Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo chí cho trẻ em ở nước ta hiện nay...

Tài liệu Báo chí cho trẻ em ở nước ta hiện nay

.PDF
231
675
96

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH -----------------------------------------------------------------------------------MỤC LỤC BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2007 Mà SỐ: B. 07 – 42 BÁO CHÍ CHO TRẺ EM Ở NƯỚC TA HIỆN NAY CƠ QUAN CHỦ TRÌ: HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: PGS. TS NGUYỄN VĂN DỮNG THƯ KÝ KHOA HỌC: TS VŨ THỊ KIM HOA 7392 08/6/2009 HÀ NỘI - 2007 DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA 1. ThS. Nguyễn Đồng Anh, Đài truyền hình Việt Nam 2. PGS. TS Nguyễn Văn Dững, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Chủ nhiệm đề tài; 3. ThS. Đỗ Thị Thu Hàng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền; 4. TS. Vũ Thị Kim Hoa, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Thư ký đề tài; 5. ThS. Nguyền Hà Linh, Bộ Thông tin và Truyền thông 6. Nhà báo Đặng Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; 7. Nhà báo Lan Minh, Đài Tiếng nói Việt Nam; 8. Nhà báo Phạm Tài Nguyên, Hội Nhà báo Việt Nam 9. ThS. Nguyễn Ngọc Oanh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền; 10. CN. Nguyễn Thị Hằng Thu, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 3 MỤC LỤC TÊN CHƯƠNG, MỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 5 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 7 3. Giả thuyết nghiên cứu 8 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9 6. Phương pháp nghiên cứu 10 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 11 8. Kết cấu của công trình 12 Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN - THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm liên quan vấn đề nghiên cứu 1.2. Công chúng trẻ em với báo chí 1.3. Đạo đức nghề nghiệp nhà báo với trẻ em 1.4. Vai trò của báo chí-truyền thông trong việc giải quyết các vấn đề trẻ em Chương II: HIỆN TRẠNG BÁO CHÍ CHO TRẺ EM HIỆN NAY 2.1. Tổng quan báo chí cho trẻ em ở nước ta hiện nay 2.2. Thực trạng báo chí cho trẻ em ở nước ta 2.3. Về giải báo chí “Nhà báo với trẻ em Việt Nam” Chương III: BÁO CHÍ CHO TRẺ EM - NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ KHUYẾN NGHỊ 3.1. Trẻ em Việt Nam trước những biến đổi của xã hội trong thời kì hội nhập 3.2. Báo chí với nhu cầu của trẻ em 3.3. Những vấn đề đặt ra nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả tác động của báo chí cho trẻ em 3.4. Những giải pháp nâng cao chất lượng báo chí cho trẻ em KẾT LUẬN 13 15 20 37 42 44 92 100 109 118 127 133 Danh mục tài liệu tham khảo 139 Phụ lục 142 4 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên thông tin, ở đó nhu cầu được tiếp cận với các phương tiện truyền thông đại chúng của con người ngày càng gia tăng mạnh mẽ và toàn diện. Chưa bao giờ báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng phát triển nhanh chóng và có vai trò quan trọng như ngày nay. Mạng internet phát triển, công nghệ số cùng với việc phổ cập giá rẻ các phương tiện truyền thông đã và đang làm thay đổi tư duy, lối sống và cách ứng xử của con người với nhau và với hệ thống xã hội nói chung. Đối với trẻ em, báo chí, truyền hình, radio đã không còn xa lạ, mà trái lại đã trở thành người bạn đồng hành trong quá trình nhận thức và khám phá thế giới xung quanh mình. Báo chí và các phương tiện truyền thông, các dạng thức truyền thông có vai trò to lớn trong quá trình hình thành nhân cách, diện mạo văn hóa cho trẻ em. Vì vậy để có được những chương trình, tờ báo hay, thực sự trở thành người bạn thân thiết đối với các em, ở đó các em có thể chia sẻ, nói lên tiếng nói của chính mình, đang là thách thức rất lớn đối với đội ngũ những người làm báo hiện nay. Ở Anh người ta đã từng thăm dò dư luận và đưa ra những con số thống kê sau đây: "80% trẻ em cảm thấy các chương trình tin tức chỉ "thỉnh thoảng”, thậm chí "không bao giờ" đề cập đến vấn đề mà độ tuổi các em quan tâm; 67% nói rằng các phương tiện truyền thông nên để chính các em xuất hiện nhiều hơn nữa thay vì mời chuyên gia hay các bậc phụ huynh nói về các vấn đề của trẻ". Những con số trên phần nào nói lên vị trí khiêm tốn của trẻ em trong mối quan hệ với truyền thông. Trong xã hội Việt Nam, trẻ em là nhóm công chúng xã hội đặc thù, chiếm hơn 30% dân số và luôn được mọi người quan tâm với những tình cảm đặc biệt. Bởi vậy, báo chí viết về trẻ em phải vừa bảo vệ được quyền lợi của các em, giúp các em thực hiện quyền của mình một cách tốt nhất lại phải hay, hấp dẫn được trẻ. Năm 1991, Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á ký Công ước quốc tế về quyền trẻ em và ban hành chương trình hành động vì quyền trẻ em. Một thách thức lớn đặt ra đối với các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung là phải làm sao để trẻ em được hưởng lợi cao nhất, nhiều nhất từ các ấn phẩm báo chí. Và trong đó việc tạo điều kiện để các em nhỏ được trực tiếp tham gia trên các phương tiện truyền thông đại chúng, giúp cho trẻ phát huy được hết 5 khả năng cũng như quyền được tham gia của mình là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay của các nhà báo và những người quan tâm đến trẻ em. So với thế giới, chúng ta tự hào có một hệ thống báo chí dành cho trẻ em với đa thể loại, hình thức và có một đội ngũ nhà báo cho trẻ em khá đông đảo. Hơn thế nữa, bước đầu chúng ta đã có những mô hình thí điểm trẻ em làm báo cho trẻ em nhằm đáp ứng sâu hơn nữa nhu cầu thông tin của chính lứa tuổi các em. Tuy vậy, cũng phải thừa nhận rằng chúng ta vẫn còn rất nhiều điều cần phải bàn về việc làm báo cho trẻ em như thế nào cho hay hơn, hấp dẫn hơn và đạt hiệu quả hơn. Thực tế ở nước ta, báo chí liên quan đến đề tài trẻ em có hai loại: Báo chí giành cho trẻ em và báo chí viết về trẻ em giành cho người lớn. Hướng vào nhóm công chúng đối tượng khác nhau, báo chí viết về đề tài trẻ em, đều vì trẻ em, nhưng có cách tiếp cận khác nhau, diện mạo và phong cách khác nhau. Từ năm 2000 đến nay, với sự giúp đỡ về kỹ thuật và tài chính của Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thụy Điển (SCS), khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã triển khai dự án “Nâng cao năng lực tác nghiệp của nhà báo, nhà truyền thông vận động xã hội về đề tài trẻ em”. Hoạt động này bước đầu đã góp phần quan trọng trong việc thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của các nhà báo, nhà truyền thông trong việc giải quyết vấn đề trẻ em thông qua báo chí - truyền thông. Tuy nhiên, sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ta còn nhiều vấn đề cần giải quyết; trong đó, thông qua báo chí - truyền thông để có thể tác động vào nhận thức, thái độ và hành vi của các cấp các ngành, của đông đảo nhân dân là việc làm hết sức quan trọng và cấp thiết. Thực trạng báo chí cho trẻ em ở nước ta như thế nào là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn lao, cần nghiên cứu, tìm hiểu để có thống nhất nhận thức, góp phần hình thành cơ sở lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách đẩy mạnh sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nước ta trong tình hình và điều kiện mới. Kết quả nghiên cứu của công trình này sẽ cung cấp thêm tư liệu, lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về vấn đề báo chí cho trẻ em cho việc nghiên cứu, giảng dạy báo chí, theo đề tài và theo nhóm đối tượng, tại các cơ sở đào tạo báo chí hiện nay. Đây chính là lí do chính để triển khai nghiên cứu đề tài khoa học Báo chí cho trẻ em ở nước ta hiện nay. 6 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Hiện nay, hệ thống dữ liệu báo chí nước ta ở trong tình trạng thiếu thốn, không thống nhất và thiếu hệ thống. Ngay cả báo cáo của Cục Báo chí - Bộ Thông tin Truyền thông cũng chỉ tương đối khi nói về số đầu báo và tạp chí; còn số chương trình phát thanh, truyền hình hầu như càng tương đối hơn. Liên quan đến đề tài nghiên cứu báo chí cho trẻ em, mới chỉ có một số khóa luận tốt nghiệp cử nhân báo chí tại khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Bởi vì trong dự án về “Nâng cao năng lực tác nghiệp của nhà báo về đề tài trẻ em trên cơ sở tăng cường tập huấn đào tạo về quyền trẻ em...” đã có lồng ghép giảng dạy chuyên đề báo chí với trẻ em cho sinh viên các lớp năm cuối. Do đó, kiến thức, kỹ năng về xử lý đề tài trẻ em của sinh viên được trang bị, lòng yêu thích đề tài này cũng thúc đẩy các em nghiên cứu và tích lũy kiến thức chuẩn bị ra trường. Ở cấp độ khác, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (UBDSGD&TE) trước đây cũng có một số đề tài nghiên cứu liên quan đến trẻ em, nhưng chỉ tập trung vào vấn đề xã hội tác động đến trẻ em mà chưa có nghiên cứu nào về báo chí cho trẻ em. 3. Giả thuyết nghiên cứu Thứ nhất, nước ta là cộng đồng dân số trẻ, với gần 36% là trẻ em và đã hình thành một hệ thống-diện mạo báo chí cho trẻ em với đủ các loại hình (báo in, phát thanh, truyền hình, mạng điện tử) đã và đang cố gắng đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin ngày càng đa dạng, phong phú, đã tích lũy được những kinh nghiệm quý báu, nhưng còn những bất cập, cần được nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp tháo gỡ; Thứ hai, có mối liên hệ giữa số lượng và chất lượng sản phẩm báo chí cho trẻ em và không phải loại hình báo chí nào cho trẻ em cũng thỏa mãn và đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của trẻ. Mối liên hệ này cần được tổng kết, phân tích một cách khoa học, chỉ ra nguyên nhân và tìm kiếm giải pháp ứng xử phù hợp; Thứ ba, trong một xã hội đang phát triển như nước ta, nhiều vấn đề liên quan đến trẻ em đã được báo chí chú ý đúng mức, nhưng năng lực và hiệu quả tác động do báo chí tạo ra có cả mặt tốt và chưa tốt, chưa được như mong đợi, cần được nghiên cứu, tổng kết; Thứ tư, đội ngũ nhà báo làm báo cho trẻ em hiện nay khá đông đảo, nhiệt tình, trách nhiệm cao; nhưng quan điểm tiếp cân, kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ còn những bất cập; 7 Thứ năm, trên tổng thể, chúng ta đã thu được nhiều kinh nghiệm làm báo cho trẻ em - kể cả hay và chưa hay, tốt và chưa tốt, cần được nghiên cứu, phân tích khoa học để góp phần tổng kết thực tiễn hoạt động báo chí cho nhóm công chúng đối tượng đặc thù là trẻ em. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích Trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu thực trạng báo chí cho trẻ em, phân tích kinh nghiệm thực tế, công trình này nhằm mục đích: - Cấp một cái nhìn tổng quan về diện mạo báo chí cho trẻ em ở nước ta trong thời kỳ hội nhập phát triển; - Phân tích kinh nghiệm thực tế-kể cả kinh nghiệm hay và chưa hay, tốt và chưa tốt, làm báo cho nhóm công chúng-đối tượng đặc thù là trẻ em; - Nêu lên những vấn đề cần quan tâm và bước đầu đề xuất giải pháp phát triển loại báo chí này cũng như nâng cao năng lực và hiệu quả tác động của nó đối với xã hội nói chung, nhóm công chúng đối tượng là trẻ em nói riêng. 4.2. Nhiệm vụ - Phác thảo diện mạo báo chí cho trẻ em ở nước ta hiện nay; - Tìm hiểu khả năng tiếp cận của trẻ em với các phương tiện truyền thông đại chúng nói riêng và báo chí nói riêng; - Tìm hiểu mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin và mức độ hài lòng của trẻ em với hình ảnh mình trên các phương tiện truyền thông đại chúng, từ đó đưa ra một số nhận xét về hiệu quả tác động của truyền thông đối với trẻ em; - Phân tích kinh nghiệm nghề nghiệp về hoạt động báo chí cho trẻ em hiện nay; và - Phát hiện những vấn đề đặt ra, đề xuất giải pháp kiến nghị khoa học nhằm phát triển và nâng cao năng lực, hiệu quả tác động của báo chí cho trẻ em. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu - Các ấn phẩm báo chí cho trẻ em; - Đề tài trẻ em, cách thức viết cho trẻ em trên báo chí; - Mô hình trẻ em viết báo cho trẻ em thông qua câu lạc bộ Phóng viên nhỏ; - Mức độ đáp ứng nhu cầu của các loại hình báo chí cho trẻ em. 5.2. Đối tượng khảo sát của đề tài nghiên cứu này là một số ấn phẩm báo chí cho trẻ em, tức là sán xuất cho trẻ em tiếp nhận, hưởng thụ, như báo 8 Thiếu niên Tiền phong, Hoa học trò, nhóm báo Khăn quàng đỏ (thành phố Hồ Chí Minh), chương trình phát thanh thiếu niên của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và một số website cho trẻ em. 5.3. Phạm vi nghiên cứu Do thời gian và điều kiện cho phép, phạm vi nghiên cứu của đề tài này được bao quát bốn loại hình báo chí là báo in, báo phát thanh, truyền hình và báo mạng điện tử. Đối tượng khảo sát giới hạn ở một số nhóm báo như báo Thiếu niên Tiền phong, báo Khăn quàng đỏ, báo Hoa học trò, Ban Phát thanh Thanh, thiếu niên Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, website http://www.cmvn.org.vn và các tác phẩm đoạt giải “Nhà báo với trẻ em Việt Nam”, một số câu lạc bộ phóng viên nhỏ. Thời gian khảo sát trong năm 2007. 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận nghiên cứu đề tài dựa vào hệ thống quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về báo chí và vai trò của nó trong xã hội, về trẻ em và sự nghiệp bảo vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ em. Trong đó bao gồm cả hệ thống quan điểm được thể hiện trong văn kiện Đảng, các văn bản pháp luật liên quan đến trẻ em; trong đo chú trọng cách tiếp cận vấn đề trẻ em dựa trên quyền trẻ em. Các văn kiện pháp lý quốc tế như Công ước quốc tế về quyền trẻ em và các văn bản hướng dẫn, các tài liệu chia sẻ của các tổ chức quốc tế và của các nước có hoàn cảnh và trình độ gần gũi với nước ta. Từ sự vận dụng các hướng tiếp cận xã hội học, các phương pháp nghiên cứu chung của khoa học xã hội-nhân văn, công trình chú trọng các phương pháp sau đây: - Phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng để nghiên cứu các văn kiện Đảng, văn bản pháp luật có liên quan; phân tích các số liệu thống kê, phân tích các văn bản, đọc và so sánh những tài liệu khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Thực hiện gặp gỡ và phỏng vấn sâu một số nhà báo chuyên làm báo cho trẻ em, các phóng viên nhỏ và những đối tượng liên quan vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (an-két) chủ yếu được dùng nghiên cứu các nhà báo và nhóm đối tượng tiếp nhận ấn phẩm báo chí trẻ em. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm - nghiên cứu trường hợp trong quá trình thực hiện dự án “Nâng cao năng lực tác nghiệp của đội ngũ nhà báo về đề tài trẻ em dựa trên Công ước quốc tế về quyền trẻ em và pháp luật 9 Việt Nam có liên quan” của khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học Báo chí và truyền thông đại chúng phát triển theo xu hướng vừa đại chúng hóa vừa phi đại chúng hóa. Có nghĩa là, các ấn phẩm báo chí - truyền thông vừa hướng tác động tới đông đảo công chúng xã hội, xã hội hóa rộng rãi trên phạm vi không gian rộng lớn, lại vừa hướng mạnh vào các nhóm đối tượng riêng biệt, ngày càng chuyên sâu. Như vậy, công chúng xã hội của báo chí vừa phát triển như một tổng thế phức hợp với nhu cầu và nguyện vọng phong phú, vừa bị chia nhỏ, bị phân tách ra từng nhóm nhỏ, bị lôi kéo vào những ấn phẩm chuyên sâu với đề tài, phong cách thể hiện đặc thù. Do vậy, có thể nói đây là công trình đầu tiên nghiên cứu báo chí giành cho nhóm công chúng trẻ em nói riêng, cho nhóm công chúng xã hội chuyên biệt theo nhóm tuổi nói chung. Cách tiếp cận này là xu hướng và yêu cầu phát triển báo chí và công nghệ đào tạo báo chí hiện đại. Với ý nghĩa ấy, công trình này mang đến một cái nhìn khoa học như là phương pháp luận tiếp cận nghiên cứu báo chí hiện đại. và từ đó, có thể làm cơ sở cho việc nghiên cứu báo chí cho các nhóm công chúng xã hội khác. Kết quả thu nhận được có giá trị tham khảo cho việc triển khai nghiên cứu và đào tạo, đào tạo lại đội ngũ nhà báo theo đề tài và theo nhóm đối tượng tác động. Ý nghĩa thực tiễn Việt Nam là nước có cộng đồng dân số trẻ, có gần 40% dân số là trẻ em. Do vậy, trong khi vai trò, tác động và chi phối của báo chí đối với xã hội ngày càng to lớn, việc nghiêm cứu báo chí cho trẻ em có ý nghĩa nhận thức vừa khoa học vừa thực tiễn hết sức quan trọng. Khi tìm kiếm nguyên nhân và giải pháp cho việc giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ em, nhất là trẻ em làm trái pháp luật, hay trẻ em xung đột với pháp luật (trước đây gọi là trẻ em phạm pháp, trẻ em phạm tội), người ta thường đề cập tới ba nhóm vấn đề liên quan là gia đình, nhà trường và xã hội. Trong ba nhóm giải pháp mang tính chủ thể ấy, báo chí tác động và chi phối đến tất cả và nhất là tác động đến trẻ em. Do vậy, đề tài này được giải quyết sẽ có ý nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn đối với việc giải quyết vấn đề trẻ em hiện nay và mai sau: - Là tài liệu tham khảo cho các cơ quan báo chí, các nhà báo, những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy báo chí trong quá trình hoạt động, trong tác nghiệp cũng như trong giảng dạy và nghiên cứu báo chí. 10 - Giúp cho các cơ quan báo chí, đặc biệt là các toà soạn báo cho trẻ em có những thay đổi để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình. - Cấp một cái nhìn của trẻ em về báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị và góp phần tổng kết kinh nghiệm để có thể làm báo cho trẻ em tốt hơn trong tương lai. 8. Kết cấu của công trình Ngoài phần mở đầu và kết luận, công trình được bố trí thành ba chương: Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề báo chí cho trẻ em. Đó là hệ thống khái niệm công cụ và phương pháp tiếp cận vấn đề, những quan điểm của Đảng và Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về trẻ em và báo chí cho trẻ em; là cơ sở pháp luật liên quan đến trẻ em như Công ước quốc tế quyền trẻ em và pháp luật Việt Nam có liên quan. Đồng thời, chương này cũng phân tích cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Chương II: Trình bày hiện trạng báo chí cho trẻ em hiện nay, chủ yếu phác thảo bức tranh tổng quát về diện mạo báo chí cho trẻ em, những vấn đề đặt ra, kinh nghiệm tác nghiệp.... Chương III: Tập trung phân tích những vấn đề đặt ra và giải pháp khuyến nghị nhằm tiếp tục nâng cao năng lực và hiệu quả tác động của báo chí cho trẻ em trong tình hình và điều kiện mới. 11 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN - THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Những khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm trẻ em a. Định nghĩa theo Công ước quốc tế Tại điều 1, Công ước quốc tế về Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc quy định: "Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp quốc gia công nhận tuổi thành niên sớm hơn". Định nghĩa này là sự nhắc lại điều đã nêu trong Tuyên ngôn về Quyền trẻ em năm 1959: "Trẻ em, do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi sinh ra đời". Theo Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hoá UNESCO và Quỹ Dân số UNFA, "Trẻ em được xác định là người dưới 15 tuổi" b. Định nghĩa theo pháp luật Việt Nam Tại điều 1, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em của Việt Nam (năm 1991) quy định: "Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi". Còn trong Bộ luật Dân sự (năm 1995), một trong những bộ luật quan trọng trong hệ thống Pháp luật nước ta, điều 20 có quy định: "Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên". Như vậy, theo pháp luật Việt Nam thì khái niệm trẻ em và người chưa thành niên có sự khác nhau. Theo định nghĩa này, về độ tuổi, trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. Như vậy, các khái niệm trẻ em, chưa thành niên có sự khu biệt. Sự khu biệt này rất phức tạp, xét từ các bình diện pháp lý (luật hình sự), tâm lý (thành niên, chưa thành niên) và xã hội (nghĩa vụ và quyền lợi xã hội). Theo luật lao động, trẻ em đủ 14 tuổi có quyền được lao động. Do điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta còn trong quá trình phát triển và phát triển trình độ thấp, cho nên ngay cả định nghĩa về trẻ em trên các bình diện khác nhau cũng khá phức tạp. Việc phân biệt về khái niệm như trên dẫn đến những khó khăn trong cách tiếp cận và giải quyết vấn đề. Trên bình diện báo chí - truyền thông, với tư cách là nhóm công chúng xã hội, đối tượng tác động, lôi kéo và chi phối, chúng tôi đề xuất khái niệm trẻ em là người dưới 18 tuổi. 12 1.1.2. Khái niệm báo chí Theo Từ điển tiếng Việt, báo chí là báo và tạp chí xuất bản một cách định kì. (Từ điển Tiếng Việt 2006, Hoàng Phê chủ biên, Viện Ngôn ngữ). Theo luật báo chí Việt Nam, báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân (Luật Báo chí năm 1989, trang 192). Báo chí theo nghĩa hẹp, là báo và tạp chí xuất bản định kỳ. Theo nghĩa rộng, báo chí là những sản phẩm xuất bản định kỳ hoặc thường xuyên, hướng tác động vào đông đảo công chúng xã hội nhằm tập hợp và thuyết phục đông đảo nhân dân tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội đã và đang xảy ra. Với trẻ em, báo mạng điện tử càng có vai trò đặc biệt quan trọng. Các nhà giáo dục trên thế giới thì than phiền: Chỉ cần 1 đoạn phim phản giáo dục trên YouTube (www.youtube.com), là “đi toi” cả vài năm công sức giáo dục của hệ thống giáo dục nhà trường. Thực tế này đang tạo ra những dư luận cản trở việc phát triển các trang báo điện tử (Online Journalism) và các trang tin điện tử (Website) về đề tài trẻ em- một kênh thông tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống trẻ em thời hội nhập. Đây cũng là thách thức với việc xây dựng các sản phẩm truyền thông đáp ứng quyền được tiếp cận thông tin thích hợp của trẻ em- trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng Theo điều 1, chương 1, Nghị định số 51/2002/NĐ-CPcủa Chính phủ ngày 26/4/2002, quy định chi tiết thi hành Luật báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí: “Báo điện tử là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên mạng thông tin máy tính (Internet, Intranet)”. “Trang tin điện tử (website) là loại hình bản tin thực hiện trên mạng Internet” (Quy chế quản lý và cấp giấy phép cung cấp thông tin, thiết lập trang tin điện tử trên Internet. Ban hành kèm quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT 10/10/2002 ). Ngày nay, khi khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, khái niệm báo chí gắn liền với khái niệm truyền thông đại chúng. Truyền thông đại chúng là hệ thống các phương tiện truyền thông hướng tác động vào đông đảo công chúng xã hội (nhân dân các vùng miền, cả nước, khu vực hay toàn bộ thế giới) nhằm thông tin, chia sẻ, nhằm lôi kéo và tập hợp, giáo dục thuyết phục và tổ chức đông đảo nhân dân tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đã và đang đặt ra. Trong khái niệm nêu trên đây có thể thấy vai trò trung tâm, nền tảng của báo chí trong hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng. Báo chí có vai trò chi phối, quyết định sức mạnh, tính chất và khuynh hướng của truyền 13 thông đại chúng. Cho nên, trong nhiều trường hợp, người ta dùng thuật ngữ báo chí để chỉ các phương tiện truyền thông đại chúng; mặt khác, nói đến truyền thông đại chúng, trước hết là nói đến báo chí. Từ những cách hiểu trên đây có thể hiểu báo chí cho trẻ em là những ấn phẩm báo chí (bao gồm báo in, chương trình phát thanh, chương trình truyền hình, báo mạng điện tử) dành cho nhóm công chúng - đối tượng dưới 18 tuổi, nhằm tuyên truyền những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về các vấn đề trẻ em và diễn đàn, sân chơi cho trẻ em, phản ánh đời sống sinh hoạt và đời sống tinh thần của trẻ em, đáp ứng nhu cầu học tập và giải trí cho các em, góp phần hướng dẫn, giáo dục và hình thành nhân cách, diện mạo văn hóa cho trẻ em. Báo chí cho trẻ em - sản phẩm báo chí giành cho nhóm công chúng-đối tượng trẻ em - những người dưới 18 tuổi, khu biệt với báo chí về trẻ em. Báo chí về trẻ em giành cho hai nhóm công chúng đối tượng: báo chí cho trẻ em và báo chí viết về trẻ em giành cho người lớn. Từ sự khu biệt này, trong công trình này, chúng tôi tập trung nghiên cứu báo chí cho trẻ em. 1.2. Công chúng trẻ em với báo chí 1.2.1. Nhóm công chúng trẻ em Công chúng nói chung là một khái niệm được làm quen và sử dụng ở nước ta trong mới khoảng 20 năm nay và được dùng trên nhiều bình diện khác nhau. Công chúng báo chí có thể được hiểu là nhóm đối tượng chịu tác động trực tiếp, giản tiếp hoặc có khả năng ảnh hưởng, tác động của báo chí. Có công chúng trực tiếp và công chúng gián tiếp; công chúng mục tiêu và công chúng liên quan... Mỗi nhóm công chúng có nhu cầu, mối quan tâm và lợi ích riêng trong việc tiếp nhận sản phẩm báo chí-truyền thông. Công chúng báo chí không chỉ là đối tượng tác động, đối tượng điều chính,... mà cón là đối tác quan trọng và là tiêu chí quan trọng nhất đánh giá năng lực và hiệu quả tác động của báo chí. Trong mối quan hệ với báo chí và TTĐC, trẻ em được nhìn nhận dưới nhiều góc độ. Trẻ em vừa là người tiếp nhận vừa là người sản xuất các sản phẩm báo chí, vừa là chủ thể vừa là đối tượng, vừa là nạn nhân vừa là người chiến thắng, vừa là người học được các sai lầm trong quá khứ vừa là người thầy giáo cho tương lai. Trẻ em cũng được tiếp cận từ nhiều phương diện-nhìn từ kinh tế: trẻ em cũng là đối tượng cần tiếp thị như một nhóm lớn khách hàng giàu tiềm năng tiêu thụ; nhìn từ văn hoá: trẻ em là nhúm cư dõn cần được truyền thụ, tiếp nhận hệ thống giá trị văn hoá của quê hương đất nước, của dân tộc; nhìn từ giáo dục: trẻ em là nhóm lớn công chúng, là lực lượng cần 14 được giáo dục nhân cách làm người và đào tạo để trở thành lực lượng lao động xã hội phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước. Mỗi người chúng ta đều đã trải qua cuộc đời trẻ em trong những hoàn cảnh kinh tế xã hội nhất định. Nhưng để hiểu được trẻ em thì không đơn giản. Trẻ em là nhóm công chúng xã hội đặc thù. Ở Việt Nam, nhóm công chúng này chiếm đến gần 40% dân số và luôn được mọi người quan tâm với sự nhạy cảm, tình cảm đặc biệt: nhóm công chúng sẽ làm chủ xã hội trong tương lai gần và chi phối mọi lực lượng lao động xã hội ở hiện tại. Làm thế nào để trong mỗi tác phẩm cho trẻ em chúng ta nói đúng, nói thật, nói một cách sinh động về tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, ước mơ của trẻ em? Làm thế nào để tránh tình trạng nói hộ, nói thay, nói bịa ra những điều mà trẻ em không nói, không nghĩ và không muốn? Trẻ em là những con người đang hình thành nhân cách từng ngày, rất cần được tôn trọng, nâng niu, chăm sóc và bảo vệ. Do đó, chúng ta càng cần tìm hiểu, nghiên cứu nhóm “công chúng tí hon” của mình. Công chúng trẻ em là nhóm lớn xã hội có “thế giới “ riêng của mình, cả về thể chất, tâm-sinh lý, nhận thức, văn hoá cùng với nhu cầu, nguyện vọng và cách thể hiện chúng. Nhóm công chúng này chịu sự chi phối mạnh mẽ của môi trường sống, điều kiện sinh sống. Do đó, về nguyên tắc, cũng cần phải nghiên cứu toàn diện và cơ bản. Nhất là đặt nhóm công chúng trẻ em trên cơ sở các quyền của Công ước Quốc tế và luật pháp nước ta, chẳng hạn trên cơ sở thừa nhận và bảo đảm cho các em có quyền: + Bày tỏ ý kiến, nhất là về các quyết định có ảnh hưởng đến trẻ em; + Tự do tư tưởng, thể hiện tính ngưỡng, tôn giáo; + Có đời sống riêng tư và có quyền được vui chơi; + Thành lập câu lạc bộ và tổ chức riêng của trẻ em; + Công khai ý kiến và thông tin riêng của mình. 1.2.2. Đặc điểm của công chúng trẻ em a. Về nhân khẩu học - xã hội Tìm hiểu các thông số về lứa tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, địa bàn sống, điều kiện và mức sống, phong tục tập quán, dân tộc, tôn giáo… Trong khoa học xã hội học, người ta gọi đó là những biến số độc lập, những biến số này có tính ổn định cao, ít thay đổi và đây không phải là mục tiêu trực tiếp của hoạt động báo chí-truyền thông. Những những yếu tố này làm cơ sở để tìm hiểu các thông số khác. Ví dụ, ở vùng nông thôn, miền núi - nhất là những nơi có đời sống chưa phát triển, trẻ em thường ngại giao tiếp, khó hỏi chuyện, 15 ít cởi mở; hay có tâm lý tự ti; thường có những mơ ước gần gũi, giản dị. Trẻ em nông thôn vùng ven đô nhanh nhạy và hoạt hơn; trẻ ở đô thị cởi mở, nhạy cảm hơn, có kỹ năng giao tiếp tốt hơn. Sự khác biệt về nhóm tuổi cũng dẫn đến sự khác biệt khá xa về hoạt động và nhân cách. “Trẻ dưới 2 tháng tuổi, hoạt động chủ yếu là ăn, ngủ phối hợp với các phản xạ, động tác chỉ bột phát; trẻ dưới 12 tháng tuổi, chủ yếu hoạt động giao lưu cảm xúc trực tiếp, phát triển các động tác biểu cảm, cộng sinh cảm xúc, từ đó có thể có “lòng tin” hay mất “lòng tin” khi có hay không có sự chăm sóc đầy đủ của người lớn, nhất là người mẹ. Do đó, vai trò người mẹ có ý nghĩa quan trọng trực tiếp... Nhưng trẻ em tuổi tiểu học (từ 6-12 tuổi) thì khả năng tư duy và ngôn ngữ của trẻ phát triển nhanh hơn, hiếu động, ham tìm tòi hiểu biết chân lý, khám phá trí tuệ; có nhu cầu giao tiếp, phát triển tình bạn... và bắt đầu có ý thức về hành vi đạo đức. Ngoài quan hệ gia đình, trẻ bắt đầu ưa thích quan hệ bạn bè và chịu ảnh hưởng của mối quan hệ này. Ông cha ta có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Hoặc thiếu niên (từ 11 đến 15 tuổi) thì khả năng trí tuệ phát triển mạnh, nhất là tư duy lô gích, tư duy hình tượng; ngôn ngữ nói và viết hoàn thiện khá tốt; về tâm lý, đây là giai đoạn dậy thì, ưa thích quan hệ tâm tình, bè bạn, giao lưu kết nối các nhóm bạn thân và nhất là có khả năng xác định lại các mối quan hệ xã hội, cải tổ nhân cách, định hình bản ngã và ý thức tự tu dưỡng; trẻ thích có ý kiến độc lập, muốn được đề cao và tôn trọng...; các quan hệ bạn bè, xã hội ngày càng có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng tới nhân cách của trẻ; báo chí và các phương tiện truyền thông có vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành nhân cách của trẻ.” (Sổ tay phóng viên Báo chí với trẻ em, Nguyễn Văn Dững chủ biên, nxb Lao động, HN.2001, tr.59 -65). Ngoài những khác biệt do nhóm tuổi, điều kiện sinh sống và mức sống, hoàn cảnh gia đình,... cũng chi phối không ít đến đời sống tinh thần của trẻ em. Giáo dục nhân cách cho trẻ bắt đầu từ xây dựng nền nếp gia đình trong sự phối hợp với xã hội và báo chí-truyền thông đại chúng sẽ có hiệu quả hơn. Nghiên cứu, đo các biến độc lập nên tiến hành định kỳ ở các vùng, miền và những thông số này được sử dụng không chỉ một hai lần trong thời gian ngắn. b. Nhận thức của trẻ em về những vấn đề chuẩn bị nói tới, chuẩn bị truyền thông Trong xã hội học, người ta gọi đây là những biến số phụ thuộc - những mục tiêu mà chiến dịch truyền thông, báo chí nhằm làm thay đổi. Ví dụ, trước khi tiến hành chiến dịch thông tin giáo dục về sức khoẻ sinh sản (SKSS) vị thành niên, chúng ta nên tìm hiểu nhận thức, hiểu biết của trẻ em nhóm tuổi này đối với vấn đề SKSS (như về tình bạn, tình yêu và các tình huống ứng 16 xử), thái độ của các em đối với vấn đề này và tương ứng là hành vi ứng xử như thế nào. Từ đó, phát hiện những chỗ thiếu hụt tri thức để cung cấp, những lệch lạc trong thái độ và hành vi để có thể điều chỉnh và xác dịnh phương pháp điều chỉnh cho phù hợp. Theo các nhà nghiên cứu tâm lý trẻ em, tình cảm khác giới có ở trẻ rất sớm, nếu chúng ta không quan tâm đầy đủ để hướng dẫn giúp trẻ sớm thì dễ nảy sinh những hành vi bột phát có thể gây tổn thương cho trẻ về nhiều mặt, không đợi đến tuổi dậy thì. Tuy nhiên, can thiệp như thế nào, bằng cách nào cho có hiệu quả, phù hợp với nhóm tuổi là vấn đề rất tế nhị. Tiến hành giáo dục truyền thống văn hoá - lịch sử cho trẻ em trên báo chí - truyền thông đại chúng (TTĐC) là yêu cầu vừa cơ bản, vừa cấp thiết, song cũng cần thiết phải nghiên cứu, nắm bắt xem trong nhận thức của trẻ em từng vùng miền nói riêng, cả nước nói chung còn thiếu hụt những gì; cái gì cần mà chưa có, cái gì có mà nhận thức chưa đúng, những gì nhà trường đã cung cấp, báo chí cần củng cố. Mặt khác, cũng nên tìm hiểu xem, trẻ em thường thích những hình thức giáo dục nào, qua truyện tranh, qua sách vở hay phim ảnh, bằng giáo dục chính khoá hay ngoại khoá thông qua nói chuyện, dã ngoại... Một phóng sự phát trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hoà giữa năm 2003 cho hay, ở huyện Diên Khánh có một ngôi đền được xây dựng từ thế kỷ 18 thờ các vị học hành thông thái, đỗ đạt tiến sĩ, mang tiếng thơm về cho cả vùng. Nhưng hầu hết trẻ em trong huyện (chưa nói trong tỉnh) không được giới thiệu, chưa được đến thăm, và nói chung là các em học sinh tiểu học, trung học chưa biết tới. Phóng sự không dài dòng, không thuyết giảng, chủ yếu các câu hỏi và trả lời rất sinh động. Tác phẩm này được nhiều người quan tâm vì đã nói lên một thực tế ở nước ta là nhà trường và các cơ quan báo chí chưa quan tâm đúng mức tới việc giáo dục truyền thống, hình thức và phương pháp phong sự sinh động, nhẹ nhàng, trẻ em tự nói lên những suy nghĩ của mỉnh rất thật, rất hồn nhiên. Trong nhận thức của các em, khoảng trống về truyền thống văn hoá dân tộc còn quá lớn. Nhà nước cũng chưa đầu tư đúng mức, đúng tầm, báo chí và nhà trường cũng chưa có sự phối hợp thống nhất, chặt chẽ. Mục đích của báo chí là nâng cao nhận thức, tạo ra sự tương đồng về nhận thức thông qua việc định hướng nhận thức và dư luận xã hội, mở rộng hiểu biết tiến tới thay đổi, điều chỉnh thái độ, hành vi của trẻ em phù hợp với nhu cầu phát triển. Do đó, vấn đề quan trọng là phải đo được nhận thức, thái độ, hiểu biết và hành vi của trẻ em về những vấn đề chung ta sẽ nói tới, vấn đề xã hội quan tâm. Đây là nguồn gốc tạo nên tính hấp dẫn của tác phẩm báo chí, và cũng là yếu tố quyết định tạo nên hiệu quả của hoạt động báo chí. Ở bình diện này bao gồm cả nhu cầu, sở thích, nguyện vọng, tâm lý tiếp nhận 17 sản phẩm báo chí. Tâm lý, thị hiếu của trẻ dễ chịu ảnh hưởng lây lan, nếu biết lợi dụng thì sẽ phát huy hiệu quả, nếu không, sẽ ảnh hưởng theo chiều ngược lại. Báo chí về đề tài trẻ em có hai loại, một loại giành cho trẻ em và một giành cho người lớn - vì trẻ em. Như vậy, cũng cần nghiên cứu đối tượng người lớn mà báo chí nhằm tác động - những cán bộ hoạch định chính sách, cán bộ quản lý, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, kể cả những người trong gia đình. Do đó, đối tượng người lớn không chỉ một nhóm đối tượng nào đó mà là đông đảo nhân dân. Thực tế cho thấy, không ít người chưa nhận thức đúng các quyền, các nguyên tắc chăm sóc trẻ em theo tinh thần Công ước Quốc tế và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam về quyền trẻ em, về việc giáo dục, chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Do đó vấn đề trẻ em có khi chỉ được quan tâm trong tư tưởng, nhưng trong thực tế cuộc sống còn khoảng cách khá xa, không phải nơi nào, lúc nào cũng như mong muốn. Đấy là chưa kể đến những khoảng trống tri thức về tâm - sinh lý lứa tuổi, về phương pháp giáo dục trẻ em. Đó thật sự là vấn đề rộng lớn mà chúng ta mới chỉ chạm vào rất khẽ khàng. Bởi vì tất cả những ai liên quan đến trẻ, tác động đến trẻ... đều phải hiểu trẻ em, cùng tạo ra môi trường chăm sóc giáo dục trẻ em tốt nhất. Cho nên, trong quá trình viết về đề tài trẻ em, chúng ta cần thiết nghiên cứu cả trẻ em lẫn người lớn liên quan đến trẻ em. Bởi vì không chỉ điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi của trẻ, mà còn phải góp phần điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi của người lớn đối với việc giải quyết các vấn đề trẻ em nữa. c. Thói quen, sở thích của trẻ em trong việc tiếp nhận các sản phẩm truyền thông Cấp độ thứ nhất: Môi trường, điều kiện cụ thể cũng như nhóm tuổi của trẻ em có tác động lớn đến sở thích, thói quen của trẻ trong việc tiếp nhận các sản phẩm truyền thông. Ví dụ, nói chung trẻ em thích xem tivi, nhất là phim hoạt hình, phim truyện lịch sử, truyện tranh; nhưng trẻ em đô thị có sức đọc, điều kiện đọc tốt hơn trẻ em nông thôn. Chúng ta muốn nói chuyện với nhóm trẻ ở vùng nào cũng cần cân nhắc đến con đường chuyển tải thông điệp phù hợp. Theo số liệu nghiên cứu công chúng thủ đô năm 2002, chỉ có 86% số gia đình có máy thu hình, năm 1997 chỉ có76% số hộ có máy thu hình), tỷ lệ này ở nông thôn còn khoảng cách khá xa. Do đó, trẻ em nông thôn, vùng sâu vùng xa sẽ khó có điều kiện tiếp nhận thông điệp qua truyền hình, báo in và internet, mà chủ yếu là kênh truyền thông radio đang chiếm lợi thế. Cấp độ thứ hai: Chuyên mục nào trẻ em thích, phương thức tác động nào thích ứng với trẻ. Nói chung trẻ em tuổi trước cấp một đến đầu cấp hai (thậm chí đến cấp ba) thường thích truyện tranh, phim hoạt hình; nhưng trẻ 18 em gái tuổi cuối cấp hai đến cấp ba lại thường thích mục trò chuyện, tâm tình, cần gỡ rối và thích truyện tâm lý, cần tư vấn tình cảm... Đối với chương trình phát thanh- truyền hình cần tính đến thời điểm, thời gian phát sóng có lợi cho trẻ. Mỗi nhóm tuổi sẽ có chuyên mục thích ứng với các em. Cấp độ thứ ba: Giọng điệu như thế nào cho phù hợp với từng nhóm tuổi. Ví dụ, tuổi học sinh cấp một, trẻ thích kể chuyện cổ tích, nhưng tuổi lớn hơn thì không hẳn như thế, lại thích tâm tình, tâm sự,... Và tương ứng, các thể loại thích hợp cho từng nhóm tuổi. Độ dài của tác phẩm cũng nên cân nhắc theo nhu cầu tâm lý nhóm tuổi. Nói chung, trẻ em thích những tranh minh hoạ, điều này phù hợp với tâm lý ưa thích trực quan sinh động trong quá trình nhận thức. Ngôn ngữ kể chuyện, đối thoại, hay miêu tả… thích ứng cho các nhóm tuổi; cách xưng hô với các em càng bình đẳng, thân mật sẽ càng thu hút các em hơn. 1.3. Đạo đức nghề nghiệp nhà báo với trẻ em 1.3.1. Vì sao cần phải chú ý tới vấn đề đạo đức nghề nghiệp nhà báo khi viết về trẻ em? Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử trong các mối quan hệ, đòi hỏi mỗi người với tư cách thành viên phải tuân theo một cách tự nguyện. Đã là con người xã hội thì dù hoạt động trong ngành nghề nào, lĩnh vực nào, hoặc không hoạt động ngành nghề gì cũng cần tuân thủ các chuẩn mực đạo đức do cộng đồng quy ước, được dư luận xã hội và pháp luật bảo vệ. Hệ thống giá trị chuẩn mực đạo đức là phạm trù lịch sử. Mỗi dân tộc ở mỗi giai đoạn phát triển đều có hệ giá trị đạo đức phù hợp với tình hình chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể. Nhưng bất kỳ dân tộc nào và ở giai đoạn phát triển nào thì nói chung, đạo đức đều có điểm chung là hướng thiện, hướng tới điều tốt lành cho con người và cho cộng đồng người. Giá trị đạo đức được sinh ra, được bảo tồn trong dư luận xã hội (DLXH), trong quan niệm của cộng đồng; khi đã được hình thành, các giá trị đạo đức được DLXH và pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, phạm vi chi phối của đạo đức rộng lớn hơn nhiều. Điều đó có nghĩa là, dù hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của một nước có hoàn chỉnh đến đâu thì cũng khó có thể điều chỉnh hết mọi hành vi của con người, trong khi đó, ở đâu có con người thì ở đó có quan niệm đạo đức và đương nhiên có quan niệm giá trị chi phối hành vi. Mặt khác, trong đời sống xã hội, có những hành vi luật pháp không cấm, nhưng đạo đức không cho phép. Như vậy, đạo đức có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình tổ chức, quản lý xã hội. Ngoài những giá trị chung, mỗi nghề nghiệp lại có những yêu cầu cụ thể về ứng xử đạo đức. Và cũng tuỳ theo đối tượng hoạt động, năng lực tác 19 động các mối quan hệ của nghề nghiệp mà phạm vi, tính chất và mức độ đòi hỏi của xã hội đối với yêu cầu ứng xử đạo đức của chủ thể hoạt động trong các nghề nghiệp không giống nhau. Đạo đức nghề nghiệp nhà báo liên quan tới nhóm lớn xã hội, đến đông đảo công chúng. Hoạt động báo chí tác động đến tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống… của con người, trong mối quan hệ tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội, từ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội…trên bình diện cộng đồng cũng như việc hình thành nhân cách cá nhân. Hoạt động trong kinh tế thị trường, với phạm vi tác động rộng lớn và tính chất tác động phức tạp, toàn diện tới đời sống của dân cư trong khi sự chi phối của pháp luật đối với hoạt động báo chí luôn luôn hạn hẹp, thực tế báo chí lại biến đổi từng ngày… càng làm cho vấn đề đạo đức nghề nghiệp báo chí trở nên nóng hổi, bức xúc trong DLXH, trong sự quan tâm của cộng đồng. Mặt khác, ngoài những yêu cầu có tính nguyên tắc như một hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động báo chí luôn luôn đòi hỏi thấm đẫm tính nhân văn cao cả, vì hạnh phúc chân chính của con người, của cộng đồng, vì sự phồn thịnh của dân tộc, cho nên vấn đề đạo đức nghề nghiệp báo chí không chỉ là đòi hỏi khách quan từ phía DLXH mà còn là đòi hỏi, thôi thúc từ bên trong nhận thức, con tim mỗi nhà báo chân chính. Muốn được như thế, trước hết nhà báo phải là nhà văn hoá, nhà hoạt động xã hội, thường xuyên có ý thức tu dưỡng rèn luyện, cầu thị học hỏi và rút kinh nghiệm nghề nghiệp. Trong mọi hoạt động của mình, từ khi nảy sinh ý tưởng, phát hiện và lựa chọn chủ đề, đề tài, tiếp cận, thu thập thông tin, dữ liệu đến hình thành tác phẩm đòi hỏi nhà báo luôn luôn thể hiện yêu cầu tính nhân văn, đạo đức nghề nghiệp. Viết về trẻ em, nhất là trẻ em Việt Nam trong tình hình hiện nay, các nhà báo lại càng cần đề cao tính nhân văn, vì trẻ em là nhóm công chúng xã hội đặc thù mà theo đạo lý dân tộc Việt Nam và luật pháp quốc tế cũng như luật pháp Việt Nam hiện hành cần được quan tâm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục của mỗi gia đình và toàn xã hội. Trong tình hình hiện nay, trên thế giới, khi mà sự phát triển không đều, không công bằng giữa các nước, các châu lục, khi mà các cuộc xung đột vũ trang cùng với nạn bạo lực và đe doạ dùng vũ lực, trừng phạt đang hoành hành... thì vấn đề trẻ em ngày càng trở nên nhạy cảm, nhất là ở những nơi hay bị thiên tai, những nước đang phát triển, chậm phát triển, và ở những nước nghèo, trẻ em còn chịu nhiều thiệt thòi. Ở Việt Nam, ngoài những khó khăn chung của nước đang phát triển và hay bị thiên tai, trẻ em còn là nạn nhân thảm khốc của chất độc màu da cam do Mỹ gây ra trong cuộc chiến tranh xâm lược từ những năm năm mươi đến những năm bảy mươi của thế kỷ hai mươi. Hàng trăm ngàn trẻ em sinh ra không được hưởng trọn vẹn quyền sống, quyền con người - bị dị tật, dị dạng, tạo nên bầu tâm lý lo âu, 20 nặng nề trong dân cư. Hậu quả của cuộc chiến tranh này vẫn đang là nỗi đau nhức nhối cho con người, cho xã hội cũng như môi trường. 1.3.2. Hình ảnh trẻ em trên truyền thông đại chúng Diện mạo trẻ em trên các phương tiện truyền thông đại chúng còn nhiều vấn đề cần được xem xét. Trẻ em được thông tin nhiều khi như là nạn nhân, được thương hại, được chiếu cố, thậm chí quyền lợi của trẻ em bị xâm hại bởi báo chí và truyền thông đại chúng (TTĐC). Hoặc viết về trẻ em nhưng chỉ phỏng vấn người lớn trong khi vấn đề đó trẻ em hiểu rõ hơn, trẻ em không được phát biểu…; khi viết về trẻ em bị xâm hại, bị lạm dụng, có khi quyền lợi của các em chưa được bảo vệ (ví dụ trẻ em bị lạm dụng tình dục, hay trong vụ án gian lận kết quả xổ số kiến thiết ở Long An, trẻ em chỉ là nạn nhân bị lạm dụng…). Trong những trường hợp như thế, các em không biết và không có khả năng tự bảo vệ mình, còn các nhà báo trong một số trường hợp, thì hầu như vi phạm một cách không tự giác do chưa được trang bị những tri thức cần thiết. Các vùng sinh thái - môi trường tác động đến trẻ em: C¸ thÓ HÖ thèng c¸c tæ chøc XH, céng ®ång d©n c− ®×nh, th«ng, truyÒnGia b¹n bÌ, LuËt ph¸p tr−êng V¨n ho¸, truyÒn th«ng, t«n gi¸o, luËt ph¸p Từ mô hình trên đây, bước đầu có thể rút ra mấy vấn đề về giáo dục nhân cách cho trẻ em: Trước hết mỗi trẻ em bẩm sinh có những tố chất riêng biệt, từ hệ tâm sinh lý thần kinh đến sức khỏe, nhu cầu và khả năng thích ứng. Do đó, cần chú trọng các khía cạnh này để vừa giáo dục, hình thành nhân cách vừa bảo đảm tính riêng biệt-cá tính và vấn đề cá nhân của trẻ em với tư cách một con người, chủ thể xã hội. Thứ hai, hệ sinh thái gia đình, bạn bè, trường học có vai trò quan trọng trước nhất, dễ ảnh hưởng nhất đến sự hình thành nhân cách của trẻ em. 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan