Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tốt nghiệp thực tiễn khởi kiện vụ án dân sự tại tand cấp huyện...

Tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp thực tiễn khởi kiện vụ án dân sự tại tand cấp huyện

.DOC
25
12364
107

Mô tả:

MỤC LỤC: MỞ ĐẦU...........................................................................................................2 Lý do thực hiện đề tài:.......................................................................................2 Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu:......................3 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................4 Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài:..............................................4 Bố cục đề tài:.....................................................................................................5 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ......................................................................................................................5 1.1 Trình tự thủ tục, hồ sơ khởi kiện án dân sự:.............................................5 1.2 Thẩm quyền của TAND:..........................................................................7 1.2.1 Thẩm quyền của TAND cấp huyện :...................................................8 1.2.2 Thẩm quyền của TAND theo lãnh thổ :..............................................8 1.2.3 Thẩm quyền của TAND theo sự lựa chọn của nguyên đơn:..............9 1.2.4 Chuyển việc dân sự cho tòa án khác, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền:..........................................................................................................9 1.3 Thời hiệu khởi kiện - án phí :...................................................................9 Tiểu kết chương 1 :.........................................................................................12 CHƯƠNG II: THỰC TIỄN KHỞI KIỆN, NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ VƯỚNG MẮC................................................................................................12 2.1. Sơ lược về tòa án nhân dân huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An:..............12 2.2. Thực tiễn khởi kiện các vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An:..................................................................................13 2.3. Vấn đề khởi kiện trong vụ án hôn nhân gia đình, những khó khăn và vướng mắc:...................................................................................................18 Tiểu kết chương 2:..........................................................................................20 CHƯƠNG III: NHẬN XÉT, PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN.............................................................................................................21 3.1. Nhận xét:...............................................................................................21 3.1.1. Tích cực:.........................................................................................22 3.1.2 Hạn chế:...........................................................................................22 3.2. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện:...................................................22 Tiểu kết chương 3:...........................................................................................23 KẾT LUẬN.....................................................................................................24 MỞ ĐẦU Lý do thực hiện đề tài: Như chúng ta đã biết, “bộ luật tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án giải quyết các vụ án dân sự và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc việc dân sự; trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án; thi hành án dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) có liên quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật. Bộ luật tố tụng dân sự góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật”1 Xuất phát từ việc đánh giá đúng vai trò quan trọng của tố tụng trong mọi thời kỳ, bởi hiển nhiên nó được ví như là những đốt xương sống cho tổng thể của một quá trình, vì vậy vào ngày 29/03/2011 quốc hội đã ban hành luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS chủ trương hoàn thiện ở mức cao nhất bộ luật quan trọng này. Bản thân là một sinh viên được thực tập tại một TAND cấp huyện, trong thời gian thực tập, em đã được tiếp xúc với những vụ, việc dân sự thực tế, được tiếp xúc một cách sát sườn nhất với những trình tự thủ tục quan trọng của tố tụng vì vậy em hiểu thêm tầm quan trọng của những điều luật hình thức này. Mặc dù khó có thể nói được giai đoạn nào trong các giai đoạn của tố tụng là quan trọng nhất; vụ, việc nào là vụ, việc khó, phức tạp nhất, nhưng trong thời gian ngắn ngủi làm việc trực tiếp tại tòa vừa qua, em thật sự quan tâm đến giai đoạn khởi kiện. Bởi, hầu như những công dân, những con người đến tòa tại nơi em làm việc, dường như không biết thế nào là “giai đoạn khởi kiện”,tức là: khi khởi kiện cần những loại đơn từ nào? trình tự vụ việc diễn ra làm sao? Tòa án nào có thẩm quyền xét xử vụ việc của mình? V.v… Hơn nữa, với những quan sát được trong thời gian này, em thấy được tại tòa nơi mình 1 Điều 1 – BLTTDS 2005 công tác, “đặc thù nhất” là những vấn đề ly hôn, tranh chấp dân sự. Vì vậy, em chọn đề tài “thực tiễn khởi kiện vụ án dân sự tại TAND cấp huyện” mà nội dung chính phần lớn xoay quanh các vấn đề khởi kiện của vụ án dân sự. Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu: Trong đề tài, em muốn phân tích, đánh giá những vấn đề xoay quanh giai đoạn khởi kiện tại TAND khi áp dụng BLTTDS 2005 và những điều khoản đã được sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực vào ngày 1/1/2012, cũng như những vấn đề trong giai đoạn ban đầu của một vụ án dân sự nhằm chỉ rõ những vấn đề còn tồn đọng trong quan hệ “hình thức” giữa những người tham gia và TAND nơi em thực tập. Từ đó đưa ra những phương hướng, kiến nghị để hoàn thiện và có cơ chế áp dụng hợp lý hơn trong những vấn đề liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Với thời gian nghiên cứu có hạn, để những thông tin đưa ra được đầy đủ, khách quan, bao quát được toàn bộ vấn đề cần tìm hiểu, em đã sử dụng một số phương pháp như : Phương pháp điều tra xã hội học: Với chuyên đề này em đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học đã giúp em tiếp cận vấn đề dựa trên cơ sở thu thập thông tin phục vụ cho việc hoàn thành tốt đề tài đã lựa chọn. Phương pháp hỏi đáp: để một vụ án dân sự được thụ lý không phải chỉ đơn giản là làm đơn khởi kiện, mà còn có các giấy tờ, tài liệu liên quan nộp cho tòa án để được xem xét có đủ điều kiện thụ lý hay không. Những vấn đề này đối với người dân là rất mơ hồ, nên trong quá trình thực tập, qua những buổi được cùng với thẩm phán tiếp dân. Có nhiều vẫn đề còn chưa rõ, em và cùng với nhiều người dân đã hỏi trực tiếp thẩm phán, và được thẩm phán tòa án hướng dẫn rất tận tình. Giúp em hiểu rõ hơn quá trình để thụ lý được một vụ án, cần gì? và phải làm như thế nào? Phương pháp thống kê: Bằng các dữ liệu thu thập thông qua việc điều tra, trực tiếp tham gia các buổi tiếp dân, tham gia các phiên toà xét xử cũng như nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, em đã tiến hành phân loại các tài liệu thu thập được để hoàn thành chuyên đề. Có thể coi phương pháp thống kê là công đoạn cuối cùng, quan trọng trong việc thu thập thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu. Trên đây là các phương pháp được sử dụng trong quá trình thu thập thông tin, đã giúp em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập mà mình đã lựa chọn. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài: Sau gần 3 tháng thực tập tại Tòa án, qua những lần được nghiên cứu, xem xét những tài liệu hỗ trợ cho đề tài. Em thấy đây là một đề tài có ý nghĩa rất lớn. nó giúp em hiểu rõ hơn về vai trò của tòa án nhân dân ở cấp huyện. Và đặc biệt là qua nghiên cứu đề tài em đã có thêm kiến thức về thực tiễn khởi kiện vụ án, giúp em sau này ra trường nếu gặp những trường hợp như thế này sẽ không còn bỡ ngỡ, lung túng trong cách xử sự. Bố cục đề tài: Bao gồm 03 chương: CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ: CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN KHỞI KIỆN TẠI TAND HUYỆN ĐÔ LƯƠNG – NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ VƯỚNG MẮC: CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ 1.1 Trình tự thủ tục, hồ sơ khởi kiện án dân sự: Như chúng ta đã biết, trong bất kỳ một vụ việc dân sự nào, để có thể đưa ra xét xử nếu vấn đề đó “được” một cá nhân nào cho là vi phạm, ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của chính cá nhân đó (nguyên đơn) hay của những người liên quan (người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan) thì việc hiển nhiên đầu tiên, họ cần phải thể hiện ý chí của mình để cơ quan chức năng có thể từ đó có căn cứ để giải quyết; việc thể hiện ý chí tại các cơ quan tố tụng tại Việt Nam hiện nay 100% thông qua hình thức nộp đơn và người nộp đơn khởi kiện phải “có nghĩa vụ” nộp đơn tại đơn vị tòa án có thẩm quyền. Việc nộp đơn khởi kiện của các đối tượng đã nói ở trên được coi là quyền lợi và nghĩa vụ của họ bởi đó là hình thức thể hiện xác thực nhất những vấn đề mà họ mắc phải. Tuy nhiên, một vấn đề được đặt ra, hiện tại rất nhiều đơn vị tại TAND các cấp quy định “mẫu đơn khởi kiện”, điều này tuy không trái với quy định của tố tụng nhưng nhìn chung đã gây ảnh hưởng không tốt đến quyền lợi của những người cần sự trợ giúp của TAND, dẫn đến rắc rối, phức tạp trong khâu thủ hành chính tục ban đầu. Sau khi nộp đơn, Tòa án tiến hành thụ lý đơn, xem xét đúng thẩm quyền, đúng quy định pháp luật ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí gửi người khởi kiện. Người khởi kiện nộp án phí tại Cơ quan thi hành án và nộp biên lai nộp tiền tạm ứng án phí lại cho Tòa án. Tòa án thụ lý vụ án và ra thông báo thụ lý vụ án và vụ án chính thức được Tòa án giải quyết. Thế nhưng, chúng ta hiểu thế nào là một hồ sơ khởi kiện hợp pháp và đầy đủ? điều này cũng là một vướng mắc vô cùng lớn đối với đa số người dân khi tham gia khởi kiện; bởi nếu với những suy nghĩ đơn thuần, họ chỉ thực hiện 1 động thái tiêu biểu là nộp đơn khởi kiện, họa chăng thì cũng chỉ nộp kèm một vài giấy tờ liên quan (chứng minh nhân dân, sổ đỏ...), việc nộp kèm những giấy tờ liên quan dường như rất mơ hồ đối với người dân. Thông thường, những hồ sơ kèm theo đơn khởi kiện sau đây sẽ được coi là tạm thời đầy đủ nhất, đảm bảo chức năng thông tin cho cán bộ TAND khi tiến hành xem xét hồ sơ, tiến hành thụ lý: - Các tài liệu liên quan đến vụ kiện (giấy tờ nhà, đất, hợp đồng...); - Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao chứng thực) nếu là cá nhân; - Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp (bản sao chứng thực) nếu là pháp nhân; - Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao). Trong đó: - Bản sao là bản sao chứng thực tại UBND cấp phường/xã. - Các tài liệu nêu trên là văn bản, tài liệu tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc. 1.2 Thẩm quyền của TAND: Như đã được đề cập ở trên, việc nộp đơn khởi kiện phải đúng đơn vị có thẩm quyền giải quyết, và việc ghi nhận những đối tượng nào, vụ việc nào được xử lý tại đơn vị nào được quy định rất cụ thể và chi tiết tại BLTTDS 2005 : - Tòa án nhân dân có thẩm quyền nhận đơn khởi kiện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ án dân sự nơi bị đơn cư trú, làm việc (bị đơn là cá nhân) hoặc bị đơn có trụ sở (bị đơn là cơ quan tổ chức). - Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp. - Nguyên đơn được lựa chọn nộp đơn khởi kiện tại Tòa án, nếu thuộc một trong các trường hợp sau: + Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết; + Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết; + Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết; + Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết; + Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết; + Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết; + Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn. Tuy nhiên, hiện tại với những điều khoản sửa đổi, bổ sung BLTTDS có những thay đổi đáng kể, cụ thể như sau: Tại điều 1 các khoàn 9,10,11 và 12 sửa đổi bổ sung các điều của BLTTDS về thẩm quyền của TA các cấp: Điều 33 (thẩm quyền của TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), điều 35 (thẩm quyền của TA theo lãnh thổ), điều 36 (thẩm quyền của TA theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu) và điều 37 (chuyển việc dân sự cho TA khác giải quyết tranh chấp về thẩm quyền). 1.2.1 Thẩm quyền của TAND cấp huyện 2: BLTTDS chỉ giao 9 loại tranh chấp (từ điểm a đến điểm g) cho TAND cấp huyện, còn năm loại tranh chấp sau (điểm k,l,m,n,o) của khoản 1 và các tranh chấp quy định tại khoản 2, khoản 3 điều 29 BLTTDS lại thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TA cấp tỉnh. Tuy nhiên trong xu hướng cải cách tư pháp tăng cường thẩm quyền của TAND cấp huyện thì quy định như trên là chưa phù hợp. DO vậy, luật sửa đổi, bổ sung BLTTDS giao thẩm quyền xét xử sơ thẩm toàn bộ 14 loại tranh chấp kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 điều 29 BLTTDS cho TAND cấp huyện. như vậy, luật sửa đổi, bổ sung BLTTDS mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm cho TAND cấp huyện toàn bộ các loại tranh chấp kinh doanh, thương mại mà không phân biệt tính phức tạp, độ khó của từng loại tranh chấp cụ thể. 1.2.2 Thẩm quyền của TAND theo lãnh thổ 3: Việc sửa đổi, bổ sung BLTTDS về vấn đề này chủ yếu là để quy định thẩm quyền theo lãnh thổ đối với các yêu cầu mới được quy định trong luật 2 (điều 35 BLTTDS) 3 (điều 35 BLTTDS) sửa đổi, bổ sung BLTTDS là yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu; yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án theo quy định của pháp luật. theo đó, thì TAND nơi phòng công chứng, văn phòng công chứng có trụ sở có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu; TAND nơi có cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi hành án có trụ sở hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án theo quy định của pháp luật. 1.2.3 Thẩm quyền của TAND theo sự lựa chọn của nguyên đơn4: Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, người yêu cầu để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ thực hiện việc khởi kiện hoặc yêu cầu TAND giải quyết, điều 36 BLTTDS quy định có thể xác định thẩm quyền của TAND theo sự lựa chọn chọn của nguyên đơn, người yêu cầu. Quy định về thẩm quyền của nguyên đơn, người yêu cầu của BLTTDS là hết sức rõ ràng. Quy định này được hướng dẫn cụ thể tại mục 5 phần I nghị quyết số 01/2005. Luật sửa đổi, bổ dung BLTTDS chỉ sửa đổi, bổ sung quy định tại điểm a khoản 2 điều 36 BLTTDS năm 2004 để quy định thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu đối với các yêu cầu mới được quy định trong luật sửa đổi, bổ sung BLTTDS là yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu; yêu caaif xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án theo quy định của pháp luật. Theo đó, đối với các yêu cầu này thì người yêu cầu có thể yêu cầu tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi có tài sản của người bị yêu cầu giải quyết. 1.2.4 Chuyển việc dân sự cho tòa án khác, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền: luật sửa đổi bổ sung BLTTDS sửa đổi, bổ sung điều 37 BLTTDS chủ yếu để làm rõ vai trò của viện kiểm sát trong việc chuyển vụ việc dân sự cho TAND khác, bảo đảm sự thống nhất với việc sửa đổi, bổ sung vai trò của VKSND trong tố tụng dân sự quy định tại điều 21 luật sửa đổi, bổ sung BLTTDS. Đồng thời, luật sửa đổi, bổ sung BLTTDS cũng quy định quyết định giải quyết khiếu nại của chánh án TAND ra quyết định chuyển vụ việc dân sự là quyết định cuối cùng. Nhìn chung, những quy định thẩm quyền của TAND được quy định trong BLTTDS là rất khoa học, rõ ràng và được hướng dẫn cụ thể tại mục I nghị quyết số 01/2005. Luật sửa đổi bổ sung BLTTDS chủ yếu sửa đổi, bổ 4 (điều 36 BLTTDS) sung để phù hợp với tinh thần của cải cách tư pháp và sự thống nhất chung của hệ thống pháp luật. 1.3 Thời hiệu khởi kiện - án phí : Điều 159 BLTTDS quy định thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện yêu cầu tòa giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà đương sự được quyền yêu cầu cơ quan tòa án giải quyết vụ việc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Quy định về thời hiệu khởi kiện buộc các đương sự phải ý thức được việc bảo vệ quyền lợi của mình và sớm có yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết, tránh tình trạng khởi kiện tuỳ hứng. Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác về thời hiệu khởi kiện, thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm. Như vậy, để xác định đúng thời hiệu khởi kiện, phải xác định được quan hệ tranh chấp đó có được văn bản pháp luật nào khác quy định về thời hiệu khởi kiện hay không. Điều quan trọng thứ hai là phải xác định đúng ngày nào được coi là ngày có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm để bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện. Theo Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS 2005 tại tiểu mục 2.2 Mục 2 phần IV thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm và được xác định: (Trích tiểu mục 2.2 Mục 2 phần IV Nghị quyết 01/2005/NĐHĐTP) a. Thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm và được xác định như sau: a.1. Đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định thời hạn thực hiện, nếu hết thời hạn đó mà bên có nghĩa vụ không thực hiện, thì ngày hết hạn thực hiện nghĩa vụ là ngày xảy ra vi phạm; a.2. Đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên không thoả thuận hoặc pháp luật không quy định thời hạn thực hiện, nhưng theo quy định của pháp luật các bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho nhau biết trước trong một thời gian hợp lý, nếu hết thời hạn đã được thông báo đó bên có nghĩa vụ không thực hiện, thì ngày hết thời hạn đã được thông báo là ngày xảy ra vi phạm; a.3. Trường hợp khi hết hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự, các bên có thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ đó, thì việc xác định ngày vi phạm căn cứ vào ngày chấm dứt thoả thuần của các bên và được thực hiện như hướng dẫn tại điểm ai và điểm a2 tiểu mục 2.2 này; a.4. Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà có vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng, thì ngày vi phạm nghĩa vụ là ngày xảy ra vi phạm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Nếu một bên đơn phương đình chỉ hợp đồng thì ngày đơn phương đình chỉ hợp đồng là ngày vi phạm. a.5. Đối với trường hợp đòi bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm tài sản sức khoẻ tính mạng .., thì ngày xảy ra hành vi xâm phạm tài sản, sức khoẻ, tính mạng.. là ngày vi phạm. a.6. Trong một quan hệ pháp luật hoặc trong một giao dịch dân sự, nếu hành vi xâm phạm xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau, thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm cuối cùng. a.7. Trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm ai, a2, a3, a4, a5 và a6 tiểu mực 2-2 này nếu các bên có thoả thuận khác về thời hiệu, thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính theo thoả thuận của các bên.” Từ đó, ứng với những điều kiện cần và đủ về thời hiệu khởi kiện, hồ sơ khởi kiện...nguyên đơn tiến hành nộp án phí để tòa án tiến hành hoàn tất thủ tục tiến hành các bước tiếp theo. cụ thể: - Án phí dân sự bao gồm án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm, án phí dân sự phúc thẩm. - Mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm đối với các vụ án dân sự không có giá ngạch là 200.000 đồng. - Mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm đối với các vụ án dân sự có giá ngạch được quy định như sau:5 5 Trích pháp lệnh án phí, lệ phí Nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm theo thông báo của Toà án với mức tạm ứng là 50% theo quy định trên, trừ trường hợp được miễn tiền tạm ứng án phí, miễn nộp án phí. Tiểu kết chương 1 : Khởi kiện vụ án dân sự là một trong những quyền cơ bản của công dân, là công cụ pháp lí giúp người dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị đối tượng khác xâm hại, BLTTDS 2004 đã qui định rất cụ thể và rõ ràng về vấn đề này, trong đó những vấn đề như trình tự thủ tục, hồ sơ, thẩm quyền tòa án, thời hiệu là những vấn đề cốt lõi, trọng tâm. Thiết nghĩ trong một đất nước đang phát triển như Việt Nam thì việc người dân cần tìm hiểu và nắm rõ những nguyên tắc này là hết sức quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, còn đối với tòa án, đó còn là nghĩa vụ của cơ quan quyền lực nhà nước đối với công dân của mình, các cơ quan tư pháp, đặc biệt là tòa tối cao cần liên tục đưa ra những hướng dẫn phù hợp với thực tiễn cho tòa cấp dưới cũng như tổ chức các buổi tập huấn để nâng cao năng lực, tay nghề thẩm phán, chỉ có như vậy quyền lợi của đương sự mới được đảm bảo, pháp luật mới được tôn trọng ở Việt Nam. CHƯƠNG II: THỰC TIỄN KHỞI KIỆN, NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ VƯỚNG MẮC 2.1. Sơ lược về tòa án nhân dân huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An: Theo quyết định số 52/HĐCP ngày 19/04/2006 của hội đồng Chính phủ, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An được tách ra từ huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Và tòa án nhân dân Huyện Đô Lương được hình thành từ đó. Theo biên chế được phân bổ của cấp trên, tòa án nhân dân huyện Đô Lương có 09 biên chế, trong đó có 04 thẩm phán (trong đó 1 chánh án là bí thư chi bộ và 1 phó chánh án là phó bí thư chi bộ, kiêm chủ tịch công đoàn Tòa án), 04 thư kí và 02 cán bộ khác. Tuy số lượng cán bộ được biên chế còn ít nhưng Tòa án nhân dân huyện Đô Lương đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Năm 2009 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. 2.2. Thực tiễn khởi kiện các vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An: Thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, trong những năm qua, nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật thể chế hóa đường lối của đảng trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình…Trong đó có nhiều văn bản quan trọng như bộ luật dân sự, luật hôn nhân gia đình…Song về thủ tục giải quyết các loại án này lại được quy định trong các pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự…Việc tồn tại nhiều văn bản nói trên đã dẫn đến tình trạng tản mạn, trùng lặp, thiếu đồng bộ trong pháp luật tố tụng dân sự, hơn nữa các văn bản này được ban hành trong những năm đầu của công cuôc đổi mới , nên chưa đáp ứng được công công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Vì vậy ngày 26/4/2004 Quốc hội đã ban hành bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 và theo Nghị Quyết số 32/2004/QH XI, ngày15/06/2004, về việc thi hành bộ luật tố tụng dân sự thì bộ luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2005. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật tó tụng dân sự ngày 29/3/2011 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2012. Như vậy việc thụ lý và giải quyết các vụ án dân sự được quy định tại Phần thứ hai của bộ luật tố tụng dân sự, từ điều 161 đến điều 178 của chương XII, quy định quyền khởi kiện vụ án của tổ chức, cá nhân , quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lời ích hợp pháp của người khác và các thủ tục liên quan khác đến việc thụ lý vụ án. - Thủ tục nhận đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân huyện Đô Lương: Theo quy định tại điều 161 đến điều 169 bộ luật tố tụng dân sự về quyền khởi kiện của cá nhân tổ chức, hình thức nội dung khởi kiện, tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện và thủ tục nhận đơn khởi kiện, cũng như việc trả lại và yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện. Song thực tế trong đời sống dân cư, trình độ dân trí nói chung đang còn thấp, đặc biệt huyện Đô Lương là một huyện đồng bắc trung du, trình độ dân trí chưa cao so với thành thị, cho nên việc nắm bắt được các quy định của pháp luật về việc nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự còn nhiều hạn chế. Cho nên từ nhận thức đó Tòa án, để thuận tiện cho công dân khi đến tòa án làm việc lãnh đạo tòa án đã bố trí một phòng tiếp dân rộng rãi và đã trí thẩm phán có trình độ về chuyên môn cao, để khi công dân đến nộp đơn mà còn thiếu hoặc đơn khởi kiện không làm đúng quy định, sẽ trực tiếp hướng dẫn cho công dân cần làm lại đơn và cung cấp các chứng cứ cần thiết theo quy định của pháp luật để tránh mất thời gian của công dân khi nhận đơn rồi thấy thiếu hoặc chưa đúng lại ra thông báo yêu cầu bổ sung theo quy định tại điều 169 bộ luật tố tụng dân sự, như vậy làm cho công dân đi lại nhiều mất thời gian, đồng thời làm như vậy còn tiết kiệm được ngân sách cho nhà nước trong việc phải làm thông báo yêu cầu thay đổi bổ sung cho công dân. Ngoài ra tòa án còn lưu lại các mẫu văn bản thủ tục giấy tờ cần thiết theo quy định tại nghị quyết số 02/2006/NQ - HĐTP, ngày 12 tháng 5 năm 2006 của hội đồng thẩm phán Tóa nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai “thủ tục giải quyết các vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm” của bộ luật tố tụng dân sự, tại trụ sở tòa để công dân tìm hiểu và tham khảo. - Nội dung đơn khởi kiện: Theo quy định tại điều 164, 165 của bộ luật tố tụng dân sự, thì đơn khởi kiện phải có các nội dung sau đây: Ngày tháng năm làm đơn khởi kiện Tên tòa án nhận đơn khởi kiện (tòa án nhân dân huyện Đô Lương) Tên địa chỉ của người khởi kiện Tên địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Tên địa chỉ của người bị kiện Tên địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ (nếu có) Những vẫn đề cụ thể yêu cầu tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lời và nghĩa vụ liên quan Họ tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có) Tài liệu chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án Người khởi kiện là cá nhân phải kí tên hoặc điểm chỉ, nếu cơ quan tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan tổ chức phải kí tên và đóng dấu vào phần cuối đơn khởi kiện. - Các chứng cứ cần thiết phải nộp kèm theo đơn khởi kiện: Theo quy định tại điều 79 của bộ luật tố tụng dân sự, khi có yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích của mình hoặc phản đối yêu cầu của người khác… Thì đương sự (công dân khởi kiện), cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu có nghĩa vụ phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Các loại chứng cứ cần thiết phải nộp kèm theo đơn khởi kiện bao gồm: Đối với các vụ án hôn nhân gia đình: Các đương sự phải nộp kèm theo đơn các tài liệu sau đây + Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn (hoặc bản sao) nếu là kết hôn có đăng kí + Chứng minh thư nhân dân (phô tô có chứng thực). Đây cũng là một trong những chứng cứ mà tòa án huyện Đô Lương quy định, tuy pháp luật không quay định bắt buộc vấn đề này, song để xác định được chính xác người làm đơn khởi kiện chính là người có tên trong đơn, thì phải đối chiếu chứng minh thư nhân dân. + Giấy khai sinh (hoặc bản sao) của con cái (nếu vợ chồng có con cái) yêu cầu này nhằm mục đích xác định tuổi của con + Bản sao hộ khẩu, nhằm xác định nơi cư trú của người khởi kiện + Các tài sản chứng minh về tài sản đang tranh chấp nếu có Đối với tranh chấp đất đai: Đương sự phải cung cấp các tài liệu sau: + Chứng minh nhân dân (phô tô công chứng) + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các loại giấy tờ theo quy định tại khoản 2,5 điều 50 luật đất đai. + Thủ tục hòa giải ở cơ sở. Đây là thủ tục bắt buộc phải có trước khi khởi kiện đến tòa án, nếu không có thủ tục này thì tòa án sẽ không nhận đơn mà trả lại đơn khởi kiện và hướng dẫn rõ cho công dân được biết + Các tài liệu khác - Thủ tục nộp chứng cứ: Nếu chứng cứ mà công dân nộp trực tiếp tại tòa án, thẩm phán phụ trách tiếp dân sẽ nhận và vào sổ nhận đơn, đồng thời lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ theo quy định tại khoản 2 điều 84 bộ luật tố tụng dân sự. Nếu chứng cứ được nộp theo đường bưu điện, thì bộ phận văn thư sẽ chuyển ngày cho thẩm phán phụ trách tiếp dân để vào sổ nhận đơn và ghi đầu đủ các danh mục chứng cứ, nếu thấy còn thiếu sẽ thông báo yêu cầu bổ sung (trong trường hợp này thực tiễn em thấy tại tòa án nhân dân huyện Đô Lương ít xẩy ra, vì đa số khi công dân đến nộp đơn đã được thẩm phán hướng dẫn cụ thể và chi tiết) - Thủ tục nhận đơn khởi kiện: Tòa án nhân dân huyện Đô Lương đã có sổ nhận đơn khởi kiện để ghi ngày tháng năm nhận đơn của công dân để làm căn cứ xác định ngày khởi kiện. Đối với đơn mà công dân nộp trực tiếp tại tòa án (theo điểm a, khoản 1 điều 166 bộ luật tố tụng dân sự), thì xét thấy đơn khởi kiện đã đầy đủ theo quy định của pháp luật, thẩm phán nhận đơn sẽ ghi ngày tháng năm người khởi kiện nộp đơn và khi vào sổ nhận đơn. Ngày khởi kiện được xác định là ngày nộp đơn. Đối với đơn khởi kiện nộp theo đường bưu điện (theo điểm a, khoản 1 điều 166 bộ luật tố tụng dân sự), thì bộ phận văn thư của tòa án nhận đơn và đóng dấu công văn đến và vào sổ công văn của tòa án, đồng thời chuyển giao trong ngày (nếu nhận buổi chiều thì sang ngày tiếp theo phải chuyển) cho thẩm phán phụ trách phòng tiếp dân để vào sổ nhận đơn, để căn cứ vào đó tính ngày nhận đơn khởi kiện (ngày khởi kiện) là ngày được đóng theo dấu của bưu điện nơi gửi đơn. Trong trường hợp không xác định được dấu bưu điện thì tòa án sẽ xác định ngày khởi kiện là ngày tòa án nhận đơn do bưu điện chuyển đến. Sau khi nhận đơn khởi kiện, tòa án nhân dân huyện Đô Lương đã cấp giấy báo nhận đơn khởi kiện cho người khởi kiện biết. Đối với trường hợp nộp đơn khởi kiện qua đường bưu điện thì tòa án cũng gửi giấy báo cho người khởi kiện biết. - Thụ lý vụ án: Sau khi thẩm phán tiếp dân nhận đầy đủ các tài liệu kèm theo đơn sau khi vào sổ nhận đơn đã chuyển cho phó chánh án tòa án, được chánh án phân công phụ trách bộ phận dân sự, để phân công cho các thẩm phán giải quyết trong thời hạn 3 ngày làm việc để có quyết định thụ lý vụ án hay không. Khi thẩm phán được giao nhiệm vụ giải quyết, thẩm phán đã tiến hành ra thông báo về việc nộp tiền tạm ứng án phí cho đương sự đối với trường hợp phải nộp tiền tạm ứng án phí. Tiền án phí hiện tại được các thẩm phán căn cứ vào pháp lệnh án phí, lệ phí tòa án, ngày 27/02/2009 của ủy ban thường vụ Quốc hội, quy định về án phí và lệ phí của tòa án. Trong trường hợp người khởi kiện không nộp tiền tạm ứng án phí trong thời hạn 15 ngày theo quy định tại khoản 2 điều 171 của bộ luật tố tụng dân sự thì tòa án trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện. Sau khi người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí, tòa án vào sổ thụ lý và ra thông báo về việc thụ lý vụ án, đồng thời gửi thông báo thụ lý vụ án cho các đương sự trong vụ án và viện kiểm sát nhân dân huyện Đô Lương trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án. Sau đó thẩm phán tiếp tục tác nghiệp hồ sơ vụ án theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày thụ lý (nếu có khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài thêm 2 tháng) thẩm phán có thể ra một trong các quyết định sau: + Công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự + Tạm đình chỉ giải quyết vụ án + Đưa vụ án ra xét xử Các vụ án dân sự được tòa án nhân dân huyện Đô Lương thụ lý giải quyết bao gồm cáo vụ án hôn nhân gia đình và tranh chấp dân sự…theo báo cáo tổng kết hàng năm của tòa án nhân dân huyện Đô Lương thì số lượng các vụ án dân sự đã thụ lý và giải quyết trong những năm gần đây như sau: Năm 2009 2010 Án tranh chấp dân sự Án hôn nhân gia đình Số vụ thụ lý: 24 vụ Số vụ thụ lý: 37 vụ Số vụ đã giải quyết 21/24 Số 30/37 Đạt 87,5% Đạt 81% Số vụ thụ lý : 37 vụ Số vụ thụ lý: 73 vụ Số vụ đã giải quyết 30/37 Số vụ đã giải quyết 70/73 2011 Đạt 81% Đạt 95% Số vụ thụ lý: 38 vụ Số vụ thụ lý: 76 vụ Số vụ đã giải quyết 32/38 Số vụ đã giải quyết 65/76 Đạt 84% Đạt 85% Qua các số liệu trên ta nhận thấy số vụ án được giải quyết hàng năm ngày càng tăng, số vụ án tồn đọng ngày càng giảm, nhất là các vụ án ly hôn. Tỷ lệ các vụ án dân sự được giải quyết luôn ở con số trên 80%., trong khi đặc điểm các vụ án dân sự là rất phức tạp và số lượng các vụ án ly hôn nhiều như trên, để đạt được thành tích đó, các cán tòa án đã phải phân công 1 thẩm phán có kinh nghiệm và chuyên môn vững chắc để tiếp nhận các loại đơn khởi kiện để thụ lý vụ án sẽ giải quyết thuận lợi hơn và đồng thời cũng để tránh gây phiền hà cho công dân khi nộp đơn khởi kiện. 2.3. Vấn đề khởi kiện trong vụ án hôn nhân gia đình, những khó khăn và vướng mắc: - Về đơn khởi kiện: Trong thời gian thực tập tại tòa án nhân dân huyện Đô Lương, cũng như qua tiếp xúc và trao đổi với các thẩm phán, em thấy một thực tế mà tòa án Đô Lương thường gặp phải đó là các công dân khi làm đơn khởi kiện, thường trình bày không đầy đủ theo đúng quy định tại điều 164, 165 bộ luật tố tụng dân sự và hướng dẫn của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, cho nên nội dung đơn khởi kiện thường thiếu các thông tin, đôi lúc người khác còn kí hộ vào đơn, cho nên tòa án thường rất mất thời gian để hướng dẫn làm lại đơn theo quy định. Trong giai đoạn hiện nay, nhiều cặp vợ chồng sau khi sống ly thân thì mỗi người đi làm ăn một nơi. Nên khi một bên nộp đơn xin ly hôn tại tòa án cấp huyện nơi mà người bị kiện có hộ khẩu thường trú. Nhưng khi tòa án về xác minh thì người bị kiện không có mặt tại nơi đăng kí hộ khẩu thường trú, chính quyền địa phương cũng không biết người đó đi đâu. Trường hợp này tòa án yêu cầu bị đơn cung cấp địa chỉ mới của người bị kiện, nếu không cung cấp được thì tòa án trả lại đơn khởi kiện. thực tế tại tòa án nhân dân huyện Đô Lương rất nhiều trường hợp rơi vào tình huống này nên nhiều năm vẫn không giải quyết được. Ví dụ: Trường hợp anh Nguyễn Quang Trung, trú quán xã Bắc Sơn, huyện Đô Lương. Trước đây anh đi làm ăn tại Bình Dương, có gặp chị Nguyễn Thị Hồng là người ở tỉnh Thái Bình cũng vào làm ăn ở đó. Hai người gặp nhau và lấy nhau, làm thủ tục đăng kí kết hôn theo đúng quy định của pháp luật. sau khi kết hôn vợ chồng anh Trung về sinh sống tại xã Bắc Sơn, huyện Đô Lương. Được thời gian ngắn thì vợ chồng phát sinh mâu thuẫn nên chị Hồng đưa đứa con duy nhất về gửi ông bà ngoại ở Thái Bình để vào Miền Nam làm ăn. Đã 3 năm nay anh Trung yêu cầu tòa án huyện Đô Lương giải quyết li hôn nhưng tòa án không thụ lý vì hiện tại chị Hồng không có mặt ở nơi đăng kí hộ khẩu thường trú (xã Bắc Sơn, huyện Đô Lương). Anh Trung ra Thái Bình nhưng chị Hồng cũng không có mặt nên tòa án ở đó cũng không thụ lý giải quyết. hiện tại anh Trung cũng không biết chị Hồng ở đâu? Làm gì?.Anh làm đơn yêu cầu tòa án tuyên bố chị Hồng mất tích nhưng tòa án cũng không thụ lý vì chưa đủ điều kiện. nên 3 năm nay anh Trung không thể ly hôn vợ. đây là một hạn chế mà tòa án cấp huyện hiện nay thường mắc phải. - Các chứng cứ và thu thập chứng cứ: Điều 81 của bộ luật tố tụng dân sự đã quy định về chứng cứ, song một thực tế em thấy trong thời gian thực tập tại tòa án nhân dân huyện Đô Lương. Tuy pháp luật đã quy định thế nào là chứng cứ nhưng vì trình độ về dân trí chưa cao nên người dân còn nhầm lẫn, và không biết những chứng cứ cần thiết cho việc khởi kiện của mình…về vấn đề thu thập chứng cứ là hết sức quan trọng đối với việc giải quyết vụ án, nếu một vụ án mà việc thu thập chứng cứ không đầy đủ dẫn đến việc giải quyết vụ án sẽ không khách quan, nhiều khi có kháng cáo, kháng nghị còn bị hủy. thế nhưng qua thời gian em thực tập tại tòa án em thấy các đương sự nhiều lúc vẫn không hợp tác với tòa án cho nên không cung cấp đầu đủ và kịp thời các chứng cứ cho tòa án khi có yêu cầu mà còn gây khó khăn. - Định giá tài sản: Hiện nay, vấn đề tranh chấp tài sản của vợ chồng rất khó giải quyết khi mà việc giải quyết rất dễ anh hưởng đến quyền và lợi ích của đương sự, bởi lúc này lợi ích của bên này sẽ là thiệt hại của bên kia. Những quy định về chia tài sản trong Luật HNGĐ và các Luật khác có liên quan tuy có vẻ là rất cụ thể nhưng khi áp dụng vào thực tiễn thì lại rất khó. Chia thế nào để đảm bảo quyền lợi, sự công bằng, công sức đóng góp và bảo vệ được mẹ và con thì không dễ, đặc biệt là chia bất động sản và nhà ở khi phải đảm bảo thêm cuộc sống sau ly hôn cho hai bên vợ chồng và các con, đồng thời không làm ảnh hưởng đến tài sản gắn liền với đất. Muốn những yêu cầu trên được đáp ứng một cách khách quan pháp luật đã quy định tòa án thành lập hồi đồng định giá. Vấn đề này đã được quy định tại điều 92 bộ luật tố tụng dân sự và hướng dẫn của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, nhưng thực tế trong quá trình thực tập được tham gia trực tiếp với hội đồng định giá 03 vụ án và qua trao đổi với các thẩm phán, thì việc định giá gặp rất nhiều khó khăn, cái khó khăn ngay chính trong các quy định của pháp luật. Pháp luật quy định cho phép tòa án thành lập hồi đồng định giá mà không có chế tài bắt buộc nên tòa án làm công văn đề nghị đến các cơ quan có chuyên mô cử thành viên tham gia hội đồng định giá không có tính bắt buộc…các cơ quan lấy lí do vì công việc chuyên môn quá nhiều không đủ để bố trí cán bộ tham gia hội đồng định giá cùng tòa án được, thì tòa án cũng phải hoãn lần khác sẽ gây mất nhiều thời gian cũng như kéo dài vụ án. Trong thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án ly hôn giữa: Nguyên đơn chị Trần Thị Hường và Bị đơn anh Lương Văn Bắc, các đương sự đều trú tại xóm 6 xã Lạc Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Đây là một vụ án tòa án nhân dân huyện Đô Lương đang trong quá trình giải quyết, khi em kết thúc thời gian thực tập thì vụ án giải quyết chưa xong. Song đây là vụ án em được tham gia trực tiếp cùng với thẩm phán thụ lý hồ sơ vụ án, em xin phép không không nêu lên nội dung vụ án nhưng em xin được nêu lên khó khăn của tòa án là sự nhận thức và hợp tác của người dân với tòa án. Khi hội đồng định giá về làm việc, thẩm phán đã trao đổi và quán triệt nội dung làm việc đối với các đương sự cũng như các thành viên khác, thì bị đơn là anh Bắc vẫn nhẹ nhàng ra rửa chén bát và nấu nước sôi mời mọi người uống. khi hội đồng đang làm việc thì bất ngờ anh Bắc bê nồi nước sôi hắt ra mọi người, sau đó rượt đuổi mọi người không cho hội đồng làm việc, do thẩm phán và hội đồng đã có sự chuẩn bị trước nên không có ai bị thương, duy chỉ có nguyên đơn là chị Hường bị bỏng nhẹ. Sau đó thì hội đồng định giá đành tạm hoãn để cơ quan công an làm việc. Từ vụ án mà em nêu trên cho thấy, sự nhận thức về pháp luật của người dân là một vấn đề rất lớn, nó ảnh hưởng đến kết quả giải quyết của tòa án. Tiểu kết chương 2: BLTTDS 2004 là văn bản pháp qui do nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành, vì thế nó có giá trị bắt buộc trên toàn đất nước Việt Nam, tòa án nhân dân huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An cũng không ngoại lệ, vì thế thực tiễn khởi kiện vụ án dân sự tại đây cũng tuân theo qui định cũng như chu trình các bước theo qui định của BLTTDS, bên cạnh đó những khó khăn vướng mắc của tòa cũng là khó khăn vướng mắc chung, những ví dụ điển hình như vụ việc anh Trung và chị Hồng không phải là chuyện hiếm, việc BLTTDS 2004 không dự liệu được những tình huống như vậy vô tình đã ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của công dân. Vì thế việc thay đổi, hoàn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng