Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo in với vấn đề giáo dục tư tưởng lối sống cho thanh niên đồng bằng sông cửu l...

Tài liệu Báo in với vấn đề giáo dục tư tưởng lối sống cho thanh niên đồng bằng sông cửu long (khảo sát báo bạc liêu, cà mau từ tháng 1 2018 đến tháng 6 2019)

.PDF
129
56
98

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ HỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐỖ HOÀNG LAM BÁO IN VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC TƢ TƢỞNG LỐI SỐNG CHO THANH NIÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Khảo sát Báo Bạc Liêu, Cà Mau từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2019) LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Cà Mau - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ HỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐỖ HOÀNG LAM BÁO IN VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC TƢ TƢỞNG LỐI SỐNG CHO THANH NIÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Khảo sát Báo Bạc Liêu, Cà Mau từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2019) Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo Chí học Mã số: 8320101.01 (UD) Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn Ngƣời hƣớng dẫn khoa học thạc sĩ khoa học PGS.TS Đinh Văn Hƣờng Cà Mau-2020 TS. Nguyễn Quang Hòa LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Quang Hòa. Các số liệu, những kết quả trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Đỗ Hoàng Lam LỜI CẢM ƠN Công trình khoa học này được hoàn thành, tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Quang Hòa - Người đã định hướng, trực tiếp dẫn dắt và hướng dẫn tác giả trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Xin chân thành cảm ơn Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, các thầy, cô Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông. Xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Báo Bạc Liêu, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp ở các cơ quan báo chí đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cà Mau, ngày 23 tháng 9 năm 2020 Đỗ Hoàng Lam MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 6 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................................. 8 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 10 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 11 5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .................................................................................. 12 7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................ 13 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .... 14 1.1. Hệ thống một số khái niệm liên quan đến đề tài ........................................... 14 1.1.1. Báo in .............................................................................................................. 14 1.1.2. Vấn đề.............................................................................................................. 20 1.1.3. Giáo dục .......................................................................................................... 20 1.1.4. Tư tưởng .......................................................................................................... 22 1.1.5. Lối sống ........................................................................................................... 22 1.1.6. Thanh niên ....................................................................................................... 23 1.2. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta về công tác giáo dục tƣ tƣởng, lối sống cho thanh niên ......................... 24 1.2.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về công tác giáo dục tư tưởng, lối sống cho thanh niên ........................................................................................................... 24 1.2.2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta về công tác giáo dục tư tưởng, lối sống cho thanh niên .................................................................................. 27 1.3. Tầm quan trọng và nội dung giáo dục tƣ tƣởng, lối sống cho thanh niên trên báo chí .............................................................................................................. 32 Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................... 35 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC TƢ TƢỞNG, LỐI SỐNG CHO THANH NIÊN TRÊN BÁO BẠC LIÊU VÀ BÁO CÀ MAU36 2.1. Báo Bạc Liêu, Báo Cà Mau và những yếu tố tác động đến vấn đề giáo dục tƣ tƣởng, lối sống cho thanh niên .......................................................................... 36 1 2.1.1. Vài nét về tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Cà Mau ............................................................ 36 2.1.2. Một số nét về hai tờ báo khảo sát ................................................................... 37 2.1.3. Đặc điểm thanh niên ĐBSCL nói chung và thanh niên tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Cà Mau nói riêng ............................................................................................................ 39 2.2. Khảo sát và đánh giá vấn đề giáo dục tƣ tƣởng, lối sống cho thanh niên trên Báo Bạc Liêu, Báo Cà Mau ............................................................................ 41 2.2.1. Quan điểm chỉ đạo của Báo Bạc Liêu, Báo Cà Mau về vấn đề giáo dục tư tưởng, lối sống cho thanh niên .................................................................................. 41 2.2.2. Những kết quả đạt được và nguyên nhân ........................................................ 44 2.2.3. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................................. 58 Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 66 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC TƢ TƢỞNG, LỐI SỐNG CHO THANH NIÊN ............................. 67 3.1. Một số kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra ................................................. 67 3.1.1. Kinh nghiệm .................................................................................................... 67 3.1.2. Những vấn đề đặt ra ........................................................................................ 68 3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng tuyên truyền giáo dục tƣ tƣởng, lối sống cho thanh niên trên Báo Bạc Liêu và Báo Cà Mau .............................................. 70 3.2.1. Đổi mới quan điểm chỉ đạo tuyên truyền về giáo dục tư tưởng, lối sống cho thanh niên .................................................................................................................. 70 3.2.2. Đổi mới nội dung thông tin tuyên truyền về giáo dục tư tưởng, lối sống cho thanh niên .................................................................................................................. 72 3.2.3. Đổi mới hình thức chuyển tải tác phẩm tuyên truyền về giáo dục tư tưởng, lối sống cho thanh niên .................................................................................................. 77 3.3. Một số kiến nghị với Báo Bạc Liêu và Báo Cà Mau ..................................... 80 3.3.1. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn cho đội ngũ thực hiện tuyên truyền về giáo dục tư tưởng, lối sống cho thanh niên ..................................... 80 3.3.2. Xây dựng chuyên trang, chuyên mục thanh niên cố định ............................... 84 3.3.3. Chú trọng các bài viết ở thể loại phóng sự, điều tra, bình luận ..................... 86 2 3.3.4. Xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ hợp lý cho phóng viên phụ trách về tuyên truyền giáo dục tư tưởng, lối sống cho thanh niên.......................................... 88 Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................... 91 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 95 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 99 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BBT : Ban Biên tập CNH-HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long XHCN : Xã hội chủ nghĩa UBND : Ủy ban nhân dân 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Biểu đồ 2.1: Đánh giá của bạn đọc về các bài viết về thanh niên trên báo in Báo Bạc Liêu và Báo Cà Mau ................................................................................................. 61 Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ những thông tin bạn đọc xem ở các bài viết về thanh niên trên báo in Báo Bạc Liêu, Báo Cà Mau ............................................................................ 74 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là “đội dự bị tin cậy của Đảng”, công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. Chính vì vậy mà Đảng, Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng tổ chức thanh niên thành lực lượng hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Qua mỗi thời kỳ, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, sức mạnh của thanh niên cũng luôn được phát huy. Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình tiến hành sự nghiệp CNH-HĐH, tham gia sâu rộng vào hội nhập quốc tế và quá trình toàn cầu hóa. Trên thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo, tạo điều kiện cho các nước phát triển kinh tế. Kinh tế các nước trên thế giới đã dần dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất trắc khó lường. Hợp tác quốc tế và toàn cầu hóa kinh tế là xu thế tất yếu, tạo ra nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng gây ra những thử thách không nhỏ cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tình hình thế giới và trong nước đang có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, những nguy cơ chung của đất nước mà Đảng ta chỉ ra là những thách thức lớn đối với tuổi trẻ. Đó là kinh tế đất nước vẫn còn nhiều khó khăn, chưa đủ điều kiện để đáp ứng tốt cho các nhu cầu của thanh niên cũng như của nhân dân trong các lĩnh vực học tập, nghề nghiệp, việc làm, thu nhập, sức khỏe, nhu cầu vui chơi, giải trí. Sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng quá trình phát triển kinh tế thị trường sẽ tạo ra những thách thức đối với thanh niên về trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ lẫn tay nghề, bản lĩnh và tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm, lối sống của thanh niên. Sự chống phá của các thế hệ bên ngoài, các âm mưu xóa bỏ những thành quả của chế độ XHCN, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta và chia rẻ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mục tiêu của thế lực thù địch là luôn nhằm vào thanh niên, coi đây là đối tượng dễ lung lạc để dùng các thủ đoạn kinh tế, chính trị và văn hóa tác động làm biến chất, tạo mầm mống chống đối 6 chế độ; ra sức lôi kéo, tha hóa thanh niên, kích động thanh niên tham gia các hoạt động gây mất ổn định tình hình an ninh chính trị đất nước. Dưới sự tác động của toàn cầu hóa, những sản phẩm độc hại phi văn hóa bằng nhiều con đường, nhất là qua internet đã tác động trực tiếp, liên tục với cường độ cao đến lối sống, nếp sống của thanh niên, tạo sức ép gây nhiều khó khăn, phức tạp cho việc bảo vệ và phát huy văn hóa dân tộc trong giới trẻ. Sự gia tăng của các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, tội phạm nguy hiểm… chưa được ngăn chặn hiệu quả; môi trường xã hội chưa lành mạnh đã, đang và sẽ tác động xấu đến thanh niên. Đây thật sự là một thách thức lớn, đòi hỏi cần phải tăng cường hơn nữa công tác giáo dục tư tưởng, lối sống cho thanh niên hiện nay. Đối với khu vực ĐBSCL, hiện nay vẫn đang là “vùng trũng” về học vấn, nên việc giáo dục để nâng cao nhận thức, tư tưởng, lối sống cho thanh niên là vấn đề cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục và lâu dài. Báo chí là một trong những vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng, chính trị. Thực hiện chức năng của mình, trong thời gian qua, các cơ quan báo chí Việt Nam đã tham gia tích cực vào việc tuyên truyền giáo dục tư tưởng, lối sống cho thanh niên trên khắp mọi miền đất nước, trong đó có báo chí khu vực ĐBSCL. Thông qua báo chí, thanh niên có thêm nhiều thông tin đa chiều, xác thực và khá kịp thời về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, từ đó tạo nên sự đồng thuận cần thiết trong các phong trào hành động cách mạng, đóng góp trí tuệ, sức trẻ xây dựng quê hương, đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp, đặc biệt là có niềm tin vào Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ XHCN. Báo Bạc Liêu, Báo Cà Mau là những cơ quan báo chí địa phương nằm trong khu vực ĐBSCL trực thuộc Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Cà Mau. Báo Bạc Liêu và Báo Cà Mau có nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương, chính sách, các giải pháp chỉ đạo phát triển chính trị, kinh tế - xã hội của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cấp, các ngành trong tỉnh đến với nhân dân; cổ vũ, động viên các phong trào cách mạng của quần chúng; phản ánh đời sống, tâm tư nguyện vọng của nhân dân đến các cơ quan quản lý. Trong đó, tuyên truyền giáo dục tư tưởng, lối sống cho thanh niên là một trong những nội dung được Báo Bạc Liêu và Báo Cà Mau quan tâm thực hiện. Sự phản ánh tích cực và thường xuyên của Báo Bạc Liêu, Báo Cà 7 Mau trong công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng, lối sống cho thanh niên về những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước không những củng cố niềm tin của thanh niên đối với Đảng, giúp hệ thống chính trị trong tỉnh thêm vững mạnh, mà còn là vũ khí đấu tranh có hiệu quả để phản bác các luận điệu sai trái và thủ đoạn của các thế lực thù địch, thể hiện được tính chiến đấu trên mặt trận tư tưởng của thanh niên. Tuy nhiên, trên thực tế thông tin về giáo dục tư tưởng, lối sống cho thanh niên trên Báo Bạc Liêu, Báo Cà Mau trong thời gian qua chưa thật sự hấp dẫn kể cả nội dung lẫn hình thức trình bày nên chưa thu hút được độc giả công chúng nói chung và bạn đọc là thanh niên nói riêng. Vì vậy chưa phát huy được hiệu quả tuyên truyền cũng như chưa thật sự trở thành vũ khí sắc bén trong quá trình đấu tranh với giọng điệu xuyên tạc của thế lực thù địch trong lực lượng thanh niên tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau. Đây là vấn đề mà Báo Bạc Liêu và Báo Cà Mau luôn trăn trở đi tìm câu trả lời: làm thế nào để tuyên truyền giáo dục tư tưởng, lối sống cho thanh niên đạt hiệu quả trong tình hình mới? Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Báo in với vấn đề giáo dục tư tưởng lối sống cho thanh niên Đồng bằng sông Cửu Long (khảo sát Báo Bạc Liêu, Cà Mau từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2019)” để chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của nội dung này trên Báo Bạc Liêu và Báo Cà Mau. Qua đó, đề xuất một số giải pháp có tính khả thi trong công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng, lối sống cho thanh niên, góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng tuyên truyền trên Báo Bạc Liêu và Báo Cà Mau. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thời gian qua, ở trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài báo khoa học, bài viết trên các báo liên quan đến vấn đề giáo dục tư tưởng, lối sống trên báo chí. Về nội dung có liên quan, có những tác phẩm của các nhà báo và những bài viết đề cập đến nội dung về báo chí hiện đại; những Nghị quyết, Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác thanh niên và giáo dục thế hệ trẻ; những luận văn, luận án nghiên cứu về báo Đảng, về tính định hướng của báo chí, về nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục của báo chí địa phương trên một số lĩnh vực. Có 8 thể nêu một số tác phẩm, tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài như: + Nguyễn Quang Hùng (2016), “Niềm tin chính trị của sinh viên Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. + Đào Thị Trang (2016), “Giáo dục đạo đức truyền thống cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay”, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Triết học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. + Lê Thị Hà (2017), “Đổi mới phương thức lãnh đạo của các Tỉnh ủy vùng Bắc Trung Bộ đối với công tác thanh niên giai đoạn hiện nay”, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. + Đoàn Doãn Đức (2008) “Báo chí với việc giáo dục lý tưởng chính trị cho thanh niên ngày nay”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền. + Trần Hương Giang (2004) “Tạp chí Thanh niên với việc giáo dục thế hệ trẻ nước ta”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền. + Nguyễn Minh Nguyên (2016) “VTV6, Đài Truyền hình Việt Nam với vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền. + Luyện Thị Minh Thư (2010), “Vấn đề giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Triết học, Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lí luận chính trị - Đại học Quốc gia Hà Nội. Các giáo trình, bài báo nghiên cứu khoa học, tọa đàm có nội dung liên quan đến đề tài như: Đoàn Nam Đàn (2002), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Hồ Chí Minh (1985), “Với sự nghiệp bồi dưỡng thanh niên”, Nxb Thanh niên, Hà Nội; Trần Quy Nhơn (2004), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên trong cách mạng Việt Nam”, Nxb Thanh niên, 9 Hà Nội; Phạm Đình Nghiệp (2000), “Giáo dục lí tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong tình hình mới”, Nxb Thanh niên, Hà Nội; Phạm Hồng Tung (2011), “Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Các tham luận tọa đàm về “Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho đoàn viên, thanh niên”, Thành đoàn Hồ Chí Minh ngày 02/05/2018; tọa đàm khoa học “Giới trẻ Việt Nam hiện nay: thực trạng, những vấn đề đặt ra về văn hóa, giáo dục và những giải pháp”, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh; Phạm Văn Uýnh (2010), “Thực trạng thanh niên tỉnh Cà Mau, những giải pháp và chính sách cần thiết đối với thanh niên trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội”, Báo cáo nghiên cứu khoa học… Những giáo trình, bài viết này đã tập trung làm rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên. Và cũng đã làm rõ nhiệm vụ, chức năng của báo chí địa phương từ góc nhìn thực tiễn, từ đó rút ra những kinh nghiệm, bài học, giải pháp để nâng cao hiệu quả tuyên truyền của báo Đảng, trong đó có tuyên truyền giáo dục tư tưởng, lối sống cho thanh niên. Các bài viết, tham luận trong các buổi tọa đàm này là nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho tác giả trong quá trình nghiên cứu. Luận văn đã có sự kế thừa các nội dung liên quan ở những công trình nghiên cứu, bài viết, các tài liệu này. Ở phạm vi nghiên cứu là Báo Bạc Liêu, Báo Cà Mau đây là lần đầu tiên có công trình khoa học chọn một vấn đề ở cơ quan báo chí này làm đối tượng nghiên cứu. Vì vậy những nội dung liên quan đến Báo Bạc Liêu, Báo Cà Mau là hoàn toàn mới, không trùng lặp. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khung lý thuyết, lý luận, luận văn khảo sát, phân tích, làm rõ thực trạng tuyên truyền giáo dục tư tưởng, lối sống cho thanh niên, làm rõ ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của chúng, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới về nội dung và hình thức tuyên truyền giáo dục tư tưởng, lối sống cho thanh niên trên báo in, trong đó có báo in Báo Bạc Liêu và Báo Cà Mau. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài hoàn thành cần đạt được những 10 nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Hệ thống cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Luận văn dựa trên cơ sở lý luận, chủ trương, đường lối của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác thanh niên và cơ sở lý luận báo chí. - Tác giả cũng sử dụng tri thức của những môn lý luận khác để khảo sát, đánh giá thực trạng về nội dung, hình thức, hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng, lối sống cho thanh niên trên báo in Báo Bạc Liêu và Báo Cà Mau làm rõ ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất một số giải pháp khả thi về việc đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung, hình thức, hiệu quả giáo dục tư tưởng, lối sống cho thanh niên trên báo in, trong đó có báo in Báo Bạc Liêu và Báo Cà Mau. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Báo in với vấn đề giáo dục tư tưởng lối sống cho thanh niên Đồng bằng sông Cửu Long (khảo sát Báo Bạc Liêu, Cà Mau từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2019). - Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát cách thức quản lí, chỉ đạo của BBT Báo Bạc Liêu, Báo Cà Mau về tuyên truyền và các tin, bài tuyên truyền giáo dục tư tưởng, lối sống cho thanh niên trên báo in Báo Bạc Liêu, Báo Cà Mau từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2019. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu a) Phương pháp luận: Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng về công tác giáo dục tư tưởng, lối sống cho thanh niên. b) Phương pháp nghiên cứu chính như sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: bao gồm việc thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu, thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Phân tích tài liệu nhằm xác định độ tin cậy, tính khách quan, giới hạn phạm vi của vấn đề mà tài liệu đang đề cập đến. Trên cơ sở đó, tác giả xác định mức độ phải xử lý tài liệu theo mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. Từ đó, đưa ra những luận điểm, luận cứ khái quát cho luận văn. 11 - Phương pháp quan sát: bao gồm theo dõi công tác chỉ đạo của BBT Báo Bạc Liêu, Báo Cà Mau về vấn đề tuyên truyền giáo dục tư tưởng, lối sống cho thanh niên và kế hoạch của phóng viên về vấn đề thông tin giáo dục tư tưởng, lối sống cho thanh niên trên Báo Bạc Liêu, Báo Cà Mau như thế nào? từ đó đánh giá xem như vậy có hợp lí hay không, có đáp ứng được yêu cầu chưa? Nếu chưa hợp lý, tác giả đề xuất, đưa ra những giải pháp có tính khả thi để vấn đề giáo dục tư tưởng, lối sống cho thanh niên đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới. - Phương pháp thống kê: bao gồm việc thu thập, tổng hợp trình bày số liệu theo nội dung phản ánh các khía cạnh khác nhau của đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp điều tra xã hội học: điều tra bằng bảng hỏi anket (300 bảng ở tỉnh Bạc Liêu và 300 ở tỉnh Cà Mau) trên cùng một đối tượng là thanh niên nhưng ở những địa bàn khác nhau nhằm đánh giá một cách khách quan về vấn đề giáo dục tư tưởng, lối sống cho thanh niên trên báo in Báo Bạc Liêu, Báo Cà Mau hiện nay. - Phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn các đại diện liên quan đến đề tài (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bạc Liêu, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau, Bí thư Tỉnh đoàn Bạc Liêu, Bí thư Tỉnh đoàn Cà Mau, BBT Báo Bạc Liêu, BBT Báo Cà Mau, phóng viên phụ trách chuyên trang thanh niên Báo Bạc Liêu và Báo Cà Mau). 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Đề tài đi sâu tìm hiểu và hệ thống những khái niệm, đặc trưng liên quan đến thanh niên. Đề tài cũng chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế cũng như giải pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả tuyên truyền giáo dục tư tưởng, lối sống cho thanh niên trên báo in Báo Bạc Liêu và Báo Cà Mau hiện nay. Quan trọng hơn là đề tài sẽ làm rõ chức năng, vai trò của báo in trong vấn đề giáo dục tư tưởng, lối sống cho thanh niên. - Về mặt lý luận, hy vọng đề tài sẽ góp thêm một tiếng nói khoa học trong lĩnh vực truyền thông về thanh niên. - Về mặt thực tiễn, hy vọng đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả về vấn đề giáo dục tư tưởng, lối sống cho thanh niên ở khu vực ĐBSCL nói chung và Báo Bạc Liêu, Báo Cà Mau nói riêng. 12 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, những nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Thực trạng tuyên truyền giáo dục tư tưởng, lối sống cho thanh niên trên báo in Báo Bạc Liêu, Báo Cà Mau. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả tuyên truyền giáo dục tư tưởng, lối sống cho thanh niên trên báo in. 13 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Hệ thống một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Báo in Báo in là một trong những loại hình của báo chí, là phương tiện truyền thông không thể thiếu của đời sống xã hội. Báo in một thời đã ở đỉnh cao. Tuy nhiên, với sự ra đời của phát thanh, truyền hình, đặc biệt là báo mạng điện tử đã làm cho báo in ngày càng khó khăn. Đến nay, có rất nhiều quan niệm khác nhau về báo in: Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí”, định nghĩa: “Báo in là những ấn phẩm xuất bản định kỳ, bằng ký hiệu chữ viết, hình ảnh và các ngôn ngữ phi văn tự, thông tin về các sự kiện và vấn đề thời sự, phát hành rộng rãi và định kỳ nhằm phục vụ công chúng - nhóm đối tượng nào đó với mục đích nhất định” [15, tr.142]. Theo TS. Hà Huy Phượng trong cuốn “Giáo trình nhập môn báo in” thì cho rằng: “Báo in là thuật ngữ chỉ một loại hình báo chí định kỳ thông tin thời sự các sự kiện, các vấn đề trong đời sống xã hội thông qua việc sử dụng ngôn ngữ chữ viết và kỹ thuật in ấn để chuyển tải thông tin”. Điều 3 Luật Báo chí năm 2016 định nghĩa: “Báo in là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, tranh, ảnh, thực hiện bằng phương tiện in để phát hành đến bạn đọc, gồm báo in, tạp chí in”. * Thế mạnh và hạn chế của báo in Thế mạnh thứ nhất là báo in có thể thông tin, phân tích, giải thích và giải đáp những vấn đề phức tạp một cách hệ thống, sâu sắc với độ tin cậy cao. Báo in tác động vào thị giác do đó có lợi thế thu phục lý trí và tình cảm con người bằng tính logic và chiều sâu của nghệ thuật lập luận, thông qua các luận điểm, luận cứ, luận chứng và số liệu chân thực. Thứ hai, người đọc có thể hoàn toàn chủ động về không gian, thời gian và tư thế trong việc tiếp nhận thông tin. Mặt khác, có thể đọc đi đọc lại một ấn phẩm để nhận thức, khai thác các tầng nấc thông tin về những vấn đề phức tạp, tế nhị. Chính 14 lợi thế này đặt yêu cầu và tính chuyên nghiệp cao cho những người làm báo in trong quá trình cạnh tranh thông tin hiện nay. Thứ ba, thông tin báo in có độ tin cậy, chính xác và tư liệu cao, dễ bảo quản, nhất là đối với một nước ở trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm như nước ta. Do đó, người ta còn cho rằng nhà báo là nhà chép sử, là người thư ký của thời đại. Mỗi số báo là một tờ lịch cuộc sống. Hiện nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, việc lưu trữ các dữ liệu trên máy tính và phương tiện khác rất thuận tiện nhưng tư liệu báo in vẫn còn sức nặng riêng của nó. Thứ tư, có thể dễ dàng chuyền tay nhau các ấn phẩm báo in và bản tin thời sự, do công chúng trực tiếp có khả năng lây lan kết nối với công chúng gián tiếp, hình thành dư luận xã hội bền vững hơn. Thứ năm, đề tài và nguồn tin trên báo in có thể là nguồn tin cho các loại hình báo chí khác khai thác, phát triển, nhất là truyền hình. Bên cạnh những thế mạnh trên, thì báo in cũng có những điểm hạn chế của nó. Thứ nhất, tính thời sự của thông tin chậm. Chu kỳ xuất bản hiện nay ngắn nhất là từ 24 đến 12 giờ, trong khi tốc độ phát triển cuộc sống ngày càng nhanh, nhu cầu thông tin của công chúng cập nhật đòi hỏi ngày càng cao trong điều kiện có sự hỗ trợ tối đa của kỹ thuật, công nghệ truyền thông cùng với các công cụ hỗ trợ mềm. Thứ hai, ký hiệu thông tin của báo in đơn điệu, chỉ có chữ viết và hình ảnh tĩnh, nếu kỹ năng xử lý thông tin bằng ngôn từ không cao và kỹ thuật viết và trình bày, in ấn không bắt mắt sẽ hạn chế tính hấp dẫn. Thứ ba, việc phát hành báo in tốn kém, chậm chạp, cồng kềnh, phụ thuộc vào phương tiện vận tải, đường sá giao thông và các điều kiện tự nhiên. Thứ tư, báo in nhìn chung đắt hơn các ấn phẩm truyền thông khác. Mỗi tờ báo, một tháng phải chi tới hàng chục ngàn đồng. Mức chi này khổng phả nhóm công chúng nào củng đáp ứng được, đặc biệt là nông dân và dân nghèo thành thị. Do đó, báo in không chỉ kén chọn công chúng từ bình diện trình độ văn hóa mà còn cả mức sống và điều kiện sống. * Vai trò và chức năng giáo dục của báo in nói riêng và báo chí nói chung - Vai trò 15 Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay đã tạo điều kiện cho các loại hình báo chí, trong đó có báo in ngày càng phát triển và trở thành vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng. Báo chí tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng, chính trị. Và ngày càng phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN. Trong công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại với việc tham gia mạng thông tin điện tử toàn cầu, mở rộng diện phủ sóng truyền hình và sóng phát thanh tới một số nước trong khu vực và trên thế giới, báo chí đã góp phần quan trọng trong thực hiện đường lối đối ngoại và chủ trương hội nhập của Đảng, Nhà nước ta. Trong lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn, Đảng và Nhà nước ta đánh giá cao vai trò và sức mạnh to lớn của báo chí. Đảng ta đã khẳng định: “Báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các đoàn thể, vừa là diễn đàn của nhân dân”. Trong chiến tranh vai trò của báo chí càng thể hiện đậm nét như Lênin đã nói: “Báo chí là trận địa ban đầu, từ đó Đảng sẽ tiến hành cuộc đấu tranh với vũ khí của mình bằng vũ khí tương xứng. Báo hàng ngày là công cụ tuyên truyền cổ động quần chúng không có gì thay thế được”. Hay trong thư Bác Hồ gửi lớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng tháng 6/1949 như sau: “Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền, cổ động, huấn luyện và tổ chức dân chúng đưa dân chúng đến mục đích chung”. Trong bài “Cần xem báo Đảng đăng trên Báo Nhân dân ngày 24/6/1954”, Bác viết: “Tờ báo Đảng là những lớp huấn luyện giản đơn, thiết thực và rộng khắp. Nó dạy chúng ta cần biết làm về tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo và công tác hằng ngày nó giúp nâng cao trình độ chính trị và năng suất và công tác của chúng ta”. Ngày nay, trong sự nghiệp CNH-HĐH, khi quy mô phát triển báo chí ngày càng lớn, khả năng tác động của báo chí ngày càng rộng, sức thuyết phục lôi cuốn báo chí ngày càng mạnh, báo chí có vai trò và ý nghĩa xã hội ngày càng lớn hơn.Vai trò của báo chí bị quy định không chỉ bởi quy mô, phạm vi tính chất hoạt động mà còn là khuynh hướng nội dung của nó. Khi quá trình toàn cầu hóa thông tin báo chí đã trở thành hiện thực sinh động, các phương tiện truyền thông đại chúng phá vỡ những biên giới quốc gia truyền thông, khắc phục được những khoảng không gian địa lí trên quy mô trái đất. Trong điều kiện đó, nhiệm vụ đặt ra cho báo chí nặng nề 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất