Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bảo hộ quyền của nhà sản xuất ghi âm, ghi hình theo pháp luật việt nam...

Tài liệu Bảo hộ quyền của nhà sản xuất ghi âm, ghi hình theo pháp luật việt nam

.PDF
95
326
101

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Khóa 34 (2008-2012) ĐỀ TÀI: Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Phan Khôi MSSV: 5085890 Cần Thơ, tháng 5/2012 Sinh viên thực hiện: Thạch Thị Liễu Lớp: Luật Tƣ pháp 1 Đề Tài: Bảo hộ quyền của nhà sản xuất ghi âm, ghi hình theo pháp luật Việt Nam LỜI CẢM ƠN  Luận văn là bước cuối cùng đánh dấu sự trưởng thành của một sinh viên ở giảng đường đại học. Trong quá trình thực hiện luận văn ngoài sự cố gắng hết mình của bản thân em đã nhận được sự khích lệ rất nhiều từ phía gia đình, thầy cô và bạn bè. Trước hết, em xin chân thành cám ơn đến quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Nguyễn Phan Khôi – Người đã giành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cám ơn đến gia đình, người thân và những bạn bè đã luôn ở bên cạnh động viên những ngày gian khó, giúp đỡ, hỗ trợ và đồng hành cùng em đi suốt chặn đường qua. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình. Tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn. Cần thơ, tháng 04/2012 Sinh viên Thạch Thị Liễu GVHD: Nguyễn Phan Khôi Trang 1 SVTH: Thạch Thị Liễu Đề Tài: Bảo hộ quyền của nhà sản xuất ghi âm, ghi hình theo pháp luật Việt Nam NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN ................................................................................................................. ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... GVHD: Nguyễn Phan Khôi Trang 2 SVTH: Thạch Thị Liễu Đề Tài: Bảo hộ quyền của nhà sản xuất ghi âm, ghi hình theo pháp luật Việt Nam NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ................................................................................................................. ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... GVHD: Nguyễn Phan Khôi Trang 3 SVTH: Thạch Thị Liễu Đề Tài: Bảo hộ quyền của nhà sản xuất ghi âm, ghi hình theo pháp luật Việt Nam MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 7 1. Tính cấp thiết ........................................................................................................... 7 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 8 3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 8 4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 8 5. Kết cấu đề tài ........................................................................................................... 8 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ QUYỀN CỦA NHÀ SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM - GHI HÌNH 1.1 Lịch sử hình thành bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ...... 10 1.1.1 Trên thế giới .................................................................................................. 10 1.1.2 Ở Việt Nam ................................................................................................... 12 1.2 Khái quát chung về quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ................. 14 1.2.1 Khái niệm quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ................................ 14 1.2.2 Đặc điểm quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ................................. 16 1.2.3 Các khái niệm liên quan ................................................................................ 17 1.2.3.1 Khái niệm quyền tác giả .......................................................................... 17 1.2.3.2 Khái niệm quyền liên quan ...................................................................... 18 1.2.4 Phân biệt quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình với quyền ghi âm, ghi hình ........................................................................................................................ 20 1.2.5 Mối quan hệ giữa nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình với tác giả và các chủ thể của các quyền liên quan khác ................................................................................. 20 1.2.5.1 Mối quan hệ giữa nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình với quyền tác giả ... 21 1.2.5.2 Mối quan hệ giữa nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình với các chủ thể của quyền liên quan khác .......................................................................................... 24 1.3 Bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ...................................... 25 1.3.1 Khái niệm bảo hộ quyền nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ........................... 25 1.3.2 Đặc trưng của sản phẩm ghi âm, ghi hình ...................................................... 26 1.3.3 Tính tất yếu, sự cần thiết phải bảo hộ quyền quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ........................................................................................................... 27 1.3.4 Tác động của khoa học công nghệ đối với việc bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ............................................................................................... 28 1.4 Một số điều ƣớc quốc tế liên quan đến việc bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm ................................................................................................................ 29 1.4.1 Công ước Rome về bảo hộ các nhà biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng ....................................................................................................... 29 1.4.2 Công ước Geneva về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép không được phép bản ghi âm của họ ...................................................................... 30 1.4.3 Hiệp ước WIPO về biểu diễn và bản ghi âm (WPPT) .................................... 31 1.4.4 Hiệp định Trips về khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ .......................................................................................................................... 32 CHƢƠNG 2 BẢO HỘ QUYỀN CỦA NHÀ SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM - GHI HÌNH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM GVHD: Nguyễn Phan Khôi Trang 4 SVTH: Thạch Thị Liễu Đề Tài: Bảo hộ quyền của nhà sản xuất ghi âm, ghi hình theo pháp luật Việt Nam 2.1 Điều kiện bảo hộ quyền nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ............................ 34 2.1.1 Chủ thể được bảo hộ quyền nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ...................... 34 2.1.2 Đối tượng bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ..................... 34 2.2 Nội dung quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình .................................. 35 2.2.1 Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ................................................ 35 2.2.1.1 Quyền sao chép ....................................................................................... 36 2.2.1.2 Quyền phân phối ..................................................................................... 37 2.2.1.3 Quyền được hưởng thù lao ...................................................................... 38 2.2.2 Nghĩa vụ của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ............................................ 39 2.2.2.1 Nghĩa vụ giao kết hợp đồng bằng văn bản với tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm, người biểu diễn ........................................................................................ 39 2.2.2.2 Nghĩa vụ ghi tên tác giả, tên người biểu diễn, đảm bảo sự toàn vẹn của tác phẩm và trả thù lao ............................................................................................. 40 2.3 Căn cứ xác lập quyền, thời hạn bảo hộ của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình .................................................................................................................................. 41 2.3.1 Căn cứ phát sinh quyền ................................................................................. 41 2.3.2 Thời hạn bảo hộ............................................................................................. 42 2.4 Đăng ký bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ........................ 43 2.4.1 Khái niệm của việc đăng ký bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ........................................................................................................................ 43 2.4.2 Mục đích của việc đăng ký ............................................................................ 44 2.4.3 Chủ thể nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ............................................................................................................................... 45 2.4.4 Quy trình đăng ký bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ........ 46 2.4.4.1 Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ........ 46 2.4.4.2 Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ........................................................................................... 47 2.4.4.3 Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình .................................................................................................. 48 2.4.4.4 Hiệu lực cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình .................................................................................................................... 48 2.4.4.5 Đăng bạ và đăng ký bảo hộ quyền nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ...... 48 2.4.4.6 Các trường hợp cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ................................................. 48 2.5 Chuyển giao quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ............................. 49 2.5.1 Chuyển nhượng quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ....................... 50 2.5.2 Chuyển quyền sử dụng quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ............ 51 2.6 Giới hạn quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ................................... 52 2.6.1 Các trường hợp sử dụng quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao .............................................. 52 2.6.2 Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao ............................................................................................ 53 2.7 Các hành vi xâm phạm quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ........... 55 2.8 Căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền đối với bản ghi âm, ghi hình ....... 58 2.9 Các biện pháp bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ............... 59 2.9.1 Quyền tự bảo vệ của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ................................... 59 GVHD: Nguyễn Phan Khôi Trang 5 SVTH: Thạch Thị Liễu Đề Tài: Bảo hộ quyền của nhà sản xuất ghi âm, ghi hình theo pháp luật Việt Nam 2.9.2 Biện pháp pháp lý................................................................................................. 60 2.10 Các biện pháp xử lý đối với hành vi xâm phạm ............................................. 60 2.10.1 Biện pháp dân sự ................................................................................................ 61 2.10.2 Biện pháp hành chính......................................................................................... 61 2.10.3 Biện pháp hình sự............................................................................................... 63 CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG BẢO HỘ QUYỀN CỦA NHÀ SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM - GHI HÌNH TẠI VIỆT NAM 3.1 Thực trạng bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình tại Việt Nam .................................................................................................................................. 65 3.1.1 Thực trạng làm băng đĩa lậu trái phép ................................................................ 65 3.1.2 Thực trạng xâm phạm quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình trên Internet ................................................................................................................... 67 3.2 Công nghệ kỹ thuật số và Internet .................................................................... 69 3.2.1 Vụ kiện Hiệp hội thu thanh Mỹ (RIAA) - Napster ............................................ 69 3.2.2 Vụ kiện của Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) và Nokia .......... 73 3.3 Nguyên nhân của thực trạng vi phạm bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.............................................................................................................. 75 3.4 Một số kiến nghị nhằm thực thi có hiệu quả công tác bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ................................................................................. 80 3.4.1 Áp dụng các biện pháp công nghệ trong việc bảo vệ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ...................................................................................................... 80 3.4.2 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình .............................................................................................. 81 3.4.3 Tăng cường thực thi quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình .................. 82 3.4.4 Nâng cao chất lượng thông tin về bảo hộ quyền nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ................................................................................................................................. 83 3.4.5 Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật, vai trò của Tòa án ............................................................................................................................. 84 3.4.6 Nâng cao hơn nửahiệu quả hoạt động các tổ chức quản lý tập thể ................... 85 3.4.7 Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ............................................................................................................. 86 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 88 GVHD: Nguyễn Phan Khôi Trang 6 SVTH: Thạch Thị Liễu Đề Tài: Bảo hộ quyền của nhà sản xuất ghi âm, ghi hình theo pháp luật Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng trong việc thúc đẩy sự sáng tạo, phát triển nền kinh tế, văn hóa và trở thành điều kiện tiên quyết trong hội nhập quốc tế của mỗi quốc gia. Suốt chiều dài lịch sử phát triển của xã hội loài người, tri thức luôn là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và công nghệ kỹ thuật số với những ứng dụng to lớn của nó trong mọi mặt của đời sống xã hội thì ngày càng tạo ra nhiều mặt trái song song tồn tại. Ở Việt Nam hiện nay, thị trường băng đĩa lậu được báo động về tình trạng nhập lậu, sao chép tùy tiện không phép đã gây thiệt hại rất lớn cho chủ sở hữu các bản ghi âm, ghi hình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các nhà sản xuất, làm thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Đồng thời, ảnh hưởng đến chính sách đầu tư phát triển sản phẩm trí tuệ của Nhà nước. Tình trạng sao chép trái phép này ngày càng tinh vi, hiện đại và càng lúc càng trở nên phổ biến và có dấu hiệu gia tăng cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ. Đặc biệt là sự xuất hiện của Internet đã tạo nên một cạnh tranh rất lớn đối với ngành công nghiệp ghi âm Việt Nam. Điều này đã tạo một thách thức vô cùng to lớn cho nước ta, do đó việc bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình đang là mục tiêu cấp thiết. Bảo hộ tốt quyền này sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của nước ta đi lên, nhất là vững chắc trên trường quốc tế. Xuất phát từ đó chúng ta phải có những biện pháp bảo hộ thích đáng quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, từ đó khuyến khích hoạt động sản xuất của họ, phục vụ đời sống tinh thần của xã hội. Đó cũng là điều kiện để nền văn hóa phong phú, đặc sắc và lâu đời của dân tộc được giữ gìn, phát huy và giới thiệu đến thế giới. Việc ghi nhận và bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ở Việt Nam dường như vẫn là một vấn đề mới mẻ. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã và đang dành sự quan tâm đặc biệt tới việc bảo hộ quyền này. Cụ thể Việt Nam đã tham gia các Công ước như: Công ước Ganeva về bảo hộ sản xuất ghi âm chống việc sao chép không được phép bản ghi âm của họ; Công ước Rome về bảo hộ người người biểu diễn, nhà sản xuất ghi âm, tổ chức phát sóng; Hiệp ước WIPO về biểu diễn và bản ghi âm (WPPT), Hiệp định Trips về khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Chính vì những lý do trên và với sự quan tâm đến vấn đề này, người viết đã chọn đề tài “BẢO HỘ QUYỀN CỦA NHÀ SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM – GHI HÌNH GVHD: Nguyễn Phan Khôi Trang 7 SVTH: Thạch Thị Liễu Đề Tài: Bảo hộ quyền của nhà sản xuất ghi âm, ghi hình theo pháp luật Việt Nam THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM” để làm đề tài nghiên cứu hoàn thành chương trình tốt nghiệp cử nhân luật của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Bài viết mang tính chất tìm hiểu, hướng tới việc làm rõ cơ sở lý luận của việc bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình. Đồng thời tập trung nghiên cứu, phân tích các quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ở Việt Nam qua đó phản ánh thực tiễn áp dụng các quy định này trên thực tế và nêu lên thực trạng vi phạm trong lĩnh vực ghi âm, ghi hình ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó, đối chiếu, so sánh để tìm ra những vướng mắc để đề xuất đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật đối với việc bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình; nâng cao khả năng thực thi của chúng; bảo hộ có hiệu quả quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình. Dù là chuyện rất khó nhưng người viết hy vọng rằng trong tương lai tình trạng xâm phạm loại quyền này trong tương lai sẽ được loại trừ triệt để. 3. Phạm vi nghiên cứu Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình là một trong những quyền liên quan đến quyền tác giả, do vậy đây là một nội dung nghiên cứu tương đối hẹp. Song, với yêu cầu của bài viết cùng với sự hạn chế của kiến thức, kinh nghiệm, thời gian cũng như nguồn tài liệu ít ỏi nên trong bài viết người viết nghiên cứu tập trung vào việc làm rõ các quy định Pháp Việt Nam về quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và xem xét tình hình thực thi trên thực tế các quy định này. Qua đó nêu lên những điểm bất cập để từ đây tìm ra nguyên nhân và đề xuất hướng hoàn thiện. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Người viết dựa trên nguyên tắc xem xét sự vật một cách toàn diện để làm sáng tỏ những bản chất của vấn đề có liên quan. Ngoài ra, người viết còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể của khoa học xã hội nói chung, khoa học pháp lý nói riêng để nghiên cứu, đánh giá, kết luận về một vấn đề cụ thể, đó là các phương pháp: lịch sử, hệ thống, so sánh, phân tích và tổng hợp. Các phương pháp này được kết hợp nhằm làm rõ các quy định của pháp luật thực định, nhìn nhận, đánh giá chúng trong mối liên hệ với pháp luật quốc tế cũng như trong thực tiễn áp dụng. 5. Kết cấu đề tài Luận văn bao gồm các phần: mở đầu, nội dung và kết luận, trong đó phần nội dung gồm có 3 chương: Chƣơng 1. Lý luận chung về bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình GVHD: Nguyễn Phan Khôi Trang 8 SVTH: Thạch Thị Liễu Đề Tài: Bảo hộ quyền của nhà sản xuất ghi âm, ghi hình theo pháp luật Việt Nam Chƣơng 2. Bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình theo pháp luật Việt Nam Chƣơng 3. Thực trạng bảo hộ và những giải pháp nhằm tăng cường bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình GVHD: Nguyễn Phan Khôi Trang 9 SVTH: Thạch Thị Liễu Đề Tài: Bảo hộ quyền của nhà sản xuất ghi âm, ghi hình theo pháp luật Việt Nam CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ QUYỀN CỦA NHÀ SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM - GHI HÌNH Bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình - đây là một lĩnh vực mới đối với nước ta. Ở các nước, người ta đưa các quyền này vào luật quyền tác giả từ lâu và người ta gọi là quyền kề cận, vì tổ chức này tuy không phải là người trực tiếp tạo ra tác phẩm nhưng họ lại có sáng tạo trong việc thể hiện tác phẩm, không có họ thì tác phẩm không thể đến với đông đảo công chúng, và việc bảo hộ tốt quyền lợi của họ tức là gián tiếp bảo hộ quyền tác giả. Hơn nữa, hiện nay những nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình này lại đang phải đối mặt với những tổn thất rất lớn do nạn xâm phạm bản quyền. Vì vậy, bảo hộ những nhà sản xuất chân chính, những người đã thực sự phải bỏ công sức, tiền bạc ra trước các đối thủ cạnh tranh, chống các hành vi xâm phạm thành quả của người khác bằng việc sao chép bất hợp pháp băng đĩa ghi âm, ghi hình là điều tất yếu. 1.1 Lịch sử hình thành bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình 1.1.1 Trên thế giới Những ý tưởng đầu tiên nhằm vào bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm đã dựa trên cơ sở bảo hộ bản quyền tác giả. Ý tưởng về bảo hộ quyền tác giả chỉ được bắt đầu kể từ khi sáng chế ra công nghệ in ấn cho phép các tác phẩm văn học được nhân bản nhờ các tiến trình cơ khí thay cho việc sao chép bằng tay. Điều này dẫn đến sự ra đời của một nền thương mại mới. Đó là thương mại của những thợ in ấn và những người bán sách, mà người ta gọi là “người bán văn hóa phẩm”. Những người này đã đầu tư khoản tiền đáng kể vào việc mua giấy, xây dựng nhà máy in và việc thuê lao động. Trong trường hợp này, do không có hình thức nào chống việc cạnh tranh mua bán các bản sao, việc đầu tư in ấn và mua bán sách là một việc đầu tư mạo hiểm và nhiều người đã bị phá sản. Những yêu cầu bức bách đã hình thành một dạng bảo hộ đặc quyền do những cơ quan quyền lực ban cho.1 Từ khi hệ thống bảo hộ quyền tác giả ra đời đã nảy sinh ra một câu hỏi: vậy quyền tác giả bảo hộ ai, bảo hộ cái gì? Đây là một vấn đề khó trả lời, vì như chúng ta đã biết, để đưa tác phẩm của mình tới công chúng, tác giả cần phải dựa vào một lớp người trung gian. Nhà viết kịch không thể không nhờ đến diễn viên để đưa vở kịch của mình lên sân khấu, nhà soạn nhạc phải dựa vào ca sĩ, nhạc công để thể hiện tác phẩm của mình. Những nhà sản xuất chính là những người đầu tư công sức, tiền bạc trong việc định hình tác phẩm, việc ghi âm, ghi hình đã góp phần mạnh mẽ trong việc đưa 1 TS.LS Lê Xuân Thảo, Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ, Nxb Tư pháp Hà nội, 2005, tr 23. GVHD: Nguyễn Phan Khôi Trang 10 SVTH: Thạch Thị Liễu Đề Tài: Bảo hộ quyền của nhà sản xuất ghi âm, ghi hình theo pháp luật Việt Nam tác phẩm đến công chúng và qua đó làm cho công chúng biết đến tác giả. Và đã đến lúc trợ thủ đó cũng đòi hỏi cho mình được hưởng sự bảo hộ, không có họ tác phẩm không thể đến với công chúng được. 2 Hơn nữa, kể từ khi hệ thống bảo hộ quyền tác giả ra đời, các loại hình tác phẩm được bảo hộ dưới dạng quyền tác tác giả ngày một tăng, cùng với sự phát triển của phương tiện lưu trữ, truyền thông. Ban đầu là tác phẩm viết, tác phẩm sân khấu, rồi đến tác phẩm điện ảnh, video, âm nhạc… Điều đó có nghĩa là các loại hình tác phẩm của tác giả sáng tác ra ngày càng nhiều và cùng với sự phát triển của xã hội cần thiết phải bảo hộ các quyền liên quan của tác giả để hạn chế những hành vi xâm phạm quyền tác giả và trong đó có quyền nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình. Sự ra đời và phát triển không ngừng của khoa học công nghệ kỹ thuật là con dao hai lưỡi đối với sự phát triển của ngành công nghiệp ghi âm lúc bấy giờ. Một mặt, nó khiến cho các bản ghi âm được sản xuất ra với số lượng lớn và chất lượng tốt hơn trước nhiều lần, là động lực thúc đẩy ngành công nghiệp giàu tiềm năng này phát triển. Tuy nhiên, chính những thành tựu đó lại tạo ra các bản sao trái phép trở lên dễ dàng hơn, với chi phí thấp hơn. Do vậy, để nền công nghiệp ghi âm có thể tồn tại và phát triển, yêu cầu cấp thiết được đặt ra là phải hình thành một cơ chế bảo hộ đối với đối tượng này không chỉ ở mỗi quốc gia mà trên phạm vi khắp thế giới. Điều này là có cơ sở, bởi lẽ cũng như những quyền liên quan khác, quyền của các nhà sản xuất bản ghi âm có mối quan hệ chặt chẽ với bản quyền tác giả. Hơn nửaở thời điểm này, Công ước Berne đã ra đời và sớm khẳng định vai trò nền tảng đối với việc bảo hộ quyền tác giả trên phạm vi quốc tế. Cho nên, thiết lập mối quan hệ với bản quyền tác giả là điều hợp lý. Năm 1934, tổ chức CISAC – Hiệp hội các Nhà soạn nhạc và soạn lời quốc tế3 cùng Liên đoàn quốc tế về công nghiệp thu thanh đã hợp lại và yêu cầu trong những lần sửa đổi sắp tới của Công ước Berne việc bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm phải được đề xuất trong Phụ lục kèm theo Công ước. Sau đó, các tổ chức này đã hợp tác tích cực với Văn phòng của Liên hiệp quốc đề ra dự thảo về việc xây dựng một Điều ước đa phương bảo hộ quyền liên quan trong đó có quyền của nhà sản xuất bản ghi âm. Đến đầu những năm 60 của thế kỷ XX, các chuyên gia của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới - WIPO,4 Tổ chức Giáo dục, Khoa học 2 TS. LS. Lê Xuân Thảo, Đổi mới và hoàn hiện pháp luật về sở hữu trí tuệ , Nxb Tư pháp Hà Nội, 2005, tr 26. 3 The International Confederation of Societies of Authors and Composers (CISAC). 4 World Intellectual Property Organization. GVHD: Nguyễn Phan Khôi Trang 11 SVTH: Thạch Thị Liễu Đề Tài: Bảo hộ quyền của nhà sản xuất ghi âm, ghi hình theo pháp luật Việt Nam và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc - UNESCO,5 Tổ chức Lao động Quốc tế - ILO6 đã gặp nhau tại Lahay và đưa ra dự thảo Công ước. Ngày 26/10/1961, Công ước Rome Công ước quốc tế về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng đã được thông qua tại Rome. Cùng với Công ước Berne, Công ước Rome ra đời là cơ sở cho sự hình thành nhiều Điều ước quốc tế đa phương và song phương quan trọng khác, là nền tảng pháp lý quan trọng cho việc bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm trên thế giới. Ở các nước theo truyền thống pháp lý Anglo – Xacxon họ nghiên về việc bảo hộ những người truyền bá tác phẩm bằng tác giả. Ở nước Anh và Hoa Kỳ, nơi có nền công nghiệp đĩa hát phát triển mạnh mẽ, họ coi bản ghi âm là tác phẩm và được bảo hộ như quyền tác giả. Còn ở Pháp, trong Luật quyền tác giả công bố ngày 03/07/1985 bên cạnh quyền tác giả có ghi quyền kề cận, quyền kề cận này bảo hộ các quyền cho nhà sản xuất băng nhạc, đĩa CD.7 1.1.2 Ở Việt Nam Ở Việt Nam quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được đặt ra chậm hơn nhiều so với sự phát triển của các quan hệ sở hữu trí tuệ khác và rất chậm so với thế giới. Trên thực tế, ngay từ trước năm 1992, một loạt các văn bản liên quan đến sở hữu trí tuệ lần lượt ra đời trong đó có Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả ngày 10/02/1994, tại chương IV của Pháp lệnh có quy định về tổ chức sản xuất hàng băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình đĩa hình - đây là văn bản đầu tiên ở Việt Nam về bảo hộ quyền nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, trước đó có nghị định 142 của Hội đồng Bộ trưởng ngày 14/11/1986 quy định về quyền tác giả nhưng không quy định về quyền nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình. Tuy nhiên do văn bản được ban hành từ Hiến pháp 1992, nên vẫn còn những bất cập giữa cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thời kỳ bao cấp và cơ chế bảo hộ trong nền kinh tế thị trường. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu giải trí của con người ngày càng tăng cao đòi hỏi một hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện. Ngày 28/10/1995, tại kỳ họp thứ 8, quốc hội khóa IX đã thông qua Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính thức thiết lập chế độ pháp lý cao nhất cho việc xác lập, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam (phần thứ sáu và thứ bảy của Bộ luật Dân sự cũng có quy định về việc bảo hộ tổ chức sản xuất băng đĩa ghi âm, ghi hình). Bộ luật Dân sự 1995 chỉ dành 2 Điều là Điều 776 và 777 để điều chỉnh quyền này. Văn bản 5 United Nations Educational Scientific and Cultural Organization. 6 International Labour Organization. 7 TS. LS. Lê Xuân Thảo, Đổi mới và hoàn hiện pháp luật về sở hữu trí tuệ, Nxb Tư pháp Hà Nội, 2005, tr 27. GVHD: Nguyễn Phan Khôi Trang 12 SVTH: Thạch Thị Liễu Đề Tài: Bảo hộ quyền của nhà sản xuất ghi âm, ghi hình theo pháp luật Việt Nam tiếp theo là Quyết định số 55/1999/QĐ-BVHTT ngày 5/8/1999 ban hành quy chế sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu hành, kinh doanh băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình ca nhạc, sân khấu. Sau này để phù hợp với tình hình mới của đất nước, Quốc hội đã tiếp tục sửa đổi một số điều của Bộ luật Dân sự ngày 14/06/2005 và quy định rõ hơn về quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình. Cũng thời điểm đó, ngày 12/12/2005 Việt Nam chính thức ban hành Luật Sở hữu trí tuệ nhằm tạo hành lang pháp lý cho những đối tượng của Sở hữu trí tuệ, trong đó có quyền nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được quy định rất cụ thể. Như vậy, việc nghiên cứu về lĩnh vực này mới chỉ thực sự được quan tâm khoảng 15-20 năm trở lại đây, khi Nhà nước có chủ trương đổi mới nền kinh tế. Tuy vậy, chúng ta cũng đã xây dựng được một khung pháp lý khá đầy đủ về lĩnh vực này. Cụ thể nó đã được quy định trong các văn bản sau đây: - Bộ luật Dân sự 2005; - Bộ Luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009; - Luật Hải quan 2001 sửa đổi, bổ sung 2005; - Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009; - Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 sửa đổi, bổ sung các năm 2007, 2008; - Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan; - Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ; - Nghị định 97/2008/NĐ-CP ngày 28/08/2008 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet; - Nghị định 47/2009/NĐ-CP ngày 13/05/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan; - Nghị định 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ; - Nghị định 85/2011/NĐ-CP của Chính phủ 20/9/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và GVHD: Nguyễn Phan Khôi Trang 13 SVTH: Thạch Thị Liễu Đề Tài: Bảo hộ quyền của nhà sản xuất ghi âm, ghi hình theo pháp luật Việt Nam hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan; - Nghị định 109/2011/ NĐ-CP ngày 02/12/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 47/2009/NĐ-CP ngày 13/05/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan; - Thông tư của Bộ thông tin và truyền thông số 05/2008/TT-BTTTT ngày 12/11/2008 về hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân trong Nghị định 97/2008/NĐ-CP ngày 28/08/2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet; - Thông tư liên tịch của Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Công An – Bộ Tư pháp số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 29/02/2008 hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; - Thông tư liên tịch của Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Văn hóa, Thể thao Và Du lịch – Bộ Khoa học Công nghệ – Bộ Tư pháp số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKHCN-BTP ngày 03/04/2008 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân; - Quyết định của Bộ Văn hóa – Thông tin số 88/2006/QĐ-BVHTT ngày 17/10/2006 về việc ban hành các mẫu tờ khai, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan; - Chỉ thị của Thủ Tướng Chính Phủ số 36/2008/CT-TTg ngày 31/12/2008 về việc tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. 1.2 Khái quát chung về quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình 1.2.1 Khái niệm quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình Theo Điều 2(d) Hiệp ước WIPO về biểu diễn và bản ghi âm (WPPT) 1996: “nhà sản xuất bản ghi âm là cá nhân hoặc pháp nhân khởi xướng và có trách nhiệm đối với việc định hình lần đầu tiên những âm thanh biểu diễn hoặc những âm thanh khác, hoặc sự tái hiện lại của những âm thanh đó”. Điều 2(b) Công ước Geneva về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép không được phép bản ghi âm của họ 1971 và Điều 3(c) Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng 1961 đều quy định: nhà sản xuất bản ghi âm là một cá nhân hoặc pháp nhân định hình lần đầu các âm thanh của buổi biểu diễn hoặc các âm thanh khác. GVHD: Nguyễn Phan Khôi Trang 14 SVTH: Thạch Thị Liễu Đề Tài: Bảo hộ quyền của nhà sản xuất ghi âm, ghi hình theo pháp luật Việt Nam Cơ bản khái niệm về nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình của Việt Nam giống với Công ước Geneva và Công ước Rome. Theo khoản 3 Điều 16 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định: “nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình là tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác”. Có nghĩa là sản phẩm mà nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình tạo ra phải là bản gốc của tác phẩm, là sự hiện thân nguyên bản âm thanh, hình ảnh của một buổi biểu diễn trực tiếp hoặc bất kỳ một âm thanh, hình ảnh nào khác mà không được lấy lại từ một bản ghi âm, ghi hình có trước. Như vậy, các âm thanh, hình ảnh khác trong quy định này có thể được hiểu là âm thanh, hình ảnh không liên quan đến quyền tác giả, ví dụ một người ghi tiếng chim kêu, vượn hót, hình hươu, nai nhảy múa trong rừng, tiếng nước chảy… thì theo khoản 3 Điều 16 được bảo hộ theo quyền liên quan. Các bản ghi âm có thể chỉ ghi riêng phần nhạc, riêng phần lời hoặc cả phần nhạc và phần lời. Để được phép ghi âm, ghi hình người muốn ghi âm, ghi hình phải được sự cho phép của cả chủ sở hữu quyền tác giả đối với một tác phẩm phần nhạc cũng như chủ sở hữu quyền tác giả đối với phần lời bài hát. Một số quốc gia còn quy định, người ghi âm cũng phải được phép của các nghệ sĩ trình bày phần nhạc và hát phần lời. Mặt khác, luật không định nghĩa thế nào là bản ghi hình nên không thể xác định được đối tượng bảo hộ, bởi vậy có thể nhầm lẫn bản ghi hình với tác phẩm điện ảnh theo quy định tại Điều 14 Nghị định 100/2006/NĐ-CP: “Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là những tác phẩm được hợp thành bằng hàng loạt hình ảnh liên tiếp tạo nên hiệu ứng chuyển động kèm theo hoặc không kèm theo âm thanh, được thể hiện trên một chất liệu nhất định và có thể phân phối, truyền đạt tới công chúng bằng các thiết bị kỹ thuật, công nghệ, bao gồm loại hình phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và các loại hình tương tự khác”. Để tránh việc đồng nhất bản ghi âm, ghi hình với tác phẩm điện ảnh và cũng để minh họa cho quy định tại khoản 3 Điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ, khoản 6 Điều 4 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết: “Bản ghi âm, ghi hình là bản định hình các âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác hoặc việc định hình sự tái hiện lại các âm thanh, hình ảnh không phải dưới hình thức định hình gắn với tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm nghe nhìn khác”. Như quy định này đã tạo ra một thuật ngữ mới, đó là tác phẩm nghe nhìn và tác phẩm nghe nhìn khác, cần lưu ý rằng Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định 100/2006/NĐ-CP không định nghĩa tác GVHD: Nguyễn Phan Khôi Trang 15 SVTH: Thạch Thị Liễu Đề Tài: Bảo hộ quyền của nhà sản xuất ghi âm, ghi hình theo pháp luật Việt Nam phẩm nghe nhìn. Sau nữa, quy định chi tiết này cũng không thể cho biết bản ghi hình một trận đấu thể thao được bảo hộ theo cơ chế nào. 8 Cũng cần bàn thêm là khi đưa bản ghi hình là một đối tượng của quyền liên quan, luật đã đưa thêm một đối tượng mới vào phạm vi bảo hộ đó là “bản ghi hình”, mà cho đến nay chưa có một Điều ước quốc tế nào quy định – đó là sự khác biệt giữa luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế. Sở dĩ có sự khác biệt trên là do bản thân thuật ngữ “bản ghi âm” trong các Điều ước quốc tế nó đã bao hàm cả bản ghi hình trong đó, ví dụ bản ghi âm của một cuộc biểu diễn nó bao gồm cả âm thanh và hình ảnh của người nghệ sĩ trong đó. Hơn nữa, sự khác biệt đó cũng xuất phát từ quan niệm, văn hóa, lịch sử… của mỗi quốc gia. Như vậy, chỉ được coi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình khi người đó thực hiện việc định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của buổi biểu diễn hay âm thanh, hình ảnh khác. Việc định hình âm thanh, hình ảnh này, có thể được thực hiện trên băng đĩa hoặc trong bộ nhớ số. Chẳng hạn Bến Thành Audio đã tổ chức việc định hình âm lần đầu chương trình ca nhạc Làn Sóng Xanh. Bến Thành Audio là nhà sản xuất bản ghi âm đối với chương trình ca nhạc này. Tóm lại : quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình là tổng thể các quy phạm quy định và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình đối với các chương trình ghi âm, ghi hình dựa trên tác phẩm gốc của chủ sở hữu quyền tác giả. 1.2.2 Đặc điểm quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình Cũng như các quyền liên quan khác, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có hai đặc điểm sau:9 - Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình cũng được hình thành dựa trên việc sử dụng một tác phẩm gốc. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình tổ chức thu âm, thu hình buổi biểu diễn của các nghệ sĩ, nhưng các nghệ sĩ này lại phải dùng những bài hát của những nhạc sĩ khác để trình diễn. Như vậy, xét cho đến cùng quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình cũng được hình thành dựa trên việc sử dụng một tác phẩm gốc. Do đó, chủ thể quyền nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền nhân thân và quyền tài sản không chỉ của người biểu diễn mà cả của tác 8 TS. Trần Văn Hải, Những bất cập trong quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành về quyền tác giả, quyền liên quan, Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010, http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2010/10/01/nh%E1%BB%AFng-b% E1 %BA%A5tc% E1%BA%ADp-trong-quy-d%E1%BB%8Bnhc%E1%BB%A7a-php-lu%E1%BA%ADt-s% E1 %BB%9Fh% E 1%BB%AFu-tr-tu%E1%BB%87-vi%E1%BB%87t-nam-hi%E1%BB%87n-hnh-v% E1% BB %81-quy/, [truy cập ngày 04/01/2012]. 9 TS. Lê Nết, Tài liệu giảng dạy sở hữu trí tuệ, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2005, tr 72. GVHD: Nguyễn Phan Khôi Trang 16 SVTH: Thạch Thị Liễu Đề Tài: Bảo hộ quyền của nhà sản xuất ghi âm, ghi hình theo pháp luật Việt Nam giả, chủ sở hữu tác phẩm gốc. Việc công nhận và bảo hộ quyền nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình không được làm ảnh hưởng quyền đối với tác giả của tác phẩm. - Chương trình ghi âm, ghi hình cũng phải có tính nguyên gốc nghĩa là do chính công sức của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình tạo ra và là bản ghi âm, ghi hình đầu tiên. Ví dụ: chương trình ca nhạc Làn Sóng Xanh là do công sức của Trung tâm Băng nhạc Bến Thành Audio dàn dựng. Việc sao chép băng đĩa chương trình này mà không có sự đồng ý của chủ thể trên là xâm phạm quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình. 1.2.3 Các khái niệm liên quan 1.2.3.1 Khái niệm quyền tác giả Tác phẩm là sự kết tinh lao động sáng tạo của tác giả. Do đó, quyền của tác giả đối với tác phẩm cần được pháp luật ghi nhận và bảo hộ. Quyền của tác giả đối với tác phẩm được xem là một loại quyền tài sản nằm trong phạm vi các loại tài sản được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005. Cụ thể được quy định tại Điều 163 Bộ luật Dân sự 2005. Mỗi tài sản điều có chủ sở hữu xác định và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự. Các quyền đối với tác phẩm cũng vậy. Cũng cần xác định chủ sở hữu của chúng và chuyển giao trong giao lưu dân sự như thế nào? Khái niệm về quyền tác giả được quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009. Bộ luật Dân sự quy định: “đối tượng quyền tác giả bao gồm mọi sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện dưới bất kỳ hình thức và bằng bất kỳ phương tiện nào, không phân biệt nội dung, giá trị và không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào”.10 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.11 Như vậy, quyền tác giả được trao cho hai loại chủ thể: tác giả và chủ sở hữu. Tóm lại: quyền tác giả là quyền mà pháp luật ban cho người đã sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học (như sách, bài giảng, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm tạo hình và mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm kiến trúc, phần mềm máy tính). Quyền này được hiểu là quyền cho phép và quyền nhận thù lao. Quyền cho phép có nghĩa là quyền tự quyết định cho phép người khác khai thác, sử dụng tác phẩm của mình và quyền nhận thù lao có nghĩa là quyền yêu cầu người khác trả thù lao cho việc khai thác, sử dụng tác phẩm. 10 Điều 737 Bộ luật Dân sự 2005. 11 Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009. GVHD: Nguyễn Phan Khôi Trang 17 SVTH: Thạch Thị Liễu Đề Tài: Bảo hộ quyền của nhà sản xuất ghi âm, ghi hình theo pháp luật Việt Nam Quyền tác giả tự động phát sinh từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Tác phẩm, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, phải là sản phẩm của lao động trí tuệ của tác giả mà không đơn thuần chỉ là sự sao chép từ các nguồn đã biết. Quyền tác giả được hiểu như là một nhóm các quyền, gồm các quyền nhân thân và các quyền tài sản. Các quyền tài sản được gọi là độc quyền khai thác hoặc cho người khác khai thác tác phẩm của chủ sở hữu quyền tác giả. Các quyền nhân thân (ngoại trừ quyền công bố tác phẩm) được bảo hộ vô thời hạn. Với đa số các loại hình tác phẩm, các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm được bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết. Theo quy định của pháp luật, quyền tác giả bao gồm: quyền nhân thân và quyền tài sản - Quyền nhân thân bao gồm: đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. 12 - Quyền tài sản bao gồm: làm tác phẩm phái sinh; truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.13 1.2.3.2 Khái niệm quyền liên quan Hiện nay, khái niệm về quyền liên quan được quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009. Bộ luật Dân sự quy định: “đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu mang chương trình được mã hóa”.14 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu mang chương trình được mã hóa”.15 12 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009. 13 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009. 14 Điều 744 Bộ luật Dân sự 2005. 15 Khoản 3 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009. GVHD: Nguyễn Phan Khôi Trang 18 SVTH: Thạch Thị Liễu Đề Tài: Bảo hộ quyền của nhà sản xuất ghi âm, ghi hình theo pháp luật Việt Nam Như vậy, quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu mang chương trình được mã hóa. Các quyền của ba chủ thể nói trên (người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm ghi hình, tổ chức phát sóng) được gọi là quyền liên quan vì chúng bổ sung và tồn tại song song với quyền tác giả, giúp tác giả thể hiện nội dung tác phẩm. Nói cách khác, đó là quyền của những người trung gian, làm cầu nối giữa tác giả và công chúng. Để một tác phẩm đến được với công chúng ví dụ một bản nhạc và được công chúng đánh giá cao, đôi khi cần phải có sự giúp sức của một số người có khả năng thể hiện tác phẩm ví dụ ca sĩ và các nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng. Các chủ thể đó sẽ được bảo hộ dưới dạng quyền liên quan. Quyền liên quan là tổng hợp các quy phạm quy định và bảo vệ quyền nhân thân, quyền tài sản của người biểu diễn; quyền tài sản của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, của tổ chức phát thanh, truyền hình đối với các chương trình được thực hiện dựa trên tác phẩm gốc của chủ sở hữu quyền tác giả. Ví dụ: một chương trình ca nhạc của một ca sĩ, một buổi phát sóng của đài truyền hình là những đối tượng bảo hộ của quyền liên quan. Tóm lại: quyền liên quan là quyền của những người tham gia vào việc thể hiện, định hình, đưa tác phẩm đến công chúng. Chủ sở hữu quyền liên quan có thể là người biểu diễn, người đầu tư để thực hiện cuộc biểu diễn, người đầu tư để tạo ra bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng… Quyền tác giả và các quyền liên quan được bảo hộ một cách riêng biệt. Vì vậy, mỗi quyền cần có sự cho phép riêng. Ví dụ: như khi thực hiện sao chép một bản ghi âm, ghi hình người sử dụng không những cần xin phép người soạn nhạc và người viết lời bài hát (là người sở hữu quyền tác giả) mà còn phải được sự đồng ý của cả người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình (là người sở hữu quyền liên quan). Quyền của người biểu diễn được bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ 50 tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc 50 kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố. Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện. Thời hạn bảo hộ chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên quan.16 16 Khoản 4 Điều 34 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009. GVHD: Nguyễn Phan Khôi Trang 19 SVTH: Thạch Thị Liễu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng