Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo tốt nghiệp đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải các...

Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải các kcn trên địa bàn thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai

.PDF
79
1
129

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ ************* BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG Ô NHIỄM HỮU CƠ TRONG NƯỚC THẢI CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI Sinh viên thực hiện : Trần Công Hậu Lớp : D17MTSK Khóa : 2017 – 2021 Ngành : An toàn Sức khỏe Môi trường Giảng viên hướng dẫn : ThS.Nguyễn Hiền Thân Bình Dương, tháng 12 năm 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ ************* BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG Ô NHIỄM HỮU CƠ TRONG NƯỚC THẢI CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI Sinh viên thực hiện : Trần Công Hậu Lớp : D17MTSK Khóa : 2017 – 2021 Ngành : An toàn Sức khỏe Môi trường Giảng viên hướng dẫn : ThS.Nguyễn Hiền Thân Bình Dương, tháng 12 năm 2020 Đề tài: Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải các KCN trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Báo cáo tốt nghiệp với đề tài “Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải các KCN trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình! Bình Dương, ngày 01 tháng 12 năm 2020 Người cam đoan GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân SVTH: Trần Công Hậu Trang i Lớp: D17MTSK Đề tài: Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải các KCN trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện báo cáo tốt nghiệp, ngoài những cố gắng của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, bạn bè và người thân trong gia đình. Đầu tiên, em xin gửi lời cám ơn đến quý thầy, cô ngành Khoa học Môi trường nói riêng và tất cả các thầy, cô đã hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Thủ Dầu Một đã dạy dỗ em từ những kiến thức đại cương đến những kiến thức chuyên ngành, giúp em có những kiến thức vững càng và tạo điều kiện cho em khi học tập tại trường. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thạc sĩ Nguyễn Hiền Thân, giảng viên ngành Khoa học Môi Trường – Khoa Khoa học Quản lý – Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình làm báo cáo. Cuối cùng em xin gửi lời cám ơn chân thành đến gia đình và bạn bè đã luôn tạo điều kiện, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành báo cáo tốt nghiệp. Bình Dương, ngày 01 tháng 12 năm 2020 Sinh viên GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân SVTH: Trần Công Hậu Trang ii Lớp: D17MTSK Đề tài: Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải các KCN trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai TÓM TẮT Thành phố Biên Hòa là thành phố thuộc tỉnh Đồng Nai nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hiện thành phố Biên Hòa có 6 KCN đang hoạt động với lưu lượng nước thải hằng ngày lớn gây ra những rủi ro về môi trường đặc biệt là từ ô nhiễm hữu cơ. Nghiên cứu thực hiện đánh giá hiện trạng thu gom và xử lý nước thải các KCN hoạt động trên địa bàn thành phố Biên Hòa và rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ hiện diện trong nước thải bằng phương pháp chỉ số rủi ro Nemerow cải tiến và hệ thống thông tin địa lý (GIS). Kết quả cho thấy ở các KCN đều có mức ô nhiễm hữu cơ chủ yếu là N-tổng, P-tổng, Amoni. Mức độ rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ ghi nhận mức độ rủi ro thấp đến rủi ro nghiêm trọng, được xếp theo thứ tự giảm dần: KCN Agtex Long Bình (P =24,4) > KCN Amata (P=16) > KCN Biên Hòa (P=10,2), > KCN Tam Phước (P= 5,1) > KCN Loteco (P= 2,7). KCN Kết quả của nghiên cứu đã cung cấp những thông tin cho việc quản lý cũng như nâng cao chất lượng xử lý nước thải tại các khu xử lý nước thải công nghiệp tập trung của các KCN trên địa bản thành phố Biên Hòa. GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân SVTH: Trần Công Hậu Trang iii Lớp: D17MTSK Đề tài: Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải các KCN trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai ABSTRACT Bien Hoa City is a urban of Dong Nai province located in the Southern key economic region. Currently, Bien Hoa City has 6 industrial parks in operation with large daily wastewater flow, causing environmental risks, especially from organic pollutants. The study applied the Nemerow risk index and the geographic information systems (GIS). The results showed that the industrial parkswere mainly organic pollution levels including N-total, P-total, and Ammonium. The level of environmental risk from organic pollution was recorded in range of medium to very high levels, the ranked in descending order: Agtex Long Binh Industrial Park (P = 24)> Amata Industrial Park (P = 16)> Bien Hoa 2 Industrial Park ( P = 10),> Tam Phuoc Industrial Park (P = 5)> Loteco Industrial Park (P = 3). The results of the study provided good information for the management and improvement of wastewater quality in the industrial wastewater treatment plants of the industrial parks in Bien Hoa City. GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân SVTH: Trần Công Hậu Trang iv Lớp: D17MTSK Đề tài: Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải các KCN trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii TÓM TẮT ........................................................................................................ iii ABSTRACT ..................................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... viii DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................. ix CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................... 1 1.1 Tính cấp thiết ..................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát.......................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 2 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 2 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2 1.4 Ý nghĩa của đề tài .............................................................................. 2 1.4.1 Về môi trường ................................................................................ 2 1.4.2 Về kinh tế xã hội ............................................................................ 3 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .................................. 4 2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu ........................................................... 4 2.2 Tổng quan Thành phố Biên Hòa ....................................................... 8 2.3 Tổng quan về nước thải ................................................................... 16 2.3.1 Khái niệm nước thải công nghiệp ................................................ 16 2.3.2 Các loại nước thải công nghiệp .................................................... 17 2.3.3 Thành phần ô nhiễm chính ........................................................... 17 2.4 Một số khái niệm liên quan ............................................................. 17 CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 19 3.1 Tiến độ thực hiện ............................................................................. 19 3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................ 20 3.2.1 Khảo sát và đánh giá hiện trạng thu gom và xử lý nước thải các KCN trên địa bàn thành phố Biên Hòa ..................................................... 20 GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân SVTH: Trần Công Hậu Trang v Lớp: D17MTSK Đề tài: Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải các KCN trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai 3.2.2 Đánh giá chất lượng nước thải sau xử lý của các hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các KCN thành phố Biên Hòa .............................. 20 3.2.3 Tính toán và đánh giá tác động của ô nhiễm hữu cơ từ nước thải sau xử lý của các khu công nghiệp đến môi trường ................................. 23 3.2.4 3.3 3.3.1 Đề xuất giải pháp xử lý ................................................................ 27 Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................... 28 Sơ lược địa điểm quan trắc.......................................................... 28 3.3.2 Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu và phân tích phòng thí nghiệm 29 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 31 4.1 Hiện trạng thu gom nước thải công nghiệp tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai ............................................................................................... 31 4.2 Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải tại các KCN trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai ...................................................................... 32 4.2.1 Hiện trạng xử lý nước thải của KCN Agtex Long Bình .............. 32 4.2.2 Hiện trạng xử lý nước thải KCN Amata ...................................... 34 4.2.3 Hiện trạng xử lý nước thải KCN Biên Hòa 2............................... 35 4.2.4 Hiện trạng xử lý nước thải tại KCN Loteco ................................. 36 4.2.5 Hiện trạng xử lý nước thải KCN Tam Phước .............................. 37 4.3 Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ do nước thải từ các KCN trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. .............................. 38 4.4 Đề xuất giải pháp ............................................................................. 42 4.4.1 Phân tích nguyên nhân gây ra rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ 42 4.4.2 Đề xuất giải pháp.......................................................................... 43 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 44 5.1 Kết luận ........................................................................................... 44 5.2 Kiến nghị ......................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 46 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 49 GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân SVTH: Trần Công Hậu Trang vi Lớp: D17MTSK Đề tài: Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải các KCN trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai DANH MỤC BẢNG Bảng 3. 1:Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp .. 21 Bảng 3. 2: Hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải ................................................................................................................... 22 Bảng 3. 3: Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf ...................................................... 22 Bảng 3. 4: Thang điểm đánh giá rủi ro môi trường theo chỉ số Nemerow ..... 25 Bảng 3. 5: Phương pháp lấy mẫu .................................................................... 30 Bảng 3. 6: Phương pháp phân tích phòng thí nghiệm..................................... 30 Bảng 4. 1: Thông tin cơ bản các KCN tại thành phố Biên Hòa ...................... 31 Bảng 4. 2: Hiện trạng xử lý nước thải KCN Agtex Long Bình ...................... 32 Bảng 4. 3: Hiện trạng xử lý nước thải KCN Amata........................................ 34 Bảng 4. 4: Hiện trạng xử lý nước thải KCN Biên Hòa 2 ................................ 35 Bảng 4. 5: Hiện trạng xử lý nước thải tại KCN Loteco .................................. 36 Bảng 4. 6: Hiện trạng xử lý nước thải tại KCN Tam Phước........................... 37 Bảng 4. 7: Chỉ số rủi ro các KCN trên địa bàn thành phố Biên Hòa .............. 40 Bảng 4. 8: Nguồn ô nhiễm hữu cơ và nguyên nhân ........................................ 42 GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân SVTH: Trần Công Hậu Trang vii Lớp: D17MTSK Đề tài: Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải các KCN trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai DANH MỤC HÌNH Hình 2. 1: Bản đồ hành chính thành phố Biên Hòa .......................................... 8 Hình 2. 2: Cơ cấu nhóm đất thành phố Biên Hòa ........................................... 11 Hình 3. 1: Tiến độ thực hiện ........................................................................... 19 Hình 3. 2 Sơ đồ xác định nguyên nhân ........................................................... 27 Hình 3. 3: Bản đồ vị trí quan trắc .................................................................... 28 Hình 4. 1: Số lần vượt chuẩn các thông số KCN Agtex Long Bình ............... 33 Hình 4. 2: Số lần vượt chuẩn các thông số tại KCN Amata ........................... 34 Hình 4. 3: Số lần vượt chuẩn các thông số tại KCN Biên Hòa 2.................... 35 Hình 4. 4: Số lần vượt chuẩn các thông số tại KCN Loteco ........................... 37 Hình 4. 5 Số lần vượt chuẩn các thông số tại KCN Tam Phước .................... 38 Hình 4. 6: Chỉ số rủi ro từng KCN trên địa bàn thành phố Biên Hòa ............ 40 Hình 4. 7 Bản đồ rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ .................................. 41 Hình 4. 8 Sơ đồ nguyên nhân ô nhiễm hữu cơ tại các KCN ........................... 42 GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân SVTH: Trần Công Hậu Trang viii Lớp: D17MTSK Đề tài: Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải các KCN trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai DANH MỤC VIẾT TẮT KCN GRDP QL1 QL51 GDP CN QTK PGD THPT THCS TH QCVN TP.HCM BTNMT BOD COD GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân SVTH: Trần Công Hậu Khu công nghiệp Tổng sản phẩm trên địa bàn Quốc lộ 1 Quốc lộ 51 Tổng sản phẩm quốc nội Chi nhánh Quỹ tiết kiệm Phòng giao dịch Trung học phổ thông Trung học cơ sở Tiểu học Quy chuẩn Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh Bộ Tài Nguyên Môi Trường Nhu cầu oxi sinh hóa (mg/l) Nhu cầu oxi hóa học (mg/l) Trang ix Lớp: D17MTSK Đề tài: Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải các KCN trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết Đồng Nai hiện là một địa phương nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với tốc độ phát triển kinh tế hàng đầu cả nước. Năm 2019, kinh tế của tỉnh tiếp tục đạt mức tằng trưởng cao so với cùng kỳ. Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh –GRDP tăng 9,05% so với năm 2018. Với tốc độ phát triển kinh tế cao đã góp phần thay đổi bộ mặt của tỉnh cũng như góp phần vào phát triển kinh tế cả nước. Thành phố Biên Hòa là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Đồng Nai, vị trí nằm ở phía Tây tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, phía Nam giáp huyện Long Thành, phía Đông giáp huyện Trảng Bom, phía Tây giáp thị xã Tân Uyên, thành phố Dĩ An tỉnh Binh Dương và Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km. Thành phố Biên Hòa là đầu mối giao thông quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có Quốc lộ 1A (chiều dài đi qua là 13 km), Quốc lộ 1K (chiều dài đi qua là 14 km), Quốc lộ 51 (chiều dài đi qua là 16 km) và sông Đồng Nai đi qua địa bàn thành phố. Thành phố Biên Hòa là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của cả nước góp phần phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai và cả nước. Với 6 KCN đang hoạt động trên địa bàn thành phố với nhiều ngành nghề khác nhau. Điều đó góp phần vào phát triển kinh tế và xã hội tại thành phố Biên Hòa cũng như tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, theo quá trình phát triển kinh tế với tốc độ cao cũng ảnh hưởng đến môi trường rất lớn. Tại các KCN của thành phố hằng ngày thải ra môi trường một lưu lượng lớn nước thải ảnh hưởng đến môi trường trong đó đặc biệt là ô nhiễm hưu cơ sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống các loại động thực vật tại nguồn phát thải, sức khỏe người dân và ảnh hưởng tốc độ phát triển kinh tế về lâu dài của thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và cả nước. Để góp phần thực hiện đánh giá rủi ro về môi trường cũng như bảo về môi trường trên địa bàn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai, đề tài “Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải các KCN trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai” được chọn làm hướng nghiên cứu và thực hiện báo cáo tốt nghiệp đại học chuyên ngành an toàn sức khỏe môi trường. Nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin về hiện trạng xử lý nước thải tại các KCN trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tính toán mức độ ô nhiễm hữu cơ trong nước thải sau xử lý tại các KCN từ đó đánh giá rủi ro về môi trường từ ô nhiễm hữu cơ GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân SVTH: Trần Công Hậu Trang 1 Lớp: D17MTSK Đề tài: Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải các KCN trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai trong nước thải sau xử lý trên địa bàn thành phố Biên Hòa từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đánh giá được hiện trạng xử lý nước thải của các KCN tại thành phố Biên Hòa và xác định được các rủi ro môi trường do ô nhiễm hữu cơ từ nước thải công nghiệp. 1.2.2Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu hiện trạng xử lý nước thải các KCN trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. - Nghiên cứu và đánh giá chất lượng nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung các KCN trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. - Tính toán và đánh giá rủi ro từ ô nhiễm hữu cơ đối với môi trường. - Đề xuất giải pháp giảm thiểu. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Hệ thống xử lý nước thải tập trung của các KCN trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. - Thời gian từ tháng 9/2020 – 12/2020. 1.4 Ý nghĩa của đề tài 1.4.1 Về môi trường Nghiên cứu tạo cơ sở dữ liệu chất lượng môi trường nước, hạn chế rủi ro môi trường do ô nhiễm hữu cơ và nâng cao hiệu quả công tác xử lý nước thải tại các hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các KCN trên địa bàn Thành phố Biên Hòa. Và tăng hiệu quả công tác của các nhà quản lý môi trương đề xuất biện pháp xử lý và ứng phó cũng như phòng ngừa kịp thời các thông số ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường. Xác định được các chất gây ô nhiễm hữu cơ nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn ô nhiễm cho môi trường tiếp nhận nước thải sau xử lý phát sinh do GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân SVTH: Trần Công Hậu Trang 2 Lớp: D17MTSK Đề tài: Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải các KCN trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai xử lý chưa triệt để các thông số ô nhiễm hữu cơ. Từ đó đưa ra các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm. 1.4.2 Về kinh tế xã hội Kết quả đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ trong nước thải công nghiệp sẽ góp phần đưa ra các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm hưu cơ và bảo vệ môi trường nước tại các nguồn tiếp nhận từ đó làm giảm rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ từ đó nâng cao chất lượng nước tại các nguồn tiếp nhận. Kết quả sẽ dễ dàng truyền tải thông tin đến cộng đồng về hiện trạng xử lý nước thải tại các KCN trên địa bàn Thành phố Biên Hòa là tốt hay chưa tốt và chất lượng nước tại các nguồn tiếp nhận nước thải công nghiệp từ đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả xử lý nước thải của các KCN trên địa bàn Thành phố Biên Hòa. GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân SVTH: Trần Công Hậu Trang 3 Lớp: D17MTSK Đề tài: Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải các KCN trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 2.1.1 Ngoài nước Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự phát triển của con người và sinh vật. Rủi ro môi trường là khả năng xảy ra, hoặc khả năng xảy ra thương tích, bệnh tật hoặc tử vong do tiếp xúc với mối nguy môi trường tiềm ẩn [1]. Việc đánh giá rủi ro môi trường đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn trong những năm qua tại nhiều nước trên thế giới: Một số nghiên cứu về đánh giá rủi ro như: - Đánh giá tác động môi trường đối với các nước đang phát triển ở Châu Á: Tập 1-Tổng quan [2] được công bố năm 1997. - Tại trường Đại học Crandfield, Anh năm 2011 [3] đã hướng dẫn cho đánh giá rủi ro môi trường và quản lý. Các nghiên cứu trên hầu như không có sự khác biệt về phương pháp luận chung dù khác nhau về tính ưu tiên trong đánh giá. Theo đó, sự truyền đạt thông tin được coi là thành phần cơ bản của quá trình ra quyết định, sự hiểu biết và thông tin khoa học sẽ trợ giúp cho đánh giá rủi ro và tính xác đáng của đánh giá rủi ro qua các trường hợp nghiên cứu điển hình. Với tình hình phát triển kinh tế xã hội ngày càng phát triển áp lực đến môi trường cũng ngày càng gia tăng đặc biệt là môi trường nước Trong các năm qua, nhiều nghiên cứu thực hiện đánh giá rủi ro nước thải công nghiệp đối với môi trường và hệ sinh thái như: - Shinta, Karnaningroem [4] đánh giá rủi ro nước thải nhà máy xử lý sử dụng phương pháp tác động và mô hình lỗi (FMEA) và sơ đồ xương cá (fishbone) kết quả nghiên cứu cho biết tiềm năng rủi ro quả quá trình xử lý nước thải, tuy nhiên chưa đánh giá được mức độ rủi ro môi trường. - Wang and Yang [5] đánh giá ô nhiễm nước thải công nghiệp đến sức khỏe bằng mô hình hồi qui tương quan. Kết quả nghiên cứu này chưa cho biết độ rủi ro của các thông số ô nhiễm. - R Van der Oost, J Beyer, NPE Vermeulen [6] sự tích lũy sinh học của các và các dấu ấn sinh học trong đánh giá rủi ro môi trường. GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân SVTH: Trần Công Hậu Trang 4 Lớp: D17MTSK Đề tài: Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải các KCN trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai - Kudlak, Blażej Wieczerzak, Monika Yotova, và cộng sự [7] đánh giá rủi ro môi trường với hoat động của nhà máy xử lý nước thải ở Ba Lan. - Li, Peijun Wang, Xin Allinson, và cộng sự [8] Đánh giá rủi ro kim loại nặng trong nước dưới đất trước đây được tưới bằng nước thải công nghiệp ở Thẩm Dương, Trung Quốc. Ô nhiễm hữu cơ đã và đang mang lại những rủi ro về môi trường ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đặc biệt là môi trường nước. Vì vậy những nghiên cứu đánh giá rủi ro do ô nhiễm hữu cơ đã được thực hiện như: - H Wang, C Wang và cộng sự [9] đã đánh giá rủi ro các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trong nước và trầm tích bề mặt của hồ Taihu, Trung Quốc. - Gómez-Gutiérrez, Anna Garnacho và cộng sự [10] đã sáng lọc đánh giá rủi ro sinh thái của các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trong trầm tích biển Địa Trung Hải. - Muñoz, Ivan Bueno và cộng sự [11] đã đánh giá rủi ro môi trường và sức khỏe con người đối với các chất ô nhiễm vi sinh hữ cơ xảy ra trong một trang trại cá biển ở Tây Ban Nha. Những nghiên cứu trên đã đánh giá được những rủi ro về môi trường của từng nghiên cứu tuy nhiên kết quả các nghiên cứu trên vẫn chưa cho biết được mức độ rủi ro môi trường. Một trong những phương pháp đánh giá rủi ro môi trường được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu là chỉ số Nemerow được công bố bởi N.L. Nemerow [12] công bố vào năm 1974. Một số nghiên cứu có ứng dụng chỉ số Nemerow như: - Sulthonuddin, Ihya,Hartono, Djoko Mulyo Said, Chairil Abdini Abidin [13] đã sử dụng phương pháp chỉ số Nemerow để đánh giá chất lượng nước của sông Cimanuk ở Tây Java, - Yi, Yu-Jun Sun và cộng sự [14] đã đánh giá rủi ro sinh thái của kim loại nặng trong trầm tích ở thượng nguồn sông Dương Tử. - Tương tự Jie và cộng sự [15] đã áp dụng phương pháp chỉ số Nemerow cải tiến dựa vào trọng số Entropy để đánh giá chất lượng nước ngầm, - D Jing [16] đã nghiên cứu môi số ứng dụng của chỉ số Nemerow trong việc đánh giá môi trường nước biển ở khu vực lân cận các cống rãnh trên cạn. - Brady, GA Ayoko, WN Martens [17] đã phát triển một chỉ số ô nhiễm hỗn hợp cho các kim loại nặng trong trầm tích biển và cửa sông. GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân SVTH: Trần Công Hậu Trang 5 Lớp: D17MTSK Đề tài: Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải các KCN trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai - G Quigjie, D Jun và cộng sự [18] đã tính toán các chỉ số ô nhiễm do kim loại nặng trong đánh giá địa hóa sinh thái và một nghiên cứu điển hình tại các ông viên ở Bắc Kinh. - G Xu, J Xie và cộng sự [19] đã ứng dụng chỉ số Nemerow trong đánh giá chất lượng nước sông cảnh quan ở Thiên Tân. - F Lou và cộng sự [20] đã ứng dụng phương pháp chỉ số Nemerow và phương pháp đánh giá nhân tố đơn trong đánh giá chất lượng nước. 2.1.2 Trong nước: Tại Việt Nam, công tác đánh giá rủi ro môi trường vẫn chưa được thực sự quan tâm và đa phần chỉ dừng lại ở những nghiên cứu tiếp cận các mô hình đánh giá rủi ro tại các nước phát triển và còn hạn chế về số lượng các nghiên cứu về đánh giá rủi ro môi trường. Một số nghiên cứu về đánh giá rủi ro môi trường đã được thực hiện tại Việt Nam như: - Ngô Thị Lệ Thủy [21] đã đánh giá rủi ro sinh thái đối với nước thải công nghiệp tại khu kinh tế Dung Quất và một số KCN tỉnh Quảng Ngãi - Trần Thị Thu Lộc [22] đã đánh giá rủi ro sinh thái đối với nước thải KCN Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng. - Lê Thị Trinh, Kiều Thị Thu Trang, Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Khánh Linh, Trịnh Thị Thắm [23]đã đánh giá sự tích lũy và rủi ro sinh thái mội số kim loại nặng trong trầm tích mặt khu vực hạ lưu sông Đáy. - Dương Thanh Nghị và cộng sự [24] đã đánh giá khả năng tích tụ sinh học chất ô nhiễm hữu cơ bền PCBs và PAHs vùng vịnh Hạ Long. - Ngô Thị Bích [25] đã đánh giá nguy cơ ô nhiễm hợp chất hữu cơ ở sông Tô Lịch và đề xuất các biện pháp giảm thiểu. Nhìn chung ở Việt Nam đã có những nghiên cứu về đánh giá rủi ro môi trường trên nhiều phương diện khác nhau như trầm tích đáy, nước thải công nghiệp và ô nhiễm hữu cơ. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế về số lượng các nghiên cứu nhất là trong thời điểm kinh tế đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Qua đó, vấn đề môi trường cần được quan tâm trên tất cả các dạng môi trường nước, môi trường đất và môi trường không khí do quá trình phát triển kinh tế đang được đẩy mạnh trên địa bàn cả nước. Thành phố Biên Hòa nằm trên Vùng kinh tế trọng điểm phía nam cũng không ngoại lệ nên môi trường tại thành phố cũng phần nào bị ảnh hưởng từ các hoạt động công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Các hoạt động sản xuất công nghiệp sẽ ảnh hưởng đến chất GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân SVTH: Trần Công Hậu Trang 6 Lớp: D17MTSK Đề tài: Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải các KCN trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai lượng nước tại các nguồn thải trên địa bàn thành phố Biên Hòa trong đó có ô nhiễm hữu cơ từ nước thải công nghiệp. Vì vậy cần đánh giá rủi ro môi trường do nước thải công nghiệp sau xử lý trên địa bàn thành phố Biên Hòa là điều cần thiết. Tuy nhiên các nghiên cứu nhằm đánh giá rủi ro về môi trường do ô nhiễm hữu cơ từ nước thải công nghiệp trên địa bàn thành phố vẫn chưa được thực hiện. Nhằm đánh giá được rủi ro về môi trường do ô nhiễm hữu cơ tại thành phố Biên Hòa đề tài “Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải các KCN trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai” được thực hiện nhằm khảo sát hiện trạng xử lý nước thải công nghiệp trên địa bàn thành phố biên hòa và rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ do nước thải công nghiệp. Để giải quyết được những vấn đề trên đề tài nghiên cứu cần tập trung giải quyết những câu hỏi nghiên cứu sau: 1) Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải công nghiệp tại thành phố Biên Hòa ra sao? 2) Chất lượng nước thải đầu ra của các KCN trên địa bàn thành phố Biên Hòa có mức độ rủi ro như thế nào? 3) Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro của nước thải các KCN đến môi trường? GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân SVTH: Trần Công Hậu Trang 7 Lớp: D17MTSK Đề tài: Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải các KCN trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai 2.2 Tổng quan Thành phố Biên Hòa Hình 2. 1: Bản đồ hành chính thành phố Biên Hòa 2.2.1 Điều kiện tự nhiên • Vị trí địa lý Thành phố Biên Hoà là đô thị lọai I, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Đồng Nai [26]. Với tổng diện tích 264.08 km2 [27]. - Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu; Tây giáp quận 9 thành phố Hồ Chí Minh; Tây Nam giáp huyện Long Thành; Đông giáp huyện Trảng Bom; GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân SVTH: Trần Công Hậu Trang 8 Lớp: D17MTSK Đề tài: Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải các KCN trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai - Tây Bắc giáp huyện Dĩ An, huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương. Thành phố Biên Hòa có hơn 30 đơn vị hành chính gồm 23 phường: An Bình, Bình Đa, Bửu Long, Hố Nai, Long Bình Tân, Quang Vinh, Quyết Thắng, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tân Biên, Tân Hiệp, Tân Tiến, Tân Hòa, Tân Mai, Tân Phong, Tân Vạn, Thanh Bình, Thông Nhất, Trảng Đài, Trung Dũng và 7 xã: Hóa An, Hiệp Hòa, Tân Hạnh, An Hòa, Long Hưng, Phước Tân, Tam Phước [27]. Thành phố Biên Hòa nằm hai bên bờ sông Đồng Nai ( chủ yếu bên phía tả ngạn), giáp quận 9 của thành phố Hồ Chí Minh, cách thành phố Hồ Chí Minh 30 km (theo xa lộ Hà Nội và QL1), cách thành phố Vũng Tàu 90 km (theo QL51 [26]. Biên Hòa có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng không chỉ riêng tỉnh Đông Nai mà còn cả vùng Đông Nam Bộ. • Địa hình địa mạo Biên Hòa có địa hình rất phức tạp và đa dạng gồm đồng bằng, chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du, có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. - Khu vực phía Đông và Bắc thành phố: địa hình có dạng đồi nhỏ, dốc thoải không đều, nghiêng dần về sông Đồng Nai và các suối nhỏ. Cao độ lớn nhất là 75m, cao độ thấp nhất là 2m. Vào mùa mưa nước lũ tràn từ Bắc xuống Nam và từ Đông xuống Tây Nam. Địa chất vững chắc rất thuận lợi cho xây dựng và phát triển các công trình, phát triển khu dân cư, khu đô thị (hạn chế là phải san ủi mặt bằng). - Khu vực phía Đông Nam: địa hình cao, độ dốc nhỏ, thuận lợi cho việc xây dựng (phần lớn đất đai khu vực này là đất quốc phòng). - Khu vực phía Tây và Tây Nam, địa hình chủ yếu là đồng bằng. Ven sông Đồng Nai là vùng ruộng vườn xen lẫn, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông và các suối nhỏ tạo nên các cù lao (Hiệp Hòa, cù lao Ba Xê, cù lao Cỏ,..., xã Long Hưng), rất thuận lợi cho việc phát triển các khu đô thị, nghỉ dưỡng kết hợp với phát triển du lịch, thương mại. Tuy nhiên, do có cao độ tự nhiên thấp từ 1 - 2m (khu vực cù lao từ 0,5 - 0,8m), nên nền địa chất của khu vực này kém thuận lợi cho việc xây dựng các công trình. GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân SVTH: Trần Công Hậu Trang 9 Lớp: D17MTSK
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng