Kết quả nghiên cứu là một phần rất quan trọng trong việc vận động chính sách phòng chống bạo lực với LGBT nhân ngày thế giới phòng chống bạo lực với người đồng tính và chuyển giới (IDAHO) năm 2012 với chủ đề Phòng chống bạo lực với người đồng tính trong các cơ sở giáo dục. Nghiên cứu cũng sẽ đưa ra các khuyến nghị để thực hiện các chương trình giáo dục tình dục, phòng chống kì thị, phân biệt đối xử và bạo lực với LGBT và các chính sách bảo vệ LGBT trong trường học. Nghiên cứu của Trung tâm Sáng kiến sức khoẻ và dân số (CCIHP) thực hiện “Tìm hiểu kì thị và phân biệt đối xử đối với các nhóm đồng giới nam, đồng giới nữ, lưỡng tính luyến ái, và hoán tính (Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender - LGBT) từ quan điểm lịch sử và xã hội” từ đầu năm 2009 đến năm 2011; Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu lịch sử của các mối quan hệ tình dục đồng giới ở Việt Nam – giữa những người nam giới, giữa phụ nữ, và những người chuyển giới, xác định các hình thức kỳ thị và phân biệt đối xử đối với cá nhân và cộng đồng cũng như nguồn gốc xã hội của sự phân biệt đối xử và kỳ thị đó... mong muốn thực hiện một triển lãm về cuộc sống của cộng 8 đồng LGBT và xây dựng một thư viện các tài liệu đề cập đến LGBT và các vấn đề liên quan tại Việt Nam. Dự án này nhằm góp phần giảm kỳ thị và phân biệt đối xử đối với cộng đồng LGBT ở Việt Nam thông qua việc hiểu biết một cách sâu sắc hơn bản chất và lịch sử của các quan hệ đồng giới, sự phiên giải và nhân dạng của các mối quan hệ này tại Việt Nam và các nước khác trong khu vực. Đa dạng và bản sắc quan hệ với cha mẹ là nghiên cứu về những người “Nữ yêu Nữ” của viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (ISEE) nhằm cung cấp cho công chúng một góc nhìn chân thực hơn về cộng đồng "những người nữ yêu nữ" tại Hà Nội, những vấn đề mà họ gặp phải; “Đồng tính luyến ái và những hệ lụy” của Nguyễn Thị Lan Anh (2006) đã cho chúng ta thấy về số phận của những người, đồng tính và cuộc sống tâm sinh lý của họ. Từ đó giúp mọi người có cách nhìn khoan dung, bình đẳng nhân ái và sống hòa hợp với nhau hơn với những người bị thua thiệt, kém may mắn do sự “ khác biệt về giới tính” trong cuộc sống cộng đồng, những kỳ thị mà những người đồng tính gặp phải đến các hành vi bạo lực của môi trường xung quanh; “Quần thể tình dục đồng giới nam: Ẩn số lan truyền dịch HIV/AIDS tại Việt Nam” của tác giả Macarena C.Sarrar, Đại học Flinders Nam Australia Nghiên cứu này cho thấy các ấn phẩm báo chí in - một nguồn thông tin chính của hầu hết người dân Việt Nam - bỏ qua một thực tế trong dịch tễ học là những người nam có quan hệ tình dục đồng giới (MSM) là một trong các nhóm tác động to lớn đến tình hình HIV/AIDS tại Việt Nam. Do ảnh hưởng của các giả định không chính xác của các phương tiện truyền thông, nhận thức theo thói quen, và các nghiên cứu thiếu tính khoa học nên nhiều định kiến và quan niệm sai lầm về MSM vẫn còn phổ biến trong công chúng từ đó gây ra nhưng hành vi có tính chất tiêu cực và thể chất và tinh thần đối với người đồng tình. 9 “Nghiên cứu MSM ở Việt Nam: Chúng ta đã biết những gì? Những gì đem lại thành công” của tác giả Donn Colby, MD, MPH, Vietnam – CDC – Harvard AIDS Partnership (VCHAP); Đã cho chúng ta có cái nhìn rõ hơn về thực trạng tình hình MSM ở Việt Nam, giúp chúng ta hiểu hơn về MSM về những gì đang tồn tại xoay quanh vấn đề này. Luận văn thạc sỹ “Kỳ thị với MSM ở Hà Nội” của Nguyễn Thanh Phương 2008, trong nghiên cứu này, tác giả đã đề cập tới thực trạng vấn đề kỳ thị với nhóm người đồng tính nam ở Hà Nội, những khó khăn mà những người đồng tính gặp phải trong cuộc sống cộng đồng của mình; Bộ công cụ hướng dẫn hành động “Tìm hiểu và giảm kỳ thị liên quan đến nhóm quan hệ tình dục đồng giới và HIV” của Viện Nghiên cứu và phát triển xã hội IDDS năm 2010, ấn phẩm này xây dựng bộ công cụ nhằm tìm hiểu và giảm kỳ thị, giảm sự phân biệt đối xử liên quan đến HIV và nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới. “Những câu chuyện chưa được kể” là kết quả nghiên cứu hành động về phòng chống bạo lực với nam giới có quan hệ tình dục đồng giới – Những câu chuyện này được tuyển chọn đưa vào cuốn “Những câu chuyện chưa được kể” trong số 17 nam giới có quan hệ tình dục dồng giới có 13 trường hợp người gây bạo hành là thành viên trong gia đình, họ hàng và 16 trường hợp bạo hành xảy ra ngay tại ra đình, nhiều nhất trong số các đối tượng gây bạo hành và địa điểm xay ra bạo hành của trung tâm sang kiến Sức khỏe và Dân số ( CCIHP, 2011) cho biết đã từng bị bạo hành tinh thần. Tất cả những người đồng tính tham gia nghiên cứu của iSEE đều đã trải nghiệm các dạng bạo hành tinh thần như la mắng, sỉ nhục ở các mức độ khác nhau trong đó có nhiều trường hợp xảy ra từ khi còn nhỏ. “Không lạc loài” – cuốn tự truyện của phóng viên ảnh Thành Trung, do nhà văn Lê Hoài Anh chấp bút - đã ra mắt vào những ngày cuối năm 2008. Không lạc loài đã mở ra một cái nhìn nhân bản về thân phận của những người sinh ra phải chịu những thiệt thòi, khác biệt. Trong tác phẩm 10 này, nhà báo trẻ phạm Thành Trung không ngần ngại phơi bày những góc tối của cuộc đời mình, kẻ vẫn mang thân phận lạc loài. Không lạc loài không đơn thuần là cuốn tự chuyện thỏa mãn bản thân hay thỏa mãn sự tò mò của mọi người mà là tâm sự “gan ruột‟‟ của anh về những điều mà một gay đã trải qua để mọi người hiểu hơn và chia sẻ. Bởi một người thuộc thế giới thứ ba cũng cần có quyền được yêu thương, được sống thật với tình cảm của chính mình. Và họ cũng cần lắm những ánh mắt, những vòng tay yêu thương của cha mẹ, người thân bạn bè để có thể vượt qua bao bất trắc, để không phải loay hoay giữa những ngã rẽ của cuộc đời và thực sự được hòa nhập vào cuộc sống của những người bình thường khác. Những tác phẩm văn học hay tự truyện về người đồng tính cho chúng ta thấy ngày càng nhiều bộ phận những người đồng tính dám bộc lộ thân phận thật của mình cũng như nói về đời sống thực của họ và kêu gọi cộng đồng hãy thông cảm và chia sẻ với họ và giảm đi những hành vi bạo lực, sự kỳ thị… Kỳ thị và phân biệt đối xử của nhân viên y tế qua việc cung cấp dịch vụ y tế cho nam quan hệ tình dục đồng giới. “Nghiên cứu trường hợp một số cơ sở y tế chuyển gửi của FHI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh” của nhóm nghiên cứu TS. Nguyễn Thu Nam, Ths. Trần thành nam, Ths. Đặng Thị Việt Phương, Th.s. Vũ Phương Thảo, CN Phi Trọng Hải. Nghiên cứu định tính được tiến hành tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử của nhân viên y tế với nam quan hệ tình dục đồng giới trong việc cung cấp dịch vụ y tế cho nhóm này. Kết quả nghiên cứu sẽ được áp dụng trong việc thiết kế các chương trình can thiệp nhằm giảm thiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử của nhân viên y tế với nam quan hệ tình dục đồng giới. Tìm hiểu các hình thức kỳ thị và phân biệt đối xử của nhân viên y tế với MSM Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến kỳ thị và phân biệt đối xử của nhân viên y tế với MSM. 11 Đề xuất giảm kỳ thị và phân biệt đối xử của nhân viên y tế với MSM Nghiên cứu của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường hợp tác với Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã thực hiện một cuộc thăm dò trực tuyến mang tên “Đặc điểm kinh tế, xã hội của nam giới có quan hệ tình dục đồng giới tại Việt Nam”. Bằng cách đăng tải bộ câu hỏi trả lời trực tuyến. Trên 5 diễn đàn dành cho người đồng tính Việt Nam có đăng liên quan đến bộ câu hỏi này cho thấy kết quả là số lượt nhấp chuột vào áp phích là 6.859, số lượt người đủ điều kiện tham gia (thỏa mãn các điều kiện là nam giới, sống tại Việt Nam, trên 18 tuổi và có quan hệ tình dục với nam giới trong vòng 12 tháng qua) là 3.231 người. Nhóm nghiên cứu phát hiện: Độ tuổi: chủ yếu từ 20-30. Trình độ: 67,99% có trình độ đại học, cao đẳng hoặc học trường dạy nghề, 10,15% có trình độ sau đại học, còn lại là trình độ cấp 1 đến cấp 3. Tình trạng hôn nhân: chủ yếu chưa lấy vợ. Tỉ lệ dự định lập gia đình là 18,66%. Lý do lập gia đình là do áp lực gia đình, xã hội hoặc muốn có con. Tình trạng công khai: 64,25% hoàn toàn giữ bí mật hoặc gần như là bí mật về tình trạng đồng tính, 24,96% “lúc công khai lúc bí mật” và chỉ có 5,31% gần như là công khai và 2,49% hoàn toàn công khai. Lý do không tiết lộ thiên hướng tình dục là: Sợ xã hội kỳ thị (40,77%), sợ gia đình không chấp nhận (39.40%), sợ bị trêu chọc, bắt nạt (28,50%), sợ mất việc (9,79%). Tuy nhiên cuộc thăm dò này chỉ hướng đến một bộ phận trong cộng đồng người đồng tính ở Việt Nam đó là những người dùng internet và là nam có quan hệ tình dục với nam trong vòng 12 tháng. Việc thống kê một cách đầy đủ và rộng khắp để đưa ra những số liệu đúng đắn về người đồng tính ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong hoạch định chính sách đối với người đồng tính nói riêng cũng như tác động đối với xã hội nói chung. Tuy nhiên, việc thống kê này có nhiều khó khăn như sự khác nhau 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan