Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo tổng kết thực hành sư phạm ngành sư phạm mầm non...

Tài liệu Báo cáo tổng kết thực hành sư phạm ngành sư phạm mầm non

.DOC
24
1881
113

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG TRUNG CẤP BÁCH NGHỆ THANH HÓA ------ BÁO CÁO TỔNG KẾT THỰC HÀNH SƯ PHẠM – NGÀNH SƯ PHẠM MẦM NON Họ và tên học sinh: Nguyễn Thị Hồng - Mã số HS: Lớp: M3I VB2T - Ngành: Sư phạm Mầm non – Khóa 2014 – 2015 Thời gian: Từ ngày 04/5 đến ngày 31/5/2015 THANH HÓA - NĂM 2015 LỜI CẢM ƠN Để thúc đẩy đất nước đi lên mỗi sinh viên cần phải trang bị cho mình những ksiến thức với mục đích làm giàu cho bản thân cũng như góp phần vào sự nghiệp của đất nước. Với mục đích đó để sinh viên tiếp cận thực tế và tìm hiểu tâm lý tình cảm của các cháu. Đồng thời trải nghiệm việc thiết kế và thực hiện tiết dạy cũng như công tác chủ nhiệm.Trường Trung Cấp Bách Nghệ đã tạo điều kiện cho chúng em đợt kiến tập bổ ích này. Chúng em xin chân thành cảm ơn nhà trường đã tạo cơ hội để sinh viên chúng em thực tập và trao đổi kiến thức cho bản thân. Chúng em vô cùng biết ơn những tình cảm của thầy cô dành chúng em trong suốt thời gian qua. Chúng em muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới các thây cô giáo trong khoa sư phạm, đã hướng dẫn chúng em hoàn thành bài báo cáo kiến tập này. Lý thuyết là nền tảng, thực hành là kết tinh ra sản phẩm, vận dụng những kiến thứ đã được học vào thực tế, em chọn môi trường ứng dụng là Trường Mầm non xã Quảng Phú để có cái nhìn khái quát hơn Chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo, toàn thể các cô trong trường đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian kiến tập tại công ty. Cuối cùng chúng em xin chúc thầy cô trường Trung cấp Bách Nghệ cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong trường Mầm non xã Quảng Phú lời chúc sức khỏe và lòng biết ơn sâu sắc, chúc nhà trường ngày càng phát triển giàu mạnh. NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC HÀNH ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Thanh Hoá, ngày tháng T.M ĐƠN VỊ năm 2015 MỤC LỤC Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................1 I. Giới thiệu tổng quan về địa phương, nơi kiến tập...................................................1 1. Giới thiệu về xã Quảng Phú...................................................................................1 2. Giới thiệu về trường mầm non xã Quảng Phú........................................................1 II. Lý do viết kiến tập và khái quát các nội dung lớn của báo cáo..............................3 Chương 2: NỘI DUNG BÁO CÁO.............................................................................4 1.Tìm hiểu thực tế về trường mầm non Quảng Phú – nơi thực hành sư phạm............4 1.1. Đặc điểm tình hình nhà trường............................................................................4 1.2. Dự giờ.................................................................................................................6 1.2.1. Tổ chức các hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ trong chế độ sinh hoạt hằng ngày............................................................................................................................ 6 2. Tìm hiểu công tác nuôi dưỡng tại bếp ăn...............................................................8 3. Thực hành 2:.........................................................................................................8 4. Thu hoạch trong đợt thực hành...............................................................................9 Chương 3 KẾT LUẬN...............................................................................................11 1. Tự nhận xét, đánh giá, cảm nhận của bản thân qua đợt kiến tập..........................11 1.1. Tự nhận xét, đánh giá về bản thân....................................................................11 1.2. Cảm nhận bản thân............................................................................................12 2. Những đề xuất kiến nghị với đơn vị, địa phương nơi kiến tập.............................13 Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU I. Giới thiệu tổng quan về địa phương, nơi kiến tập 1. Giới thiệu về xã Quảng Phú Quảng Phú là một xã miền núi có 40% là người dân tộc tiếu số và 90% là người Thiên chúa giáo, xã cách trung tân huyện Thọ Xuân 15km, đường xá giao thông đi lại gặp nhiều khó khắn, địa bàn xã rộng hầu hết người dân làm nghề nông. Xã có diện tích khoảng 18.24 km2, dân số vào khoảng 7751 người, mật độ dân số đạt370 người/km2 toàn xã có 17 thôn sản xuất. Phần đa dân số sống bằng nghề nông nghiệp, chỉ có một số ít hộ sống bằng nghề dịch vụ thương mại. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đã được nâng lên rõ rệt. Tình hình Kinh tế - Chính trị - Xã hội, An ninh - Quốc phòng tương đối ổn định. Công tác giáo dục luôn luôn được lãnh đạo địa phương quan tâm, các bậc phụ huynh học sinh đã nhận thức đúng đắn về vị trí vai trò của bậc học mầm non. Phía Nam giáp xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân. Phía Bắc giáp Nông Trường Thống Nhất, huyện Yên Định. Phía Đông giáp xã Yên Giang, huyện Yên Định. Phía Tây giáp Nông Trường Lam Sơn, huyện Ngọc Lặc. 2. Giới thiệu về trường mầm non xã Quảng Phú Cùng với sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo, các nghành đoàn thể trong xã. Nhà trường đã đạt danh hiệu thi đua trường tiên tiến cấp huyện liên tục trong 5 năm. Từ năm 2000 – 2001 đến năm 2004 – 2005 Trường thuộc đơn vị xã miền núi, dân cư ở không tập trung, người dân sinh sồng chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp thuần túy. Đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Do địa bàn xã phức tạp, phần đa các lớp mẫu giáo còn phải học rải rác ở khu lẻ. Trường có đội ngủ cán bộ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, đa số giáo viên đã được chuẩn hóa về chuyên môn 1 Tên trường: Trường mầm non xã Quảng Phú Năm thành lập: 1988 Địa chỉ: Khu trung tâm xã Quảng Phú – Thọ Xuân – Thanh Hóa ĐT: 037885623 Hiệu trưởng: Tạ Thị Oanh Thành tựu: trong các năm học qua nhà trường đã nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc – nuôi dưỡng giáo dục trẻ theo yêu cầu của nghành cán bộ giáo viên và học sinh đã nổ lực phấn đấu thi đua dạy tốt học ttót Lịch sử: được thành lập trong hoàn cảnh khó khăn chung của địa phương. Từ một trường yếu kém, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, đội ngũ cán bộ kém chuyên môn, đa phần giáo viên mới được đào tạo từ 3 tháng đến sơ cấp. Nhưng đến nay do nỗ lực của đội ngũ. Các cô đã phấn đấu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, cùng với sự tham mưu tích cực của nhà trường, địa phương đã quan tâm tạo mọi điều kiện xây dựng thêm các phòng học khang trang, 1 bếp ăn cùng với hệ thống công trình vệ sinh sinh khép kín. Sân chơi có đồ chơi được phòng giáo dục – sở giáo dục cấp cho trường. Cơ sở vật chất ở các khu lẻ đang từng bước đươc quan tâm. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn hoa svề chuyên môn  Cơ cấu tổ chức : Ban giám hiệu: Họ và tên Tạ Thị Oanh Trương Thị Tuyết Nguyễn Thị Quyên Chức danh Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng Phó hiệu trưởng Các tổ bộ môn: Tên tổ Nhóm trẻ Mẫu giáo bé Mẫu giáo nhỡ Mẫu gió lớn Cô nuôi Số lượng cán bộ 2 4 5 5 5 II. Lý do viết kiến tập và khái quát các nội dung lớn của báo cáo 2 Giáo dục mầm non là một bậc giáo dục mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Đặc biệt giáo dục mầm non là nền tảng cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thế hệ toan dân và toàn xã hội. Xong người trực tiếp gánh vác trách nhiệm là đội ngũ giáo viên luôn phấn đấu hết mình vì sự nghiệp giáo dục Là một người giáo viên mầm non tương lai bản thân em lại càng nhận thấy nhiệm vụ giáo dục càng quan trọng đối với em thời gian được kiến tập ở trường Mầm non xã Quảng Phú là thời gia vô cùng quý báu để em có thể được tiếp cận trực tiếp với các cháu, thâm nhập thực tế giáo dục, tìm hiểu tâm lý tình cảm của các cháu. Đồng thời trải nghiệm việc thiết kế và thực hiện tiết dạy cũng như công tác chủ nhiệm, thể hiện hiểu biết của mình trong nghành, bổ sung những kiến thức còn thiếu. Viết báo cáo là một việc làm rất quan trọng của sinh viên nhằm thể hiện những hiểu biết của mình sau đợt kiến tập, nắm được những kiến thức trong nghành và áp dụng khi ra trường. Đây cũng là một văn bản để nhà trường đánh giá kết quả đạt được của mỗi sinh viên sau đợt kiến tập. Bên cạnh đó viết báo cáo sẽ giúp sinh viên củng cố được những kiến thức, kinh nghiệm cũng như tạo điều kiện nâng cao trình đọ chuyên môn nghiệp vụ và phát huy tính chủ động sáng tạo trong bản thân mỗi sinh viên. Hơn nữa, qua đợt kiến tập trên đã giúp cho bản thân em đi sâu vào tìm hiểu thực tế giáo dục, tiếp xúc với các cháu và phụ huynh. Qua đó tăng thêm lòng yêu nghề, mến trẻ, thúc đẩy quá trình tự học, tự rèn luyện theo yêu cầu nghề nghiệp. Tạo điều kiện giúp cho sinh viên sư phạm tiếp cận, đối chiếu kiến thức về nội dung, phương pháp nuôi dạy, chăm sóc trẻ ở trường mầm non theo chương trình giáo dục đổi mới. Và cuối cùng là đẻ thực hiện mục đích, yêu cầu của đợt kiến tập sư phạm, ccó gắng hơn nữa đẻ hoàn thiện trình đọ chuyên môn, tác phong của bản thân, không ngừng phấn đấu phát huy tài năng cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục. Chương 2: 3 NỘI DUNG BÁO CÁO 1.Tìm hiểu thực tế về trường mầm non Quảng Phú – nơi thực hành sư phạm 1.1. Đặc điểm tình hình nhà trường a. Những mặt mạnh -Cơ sở hạ tầng, vật chất, trang thiết bị kỹ thuật được trang bị tiện nghi đầy đủ, trường lớp rộng rãi, thoáng mát. -Trường có đội ngũ cán bộ giáo viên có tay nghề, nhiều kinh nghiệm và yêu mến trẻ, có chuyên môn nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, nhiệt tình trong công việc, tác phong đạo đức chuẩn mực. -Các cháu trong trường lễ phép với cô giáo và người lớn tuổi -Trường được sự quan tâm của chính quyền địa phương và lãnh đạo trong nghành về việc hỗ trợ các mặt hoạt động của nhà trường. -Hội phụ huynh có tác đọng tích cực đối với nhà trường. -Từ khi thành lập đến nay trường đã tạo điều kiện cho con em trong toàn xã có cơ hội được đến trường đi học. Không phải đi lại xa xôi. +Số lượng trẻ và cán bộ nhân viên trong nhà trường: Tính đến nay trường mầm non xã Quảng Phú có tổng 24 cán bộ - giáo viên – nhân viên. Trong đó ban giám hiệu là 3 người, giáo viên là 16 người, nhân viên là 5người, Hiện nay có 100% cán bộ - giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn đạt 90% Trường có tổng 4 nhóm lớp trong đó có 1 nhóm lớp nhà trẻ, 3 nhóm lớp mẫu giáo. Tổng số trẻ là 470 cháu, trong đó nhà trẻ là 70 cháu, mẫu giáo là 400 cháu. +Công tác chăm sóc và nuôi dưỡng: Trường đảm bảo các chất lượng về chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Cụ thể là: 80% trẻ được ăn bán trú tại trường, nhà trường có hệ thống bếp ăn an toàn, hợp vệ sinh, có khu sơ chế riêng, khu chế biến riêng và khu chia ăn riêng, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, trong nhà trường được chú trọng các khâu vệ sinh an toàn thực phẩm được kiêm tra theo dõi chặt chẽ. Thực hiện tốt công việc kiểm thực qua 3 bước. Đó là: tiếp phẩm, sơ chế và lưu mẫu thức ăn hằng ngày 4 Trong những năm qua nhà trường luôn làm tốt việc phòng chống tai nạn thuong tích cho trẻ. Đảm bảo không sảy ra hiện tượng ngộ độc thực phẩm hay mắc các dịch bệnh trong nhà trường. Được các đoàn y tế về kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống các dịch bênh đạt loại tốt. Qua đó trẻ được khám sức khỏe thường xuyên, được theo dõi cân nặng, chiều cao chấm biểu đồ định kỳ: Nhà trẻ cuối năm sức khỏe bình thường đạt 100 %. Mẫu giáo sức khỏe bình thường đạt 98,5%. Sdd vừa 15%. Bênh cạnh đó giáo dục đạt 100% nhóm lớp thực hiện giáo dục mầm non mới. Nhà trường đã đầu tư trang thiết bị giáo dục, tài liệu học liệu, phương tiện để cho giáo viên thực hiện trương trình Giaó Dục Mầm Non Mới. Chú trọng đầu tư 124 bộ thiết bị dàng cholớp năm tuổi. Nhà trương còn tổ chức tham gia các phong trào hội thi trong năm học. + Về cơ sở vật chất: trường có 4 nhóm lớp gồm 14 lớp mẫu giáo ( 5 lớp 5-6 tuổi,5 lớp 4-5 tuổi, 4 lớp 3-4 tuổi) và 2 nhà trẻ. Nhà trường tổ chức làm tốt công tác, huy động mọi nguồn lực, tham mưu tốt các cấp lãnh đạo, ban đại diện cha mẹ học sinh phối kết hợp với các ban nghành đoàn thể trong nhà trường cùng thống nhất mọi kế hoạch đươc đề ra nhằm thực hiện có hiệu quả đáp ứng với nhu cầu ngày càng đổi mới. Đảm bảo trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, phương tiện tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dảng dạy, tạo môi trường xanh-sạch-đẹp. Có được đội ngũ giáo viên nhiệt tình,tinh thần đoàn kết yêu thương,chăm sóc nuôi dáo dục các cháu tốt. Qua đó được phụ huynh tin tưởng các cháu đến trường càng đông. b. Về mặt hạn chế. Tuy nhiên bên cạnh những mặtthuận lợi đó trường mầm non xã Quảng Phú nhiều khó khăn như: -Do quy hoạch chưa hợp lý, sân chơi hẹp, chưa có đồ chơi ngoài trời cho trẻ nhiều, chưa có phòng chức năng. - Đa số phụ huynh là nông dân nghèo hoặc buôn bán nhỏ nên chưa có điều kiện quan tâm dến việc học tập của các cháu nên còn ảnh hưởng đên chất lượng học tập của trẻ. 5 -Chính vì những khó khăn trên đã làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 1.2. Dự giờ 1.2.1. Tổ chức các hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ trong chế độ sinh hoạt hằng ngày * Nhóm nhà trẻ 24-36 tháng tuổi - Thời gian : 6 tiết - Giáo viên phụ trách cô: Đinh Thị Nhung -Cụ thể:  Giờ đón trẻ - hoạt động tự chọn-thể dục sáng- điểm danh  Hoạt động học có chủ đích : Chủ đề : hiện tượng tự nhiên Đề tài : bé nhận biết các dấu hiệu của mùa hè Hoạt động khám phá môi trường xung quanh  Hoạt động ngoài trời : Cho trẻ quan sát các dấu hiệu của mùa hè  Hoạt động góc : Góc phân vai,Góc xây dựng,Góc học tập  Ăn trưa  Chơi tự chọn- trò chuyện và trả trẻ. * Nhóm nhà trẻ 3-4 tuổi - Thời gian : 6 tiết - Giáo viên phụ trách : cô Trần Thị Là - Cụ thể: Giờ đón trẻ - hoạt động tự chọn-thể dục sáng- điểm danh  Hoạt động học có chủ đích : Chủ đề : nước và mùa hè Đề tài : môn tạo hình: vẽ cảnh trời mưa  Hoạt động ngoài trời : Cho trẻ quan sát và tìm hiểu một số hiện tượng tự nhiên 6  Hoạt động góc : Góc phân vai,góc xây dựng,góc học tập, góc thiên nhiên, góc nghệ thuật  Ăn trưa  Chơi tự chọn- trò chuyện và trả trẻ. * Nhóm mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi : - Thời gian : 6 tiết - Giáo viên phụ trách : cô Nguyễn Thị Ngoan - Cụ thể: Giờ đón trẻ - hoạt động tự chọn-thể dục sáng- điểm danh  Hoạt động học có chủ đích : Chủ đề : quê hương, đất nước- Bác Hồ Đề tài : khám phá khoa học: Trò chuyện về quue hương, đất nước  Hoạt động ngoài trời : Cho trẻ quan sát và tìm hiểu về chùa Phủ Na  Hoạt động góc : Góc phân vai,góc xây dựng,góc học tập, góc thiên nhiên, góc nghệ thuật  Ăn trưa  Chơi tự chọn- trò chuyện và trả trẻ. * Nhóm mẫu giáo lớn 5-6 tuổi - Thời gian : 6 tiết - Giáo viên phụ trách : cô Trần Thị Luyến - Cụ thể: Giờ đón trẻ - hoạt động tự chọn-thể dục sáng- điểm danh  Hoạt động học có chủ đích : Chủ đề : quê hương, đất nước- Bác Hồ Đề tài : khám phá khoa học: Trò chuyện về Bác Hồ với các cháu thiếu nhi  Hoạt động ngoài trời : Cho trẻ quan sát tranh ảnh về Bác Hồ  Hoạt động góc : Góc phân vai,góc xây dựng,góc học tập, góc thiên nhiên, góc nghệ thuật 7  Ăn trưa  Chơi tự chọn- trò chuyện và trả trẻ. a. Tìm hiểu công tác chủ nhiệm -Tìm hiểu số nhóm trẻ,phụ huynh và hồ sơ chủ nhiệm. - Các nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm. Cụ thể: + Nhóm mẫu giáo :  Mẫu giáo bé: 4h  Mẫu giáo nhỡ: 4h  Mẫu giáo lớn : 4h + Nhóm nhà trẻ :8h 2. Tìm hiểu công tác nuôi dưỡng tại bếp ăn  Nội dung tìm hiểu: - Cách lựa chọn thực phẩm - Cách bảo quản thực phẩm - Cách chế biến thực phẩm - Cách xây dựng thực đơn -Cách định lượng khẩu phần ăn cho trẻ - Cách vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh bếp ăn  Số giờ dự : 10h 3. Thực hành 2: a.Thực hành tổ chức hoạt động học có chủ đích và hoạt động chơi cho trẻ  Thực hành hoạt động học có chủ đích : +Nhóm mẫu giáo : - Số giờ dạy :6h - Số giờ được đánh giá :1h +Nhóm nhà trẻ : - Số giờ dạy:4h - Số giờ được đánh giá :1h 8  Thực hành hoạt động vui chơi: +Nhóm mẫu giáo : - Số giờ dạy :6h - Số giờ được đánh giá: 1h + Nhóm nhà trẻ: - Số giờ dạy : 4h - Số giờ được đánh giá: 1h b.Thực hành công tác chủ nhiệm + Nhóm mẫu giáo: - Số giờ chủ nhiệm : 11h - Số giờ được đánh giá : 1h + Nhóm nhà trẻ - Số giờ chủ nhiệm : 4h - Số giờ được đánh giá: 1h c. Thực hành công tác nuôi dưỡng tại bếp ăn - Số giờ thực hành : 10h - Số giờ được đánh giá: 1h 4. Thu hoạch trong đợt thực hành Được sự quan tâm, tạo điều kkiện của ban giám hiệu cũng như giáo viên chủ nhiệm lớp Ban chỉ đạo thực hành đã có kế hoạch cụ thể trong công tác hướng dẫn học viên thực hành. Giaó viên hướng dẫn thực hành là những giáo viên có trình độ đào tạo ĐH sư phạm, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, có phẩm chất, đạo đức tốt, năng lực sư phạm vũng vàng, có tinh thần trách nhiệm cao. Bản thân luôn luôn nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng. Vận dụng linh hoạt những kiến thức vào thực tiễn công tác chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non. Được BGH và bạn bè đồng nghiệp tin yêu và giúp đỡ để hoàn thành nhiệm vụ học viên Kết quả xếp loại thực hành 9 Ý thức kỷ luật: Tốt Công tác chủ nhiệm : xuất sắc Giờ dạy đạt: giỏi Bài học kinh nghiệm: Để làm tốt công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, bản thân luôn luôn nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, năng lực sư phạm. Thường xuyên chăm lo xây dựng cảnh quan sư phạm như : trồngcây xanh, cải tạo môi trường, trang trí lớp học nhằm làm cho môi trường GD ngày càng lành mạnh. Có lập trường, tư tưởng vững vàng, thấm nhuần các quan điiẻm đường lối giáo dục của Đảng, có phẩm chhất đạo đức tốt, phong cách sư phạm mẫu mực, năng lực chuyên môn, phấn đấu vì sự nghiệp đổi mới và phát triển giáo dục với các nội dung thiết thực. Làm tốt công tác tham mưu cho địa phương BGH xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ chăm sóc giáo dục trẻ. Thường xuyên liên lạc giữ mối quân hệ chặt chẽ với phụ huynh, thông qua đó nhằm tuyên truyền, vận động, phụ huynh quan tâm đến hoạt động học tập như: đóng góp xây dựng, mua sắm đồ dùng học tập cho trẻ... 10 Chương 3 KẾT LUẬN 1. Tự nhận xét, đánh giá, cảm nhận của bản thân qua đợt kiến tập. 1.1. Tự nhận xét, đánh giá về bản thân -Về ý thức tổ chức kỷ luật Trong suốt thời gian thực tập em luôn có mặt đầy đủ và đúng giờ theo quy định và có hành vi đúng đắn của người giáo viên. Luôn nghiêm chỉnh chấp hành đúng nội quy,quy chế thực tập sư phạm, tuân theo sự chỉ đạo của ban giám hiệu và giáo viên hướng dẫn. Luôn tôn trọng, giữ thái độ lễ phép, kính trọng đối vớ giáo viên trong trường, uôn nhã nhặn với trẻ. Luôn tuân thủ sự hướng dẫn của giáo viên và đoàn kết với bạn bè trong đợt thực tập để hoàn thành tốt kế hoạch được giao. -Về việc thực hiện các nhiệm vụ như giáo viên của trường thực thực tập Nghề giáo viên là nghề trồng người, là một công việc vô cùng khó khăn đòi hỏi người giáo viên phải cố trình độ tay nghề thật vững và đặc biệt phải có lòng yêu nghề, mến trẻ. Là một sinh viên sư phạm từ khi chọn nghề này em đã nhận thúc được vai trò và nhiệm vụ của bản thân trong tương lai là đào tạo những chồi non cho đất nước. Vì vậy em đã không ngừng cố gắng rèn luyện bản thân và trong đợt thực tập này em đã thực hiện tốt những quy định về sinh hoạt chuyên môn, hồ sơ, tiến trình thực tập. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đảm bảo đúng thời gian quy định. Thực hiện tốt tác phong sư phạm, gương mẫu đối với trẻ luôn giữ thái độ khiêm tốn, học hỏi và tôn trọng ý kiến đóng góp của giáo viên hướng dẫn. -Thực hiện xử lí các quan hệ Nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp sau này nên tự bản thân đã cố gắng khắc phục những khuyết điểm, hạn chế để có được những mối quan hệ tốt với bạ bè trong đoàn, cán bộ giáo viên. Với không khí hòa đồng, vui vẻ làm cho em cảm thấy tự tin hơn. Quan hệ với giáo viên : Luôn gần gũi thân thiện, kính trọng, lễ phép với 11 giáo viên hướng dẫn và các giáo viên ở trường Mầm Non cũng như trường Sư Phạm. Luôn chân thành học hỏi từ các cô hướng dẫn để trang bị kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm giảng dạy, lắng nghe sự hướng dẫn chỉ bảo của các cô để hòa thành tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian thực tập cũng như trong thời gian giảng dạy sau này. Quan hệ với bạn bè :Hòa đồng, nhiệt tình giúp đỡ các bạn trong nhóm, trong đoàn. Cùng chia sẻ kinh nghiệm với các bạn và cùng đóng góp ý kiến để hoàn thành tiết dạy. Quan hệ với trẻ: Thương yêu, gàn gũi, có thái độ dịu dàng, ân cần chăm sóc để tạo tình cảm thương mến đối với trẻ, đối xử công bằng với trẻ. Tuy nhiên phải nghiêm khác không chiều chuộng để trẻ không mất đi thói quen vốn có của trẻ. Quan hệ với phụ huynh :Luôn tôn trọng qua lời ăn tiếng nói, cử chỉ hành vi lịch, văn minh, làm cho phụ huynh cảm thấy an tâm khi gửi trẻ đến lớp. Lúc trao đổi ý kiến với phụ huynh phải ân cần lắng nghe những lời động viên và đóng góp ý kiến để ngày càng tiến bộ trong công tác của mình. 1.2. Cảm nhận bản thân Qua quá trình kiến tập tại Trường Mầm Non Quảng Phú, thông qua các nội dung đã được nghe, tìm hiểu, quan sát và làm. Được dự giờ tổ chức hạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong chế độ sinh hoạt hằng ngày ở các độ tuổi và tìm hiểu công tác chủ nhiệm. Em đã có được một phần nào kinh nghiệm và rút ra bài học sư phạm cho riêng mình. -Là một giáo viên Mầm Non cần phải yêu thương tôn trọng trẻ, yêu nghề, biết chăm sóc giáo dục trẻ và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho trẻ . -Cần học hỏi và tiếp thu nhiều kinh nghiệm từ chuyến đi thực tập này để biết cách tổ chức một tiết dạy, nhằm cung cấp cho trẻ những kiến thức bổ ích. -Nắm bắt và vận dụng tốt các kinh nghiệm và phương pháp trong quá trình giảng dạy, cần chuẩn bị đầ đủ các đồ dùng dạy học trước khi vào tiết dạy. -Biết tự tin, bình tĩnh xử lí các tình huống mà trẻ đặt ra trong quá trình giảng dạy. 12 -Biết hòa đồng với đồng nghiệp của mình, nhiệt tình trong các phong trào trường lớp. Rút ra được kinh nghiệm trong việc đối thoại với đồng nghiệp, với phụ huynh để hiểu rõ hơn về họ. 2. Những đề xuất kiến nghị với đơn vị, địa phương nơi kiến tập. Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến Trường Trung cấp Bách Nghệ Thanh Hóa đã tạo điều kiện cho em được đến các trường Mầm Non thực tập để học được những kinh nghiệm trong quá trình tiếp xúc với rất nhiều trẻ để làm cơ sở cho em sau này khi ra trường khỏi phải bỡ ngỡ khi tiếp xúc với thực tế. Tiếp đến, em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến quý trường Mầm Non Quảng Phú đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em và tạo điều kiện tốt, môi trường vui tươi niềm nỡ trong quá trình thực tập ở trường. Để em có được những kinh nghiệm bổ ích, cần thiết trong việc dạy. Sau đây em cũng xin cảm ơn cô Tạ Thị Oanh Hiệu trưởng nhà trường và cô đã hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo và chia sẻ, dạy cho chúng em những kinh nghiệm quý báu mà giáo viên mầm non phải làm. Cuối cùng em xin chúc các cô sức khỏe và có thầt nhiều niềm vui để các cô làm tấm gương sáng cho chúng em học tập, noi theo. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hồng 13 UBND XÃ QUẢNG PHÚ THỌ XUÂN- TH TRƯỜNG: MN QUẢNG PHÚ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh Phúc BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỢT KIẾN TẬP SƯ PHẠM I-Phần chung 1.Thông tin về học sinh kiến tập sư phạm: Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Sinh ngày :10/06/1993 Quê quán : Quảng Phú – Thọ Xuân – Thanh Hóa Lớp :M3IVB2T.Khoá học :2014-2015 Học tại trường Trung Cấp Bách Nghệ Thanh Hoá Kiến tập SP: Tại Trường Mầm Non Quảng Phú 2.Thông tin về Trường Mầm Non Quảng Phú Trường thuộc đơn vị xã miền núi, dân cư ở không tập trung, người dân sinh sồng chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp thuần túy. Đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Do địa bàn xã phức tạp, phần đa các lớp mẫu giáo còn phải học rải rác ở khu lẻ. Trường có đội ngủ cán bộ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, đa số giáo viên đã được chuẩn hóa về chuyên môn Tên trường: Trường mầm non xã Quảng Phú Năm thành lập: 1988 Địa chỉ: Khu trung tâm xã Quảng Phú – Thọ Xuân – Thanh Hóa ĐT: 037885623 Hiệu trưởng: Tạ Thị Oanh  Thành tựu: trong các năm học qua nhà trường đã nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc – nuôi dưỡng giáo dục trẻ theo yêu cầu của nghành cán bộ giáo viên và học sinh đã nổ lực phấn đấu thi đua dạy tốt học ttót 14  Lịch sử: được thành lập trong hoàn cảnh khó khăn chung của địa phương. Từ một trường yếu kém, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, đội ngũ cán bộ kém chuyên môn, đa phần giáo viên mới được đào tạo từ 3 tháng đến sơ cấp. Nhưng đến nay do nỗ lực của đội ngũ. Các cô đã phấn đấu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, cùng với sự tham mưu tích cực của nhà trường, địa phương đã quan tâm tạo mọi điều kiện xây dựng thêm các phòng học khang trang, 1 bếp ăn cùng với hệ thống công trình vệ sinh sinh khép kín. Sân chơi có đồ chơi được phòng giáo dục – sở giáo dục cấp cho trường. Cơ sở vật chất ở các khu lẻ đang từng bước đươc quan tâm. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn hoa svề chuyên môn  Cơ cấu tổ chức : Ban giám hiệu: Họ và tên Tạ Thị Oanh Trương Thị Tuyết Nguyễn Thị Quyên Chức danh Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng Phó hiệu trưởng Các tổ bộ môn: Tên tổ Số lượng cán bộ Nhóm trẻ 2 Mẫu giáo bé 4 Mẫu giáo nhỡ 4 Mẫu gió lớn 5 Cô nuôi 5 II-Đặc điểm,thuận lợi,khó khăn của trường mầm non và cá nhân học sinh 1. Đối với Trường mầm non Quảng Phú a.Thuận lợi -Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật được trang bị tiện nghi đầy đủ,trường lớp rộng rãi,thoáng mát. -Trường có đội ngũ cán bộ giáo viên có tay nghề,nnhiều kinh nghiệm và yêu mến trẻ,có chuyên môn nghiệp vụ cao,có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhiệt tình trong công việc,tác phong đạo đức chuẩn mực . -Các cháu trong trường lễ phép với cô giáo và người lớn tuổi. 15 -Trường được sự quan tâm của chính quyền địa phươngvà lãnh đạo trong ngành về việc hỗ trợ các mặt hoạt động của nhà trường. -Hội phụ huynh có tác động tích cực tới nhà trường. -Từ khi thành lập đến nay trường đã tạo điều kiện cho con em trong toàn xã có cơ hội được đến trường đi học. Không phải đi lại xa xôi. +Số lượng trẻ và cán bộ nhân viên trong trường : Tính đến nay trường mầm non xã Quảng Phú có tổng 24 cán bộ - giáo viên – nhân viên . Trong đó ban giám hiệu là 3 người, giáo viên là 16 người, nhân viên là 5người, Hiện nay có 100% cán bộ - giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn đạt 90% Trường có tổng 4 nhóm lớp trong đó có 1 nhóm lớp nhà trẻ, 3 nhóm lớp mẫu giáo. Tổng số trẻ là 470 cháu, trong đó nhà trẻ là 70 cháu, mẫu giáo là 400 cháu. +Công tác chăm sóc và nuôi dưỡng: Trường đảm bảo các chất lượng về chăm sóc,nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Trong những năm qua nhà trường luôn làm tốt việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.Đảm bảo không xáy ra hiện tượng ngộ độc thực phẩmhay mắc các bệnh dịch trong nhà trường.Ngoài ra, nhà trường đã đầu tư trang thiết bị giáo dục,tài liệu học tập,phương tiện để cho giáo viên thực hiện chương trình giáo dục .Nhà trường còn tổ chức tham gia các phong trào hội thi trong năm học. +Về cơ sở vật chất : trường có 4 nhóm lớp gồm 14 lớp mẫu giáo ( 5 lớp 56 tuổi,5 lớp 4-5 tuổi, 4 lớp 3-4 tuổi) và 2 nhà trẻ. Đảm bảo trang thiết bị,đồ dùng,đồ chơi,phương tiện tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy tạo môi trường xanh-xạch-đẹp. Có đội ngũ giáo viên nhiệt tình,tinh thần đoàn kết yêu thương,chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục các cháu tốt .Qua đó được phụ huynh tin tưởng các cháu đến trường càng đông . b.Khó khăn Tuy nhiên bên cạnh những mặt thuận lợi đó trường còn những mặt khó khăn: -Do quy hoạch chưa hợp lý,sân chơi hẹp,chưa có đồ dùng ngoài trời cho trẻ nhiều,chưa có phòng chức năng. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan