Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo tốt nghiệp Tìm hiểu hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý xử lý chất t...

Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp Tìm hiểu hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ

.DOC
43
206
98

Mô tả:

Báo cáo thực tập tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN! Trong thời gian thực tập 2 tháng tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Lập tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ công nhân viên tại Phòng Tài nguyên và Môi trường và các thầy cô giáo khoa Môi trường trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa thực tập . Lời đầu tiên, tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Môi trường, trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo thực tập này. Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ công nhân viên trong Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Lập đã tận tình hướng dẫn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành chương trình thực tập. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập . Trong quá trình thực tập tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm thực tế, nâng cao trình độ hiểu biết, từ đó trau dồi kiến thức giúp tôi hiểu hơn về chuyên ngành mà mình đã học. Bên cạnh những hiểu biết về nghề nghiệp của mình đợt thực tập này còn giúp tôi học hỏi rất nhiều về kiến thức xã hội giúp tôi trưởng thành hơn trong công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên tiếp xúc với công việc thực tế và còn hạn chế về nhận thức nên không thể tránh khỏi thiếu sót rất mong nhận được sự đóng góp, giúp đỡ của các thầy cô và các bạn để bài báo cáo của tôi thêm hoàn chỉnh. Tôi xin chân thành cảm ơn! Yên Lập, Ngày 30 Tháng 11 năm 2015 Sinh viên thực tập Nguyễn Thị Thu Phương Nguyễn Thị Thu Phương Trường ĐHTN & MT HN 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp MỘT SỐ HÌNH ẢNH Nguyễn Thị Thu Phương VỀ HUYỆN Trường ĐHTN & MT HN 2 YÊN Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Môi trường có vai trò rất quan trọng đối với sự sống trên trái đất, con người đã tác động vào môi trường với nhiều hình thức khác nhau nhằm mục đích phục vụ cho sự sống và phát triển của mình. Ngày nay với sự phát triển kinh tế, xã hội, tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành: Công nghiệp, dịch vụ, du lịch… thì các yếu tố môi trường bị ảnh hưởng ngày một nhiều. Song song với sự phát triển đó làm nảy sinh những vấn đề mới, nan giải cho toàn xã hội trong đó ô nhiễm môi trường là vấn đề gây bức xúc cho cả cộng đồng. Ô nhiễm môi trường với nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có chất thải rắn chất thải sinh hoạt là yếu tố vô cùng quan trọng. Như chúng ta thấy chất thải rắn sinh hoạt là một phần của cuộc sống phát sinh trong quá trình ăn, ở, tiêu dùng của con người, còn nước thải được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau chủ yếu là trong sinh hoạt, bệnh viện, các làng nghề... Với mức thu nhập của người dân càng cao thì việc sử dụng các sản phẩm của xã hội ngày một lớn kéo theo sự gia tăng lượng chất thải rắn và nước thải gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm nguồn nước, làm mất đi cảnh quan khu đô thị và dân cư… Hiện nay trên thế giới nói chung ở Việt Nam nói riêng thì chất thải rắn là một bài toán khó, cần được chú trọng hơn. Điều đó đòi hỏi phải có công nghệ, khai thác, sử dụng và quy trình phù hợp để xử lý triệt để lượng chất thải rắn phát sinh cũng như các nguồn nước thải. Tuy nhiên xét về năng lực hiện tại và mức độ phát triển đô thị, công nghiệp, nhu cầu về quản lý chất thải rắn, vấn đề sử dụng tài nguyên nước hiệu quả hợp lý nói chung còn là rất lớn. Yên Lập là một huyện miền núi phía Bắc, cùng với sự phát triển chung của cả nước, công tác bảo vệ môi trường, phòng chống ô nhiễm đang rất được Nguyễn Thị Thu Phương Trường ĐHTN & MT HN 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp quan tâm, nhất là về quản lý chất thải rắn là một vấn đề khá nan giải, được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau với thành phần phức tạp và đa dạng. Do vậy tìm hiểu về nguồn gốc phát sinh, đánh giá hiện trạng công tác thu gom, xử lý, sử dụng đúng và hiệu quả là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, em đã tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Tìm hiểu hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Yên Lập – Tỉnh Phú Thọ. 2. MỤC TIÊU CỦA CHUYÊN ĐỀ. - Điều tra, đánh giá tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Yên Lập. - Điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước và chất thải rắn trên địa bàn huyện Yên Lập. - Đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện của huyện để nâng cao công tác quản lý chất lượng môi trường, giảm thiểu ô nhiễm một cách khoa học và bền vững, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. 3. YÊU CẦU CỦA CHUYÊN ĐỀ. - Các số liệu, thông tin đưa ra phải đảm bảo độ tin cậy, chính xác, đầy đủ, chi tiết. - Đánh giá công tác thực hiện phải chính xác. - Những giải pháp đề xuất phải có tính khả thi phù hợp với điều kiện của huyện. 4. Ý NGHĨA CỦA CHUYÊN ĐỀ. - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: + Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. + Vận dụng và phát huy được những kiến thức đó học tập và nghiên cứu. - Ý nghĩa thực tiễn: Nguyễn Thị Thu Phương Trường ĐHTN & MT HN 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp + Đánh giá được lượng chất thải phát sinh trên địa bàn huyện + Đề xuất những biện pháp khả thi để xử lý kịp thời và hiệu quả nhất. 5. CĂN CỨ PHÁP LÝ - Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/06/2014. - Nghị định số 80/2006 /NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/12/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ xung một số điều của Nghị định số 80/2006 /NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. - Chỉ thị số 199-CT/TTg ngày 03/04/1997 của Thủ Tướng chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp. - Thông tư liên tịch số 1590/1997/TTLT-BXD ngày 17/10/1997 hướng dẫn thi hành chỉ thị số 199/1997/TTg ngày 03/04/1997 của Thủ Tướng chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp. - Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/07/1999 của thủ tướng chính phủ về phê duyệt " Chiến lược quản lý chất thải rắn ở các đô thị và Khu Công nghiệp Việt Nam đến 2020". - Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ máy Chính trị về BVMT trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nguyễn Thị Thu Phương Trường ĐHTN & MT HN 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN YÊN LẬP 1.1. Sự hình thành và ra đời của phòng. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Lập tiền thân là phòng Quản lý ruộng đất và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc UBND huyện Yên Lập. Phòng tài nguyên môi trường chính thức thành lập năm 2000. Phòng bao gồm: - Lãnh đạo: 01 trưởng phòng, 02 phó phòng. - 10 cán bộ công chức. 1.2.Chức năng - Nhiệm vụ. - Tham mưu giúp UBND huyện Yên Lập ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách và pháp luật của nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường. - Thẩm định xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các xã, thị trấn. - Trình UBND huyện Yên Lập ra quyết định giao đất cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND huyện theo quy định của pháp luật. - Hướng dẫn và kiểm tra việc bảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, phòng chống và khắc phục suy thoái ô nhiễm môi trường - Quản lý, lưu trữ các tài liệu về môi trường. Lập báo cáo thống kê, kiểm kê theo định kỳ. Nguyễn Thị Thu Phương Trường ĐHTN & MT HN 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật. - Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, thông tin về Tài nguyên và Môi trường. - Quản lý và theo dõi biến động về đất đai, cập nhật và chỉnh lý các tài liệu về đất đai và bản đồ, phù hợp với hiện trạng sử dụng theo quy định và hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường. - Chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra và thanh tra việc thực thi pháp luật giúp UBND huyện giải quyết các tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. - Lập báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng đất đai theo định kỳ. - Quản lý, hướng dẫn kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ địa chính cấp xã, thị trấn.Tham gia đề xuất với UBND huyện về công tác đào tạo cán bộ làm công tác quản lý tài nguyên và môi trường từ huyện đến cơ sở. CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI HUYỆN YÊN LẬP 2.1. Điều kiện tự nhiên thị trấn Yên Lập - Huyện Yên Lập. 2.1.1. Vị trí địa lý. Yên Lập là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, có toạ độ địa lý từ 21 o13’ đến 21o33’ vĩ độ Bắc và từ 104o52’ đến 105o10’ kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên là 43783,62 ha, với 17 đơn vị hành chính (16 xã và 01 thị trấn ). Địa giới hành chính giáp các tỉnh huyện sau: - Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Hạ Hoà. Nguyễn Thị Thu Phương Trường ĐHTN & MT HN 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Phía Đông giáp huyện Cẩm Khê - Phía Đông Nam giáp huyện Tam Nông. - Phía Tây giáp huyện Văn Chấn - Tỉnh Yên Bái. - Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tân Sơn và Thanh Sơn. Trung tâm huyện là thị trấn Yên Lập, cách thành phố Việt Trì khoảng 70km, trên địa bàn huyện không có đường quốc lộ, các tuyến giao thông chính là 5 tuyến đường tỉnh: ĐT 313, ĐT 321, ĐT 321B, ĐT 313D và ĐT 313C. Do ở vị trí nằm khá xa trung tâm tỉnh, cùng với hệ thống giao thông không thuận tiện nên huyện Yên Lập gặp nhiều khó khăn, bất lợi hơn so với các huyện khác trong giao lưu phát triển kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp và dịch vụ. 2.1.2. Địa hình. Địa hình huyện Yên Lập khá đa dạng và phức tạp, có nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn, hệ thống suối, khe, ngòi hẹp và dốc lại phân bố không đều làm cho địa hình bị phân cắt mạnh và được chia thành 3 dạng chính. - Địa hình núi thấp đồi cao được phân bố chủ yếu ở các xã vùng hạ huyện bao gồm các xã Minh Hòa, Đồng Lạc, Ngọc Đồng, Ngọc Lập, Phúc Khánh; dạng địa hình này phù hợp cho phát triển các loài cây công nghiệp lâu năm (chè) và cây nguyên liệu giấy, đồng thời sản xuất chế biến vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, do địa hình phân cắt nên việc phát triển hệ thống thủy lợi gặp nhiều khó khăn. - Địa hình thung lũng được phân bố chủ yếu ở các xã Xuân Viên, Xuân Thủy, Hưng Long, Đồng Thịnh, Thương Long, thị trấn Yên Lập. Đây là vùng được tạo bởi hai sườn núi cao phía đông và tây huyện, đất được hình thành do bồi tụ trong quá trình phong hóa, có thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt trung bình và đất thịt nặng, phù hợp cho phát triển những giống lúa chất lượng cao, sản xuất lương thực (lúa, ngô) theo hướng chuyên canh và thâm canh. - Địa hình núi cao bao gồm các xã Mỹ Lung, Mỹ Lương, Lương Sơn, Xuân An, Nga Hoàng và Trung Sơn. Đây là vùng địa hình bị phân cắt mạnh, một số khu vực đồi núi có độ dốc cao trên 250 , về mùa mưa thường xảy ra lũ quét, về Nguyễn Thị Thu Phương Trường ĐHTN & MT HN 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp mùa khô lại hay bị hạn. Tronng tiểu vùng có một số khoáng sản và một vài diểm danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử. Do vậy tiểu vùng này phù hợp với phát triển lâm nghiệp với các loại cây lấy gỗ và cây đặc sản có giá trị kinh tế cao; phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp; phát triển dịch vụ du lịch và khai thác quặng sắt . 2.1.3. Khí hậu. Theo số liệu tại trạm khí tượng thuỷ văn Minh Đài, số liệu về khí hậu trung bình qua các năm như sau: Bảng 1. Diễn biến thời tiết qua một số năm Khí hậu Nhiệt độ Số giờ nắng Lượng mưa Độ ẩm ĐVT o C Giờ Mm % 2005 23,8 1.334,0 1.775,5 86 2006 23,2 1.274,4 1.588,1 88 2007 23,1 1.418 1.623,6 87 2008 22,4 1.251,3 2.240,5 87 2009 23,9 1527,3 1566,8 87 Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ, 2009 Tổng lượng mưa trung bình qua các năm từ 1758,9mm, lượng mưa thất thường. Do những đặc trưng về địa hình địa mạo như vậy nên tình trạng sương muối, rét đậm, rét hại cũng như khô hạn (từ tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau), úng lụt cục bộ, đặc biệt là hiện tượng lũ quét, lũ ống thường xảy ra gây thiệt hại rất lớn cả về kinh tế, xã hội của huyện. Độ ẩm tương đối trung bình 87%, thấp nhất là 32% (thường xảy ra vào tháng 12 hàng năm), nhiệt độ trung bình năm từ 23,30C, nhiệt độ cao nhất lên tới 390C, thấp nhất chỉ từ 4-50C; tổng tích ôn trung bình năm khoảng 8 5000C; số giờ nắng bình quân qua các năm từ 1361giờ/năm. - Gió: Có 2 loại gió chính là gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 10; gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. 2.1.4. Thuỷ văn. Nguyễn Thị Thu Phương Trường ĐHTN & MT HN 9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trên địa bàn huyện không có hệ thống sông nào chảy qua. Tuy nhiên hệ thống ao hồ, đập, suối ngòi, của huyện khá phong phú như: hồ đập Ly, hồ Rộc Rang, đập phai Ngà, ngòi Giành, ngòi Lao, ngòi Thiểu, ngòi Cả và các con suối lớn nhỏ khác. - Ngòi Giành: Bắt nguồn từ huyện Nghĩa Tâm tỉnh Yên Bái chảy qua địa bàn các xã: Trung Sơn, Xuân An, Xuân Viên, Lương Sơn của huyện Yên Lập, xã Phượng Vĩ huyện Cẩm Khê và đổ ra sông Hồng. - Ngòi Lao: Bắt nguồn từ Mũi Kim tỉnh Yên Bái chảy qua địa phận các xã Mỹ Lung, Mỹ Lương rồi đổ ra sông Hồng. - Ngoài ra hệ thống các khe, suối lớn nhỏ (ngòi Cả, suối Gió…) trong huyện cũng góp phần đáng kể phục vụ cho nhu cầu nước sinh hoạt cũng như nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các xã vùng cao đặc biệt khó khăn. CHƯƠNG III HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN YÊN LẬP 1.Hiện trạng tài nguyên. 3.1.1. Tài nguyên đất Với tổng diện tích tự nhiên là 43 783,62 ha, chiếm 12,39% diện tích tự nhiên của tỉnh Phú Thọ. Đất đai của huyện Yên Lập được chia làm 5 loại chính sau: Bảng 2. Các loại đất huyện Yên Lập STT Loại đất Nguyễn Thị Thu Phương Diện tích Cơ cấu Trường ĐHTN & MT HN 10 Báo cáo thực tập tốt nghiệp (ha) (%) 1 Đất Phù sa 1994,69 4,56 2 Đất Glây 240,70 0,55 3 Đất xám 2702,06 6,18 4 Đất x¸m Ferarit 35257,22 80,59 5 Các loại đất khác 3551,83 8,12 Tổng diện tích tự nhiên 43783,62 100,0 Nguồn số liệu: Báo cáo đánh giá phân hạng đất huyện Yên Lập 2008 a. Nhóm đất phù sa Diện tích là 1994,69ha; chiếm 4,56% diện tích tự nhiên. Đặc điểm chung của loại đất này là: đất thường có màu nâu, nâu xám sáng đến xám vàng, lục nhạt. Thành phần cơ giới từ nhẹ đến nặng; phản ứng từ trung tính đến hơi kiềm hoặc ít chua; độ no bazơ cao; chất hữu cơ, đạm tổng số tầng mặt từ trung bình đến giàu; các tầng kế tiếp nghèo; lân tổng số tầng mặt giàu và ở các tầng kế tiếp trung bình; kali tổng số khá giàu; lân dễ tiêu tầng mặt giàu, các tầng kế tiếp từ nghèo đến trung bình; kali dễ tiêu nghèo; cation Ca2+, Mg2+ trao đổi trung bình; dung tích hấp thu thấp. Nhìn chung, đây là loại đất tốt, độ phì của đất ở mức trung bình khá đến khá, thích hợp với nhiều loại cây trồng như: Lúa, ngô, lạc, đậu đỗ, các loại rau… b. Nhóm đất glây Diện tích là 240,70ha; chiếm 0,55% diện tích đất tự nhiên. Nhóm đất này có đặc điểm chung là: Đất có thành phần cơ giới từ nhẹ đến nặng, đất có phản ứng từ chua vừa đến rất chua hoặc hơi kiềm. Mùn tổng số khá giàu; đạm, lân tổng số, lân dễ tiêu trung bình và nghèo; kali tổng số, ka li dễ tiêu nghèo; dung tích hấp thu ở mức trung bình và thấp. Trước đây, phần lớn các đơn vị thuộc nhóm đất này chỉ cấy được 1 vụ lúa chiêm xuân hoặc 2 vụ bấp bênh. Tuy nhiên trong những năm gần đây, phần lớn các đơn vị đất thuộc nhóm đất này đều đã được cải tạo nâng lên thành đất hai vụ, thậm chí có những nơi đã trồng được ba vụ dưới hình thức trồng cây vụ đông (chủ yếu là cây ngô). c. Nhóm đất xám Nguyễn Thị Thu Phương Trường ĐHTN & MT HN 11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhóm đất này có diện tích là 2702,06ha; chiếm 6,18% diện tích tự thiên. Đặc điểm chung của các đơn vị đất này là: Đất có thành phần cơ giới nhẹ và trung bình; phản ứng của đất từ chua đến trung tính ít chua; hàm lượng chất hữu cơ, đạm, lân tổng số ở tầng mặt trung bình, các tầng kế tiếp nghèo; kali tổng số, lân, ka li dễ tiêu nghèo; dung tích hấp thu thấp. Các loại đất này khá phù hợp với cây lúa, cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhìn chung độ phì của đất ở mức trung bình đến khá, song để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nữa mà vẫn đảm bảo cân bằng sinh thái đất và không ngừng nâng cao độ phì đất đất thì cần có sự đầu tư nhiều hơn nữa. d. Nhóm đất xám Ferralit Có diện tích là 35 257,22ha, chiếm 80,59% diện tích tự nhiên. Nhóm đất này có đặc điểm chung là: Đất có thành phần cơ giới trung bình và nặng; hàm lượng chất hữu cơ tổng số ở mức trung bình và nghèo; đạm, lân, ka li tổng số ở mức trung bình thấp đến rất nghèo; dung tích hấp thu thấp. Đất có độ phì tự nhiên từ trung bình đến trung bình khá, trên một số đơn vị do sử dụng và khai thác không hợp lý đã thấy hiện tượng bị xói mòn rửa trôi mạnh khiến đất khô cằn khó canh tác. e. Các loại đất khác Có diện tích là 3551,83ha, chiếm 8,12% diện tích tự nhiên. Đây là phần diện tích đất không điều tra (đất ở, giao thông, trụ sở cơ quan, đất chưa sử dụng...) 3.12. Tài nguyên nước - Nguồn nước mặt: Tuy là huyện có nguồn nước với tổng lượng dòng chảy phong phú nhưng dung lượng lại thấp, phân bố không đồng đều cả về thời gian và không gian. Ngoài nguồn nước được cung cấp bởi các dòng suối thì các đập trữ nước, ao hồ, kênh mương cũng góp phần tích cực trong việc phục vụ sản xuất và điều tiết nguồn nước vào mùa mưa trên địa bàn huyện. Nguyễn Thị Thu Phương Trường ĐHTN & MT HN 12 Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Nguồn nước ngầm: Hiện nay chưa có tài liệu nào khẳng định trữ lượng nước ngầm ở huyện Yên Lập nhưng từ một số mũi khoan sơ bộ thăm dò nguồn nước ngầm cho thấy ở các xã núi cao như Trung Sơn, Mỹ Lung, Thượng Long có trữ lượng thấp, rất khó khai thác để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Nhìn chung nguồn tài nguyên nước huyện Yên Lập là không lớn kể cả nước mặt và nước ngầm, nguồn nước ít bị ô nhiễm, nguồn nước ngầm có chất lượng tốt cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất . 3.1.3. Tài nguyên rừng Đất lâm nghiệp của huyện có diện tích 29678,02ha trong đó: Diện tích đất rừng đặc dụng là 330ha, đất rừng phòng hộ là 10541,99ha, đất rừng sản xuất là 18806,03ha, chiếm 67,78% diện tích đất tự nhiên của huyện và chiếm 16,81% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh, độ che phủ hiện tại 68,1% cao hơn nhiều so với bình quân chung toàn tỉnh ( 49%). Yên Lập là huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn trong tỉnh với nhiều tài nguyên rừng phong phú, trong đó xã Trung Sơn có diện tích đất rừng lớn nhất 9148,83ha, đây là vùng có hệ sinh thái rừng với các loài động, thực vật đa dạng. 3.1.4. Tài nguyên khoáng sản Theo số liệu điều tra về địa chất và báo cáo thuyết minh dự án khảo sát đo đạc xác định khu vực quản lý khai thác và bảo vệ khoáng sản trên địa bàn huyện thì Yên Lập có tổng số 18 điểm mỏ và điểm quặng Bảng 3. Số liệu tài nguyên khoáng sản huyện Yên Lập STT Loại khoáng sản Số lượng Nguyễn Thị Thu Phương Quy mô Trường ĐHTN & MT HN 13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớn và 1 2 3 4 5 6 7 nhỏ 3 1 Nhỏ Điểm quặng S¾t 3 Chì - Kẽm 3 Chì - Bạc 1 Pyrit 1 Dolomit 3 Than Bùn 2 Đá vôi xây dựng 5 Tổng 18 4 Nguồn số liệu: Sổ mỏ và điểm quặng tỉnh Phú Thọ 2 1 1 3 2 5 14 Các mỏ khoáng sản trên địa bàn huyện hầu hết chưa được điều tra, khảo sát, đánh giá chính xác trữ lượng và chất lượng. Qua thăm dò ước tính trữ lượng và chất lượng các mỏ này đều ở mức trung bình và nhỏ, tuy nhiên đây sẽ là nguồn tài nguyên quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của huyện. 3.1.5. Tài nguyên nhân văn Theo thống kê năm 2009, Yên Lập có 81512 người, chiếm 6,19% dân số toàn tỉnh, bao gồm 13 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc mường chiếm 70%, dân tộc Dao chiếm khoảng 3%, dân tộc kinh chiếm 17%; dân số thuộc khu vực đô thị có 7023 người, chiếm 8,62%; dân số thuộc khu vực nông thôn là 74489 người, chiếm 91,38% dân số toàn huyện; mật độ bình quân dân số là 186 người/km2 thấp hơn nhiều so với bình quân toàn tỉnh ( 372 người/km2 ). Toàn huyện có 43 782 lao động, chiếm tỉ lệ là 53,71% tổng dân số. Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, nhưng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm trên 80%, lao động có tay nghề, đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp. Nhân dân Yên Lập có bề dày lịch sử phát triển lâu đời, truyền thống anh dũng kiên cường trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, là vùng chiến khu cách mạng , nhân dân hiền hoà, đoàn kết, giữ được những nét văn hoá đặc trưng mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. 2. Thực trạng môi trường - Môi trường đất: Nguyễn Thị Thu Phương Trường ĐHTN & MT HN 14 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Môi trường đất trên địa bàn huyện cơ bản chưa bị ô nhễm, các loại đất còn có chất lượng tốt. Tuy nhiên do chế độ canh tác ở một số nơi chưa hợp lý (canh tác trên đất dốc, sử dụng hóa chất không hợp lý trong sản xuất nông nghiệp ...), từ đó làm tăng nguy cơ xói mòn và thoái hoá đất. - Môi trường nước: Chất lượng nước tại các ao hồ đập còn khá tốt chưa bị ô nhiễm bởi hoạt động công nghiệp. Tuy nhiên ở một vài khu vực có hoạt động khai thác khoáng sản, các giải pháp về vấn đề môi trường chưa thực hiện một cách triệt để nên đã gây ảnh hưởng đến môi trường nước bên cạnh đó nguồn nước thải trong sinh hoạt không qua xử lý được thải trực tiếp ra môi trường đã làm cho nguồn nước mặt dần bị ô nhiễm. - Môi trường không khí: Yên Lập là huyện miền núi chưa có khu vực lãnh thổ bị ô nhiễm không khí, khói bụi, tiếng ồn từ các khu công nghiệp do sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn chưa phát triển nhiều. Bên cạnh đó diện tích rừng khá lớn với nhiều loại cây có khả năng tự làm sạch nên môi trường không khí trên địa bàn huyện còn khá trong lành. Nhìn chung trên địa bàn huyện Yên Lập vấn đề môi trường chưa có gì đáng lo ngại, bên cạnh đó một số nơi còn có cảnh đẹp như: Suối Tiên (xã Mỹ Lung ), thác Đá Thờ (TT Yên Lập), thác Khỉ Dòm (xã Nga Hoàng), thác Khe Cháu (xã Xuân An), Hồ Ly (xã Thượng Long), thác Trò (xã Đồng Lạc). Các di tích lịch sử quan trọng như: Khu chiến khu Phục Cổ (xã Minh Hòa), khu di tích lịch sử Ngô Quang Bích (xã XuânAn), bia chiến thắng (xã Ngọc Lập)… CHƯƠNG IV TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN 4.1. KHÁI NIỆM CHẤT THẢI RẮN 4.1.1.Theo quan niệm chung Nguyễn Thị Thu Phương Trường ĐHTN & MT HN 15 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v …). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống. 4.1.2. Theo quan điểm mới Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là: vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu huỷ. 4.2. PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN Các loại chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo nhiều cách.  Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ…..  Theo thành phần hoá học và vật lý: người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo,…  Theo bản chất nguồn tạo thành- chất thải rắn được phân thành các loại: a, Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thuỷ tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả,…. Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau: - Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả… loại chất thải này mang bản chất dễ bị phân huỷ sinh học, quá trình phân huỷ tạo ra các loại chất có mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ngoài các loại Nguyễn Thị Thu Phương Trường ĐHTN & MT HN 16 Báo cáo thực tập tốt nghiệp thức ăn dư thừa từ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể các nhà hàng, khách sạn, ký túc xá, chợ… - Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và phân của các động vật khác. - Chất thải lòng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực sinh hoạt của dân cư. - Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật sau liệu đốt cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất thải dễ cháy khác trong gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than. - Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là các lá cây, que, củi, nilon, vỏ bao gói… b,Các chất thải rắn công nghiệp:là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp gồm: - Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong các nhà máy nhiệt điện; - Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất; - Các phế thải trong quá trình công nghệ; - Bao bì đóng gói sản phẩm. c, Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất cát, gạch ngói, bê tông vỡ do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình… chất thải xây dựng gồm: - Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng - Đất đá do việc đào móng trong xây dựng - Các vật liệu như kim loại, chât dẻo… Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước thiên nhiên, nước thải sinh hoạt, bùn cạn từ các cống thoát nước thành phố. d, Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các hoạt động nông nghiệp, thí dụ như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải ra từ chế biến sữa, của các lò giết mổ… Hiện tại vấn đề xả các Nguyễn Thị Thu Phương Trường ĐHTN & MT HN 17 Báo cáo thực tập tốt nghiệp loại chất thải nông nghiệp và việc quản lý nó không thuộc về trách nhiệm của các công ty môi trường đô thị của các địa phương.  Theo mức độ nguy hại- chất thải rắn được phân thành các loại: a, Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hoá chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ. Các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan… có nguy cơ đe doạ tới sức khoẻ người, động vật và cây cỏ. Nguồn phát sinh ra chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiệp. b, Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại với môi trường và sức khoẻ của cộng đồng. Theo quy chế quản lý chất thải y tế, các loại chất thải y tế nguy hại được phát sinh từ các hoạt động chuyên môn trong các bệnh viện, trạm xá và trạm y tế. Các nguồn phát sinh ra chất thải bệnh viện bao gồm : - Các loại bông băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật; - Các loại kim tiêm, ống tiêm; - Các chi thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ; - Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân; - Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây: chì, thủy ngân, Cadimi, Arsen, Xianua …; - Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện. Các chất nguy hại do các cơ sở công nghiệp hóa chất thải ra có tính độc tính cao, tác động xấu đến sức khoẻ, do đó việc xử lý chúng phải có những giải pháp kỹ thuật để hạn chế tác động độc hại đó. Các chất thải nguy hại từ các hoạt động công nghiệp chủ yếu là các loại phân hoá học, các loại thuốc bảo vệ thực vật. c, Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần. Nguyễn Thị Thu Phương Trường ĐHTN & MT HN 18 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trong số các chất thải thành phố, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ có thể sơ chế dùng ngay trong sản xuất và tiêu dùng, còn phần lớn phải huỷ bỏ hoặc phải qua một quá trình chế biến thực tạp, qua nhiều khâu mới có nhiều sử dụng lại nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của con người. Lượng chất thải trong thành phố tăng lên do tác động của nhiều nhân tố như: sự tăng trưởng của sản xuất, sự gia tăng dân số, sự phát triển về trình độ và tính chất của tiêu dùng trong thành phố…. 4. 3. Thành phần chất thải rắn. 4.3.1. Thành phần vật lý Bảng 2.1.Thành phần riêng biệt của CTR sinh hoạt STT Thành phần Khối lượng (%) Giá trị trung bình Khoảng dao động 6 - 26 15 01 - Thực phẩm 02 - Giấy 25 - 45 40 03 - Carton 3 - 15 4 04 - Plastic 2-8 3 05 - Vải 0-4 2 06 - Cao su 0-2 0.5 07 - Da 0-2 0.5 08 - Rác làm vườn 0 - 20 12 09 - Gỗ 1-4 2 10 - Thủy tinh 4 - 16 8 11 - Đồ hộp 2-8 6 12 - Kim loại màu 0-1 1 13 - Kim loại đen 1-4 2 14 - Bụi, tro, gạch 0 - 10 4 4.3.2. Thành phần hóa học Nguyễn Thị Thu Phương Trường ĐHTN & MT HN 19 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thành phần hóa học của rác bao gồm những chất dễ bay hơi khi đốt ở nhiệt độ 9200C, thành phần tro sau khi đốt và dễ nóng chảy. Tại điểm nóng chảy thể tích của rác giảm 95%. Bảng 2.2.Thành phần hoá học của rác sinh hoạt STT Thành phần Loại rác Tính theo % trọng lượng khô Carbon Hydro Oxy Nitơ Lưu Tro 1 - Thực phẩm 48.0 6.4 37.5 2.6 huỳnh 0.4 2 - Giấy 3.5 6.0 44.0 0.3 0.2 6.0 3 - Carton 4,4 5.9 44.6 0.3 0.2 5.0 4 - Plastic 60.0 7.2 22.8 5 - Vải 55.0 6.6 31.2 6 - Caosu 78.0 10.0 2.0 7 - Da 60.0 8.0 11.6 10.0 0.4 10.0 8 - Rác làm vườn 47.8 6.0 42.7 3.4 0.1 4.5 9 - Gỗ 49.5 6.0 42.7 0.2 0.1 1.5 10 - Bụi, tro, gạch 26.3 3.0 2.0 0.5 0.2 68.0 5.0 10.0 4.6 0.15 2.45 10.0 4.4. Tính chất của chất thải rắn. A. Tính chất vật lý Những tính chất quan trọng của chất thải rắn bao gồm: trọng lượng riêng, độ ẩm, khả năng giữ ẩm…  Trọng lượng riêng: Trọng lượng riêng (hay mật độ ) của CTR là trọng lượng của vật liệu trong một đơn vị thể tích (T/m 3, kg/m3, Ib/ft3, Ib/yd3). Dữ liệu trọng lượng riêng được sử dụng để ước lượng tổng khối lượng và thể tích rắn phải quản lý Trọng lượng riêng của chất thải rắn thay đổi rõ rệt theo vị trí địa lý, mùa trong năm và thời gian dài chứa trong container. Bảng 2.3.Trọng lượng riêng và độ ẩm các thành phần của CTR đô thị Nguyễn Thị Thu Phương Trường ĐHTN & MT HN 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng