Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo tốt nghiệp xác định mối nguy hại và đánh giá rủi ro tại xí nghiệp xử lý ...

Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp xác định mối nguy hại và đánh giá rủi ro tại xí nghiệp xử lý nước thải sinh hoạt dĩ an

.PDF
81
1
79

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ *********** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP XÁC ĐỊNH MỐI NGUY HẠI VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TẠI XÍ NGHIỆP XỬ LÝ NƯỚC THẢI DĨ AN Sinh viên thực hiện : HỒ TỐNG TRỌN Lớp : D17MTSK01 Khoá : 2017 - 2021 Ngành : An toàn sức khỏe môi trường Giảng viên hướng dẫn : ThS. NGUYẾN HIỀN THÂN Bình Dương, tháng 11/2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ *********** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP XÁC ĐỊNH MỐI NGUY HẠI VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TẠI BÁO CÁO NGHIỆP XÍ NGHIỆP XỬ LÝ TỐT NƯỚC THẢI DĨ AN Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện XÁC ĐỊNH MỐI NGUY HẠI VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TẠI (Ký MãTHẢI số SV:DĨ 1724403010050 XÍtên) NGHIỆP XỬ LÝ NƯỚC AN Lớp: D17MTSK01 Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện (Ký tên) Mã số SV: 1724403010050 Lớp: D17MTSK01 ThS. NGUYỄN HIỀN THÂN ThS. NGUYỄN HIỀN THÂN HỒ TỐNG TRỌN HỒ TỐNG TRỌN Bình Dương, tháng 11 năm 2020 Bình Dương, tháng 11/2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Hiền Thân, Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa được công bố dưới bất kì hình thức nào trước đây. Những số liệu trong bảng biểu, sơ đồ được phân tích và đo đạc bởi chính tôi. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số tài liệu của tác giả khác đều được ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung bài tiểu luận của mình. Ngày……tháng……năm…… Hồ Tống Trọn i LỜI CẢM ƠN Được học tập và rèn luyện trong môi trường giáo dục năng động và sáng tạo như trường Đại học Thủ Dầu Một là niềm hạnh phúc của rất nhiều sinh viên, trong đó có bản thân em. Bên cạnh đó, quý Thầy Cô ở trường cũng chính là cầu nối giữa tri thức và tâm huyết với chúng em, là người đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong hơn 4 năm học tập tại trường. Đặc biệt em xin gửi lời tri ân tới Thầy Nguyễn Hiền Thân đã tận tình quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp này. Qua thời gian thực tập tại Chi nhánh Xử lý Nước thải Dĩ An với sự hướng dẫn tận tình của anh Trần Mạnh Giào và chị Trương Thị Ái Sương, em đã có thêm những kiến thức và kinh nghiệm mà khi ngồi trên ghế nhà trường chưa biết được. Để hoàn thành được báo cáo thực tập này trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo Chi nhánh Xử lý Nước thải Dĩ An đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại công nhà máy. Điều cuối cùng là phát huy tính tự chủ, phẩm chất đạo đức trong công việc, tính sáng tạo áp dụng các trang thiết bị hiện đại vào trong công việc, kiến thức vững chắc, trình độ chuyên môn cao là những điều kiện thuận lợi cho sinh viên làm việc sau khi ra trường. ii TÓM TẮT Nhà máy xử lý nước thải là cơ sở hạ tầng vô cùng quan trọng đảm bảo chất lượng cuộc sống, nguồn nước sử dụng của con người, ngoài ra còn có thể đảm bảo chất lượng nước cho môi trường tự nhiên. Trong quá trình hoạt động của nó luôn tiềm ẩn những mối nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân làm việc trong nhà máy. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp đánh giá rủi ro Bán định lượng để tính toán các giá trị của rủi ro vận hành trong nhà máy xử lý nước (WWP). Kết quả nghiên cứu thu được 18 mối nguy tiềm ẩn cao có thể dẫn đến hiện nay trong quá trình xử lý nước. Các mối nguy hiểm là sự rò rỉ của các tháp khử mùi và tạo ra khí thải độc hại do vi sinh vật chết có giá trị cao nhất với thang điểm rủi ro 20 điểm - ảnh hưởng thường xuyên đến nhân viên. Nghiên cứu cũng đã xác định được những mối nguy hiểm có trong WWP và đây sẽ là tiền đề để đưa ra các giải pháp giảm thiểu cho các vấn đề xảy ra tại WWP. ABSTRACT The wastewater treatment plant is an extremely important infrastructure to ensure the quality of life, water use of human life, and other ways to ensure water quality for the natural environment. In the operation of it, there are always potential hazards affecting the health of the workers working in the factory. The study was performed using the Semi-quantitative risk assessment method to calculate the values of operational risks in the water treatment plant (WWP). The results of the study obtained 18 high potential hazards that may lead to the present in the water treatment process. The hazards were the leakage of deodorizing towers and the generation of toxic emissions of dead microorganisms that have the highest value with a risk scale of 20 pointsfrequent impacts on employees. The study has also identified the dangers present in WWP and this will be the premise for mitigating solutions for problems occurring at its. iii MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG ....................................................................................iv DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................... vii CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU ............................................................................ 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................viii 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................. 1 1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................. 1 1.2.3 Phạm vi thực hiện và đối tượng thực hiện ........................................ 2 1.2.3 Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 2 1.2.4 Ý nghĩa của đề tài ............................................................................. 2 CHƯƠNG II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................... 3 2.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC........................................................................................... 3 2.2 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI DĨ AN............ 4 2.2.1 Giới thiệu về nhà máy Xử lý nước thải Dĩ An ................................. 4 2.2.2 Vị trí địa lý của nhà máy .................................................................. 5 2.2.3 Mục tiêu hoạt động ........................................................................... 5 2.2.4 Phạm vi hoạt động ............................................................................ 6 2.2.5 Công suất hoạt động ......................................................................... 6 2.2.6 Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy ............................................... 6 2.2.7 Mạng lưới thu gom ........................................................................... 6 2.2.8 Chất lượng đầu ra của nước thải ....................................................... 7 2.2.9 Cơ cấu sơ đồ tổ chức chi nhánh nước thải Dĩ An ............................. 8 2.3 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ SỰ CỐ .............................................. 9 2.3.1 Tổng quan các loại rủi ro .................................................................. 9 2.3.2 Tổng quan về sự cố......................................................................... 10 CHƯƠNG III. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 12 3.1 TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN ............................................................... 12 3.2 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .................................................................. 13 3.3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 14 3.3.1 Khảo sát và đánh giá được hiện trạng thu gom và xử lý nước thải tại Xí nghiệp xử lý nước thải sinh hoạt Dĩ An ............................................. 14 3.3.2 Đánh giá hiện trạng các hoạt động diễn ra trong nhà máy ............. 14 3.2.3 Kiểm tra giám sát chất lượng nước thải nhà máy ........................... 15 3.2.4 Mô tả rủi ro và hậu quả có thể xảy ra của hệ thống........................ 15 3.2.5 Tính toán xác định mức độ và an toàn hệ thống ........................... 15 iv 3.2.6 Đề xuất giải pháp phòng ngừa giảm thiểu sự cố ............................ 20 CHƯƠNG IV. MỐI NGUY HẠI VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TẠI XÍ NGHIỆP XỬ LÝ NƯỚC THẢI DĨ AN ...................................................................... 21 4.1 HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HỌAT DĨ AN ............................................................................................................ 21 4.1.1 Hiện trạng thu gom .......................................................................... 21 4.1.2 Hiện trạng các hoạt động diễn ra trong nhà máy ............................ 26 4.1.3 Biến động chất lượng nước sau xử lý và hiệu suất của hệ thống ... 38 4.2 XÁC ĐỊNH RỦI RO VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ........................... 40 4.2.1 Xác định mối nguy hại của hệ thống xử lý nước thải ..................... 40 4.2.2 Thống kê thông số, xếp hạng cho từng loại rủi ro .......................... 42 4.2.3 Các giải pháp giảm thiểu rủi ro cho hệ thống ................................. 44 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 50 TÀI LIỆU KHAM KHẢO ........................................................................... 52 PHỤ LỤC .....................................................................................................A v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải đầu ra tại nhà máy ..................... v Bảng 3.1 Các hạng mục công trình hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy.. 13 Bảng 3.2 Thang điểm đánh giá tần suất ...................................................... 16 Bảng 3.3 Thang điểm đánh giá mức độ hậu quả ......................................... 17 Bảng 3.4 Ma trận đánh giá rủi ro ................................................................. 19 Bảng 3.5 Ma trận rủi ro ............................................................................... 20 Bảng 4.1 Phương pháp xử lý nước thải tại nhà máy Xử lí nước thải Dĩ An22 Bảng 4.2 Thông số bể ASBR ...................................................................... 24 Bảng 4.3 Thông số hệ thống đèn UV .......................................................... 33 Bảng 4.4 Thông số bể nén bùn .................................................................... 34 Bảng 4.7 Tình huống nguy hại và tiềm năng rủi ro liên quan đến hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Dĩ An........................................................................ 40 Bảng 4.8 Giá trị rủi ro các tình huống xảy ra ở Xí nghiệp xử lý nước thải Dĩ An ................................................................................................................ 43 Bảng 4.9 Hướng khắc phục sự cố thực tế tại nhà máy ................................ 45 Bảng 4.10 Các đặc tính và hướng phòng ngừa khi tiếp xúc hóa chất ......... 45 Bảng 4.11 Các văn bản pháp luật nhà máy cần tuân thủ ............................. 49 vi DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1 Cổng chính nhà máy xử lú nước thải Dĩ An ................................... 5 Hình 2.2 Vị trí địa lý chi nhánh xử lý nước thải Dĩ An được chụp bằng vệ tinh ....................................................................................................................... 5 Hình 2.3 Cơ cấu sơ đồ tổ chức chi nhánh nước thải Dĩ An ........................... 8 Hình 3.1 Tiến trình thực hiện ...................................................................... 12 Hình 3.2 Xí nghiệp xử lý Nước thải Dĩ An ................................................. 13 Hình 3.3 Các bước thực hiện phương pháp checklist .................................. 14 Hình 3.4 Mô tả cách thức tính điểm rủi ro .................................................. 20 Hình 4.1 Sơ đồ xử lý nước thải tại nhà máy xử lý nước thải Dĩ An............ 21 Hình 4.2 Nhà bơm ....................................................................................... 26 Hình 4.3 Song chắn rác thô tự động ............................................................ 27 Hình 4.4 Hệ thống bơm nâng ...................................................................... 27 Hình 4.5 Công trình đầu vào ....................................................................... 28 Hình 4.6 Thiết bị tách rác trống xoay .......................................................... 28 Hình 4.7 Phễu tách cát ................................................................................. 29 Hình 4.8 Bể tách dầu mỡ ............................................................................. 29 Hình 4.9 Ngăn phân phối nước.................................................................... 30 Hình 4.10 Bể ASBR .................................................................................... 30 Hình 4.11 Thời gian hoạt động của một chu kì bể ASBR ........................... 31 Hình 4.12 Giai đoạn phản ứng..................................................................... 31 Hình 4.13 Mô tả giai đoạn lắng ................................................................... 32 Hình 4.14 Giai đoạn gạn lược...................................................................... 32 Hình 4.15 Hệ thống khử trùng UV và hồ ổn định ....................................... 33 Hình 4.16 Bể nén bùn .................................................................................. 35 Hình 4.17 Nhà và thiết bị tách nước ............................................................ 36 Hình 4.18 Hóa chất và hệ thống xử lý mùi .................................................. 37 Hình 4.19 Biểu thị thông số đầu ra của nhà máy từ 09/09/2020 – 30/09/2020 ..................................................................................................................... 40 Hình 4.20 Số lượng mức độ rủi ro của mối nguy hại .................................. 44 Hình 4.21 Xác suất rủi ro xảy ra tại HTXLNTSH Dĩ An............................ 44 vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASBR : Công nghệ bùn hoạt tính dạng mẻ cải tiến (Advanced Sequencing Batch Reactor) BIWASE : Công ty Cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam. QCVN : Quy chuẩn Việt Nam. BTNMT : Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường. QCVN 14:2008/BTNMT : Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp SS : Chất rắn lơ lửng TSS : Tổng chất rắn lơ lửng COD : Tổng chất hữu cơ có trong nước thải BOD : Lượng oxy hòa tan trong nước cho sinh vật hấp thụ THB : Tuần hoàn bùn HTXLNTSH : Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt SVI : đặc tính của của hỗn hợp bùn và nước (Sludge Volume Index) MLSS : Mật độ bùn MLVSS : Chất rắn lơ lửng hòa tan dễ bay hơi SV30 : Thể tích bùn lắng sau 30 phút TT : Thông tư NĐ : Nghị định viii CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm nguồn nước sạch đã và đang ảnh hưởng xấu và gây ra nhiều hậu quả cho đời sống con người. Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm là nước thải sinh hoạt chưa được xử lý đã thải trực tiếp vào môi trường làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt của khu vực. Việc ô nhiễm ngày càng tăng do tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Trong đó thành phố Dĩ An là khu vực Nam Bình Dương bao gồm Thành phố Thủ Dầu Một 2 thị xã là Bến Cát và Tân Uyên và 2 thành phố Thuận An, Dĩ An. Thành phố Dĩ An giáp ranh với TP. Hồ Chí Minh về phía nam và phía tây, với tỉnh Đồng Nai về phía Bắc và phía Đông. Thành phố có tổng diện tích đất khoảng 60 km2 và dân cư khoảng 381.000 người vào năm 2014. Hai phần ba dân cư của Dĩ An đến từ các tỉnh để làm việc trong khu công nghiệp của thành phố. Từ những mục tiêu bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Xí nghiệp xử lý nước thải sinh hoạt Dĩ An đã đi vào hoạt động vào tháng 5 năm 2013. Và tất cả các quá trình vận hành, hoạt động tại nhà máy luôn luôn tồn tại những rủi ro trong quá trình làm việc mà khó có thể tránh khỏi. Với những rủi ro tìm ẩn tại nhà máy có công suất 2000 m3/ngày đêm thì đối với công xuất có thể xử lý nước thải cho cả thành phố Dĩ An thì những rủi ro khi xảy ra sẽ gây đến những hậu quả khó lường cho nhân viên làm việc tại xí nghiệp. Vì vậy đối với nhà máy xử lý nước thải Dĩ An cũng cần có những biện pháp an toàn để bảo đảm an toàn trong lúc làm việc và tránh gián đoạn cho hiệu suất làm việc. Nên việc đề xuất đề tài: “Xác định mối nguy hại và đánh giá rủi ro tại xí nghiệp xử lý nước thải sinh hoạt Dĩ An” là thật sự cần thiết nhằm nghiên cứu các vấn đề phát sinh rủi ro và làm tiền đề cho bộ phận quản lý và lãnh đạo của nhà máy. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung 1 Nghiên cứu và xác định các mối nguy và rủi ro có thể xảy ra của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Dĩ An nhằm nâng cao hiệu quả xử lý, bảo vệ sức khỏe, môi trường và kinh tế. Từ đó đề xuất giải pháp phòng ngừa giảm thiểu sự cố. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hiện trạng hoạt động của Xí nghiệp xử lý nước thải sinh hoạt Thủ Dầu Một. - Xác định các mối nguy (hazard) từ hoạt động của Xí nghiệp xử lý nước thải sinh hoạt Dĩ An. - Đánh giá rủi ro Xí nghiệp xử lý nước thải sinh hoạt Dĩ An. - Đề xuất giải pháp ứng phó và quản lý rủi ro cho Xí nghiệp xử lý nước thải sinh hoạt Dĩ An. 1.2.3 Phạm vi thực hiện và đối tượng thực hiện 1.2.2.1 Phạm vi thực hiện - Phạm vi không gian: nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt Dĩ An. - Thời gian: Từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2020. 1.2.2.2 Đối tượng - Các hoạt động của nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt Dĩ An. 1.2.3 Nội dung nghiên cứu  Công nghệ xử lý, quy trình vận hành, chất lượng xử lý nước của xí nghiệp xử lý nước thải sinh hoạt Dĩ An.  Đánh giá hiện trạng các hoạt động diễn ra trong nhà máy  Kiểm tra giám sát chất lượng nước  Mô tả rủi ro và hậu quả  Tính toán xác định mức độ rủi ro và an toàn từ hoạt động của nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt Dĩ An.  Đề xuất giải pháp giảm thiểu rủi ro cho xí nghiệp xử lý nước Dĩ An 1.2.4 Ý nghĩa của đề tài Nghiên cứu xác định các mối nguy và rủi ro có thể xảy ra tại các công đoạn sản xuất của công ty nhằm nâng cao khả năng quản lý phòng ngừa và bảo vệ an toàn, sức khỏe cho người lao động. 2 CHƯƠNG II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC An toàn sức khỏe môi trường phản ánh các hoạt động trong nhà máy tác động trực tiếp đến các vấn đề sức khỏe của người lao động và an toàn vệ sinh lao động. Các công việc thực hiện trực tiếp tại nhà máy luôn phải đối mặt với mối nguy hại nơi làm việc có thể là vật lý, hóa học hoặc tâm lý có thể dẫn đến các sự cố tại nơi làm việc và các chấn thương liên quan đến công việc, có ảnh hưởng đến chất lượng làm việc và lợi nhuận của tổ chức[1]. Đánh giá rủi ro nhận dạng mối nguy (HIRA) là một quá trình xác định và mô tả các mối nguy bằng cách mô tả xác suất, tần suất và mức độ nghiêm trọng của chúng và đánh giá các hậu quả bất lợi, bao gồm tổn thất và thương tích tiềm ẩn. Để thành công bất kỳ ngành nào không chỉ đáp ứng các yêu cầu sản xuất mà còn phải duy trì các tiêu chuẩn an toàn cao nhất cho tất cả những người có liên quan. Ngành công nghiệp phải xác định các mối nguy, đánh giá các rủi ro liên quan để có mức độ chịu đựng được trên cơ sở liên tục, đánh giá rủi ro được thực hiện bằng cách sử dụng các hướng dẫn và tiêu chuẩn đánh giá rủi ro[2, 3]. Đánh giá rủi ro là một phương pháp xác định và phân tích có hệ thống các mối nguy liên quan đến một hoạt động và thiết lập mức độ rủi ro cho mỗi mối nguy[2]. Không thể loại bỏ hoàn toàn các mối nguy, do đó cần phải xác định và ước tính mức độ rủi ro tai nạn có thể được ngăn chặn theo cách định lượng hoặc định tính của cơ chế nguy hiểm mà sự kiện không mong muốn này có thể xảy ra và thường là ước tính mức độ, mức độ và khả năng xảy ra các tác động có hại, các quy trình vận hành, bảo trì, giám sát và quản lý được sử dụng. Nhà máy xử lý nước thải là một cơ sở hạ tầng quan trọng để đảm bảo sức khỏe con người và môi trường. Với vai trò quan trọng trong việc xử lý các thành phần ô nhiễm có trong nước thải nhằm tái sử dụng và cung cấp phần lớn nước sạch cho xã hội. Trong quá trình này, khía cạnh an toàn sức khỏe và môi trường trở thành những điều cần được quan tâm[4]. Các rủi ro nguy hiểm cao tại nơi làm việc thường trở thành nguyên nhân gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Làm việc trong lĩnh vực xử lý nước được coi là công việc có nhiều mối nguy hại, vì người lao động thường xuyên làm việc nơi có độ cao và tiếp xúc với môi trường làm việc bị ô nhiễm. An toàn vệ sinh lao động 3 rất ít khi được chú trọng, nhiều nhà quản lý cho rằng hiện nay công việc đã bớt nguy hiểm hơn phần nào, nhưng công nhân trong quá trình làm việc vẫn có khả năng bị ảnh hưởng đến sức khỏe và tử vong, đặc biệt là tiếp xúc với hóa chất khử mùi[4, 5] và các nguồn điện có mặt tại hệ thống. Các hoạt dộng trong nhà máy hiện nay được hiện đại hóa và hoạt động tự động nhưng bên cạnh các hoạt dộng diễn tự động đó luôn phải có sự giám sát của con người[6, 7] để đảm bảo các quá trình hoạt động tự động đó diễn ra một cách ổn định[8] và ít sai sót ở mức thấp nhất thì đội ngũ công nhân viên phải có các kiến thức phòng vận hành để đảm bảo được các vấn đề an toàn cháy nổ[9] và khắc phục các sự cố máy móc xảy ra[9], Bên cạnh các hoạt động tự động đó nhà máy còn một mối nguy đáng quan tâm hơn chính là hệ thống xử lý mùi thì xí nghiệp luôn luôn phải sử dụng đến các khí như CO2, SO2, NH3, H2S, CH3-SH, … và các khí này không thể bị rò rỉ ra ngoài không khí. Các thành phần trong không khí sẽ phản ứng với tạp khí và tạo nên các khí độc hại hơn và ảnh hưởng trực tếp đến đường hô hấp có thể là chóng mặt buồn nôn, ngất xỉu,…[10]. Với công nhân có khoảng thời gian tiếp xúc nhiều và thường xuyên làm việc tại tại các vị trí xử lý mùi. Trong nhà máy xử lý nước còn sử dụng máy móc, thiết bị có công suất lớn và hoạt động liên tục nên nguy cơ gây thương tích cho người lao động là rất cao. Tai nạn xảy ra có thể do người lao động sơ xuất khi vận hành máy móc thiết bị hoặc do điều kiện môi trường lao động không đảm bảo. Các mối nguy tiềm ẩn thường xảy ra là các khuyết điểm trong vận hành, tiếp xúc với hóa chất hoặc mệt mỏi trong công việc. 2.2 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI DĨ AN 2.2.1 Giới thiệu về nhà máy Xử lý nước thải Dĩ An - Tên đơn vị: Chi nhánh Xử lý Nước thải Dĩ An. - Công suất hiện tại: 20000 m3/ngày đêm - Địa chỉ: số 39, đường số 10, khu phố Đông An, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương. - Giám đốc nhà máy: ông Nguyễn Thanh Phong. - Phạm vi dịch vụ: Thu gom và xử lý nước thải các hộ xả thải trên địa bàn thành phố Dĩ An. Lắp đặt, xây dựng, đấu nối, bảo trì, vận hành, xử lý nước thải.Tên đơn vị: Chi nhánh Xử lý Nước thải Dĩ An. 4 Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt Dĩ An nằm trên phường Bình An, Dĩ An, Bình Dương. Phía Đông giáp Quận 9 - Thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây giáp Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, phía Nam giáp Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Hình 2.1 Cổng chính nhà máy xử lú nước thải Dĩ An Thành phố Dĩ An gồm 7 phường: An Bình, Bình An, Binh Thắng, Dĩ An, Đông Hòa, Tân Bình, Tân Đông Hiệp. 2.2.2 Vị trí địa lý của nhà máy Địa chỉ: Số 39, khu phố Đông An, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Tọa độ: 10°54’58” B/ 106°47’11” Đ Diện tích: 6,8 ha Hình 2.2 Vị trí địa lý chi nhánh xử lý nước thải Dĩ An được chụp bằng vệ tinh 2.2.3 Mục tiêu hoạt động Nhà máy nước thải Dĩ An hiện đang góp phần cải thiện hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố Dĩ An, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, 5 tăng cường sức khỏe cộng đồng trong khu vực, góp phần bảo vệ nguồn nước sông Đồng Nai, hiện cũng cấp nước sinh hoạt cho người dân. Góp phần tăng cường kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, chấm dứt tình trạng xả nước thải trái phép, sử dụng nguồn tài nguyên nước hiệu quả, góp phần giữ gìn an toàn nguồn nước, lưu vực sông Đồng Nai vì đây là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. 2.2.4 Phạm vi hoạt động Nhà máy ra đời nhằm phục vụ nhu cầu thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của 5 phường trên địa bàn thị xã Dĩ An, đó là: An Bình, Bình An, Dĩ An, Đông Hòa và Tân Đông Hiệp. 2.2.5 Công suất hoạt động - Công suất trong giai đoạn 1 là 20000 m3/ngày đêm - Tổng công suất tối đa dự kiến vào năm 2030 là 60000 m3/ngày đêm 2.2.6 Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy - Thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt của 5 phường trên địa bàn thị xã. - Đồng thời, lắp đặt, sửa chữa, bảo trì và thu phí dịch vụ xử lý các công trình thông cống nghẹt với các đơm vị liện hệ trên địa bàn thành phố Dĩ An. 2.2.7 Mạng lưới thu gom Đây là hệ thống thoát nước thải riêng biệt (tách riêng nước mưa), thu gom trực tiếp (không cần qua hầm tự hoại). Mạng lưới thu gom nước thải có tổng chiều dài đường ống là 175 km Hệ thống thu gom bao gồm: - Tuyển cổng chính (cấp 1): D500 - D1350 với L = 16 km - Tuyển cổng nhánh (cấp 2): D200 - D300 với L= 55 km - Tuyến ống thu gom (cấp 3): D100 - D150 với L = 104 km - Ngoài ra còn 7 trạm bơm nâng và trạm bơm chuyển tiếp. Mạng lưới thu gom nước thải bao gồm: Hệ thống ống dẫn và thoát nước có tổng chiều dài trên 300km với 23000 hộp đấu nối và hộ gia đình để thu gom và vận chuyển nước thải về công trình xử lý. Công trình tiếp tục được bê tông hóa toàn bộ hệ thống kênh, suối Lộ Ô cùng 7 trạm bơm nâng, góp phần 6 giải quyết tình trạng ngập úng khu vực thị xã Dĩ An . Có trên 40000 hộ dân sinh hoạt trên địa bàn. 2.2.8 Chất lượng đầu ra của nước thải Nước thải sau khi xử lí sẽ đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột A, cụ thể như sau: Bảng 2.1 Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải đầu ra tại nhà máy Thông số TT Giá trị C Đơn vị A B - 5–9 5–9 1 pH 2 BOD5 (20 oC) mg/L 30 50 3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/L 50 100 4 Tổng chất rắn hòa tan mg/L 500 1000 5 Sunfua (tính theo H2S) mg/L 1.0 4.0 6 Amoni (tính theo N) mg/L 5 10 7 Nitrat (NO3-) (tính theo N) mg/L 30 50 8 Dầu mỡ động, thực vật mg/L 10 20 9 Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/L 5 10 10 Phosphat (PO43-) (tính theo P) mg/L 6 10 11 Tổng Coliforms MPN/100 ml 3.000 5.000 7 2.2.9 Cơ cấu sơ đồ tổ chức chi nhánh nước thải Dĩ An Ban giám đốc Khảo sát thiết kế dự đoán Kế hoạch kinh doanh Vật tư quản lí khách hàng Súc rửa đường ống Nhân sự và quản trị Quản lí mạng thi công đầu nối Đội thi công Ca vận hành Nhà máy xử lí nước thải Phòng thí nghiệm Tài chính kế toán Trạm bơm Điện bảo trì bảo dưỡng Xe cơ giới Hình 2.3 Cơ cấu sơ đồ tổ chức chi nhánh nước thải Dĩ An (Nguồn: Phòng nhân sự và quản trị nhà máy xử lý nước thải Dĩ An) 8 2.3 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ SỰ CỐ 2.3.1 Tổng quan các loại rủi ro 2.3.1.1 Khái niệm rủi ro (Risk) - Rủi ro là ảnh hưởng của sự không chắc chắn. - Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi. - Rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất, là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất. - Rủi ro là sự không chắc chắn và là khả năng xảy ra kết quả không mong muốn. Trong các khả năng xảy ra, có ít nhất một khả năng đưa đến kết quả không mong muốn. Và kết quả này có thể đem lại tổn thất hay thiệt hại cho đối tượng gặp rủi ro. - Rủi ro được định nghĩa là xác suất của một tác động bất lợi lên con người và môi trường do tiếp xúc với mối nguy hại. Rủi ro thường biểu diễn xác suất xảy ra tác động có hại khi hậu quả của sự thiệt hại tính toán được[11]. Rủi ro (Risk) được định nghĩa là xác suất xảy ra các thiệt hại hay sự việc tồi tệ, khi hậu quả của sự thiệt hại tính toán được Rủi ro = mức độ thiệt hại X tần suất của biến cố Công thức 1 2.3.1.2 Rủi ro môi trường (Environmental Risk) Rủi ro môi trường là khả năng mà điều kiện môi trường, khi bị thay đổi bởi hoạt động con người, có thể gây ra các tác động có hại cho một đối tượng nào đó. Các đối tượng bao gồm sức khỏe, tính mạng con người, hệ sinh thái (loài, sinh cảnh, tài nguyên,…) và xã hội (các nhóm cộng đồng, các loại hình hoạt động,…). Tác nhân gây rủi ro, có thể là tác nhân hóa học (chất dinh dưỡng, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật,…), sinh học ( vi trùng, vi khuẩn gây bệnh,…), vật lý ( nhiệt độ, các chất lơ lửng trong nước,…) hay các hành động mang tính cơ học (chặt phá cây chống ngập mặn, đánh bắt cá quá mức,…)[12]. Các đối tượng bị rủi ro và tác nhân gây rủi ro nằm trong mối quan hệ rất phức tạp và được thể hiện bằng một sơ đồ, gọi là chuỗi đường truyền rủi ro. Chuỗi này liên hệ tất cả các hoạt động liên quan của con người với các loại tác nhân gây rủi ro và các đối tượng bị rủi ro. Nhiều tác nhân có thể gây rủi ro cho một đối tượng, đồng thời nhiều đối tượng có thể bị tác động 9 bởi một tác nhân gây rủi ro. Rủi ro thường phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc hay phơi nhiễm của đối tượng đối với tác nhân gây rủi ro và mực độ gây hại tiềm tang của các tác nhân lên đối tượng. Rủi ro môi trường là xác suất các thiệt hại sẽ xảy ra liên quan đến môi trường. Rủi ro môi trường có thể do sự tiếp xúc với các nguy hại môi trường, hoặc các rủi ro xảy ra đối với môi trường do thiên tại, lũ lụt, hạn hán… 2.3.1.3 Rủi ro an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Là sự kết hợp của khả năng xảy ra của sự kiện nguy hiểm hoặc (các) phơi nhiễm liên quan đến công việc và mức độ nghiêm trọng của tổn thương và sức khỏe kém có thể gây ra bởi sự kiện hoặc các phơi nhiễm. 2.3.1.4 Rủi ro chấm nhận được Rủi ro chấp nhận được là rủi ro mà có thể làm giảm tới mức chịu được với tổ chức, phù hợp với các điều khoản của pháp luật hoặc chính sách OH&S của tổ chức đó. 2.3.1.5 Mối nguy hại (Hazard) Mối nguy hại được định nghĩa như là tiềm năng của một vấn đề hay trường hợp là nguyên nhân của những tác hại tạo ra những tác động bất lợi cho cộng đồng hay tổn thất về tài sản và tính mạng con người. Đó là một tiềm năng bị mất đi mà không thể ước lượng được và có thể bao gồm một điều kiện, một trường hợp hay là một kịch bản với tiềm năng tạo ra kết quả không như mong muốn. Hay nói cách khác, mối nguy hại là một trạng thái mà có thể xảy ra trong suốt thời gian sống của một hệ thống sản phẩm mà có thể gây ra các mối thiệt hại về con người, tài sản, gây hư hại về môi trường, thiệt hại về kinh tế, xã hội và các rủi ro. 2.3.2 Tổng quan về sự cố Sự cố công trình là những hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép làm cho công trình có nguy cơ sập đổ, đã sập đổ một phần, toàn bộ công trình hoặc công trình không sử dụng được theo thiết kế (khoản 29 điều 3 Luật Xây dựng)(Bùi, 2013 #23). Theo định nghĩa này, sự cố có thể được phân chi tiết hơn thành các loại sau: - Sự cố sập đổ: bộ phận công trình hoặc toàn bộ công trình bị sập đổ phải dỡ bỏ để làm lại 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng