Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán - Kiểm toán Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài báo cáo tài chính tại công ty tnhh thiên thạc...

Tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài báo cáo tài chính tại công ty tnhh thiên thạch

.DOC
68
356
118

Mô tả:

Báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài báo cáo tài chính tại công ty tnhh thiên thạch
LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập tại trường Cao đẳng KT – KT Quảng Nam và quá trình đi thực tập tại công ty TNHH Thiên Thạch, Công ty đã tạo điều kiện cho em đi vào thực tế để tìm hiểu và học hỏi thêm những kinh nghiệm và tổ chức công tác kế toán. Em xin chân thành cảm ơn toàn thể thầy cô trường Cao đẳng KT – KT Quảng Nam những người giúp đỡ em trong suốt thời gian học tại trường và đồng thời em xin cảm ơn ban lãnh đạo và các cô chú anh chị trong phòng kế toán của công ty đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập và công tác kế toán. Em xin cảm ơn thầy Nguyễn Hà đã hướng dẫn em hoàn thành tốt chuyên đề này cùng toàn thể công ty. Thời gian thực tập ngắn và lần đầu tiên em đi vào thực tế nên không tránh khỏi những sai sót, em rất mong sự đóng góp ý kiến của phòng kế toán và quý thầy cô. LỜI NÓI ĐẦU Quá trình chuyển nền kinh tế của nước ta theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước để đặt ra yêu cầu cấp bách phải đổi mới hệ thống công cụ quản lý kinh tế cùng với quá trình đổi mới để có được những quyết định kinh tế chính xác, kịp thời trong quá trình điều hành hoặc tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải có những thông tin mang tính tổng quát, có hệ thống tương đối toàn diện về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau một kỳ nhất định. Những thông tin đó phải là những thông tin do kế toán tổng hợp và cung cấp. Vì vậy sau một kỳ kế toán các doanh nghiệp nhất thiết phải lập và lưu hành các báo cáo kế toán là một công việc rất quan trọng trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Hiện nay thông tin về doanh nghiệp nói chung và báo cáo kế toán nói riêng rất quan trọng vì căn cứ vào đó mà các nhà quản lý mới biết được tình hình tài chính tổng hợp để đưa ra những quyết định kinh tế hợp lý, từ đó định hướng phát triển trong tương lai, với chức năng cấp thông tin kiểm tra các hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp nên báo cáo tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả quản lý ở doanh nghiệp. Thật vậy, để thấy được tầm quan trọng của hệ thống kế toán nói chung và báo cáo tài chính nói riêng, em đã chọn đề tài luận văn của mình là “Kế toán báo cáo tài chính” tại công ty TNHH Thiên Thạch. Chuyên đề gồm 3 phần : Phần I: Đặc điểm tình hình của công ty TNHH Thiên Thạch Phần II: Tình hình thực tế về kế toán BCTC và các loại BCTC tại công ty TNHH Thiên Thạch. Phần III: Những ý kiến đối với công tác kế toán BCTC tại công ty TNNHH Thiên Thạch. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Tam Kỳ, ngày … tháng … năm 2010 GVHD Nguyễn Hà NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Tam Kỳ, ngày … tháng … năm 2010 PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THIÊN THẠCH I. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. 1. Quá trình hình thành Công ty TNHH Thiên Thạch được thành lập theo quyết định số : 3302081105 do giám đốc sở kế hoạch đầu tư cấp ngày 21/12/2007 . Mã số thuế : 4000478594 Trụ sở của doanh nghiệp : Khối phố 5, phường An Sơn, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam Điện thoại : 0510.3835649 - Vốn điều lệ : 5.000.000.000 đ 2. Quá trình hình thành và phát triển : Trong những năm đầu doanh nghiệp mới thành lập còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý cũng như hoạt động. Nhưng với sự quyết tâm của ban lãnh đạo và nhân viên trong doanh nghiệp, sau ba năm hoạt động kinh doanh . doanh nghiệp phát triển rõ rệt và lớn mạnh hơn. Dẫn đến doanh nghiệp thu lợi nhuận cao đem lại hiệu quả kinh tế cho đất nước nói chung và doanh nghiệp nói riêng. II. Quyền hạn và nghĩa vụ của doanh nghiệp - Mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của doanh nghiệp, phù hợp với nhu cầu của thị trường. - Lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn theo quy định của pháp luật. - Tổ chức bộ máy kinh doanh phù hợp với mục đích, nội dung hoạt động của doanh nghiệp. - Các quyền hạn khác do pháp luật quy định. Nhiệm vụ của doanh nghiệp : Xây dựng , tổ chức kinh doanh đúng ngành nghề đăng ký theo quy chế hoạt động và các quy định của pháp luật. Phải đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn của pháp luật và phù hợp với người tiêu dùng. Tổ chức kinh doanh hiệu quả nhằm phát triển và cũng cố vốn doanh nghiệp , thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nước và nghĩa vụ khác tại nơi hoạt động. Thực hiện nghiêm túc việc ký kết hợp đồng với các đơn vị khác. * đặc điểm tình hình kinh doanh của doanh nghiệp - Kinh doanh hàng hoá : Các mặt hàng chủ yếu : Nước mắm, nước tương, tương ớt, mì, phở và các mặt hàng tạp hoá khác. - Kinh doanh dịch vụ vận chuyển III. Tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán tại doanh nghiệp 1. Tổ chức bộ máy quản lý tại doanh nghiệp. 1.1. Sơ đồ bộ máy quản lý (Được tổ chức theo kiểu trực tuyến và chức năng) Giám đốc Phòng kế hoạch Ghi chú : Phòng tổ chức Phòng kế toán Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng 1.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban * Giám đốc : Là đại diện cao nhất cho toàn thể cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp. Có trách nhiệm điều hành và quản lý từng bộ phận, quyết định phương án kinh doanh. Đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của công nhân viên trong doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan quản lý về mọi hoạt động của doanh nghiệp. * Phòng kế hoạch : Lập kế hoạch kinh doanh chung cho các nhiệm vụ tài chính, tổ chức công tác hoạch toán tại doanh nghiệp, lập kế hoạch kinh tế tháng, quý, năm. Cập nhật thông tin một cách chính xác khoa học về nguồn vốn tài sản của doanh nghiệp. * Phòng tổ chức : Quản lý công nhân viên của doanh nghiệp, tổ chức chi phí lao động hợp lý. Theo dõi quản lý lương, tính toán lựa chọn hình thức trả lương, thúc đẩy kinh doanh. Thực hiện công việc hành chính của doanh nghiệp, quản lý bảo vệ tài sản hành chính tại doanh nghiệp. 2. Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Ghi chú : Kế toán bán hàng Thủ quỹ Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối hợp 2. Chức năng nhiệm vụ của bộ máy kế toán * Phòng kế toán : Thực hiện mọi hoạt động liên quan đến công tác tài chính kế toán của công ty. Căn cứ trên kế hoạch kinh doanh của toàn công ty, phòng kế toán tài chính lập kế hoạch theo dõi thực hiện, tiến độ công việc kinh doanh của công ty, sơ kết, tổng kết doanh thu, lợi nhuận hằng tháng, hằng quý , hằng năm, lập quyết toán hằng năm, quản lý sử dụng vốn. Ngoài ra còn có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc về công tác tài chính kế toán , đồng thời báo cáo các ban giám đốc tình hình tài chính có liên quan đến kế hoạch của công ty, thực hiện nghiêm chỉnh chế độ thống kê kế toán của nhà nước, lập báo cáo quyết toán kịp thời trung thực cho các ngành liên quan, nộp thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước. Phân tích chỉ tiêu tài chính để phản ánh tình hình tài chính của công ty, nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu quản lý của ban giám đốc. Tổ chức và thực hiện huy động nguồn vốn trong và ngoài nước để đảm bảo cho quá trình kinh doanh và phát triển của công ty. Phòng kế toán theo dõi quản lý và đảm bảo nguồn vốn choi mọi hoạt động kinh doanh. Mỗi phần kế toán được một người đảm nhiệm, chức năng của từng phần hành kế toán như sau : + Kế toán trưởng : Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc tài chính, kế toán trưởng có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán tài chính trong công ty, tổ chức điều hành bộ máy kế toán và chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác kế toán tại công ty. Ngoài ra kế toán trưởng còn có nhiệm vụ tính giá thành sản phẩm, lập sổ sách kế toán, lập bảng tính và phân bổ khấu hao, … Lập báo cáo tài chính, lập báo cáo thuế và quyết toán hằng năm. * Kế toán tổng hợp : Tập hợp các số liệu vào sổ cái và lập báo cáo kết quả hoạt động mua bán, thu, chi lên kế toán trưởng. * Kế toán bán hàng : Theo dõi hoạt động bán hàng hằng ngày và các khoản phải chi phải trả, các khoản vay, các khoản thanh toán qua ngân hàng, trích các khoản lương và trả lương theo quy định và lập các loại phiếu. * Thủ quỹ: Quản lý tiền mặc tại quỹ thực hiện các nghiệp vụ thu chi và chịu trách nhiệm về số tiền tại quỹ. Thực hiện các nghiệp vụ như thu chi tạm ứng, phát lương cho nhân viên. Ghi chép vào sổ các khoản thu chi theo nghiệp vụ phát sinh. Tiến hành đối chiếu với sổ kế toán và kiểm tra, đề xuất biện pháp xử lý nếu có chênh lệch. Lập báo cáo tiền mặt tồn quỹ, báo cáo thu chi . Cuối tháng kế toán trưởng tiến hành điều tra đối chiếu số liệu và lập sổ sách kế toán. Từ dữ liệu đã được chương trình máy tính tổng hợp, tính giá thành, lập bảng kê hoá đơn GTGT , bảng kê mua hàng , dịch vụ không có hoá đơn chứng từ,… Các nhân viên khác cùng lập báo cáo riêng cho phần hành của mình. 2.3 Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty TNHH Thiên Thạch - Áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ. 2.3.1 Trình tự ghi sổ kế toán: Sổ quỹ Chứng từ gốc Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú : Ghi đối chiếu kiểm tra Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Bảng tổng hợp chi tiết 2.3.2 . Trình tự ghi sổ kế toán Hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại được kiểm tra, dùng làm căn cứ ghi sổ. Căn cừ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và từ chứng từ ghi sổ lên các sổ cái và các sổ thẻ chi tiết liên quan. Cuối tháng hay cuối quý, khoá sổ tinh ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trên sổ chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh nợ, phát sinh có và số dư từng sổ cái. Từ thẻ kế toán chi tiết lên bảng tổng hợp chi tiết. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối phát sinh. Quan hệ đối chiếu kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư nợ , dư Có của các tài khoản trên bảng cân đối phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết. 2.4 Phương án hạch toán hàng tồn kho và phương án hạch toán thuế GTGT tại doanh nghiệp. - Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Tính giá vốn hàng xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. IV. THÀNH TỰU DOANH THU QUA CÁC NĂM 2008 VÀ 2009 Đơn vị tính : Việt Nam Đồng Năm Doanh thu 2008 11.692.006.709 2009 21.097.003.189 Công ty TNHH Thiên Thạch là một doanh nghiệp mới được thành lập không lâu nhưng cũng khẳng định được vai trò của mình. Mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng công ty vẫn kinh doanh có lãi, đảm bảo đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên, đóng góp một phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước. V. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN Với phương châm : Năng động, sáng tạo và hội nhập trong kinh doanh, công ty không ngừng nghiên cứu, phát triển mở rộng thêm nhiều mặt hàng kinh doanh trong đó từng loại mặt hàng phù hợp với thị trường tiêu thụ. Mở rộng thị trường và khách hàng. Phân phối hàng hoá đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Công ty có kế hoạch mua sắm tăng thêm về phương tiện vận chuyển để phục vụ cho nhu cầu vận chuyển hàng hoá tân nơi tận chỗ của khách hàng. Đa dạng mạng lưới tiêu thụ, đồng bộ hoạt động hình thức tiêu thụ, khai thác triệt để tiềm năng của thị trường hiện có. PHẦN II CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH I. KHÁI NIỆM VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH , CÁC LOẠI BÁO CÁO TÀI CHÍNH, Ý NGHĨA CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1. Khái niệm : Báo cáo tài chính là phương pháp kế toán quan trọng để thông tin kế toán đến người ra quyết định. Báo cáo tài chính trình bày những thông tin công khai về tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và phục vụ cho cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. 2. Ý nghĩa, tác dụng của báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính cung cấp thông tin kinh tế tài chính hữu hình đến những đối tượng có liên quan để ra các quyết định kinh tế hợp lý. Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp, báo cáo tài chính cung cấp thông tin tổng hợp về tài sản, nguồn hình thành về tài sản, tình hình và kết quả kinh doanh giúp cho việc đánh đúng đắn tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính để có quyết định , giải pháp tối ưu cho sự điều hành và phát triển doanh nghiệp. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, báo cáo tài chính cung cấp thông tin để kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh, chấp hành chính sách chế độ kinh tế tài chính của doanh nghiệp giúp cho việc điều hành quản lý nền kinh tế. Đối với các nhà đầu tư , báo cáo tài chính cung cấp thông tin để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, khả năng phát triển của doanh nghiệp để có quyết định đầu tư phù hợp. Đối với các chủ nợ , báo cáo tài chính cung cấp thông tin để đánh giá khả năng thanh toán, thực trạng tài chính của doanh nghiệp để họ có quyết định tín dụng thương mại phù hợp. Đối với người lao động, báo cáo tài chính giúp họ đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng chi trả các khoản thuộc về thu nhập cho người lao động của doanh nghiệp. Cụ thể báo cáo tài chính có tác dụng, ý nghĩa sau : - Báo cáo tài chính cung cấp những số liệu cần thiết để phân tích hoạt động kinh tế tài chính, từ đó có thể đánh giá tổng quát thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ đã qua và những hoạt động dự đoán trong tương lai. - Báo cáo tài chính cung cấp những chỉ tiêu kinh tế, tài chính cần thiết để kiểm tra một cách có hệ thống và toàn diện tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất – kỷ thuật tài chính của doanh nghiệp - Báo cáo tài chính giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp, chủ sở hữu các nhà đầu tư, chủ nợ, các cơ quan quản lý thực hiện kiểm tra kiểm soát đối với hoạt động của doanh nghiệp., có căn cứ quan trọng để đề ra các quyết định kinh tế hợp lý đối với doanh nghiệp. - Báo cáo tài chính cung cấp số liệu để tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế - tài chính của từng ngành, cung cấp và toàn bộ nền kinh tế. 3. Yêu cầu của báo cáo tài chính. Để báo cáo tài chính phát huy được đầy đủ có tác dụng của nó trong công tác quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp thì báo cáo tài chính phải đảm bảo những yêu cầu sau : - Báo cáo tài chính phải lập theo đúng biểu mẫu đã quy định, nội dung – số liệu ghi trong các chỉ tiêu báo cáo tài chính phải thống nhất với nội dung chỉ tiêu kế hoạch. - Báo cáo tài chính phải chính xác, khách quan, phản ánh nội dung một cách trung thực tình hình thực tế của doanh nghiệp. - Các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính phải nhất trí với nhau, liên hệ vè bổ sung cho nhau hình thành một hệ thống để đánh giá toàn diện hoạt động của doanh nghiệp. - Báo cáo tài chính đơn giãn, dễ hiểu và thiết thực để phục vụ các đối tượng sử dụng thông tin kế toán của doanh nghiệp. - Báo cáo tài chính phải lập và giữ đúng thời hạn. II. HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH, TRÁCH NHIỆM , THỜI HẠN LẬP VÀ GIỮ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1. Hệ thống tài chính : Theo quy định hiện hành của hệ thống kế toán Việt Nam, hệ thống báo cáo tài chính quy định cho các doanh nghiệp gồm các biểu mẫu báo cáo + Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 - DNN) + Báo cáo hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 - DNN) + Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 - DNN) + Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F 01 - DNN) + Quyết toán thuế TNDN (Mẫu số 03/TNDN) Ngoài ra để phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính yêu cầu chỉ đạo điều hành các ngành, các tổng công ty, tập đoàn sản xuất, doanh nghiệp,… các doanh nghiệp có thể quy định thêm các báo cáo chi tiết khác như báo cáo chi phí sản xuất, báo cáo giá thành sản phẩm, báo cáo chi tiết chi phí bán hàng, báo cáo chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp, báo cáo tăng, giảm TSCĐ , báo cáo chi tiết Công nợ. Nội dung phương pháp tinh toán, hình thức trình bày các chỉ tiêu của từng báo cáo trong hệ thống báo cáo tài chính được quy định thống nhất chung cho mọi doanh nghiệp. Trong quá trình áp dụng , nếu thấy cần thiết phải bổ sung, sửa đổi hoặc chi tiết các chỉ tiêu phù hợp với đặc điểm , tính chất hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải đề bạt bằng văn bản với bộ tài chính và chỉ được phép bổ sung sửa đổi sau khi có sự chấp thuận của bộ tài chính bằng văn bản. 2. Trách nhiệm , thời hạn lập và gởi báo cáo tài chính . Tất cả các doanh nghiệp độc lập(không nằm trong cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp khác) có tư cách pháp nhân đầy đủ đều phải lập và gởi báo cáo tài chính theo đúng các quy định của chế độ kế toán hiện hành, riêng báo cáo lưu chuyển tiền tệ tạm thời chưa quy định là báo cáo bắt buộc phải lập và gởi những khuyến khích các doanh nghiệp lập và sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các báo cáo tài chính được lập vào cuối mỗi quý, mỗi năm để phản ánh tình hình tài chính quý, niên độ kế toán đó. Ngoài ra các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính hàng tháng để phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Báo cáo tài chính được gửi chậm nhất là 15 ngày , kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán. 3. Phương pháp lập báo cáo tài chính . a. Bảng cân đối kế toán. 1.1 Khái niệm: Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của các doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. 1.1.1 Ý nghĩa của bản cân đối kế toán Ý nghĩa về mặt kinh tế: Các chỉ tiêu phần tài sản hiện cơ cấu và hình thức tồn tại cụ thể của gia trí các loại tài sản hiện có của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo, tiền mặt, tiền gởi ngân hàng, đầu tư cổ phiếu , trái phiếu, nguyên liệu,vật liệu, căn cứ vào nguồn số liệu này có thể đánh giá một cách tổng quát quy mô tài sản, năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp, số liệu phần nguồn vốn có thể hiện quy mô, nội dung tính chất kinh tế của các nguồn vốn mà doanh nghiệp đang sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Ý nghĩa về mặt pháp lý : Số liệu các chỉ tiêu phần tài sản thể hiện số vốn đang thuộc quyền quản lý, quyền sử dụng của doanh nghiệp , số liệu các chỉ tiêu phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm về mặt pháp lý của doanh nghiệp, đối với nhà nước, chủ sở hữu, chủ nợ đối với tài sản đang quản lý, sử dụng ở doanh nghiệp. 1.1.2 cơ sở , số liệu bảng cân đối kế toán - Bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm trước Số dư các tài khoản loại I, loại II, loại III , loại IV trên các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp của các kỳ lập bảng cân đối kế toán . - Bảng cân đối số phát sinh. - Số dư các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán. 1.2 Phương pháp lập cụ thể PHẦN TÀI SẢN A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn mã số 100 Phản ánh tổng giá trị tài sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn có đến thời điểm lập báo cáo gồm : Vốn bằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu và giá trị tài sản dự trữ cho quá trình sản xuất kinh doanh chi phí sự nghiệp đã chi nhưng chưa được quyết toán. Mã số 100 = mã số 120 + mã số 130 + mã số 140 + mã số 150. Tiền – mã số 100 : là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp bao gồm : tiền mặt , tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - mã số 120 : Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị các khoản đầu tư chứng khoán cho vay ngắn hạn về đầu tư ngắn hạn khác Mã số 120 = mã số 121 + mã số 129 - Đầu tư chứng khoáng ngắn hạn : mã số 121 Là chỉ tiêu phản ánh giá trị các khoản tiền mua cổ phiếu, trái phiếu có thời hạn thu hồi vốn dưới 1 năm hoặc với mục đích để bán bất cứ nào. Căm cứ vào số dư nợ Tk 121 – đầu tư chứng khoáng ngắn hạn trên sổ các để ghi vào chi tiêu này. - Dự phòng giảm đầu tư ngắn hạn – Mã số 129 Chỉ tiêu này phản ánh các khoảng dự phòng giảm giá của các khoản đầu ngắn hạn tại thời điểm lập báo cáo, số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (XXX) Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư có Tk 129 – Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn trên sổ cái. - Các khoản phải thu 130 Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu (sau khi đã trừ đi sự phòng đầu tư khó đòi) từ khách hàng, khoản phải cho người bán. Mã số 130 = mã số 131 + mã số 132 + mã số 138 + mã số 139 Phải thu của khách hàng – mã số 131 Phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng tại thời điểm lập báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này, căn cứ vào số dư nợ Tk 131 – phải thu của khách hàng. - Trả trước cho người bán – Mã số 132 Phản ánh số tiền đã trả trước cho người bán mà chưa nhận được sản phẩm hàng hoá dịch vụ tại thời điểm lập báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu nay căn cứ vào tổng số dư nợ Tk 331 – phản trả cho người bán mở theo từng người bán trên sổ chi tiết thanh toán với người bán. Các khoản phải thu khác – mã số 138 Là chỉ tiêu phản ánh các khoản phải thu từ các đối tượng có liên quan căn cứ vào số dư nợ TK 138 – phải thu khác, dư nợ TK 138 phải trả , phải nộp khác vào các TK thanh toán khác chi tiết từng đối tượng trên sổ chi tiết để ghi vào chỉ tiêu này. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi – mã số 139 Là chỉ tiêu phản ánh các khoản dự phòng cho các khoản phải thu ngắn hạn có khả năng khó đòi tại thời điểm báo cáo. Số liệu này chỉ ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (xxx), số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư có trong TK 139 dự phòng phải thu khó đòi trên sổ cái. Hàng tồn kho – mã số 140 Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị các hàng tồn kho dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (giá trị sau khi đã trừ dự phòng giảm giá hàng tồn kho) đến thời điểm lập báo cáo. Mã số 140 = mã số 141 - Hàng mua đang đi đường Phản ánh giá trị vật tư , hàng hoá mua vào đã có hoá đơn, đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán nhưng chưa nhập kho. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là căn cứ số dư nợ 151 – hàng mua đang đi trên đường trên sổ cái. - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho – mã số 149 Phản ánh các khoản dự phòng cho sự giảm giá của các loại hàng tồn kho tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (xxx) , số liệu chỉ tiêu này căn cứ vào số dư có TK 159 dự phòng giảm giá hàng tồn kho . - Tài sản lưu động khác – Mã số 150 Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị các loại tài sản lưu động khác chưa được phản ánh trong các chỉ tiêu trên. Mã số 150 = mã số 151 + mã số 152 - Tạm ứng – mã số 151 Phản ánh số tiền tạm ứng cho công nhân viên nhưng chưa thanh toán đến thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là căn cứ vào số dư nợ TK 141 tạm ứng trên sổ cái. - Chi trả trước – mã số 152 Phản ánh số tiền đã thanh toán cho một số khoảng chi phí nhưng chưa được tính vào chi phí sản xuất , kinh doanh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là căn cứ vào số dư nợ TK 14221 – chi phí trả trước trên sổ cái. - Tài sản ngắn hạn khác 158 B. Tài sản cố định và tư dài hạn – mã số 200 là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của TSCĐ , các khoản đầu tư tài chính dài hạn của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Mã số 200 = mã số 210 + mã số 220 + mã số 230 + mã số 240 I. Tài sản cố định mã số 210 Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại (nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn luỹ kế) của các loại TSCĐ tại thời điểm báo cáo. Mã số 210 = mã số 211 1. Tài sản cố định hữu hình - mã số 211 Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định hữu hình, nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị … Mã số 211 = mã số 212 + mã số 213 1.1 Nguyên giá : mã số 212 Phản ánh nguyên giá các loại tài sản cố định tại thời điểm báo cáo. Số liệu được ghi vào chỉ tiêu này là số dư nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình trên sổ cái. 1.2 Giá trị hao mòn luỹ kế - mã số 213 Phản ánh toàn bộ giá trị hao mòn các loại TSCĐ hữu hình luỷ kế tại thời điểm báo cáo. Số liệu này ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (xxx) và căn cứ vào số dư có của tk 2141 – hao mòn TSCĐ hữu hình trên sổ cái. II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn – mã số 220 Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị các loại đầu tư tài chính dài hạn tại thời điểm báo cáo như : góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán. Mã số 220 = mã số 222 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn – mã số 221 Phản ánh giá trị các khoản đầu tư cổ phiếu, trái phiếu dài hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là căn cứ vào số dư nợ TK 221 – đầu tư chứng khoán dài hạn trên sổ cái. 2. Góp vốn liên doanh – mã số 222 Phản ánh giá trị tài sản bằng tiền ,bằng hiện vật doanh nghiệp mang đi góp vốn liên doanh dài hạn với doanh nghiệp khác. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là căn cứ vào số dư nợ TK 222 – góp vốn liên doanh trên sổ cái. III. Chi phí xây dựng cơ bản dỡ dang – mã số 230 Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản đang mua sắm chi phí đầu tư xây dựng cơ bản chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dỡ dang hoặc hoàn thành chưa bàn giao hoặc chưa được quyết toán. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là căn cứ vào số dư nợ TK 241 – XDCB dỡ dang trên sổ cái. 1. Đầu tư tài chính dài hạn mã số 231 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn mã số 239 III. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn – mã số 240 Phản ánh các khoản tiền mà doanh nghiệp đến ký quỹ, ký cược dài hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là căn cứ vào số dư nợ TK 2444 ký quỹ, ký cược dài hạn trên sổ cái. Tổng cộng tài sản mã số 250 = mã số 100 + mã số 200 1. Phải thu dài hạn – mã số 241 2. Tài sản dài hạn khác mã số 248 3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi mã số 249 Tổng cộng tài sản (250 = 100 + 200) PHẦN NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả - mã số 300 = 310 + 320 Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm báo cáo gồm : Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. I. Nợ ngắn hạn – mã số 310 Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ có phải trả mà thời hạn trả dưới 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh tại thời điểm báo cáo. Mã số 310 = mã số 311 + mã số 312 + mã số 313 +mã số 314 + mã số 315 + mã số 316 + mã số 318 1. Vay ngắn hạn mã số 311 Phản ánh phần giá trị các khoản doanh nghiệp đi vay ngắn hạn các ngân hàng, công ty tài chính, các đối tượng khác tại thời điểm báo cáo. Căn cứ vào số dư của TK 311 – vay ngắn hạn để phản ánh. 2. Nợ dài hạn đến hạn trả nợ - mã số 312 Phản ánh phần giá trị các khoản đi vay dài hạn đến hạn trả trong năm tài chính tiếp theo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư có TK 315 – nợ dài hạn đến hạn trả nợ trên sổ cái. 3. Phải trả cho người bán – mã số 313 Phản ánh số tiền phải trả cho người bán tại thời điểm báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư có TK 331 - phải trả cho người bán mở theo từng người bán trên sổ chi tiết thanh toán với người bán. 4. Người mua trả tiền trước – mã số 314 Phản ánh số tiền người mua trả tiền trước tiền mua sản phẩm hàng hoá, dịch vụ và số tiền doanh thu nhận trước tại thời điểm báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư có TK 131- phải thu của khách hàng mở cho khách hàng trên sổ chi tiết thanh toán với khách hàng và số dư có TK 3387 – Doanh thu nhận trước trên sổ cái. 5. Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước – mã số 315 Phản ánh tổng số các khoản doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước tại thời điểm báo cáo bao gồm các khoản về thuế, phí, lệ phí và các khoản khác. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là căn cứ vào số dư có của TK 333 thuế và các khoản phải nộp nhà nước trên sổ cái. 6. Phải trả công nhân viên – mã số 316 Phản ánh các khoản doanh nghiệp phải trả công nhân viên tại thời điểm báo cáo, tiền lương, phụ cấp. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là căn cứ vào số dư có của TK 334 – phải trả công nhân viên trên sổ cái. 7. Các khoản phải trả phải nộp khác mã số 318 Phản ánh các khoản phải trả phải nộp khác ngoài các khoản nợ phải trả đã được phản ánh trong các chỉ tiêu trên. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là căn cứ vào số dư có của TK 338 phải trả phải nộp khác TK 3381 , 3382, 3384, 3388, , TK 138 – phải thu khác và các TJ thanh toán khác theo chi tiết trên sổ chi tiết thanh toán. 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn 319 II. Nợ dài hạn – mã số 320 Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp - những khoản nợ có thời hạn trên 1 năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh gồm , vay dài hạn, nợ dài hạn. Mã sô 320 = mã số 321 + mã số 322 1. Vay dài hạn – mã số 321 Phản ánh các khoản doanh nghiệp vay dài hạn của các ngân hàng, công ty tài chính, các đối tượng khác. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là căn cứ vào số dư của TK 341 – vay dài hạn trên sổ cái. 2. Nợ dài hạn – mã số 322 Phản ánh các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp như : số tiền phải trả của tài sản cố định thuế tài chính. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là căn cứ vào số dư có của TK 342 – nợ dài hạn trên sổ cái. 3. Phải trả phải nộp dài hạn khác - mã số 328 4. Dự phòng phải trả dài hạn – mã số 329 B. Nguồn vốn chủ sở hữu – mã số 400 Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp , các quỹ của doanh nghiệp và phần kinh phí sự nghiệp được ngân sách nhà nước cấp . kinh phí quản lý cho các đơn vị trực thuộc nộp lên. I. Nguồn vốn , quỹ - mã số 410 Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các quỹ của doanh nghiệp Mã số 410 = mã số 411 + mã số 412+ mã số 413+ mã số 414+ mã số 415+ mã số 416+ mã số 417. 1. Nguồn vốn kinh doanh – mã số 411 Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp được cấp trên cấp (đối với doanh nghiệp nhà nước) của các nhà đầu tư góp vốn pháp định , các nhà đầu tư góp vốn cổ phần. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là căn cứ ghi vào số dư có của TK 411 – nguồn vốn kinh doanh trên sổ cái. 2. Chênh lệch đánh giá loại tài sản – mã số 412 Phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại tài sản (kể cả TSCĐ và TSLĐ chưa xử lý) tại thời điểm báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là căn cứ vào số dư có của TK 412 – chênh lệch đánh giá loại tài sản trên sổ cái. Trường hợp TK có số dự nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (xxx) 3. Chênh tỷ giá – mã số 143 Phản ánh số chênh lệch phát sinh do thay đổi tỷ giá chuyển đổi ngoại tệ khi sổ kế toán chưa được xử lý tại thời điểm báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư có của TK 413 – chênh lệch tỷ giá trên sổ cái. Trường hợp TK 413 có số dư thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (xxx) 4. Quỹ đầu tư phát triển – mã số 414
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan