Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thường niên giáo dục việt nam 2014...

Tài liệu Báo cáo thường niên giáo dục việt nam 2014

.PDF
16
15
68

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI r gmogkn ' r - “ .. - _ . V BÁO CẢO TỒNG KÉT KÉT QUẢ T H ựC HIỆN ĐÈ TÀI KH&CN CÁP ĐẠI HỌC QUỐC GIA Tên đề tài: Báo cáo thường niên Giáo dục Việt Nam 2014 Mã số đề tài: QGĐA.14.01 Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Lê Anh Vinh Hà Nội, 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI n GKOGHN Ị V — > i— ---------✓ _ / BÁO CÁO TỎNG KÉT KẾT QUẢ T H ự C HIỆN ĐÈ TÀI KH&CN CẤP ĐẠI HỌC QUÓC GIA Tên đề tài: Báo cáo thường niên Giáo dục Việt Nam 2014 Mã số đề tài: QGĐA.14.01 Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Lê Anh Vinh ĐAI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘl_ ĨRUNG TẦM THÔNG TIN THƯ VIỆN L _ I)0 Ú Ế Ũ Ũ C Ũ & 1 Hà Nội, 2016 PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG 1.1. Tên đề tài: Báo cáo thường niên Giáo dục Việt Nam 2014 1.2. Mã số: QGĐA.14.01 1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài TT Chức danh, học vị, họ và tên Đon vị công tác 1 PGS. TS. Lê Anh Vinh 2 Vai trò thưc hiên đề tài • • Trường ĐH Giáo dục Chủ trì Viện Đảm bảo Chất ThS. Phạm Ngọc Duy lượng Giáo dục ủ y viên ĐHQGHN 3 TS. Trần Thị Tuyết 4 GS. Ken Kempner 5 GS. Martin Hayden Trường ĐHNN Đại học Southern ủ y viên ủ y viên Oregon Hoa Kỳ Đại học Southern ủ y viên Cross Úc 6 TS. Vũ Thái Sơn Trường ĐHGD ủ y viên 7 ThS. Lê Việt Anh Trường ĐHGD ủ y viên 8 ThS. Nguyễn Ngọc Ninh Trường ĐH Ngoại ngữ ủ y viên 9 ThS. Nguyễn Đức Can Trường ĐHGD Thư ký 1.4. Đon vị chủ trì: Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội 1.5. Thòi gian thực hiện: 1.5.1. Theo hợp đồng: từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 12 năm 2015 1.5.2. Gia hạn (nếu có): đến tháng 6 năm 2016 1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 6 năm 2016 1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có): Trong thời gian thực hiện đề tài, do một số thành viên của nhóm nghiên cứu được điêu chuyên sang nhận nhiệm vụ mới nên trong nhóm có sự mở rộng hơn so với đăng kí ban đâu. TS. Đô Thị Ngọc Quyên và ThS. Trân Ngọc Diệp đã tham gia nhóm nghiên cứu, có bài viêt được sử dụng trong các chương vê Đảm bảo chât lượng Giáo dục Đại học và Quản trị đại học. Các kêt quả trong báo cáo cũng đã được các tác giả sử dụng trong hai bài báo liên quand dến đề tài. 1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 500 triệu đồng. 1 PHÀN II. TỎNG QUAN KÉT QUẢ NGHIÊN c ứ u 1. Đặt vấn đề Năm 2005, Chính phủ đã thông qua Nghị quyết sổ 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện Giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020. Theo đó, mục tiêu chung đến năm 2020, giáo dục đại học Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ thế giới; có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đề án đã đưa ra 32 mục tiêu tổng thể cho hệ thống giáo dục Đại học ở Việt Nam trong giai đoạn 2006-2020. Những mục tiêu này là tương đổi đầy đủ và nhăm vào tất cả các khía cạnh của hệ thống giáo dục, được đề cập với các mức độ chi tiết khác nhau, trong đó có một số mục tiêu rất cụ thể còn một số khác chưa được mô tả thật sự rõ ràng. Các mục tiêu này tuy rất xác đáng nhưng với một nước có nguồn lực và hệ thống cơ sở hạ tầng còn hạn chế như Việt Nam thì đây được xem như là một “danh sách những điều ước” hơn là các mục tiêu khả thi. Sau 10 năm thực hiện chương trình, đã đến lúc phải định vị chính xác vị trí của nền giáo dục Việt Nam trong khu vực và quốc tế, từ đó vạch ra lộ trình cụ thể đưa nền giáo dục đại học Việt Nam hội nhập thật sự vào con đường phát triển chung của thế giới, từng bước đạt được vị trí như mong muốn. 2. Mục tiêu Mục tiêu tồng quát: Mục tiêu chính của Dự án là đưa ra Báo cáo thường niên Giáo dục Việt Nam 2015 năm trong chuôi báo cáo được xuât bản hàng năm nhằm tổng kết các chủ diểm về giáo dục trong năm, đồng thời thảo luận các vấn đề liên quan và phân tích nguyên nhân, từ đó đưa ra viễn cảnh giáo dục năm tới và khuyến nghị chính sách trong bối cảnh hiện thời. Báo cáo thường niên Giáo dục Việt Nam 2014 sẽ tập trung vào các yếu tố đảm bảo chất lượng của giáo dục đại học. Mục tiêu cụ thể: Báo cáo thường niên Giáo dục Việt nam năm 2014 sẽ tập trung vào các yếu tố đảm bảo chất lượng của giáo dục đại học tại Việt Nam, với các mục tiêu cụ thể như sau: - Tập hợp một cách có hệ thống các số liệu, chỉ số, thông số về những khía cạnh và vấn đề được phân loại trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam trong giai đoạn 2009 2014. Ở mồi vấn đề được đề cập tới, báo cáo đưa ra các số liệu, so sánh, đối chiếu trong phạm vi tối thiểu 5 năm. - Phân tích, đánh giá một cách độc lập và khách quan những thành tựu, khó khăn, cơ hội và thách thức của nền giáo dục Đại học Việt Nam, dựa trên những nghiên cứu chuẩn đối sánh đê định vị nền giáo dục đại học Việt Nam trong "bản đồ" của các nền giáo dục đại học 2 khu vực và thế giới sau một nửa chặng đường của Đề án Đổi mới Giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020. - Đề xuất những giải pháp, kế hoạch chiến lược hiệu quả cho nền giáo dục đại học Việt Nam hội nhập thật sự vào con đường phát triển chung của thế giới, từng bước đạt được vị trí như mong muốn, hướng tới mục tiêu chung đến năm 2020, giáo dục đại học Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới. 3. Phương pháp nghiên cứu v ề mặt phương pháp luận, so với các báo cáo đã có, báo cáo này chú trọng hơn đến mặt định lượng. Tuy nhiên, một thách thức đặt ra là làm sao để tìm được những con số chính xác, đáng tin cậy, nhận dạng những con số “ảo”, chọn lọc nguồn dữ liệu để tò đó đưa ra những phân tích, dự báo chính xác; đề xuất các giải pháp, kế hoạch chiến lược hiệu quả cho nền giáo dục đại học Việt Nam. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, khó khăn lớn nhất trong việc thực hiện báo cáo này sẽ liên quan đến chất lượng của nguồn sổ liệu: - Quá trình thu thập dử liệu, phân tích và báo cáo về các vấn đề liên quan đến giáo dục Đại học Việt Nam hiện nay chủ yếu theo phương pháp thu thập càng nhiều dữ liệu về càng nhiều khía cạnh càng tốt, từ đó đưa ra các kết quả tổng hợp, không chọn lọc, cho từng vân đề quan trọng. Việc thu thập các số liệu một cách có định hướng, giúp cho quá trình tổng hợp dữ liệu và phiên dịch ý nghĩa của các con số một cách minh bạch chính xác chưa được chú trọng. - Dữ liệu được thu thập không giúp ích cho quá trình phân tích dự báo. Trong đó, việc phân tích dự báo mới chính là một công cụ quan trọng nhất trong việc đưa ra quyết định, dự đoán các tình huống xấu có thể xảy ra và những dự báo hiệu quả của những hoạt động đề ra. - Các quyết định chiến lược qụan trọng hiện nay được thực hiện trên giả định rằng phân tích, kết luận thống kê là hợp lệ và chính xác, trong khi trên thực tế số liệu trong nhiều trường hợp có tính chính xác thấp. Ngoài ra, quá trình kết luận từ các số liệu còn mang tính chủ quan cao và thiếu các phương pháp hiệu quả. - Hiện nay có nhiều cơ quan khác nhau, không kể đến bản thân các trường đại học, cùng thực hiện công việc thu thập dữ liệu với những cách khác nhau. Việc thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn như vậy sẽ dẫn đến khả năng xuất hiện lỗi thống kê rất cao. - Việc áp dụng hệ thống công nghệ thông tin chưa đồng bộ vào công việc thống kê dữ liệu cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến tính chính xác của nguồn dữ liệu. - Rất ít các thông tin được thu thập từ sinh viên, cựu sinh viên về chất lượng giảng dạy, và môi trường học tập. 3 Đánh giá dự bảo tác động chính sách Đây là phương pháp đánh giá dự báo những tác động có thể có của sự thay đổi chính sách hoặc điều tiết trên cơ sở so sánh với bối cảnh giả định không có những thay đổi chính sách và điều tiết đó. Trên cơ sở các số liệu điều tra thu thập được, đề tài sẽ sử dụng phương pháp này để đánh giá những tác động có thể có của những thay đổi trong chính sách về giáo dục. 4. Tổng kết kết quả nghiên cứu Căn cứ vào các nghiên cứu, chuyên đề được thực hiện, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp và đưa ra một sô đê xuât nhăm nâng cao chất lượng và hiệu quả của Giáo dục đại học Việt Nam 4.ỉ. Lãnh đạo, tổ chức và quản lý cơ sở giáo dục đại học Quản lý nội bộ cơ sở giáo dục đại học Mỗi cơ sở giáo dục đại học cần hoạt động tự chủ như một doanh nghiệp có sứ mệnh, mục tiêu và tâm nhìn xác định trên cơ sở cơ chê thị trường nhăm cung câp những dịch vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu phù họp và đáp ứng nhu cầu thị trường. Việc lãnh đạo, tổ chức và quản lý sẽ dựa trên sứ mệnh, mục tiêu và tầm nhìn của cơ sở giáo dục đại học. Quản lý vĩ mô giáo dục đại học • Luật giáo dục đại học và khung pháp lý giáo dục đại học cần xây dựng trên nguyên tắc đơn giản, rõ ràng và nhất quán. • • • • Nhà nước cần có cơ chế chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập và khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các cơ sở giáo dục đại học để tăng tính cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục, thúc đẩy sự phát triển và đổi mới của các cơ sở giáo dục đại học trong nước. Thu hút, khuyến khích các tổ chức giáo dục đại học nước ngoài bàng cách cho phép đầu tư, kinh doanh dịch vụ giáo dục. Thúc đẩy tất cả các tổ chức giáo dục đại học công khai thông tin nhằm tạo trách nhiệm và sự minh bạch của toàn hệ thống. Giới thiệu hệ thống kiểm định bắt buộc dành cho tất cả các tổ chức giáo dục đại học được thực hiện bởi những cơ quan độc lập. Xây dựng hệ thống tổ chức đào tạo theo tín chỉ và hệ thống đánh giá sinh viên nhất quán sao cho giúp sinh viên có thể linh hoạt chuyển đổi chương trình đào tạo hoặc chuyển đổi cơ sở giáo dục đào tạo phù hợp với năng lực, kỹ năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai của mình. 4.2. Chương trình và phương pháp giảng dạy • Áp dụng mô hình lấy người học làm trung tâm của giáo dục đại học. Mô hình này nhăm tăng cường sự chủ động và sáng tạo của sinh viên trong học tập và nghiên cứu giúp sinh viên có kỹ năng tư duy - phản biện, sáng tạo, năng lực đổi mới và khả năng làm việc độc ỉập để dễ dàng và nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc đang có nhiều biến đổi mạnh mẽ. cần xây dựng và phát triển hệ thống nội dung, phương 5 pháp sư phạm, và đào tạo giảng viên có năng lực phù hợp để áp dụng mô hình lấy người học làm trung tâm. • Giới thiệu cách thức học đa chiều và các khóa học đa ngành cho sinh viên để sinh viên có thê tiêp nhận kiến thức một cách toàn diện và có các kỹ năng cần thiết (kỹ năng phản biện, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhìn nhận vấn đề đa dạng, nhiều chiều, kỹ năng giải quyêt, xử lí những vấn đề và tình huống khác nhau). để thích ứng với môi trường thay đổi. • Ap dụng mô hình lớp học kêt hợp, sử dụng cả không gian giảng đường và mạng Internet. • Giới thiệu mô hình học tập tổng hợp sử dụng các khóa học trực tuyến trên nền tảng MOOCs (Massive Open Online Course). • Giới thiệu những khóa học kinh doanh giúp sinh viên phát triển kỹ năng khởi nghiệp thay vì chỉ tập trung tìm việc sau khi tốt nghiệp. • Phát triển tinh thần học tập thường xuyên và suốt đời cho từng cá nhân. Việc học tập suôt đời giúp cho môi cá nhân không ngừng phát triển và sẽ góp phần vào sự phát triển chung của toàn xã hội. 4.3. Đội ngũ giảng viên • Chê độ đãi ngộ giảng viên (lương, thưởng và điều kiện làm việc) cần ở mức cạnh tranh cao so với các ngành nghề khác để có thể thu hút tuyển dụng được đúng giảng viên có năng lực, trình độ và chuyên môn phù họp và cũng để có thể giữ được những giảng viên ưu tú. • • Xây dựng cơ chế đánh giá và khen thưởng giảng viên công khai và công bằng. Khuyến khích tuyển dụng các chuyên gia trong các lĩnh vực và ngành kinh tế liên quan trực tiếp chương trình giảng dạy tham gia giảng dạy bán thời gian tại các cơ sở giáo dục đại học. • Đe xuất thiết lập một sổ chương trình học bổng (Fellowship) ngắn hạn, dài hạn - tức là chi trả lương bổng và chi phí nghiên cứu cho các nhà khoa học chuyên nghiệp, những nhà quản lí cấp cao. • Giảng viên đại học cần được tạo điều kiện tham gia hoạt động tại các ngành công nghiệp liên quan đển chuyên môn để cập nhật kiến thức và trải nghiệm thực tế. Giảng viên được hoàn toàn chủ động xây dựng và phát triển nội dung giảng dạy trên cơ sở khung giáo trình cho môn học mình đảm nhiệm sao cho kết quả đầu ra tốt nhất. Cân có các chương trình đào tạo phát triển giảng viên phù hợp ở từng cơ sở giáo dục đại học. • • • Thực hiện chương trình trao đổi giảng viên và hợp tác phát triển giảng viên giữa các cơ sở giáo dục đại học. 4.4. Nghiên cứu khoa học • Ap dụng mô hình cô vân cho việc phát triển các năng lực nghiên cứu. 6 • • • • • Khuyến khích các tổ chức quốc tế họp tác nghiên cứu với các cơ sở giáo dục đại học trong nước để nâng cao hiệu quả và chất lượng nghiên cứu. Xây dựng trung tâm nghiên cứu xuất sắc tại các cơ sở giáo dục đại học và phát huy sự họp tác nghiên cứu giữa các tổ chức giáo dục đại học với các trung tâm này. Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu trong các tổ chức giáo dục đại học và giữa các tổ chức giáo dục đại học với nhau và với các trung tâm nghiên cứu. Phát triển hệ thống trung tâm nghiên cứu liên ngành giữa các tổ chức giáo dục đại học nơi mà các học viên, trường đại học trở thành đối tác nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu đảm nhận vai trò nghiên cứu chuyên sâu. Thiết lập mối liên kết giữa các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), phòng thí nghiệm của các công ty, doanh nghiệp và các trung tâm nghiên cứu trọng điểm quốc gia, các trung tâm nghiên cứu ở các tổ chức giáo dục đại học để tăng cường những chương trình nghiên cứu có quy mô lớn. Thúc đẩy sự họp tác giữa ngành công nghiệp với các tổ chức giáo dục đại học nhàm tăng cường hoạt động nghiên cứu ứng dụng. Khuyến khích và tạo điều kiện đối với sự tham gia của ngành công nghiệp trong các hoat động nghiên cứu khoa học ở các tổ chức giáo dục đại học. • Định hướng nghiên cứu và khuyến khích nghiên cứu tập trung vào vấn đề phát triển cộng đồng, nghiên cứu các khu vực, nhóm xã hội, cộng đồng cụ thể, có liên quan đến các học viện, trường đại học. • Thu hút giảng viên có chuyên môn nghiên cứu và chuyên gia nghiên cứu theo định hướng chất lượng cao thông qua việc tạo môi trường nghiên cứu thuận lợi và chính sách đãi ngộ. • Đe ra phương pháp đánh giá hiệu suất của tổ chức giáo dục đại học trong lĩnh vực nghiên cứu: có thể tham khảo kết hợp cả phương pháp định lượng gồm đánh giá thông số về năng lực/trình độ nhà nghiên cứu; số lượng nghiên cứu được công bố, số lượng sinh viên nghiên cứu và đánh giá định tính gồm đánh giá về chất lượng tổng thể của nghiên cứu được thực hiện bởi nhà nghiên cứu và các đồng nghiệp/cộng sự. 4.5. Cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục đại học • Trên cơ sở mục tiêu quy mô đào tạo và nghiên cứu của mình, các cơ sở giáo dục đào tạo cần nghiên cứu và đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở vật chất phù hợp vừa đảm bảo khả năng cung ứng đào tạo vừa đảm bảo chất lượng đào tạo. • Khuyến khích các tổ chức giáo dục đại học tăng cường năng lực và mở rộng quy mô đào tạo thông qua việc tái cấu trúc tổ chức cơ sở giáo dục đại học, hợp tác - sáp nhập. • Khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân và các nhà đầu tư giáo dục trong và ngoài nước trong việc hợp tác cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng giáo dục đại học. • Đẩy mạnh hơn nữa việc cho phép các trường đại học có chất lượng cao ở nước ngoài đặt cơ sở, chi nhánh giáo dục đại học. Điều này tạo cơ hội tiếp cận nền giáo dục quốc 7 - Cuối cùng phải đề cập đến khó khăn trong việc truy cập kịp thời được các thông tin có liên quan. Đặc biệt, rất khó để xác định nơi lưu trữ , người nắm giữ và cách thức để truy cập thông tin cần thiết trước thực trạng hệ thống lưu trữ dự liệu và quy trình lưu trữ thông tin chưa hoàn thiện. Phương pháp nghiên círn hỗn hợp (Mixed Methods Research) là phương pháp nghiên cứu sử dụng các dữ liệu, kỹ thuật, và phương pháp thuộc cả hai trường phái định tính và định lượng. Điều quan trọng cần nhấn mạnh là cả hai phương pháp, định lượng và định tính, đêu có những điểm mạnh, điểm yểu và yêu cầu khác nhau, những điều này đều có ảnh hưởng đến độ chính xác của Báo cáo. Mục đích của một thiết kế hỗn hợp là kết hợp được những khía cạnh tích cực của cả hai cách tiếp cận, qua đó công việc thu thập và đánh giá thông tin có thê tăng tính họp lệ và độ chính xác, phù hợp với yêu cầu thực tế, giải quyết được những hạn chế nêu trên. Phương pháp phân tích hệ thống Từ cách tiếp cận hệ thống, đề tài sẽ sử dụng phương pháp phân tích hệ thống. Phương pháp này quan sát các thành tố giáo dục trong một hệ thống, có mối quan hệ mật thiết, qua lại lân nhau. Việc phân tích một thành phần trong hệ thống cho thấy những đặc trưng riêng của từng thành phần và việc tổng họp lại sẽ cho thấy những đặc trưng chung, tạo cơ sở cho những khuyến nghị chính sách phù hợp. Phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh phổi hợp với phương pháp ỷ kiến chuyên gia - Đề án sẽ sử dụng phương pháp này để so sánh các khía cạnh, vấn đề của giáo dục Việt Nam với sự phát triển chung của nền giáo dục thế giới cũng như ở một số nước nói riêng. - Đe án sẽ sử dụng phương pháp phỏng vấn, trao đổi trực tiếp và thông qua các hội thảo, các tọa đàm khoa học khác nhau với những người làm công tác quản lý, đào tạo, nghiên cứu, v.v... từ đó hình thành các ý tưởng, trao đổi chuyên sâu với các chuyên gia để đưa ra các kết luận. Phương pháp mô hình hóa và phân tích định lượng Khác với nhiều đề tài khác, báo cáo sẽ sử dụng phương pháp mô hình hóa và phân tích định lượng để đưa ra những đánh giá, nhận định có tính khái quát và định lượng cao nhất có thê. Phương pháp định lượng được sử dụng bao gồm cả phương pháp ước lượng và mô phỏng theo các mô hình khả toán để tìm hiểu nhân tố ảnh hưởng và xác định tác động chính sách. Các phần mềm tính toán, lập trình, thống kê được sử dụng gồm STATA, SPSS, MATLAB, v.v... 4 • • • tế cho sinh viên trong nước dẫn đến sự cạnh tranh và cải thiện các tiêu chuẩn hiện hành của hệ thống giáo dục đại học trong nước một cách tích cực, đồng bộ hơn. Xây dựng mô hình giáo dục dựa trên công nghệ kĩ thuật số như phòng học/giảng đường trực tuyến để mở rộng phương thức giảng dạy, đào tạo chất lượng cao. Thiết lập các lớp học/giảng đường trực tuyến để mở rộng khả năng tiếp cận giáo dục đại học cho các đối tượng có nhu cầu., Đầu tư xây dựng và phát triển các thư viện trực tuyến hiện đại giúp mở rộng nguồn kiến thức tham khảo cho giảng viên và sinh viên. Thiết lập hệ thống nội dung giáo dục đại học bằng công nghệ thông tin cấp quốc gia, tạo kho nội dung truy cập mở, từ đó các tổ chức giáo dục đại học có thể tùy chọn xây dựng chương trình mà họ muốn sử dụng. 4.6. Tài chính và quản lý tài chính • • • • • • Các cơ sở giáo dục cần tự chủ quản lý tài chính hiệu quả để đảm bảo thực hiện được mục tiêu và sứ mệnh hoạt động. Thực hiện công khai báo cáo tài chính định kỳ. Chính phủ cung cấp những khoản tài trợ mang tính cạnh tranh để khuyến khích và hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và phát triển. Tăng cường khuyến khích đầu tư và tài trợ từ các doanh nghiệp và các tổ chức quan tâm tới giáo dục đại học. Phát triển quỹ tài trợ mà cá nhân là trung tâm và thực hiện tài trợ dựa trên kết quả đâu ra được công khai, cấp kinh phí trực tiếp cho sinh viên xứng đáng hoặc sinh viên có nhu cầu theo đuổi việc học đại học, liên quan đến việc trợ cấp cho tổ chức công cộng, xã hội. Cần đề ra một hệ thống tài trợ dựa trên kết quả đầu ra, theo đó việc trợ cấp kinh phí cho các tổ chức có liên quan đến hiệu suất làm việc của họ hơn là những sự kiện quan trọng/ mục tiêu mà họ đề ra trong kế hoạch chiển lược. Xây dựng mạng lưới cựu sinh viên và khuyến khích các cựu sinh viên tham gia tài trợ, đặc biệt là đối với các trường đại học hàng đầu 4.7. Quan hệ hợp tác • Tăng cường mối liên kết giữa ngành công nghiệp với các cơ sở giáo dục đại học. cần đảm bảo được sự tương tác giữa ngành công nghiệp với hệ thống giáo dục đại học ở tất cả các cấp độ hoạt động. • Thắt chặt mối quan hệ giữa các tổ chức giáo dục đại học với các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo kĩ năng nhằm khởi động các chương trình định hướng việc làm. Tăng cường hợp tác với các cơ sở giáo dục đại học uy tín trong khu vực và trên thế giới trong việc liên kểt đào tạo và nghiên cứu, trao đổi giảng viên và sinh viên, chia sẻ kiến thức và ý tưởng. • 4.8. Đánh giá, kiếm định và đảm bảo chất Iưọng • Các cơ sở giáo dục đại học cần đảm bảo chất lượng đầu ra đáp ứng được nhu cầu lao động của thị trường, sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng đều có việc làm 8 • • • phù hợp để phát huy năng lực, thế mạnh và đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Cần thành lập một cơ quan kiểm định chất lượng độc lập chuyên phụ trách đánh giá và công khai chất lượng của tất cả các cơ sở giáo dục đại học. Các cơ sở giáo dục đại học cần thực hiện đánh giá nội bộ và được đánh giá độc lập để nâng cao và bảo đảm chất lượng. Kết quả đánh giá cần được công khai một cách rõ ràng. Cần xây dựng một hệ thống đánh giá hiệu quả dựa trên những tiêu chí, thông số rõ ràng và minh bạch và theo các chuẩn mực quốc tế. 4.9. Công nhận quốc tế • • Cần nghiên cứu các hình thức và tổ chức công nhận, đánh giá và xếp hạng giáo dục đại học trong khu vực và trên phạm vi toàn thế giới để từng bước thực hiện nâng cao và đảm bảo chất lượng giáo dục và nghiên cứu, và chủ động đăng ký tham gia để được công nhận trong nước, trong khu vực và sau đó trên phạm vi quốc tế. Các trường đại học “định hướng nghiên cứu” cần khẳng định mức độ công nhận quốc tế về (a) năng lực nghiên cứu - thể hiện qua tỉ lệ giảng viên có bằng tiến sĩ và chất lượng kết quả nghiên cứu của họ; (b) năng suất nghiên cứu - thể hiện chủ yếu qua sô lượng bài báo được bình duyệt quốc tế và xuất bản hàng năm của mỗi giảng viên; (c) cạnh tranh trong nghiên cứu - thể hiện chủ yếu qua sự thành công trong việc tìm kiếm các quỹ tài trợ nghiên cứu cạnh tranh quốc gia và quốc tế; (d) các hoạt động đào tạo nghiên cửu - thể hiện qua tỉ lệ tuyển nghiên cứu sinh và chất lượng chương trình đào tạo tiến sĩ; và (e) mức độ quốc tế hóa - thể hiện qua việc thu hút cán bộ giảng dạy và sinh viên nước ngoài. 5. Đánh giá về các kết quả đã đạt được và kết luận Nhóm nghiên cứu đã hoàn thành các mục tiêu đề ra của đề tài, từ đó đưa ra được Báo cáo thường niên Giáo dục Việt Nam 2015, mô tả kĩ lưỡng và nghiêm túc về giáo dục đại học Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học và toàn diện. Điểm khác biệt của báo cáo là bên cạnh những phân tích, lập luận định tính truyền thống, còn có những kết quả nghiên cứu mang tính định lượng, cụ thể, trực quan, và các chính sách được đề xuất mang tính chiến lược và khả thi cao. 6. Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh) 6.1. Tóm tắt kết quả tiếng Việt Báo cáo được lập với mục đích trình bày những nội dung quan trọng của giáo dục đại học Việt Nam. Báo cáo mở đầu bằng những số liệu thống kê cập nhật nhất về giáo dục đại học Việt Nam. Những nội dung về tổng quan giáo dục đại học, đội ngũ giảng viên, nghiên cứu khoa học, quản trị giáo dục đại học, chất lượng đầu ra giáo dục đại học, và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học lần lượt được trình bày trên cơ sở phân tích thực trạng và vấn đề hiện tại đê đưa ra những khuyên nghị phù hợp mà các bên liên quan và quan tâm cân cân nhăc thực hiện đế nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Báo cáo được kết thúc với những định hướng và chương trình hành động khuyến nghị thực hiện đê đạt được nên giáo dục đại học hiệu quả, chât lượng và được đánh giá và công nhận trong khu vực và trên thê giới. Những khuyến nghị chính mà báo cáo muốn nhấn mạnh bao gồm: • Các cơ sở giáo dục đại học cần tự chủ quản lý hoạt động như một doanh nghiệp có mục tiêu, sứ mệnh và tầm nhìn xác định và công khai báo cáo hoạt động minh bạch. Tùy theo mục tiêu, định hướng hoạt động đã xác định, các cơ'sở giáo dục cần xây dựng chương trình đào tạo và nghiên cứu phù họp trên cơ sở nguồn lực sẵn có và nguồn lực tiềm năng có thể huy động được. • Các cơ sở giáo dục đại học cần có kế hoạch và chương trình đầu tư đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên vì đây là nguồn nhân lực cốt lõi tạo nên chất lượng giáo dục đào tạo. • Mối liên kết hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học và các bên liên quan như doanh nghiệp, các tô chức sử dụng lao động, viện nghiên cứu, các hiệp hội giáo dục cũng như chính các cơ sở giáo dục đại học cần được tăng cường và phát triển để tạo ra các cơ hội cùng làm việc để nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo và nghiên cứu. • Sau một thập kỷ triển khai công tác đảm bảo chất lượng, hiện nay hầu hết các trường đã có đơn vị phụ trách đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, hoạt động tự đánh giá và đảm bảo chất lượng ở nhiều trường chưa chú trọng việc đi vào thực chất và tạo ra thay đổi. Kiểm định chất lượng qua đánh giá ngoài sẽ là một xu thế tất yếu và là một đòi hỏi ngày càng mạnh mẽ. Vì vậy, các trường cần đầu tư cho hoạt động đảm bảo chất lượng như một ưu tiên chiến lược vì nó quyết định sự thành công của nhà trường trên mọi khía cạnh: xây dựng uy tín và thương hiệu, hướng tới những chuẩn mực quốc tế và tăng cường hợp tác. • Giáo dục đào tạo có yếu tố nước ngoài là một xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng hiện nay. Các cơ sở giáo dục đại học trong nước cần tìm kiếm các cơ hội liên kết và hợp tác với các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tiềm năng để có các chương trình và hoạt động phù hợp nhằm kết nối chương trình đào tạo và nghiên cứu của cơ sở mình với khu vực và quốc tế. 6.2. Tóm tắt kết quả tiếng Anh The report is prepared to present key information about Vietnam higher education. The report begins with the up-to-date figures in Vietnam higher education. The key information about Vietnam higher education overview, academic staff, research, management and governance, outputs' quality (employability), quality assurance are then respectively analyzed with the current issues to propose recommendations on quality enhancement for Vietnam higher education. The report ends by proposed directions and priorities that need to be taken into consideration to improve Vietnam higher education and toward achieve regional and international recognition. The key recommendations emphasized in the report include: • Higher education institutions should operate a corporate model on an autonomic manner with its clearly identified mission, vision and objectives to provide education and training services in response to the demand of the labor market and their 10 • • • • operations should be publicly reported. Based on missions and vision, training curriculum and research programs and projects should be developed appropriately given available and potentially mobilized resources. Higher education institutions should develop and invest in projects and programs to train and develop academic staff, the key factor to create quality in education. Tight links between higher education institutions and related parties such as businesses and industries, employers, research institutions, education professional associations and other higher education institutions as well should be developed and enhanced for better collaboration and cooperation opportunities in improving higher education quality. After a decade of implementing quality assurance, almost all higher education institutions have established internal quality assurance units. However, quality accrediction and assurance in many higher institutions is formal only, does not really aim at quality improvement. Quality accrediction by external quality assurance will be an essential trend and a strong growing requirement. Higher education institutions, therefore, should prioritize quality assurance in their strategy because quality assurance will define the success of higher education institutions in all aspects: reputation development, international standard satisfaction, and cooperation enhancement. Higher education internationalization is a trend in the context of globalization. Local higher education institutions should seek collaboration and cooperation opportunities with potential foreign and international organizations to connect their training and research programs to the region and to the world. PHẦN III. SẢN PHẨM, CÔNG BỐ VÀ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CỦA ĐÈ TÀI 3.1. Kết quả nghiên cứu TT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật Đăng ký Đạt được 1 BCTN Giáo dục Việt Nam 01 báo cáo 01 báo cáo 2 Báo cáo tóm tắt TA + TV BCTT TA + TV 3 Bài báo trên tạp chí QG 04 bài báo 02 ài trên TC Quốc tế, 02 bài trên TC Quốc gia 4 Báo cáo tại HTQG 02 báo cáo 02 báo cáo 5 Báo cáo tại HTQT 01 báo cáo 03 báo cáo 6 Tổ chức hội thảo QG 04 hội thảo 04 hội thảo 7 Tổ chức hội thảo QT 02 hội thảo 03 hội thảo 8 Tổ chức chuỗi toạ đàm 06 toạ đàm 06 toạ đàm 11 3.2. Hình thức, cấp độ công bố kết quả Tình trạng Ghi địa chỉ Đánh giá (Đã ỉn/ chấp nhận in/ đã và cảm ơn chung nộp đơn/ đã được chấp (Đạt, sư tài trơ Sản phẩm TT nhận đơn hợp lệ/ đã được của không cấp giấy xác nhận SHTT/ ĐHQGHN đạt) xác nhận sử dụng sản đúng quy phẩm) đinh 1 Công trình công bô trên tạp chí VJioa học quôc tê theo hệ thông ISI/Scopus 1.1 1.2 2 Sách chuyên khảo được xuât bản hoặc ký hợp đông xuât bản 2.1 Báo cáo thường niên GDVN Đang in 2015 2.2 3 Đăng ký sở hữu trí tuệ 3.1 3.1 4 Bài báo quôc tê không thuộc hệ thông ISI/Scopus 4.1 4.2 5 Bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN, tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế 5.1 04 bài báo Đã đăng 5.2 6 Báo cáo khoa học kiến nghị, tư vấn chính sách theo đặt hàng của đơn vị sử dụng 6.1 6.2 7 Kêt quả dự kiên được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định chính sách hoặc cơ sở ứng dụng KH&CN 7.1 7.2 Ghi chú: - Cột sản phẩm khoa học công nghệ: Liệt kê các thông tin các sản phẩm KHCN theo thứ tự - Các ẩn phẩm khoa học (bài báo, báo cáo KH, sách chuyên khảo...) chỉ đươc chấp nhân nếu có ghi nhận địa chỉ và cảm ơn tài trợ của ĐHQGHN theo đủng quy định. 12 Bản phô tô toàn văn các ấn phẩm này phải đưa vào phụ lục các minh chứng của bảo cảo. Riêng sách chuyên khảo cần có bản phô tô bìa, trang đầu và trang cuối có ghi thông tin mã sổ xuất bản. 3.3. Kết quả đào tạo TT Họ và tên Thòi gian và kỉnh phí Công trình công bô liên quan (Sản phẩm KHCN, luận án, luận tham gia đề tài (sổ thảng/sổ tiền) văn) Đã bảo vệ Nghiên cứu sinh ' 1 Học viên cao học 1 Ghi chú: - Gửi kèm bản photo trang bìa luận án/ luận văn/ khỏa luận và bằng hoặc giấy chứng nhận nghiên círu sinh/thạc sỹ nếu học viên đã bảo vệ thành công luận án/ luận văn; - Cột công trình công bổ ghi như mục III. 1. PHẦN IV. TỎNG HỢP KÉT QUẢ CÁC SẢN PHẨM KH&CN VÀ ĐÀO TẠO CỦA ĐÈ TÀI T Sản phâm Số Sô lượng T lượng đã hoàn thành đăng ký 1 Bài báo công bổ trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống ISI/Scopus 2 Sách chuyên khảo được xuât bản hoặc ký hợp đông 01 xuất bản 3 Đăng ký sở hữu trí tuệ 4 Bài báo quôc tê không thuộc hệ thông ISI/Scopus 5 Sô lượng bài báo trên các tạp chí khoa học của 04 04 ĐHQGHN, tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế 6 Báo cáo khoa học kiên nghị, tu vân chính sách theo đặt hàng của đon vị sử dụng 7 Kêt quả dự kiên được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định chính sách hoặc cơ sở ứng dụng KH&CN 8 Đào tao/hô trơ đào tao NCS 9 Đào tạo thạc sĩ 13 PHÀN V. TÌNH HÌNH s ử DỤNG KINH PHÍ T T A 1 2 3 4 5 6 7 8 B 1 2 Nội dung chi Chi phí trực tiếp Thuê khoán chuyên môn Nguyên, nhiên vật liệu, cây con.. Thiêt bị, dụng cụ Công tác phí Dịch vụ thuê ngoài Hội nghị, Hội thảo, kiêm tra tiên độ, nghiệm thu In ân, Văn phòng phâm Chi phí khác Chi phí gián tiêp Quản lý phí Chi phí điện, nước m A Ã Tông sô Kỉnh phí được duyệt (triệu đồng) Kinh phí thực hiện (triệu đồng) 360 360 75 75 9 31 9 31 25 25 500 500 Ghi chú PHẦN V. KIÉN NGHỊ (về phát triển các kết quả nghiên cứu của đề tài; về quản lý, tố chức thực hiện ở các cấp) Kính đề nghị ĐHQGHN cho phép nhóm nghiên cứu được triển khai thực hiện các báo cáo tiẻp theo trong chuỗi báo cáo về giáo dục Việt Nam. PHẦN VI. PHỤ LỤC (minh chứng các sản phẩm nêu ở Phần III) Báo cáo thường niên Giáo dục Việt Nam 2015 Báo cáo tóm tắt TA + TV Kỉ yếu 02 hội thảo quốc tế, 04 hội thảo trong nước Biên bản 06 toạ đàm trong Chuỗi toạ đàm “Đổi mới giáo dục Việt Nam” Bài trình bày tại 03 hội thảo quốc tế và 02 hội thảo quốc gia 04 bài báo (02 quốc tế, 02 trong nước) Hà Nội, ngày....... tháng. chủ trì đề tài vị ký tên, đóng dấu) H IỆU TRƯỞNG PG S .T S .ẩề ỈÁ À m (£ < m ỹ Chủ nhiệm đề tài (Họ tên, chữ ký) 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan