Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo tốt nghiệp đánh giá nhận thức về tác hại đối với môi trường của chất thả...

Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp đánh giá nhận thức về tác hại đối với môi trường của chất thải nhựa, cách xử lý chất thải nhựa của người dân ở khu dân cư và đề xuất biện pháp hiệu quả trong xử lý chất thải nhựa

.PDF
66
1
89

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ *********** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC VỀ TÁC HẠI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA CHẤT THẢI NHỰA, CÁCH XỬ LÝ CHẤT THẢI NHỰA CỦA NGƯỜI DÂN Ở KHU DÂN CƯ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP HIỆU QUẢ TRONG XỬ LÝ CHẤT THẢI NHỰA Sinh viên thực hiện : PHẠM THỊ NGỌC THỊNH Lớp : D17MTSK Khoá : 2017-2021 Ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : THS. HỒ BÍCH LIÊN Bình Dương, tháng 1 12 năm 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ *********** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC VỀ TÁC HẠI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA CHẤT THẢI NHỰA, CÁCH XỬ LÝ CHẤT THẢI NHỰA CỦA NGƯỜI DÂN Ở KHU DÂN CƯ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP HIỆU QUẢ TRONG XỬ LÝ CHẤT THẢI NHỰA Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Mã số SV: 1724403010066 (Ký tên) Lớp: D17MTSK (Ký tên) Th.S. HỒ BÍCH LIÊN PHẠM THỊ NGỌC THỊNH 2 12 năm 2020 Bình Dương, tháng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin được cam đoan: Đề tài “Đánh giá nhận thức về tác hại đối với môi trường của chất thải nhựa, cách xử lý chất thải nhựa của người dân ở khu dân cư và đề xuất biện pháp hiệu quả trong xử lý chất thải nhựa” được tiến hành công khai, dựa trên sự cố gắng, nỗ lực của mình, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của Ths. Hồ Bích Liên. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và hoàn toàn không sao chép hoặc sử dụng kết quả của đề tài nghiên cứu nào tương tự. Ngoài ra, trong bài báo cáo có sử dụng một số nguồn tài liệu tham khảo, giúp đỡ cho việc xây dựng cơ sở lý luận đều đã được trích dẫn nguồn và ghi nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố. Bình Dương, ngày 25 tháng 11 năm 2020 Sinh viên Phạm Thị Ngọc Thịnh i LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô ở Khoa Quản Lý- Trường Đại học Thủ Dầu Một đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt trong học kì này em xin gửi lời cám ơn đến cô Hồ Bích Liên, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thiện bài báo cáo tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn các bác các cô, chú, anh, chị tại thị xã Tân Uyên và thành phố Thủ Dầu Một đã hết lòng giúp em thực hiện phiếu khảo sát. Do thời gian và địa bàn khảo sát khá rộng với vốn kiến thức nhất định của em nên khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiết sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô. Em xin chân thành cảm ơn! Bình Dương, ngày 25 tháng 11 năm 2020 Sinh viên Phạm Thị Ngọc Thịnh ii TÓM TẮT BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài “Đánh giá nhận thức về tác hại đối với môi trường của chất thải nhựa, cách xử lý chất thải nhựa của người dân ở khu dân cư và đề xuất biện pháp hiệu quả trong xử lý chất thải nhựa” được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 09/2020 đến tháng 11/2020. Đề tài bao gồm các nội dung chính sau: Chương Mở Đầu: giới thiệu nội dung, ý nghĩa và mục tiêu nghiên cứu đề tài. Chương 1: Nêu lên một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu, nguồn gốc phát sinh rác thải nhựa, mối quan hệ giữa môi trường và rác thải nhựa, thực trạng về rác thải nhựa hiện nay, các vấn đề về rác thải nhựa liên quan đến sức khỏe con người và các nghiên cứu về rác thải nhựa tại Việt Nam. Chương 2: Giới thiệu về đối tượng phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của đề tài. Chương 3: - Tình hình sử dụng rác thải nhựa của người dân tại địa phương và phương pháp xử lý rác thải. - Tìm hiểu được mức độ nhận thức của người dân về tác hại của rác thải nhựa đối với sức khỏe và môi trường cao. - Hoạt động giảm thiểu rác thải tại địa phương do người dân tổ chức. - Từ đó đề tài đã tìm đưa ra các đề xuất giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa cho địa phương như giảm sử dụng đồ nhựa, xử lý rác thải nhựa bằng phương pháp thích hợp, tái chế sử đồ nhựa đã qua sử dụng. iii NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................................................................. ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Bình Dương, ngày…. tháng 12 năm 2020 Xác nhận của giảng viên hướng dẫn iii NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ................................................................................................................. ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Bình Dương, ngày…. tháng 12 năm 2020 Xác nhận của giảng viên phản biện (Ký, ghi rõ họ tên) iv MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................... 2 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2 4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI............................................................................... 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................................................................................................. 3 1.1.1. Khái niệm về nhựa .................................................................................. 3 1.1.2. Khái niệm rác thải nhựa .......................................................................... 3 1.1.3. Ô nhiễm rác thải nhựa ............................................................................. 3 1.1.4. Khái niệm về nhận thức .......................................................................... 3 1.2. NGUỒN GỐC PHÁT SINH RÁC THẢI NHỰA ..................................... 4 1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ RÁC THẢI NHỰA............ 5 1.4. THỰC TRẠNG VỀ RÁC THẢI NHỰA HIỆN NAY .............................. 5 1.4.1. Vấn đề ở Việt Nam.................................................................................. 5 1.4.2. Vấn đề trên thế giới ................................................................................. 7 1.5. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI NHỰA ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG SINH THÁI, SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ KINH TẾ XÃ HỘI .................. 9 1.5.1. Tác động đến môi trường đất .................................................................. 9 1.5.2. Tác động đến môi trường không khí ....................................................... 9 1.5.3. Tác động đến môi trường nước ............................................................... 9 1.5.4. Tác động đến sức khỏe con người ........................................................ 14 1.5.5. Tác động đến kinh tế xã hội .................................................................. 14 1.6. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN Ở VIỆT NAM................................................................................................................ 15 1.6.1. Nhận thức và quan điểm về chất thải nhựa tại các tỉnh thành .............. 15 v 1.6.2. Nhận thức về việc sử dụng, thải loại, phân loại và thu gom chất thải rắn và rác thải nhựa ............................................................................................... 17 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 20 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................... 20 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 20 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 20 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 20 2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp ........................................................................ 20 2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp .......................................................................... 20 2.2.3. Phương pháp lập phiếu khảo sát ........................................................... 20 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 21 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 21 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 24 3.1. HIỆN TRẠNG RÁC THẢI NHỰA TẠI ĐỊA PHƯƠNG ....................... 24 3.1.1. Tình hình sử dụng rác thải nhựa ........................................................... 24 3.1.2. Vấn đề xử lý rác thải nhựa tại địa phương ............................................ 25 3.2. HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ RÁC THẢI NHỰA ...................... 26 3.2.1. Hiểu biết của người dân về ô nhiễm rác thải nhựa ............................... 26 3.2.2. Mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm rác thải nhựa đến sức khỏe và môi trường xung quanh ...................................................................................................... 28 3.2.3. Mức độ nhận thức của người dân về giảm thiểu rác thải nhựa ............. 32 3.2.4. Những hoạt động của người dân về công tác giảm thiểu rác thải nhựa, công tác tuyên truyền của tỉnh. ....................................................................... 35 3.3. SO SÁNH MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN TẠI INDIA VÀ NGƯỜI DÂN TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG VỀ RÁC THẢI NHỰA .............. 38 3.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............................................................................ 42 3.4.1. Tái sử dụng đồ nhựa .............................................................................. 42 3.4.2. Phân loại từ đầu nguồn để tái chế ......................................................... 42 3.4.3. Ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa ......................................... 42 vi 3.4.4. Hạn chế tối đa việc đốt rác thải tại nhà ................................................. 43 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 44 4.1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 44 4.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 46 PHỤC LỤC 1 .................................................................................................. 47 vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Loại sản phẩm nhựa mà các hộ gia đình sử dụng........................... 24 Bảng 3.2. Tỷ lệ các cách xử lý rác thải nhựa của hộ gia đình. ....................... 25 Bảng 3.3. Nhận thức của người dân về môi trường sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ chất thải nhựa ...................................................................................... 27 Bảng 3.4. Nhận thức của người dân về phần lớn rác thải nhựa sau khi bị thải bỏ sẽ đi về đâu. ..................................................................................................... 28 Bảng 3.5. Mức độ lo lắng của người dân đối với tác hại của chất thải nhựa. . 30 Bảng 3.6. Mức độ thường xuyên trong việc hạn chế rác thải nhựa của người dân. .................................................................................................................. 32 Bảng 3.7. Ý kiến của người dân trong các hoạt động giảm sử dụng đồ nhựa. 33 viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ nguồn phát sinh rác thải nhựa. ................................................ 4 Hình 1.2. Rác thải nhựa tràn ngập tại ven bờ biển của Việt Nam. ................... 6 Hình 1.3. Rác thải nhựa bị quá tải tại bãi thu gom. .......................................... 7 Hình 1.4. Top 12 quốc gia xả thải nhựa ra biển nhiểu nhất thế giới................. 8 Hình 1.5. Tình trạng rác thải nhựa của một số nước trên thế giới. ................... 8 Hình 1.6 – 1.10. Số năm phân hủy của các loại rác thải nhựa. ....................... 13 Hình 1.11. Hiểu biết của cộng đồng về nhựa và rác thải nhựa năm 2019. ..... 16 Hình 1.12. Tỷ lệ hiểu biết về quy định pháp lý về quản lý rác thải và bảo vệ môi trường của cộng đồng năm 2019. ............................................................ 16 Hình 1.13. Cảm nhận của cộng đồng về hiện trạng xả thải và thu gom rác thải nhựa năm 2019. ............................................................................................... 17 Hình 1.14. Thói quen xả thải hàng ngày của hộ gia đình và hộ kinh doanh tại các tỉnh thành năm 2019. ................................................................................ 18 Hình 1.15. Số lượng túi nilon và đồ nhựa sử dụng một lần thải hàng ngày của hộ gia đình tại các tỉnh thành năm 2019. ........................................................ 18 Hình 1.16. Thói quen phân loại của hộ gia đình tại các tỉnh thành năm 2019. ......................................................................................................................... 19 Hình 3.1. Nguồn gốc các sản phẩm nhựa hộ gia đình sử dụng....................... 24 Hình 3.2. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng xấu của rác thải nhựa khi bị thải bỏ. ............................................................................................................. 27 Hình 3.3. Các bệnh liên quan đến ô nhiễm rác thải nhựa. .............................. 29 Hình 3.4. Ý kiến của người dân về trách nhiệm giảm thiểu rác thải nhựa. .... 34 Hình 3.5. Tỷ lệ quy định giảm thiểu rác thải nhựa tại nơi sống của người dân. ......................................................................................................................... 35 Hình 3.6. Các kênh tìm kiếm thông tin của người dân. .................................. 36 Hình 3.7. Thông tin người dân mong muốn nhận được. ................................. 36 Hình 3.8. Sự ủng hộ những hoạt động để giảm thiểu rác thải nhựa tại địa phương............................................................................................................. 37 Hình 3.9. Nhận thức về các nguy cơ sức khỏe do ô nhiễm nhựa. .................. 39 ix Hình 3.10. Phương pháp xử lý nhựa. .............................................................. 40 Hình 3.11. Nhận thức của người dân về tác hại của ô nhiễm rác thải nhựa. .. 40 Hình 3.12. Lý do sử dụng túi nilon. ................................................................ 41 x DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT HGĐ Hộ gia đình HST Hệ sinh thái WHO Tổ chức y tế thế giới SL Số lượng ix MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay rác thải nhựa đang là mối đe dọa đến môi trường toàn cầu, đặc biệt tình trạng ô nhiễm do rác thải nhựa đã đạt tới những con số đáng báo động. Sự ra đời của nhựa và các sản phẩm từ nhựa mang lại nhiều lợi ích nhưng nhựa cũng chính là tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường tự nhiên. Lượng rác thải từ sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp và từ các điểm du lịch ngày càng nhiều. Rác thải nhựa đã và đang trở thành vấn nạn lớn của xã hội. Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), ước tính Việt Nam có khoảng 8 triệu tấn chất thải nhựa mỗi năm. Đây là những con số vô cùng khủng khiếp, báo động khẩn cấp đến tất cả mọi người, mọi quốc gia trên thế giới. Hậu quả mà rác thải nhựa để lại vô cùng khôn lường. Tất nhiên, hiểm hoạ đại dương do rác thải nhựa là điều không thể tránh khỏi. Nguyên nhân của vấn đề rác thải nhựa đang ngày càng tăng cao là do thói quen lạm dụng nhựa sử dụng 1 lần. Năng lực quản lý yếu kém: Lượng rác thải nhựa quá lớn, trong khi năng lực quản lý chất thải ở Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Điều này càng làm tăng gánh nặng cho môi trường và sức khỏe cộng đồng. Công tác phân loại rác, xử lý rác thải còn hạn chế. Ý thức người dân còn kém: người dân có ý thức kém, chưa nhận thức đúng về mức độ nguy hiểm của ô nhiễm rác thải nhựa đối với môi trường, đặc biệt là môi trường biển.Bên cạnh đó, ô nhiễm do rác thải nhựa mang lại đang ngày càng gia tăng và trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội. Bảo vệ môi trường cần có sự chung tay và góp sức của toàn xã hội. Ngoài việc đưa ra các biện pháp công nghệ kỹ thuật, pháp luật để bảo vệ, phục hồi môi trường thì việc giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại của chất thải nhựa đối với môi trường cũng là một việc làm vô cùng quan trọng. Là quốc gia đang phát triển, Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề về suy thoái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đặc biệt là ô nhiễm do rác thải nhựa hay còn gọi là “ô nhiễm trắng”. Lượng rác thải nhựa đang ngày càng gia tăng nếu chúng ta không có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì những tác động tiêu cực từ rác thải nhựa sẽ trở nên rất nghiêm trọng. Xuất phát từ tình hình trên, nhằm tìm hiểu nhận thức của người dân tại các khu dân cư trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ đó tìm ra biện pháp quản lý, xử lý phù hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra. Vì vậy, tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá nhận thức về tác hại đối với môi 1 trường của chất thải nhựa, cách xử lý chất thải nhựa của người dân ở khu dân cư và đề xuất biện pháp hiệu quả trong xử lý chất thải nhựa”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Đánh giá nhận thức của người dân về tác hại của chất thải nhựa đối với môi trường. - Xác định thành phần và khối lượng chất thải nhựa thải bỏ trên ngày theo hộ gia đình tại địa phương. - Xác định phương pháp xử lý chất thải nhựa phổ biến của người dân. - Đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý rác thải nhựa nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và mỹ quan đô thị. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Khảo sát điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội tại Bình Dương. - Thực trạng sử dụng và thải bỏ nhựa của các hộ dân trên địa bàn. - Nhận thức về tác hại của chất thải nhựa của người dân. - Các phương pháp xử lý chất thải nhựa của người dân. - Đua ra các biện pháp xử lý hiệu quả chất thải nhựa. 4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI - Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. - Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học tập và nghiên cứu rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu. - Đánh giá được nhận thức của người dân tại địa bàn tỉnh Bình Dương về tác hại của chất thải nhựa tới môi trường. - Đề xuất được các biện pháp quản lý, xử lý rác thải để đạt được hiệu quả tốt nhất. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1.1. Khái niệm về nhựa - Nhựa (plastic) không có trong thiên nhiên mà do con người chế tạo ra. - Nhựa là các chất dẻo hoặc các hợp chất cao phân tử được tổng hợp từ dầu hỏa hoặc các chất từ khí tự nhiên. - Nhựa là tên gọi chung cho rất nhiều loại chất dẻo, mỗi loại có những đặc tính và chức năng khác nhau. [1] 1.1.2. Khái niệm rác thải nhựa Rác thải nhựa là những chất không được phân hủy trong nhiều môi trường. Bao gồm nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ… Chất thải ni lông gồm các bao bì bằng nhựa polyethylene (PE) sau khi sử dụng trở thành rác thải. Trong rác thải sinh hoạt còn có các loại nhựa khác cũng có chứa các loại nhựa phế thải. Rác thải ni lông thực chất là một hỗn hợp nhựa, trong đó chiếm phần lớn là nhựa PE. [1] Những sản phẩm làm bằng nhựa đã qua sử dụng hoặc không được dùng đến và bị đem bỏ thì đều được gọi chung là rác thải nhựa. Một vài rác thải nhựa thường gặp là: túi nhựa, chai nhựa, ống hút nhựa, cốc nhựa,… Điểm chung của các sản phẩm này là chúng có thời gian phân hủy vô cùng lâu, một vài loại tốn mất vài trăm đến vài nghìn năm mới có thể hoàn toàn phân hủy. 1.1.3. Ô nhiễm rác thải nhựa Ô nhiễm rác thải nhựa (hay ô nhiễm chất dẻo) là hiện tượng các loại rác thải nhựa được xả bừa bãi ra môi trường tích tụ lại, gây ra những ảnh hưởng xấu đến với môi trường, sức khỏe của con người và các loại động vật khác. Hiện tượng ô nhiễm rác thải nhựa còn được gọi là ô nhiễm trắng. Đây là cụm từ mà các nhà khoa học dùng để chỉ tình trạng ô nhiễm do túi nilon gây ra cho môi trường. 1.1.4. Khái niệm về nhận thức - Quá trình và kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực trong tư duy, quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan hoặc kết quả của quá trình đó. [2] 3 - Nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể. [2] - Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong sạch, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường, khai thác sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học. [2] 1.2. NGUỒN GỐC PHÁT SINH RÁC THẢI NHỰA Chất thải nhựa sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người. Hàng ngày chất thải nhựa sinh hoạt ở các đô thị được phát sinh từ các nguồn sau: - Chất thải sinh hoạt của người dân, khách vãng lai, du lịch, thực phẩm dư thừa nilon, nhựa, chai nước nhựa, các chất thải nguy hại. - Chất thải nhựa từ các chợ, tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, khu văn hóa. - Chất thải nhựa sinh hoạt từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học. - Chất thải nhựa sinh hoạt của công nhân trong các công trình xây dựng, cải tạo và nâng cấp. - Chất thải nhựa sinh hoạt của công nhân trong nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp. [1] Khu dân cư, khách du lịch Cơ quan, Nhà hàng, trường học khách sạn Rác thải nhựa Công nhân Khu vui chơi công trình Nhà má xí nghiệp Hình 1.1. Sơ đồ nguồn phát sinh rác thải nhựa. 4 giải trí 1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ RÁC THẢI NHỰA Môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi rác thải nhựa. Gây nên ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí… Để cải thiện môi trường, chúng ta nên nhận thức được trách nhiệm và ý thức của bản thân mỗi người. Vì vậy, mọi người nên thực hiện quản lý môi trường. Quản lý môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức, có phương hướng và mục đích của chủ thể (con người, địa phương, quốc gia, tổ chức quốc tế) đối với một đối tượng nhất định (môi trường sống) nhằm khôi phục, duy trì và cải thiện tốt hơn môi trường sống của con người trong khoảng thời gian nhất định. 1.4. THỰC TRẠNG VỀ RÁC THẢI NHỰA HIỆN NAY 1.4.1. Vấn đề ở Việt Nam Dựa theo báo cáo của Hiệp hội nhựa, năm 2015, Việt Nam sản xuất và tiêu thụ khoảng 5 triệu tấn nhựa, trong đó, khoảng 80% nguyên liệu nhập khẩu sử dụng từ nhựa phế liệu. Chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người tại Việt Nam tăng nhanh từ 3,8kg/năm/người năm 1990, tăng lên 41kg/năm/người vào năm 2015, hơn 10 lần so với năm 1990. [3] Tại Việt Nam, thống kê bình quân, mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1 kg túi nilon/tháng. Riêng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon. Đáng chú ý, lượng chất thải nhựa và túi nilon cả nước chiếm khoảng 8-12% trong chất thải rắn sinh hoạt. Nếu trung bình khoảng 10% lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn thì lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm, đây là gánh nặng cho môi trường, thậm chí dẫn tới thảm họa "ô nhiễm trắng". [3] Theo đánh giá của Bộ TN&MT, lĩnh vực tái chế chất thải nhựa của Việt Nam vẫn chưa phát triển. Tỷ lệ phân loại chất thải tại nguồn rất thấp, hầu như các loại chất thải được dồn chung với nhau và được thu gom bởi các xe chở chất thải. Đơn cử như Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi năm, có khoảng 250.000 tấn chất thải nhựa được tạo ra; trong đó, 48.000 tấn được chôn trong các bãi chôn lấp (đa số là nhựa có giá trị thấp) chiếm 19,2%; còn lại hơn 200.000 tấn chất thải nhựa được tái chế hoặc thải trực tiếp ra môi trường. [3] 5 Công nghệ tái chế nhựa được sử dụng ở các thành phố lớn của Việt Nam đã lỗi thời, hiệu quả thấp, chi phí cao và gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, hoạt động tái chế chất thải nhựa chưa được tổ chức với quy mô lớn, chủ yếu được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ nên hiệu quả thấp. Trong khi đó thói quen của người dân dùng túi nilon, đồ dùng nhựa một lần ngày càng gia tăng. Đáng lo ngại người dân vẫn chưa có thói quen phân loại rác sinh hoạt hàng ngày, việc lẫn các loại chất thải nhựa, đặc biệt là nilon tương đối phổ biến. Điều này càng khiến việc xử lý rác thải nhựa thêm khó khăn. [3] Hình 1.2. Rác thải nhựa tràn ngập tại ven bờ biển của Việt Nam. Với 112 cửa biển, 80% lượng rác thải biển của Việt Nam xuất phát từ các hoạt động trên đất liền. Hơn 50% lượng nhựa được tiêu thụ mỗi ngày nằm trong những sản phẩm nhựa dùng một lần. Có nghĩa rằng trong hàng triệu tấn nhựa sản xuất ra mỗi năm quá nửa trong số đó chỉ đem lại cho chúng ta cảm giác tiện ích trong ít phút như cốc nhựa, ống hút, túi nilon…Sau đó, những thứ này bị vứt ra môi trường và trở thành những thứ đồ nhựa vô dụng. Nó tồn tại trong môi trường tự nhiên và trở nên vô cùng nguy hại. [3] Không chỉ là vấn đề môi trường hay sức khỏe con người, việc khắc phục ô nhiễm rác thải nhựa cũng gây tổn thất nặng nề cho kinh tế do phải tiêu tốn cho công tác làm sạch và tẩy độc. Ước tính, chỉ có 9% số rác thải nhựa được tái chế, khoảng 12% được đốt cháy, còn lại 79% vẫn đang tồn đọng trong các bãi chôn lấp, bãi rác và trong môi trường tự nhiên. [3] 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng