Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo tốt nghiệp khảo sát, đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thả...

Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp khảo sát, đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải tại chi nhánh nước thải dĩ an và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý

.PDF
124
1
146

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ *********** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CHI NHÁNH NƯỚC THẢI DĨ AN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ Sinh viên thực hiện : Nguyễn Quang Tuấn Lớp : D17MTKT01 Khoá : 2017 - 2021 Ngành : Khoa học môi trường Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trương Quốc Minh Bình Dương, tháng 12/2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ *********** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CHI NHÁNH NƯỚC THẢI DĨ AN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ Giảng viên hướng dẫn (Ký tên) Sinh viên thực hiện Nguyễn Quang Tuấn Mã số sinh viên: 1724403010077 Lớp: D17MTKT01 (Ký tên) ThS. Trương Quốc Minh Nguyễn Quang Tuấn Bình Dương, tháng 12/2020 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ iv DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................... vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ 1 TÓM TẮT .............................................................................................................. 2 ABSTRACT ........................................................................................................... 3 MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 4 1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 4 2. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 4 3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 5 4. Phạm vi và đối tượng phạm vi nghiên cứu .................................................... 6 4.1. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 6 4.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 6 5. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................... 6 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 7 1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................. 7 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................... 7 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ...................................................... 8 1.1.3. Nhận xét ............................................................................................. 9 1.2. Tổng quan về Chi nhánh nước thải Dĩ An .................................................. 9 1.2.1. Giới thiệu về Chi nhánh nước thải Dĩ An .......................................... 9 1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh nước thải Dĩ An ... 10 1.2.3. Mục tiêu hoạt động .......................................................................... 11 1.2.4. Phạm vi hoạt động ........................................................................... 11 1.2.5. Công suất hoạt động......................................................................... 11 1.2.6. Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh ........................................... 12 1.2.7. Mạng lưới thu gom .......................................................................... 12 i 1.3. Tổng quan về điều kiện môi trường Chi nhánh nước thải Dĩ An ............. 16 1.3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................ 16 1.3.2. Điều kiện môi trường nền ................................................................ 22 1.3.3. Hiện trạng tài nguyên sinh vật ......................................................... 34 1.3.4. Hiện trạng kinh tế - xã hội ............................................................... 41 1.3.5. Cơ sở hạ tầng ................................................................................... 45 1.4. Tổng quan về nước thải của Chi nhánh nước thải Dĩ An ......................... 55 1.4.1. Nguồn gốc phát sinh nước thải ........................................................ 55 1.4.2. Đặc điểm, tính chất của nước thải tại Chi nhánh nước thải Dĩ An .. 55 CHƯƠNG II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 59 2.1. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................... 59 2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 59 * Nội dung 1. Khảo sát hệ thống thu gom nước thải của Chi nhánh nước thải Dĩ An................................................................................................................. 59 2.2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa .......................................... 59 2.2.2. Phương pháp kế thừa ....................................................................... 59 * Nội dung 2: Khảo sát hệ thống xử lý nước thải tại Chi nhánh nước thải Dĩ An .......................................................................................................................... 60 2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin – số liệu ........................................ 60 2.2.4. Phương pháp xử lý thông tin – số liệu ............................................. 60 2.2.5. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa ............................................ 61 2.2.6. Phương pháp kế thừa......................................................................... 61 *Nội dung 3: Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải tại Chi nhánh nước thải Dĩ An .......................................................................................................................... 61 2.2.7. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................... 61 2.2.8. Phương pháp xử lý thông tin – số liệu ............................................. 62 2.2.9. Phương pháp khảo sát thực địa, lấy mẫu, bảo quản mẫu và đo đạc hiện trường ................................................................................................. 62 2.2.10. Phương pháp so sánh ..................................................................... 63 2.2.11. Phương pháp kế thừa....................................................................... 65 ii 2.2.12. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm .............................. 65 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 67 3.1. Kết quả khảo sát hiệu quả hệ thống thu gom nước thải tại Chi nhánh nước thải Dĩ An.......................................................................................................... 67 3.2. Kết quả khảo sát hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải Chi nhánh Dĩ An ..................................................................................................................... 74 3.2.1. Các phương pháp xử lý nước thải tại Chi nhánh nước thải Dĩ An .. 74 3.2.2. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải Chi nhánh đang áp dụng ............. 75 3.2.3. Hạng mục công trình xử lý .............................................................. 77 3.3. Kết quả đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải Chi nhánh Dĩ An .......................................................................................................................... 89 3.3.1. Kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của bể ASBR ............................... 95 3.3.2. Kết quả đánh giá hiệu quả bể khử trùng UV ................................. 101 3.3.3. Ưu nhược điểm của hệ thống ......................................................... 107 3.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống XLNT tại Chi nhánh nước thải Dĩ An .............................................................................................. 108 3.4.1. Giải pháp phi kĩ thuật..................................................................... 108 3.4.2. Giải pháp kĩ thuật ........................................................................... 110 CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 112 4.1. Kết luận ................................................................................................... 112 4.2. Kiến nghị ................................................................................................. 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 114 iii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Lưu vực thu gom nước thải ............................................................. 10 Bảng 1.2. Số lượng bơm và vị trí đặt bơm ....................................................... 14 Bảng 1.3. Đặc điểm địa hình của các phường trên địa bàn Thành phố Dĩ An .17 Bảng 1.4. Chất lượng không khí tại khu vực ................................................... 21 Bảng 1.5. Chất lượng nước mặt tại khu vực .................................................... 28 Bảng 1.6. Chất lượng nước ngầm tại khu vực ................................................. 29 Bảng 1.7. Kết quả chất lượng đất tại khu vực .................................................. 30 Bảng 1.8. Hiện trạng chất lượng trầm tích tại khu vực .................................... 30 Bảng 1.9. Cấu trúc thành phần loài của thực vật phiêu sinh khu vực dự án .... 33 Bảng 1.10. Mật độ tế bào và loài ưu thế của thực vật nổi................................ 34 Bảng 1.11. Chỉ số đa dạng H’ của thực vật phiêu sinh khu vực dự án ............ 34 Bảng 1.12. Cấu trúc thành phần loài Động vật nổi tại các điểm thu mẫu ....... 35 Bảng 1.13. Loài ưu thế Động vật nổi tại các điểm thu mẫu ............................ 36 Bảng 1.14. Chỉ số đa dạng H’ của Động vật nổi tại các điểm thu mẫu ........... 37 Bảng 1.15. Cấu trúc thành phần loài Động vật đáy khu vực dự án ................. 38 Bảng 1.16. Loài ưu thế và tỷ lệ LƯT của Động vật đáy .................................. 39 Bảng 1.17. Chỉ số đa dạng Shannon – Wiener (H’) của động vật đáy ............ 39 Bảng 1.18. Bảng tổng hợp dân số các phường Thành phố Dĩ An ................... 41 Bảng 1.19. Các nguồn xả thải từ nhà vệ sinh của các hộ gia đình phân theo mức sống .................................................................................................................. 50 Bảng 1.20. Nguồn gốc phát sinh và thành phần – tính chất nước thải ............ 54 Bảng 1.21. Nồng độ các thông số đầu vào của Chi nhánh nước thải Dĩ An ... 54 Bảng 1.22. Nồng độ thông số đầu ra của Chi nhánh nước thải Dĩ An ............ 55 Bảng 2.1. Phương pháp bảo quản mẫu nước ................................................... 61 Bảng 2.2. Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt............................................................................. 62 Bảng 2.3. Các phương pháp phân tích một số thông số hóa – lý của mẫu nước…63 iv Bảng 3.1. Đặc điểm và các công trình nhạy cảm trên các tuyến cống chính... 65 Bảng 3.2. Hiện trạng các trạm bơm dự án ................................................. …70 Bảng 3.3. Các phương pháp xử lý nước thải tại Chi nhánh nước thải Dĩ An .. 72 Bảng 3.4. Các hạng mục công trình xử lý ........................................................ 76 Bảng 3.5. Chỉ số chất lượng nước đầu vào – đầu ra từ ngày 1/10/2020 7/10/2020 .......................................................................................................... 88 Bảng 3.6. Chỉ số chất lượng nước đầu vào – đầu ra 8/10 – 14/10/2020 .......... 91 Bảng 3.7. Giá trị đầu vào bể ASBR - Từ ngày 1/10 – 7/10/2020 .................... 94 Bảng 3.8. Giá trị đầu ra bể ASBR - Từ ngày 1/10 – 7/10/2020 ....................... 95 Bảng 3.9. Giá trị đầu vào bể ASBR - Từ ngày 8/10 – 14/10/2020 .................. 97 Bảng 3.10. Giá trị đầu ra bể ASBR - Từ ngày 8/10 – 14/10/2020................... 98 Bảng 3.11. Giá trị đầu vào bể khử trùng UV - Từ ngày 1/10 – 7/10/2020 .... 100 Bảng 3.12. Giá trị đầu ra chỉ tiêu Coliform với QCVN 14:2008/BTNMT, cột A từ ngày 1/10 – 7/10/2020 ............................................................................... 101 Bảng 3.13. Giá trị đầu vào bể khử trùng UV - Từ ngày 8/10 – 14/10/2020….103 Bảng 3.14. Giá trị đầu ra bể khử trùng UV - Từ ngày 8/10 – 14/10/2020..... 104 Bảng 3.15. Ưu nhược điểm của hệ thống xử lý nước thải Chi nhánh nước thải Dĩ An .............................................................................................................. 106 v DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức Chi nhánh nước thải Dĩ An ......................................... 9 Hình 1.2. Sơ đồ vị trí cống thu gom nước thải, trạm bơm và nhà máy của Chi nhánh nước thải Dĩ An ..................................................................................... 13 Hình 1.3. Vị trí địa lý của tỉnh Bình Dương .................................................... 15 Hình 1.4. Hợp lưu sông Đồng Nai và sông Sài Gòn ........................................ 19 Hình 1.5. Hiện trạng thực vật khu vực Chi nhánh nước thải Dĩ An ................ 32 Hình 1.6. Hiện trạng ngập trên tuyến đường Trần Hưng Đạo ......................... 48 Hình 1.7. Hiện trạng thu gom rác tại Thành phố Dĩ An .................................. 52 Hình 3.1. Vị trí các điểm nhạy cảm trên tuyến cống chính ................................. 69 Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải Chi nhánh đang áp dụng ............. 73 Hình 3.3. Nhà bơm ........................................................................................... 77 Hình 3.4. Song chắn rác tự động ...................................................................... 78 Hình 3.5. Hệ thống bơm nâng .......................................................................... 78 Hình 3.6. Công trình đầu vào ........................................................................... 79 Hình 3.7. Thiết bị tách rác trống quay ............................................................. 79 Hình 3.8. Phễu tách cát..................................................................................... 80 Hình 3.9. Bể tách dầu mỡ ................................................................................. 80 Hình 3.10. Ngăn phân phối nước ..................................................................... 81 Hình 3.11. Bể ASBR ........................................................................................ 81 Hình 3.12. Thời gian hoạt động của 1 chu kì ................................................... 82 Hình 3.13. Giai đoạn phản ứng ........................................................................ 82 Hình 3.14. Giai đoạn lắng ................................................................................ 83 Hình 3.15. Giai đoạn gạn lược ......................................................................... 83 Hình 3.16. Hệ thống khử trung UV và Hồ ổn định .......................................... 84 Hình 3.17. Bể nén bùn ...................................................................................... 85 Hình 3.18. Nhà và thiết bị tách nước ............................................................... 86 Hình 3.19. Hóa chất và hệ thống xử lý mùi ..................................................... 87 vi Hình 3.20. So sánh đầu vào – đầu ra của 1 số chỉ tiêu (Từ ngày 1/10/2020 đến 7/10/2020) ........................................................................................................ 89 Hình 3.21. So sánh đầu vào - đầu ra của chỉ tiêu Màu (Từ ngày 1/10/2020 đến 7/10/2020) ........................................................................................................ 89 Hình 3.22. So sánh đầu vào – đầu ra Coliform (Từ ngày 1/10/2020 đến 7/10/2020) ........................................................................................................ 90 Hình 3.23. So sánh một số chỉ tiêu đầu vào – đầu ra (Từ ngày 8/10/2020 đến 14/10/2020) ...................................................................................................... 92 Hình 3.24. So sánh đầu vào – đầu ra của chỉ tiêu Màu Từ ngày 8/10/2020 đến 14/10/2020 ....................................................................................................... 92 Hình 3.25. So sánh đầu vào – đầu ra của chỉ tiêu Coliform Từ ngày 8/10/2020 đến 14/10/2020 ................................................................................................ 93 Hình 3.26. So sánh một số chỉ tiêu đầu vào từ ngày 1/10 – 7/10/2020 của bể ASBR với QCVN 14:2008/BTNMT, cột A ..................................................... 95 Hình 3.27. So sánh một số chỉ tiêu đầu ra từ ngày 1/10 -7/10/2020 của bể ASBR với QCVN 14:2008/BTNMT, cột A ............................................................... 96 Hình 3.28. So sánh 1 số chỉ tiêu đầu vào từ ngày 8/10 – 14/10/2020 của bể ASBR với QCVN 14:2008/BTNMT, cột A .................................................... 98 Hình 3.29. So sánh 1 số chỉ tiêu đầu ra từ ngày 8/10 – 14/10/2020 của bể ASBR với QCVN 14:2008/BTNMT, cột A ............................................................... 99 Hình 3.30. So sánh chỉ tiêu Coliform đầu vào bể khử trùng với QCVN 14:2008 /BTNMT, cột A từ ngày 1/10 – 7/10/2020 ................................................... 101 Hình 3.31. So sánh đầu ra chỉ tiêu Coliform với QCVN 14:2008/BTNMT, cột A từ ngày 1/10-7/10/2020 .............................................................................. 102 Hình 3.32. So sánh chỉ tiêu Coliform đầu vào bể khử trùng với QCVN 14:2008 /BTNMT, cột A từ ngày 1/10 – 7/10/2020 .................................................... 104 Hình 3.33. So sánh chỉ tiêu Coliform đầu vào bể khử trùng với QCVN 14:2008 /BTNMT, cột A từ ngày 8/10 – 14/10/2020 .................................................. 105 vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BOD Biochemical oxygen Demand- nhu cầu oxy sinh hoá BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường COD Chemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy hóa học QCVN Quy chuẩn Việt Nam SS Chất rắn lơ lửng ASBR Bể xử lý nước thải với bùn hoạt tính hiếu khí viii LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự hỗ trợ và giúp đỡ dù nhiều hay ít, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập trên giảng đường Đại học đến nay, em đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn thể quý thầy cô đang thực hiện công tác làm việc và giảng dạy tài trường Đại học Thủ Dầu Một. Quý thầy cô giảng dạy chuyên ngành ngành Khoa học Môi trường đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường, cũng là người đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này. Cảm ơn tập thể D17MT01 đã là bạn đồng hành cùng tôi trong suốt những năm tháng Đại học, cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn. Em xin chân thành cảm ơn tới tất cả các anh chị làm việc tại Chi nhánh nước thải Dĩ An. Anh Trần Mạnh Giào người trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này tại Chi nhánh nước thải Dĩ An xin chân thành gửi lời cảm ơn đến anh. Trong suốt thời gian thực hiện báo cáo này, em còn thiếu nhiều kiến thức và kinh nghiệm, đồng thời do trình độ lý luận cũng như thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy, cô để giúp em học thêm được nhiều kinh nghiệm và hoàn thành tốt hơn. Chúc quý thầy, cô thật nhiều sức khỏe và luôn thành công trên con đường “trồng người” . Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! 1 TÓM TẮT Nghiên cứu được tiến hành tại Chi nhánh nước thải Dĩ An nhằm khảo sát, đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại đây. Thời gian thực hiện chia làm hai đợt: đợt 01 từ ngày 01/10/2020 - 07/10/2020 và đợt 02 từ ngày 08/10/2020 - 14/10/2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình xử lý nước thải của hệ thống đạt hiệu quả cao, cụ thể hiệu suất xử lý trung bình của các chỉ tiêu lần lượt như sau: độ màu: 94,4 % , SS: 98,65 %, COD: 89,45 %, BOD5: 90 %, NH4+: 95,9 %, NO3-: 62,05%, Tổng N: 84,6 %, Tổng P: 88,65 %. Quá trình xử lý đạt hiệu quả cao nhất là khử trùng UV với hiệu suất xử lý thực tế lên đến 99%. Từ khóa: hệ thống xử lý, nước thải, hiệu suất. 2 ABSTRACT The study was conducted at Di An Wastewater Branch to survey and evaluate the efficiency of the wastewater treatment system here. The implementation time is divided into two phases: phase 1 from October 1, 2020 - October 7, 2020 and phase 2 from October 8, 2020 - October 14, 2020. Research results show that the wastewater treatment process of the system is highly efficient, specifically the average treatment efficiency of the criteria respectively as follows: color: 94,4%, SS: 98,65 %, COD: 89,45 %, BOD5: 90 %, NH4+: 95,9 %, NO3-: 62,05 %, total N: 84,6 %, Total P: 88,65 %. The most effective treatment process is UV sterilization with actual treatment efficiency up to 99 %. 3 1. Đặt vấn đề MỞ ĐẦU Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức lớn về tình trạng ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là tại các khu công nghiệp, đô thị và các từ các hoạt động sinh hoạt sản xuất của người dân. Tại các thành phố lớn, lượng nước thải chưa qua xử lý của hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp xả thẳng ra môi trường là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nguồn nước. Ở khu vực nông thôn, tình trạng ô nhiễm nguồn nước cũng không ngừng gia tăng. Theo thống kê, có 76% số dân đang sinh sống ở nông thôn, là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc rửa trôi làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Bên cạnh đó, việc lạm dụng các chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khoẻ của con người. Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm da, tiêu hoá, tiêu chảy và nguy cơ ung thư ngày càng cao. Tại một số địa phương, trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ung thư, viêm nhiễm phụ khoa chiếm từ 40 - 50%, nguyên nhân là do từng sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Theo đánh giá của các Bộ Y tế và NN&PTNT, trung bình mỗi năm, Việt Nam có khoảng 9.000 người chết vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém, trên 100.000 trường hợp mắc ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên nhân chính là do sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Ngoài ra, ô nhiễm nguồn nước đang gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản… 2. Tính cấp thiết của đề tài “Môi trường và phát triển bền vững” là những vấn đề được nhiều nước và nhiều tổ chức quốc tế đặc biệt quan tâm. Ở một khía cạnh nào đó, để đảm bảo cho môi trường không bị suy thoái và phát triển một cách bền vững thì phải chú ý giải quyết vấn đề cung cấp nước sạch, thoát nước, xử lý nước thải vệ sinh môi trường một cách hợp lý nhất. Hiện nay, nước ta đang trên con đường phát triển, các khu dân cư đô thị mới và khu công nghiệp đang được quy hoạch và phát triển mạnh mẽ. Tốc độ công 4 nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước. Hầu hết nước thải sinh hoạt cũng như nước thải công nghiệp chưa được xử lý hoặc không được xử lý triệt để nhưng vẫn xả trực tiếp vào môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt, nước ngầm, gây mất cảnh quan đô thị, tác động xấu đến điều kiện vệ sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ cộng đồng và tác động tiêu cực tới nhịp độ phát triển kinh tế của cả nước. Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014 đã nêu rõ: “Các đô thị và khu dân cư phải có hệ thống công trình thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống tiêu thoát nước mưa; hệ thống cơ sở thu gom, tập kết, xử lý, tái chế chất thải rắn,…” Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, các cấp và các ngành liên quan đến bảo vệ môi trường đã có nhiều cố gắng trong việc kiểm soát ô nhiễm bằng nhiều biện pháp. Điển hình là xây dựng các công trình thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt cho các khu đô thị lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh,… Tuy nhiên quá trình khảo sát và đánh giá còn gặp nhiều hạn chế và chưa có nhiều đề xuất giải pháp thiết thực để cải thiện hiệu quả trong quá trình vận hành. Ở Việt Nam nói chung và cũng như trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng đã có nhiều nghiên cứu về đề tài khảo sát, đánh giá và đề xuất giải pháp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài còn gặp nhiều bất cập và chưa đáp ứng được nhu cầu đặc thù của nhà máy xử lý nước thải. Vì vậy, đề tài “Khảo sát, đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải tại Chi nhánh nước thải Dĩ An và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý” đã được thực hiện. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Khảo sát, đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải tại Chi nhánh Dĩ An - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải cho Chi nhánh nước thải Dĩ An 5 4. Phạm vi và đối tượng phạm vi nghiên cứu 4.1. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Quy trình xử lý nước thải trong Chi nhánh nước thải Dĩ An. Địa chỉ 39 Đường số 10 - KP. Đông An - P. Tân Đông Hiệp – Thành phố Dĩ An Bình Dương Về thời gian: từ 1/9/2020 đến 1/12/2020 4.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của để tài này là hệ thống xử lý nước thải của Chi nhánh nước thải Dĩ An. 5. Ý nghĩa khoa học Việc thực hiện khảo sát, đánh giá đã tìm ra những mặt bất cập và tồn tại của Chi nhánh. Từ đó, giúp Chi nhánh nước thải Dĩ An có những kế hoạch quản lý và phát triển tốt hơn trong tương lai. 6 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở nước ta hiện nay, nhiều nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt được xây dựng với quy mô và mức độ xử lý khác nhau. Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt được áp dụng phổ biến là vật lý, hóa học, hóa lý. Tuy nhiên, những phương pháp xử lý này đạt hiệu quả không cao và vẫn gây ra ô nhiễm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Với sự phát triển mạnh công nghệ, khoa học kĩ thuật và khắt khe về về xử lý nước thải, trong những năm gần đây việc tìm ra công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đạt hiệu quả cao, giá thành rẻ, ít sử dụng hóa chất, có tính sinh thái, thân thiện với môi trường đã trở thành vấn đề cấp thiết. Trước nhu cầu thực tế đó, việc đánh giá chất lượng và xử lý cũng tìm ra giải pháp cho nước thải sinh hoạt đã được tiến hành phổ biến trong các công trình nghiên cứu cấp độ dự án (Dự án hợp tác “ Nghiên cứu xây dựng công nghệ sinh thái xử lý nước thải sinh hoạt” giữa Viện Công nghệ môi trường, Viện Công nghệ hóa học và Viện nghiên cứu quản lý môi trường (Nhật Bản)), cho tới các đề tài nghiên cứu của các cấp khoa học như sau: - Đồ án tốt nghiệp “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho dự án căn hộ chung cư ToKy Tower Quận 12, công suất 384 m3/ngày.đêm” của Nguyễn Đức Kiên thực hiện năm 2016. Luận văn được thực hiện dưới dạng thiết kế công trình xử lý nước thải dựa vào số liệu kế thừa từ các công trình đi trước đã công bố và đã đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, tác giả cũng dựa vào các số liệu đo đạc thực tế để xây dựng công trình xử lý nước thải có hiệu quả nhất cho dự án. Mục tiêu tác giả muốn hướng tới là thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho chung cư ToKy công suất 384 m3/ ngày. Xác định các nguồn gây ô nhiễm và mức độ ô nhiễm của dự án. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường. Yêu cầu là trước khi thải ra môi trường bên ngoài (cột B, QCVN 14: 2008/ BTNMT). - Luận văn tốt nghiệp “Thiết kế hệ thống XLNT sinh hoạt cho khu Du lịch sinh thái Suối Nhỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu công suất 140 m3/ ngày.đêm” của Nguyễn Lê Thảo Giang thực hiện năm 2016. Luận văn này không đi vào con đường nghiên cứu giải quyết vấn đề mang tầm vóc lớn lao là sự ô nhiễm môi trường tạo ra bởi 7 các hoạt động sinh hoạt mà chỉ là công trình thiết kế quy mô nhỏ, nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở địa phương. Mục tiêu tác giả hướng tới là qua khảo sát thực tế về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như sản xuất của Khu du lịch này, từ đó biết được mức độ xả thải và việc phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước thải. Nhận thấy việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cho Khu du lịch là việc thực sự cần thiết, luận văn tiến hành thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Khu du lịch Suối Nhỏ. Trong quá trình thực hiện, tác giả đã sử dụng các phương pháp như: tổng hợp số liệu, phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước thải, thống kê và xử lý số liệu. - Luận văn Thạc sĩ khoa học “Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải của các Khu công nghiệp tỉnh Thái Bình và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Anh thực hiện năm 2013. Bước đầu Luận văn đã nhận được những kết quả tích cực như sau: (1) Đánh giá hiện trạng hoạt động của các khu công nghiệp trên địa bản tỉnh Thái Bình; (2) Xác định các nguồn thải của các nhà máy trong các Khu công nghiệp; (3) Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước thải của các khu công nghiệp; (4) Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải của các khu công nghiệp; (5) Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải cho khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh và Phúc Khánh B – Thái Bình. Do khuôn khổ của Luận văn và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên Luận văn chỉ nêu những đánh giá chung cơ bản về các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thải Bình, và lựa chọn 1 Khu công nghiệp trong tỉnh là Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh là Khu công nghiệp có tính chất đa ngành nghề mang tính phức tạp nhất để tập trung đánh giá một cách đầy đủ. Đề tài cũng đề xuất nâng cao hiệu quả xử lý cho những mặt chưa được cho hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp này. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Tại trường Đại học Khoa học Địa chất, Bắc Kinh – Trung Quốc nhóm tác giả Qi Yang, Haitao Shang, Jianlong Wang với để tài xử lý nước thải sinh hoạt bằng cách sử dụng màng Bioreactor thực hiện năm 2009. Đề tài đã nghiên cứu thành công phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt bằng cách xử dụng màng Bioreactor. Hiệu suất của màng Bioreactor( MMBR) cho xử lý nước thải sinh hoạt đã được điều tra khảo sát, kết quả thực nghiệm cho thấy hiệu quả khử COD là 85% màu là 70% và TOC đạt gần 90% . Bài viết được in tại Int. J Môi trường và ô nhiễm Vol 38, pp . 267 - 279. 8 1.1.3. Nhận xét Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước đều đã đạt được những kết quả và mang lại ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học nhất định. Các đề tài đã đưa ra là giải pháp cho công tác quản lý xả thải một cách tốt nhất. Tuy nhiên, các đề tài kể trên đều có những hạn chế như: Các đề tài này không đi vào con đường nghiên cứu để giải quyết vấn đề mà nước thải tạo ra mà chỉ là công trình thiết kế quy mô nhỏ, hệ thống xử lý nước thải của từng đơn vị nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở địa phương. 1.2. Tổng quan về Chi nhánh nước thải Dĩ An 1.2.1. Giới thiệu về Chi nhánh nước thải Dĩ An Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Cấp Thoát Nước - Môi trường Bình Dương. Ban chỉ đạo dự án. Ban chỉ đạo dự án (PSB) và Ban Quản lý dự án (PMU) sẽ thay mặt Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về chuẩn bị, thực hiện và quản lý quá trình đầu tư dự án này. Đại diện Chủ đầu tư: Ông Nguyễn Văn Thiền – Chức vụ: Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty. Địa chỉ liên lạc: Số 11 Đường Ngô Văn Trị – phường Phú Lợi – Thành phố Thủ Dầu Một - tỉnh Bình Dương. Số điện thoại: 84-(0)650-3827789; Email: [email protected], Website: www.biwase.com.vn Công suất giai đoạn I: 20.000 m3/ngày đêm Tổng mức đầu tư: 115.234 triệu USD Nguồn vốn vay từ Ngân hàng Thế giới: 92 triệu USD Ngày khởi công: 13/07/2017 Ngày khánh thành: 31/11/2018 Chi nhánh xử lý nước thải sinh hoạt Dĩ An nằm trên phường Tân Đông Hiệp, Thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Phía Đông giáp Quận 9 - Thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây giáp Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, phía Nam giáp Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và thị xã Tân Uyên , tỉnh Bình Dương. 9 Quá trình dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại Chi nhánh nước thải Dĩ An, tỉnh Bình Dương gồm bốn hợp phần chính được mô tả dưới đây: Hợp phần 1: xây dựng hệ thống thu gom nước thải (chi phí ước tính khoảng 31,5 tỷ USD). Hợp phần này sẽ xây dựng hệ thống thu gom nước thải tại các phường Dĩ An, Tân Đông Hiệp và một phần của các phường An Bình, Đông Hòa, với tổng diện tích 1.642 ha và phục vụ khoảng 187.100 người. Phạm vi của hợp phần này gồm: i) thiết kế chi tiết, giám sát, kiểm soát chất lượng công trình, ii) xây dựng hệ thống thu gom, kết nối và các trạm bơm, iii) lắp đặt thiết bị vận hành, thiết bị trạm bơm có liên quan. Hợp phần 2: Xây dựng nhà máy xử lý nước thải (chi phí ước tính khoảng 18,7 tỷ USD). Mục tiêu cụ thể của hợp phần này là xây dựng nhà máy xử lý nước thải công suất 20.000 m3/ngày.đêm. Nhà máy xử lý nước thải sẽ được xây dựng tại phường Tân Đông Hiệp, nước thải được xử lý bằng công nghệ xử lý hóa lý kết hợp với xử lý sinh học ASBR. Nước thải sau xử lý sẽ thải vào kênh T4, sau đó ra rạch Cái Cầu và cuối cùng đổ vào sông Đồng Nai. Nước thải sau khi xử lý đạt Quy chuẩn Việt Nam QCVN 14:2008/BTNMT (bảng 1, cột A) Hợp phần 3: Xây dựng hệ thống thoát nước mưa (chi phí ước tính khoảng 33,2 tỷ USD). Hợp phần này xây dựng hệ thống thoát nước mưa bao gồm cống và mương hở với tổng chiều dài là 10.112 m phục vụ cho việc thoát nước. Phạm vi của hợp phần này gồm xây dựng mởi các tuyến cống hộp dọc T4, T5B và đường Trần Hưng Đạo; cải tạo rạch Cái Cầu (tên gọi khác là suối Siệp) từ Km0 đến Km2+020 và suối Lồ Ồ hiện hữu. Tổng diện tích lưu vực phục vụ là 1690ha. Hợp phần 4: mua sắm vật tư, thiết bị chuyên dụng và xây dựng thể chế (chi phí ước tính khoảng 2,2 tỷ USD). 1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh nước thải Dĩ An Công ty CP Nước - Môi trường Bình Dương (BIWASE) chính thức đưa Xí nghiệp xử lý nước thải Dĩ An đi vào vận hành vào ngày 31/11/2018 với công suất giai đoạn 1 20000 m3/ngày đêm, được lắp đặt công nghệ mới, tiên tiến để xử lý nước thải đầu ra đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột A. Quyết định số 204/QĐCPN.MT ngày 16/02/2019 – Thành lập Chi nhánh Nước thải Dĩ An kể từ ngày 16/02/2019. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng