Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo tổng hợp phòng lđtbxh huyện cao phong...

Tài liệu Báo cáo tổng hợp phòng lđtbxh huyện cao phong

.DOCX
51
302
67

Mô tả:

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................A LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA PHÒNG LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HUYỆN CAO PHONG......................................................................3 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÒNG LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HUYỆN CAO PHONG:...............3 1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HUYỆN CAO PHONG:................................................4 1.2.1. Chức năng:........................................................................................4 1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn:...................................................................4 1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA PHÒNG LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HUYỆN CAO PHONG:..............................6 1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của đơn vị:.....................................................6 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:........................................7 1.4. TÌNH HÌNH KINH PHÍ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ CỦA PHÒNG LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HUYỆN CAO PHONG:......9 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI PHÒNG LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HUYỆN CAO PHONG...........................................................................................................13 2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI PHÒNG LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HUYỆN CAO PHONG:............................13 2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI PHÒNG LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HUYỆN CAO PHONG:............................14 2.2.1. Các chính sách kế toán chung.........................................................14 2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.................................14 2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán................................19 2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán....................................19 2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính................................................20 GVHD: Phạm Văn Hưng SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hằng 2.3. TỔ CHỨC MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CHỦ YẾU TẠI ĐƠN VỊ:................................................................................................................22 2.3.1. Kế toán tiền lương và các khoản phải nộp theo lương....................22 2.3.2. Kế toán các khoản chi.....................................................................24 2.3.3. Kế toán nguồn kinh phí...................................................................26 2.3.4. Kế toán vốn bằng tiền thanh toán tại đơn vị...................................27 2.3.5. Kế toán vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa................28 2.3.6. Kế toán tài sản cố định:...................................................................30 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI PHÒNG LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HUYỆN CAO PHONG...........................................................................32 3.1. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN:....................................32 3.2. ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN:..........................32 3.3. ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU:..........................32 KẾT LUẬN.....................................................................................................34 GVHD: Phạm Văn Hưng SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hằng 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHXH BHYT KPCĐ NSNN UBND KBNN TSCĐ Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Kinh phí công đoàn Ngân sách Nhà nước Uỷ ban nhân dân Kho bạc Nhà nước Tài sản cố định GVHD: Phạm Văn Hưng SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hằng 1 LỜI MỞ ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là một phần không thể thiếu trong chương trình đào tạo và học tập của sinh viên sau khi kết thúc các khóa học tại trường đại học. Là một khâu qua trọng của quá trình đào tạo một chuyên ngành. Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp sinh viên có một cái nhìn tổng thể, trực quan hơn, sinh động hơn và thực tế hơn đối với các vấn đề kinh tế, xã hội. Qua đó sinh viên có thể chủ động vận dụng sáng tạo những kỹ năng, kiến thức đã học vào thực tiễn. Qua thời gian học tập tại trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh, chuyên nghành Kế toán công, được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa. Em đã nắm được môt số kiến thức cơ bản về kế toán. Trước khi kết thúc chương trình học, được sự giới thiệu của nhà trường, em đã đến thực tập tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Cao Phong. Trong thời gian thực tập tại đây em đã được quan sát, tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, nhân sự và các hoạt động chủ yếu của đơn vị. Ngoài ra quá trình thực tập thực tế tại đơn vị cũng giúp sinh viên chúng em học hỏi, rèn luyện tác phong làm việc, cách ứng xử trong các mối quan hệ tại cơ quan. Sau quá trình thực tập tổng hợp tại đơn vị, em đã hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này. Nội dung báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 phần: Chương 1: Tổng quan về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy quản lý của phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Cao Phong. GVHD: Phạm Văn Hưng SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hằng 2 Chương 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Cao Phong. Chương 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại đơn vị. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo tại trường Đại học Tài chính-Quản trị kinh doanh nói chung và các thầy cô giáo trong khoa Kế toán nói riêng đã truyền đạt những kiến thức cho em trong thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn Thầy Phạm Văn Hưng đã chỉ bảo tận tình, hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chương trình thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn tới toàn thể công chức, viên chức, cán bộ tại phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Cao Phong đã tạo điều kiện cho em, giúp đỡ em nhiệt tình để em hoàn thành báo cáo tổng hợp này. Với thời gian tiếp cận và khả năng kiến thức còn hạn chế nên báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những nhận xét và chỉ bảo của thầy cô để em có thêm những kinh nghiệm, kiến thức quý báu nhằm phục vụ tốt hơn cho việc hoàn thành khóa luận sắp tới. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Thị Mỹ Hằng GVHD: Phạm Văn Hưng SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hằng 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA PHÒNG LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HUYỆN CAO PHONG 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÒNG LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HUYỆN CAO PHONG: - Tên đơn vị thực tập: Phòng Lao Động - Thương binh và Xã hội huyện Cao Phong. - Địa chỉ trụ sở tại: Thị trấn Cao Phong, Huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. - Số điện thoại: 02183844331 Trước năm 2008 Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện là phòng Nội vụ - Lao động xã hội, sau đó tách thành 2 phòng là phòng Nội vụ và phòng Lao động – Thương binh và Xã hội. Năm 2008 các vấn đề về tệ nạn xã hội xảy ra trên đia bàn huyện ngày càng phức tạp. Bên cạnh đó các vấn đề bảo vệ trẻ em ngày càng được xã hội quan tâm. Ngoài ra các nhu cầu về giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, các vấn đề về giải quyết chính sách cho người có công, xóa đói giảm nghèo… ngày càng được quan tâm hơn. Nhìn nhận tình hình về các vấn đề trên một cách khách quan, UBND huyện thấy cần thiết phải có một cơ quan chuyên trách về các vấn đề đó. Ngày 10/4/2008 UBND huyện Cao Phong ra quyết định số 421/QĐ-UBND ngày 10/4/2008, thành lập Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội bắt đầu hoạt động độc lập từ đó cho đến nay. Phòng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức biên chế và công tác của GVHD: Phạm Văn Hưng SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hằng 4 UBND cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Từ khi mới thành lập, các cán bộ trong phòng luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đặc biệt kể từ khi tách ra hoạt động độc lập vào năm 2008, các công tác về vấn đề việc làm, chính sách xã hội, chính sách người có công, cải cách hành chính được Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện khá tốt. Trong suốt những năm qua phòng đã thực hiện được nhiều kế hoạch, đề án về các vấn đề chuyên môn nghiệp vụ của mình rất khả thi. Khi bắt đầu hoạt động độc lập từ năm 2008 đến nay, phòng đã tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các cơ sở bảo trợ xã hội, dạy nghề, giới thiệu việc làm, cơ sở giáo dục lao động xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em trên địa bàn huyện phân theo cấp. Hướng dẫn tổ chức thực hiện các chương trình về an toàn vệ sinh lao động, chính sách giảm nghèo, kế hoạch bảo vệ và chăm sóc trẻ em, quản lý và sử dụng quỹ bảo trợ trẻ em cấp huyện. Các chính sách về người có công được giải quyết tương đối tốt, không có hiện tượng khiếu nại của người dân. Phòng đưa ra các chương trình kế hoạch và cũng tổ chức tuyên truyền phòng chống ma túy, cai nghiện cộng đồng, quản lý sau cai, phòng chống mại dâm đến tất cả các xã, các thôn bản để người dân đều hiểu và phòng chống các tệ nạn đó. 1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HUYỆN CAO PHONG: 1.2.1. Chức năng: Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động, việc làm, dạy nghề, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội , bảo vệ và chăm sóc trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới. GVHD: Phạm Văn Hưng SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hằng 5 Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Cao Phong có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành về tổng biên chế và công tác của UBND huyện; đồng thời chiu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình. 1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện giải quyết công việc theo nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/05/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Thông tư lien tịch số 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 02/10/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thuộc UBND cấp tỉnh, phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thuộc UBND cấp huyện và quy chế làm việc của UBND huyện. Theo đó, phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Trình UBND huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hang năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước được giao. - Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công với nước và xã hội được giao; theo dõi thi hành pháp luật. - Giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động, người có công với nước và xã hội theo quy định của pháp luật. GVHD: Phạm Văn Hưng SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hằng 6 - Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà ở xã hội, cơ sở dạy nghề, tổ chức dịch vụ việc làm, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở cai nghiện tự nguyện, cơ sở quản lý sau cai nghiện, cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ sở trợ giúp trẻ em trên địa bàn huyện theo phân cấp, ủy quyền. - Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý các công trình ghi công liệt sĩ. - Hướng dẫn chuyện môn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn. - Phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ người có công với nước và các đối tượng chính sách xã hội. - Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công với nước và xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công của UBND cấp huyện. - Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công với nước và xã hội trên địa bàn. - Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND cấp huyện và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. - Quản lý vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức và người GVHD: Phạm Văn Hưng SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hằng 7 lao động thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của UBND cấp huyện. - Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và theo phân công của UBND cấp huyện. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật. 1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA PHÒNG LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HUYỆN CAO PHONG: 1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của đơn vị: Bộ máy tổ chức của phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Cao Phong gồm có: 01 Trưởng phòng; 01 Phó trưởng phòng; 01 Kế toán; 01 Thủ quỹ; 04 chuyên viên giúp việc. Trưởng phòng Phó trưởng phòng Kế toán Văn thư lưu trữ, kiêm thủ quỹ Chuyên viên Chuyên viên Chuyên viên GVHD: Phạm Văn Hưng SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hằng Chuyên viên 8 Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Cao Phong 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:  Trưởng phòng – Ông Bùi Văn Dán: Chịu trách nhiệm trước UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn do mình phụ trách. Phụ trách chung , trực tiếp phụ trách lĩnh vực công tác tổ chức cán bộ; tài chính kế toán; thi đua khen thưởng, chính sách người có công và công tác hành chính cơ quan. Là chủ tài khoản. Phụ trách công tác chăm sóc và quản lý các công trình ghi công liệt sĩ.  Phó trưởng phòng – Ông Phạm Thanh Trưởng: Tham mưu giúp trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật các lĩnh vực: - Lao động việc làm; bảo trợ xã hội; xóa đói giảm nghèo; chăm sóc và bảo vệ trẻ em; Bình đẳng giới; công tác phong chống tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện. Khi trưởng phòng vắng mặt Phó trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành hoạt động của phòng.  Các chuyên viên giúp việc: GVHD: Phạm Văn Hưng SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hằng 9 - Bà Phạm Thị Ánh Tuyết: Tham mưu lãnh đạo phòng và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng và trước pháp luật về công tác tài chính – ngân sách của đơn vị. - Bà Bùi Thị Như: phụ trách công tác Bảo hiểm xã hội; văn thư – lưu trữ, quản lý con dấu của cơ quan, kiêm thủ quỹ của đơn vị. - Bà Bùi Thị Thanh Loan: Tham mưu giúp lãnh đạo phòng và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng và trước pháp luật về các lĩnh vực sau: + Lao động việc làm: Đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, an toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ + Tiền lương – tiền công doanh nghiệp +Thư ký các cuộc họp của chi bộ, cơ quan. - Ông Nguyễn Thành Nam: Tham mưu giúp lãnh đạo phòng và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng và trước pháp luật về lĩnh vực: + Chính sách người có công: (Thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ: trợ cấp thường xuyên, trợ cấp 1 lần; cấp thẻ BHYT miễn phí, tổ chức đưa đối tượng đi nghỉ dưỡng tại Trung tâm điều dưỡng, cấp tiền mua phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình và phục hồi chức năng, hỗ trợ cải thiện nhà ở, mai tang phí, ưu đãi học sinh sinh viên…). + Công tác tổng hợp báo cáo. - Bà Nguyễn Thị Lan Anh: Tham mưu giúp lãnh đạo phòng và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng và pháp luật, về các lĩnh vực: GVHD: Phạm Văn Hưng SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hằng 10 + Bảo trợ xã hội: Thực hiện các chế độ chính sách xã hội đối với người tàn tật, người cao tuổi, người già cô đơn, trẻ mồ côi (trợ cấp thường xuyên, cấp thẻ BHYT miễn phí, cấp xe lăn, xe lắc cho người tàn tật…); Cứu trợ đột xuất các gia đình gặp rủi ro, thiên tai, hoa hoạn… + Xóa đói giảm nghèo: Thực hiện chế độ chính sách xã hội đối với hộ nghèo, cận nghèo (cấp thẻ BHYT miễn phí, xác nhận đối tượng thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo được miễn giam học phí,…) - Bà Bùi Thị Thùy Linh: Tham mưu giúp lãnh đạo phòng và chịu trách nhiệm trước trương phòng và pháp luật, về các lĩnh vực: Bình đẳng giới, chăm sóc và bảo vệ trẻ em, phối hợp thực hiện công tác văn thư– lưu trữ thực hiện một số nhiệm vụ khác do lãnh đạo phòng phân công. 1.4. TÌNH HÌNH KINH PHÍ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ CỦA PHÒNG LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HUYỆN CAO PHONG: Bảng 1.1: Tình hình kinh phí và sử dụng kinh phí năm 2014, 2015, 2016 và dự toán 2017 ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Dự toán thu đầu năm Quyết toán thu Dự toán chi đầu năm Quyết toán chi Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Dự toán năm 2017 793.883.000 903.363.000 870.747.000 1.003.229.000 808.883.000 964.866.000 887.985.000 - 793.883.000 903.363.000 870.747.000 1.003.229.000 808.883.000 964.866.000 887.985.000 - GVHD: Phạm Văn Hưng SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hằng 11 Bảng 1.2: Bảng tổng hợp chi ngân sách ĐVT: Nghìn đồng Nội dung chi Tổng chi NSNN Chi hoạt động Tiền lương Phụ cấp lương Tiền thưởng Phúc lợi tập thể Khoản đóng góp Dịch vụ công cộng Vật tư văn phòng Thông tin tuyên truyền, Năm 2014 Thực Dự toán hiện Tỉ lệ (%) Năm 2015 Thực Dự toán hiện 793.883 Năm 2016 Tỉ lệ (%) Dự toán Thực hiện 808.883 101,89 903.363 964.866 106,81 870.747 887.985 101,98 793.883 808.883 101,89 903.363 964.866 106,91 870.747 887.985 101,98 314.800 279.093,9 88,66 300.000 311.489,7 103,83 321.132 330.407,7 102,89 101.124 99.744,8 98,64 101.123 118.929,8 117,61 116.700 137.979,1 118,23 - - - - - - - 910 - 13.600 - 18.000 - 16.000 69.432 70.914,4 102,14 75.920 70.569,6 92,95 72.240 72.980,6 101,03 28.000 14.646 52,31 28.000 20.643,1 73,73 22.800 18.804,6 82,48 80.000 67.639 84,55 80.000 113.543 141,93 38.000 45.711,553 120,29 13.200 18.991,9 143,88 13.200 23.881,2 180,92 10.800 26.042,447 241,13 GVHD: Phạm Văn Hưng SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hằng Tỉ lê (%) 12 liên lạc Hội nghị Công tác phí Thuê mướn Cải tạo SCN TSCĐ Chi phí nghiệp vụ chuyên môn Chi khác Mua TS dùng cho CTCM 26.000 40.208 154,65 34.000 102.674 301,98 46.000 44.017 95,69 28.800 24.600 85,42 28.800 33.440 116,11 28.800 30.580 106,18 15.000 18.000 120 15.000 12.000 80 15.000 14.600 97,33 28.000 29.800 106,43 28.000 43.625 155,8 32.000 21.794 68,11 28.000 13.000 46,43 28.000 4.415,6 15,77 24.000 8.670 36,13 61.527 118.645 192,83 118.320 67.055 56,67 95.275 83.488 87,63 - - - 53.000 24.600 46,42 48.000 36.000 75 Dựa vào số liệu tình hình kinh phí và sử dụng kinh phí qua các năm ta có bảng phân tích tình hình kinh phí và sử dụng kinh phí tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Cao Phong như sau: Bảng 1.3: Phân tích tình hình kinh phí giữa các năm ĐVT: Đồng Năm 2015/2014 So sánh So sánh Chỉ tiêu tuyệt đối tương đối Dự toán thu 109.480.000 + 13,79 % Quyết toán thu 155.983.000 + 19,28 % Dự toán chi 109.480.000 + 13,79 % Năm 2016/2015 So sánh So sánh tuyệt đối tương đối - 32.616.000 - 3,61 % - 76.881.000 - 7,97 % - 32.616.000 - 3,61 % GVHD: Phạm Văn Hưng SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hằng 13 Quyết toán chi 155.983.000 + 19,28 % - 76.881.000 - 7,97 % Nhận xét: Thông qua bảng số liệu, bảng tổng hợp chi ngân sách và bảng phân tích tình hình kinh phí và sử dụng kinh phí của phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Cao Phong ta có thể thấy rằng: Trong dự toán và quyết toán thu chi của phòng đã có sự cân đối thu, chi. Quyết toán thu và chi thực tế so với dự toán có tăng nhưng không đáng kể. Do đơn vị thực hiện theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP về quy chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước nên ta thấy các năm đều có số quyết toán thu và quyết toán chi bằng nhau. Sau khi trang trải toàn bộ các khoản chi phí hoạt động , nếu còn kinh phí tiết kiệm thì được dùng vào chi khác (chi mua văn phòng phẩm, phúc lợi tập thể, tiền thưởng, lương tăng thêm và các mục khác). Năm 2016 tuy chưa hết thời gian chỉnh lý quyết toán nhưng đơn vị đã có số liệu quyết toán thu - chi của năm 2016, đó là do tại đơn vị chỉ có các khoản chi thường xuyên cho nên đến ngày 31/12 là coi như chốt được số liệu, không có nội dung nào phải xử lý trong thời gian chỉnh lý quyết toán, không có khoản chi chương trình dự án hay đầu tư xây dự cơ bản. Số dự toán và quyết toán thu chi của năm 2015 tăng khá nhiều so với năm 2014, trong đó dự toán tăng 13,79% và số quyết toán tăng 19,28%. Nguyên nhân là do chi cho con người và chi mua tài sản dùng cho công tác chuyên môn tại đơn vị tăng lên. GVHD: Phạm Văn Hưng SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hằng 14 Số dự toán và quyết toán thu chi của năm 2016 giảm so với năm 2015 nhưng không nhiều, trong đó dự toán giảm 3,61% và số quyết toán giảm 7,91%. Tuy trong năm 2016 chi cho con người có tăng lên do tăng mức lương tối thiểu, nhưng các khoản chi hoạt động thường xuyên của đơn vị lại giảm nên khiến cho tổng quyết toán thu chi tại đơn vị năm 2016 giảm so với năm 2015 là 76.881.000 đồng. GVHD: Phạm Văn Hưng SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hằng 15 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI PHÒNG LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HUYỆN CAO PHONG 2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI PHÒNG LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HUYỆN CAO PHONG: Phòng Kế toán của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Cao Phong chỉ bao gồm: 01 Kế toán và 01 Thủ quỹ (kiêm văn thư – lưu trữ). Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Thủ quỹ  Chức năng, nhiệm vụ của kế toán: - Trên cơ sở nguồn kinh phí được giao theo kế hoạch năm, kế toán tham mưu cho Trưởng phòng xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ cơ quan, bao gồm dự toán thu, chi từng tháng, quý, năm bảo đảm yêu cầu chi công việc của cơ quan. - Thiết lập và tập hợp các chứng từ thanh quyết toán đảm bảo chế độ và thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về quản lý tài chính. GVHD: Phạm Văn Hưng SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hằng 16 - Đảm bảo nguồn kinh phí chi lương, phụ cấp, công tác phí đúng chế độ, tháng nào thanh toán dứt điểm tháng đó. Hàng tháng kế toán báo cáo về tình hình thu, chi ngân sách của đơn vị với Chủ tài khoản. - Tham mưu cho Chủ tài khoản điều hành kinh phí trên tinh thần tiết kiệm, đạt hiệu quả cao trong công tác. Chịu trách nhiệm trước Chủ tài khoản về giám sát sử dụng nguồn kinh phí được giao theo đúng quy định. - Thanh toán hoạt động dịch vụ công cộng: điện, nước, văn phòng phẩm, công tác phí, các hoạt động chuyên môn. - Thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ. - Thanh toán tiền mua sắm, sửa chữa TSCĐ - Thanh toán các chi phí khác. - Quản lý, theo dõi, cập nhật sổ sách về quản lý tài chính và công sản theo quy định. - Lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính theo quy định. - Tổ trưởng tổ Công đoàn. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo phòng phân công.  Chức năng, nhiệm vụ của thủ quỹ: Quản lý tiền mặt của đơn vị, căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi tiền mặt đề xuất hoặc nhập quỹ tiền mặt, ghi sổ quỹ phần thu, chi. Sau đó tổng hợp đối chiếu với kế toán. GVHD: Phạm Văn Hưng SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hằng 17 2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI PHÒNG LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HUYỆN CAO PHONG: 2.2.1. Các chính sách kế toán chung - Chế độ kế toán áp dụng: Đơn vị thực hiện công tác theo chế độ kế toán hiện hành là chế độ kế toán HCSN, ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ – BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. - Đồng tiền sử dụng trong hạch toán: Đồng Việt Nam (VNĐ). - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/ 01 đến ngày 31/12 của năm dương lịch. Kỳ kế toán năm. - Phương pháp tính hao mòn TSCĐ: Sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. 2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán GVHD: Phạm Văn Hưng SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hằng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan