Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học phổ thông Báo cáo thực tập tốt nghiệp lớp điện...

Tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp lớp điện

.DOC
31
263
135

Mô tả:

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH CƠ SỞ THANH HÓA BÁO CÁO THỰC TẬP Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thái Hòa Lê Ngọc Hội Sinh viên thực hiện: Lê Quang Minh Nguyễn Trọng Đạt Lê Văn Minh Nguyễn Thế Sáng Nguyễn Đình Tú Lớp: NCDI8ATH Năn 2016 LỜI CẢM ƠN Qua quá trình thực tập tại công ty thực hành cơ điện, nhóm sinh viên đã được sự chỉ bảo nhiệt tình của cán bộ công nhân viên nhà máy. Đặc biệt là các chú, các anh làm việc trong tổ cơ điện – thí nghiệm. Những ngày đầu thực tập được làm quen với máy móc trang thiết bị và tham gia vận hành, khắc phục sự cố cùng với nhân viên kĩ thuật. Đó là sự chỉ bảo rất hữu ích đối với sinh viên. Nhóm sinh viên rất cảm ơn sự giúp đỡ của Công ty đã giúp nhóm có những ngày thực tập rất bổ ích trong 2 tháng A: Mô hình tổ chức bộ máy MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................2 MỤC LỤC.............................................................................................................4 LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1 PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY THỰC HÀNH.........................................2 1.1Giới thiệu chung...........................................................................................2 1.2 Lịch sử hình thành.......................................................................................2 1.3. Ngành nghề kinh doanh:.............................................................................4 1.4. Các công trình đã thực hiện........................................................................5 1.4.1. Các công trình nhiệt điện.........................................................................5 1.4.2. Các nhà máy xi măng..............................................................................6 PHẦN II: XÍ NGHIỆP - CƠ ĐIỆN - THÍ NGHIỆM............................................8 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy............................................................................8 2.1.Đặc điểm hoạt động tổ chức kinh doanh của công ty Thí nghiệm cơ điện (EMETC-LILAMA)..........................................................................................8 2.2đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị............................................................8 2.3. Ban điều hành của công ty.........................................................................9 2.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy...........................................................................9 2.3.2. Quy trình công nghệ................................................................................9 IV.MỤC TIÊU VÀ ĐẶC ĐIỂM......................................................................10 4.1 đề mục và mục tiêu cần đạt.......................................................................10 4.2. Đặc điểm về con người (nhân lực)...........................................................10 V.NỘI DUNG THỰC HÀNH.........................................................................11 5,Thời gian.......................................................................................................11 5.1.Mô tả công việc.........................................................................................11 5.2. Tác dụng:..................................................................................................11 5.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhiệt luyện...................................12 5.3. phương pháp nhiệt luyện..........................................................................12 5.3.1. Ủ............................................................................................................12 VI.Quy trình thực tập......................................................................................14 6.1 môi trường lao động..................................................................................14 6.2. An toàn lao động......................................................................................14 6.3 vận hành máy móc.....................................................................................15 PHẦN VII: Nội dung được phân công................................................................16 PHẦN VIII: NHẬT KÝ THỰC TẬP..................................................................17 LỜI MỞ ĐẦU Với sự phát triển của các ngành công nghiệp hiện nay, các dây truyền sản xuất ngày càng hiện đại. Đứng đầu là phải kể đến sự phát triển vượt bậc của ngành Điện – Điện tử. Nhiều thiết bị máy móc hiện đại được ứng dụng vào sản xuất. Cũng kéo theo trình độ càng cao của người thiết kế và vận hành. Để đáp ứng điều đó thì những người học và làm trong các ngành kỹ thuật nói chung và ngành Điện – Điện tử nói riêng luôn phải học hỏi, tiếp cận với công nghệ mới.Đối với sinh viên, ngoài những thiết bị máy móc mà nhà trường trang bị, sinh viên có điều kiện được tiếp xúc tìm hiểu trong các môn học cụ thể. Đó là những lần thực tế rất bổ ích sau những giờ tìm hiểu lý thuyết trên lớp. Nhưng chỉ dựa vào đó thì không đủ đối với sự phát triển nhanh của công nghệ. Chính vì lẽ đó mà nhà trường luôn tạo điều kiện cho sinh viên được tìm hiểu thực tế qua những đợt thực tập. Đi thực tế là cách sinh viên nắm vững hơn về chuyên ngành đang theo học. Có điều kiện tìm hiểu khoa học kỹ thuật đang áp dụng cho thực tại. Bước đầu làm quen với môi trường làm việc. Quen với tác phong sản xuất sinh viên cần phải có khi sắp ra trường. trong công nghiệp. Đó là những bài học PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY THỰC HÀNH 1.1Giới thiệu chung Công ty cổ phần Lilama - Thí nghiệm cơ điện (Lilama - Testing) tiền thân là trung tâm nghiên cứu kinh tế kỹ thuật lắp máy thuộc Tổng Công ty lắp máy Việt Nam được thành lập từ năm 1980 đến nay chuyển đổi thành công ty cổ phần LILAMA - Thí nghiệm cơ điện. Công ty Thí nghiệm cơ điện (EMETC ElectroMechanics Testing joint stock Company - Testing) được thành lập năm 1980 là công ty trực thuộc tổng công ty LILAMA (Tổng công ty lắp máy Việt Nam (tên gọi tắt: LILAMA) - là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng, được thành lập ngày 1 tháng 12 năm 1960 với nhiệm vụ ban đầu là khôi phục nền công nghiệp của đất nước sau chiến tranh. Hiện nay LILAMA đang là một tổng công ty bao gồm nhiều công ty con chuyên tổng thầu các công trình xây lắp và thầu phụ.) EMETC là công ty con thuộc tổng công ty lắp máy Việt Nam thành lập từ năm 1980 Ngày 06/06/2014: Công ty thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh lần 7, Công ty đổi tên từ Công ty CP Lilama - thí nghiệm cơ điện sang công ty cổ phần lắp máy-thí nghiệm cơ điện vào ngày 06/06/2014: 1.2 Lịch sử hình thành Công ty Cổ phần Lilama Thí nghiệm Cơ điện tiền thân là Trung tâm nghiên cứu kinh tế kỹ thuật Lắp máy (sau đây gọi tắt là Trung tâm) thành lập năm 1980 (thành lập Trung tâm) theo Quyết định số 133/BXD/TCLD ngày 19/1/1980 của Bộ Xây dựng. Tại thời điểm thành lập, Trung tâm có số vốn ban đầu là 355 triệu đồng và lực lượng lao động khoản hơn 80 người, hoạt động theo phương thức hạch toán độc lập. Theo Nghị định số 338/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 20/11/1990 về việc tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng phù hợp với yêu cầu của tình hình mới, Trung tâm được đổi tên thành Xí nghiệp lắp máy và Thí nghiệm cơ điện theo Quyết định thành lập số 014A/BXD-TCLD ngày 27/1/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, là đơn vị trực thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp Lắp máy, hoạt động theo phương thức hạch toán độc lập. Về cơ cấu vốn thì vốn ban đầu của Xí nghiệp là 426 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách cấp là 188 triệu đồng, vốn tự bổ sung là 238 triệu đồng. Năm 1996, Xí nghiệp Lắp máy và Thí nghiệm Cơ điện được đổi tên thành Công ty Lắp máy và Thí nghiệm Cơ điện theo Quyết định số 05/BXD-TCLD ngày 2/1/1996 của Bộ Xây dựng với số vốn ban đầu là 1.507.000.000 đồng. Ngày 1/1/2004, Công ty đã thực hiện cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty Cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm Cơ điện theo Quyết định số 54/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng với số vốn điều lệ 5,6 tỷ đồng. Công ty cổ phần Lắp máy và Thí Nghiệm Cơ điện đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 05 tháng 03 năm 2004 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103003803 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Ngày 04 tháng 07 năm 2007, Công ty thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh lần 2, đổi tên thành Công ty thành Công ty Cổ Phần Lilama - Thí Nghiệm Cơ Điện và tăng vốn điều lệ lên 13.500.000.000 đồng. Ngày 13/03/2008 Công ty thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh lần 3, Công ty chuyển trụ sở chính từ 124 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội về số 434-436 đường Nguyễn Trãi - Xã Trung Văn - Huyện Từ Liêm – TP Hà Nội. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội có Quyết định số 737/QĐ-SGDHN ngày 08/10/2010 về việc chấp thuận niêm yết cổ phiếu Công ty Cổ phần Lilama- Thí nghiệm cơ điện. Ngày 15/11/2010 cổ phiếu Công ty Cổ phần Lilama- Thí nghiệm cơ điện (Mã chứng khoán: LCD) chính thức giao dịch trên Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Ngày 31/08/2011 Công ty thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh lần 4, Công ty mở rộng thêm lĩnh vực kinh doanh mới: Kinh doanh bất động sản, tư vấn bất động sản, hoạt động tư vấn quản lý, xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh. Ngày 13/04/2012, Công ty thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh lần 5. Công ty mở rộng thêm lĩnh vực kinh doanh mới: Sản xuất các phụ tùng cấu kiện kim loại, phụ kiện phi chi tiêu chuẩn cho xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng... Ngày 04/01/2013, Công ty thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh lần 6, Công ty bổ sung vốn điều lệ từ 13.500.000.000 đồng lên 15.000.000.000 đồng. Ngày 06/06/2014: Công ty thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh lần 7, Công ty đổi tên từ Công ty CP Lilama - thí nghiệm cơ điện sang CTCP lắp máythí nghiệm cơ điện. Ngày 24/09/2014 Công ty thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh lần 8Lilama - Testing sau nhiều năm liên tục phát triển và đổi mới công nghệ kỹ thuật, với đội ngũ những cán bộ quản lý, kỹ sư và công nhân có trình độ tay nghề cao luôn luôn thích ứng với sự đổi mới, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng một cách có hiệu quả nhất trong các lĩnh vực 1.3. Ngành nghề kinh doanh: Xây dựng công trình công nghiệp đường dây tải điện, trạm biến thế Lắp ráp thiết bị máy móc cho các công trình Sản xuất phụ tùng cấu kiện kim loại cho xây dựng Sản xuất vật liệu xây dựng: Gạch lát, tấm lợp, đá ống lát, đất đèn, ôxy, que hàn Kinh doanh vật tư thiết bị, vật liệu xây dựng Tư vấn thiết kế điện dân dụng và công nghiệp. Thiết kế công nghệ các dây chuyền sản xuất: vật liệu xây dựng, giấy và chế biến lương thực, thực phẩm Lắp đặt điện, nước, thiết bị thông gió, điều hoà không khí Thí nghiệm, kiểm tra, hiệu chỉnh hệ thống thiết bị điện, đo lường, điều khiển hệ thống truyền tải điện đến 500KV Thí nghiệm, kiểm định cơ nhiệt, chạy thử các dây chuyền công nghệ của các nhà máy công nghiệp Kiểm tra không phá huỷ (NDT) bằng các phương pháp Kiểm tra bằng phương pháp chụp ảnh (RT). Kiểm tra bằng phương pháp siêu âm (UT). Kiểm tra bằng phương pháp hạt từ (MT). Kiểm tra bằng phương pháp thẩm thấu (PT). Kiểm tra chân không (BT). Thí nghiệm kiểm tra, hiệu chỉnh hệ thống thiết bị điện đo lường và điều khiển tự động, hệ thống truyền tải tới 500KV; Thí nghiệm, kiểm tra cơ nhiệt, chạy thử các dây truyền công nghệ cho các nhà máy công nghiệp; Kiểm tra không phá huỷ (NDT) bằng các phương pháp chụp phóng xạ, siêu âm, từ tính, thử mầu và kiểm tra chân không; Kiểm tra xử lý gia nhiệt các mối hàn kim loại. Kinh doanh bất động sản. Tư vấn bất động sản. Hoạt động tư vấn quản lý. Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh. 1.4. Các công trình đã thực hiện Dự án Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1 Dự án Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn Các công trình xi măng của tổng công ty lắp ráp LiLaMaTesting Các công trình khác 1.4.1. Các công trình nhiệt điện Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 2008 Đồng Nai Nhà máy nhiệt điện ÔMôn 2006-2008 Nhà máy nhiệt điện Cà Mau 2007 Cà Mau Nhà máy nhiệt điện Na Dương 2/1 2002-2004 Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2/1 Lạng Sơn 1999-2000 Đồng Nai Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2/2 1999 Đồng Nai Nhà máy nhiệt điện Phả Lại số 2 1999-2001 Hải Dương Nhà máy nhiệt điện Bà Rịa 1999 Bà RỊa-Vũng Tàu Nhà máy nhiệt điện Phả Lại số 1 1982-1987 Hải Dương Nhiệt điện Cần Thơ 1982 Cần Thơ 1.4.2. Các nhà máy xi măng 1. Nhà máy xi măng Bút Sơn 1996 - 1997 Hà Nam Lắp đặt thiết bị đo lường, điều khiển tự động. Thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị điện, công nghệ tự động. Lắp trạm 110 Kv 2. Nhà máy xi măng Thăng Long 2006 - 2008 Quảng Ninh Lắp đặt thiết bị đo lường, điều khiển tự động. Thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị điện, công nghệ tự động. Cung cấp, lắp đặt hệ thống tiếp địa 3. Công ty xi măng Bút Sơn 2007 Hà Nam Thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị điện. 4. Nhà máy xi măng Sông Gianh 2003 Quảng Bình Kiểm tra mối hàn bằng phương pháp không phá huỷ (NDT) Thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị điện. 5. Nhà máy xi măng Hải Phòng 2003 Hải Phòng Kiểm tra mối hàn bằng phương pháp không phá huỷ (NDT) Thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị điện, công nghệ tự động. Cung cấp, lắp đặt hệ thống tiếp địa 6. Nhà máy xi măng Tam Điệp 2001 Ninh Bình Kiểm tra mối hàn bằng phương pháp không phá huỷ (NDT) Thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị điện, công nghệ tự động. 7. Nhà máy xi măng Bỉm Sơn 2001-2003 Thanh Hóa Thí nghiệm kiểm tra và chạy thử toàn bộ thiết bị điện 8. Nhà máy xi măng Hoàng Mai 2000 Nghệ An Lắp đặt thiết bị đo lường, điều khiển tự động Trạm 110KV Thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị điện, công nghệ tự động. Kiểm tra mối hàn bằng phương pháp không phá huỷ (NDT) 9. Nhà máy xi măng Hà Tiên 1989 - 1991 Kiên Giang Lắp đặt thiết bị đo lường, điều khiển tự động. Thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị điện, công nghệ tự động. PHẦN II: XÍ NGHIỆP - CƠ ĐIỆN - THÍ NGHIỆM. 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy 2.1.Đặc điểm hoạt động tổ chức kinh doanh của công ty Thí nghiệm cơ điện (EMETC-LILAMA) là 1 công ty con trực thuộc tổng công ty lắp máy Việt Nam là doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước và được cổ phần hóa 1/1 2004 được sự quản lý trực tiếp của nhà nước cùng với các công ty con và các đơn vị sự nghiệp trực khác trực thuộc tổng công ty LILAMA Công ty thí nghiệm cơ điện là một tổ chức kinh doanh có đầy đủ tư cách pháp nhân có quyền và nghĩa vụ theo luật định doanh nghiệp tuân thủ nguyên tắc kinh doanh theo luật doanh nghiệp có nghĩa vụ thuế đầy đủ đối với nhà nước công ty có quy mô và địa bàn hoạt động rộng các công trình ở nhiều địa điểm khác nhau ở nhiều vùng khác nhau trên đất nước cho nên việc tổ chức thực hành thi công phải hết sức hợp lý mỗi tổ thi công đều có tổ trưởng hay giám đốc phụ trách việc giám sát thi công và chất lượng công trình tiến độ trước tổng công ty mọi công việc kế toán đều lập các chứng từ ban đầu và các báo cáo kế toán gửi về công ty để lập báo cáo chung toàn công ty công ty tổ chức giao khoán sản phẩm cho các đội để thi công đối với các công trình lớn thì tổ chức thành nhiều đội hoạt động độc lập với nhau và có tổ chức thành 30-40 người/đội đối với các công trình lớn thì tổ chức thành nhiều đội hoạt động độc lập với nhau và có tổ chức thành 30-40 người/đội 2.2đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị Hoạt động theo mô hình của công ty cổ phần nhà nước và hoạt động theo luật doanh nghiệp, đứng đầu là Tổng công ty là chủ tịch hội đồng thành viên, chịu trách nhiệm chính về vốn của nhà nước tại Tổng công ty Tổng công ty giữ cổ phần chi phối là trên 50% và các cổ đông là các doanh nghiệp tổ chức được Nhà nước ủy quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo qui định của Luật doanh nghiệp. việc này làm cho nhà nước là cổ đông lớn nhất và đơn vị sở hữu cổ phần được trả lợi tức theo lợi nhuận công ty 2.3. Ban điều hành của công ty 2.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy -Chủ tịch hội đồng quản trị : là người đướng đầu công ty đại diện cho cán bộ công nhân viên chức chịu trách nhiệm cho toàn bộ sự kinh doanh sản xuất xây dựng của công ty,có nhiệm vụ với nhà nước xây dựng công ty ngày càng phát triển - Giúp việc cho chủ tich HĐQT: Có phó chủ tịch HDQT ủy viên hội đồng quản trị, Ban giám đốc kế toán trưởng. ban kiểm soát và các chức vụ khác 2.3.2. Quy trình công nghệ Là 1 công đi đầu trong tổng công ty về các dịch vụ về chụp chiếu cũng như gia công mối hàn với các máy móc hiện đại IIIGiới thiệu về công trình Công trình lọc hóa dầu Nghi sơn (NSRP) Là 1 dự án nằm trong khu kinh tế Nghi Sơn có diện tích 186,118 km² bao trùm 12 xã của huyện Tĩnh Gia là Xuân Lâm, Tĩnh Hải, Hải Yến, Mai Lâm, Hải Thượng, Hải Hà, Nghi Sơn, Trúc Lâm, Trường Lâm, Tùng Lâm, Tân Trường, và Hải Bình. Đây dự kiến nhà máy lọc dầu lớn nhất việt nam với tổng số vốn đầu tư lên đến 9 tỷ USD sau khi xây dựng xong dự kiến sẽ cho hoạt động vào đầu năm 2017 Sản phẩm bao gồm: Khí hóa lỏng LPG, Xăng (RON 92, 95), Dầu Diesel (cao cấp, thường), Dầu hỏa/Nhiên liệu phản lực, nhựa Polypropylene, Paraxylene, Benzene và lưu huỳnh. -Chủ đầu tư của dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn là một công ty liên doanh có tên Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) bao gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (25,1% vốn), Công ty Dầu hỏa Kuwait Quốc tế (KPI) (35,1%), Công tyIdemitsu Kosan (IKC) 35,1% Công ty Hóa chất Mitsui (MCI) 4,7% Nhà thầu EPC JGC Corporation (Nhật Bản) nhà thầu chính Chiyoda Corporation (Nhật Bản), GS Engineering & Construction Corporation (Hàn Quốc) SK Engineering & Construction Co., Ltd (Hàn Quốc) Technip France (Pháp) Technip Geoproduction (M) Sdn. Bhd (Malaysia). Nhà thầu nạo vét lần đầu các công trình biển: Liên danh Nhà thầu PTSCPVC-Vinawaco.(1) …(*) IV.MỤC TIÊU VÀ ĐẶC ĐIỂM 4.1 đề mục và mục tiêu cần đạt Lần thực hành này là cơ sở hết sức quan trọng để nhà trường đánh giá về khả năng của sinh viên cũng cũng như của sinh viên sẽ có cơ sở hết sức quan trọng để đi ra thực tiễn cuộc sống cũng như về khả năng làm việc trong 1 môi trường chuyên nghiệp với những người thật việc thật để đánh giá tư duy sự và như khả năng áp dụng kỹ năng đã học ở nhà trường ra với thực tế, sinh viên phải nắm kỹ nguyên lí vận hành của các máy móc công nghiệp ,trong bối cảnh là sinh viên sắp ra trường thì lần thực tập này sẽ là kinh nghiệm quý 4.2. Đặc điểm về con người (nhân lực) Chủ yếu đến từ các vùng trong tỉnh Thanh Hóa làm việc bán thời gian cho doanh nghiệp đặc biệt cũng có các lao động là sinh viên của ĐHCN TPHCM ở lại làm việc với công ty sau khi ra trường , Lao động được bố trí về nơi ăn chốn ở cũng như tạo điều kiện hết sức cho công nhân yên tâm công tác các cán bộ kỹ thuật và công nhân đa số có có năng lực, kinh nghiệm được điều tới công trình nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng thi công V.NỘI DUNG THỰC HÀNH 5,Thời gian Bắt đầu từ ngày 1-10 đến ngày 1-12 sinh viên có 60 ngày thực tập Từ ngày 2 tháng 10 đến ngày 5 tháng 10 học viên được đi học lớp an toàn lao động do JGCS tổ chức học với các đề mục như: -phân biệt các mối nguy hiểm ở công trường -học về các cảnh báo nguy hiểm và ứng phó -lí thuyết về trèo cao và các nội quy quy định trong KCN -thực hành trèo cao (ngày 5) và cấp các chứng chỉ Từ 5-10 học viên nhận tư trang và thẻ từ vào cổng -mũ bảo hộ -áo -quần -giày -kính bảo hộ đầy đủ Ngày 6 bắt đầu làm… Thời gian quy định sáng 5h30 vệ sinh cá nhân và ăn sáng 6h có xe đưa đến tận công trường làm đến 17h giờ sẽ có xe công ty đưa về lán 17h 5.1.Mô tả công việc Công việc chính là xử lý nhiệt (nhiệt luyện sau khi hàn) là cho các mối hàn một nhiệt độ xác định, giữ nhiệt độ tại đó trong một thời gian thích hợp rồi sau đó làm nguội với tốc độ qui định để làm thay đổi cơ tính của thép 13 5.2. Tác dụng: Loại bỏ ứng suất dư. Ứng suất dư sau khi hàn có thể gây ra hiện tượng giòn dễ gẫy, hiện tượng cong, biến dạng do mối hàn gây ra. nhiệt luyện sau khi hàn giúp cân bằng cơ tính các vùng khác nhau của liên kết. Nhiệt luyện sau khi hàn giúp đảm bảo liên kết hàn ở đây là tương đương với độ bền của kim loại cơ bản, cũng như đáp ứng các giá trị nhất định về độ dai va đập. hợp kim của sau khi hàn phương pháp nhiệt luyện sau khi hàn (ủ đồng nhất hóa tổ chức và hóa già) giúp khôi phục lại các đặc tính của kim loại như trước khi được hàn. làm cho thép có cơ tính cao hơn 5.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhiệt luyện Bất kỳ một hình thức nhiệt luyện nào cũng bao gồm ba yếu tố quan trọng đó là: nhiệt độ nung, thời gian giữ nhiệt và tốc độ làm nguội từ nhiệt độ quy định đến nhiệt độ bình thường. Như vậy, trong nhiệt luyện có hai vấn đề quan trọng là nhiệt độ và thời gian. Trong quá trình nhiệt luyện nếu thay đổi nhiệt độ và thời gian thì cơ lý tính của chi tiết sẽ thay đổi rất nhiều. Ngoài ra còn phải kể đến tốc độ nung nóng, tốc độ làm nguội. Vì vậy chế độ nhiệt luyện nào cũng bao gồm các thông số sau: - Nhiệt độ nung t0nung: là nhiệt độ cao nhất phải đạt đến khi nung nóng. - Thời gian giữ nhiệt tgn là thời gian cần thiết để duy trì kim loại ở nhiệt độ nung. - Tốc độ nguội vnguội là độ giảm của nhiệt độ theo thời gian sau thời gian giữ nhiệt, tính ra 0C/s. ✓ - 14 Tốc độ nung nóng. 5.3. phương pháp nhiệt luyện 5.3.1. Ủ - Là phương pháp nung nóng thép đến nhiệt độ nhất định (từ 200 1000C), giữ nhiệt lâu rồi làm nguội chậm cùng với lò để đạt được tổ chức ổn định. - Mục đích của ủ là: + Làm giảm độ cứng để dễ tiến hành gia công cắt. + Làm tăng độ dẻo để dễ tiến hành rập, cán và kéo thép ở trạng thái nguội. + Làm giảm hay làm mất ứng suất bên trong sau các nguyên công gia công cơ khí và đúc,hàn. + Làm nhỏ hạt thép nếu nguyên công trước làm hạt lớn. 5.4. Nguyên lí hoạt động Quá trình gia nhiệt mối hàn sử dụng máy biến áp nối đến các tấm gia nhiệt nó thông qua một đầu điều khiển có tác dụng điều chỉnh nguồn nhiệt đến nhiệt độ xác định sẵn. Ngoài ra còn có các dây nhiệt có tác dụng Thường có 2 loại mối cần được gia nhiệt là mối thép carbon và thép hợp kim tùy theo mối và đường kính ống có thể gia nhiệt theo nhiệt độ khác nhau nhưng thường là Thép carbon nhiệt đô ủ là 680 °C trong 3 giờ(sai số 5°C) Thép hợp kim có nhiệt độ ủ là 722 °C trong 4 giờ (sai số 5°C) 15 Sau khi nối tấm gia nhiệt vào mối gia công phải bó lại bằng bông thủy tinh để giữ nhiệt a,các tấm điện trở trên mối gia nhiệt thời gian vận hanh máy được thực hiện theo 3 pha máy làm tăng nhiệt độ nhanh chóng lên đến nhiệt độ ủ (a) giai đoạn ủ (b) soaking giai đoạn làm nguội có kiểm soát (c) cooling làm nguội tự nhiên (<200 °C) Chú thích(*)và các nhà thầu phụ khác tác giả không nêu tên 16 b,lược đồ gia nhiệt VI.Quy trình thực tập Tại EMETC thí nghiệm cơ điện sinh viên thực tập chủ yếu gia công các đường ống áp lực cao có nhiều kích cỡ khác nhau -Phương pháp thi công Học viên chủ yếu là dùng các điện trở và bông bó vào mối sau đó nối vào máy biến áp nối vào và đốt trong 3h30p với nhiệt độ 600-700°C Làm 2 ca trong ngày chạy mỗi ca 4 giờ 6.1 môi trường lao động Mọi người trong công ty được chia làm các nhóm khác nhau Môi trường lao động chủ yếu là làm gia nhiệt các mối hàn ở trên cao Trên các giàn giáo ở bên trên có các đường ống kích cỡ khác nhau và ta phải gia nhiệt tất cả theo yêu cầu của chủ đầu tư Sự liên quan trong chuyên ngành là có và liên quan trực tiếp 17 6.2. An toàn lao động quy trình về an toàn lao động luôn luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt trong thời gian thực hành ngoài các kiến thưc đã học thì em đã học thêm được nhiều kiến thức từ thực nghiệm 6.3 vận hành máy móc thiết bị sử dụng -máy gia nhiệt mối hàn hiệu Mannings Nguồn vào: 380V,415V,440V Dòng: 99A,90A,85A tần số 50/60Hz - Dòng tối đa mỗi kênh 180A. -Nhiệt tối đa trên một kênh ra: 60V Biễn áp lõi: 3 pha làm mát bằng không khí, lớp H, 65KVA, Nối chính kiểu tam giác, nối phụ kiểu sao. thiết bị này sử dụng nguồn 3pha 380v 50hz có 6 kênh ra kèm theo đèn báo hoạt động độc lập thiết bị có nguồn ra chỉ 65v nhưng cường độ rất lớn nên cần cẩn thận trong vận hành vì cường độ dòng điện lớn dễ gây ra cháy dây dẫn có các dây nhiệt thông báo nhiệt độ hiện tại trong mối để dễ dàng theo dõi khi gặp lỗi trong vận hành -các tấm điện trở sử dụng các tấm này để tạo ra nhiệt độ do điện trở suất tăng cao PHẦN VII: Nội dung được phân công trong thời gian được thực tập tôi được phân vào nhóm Đ/C Lâm và Thảo học việc trong 1 tuần lễ về quy trình làm việc sau đó chuyển đến nhiều tổ (gồm 3 người trở lên) khác nhau nhưng đã thực hiện nghiêm túc công việc được công ty giao Nội dung công việc được phân công và phương pháp thực hiện.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan