Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo tổng hợp tại công ty tnhh cơ kim khí sơn hà...

Tài liệu Báo cáo tổng hợp tại công ty tnhh cơ kim khí sơn hà

.PDF
19
113
107

Mô tả:

z TIỂU LUẬN: Báo cáo tổng hợp tại công ty TNHH Cơ kim khí Sơn Hà Lời nói đầu Trong nền kinh tế thị trường, tồn tại và phát triển là một vấn đề rất đáng quan tâm đối với một doanh nghiệp. Vì vậy muốn đứng vững trong môi trường doanh nghiệp. Vì vậy muốn đứng vững trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt của nền kinh tế, các doanh nghiệp phải khẳng định sức mạnh sản xuất kinh doanh của mình, không những vậy các nhà quản trị các doanh nghiệp phải thể hiện là người đứng đầu lãnh đạo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Cùng tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, công ty TNHH Cơ kim khí Sơn Hà đã chứng tỏ được là một doanh nghiệp năng động thích ứng với cơ chế thị trường. Nội dung Chương I: Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Cơ kim khí Sơn Hà I. Giới thiệu chung về công ty 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH Cơ kim khí Sơn Hà được thành lập ngày 17 tháng 11 năm 1997 theo quyết định số 3823 GP/TLDX của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Tên gọi của công ty: Công ty TNHH Cơ kim khí Sơn Hà Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH Trụ sở chính: 315 đường Trường Trinh - Hà Nội Nhà máy sản xuất: 360 đường Giải Phóng Điện thoại: (04) 6642013 - (04) 6642014 Fax: 6642004 Công ty Cơ kim khí Sơn Hà là một đơn vị có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập, công ty có thể hạch toán chủ động trong việc liên hệ ký kết các hợp đồng kinh tế với các bạn hàng trong và ngoài nước, thực hiện mọi nghĩa vụ đối với nhà nước. Khi mới thành lập, số lượng cán bộ công nhân viên mới chỉ có 70 người, sau 6 năm phát triển, hiện nay số nhân viên của công ty là 350 người trong đó có hơn 100 người có trình độ cao đẳng, đại học. Dtình hình hàng năm của công ty là gần 10 tỷ động. Trong quá trình phát triển, công ty đã có những tiến bộ đáng kể, khi mới thành lập, vối điều lệ của công ty là 600 triệu đồng được hình thành từ vốn góp của hai anh em là Lê Vĩnh Sơn và Lê Hoàng Hà, đến nay công ty đã mở rộng cả về số lượng và chất lượng. Công ty có một hệ thống phân phối hàng hoá khá mạnh , với 24 cửa hàng và 34 đại lý phân phối tại Hà Nội 70 tổng đại lý tại các thành phố từ Đà Nẵng đến Lạng Sơn. Năm 2001 công ty mở thêm chi nhánh tại Hải Phòng và thiết lập thêm 4 đại lý bán hàng tại Hà Nội. Trong 3 năm gần đây doanh thu của công ty tăng liên tục với tốc độ cao, đạt 70% đến 90% một năm, đạt trên 14 tỷ đồng năm 2000 và tăng lên xấp xỉ 30 tỷ đồng trong năm 2001. Lợi nhuận năm 2002 tăng 200% so với năm 2001. Công ty đã đạt được nhiều huy chương vàng trong các lần hội chợ, năm 2000 đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn và được cấp chứng chỉ ISO 9001 năm 2001. Những thành công không nhỏ mà công ty đã đạt được là nhờ sự cố gắng lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, sự quản lý tài giỏi của ban lãnh đạo trẻ trong công ty. 2. Cơ cấu tổ chức của công ty Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Cơ khí Sơn Hà Ban giám đốc Bộ phận sản xuất Phòng kế toán Phòng kinh doanh Bộ phận dịch vụ Tổ sản xuất Kế toán trưởng Khai thác thị trường Tổ vận chuyển Tổ sản xuất đai đế Kế toán chi tiết Bán hàng Tổ lắp đặt Tổ hoàn thiện Thủ quỹ Đại lý Tổ bảo hành Phân xưởng nhựa Kế toán kho Với cơ cấu tổ chức đó: - Giám đốc: (nhiệm vụ, quyền....) - Các phó giám đốc: là người tham mưu...... - Các phòng: ( Phòng Hành chính.... + Phòng kế hoạch kinh doanh + Phòng kế toán tài chính + Phòng tổ chức hành chính... + Các cơ sở sản xuất 3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 3.1 Chức năng Chức năng của Công ty TNHH Cơ kim khí Sơn Hà là tổ chức bộ máy công ty phù hợp, gọn nhẹ và hoạt động hiệu quả, có những chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quy định phù hợp với đặc điểm, tình hình của công ty để phát huy được thế mạnh của mình trong công tác quản lý vĩ mô của nền kinh tế. 3.2 Nhiệm vụ. Công ty TNHH Cơ kim khí Sơn Hà là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vừa bán buôn vừa bán lẻ, các sản phẩm làm ra đều được nhập kho sau đó xuất bán theo đơn đặt hàng của khách hàng có nhu cầu. Chương II: tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 1. Vốn: + Cơ cấu vốn: bao gồm tiền mặt, các khoản phải thu, tài sản cố định , các khoản tạm ứng, nhà xưởng, máy móc thiết bị. + Nguồn vốn: Nợ ngắn hạn, nguồn vốn kinh doanh và lợi nhuận chưa phân phối. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2001 và bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2002 ta có: Năm 2001 Chỉ tiêu Năm 2002 ST TT Chênh lệch 77.1 25.776.803.90 54.2 14.732.766.72 8 8 1.226.019.712 8.57 3.349.869.173 7.04 2.173.849.461 0 0 0 0 0 2.144.226.124 14.9 7.243.208.535 15.2 5.098.982.411 21.7 12.208.902.16 25.7 9.097.473.197 4 0 ST TT % A-TSLĐ & ĐTNH 1. Vốn bằng tiền 2. Đầu tư ngắn hạn 3. Các khoản phải 11.044.037.182 thu 4. Hàng tồn kho 6 9 3.11.428.963 5. TSLĐ khác 1.175.546.276 8.22 2.974.842.039 6.25 1.799.277.763 B-TSCĐ và ĐTNH 3.264.708.899 22.8 21.801.540.00 45.8 18.536.831.10 2 7 100 47.578.343.91 Tổng cộng 14.308.746.081 5 8 100 33.269.597.83 4 7.643.242.370 A- Nợ phải trả 1. Nợ ngắn hạn 5.808.434.609 2. Nợ dài hạn 1.767.387.761 543. 32.114.603.42 67.5 24.471.361.05 4 1 40.5 22.395.744.49 9 0 12.3 9.457.788.931 19.9 7.690.401.170 1 47.1 16.587.400.88 1 5 3. Nợ khác B- NVCSH Tổng cộng 67.420.000 0.47 261.070.000 0.55 193.650.000 6.665.503.711 46.5 15.463.740.49 32.5 8.798.236.783 8 4 100 47.578.343.91 100 33.269.597.83 14.308.746.081 5 4 * Nhận xét: Qua bảng này ta thấy nguồn vốn năm 2002 so với năm 2001 tăng 33.269.597.834Đ trong đó nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng 8.798.236.783Đ. Như vậy doanh nghiệp có khả năng kinh doanh hơn trước. Tuy nhiên số nợ phải trả của Công ty tương đối lớn nhưng cũng chưa có thể kết luận gì về vấn đề này vì Công ty đang trong thời gian mở rộng SX kinh doanh. Các biện pháp mà doanh nghiệp huy động vốn + Vay của cá nhân + Các tổ chức tín dụng khác: ngân hàng nhà nước Tài chính thuê tài chính 2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2001 và năm 2002 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Tổng doanh thu Tổng cp Năm 2001 Năm 2002 29.754.025.994 70.495.474.623 3.944.687.283 13.175.000 Nộp ngân sách Thu nhập bình quân Lợi nhuận sau thuế 1.485.094.258 2.834.985.259 800.000 900.000 3.155.825.300 6.024.343.677 * Nhận xét: Nhìn vào số liệu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ta thấy doanh thu năm 2002 tăng lên đáng kể so với năm 2001 (40.741.448.629) là do: công ty đã tăng cường thêm một lượng vốn tương đối lớn vào sản xuất kinh doanh, đồng thời công tác bán hàng và cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp được nâng cao và cải thiện do vậy lợi nhuận cũng tăng nhiều so với năm 2001. 3. Các biện pháp công ty áp dụng để đẩy mạnh hoạt động bán hàng - Các chiến lược lựa chọn thị trường - Chiến lược xây dựng sản phẩm của công ty là hàng Việt Nam chất lượng cao. Chương III. Tình hình thực hiện công tác phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH cơ kim khí Sơn Hà Trong sản xuất kinh doanh, công tác phân tích hoạt động kinh tế là một vấn đề quan trọng. Để làm được điều này, phải thông qua các chỉ tiêu đánh giá sau: I. Tỷ suất lợi nhuận Thông qua chỉ tiêu này ta có thể thấy được tình hình trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực phát triển lâu dài của Công ty. Tỷ suất đầu tư được tính theo công thức sau: Giá trị TSCĐ + Đầu tư dài hạn Tỷ suất đầu tư = Tổng tài sản Căn cứ vào bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2001 và bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2002 ta có số liệu sau: Tỷ suất đầu tư năm 2001 Tỷ suất đầu tư năm 2002 3.264.708.899 = x 100% = 22,82% 14.308.746.081 21.801.540.007 = x 100% = 45,82% 47.587.343.915 Ta thấy tỷ suất đầu tư của Công ty năm 2002 tăng so với năm 2001 là 23%. Như vậy thể hiện trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và máy móc thiết bị nói riêng của dn đang rất được chú trọng, Điều này cũng thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của dn là rất tốt. II. Tỷ suất tài trợ Thông qua việc huy động vốn, khả năng đảm bảo về mặt tài chính cho ta thấy một cách khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó ta có thể phân tích chỉ tiêu tỷ suất tài trợ qua bảng cân đối kế toán bên nguồn vốn như sau: Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất tài trợ = Tổng cộng nguồn vốn Tỷ suất tài trợ năm 2001 6.665.503.711 = x 100 = 48% 14.308.746.081 Tỷ suất tài trợ năm 2002 15.463.740.494 = x 100 = 32.5% 47.578.343.915 Ta thấy tỷ suất tài trợ của năm 2002 giảm 14.08% so với năm 2001 tuy nhiên tổng cộng nguồn vốn lại tăng 33.269.597.834đ trong đó nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng 8.798.236.783đ. Do vậy chưa thể có kết luận gì về vấn đề này. III. Tỷ suất về khả năng thanh toán: Trong sản xuất kinh doanh công nợ phát sinh là một lẽ đương nhiên. Muốn biết được tình hình tài chính chúng ta cần phải phân tích công nợ để xác định được tính hợp lý của các khoản công nợ. Dựa vào bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2002 và bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2002 ta có các số liệu như sau: Vốn bằng tiền + Đầu tư ngắn hạn + Nợ phải thu Tỷ lệ thanh = x 100% toán nhanh Tỷ lệ thanh toán nhanh năm 2001 Tỷ lệ thanh toán nhanh năm 2002 Nợ ngắn hạn phải trả 6.757.061.942 = = 1.16 5.808.434.609 8.880.911.403 = = 0.47 22.395.744.490 Tỷ lệ thanh toán nhanh năm 2001 cho ta thấy tình hình thanh toán của Công ty tương đối khả quan. Tuy nhiên năm 2002 tỷ lệ thanh toán nhanh phản ánh tình hình thanh toán của Công ty có khả năng gặp khó khăn. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn Tỷ suất khả năng thanh = toán ngắn hạn Nợ phải trả ngắn hạn 11.044.037.182 TSKNTTNH 2001 = = 1.9 5.808.434.609 25.776.803.908 TSKNTTNH 2002 = = 1.15 22.395.744.490 Kết quả trên cho thấy doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của Công ty là khả quan IV. Tỷ suất khả năng sinh lời Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh tính toán hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh, phản ánh lợi nhuận do doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đem lại. Chỉ tiêu này cho ta thấy 100đ doanh thu thuần thì sẽ đạt được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận năm 2001 Lợi nhuận sau thuế = x 100% Doanh thu thuần 3.155.825.299 = x 100 = 10.96% 28.789.033.074 Tỷ suất lợi nhuận năm 2002 6.024.343.676 = x 100 = 8.86% 67.967.658.318 Chương IV: Phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp I. Định hướng chung của Công ty Tiếp tục mở rộng và đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu, kết hợp hoạt động kinh doanh dịch vụ, mở rộng thị trường, tìm những bạn hàng mới. Tận dụng tối đa sự ủng hộ và giúp đỡ của các ban ngành trong thành phố nhằm nâng cao doanh thu. Đầu tư theo chiều sâu vào việc áp dụng đưa công nghệ mới vào sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường, mở rộng nhà xưởng, mua sắm thêm một số máy móc thiết bị, đặc biệt đầu tư công nghệ mới một số thiết bị đồng bộ để sản xuất thêm một số mặt hàng được thị trường quan tâm như: + Nâng cao năng lực lao động: Có biện pháp tích cực nâng cao năng lực sản xuất, sử dụng lao động để mở rộng doanh thu, phát huy quyền làm chủ của tập thể của người lao động, tăng cương đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh hiện nay. + Thực hiện tốt thoả ước lao động tập thể đã ký giữa chính quyền và công đoàn về quyền lợi nghĩa vụ và trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động theo bộ luật lao động, duy trì nghiêm túc nội quy lao động, nội quy quy định của công ty và pháp luật Nhà nước đề ra. + Mở rộng sản xuất kinh doanh, năng động sáng tạo tìm hướng làm ăn mới, tạo công ăn việc làm cho người lao động, từng bước nâng cao thu nhập và đời sống cán bộ công nhân trong công ty. + Thực hiện tốt chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động như sắp xếp lao động tuyển dụng, đào tạo lại cải tiến công tác tiền lương, thực hiện an toàn vệ sinh lao động, khen thưởng, kỷ luật và trách nhiệm vật chất, hạn chế tối đa tai nạn lao động có thể xẩy ra. + Thường xuyên phát đông phong trào thi đua lao động sản xuất, thực hiện tiết kiệm trong chi phí sản xuất, nâng cao năng xuất chất lượng và hiệu quả cao. Nâng cao uy tín và doanh thu. II. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (các mục tiêu chủ yếu). 2.1. Xây dựng áp dụng đồng bộ khai thác mở rộng thị trường nhằm tăng doanh thu Để có thể mở rộng thị trường cần phải áp dụng chính sách về hoạt động Manketing đó là: Chính sách sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách phân phối và chính sách giao tiếp khuyến khích. Bốn chính sách này không độc lập lẫn nhau mà chúng phối hợp với nhau một cách chặt chẽ để phát huy hiệu quả tối đa. a, Chính sách sản phẩm. + Loại hình sản phẩm: Nguồn nước hình trụ, khối + Hoàn thiện quá trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm + Tạo uy tín cho sản phẩm bồn nước Sơn Hà + Nhãn mác bao bì sản phẩm + Tiếp tục giữ gìn vị trí đã có trên thị trường với bạn hàng, có thị trường rộng lớn trong Hà Nội và các tỉnh khác. + Cải tiến hình dàng mẫu mã, màu sắc và một số các đặc tính khác biệt... Sẽ đem lại cho công ty cơ hội tiêu thụ lớn. + Tạo uy tín: Các sản phẩm của công ty phải có dấu ấn công ty: Đó là nhãn hiệu mác, chữ quảng cáo trên phương tiện, đồng thời đó cũng là chất lượng sản phẩm đã làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng, còn in đậm, còn uy tín lưu luyến trong lòng của khách hàng, làm cho khách hàng có một tâm lý an toàn, yên tâm tuyệt đối vào sản phẩm bồn nước mà công ty sản xuất. + Bao bì sản phẩm Không như các sản phẩm khác, bồn nước không sử dụng bao gói ( vì khối lương và không của sản phẩm chiếm chỗ rất lớn) nhưng công ty Sơn Hà sử dụng các biện pháp sau: Trang trí màu sắc sản phẩm hài hoà, mỹ thuật, sử dụng công nghệ tiến tiến trong công nghệ sơn trên thép b, Chính sách giá: Mục tiêu của chính sách giá cả là: Khối lượng hàng hoá và lợi nhuận. Với công ty có thể sử dụng một số phương pháp xác lập chính sách giá cả như sau: + Chiến lược giá hướng vào doanh nghiệp: Chiến lược này hường vào mục tiều nội tại của doanh nghiệp, vào chi phí  tăng cường quản lý chi phí (quản lý sử dụng vật tư kỹ thuật) để giảm bớt khối lượng phế liệu và phế phẩm nhằm tối thiếu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận + Chiến lược giá hướng ra thị trường: - Trong kinh doanh nên sử dụng chính sách giá thâm nhập sâu và bán tăng doanh số với giá thấp. - Trong sản xuất công ty nên coi trọng chất lượng giá để bán ở mức ngang giá hoặc cao hơn giá thị trường tuỳ thuộc vào loại yêu cầu chất lượng đặt hàng của khách hàng. c, Chính sách phân phối lựa chọn kênh phân phối. * Công ty có thể sử dung kênh phân phối trực tiếp cho phân phối sản phẩm hoặc kênh phân phối ngắn, kênh phân phối dài. b, Chính sách giao tiếp khuyếch trương. Giao tiếp khuyếch trương là một công cụ quan trọng để thực hiện chiến lược Marketing của công ty. Khuyếch trương, giao tiếp của công ty nên dùng một số nội dung chủ yếu của công ty: Quảng cáo, các hoạt động yểm trợ xúc tiến bán hàng. + Quảng cáo: Tiếp tục sử dụng các hình thực quảng cáo mà công ty đã áp dụng. Đồng thời bổ sung các hình thức quảng cáo khác. + Xúc tiến bán hàng: Hàng năm nên hội nghị khách hàng để nắm bặt những ưu, khuyết điểm của sản phẩm và những nhu cầu phát sinh trong quá trình sử dụng sản phẩm. Sau hội nghị nên có quà tăng cho đại biểu, cho khách hàng để tạo ra bầu khí thông cảm, hoà đồng tạo sự vui vẻ tin tưởng và thực sự hiểu nhau giữa công ty và khách hàng. Ngoài ra còn sử dụng in, phát hành, giới thiệu sản phẩm mới của công ty một số tính năng ưu việt và hiệu quả về mặt kinh tế, giá thành sản phẩm, giá phải chăng so với sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác. Các hoạt đông yểm trợ - bảo vệ thị trường, bảo vệ giá cả - Tham gia các hội chợ triển lãm khi có điều kiện 2.2. Mục tiêu tăng cường quản lý, sử dụng lao động nhằm nâng cao năng suất Nâng cao hiệu qủa sử dụng các yếu tố sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh chính là đánh giá khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tìm ra biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ gía thành sản phẩm nhờ vào các quyết định điều hành sản xuất kinh doanh của nhà quản lý doanh nghiệp. Trong các yếu tố của quá trình sản xuất thì lao động của con người là yếu tố có tính chất quyết định nhất. Sử dụng tốt nguồn lao động tận dụng hết khả năng lao động là một yêu cầu đặt ra hàng đầu cho nhà quản lý. Giải pháp: Mục tiêu chủ yếu của việc lập kế hoạch quản lý lao động và nâng cao năng suất lao động của Công ty là quản lý chặt chẽ người lao động, xác định những khả năng sẵn có để giảm chi phí lđ cho sản phẩm sản xuất ra. Các biện pháp: Một là: Cải tiến hình thức phân công lao động. Hạn chế việc sử dụng trả lương theo thời gian mà nên trả lương theo sản phẩm để nâng cao tinh thần chủ động của cán bộ công nhân viên lao động vì mình, vì tập thể. Phân công lao động hợp lý và có hiệu quả nhất nhằm phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của cán bộ công nhân viên. Hai là: Đảm bảo các dk và nguyên vật liệu, vật tư, công cụ lao động, mặt bằng nhà xưởng, không gian, môi trường một cách hợp lý nhất tại nơi làm việc cho cán bộ công nhân viên, chú trọng đến lực lượng lao động trực tiếp. Ba là: Nghiên cứu đưa vào áp dụng các biện pháp quản lý lao động tiên tiến áp dụng hiệu quả kinh nghiệm quản lý trong việc hoàn thiện công tác tổ chức lao động. Bốn là: Phục vụ hợp lý nơi làm việc, nghỉ ngơi, tạo điều kiện cho người lao động có thể hoàn thành bình thường các chức năng của mình. 2.3. Mục tiêu tăng cường đầu tư theo chiều sâu để nâng cao trình độ hiện đại của công nghệ Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, nó phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ công nghệ của doanh nghiệp. Tài sản cố định, đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm... bởi vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, thời gian và cong suất của máy móc thiết bị là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Đối với máy móc thiết bị đang sử dụng, nếukhông phù hợp với công nghệ sản xuất hiện tại thì nên chuyển nhướng thanh lý để thu hồi vốn đầu tư mua thiết bị công nghệ mới hiện đại. kết luận Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Cơ Kim khí Sơ Hà với những quan sát từ thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của một Công ty trên thị trường và với những kiến thức được học ở nhà trường em có một số nhận xét như sau: hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp nước ta đang là vấn đề sống còn, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Cùng tồn tại và phát triển trongnền kinh tế thị trường Công ty TNHH Cơ Kim Khí Sơ Hà đã chứng tỏ được là một doanh nghiệp năng động, thích ứng với cơ chế thị trường. Mục lục Lời nói đầu………………………………………………………………2 Nội dung………………………………………………………………….3 Chương I : Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH cơ kim khí Sơn hà...3 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ………………………3 2. Cơ cấu tổ chức của Công ty …………………………………………..4 3.Chức năng , nhiệm vụ của Công ty …………………………………….6 Chương II: Tình hình sx kinh doanh của Công ty ……………………….7 1. Vốn…………………………………………………………………….7 2. Kết quả hoạt động SX kinh doanh của Công ty năm 2001…………….9 Chương III: Tình hình thực hiện công tác phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH cơ kim khí Sơn Hà……………………………10 I. Tỉ suất lợi nhuận …………………………………………...10 II. Tỉ suất tài trợ ………………………………………………10 III. Tỉ suất về khả năng thanh toán……………………………..11 IV. Tỉ suất khả năng sinh lời……………………………………12 Chương V: Phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả SX kinh doanh của doanh nghiệp …….…………………………….……13 I. Định hướng chung của Công ty …………………………………..13 II. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động SX kinh doanh của Công ty (Các mục tiêu chủ yếu)…………………………………..14 Kết luận …………………………………………………………………19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan