Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty cổ phần bia và nước giải khát quốc tế...

Tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty cổ phần bia và nước giải khát quốc tế

.DOC
54
1118
135

Mô tả:

Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI KHOA KẾ TOÁN BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đơn vị thực tập: CÔNG TY CỔ PHẦN BIA VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT QUỐC TẾ Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Lớp MSV : ThS. Vũ Thị Hồng Ngoãn : Trần Thị Hồng : KT05 : 8CD10382 HÀ NỘI – 2013 Sinh viên: Trần Thị Hồng Mã SV: 8CD10382 Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI KHOA KẾ TOÁN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài: KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ HUY HÙNG Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Lớp MSV : ThS. Vũ Thị Hồng Ngoãn : Trần Thị Hồng : KT05 : 8CD10382 HÀ NỘI - 2013 Sinh viên: Trần Thị Hồng Mã SV: 8CD10382 Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU PHẦN 1: TỔNG QUAN VÈ CÔNG TY CỔ PHẦN BIA VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT QUỐC TẾ............................................................................................1 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Bia và nước giải khát quốc tế....................................................................................1 1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm tại công ty CP Bia và nước giải khát quốc tế...........................................................................2 1.3. Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của công ty: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty được khái quát theo sơ đồ (phụ lục 02).....................3 1.4. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty......4 PHẦN 2: TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỐ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP BIA VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT QUỐC TẾ....................5 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty....................................................5 2.2.Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại công ty..........................6 2.3. Tổ chức công tác kế toán và phương pháp kế toán một số phần hành kế toán chủ yếu tại công ty cổ phần Bia và nước giải khát quốc tế......7 2.3.1. Kế toán vốn bằng tiền...................................................................7 2.3.2. Kế toán nguyên vật liệu.................................................................8 2.3.3. Kế toán tài sản cố định................................................................10 2.3.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương......................12 2.3.5. Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty.......14 PHẦN 3: THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT...................................................18 3.1.Thu hoạch............................................................................................18 3.2.Nhận xét..............................................................................................18 3.2.1. Ưu điểm ..........................................................................................18 3.2.2.Tồn tại..............................................................................................19 3.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán tại công ty.................................................................................................19 KẾT LUẬN....................................................................................................20 Sinh viên: Trần Thị Hồng Mã SV: 8CD10382 Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội DANH MỤC VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU TÊN ĐẦY ĐỦ 1 cty CPĐT Công ty cổ phần đầu tư 2 GTGT (VAT) Thuế giá trị gia tăng 3 TTNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp 4 HĐQT Hội đồng quản trị 5 TSCĐ Tài sản cố định 6 BHYT Bảo hiểm y tế 7 BHXH Bảo hiểm xã hội 8 KPCĐ Kinh phí cộng đồng 9 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 10 CKPC Các khoản phụ cấp 11 QĐ-BTC Quyết định- Bộ tài chính 12 NVL, CCDC Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 13 TK, LĐ, DT Tài khoản, lao động, doanh thu 14 CKTM, GG Chiết khấu thương mại, giảm giá 15 DTT Doanh thu thuần 16 GVHB Giá vốn hàng bán 17 CPBH Chi phí bán hàng 18 CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay nền kinh tế của Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập với Sinh viên: Trần Thị Hồng Mã SV: 8CD10382 Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội nền kinh tế trong khu vực và trên Thế giới. Đứng trước những thách thức trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững cần phải tạo ra những sản phẩm có giá trị, chất lượng cao. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần áp dụng linh hoạt nhiều cách thức khác nhau, và kế toán đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng các công cụ tài chính và sản xuất một cách có hiệu quả nhất. Qua thời gian thực tập tại công ty CP bia và nước giải khát quốc tế được sự giúp đỡ tận tình của phòng kế toán và sự hướng dẫn đặc biệt của cô giáo chủ nhiệm Vũ Thị Hồng Ngoãn, em đã hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp theo đúng quy định. Nội dung báo cáo thực tập của em gồm có 3 phần chính Phần 1 Tổng quan về Công ty CP bia và nước giải khát quốc tế Phần 2 Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán tại công ty CP bia và nước giải khát quốc tế Phần 3 Thu hoạch và nhận xét Do kiến thức và kinh nghiệm về thực tế của em còn có nhiều thiếu sót nên trong bài báo cáo thực tập của em còn có nhiều hạn chế, khuyết điểm, vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, Ban giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ trong công ty và tất cả các ban. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Trần Thị Hồng Mã SV: 8CD10382 Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội PHẦN 1 TỔNG QUAN VÈ CÔNG TY CỔ PHẦN BIA VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT QUỐC TẾ 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Bia và nước giải khát quốc tế Tên công ty: Công ty cổ phần Bia và nước giải khát quốc tế Tên giáo dịch: Công ty Cổ phần Bia và nước giải khát quốc tế Địa chỉ: 132 Nguyễn Tuân – Thanh Xuân – Hà Nội Điện thoại: 043557821 Fax: 0435578213 Email: [email protected] Vốn điều lệ: 8.000.000.000 đồng (Tám tỉ đồng). Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng. Tổng số cổ phần 800.000. Công ty CPBia và nước giải khát quốc tế được thành lập và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0103034908 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 12/2/2009. Trong thời gian đầu mới thành lập công ty cũng gặp khó khăn trong nhiều mặt như: nguồn hàng, vốn, đội ngũ lao động... Nhưng chỉ qua thời gian ngắn xây dựng và phát triển công ty đã gặt hái được những thành công nhất định, có chỗ đứng vững vàng trong ngành sản xuất bao bì. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực kinh doanh của công ty - Trước tình hình phát triển của xã hội hiện nay, nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao. Đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm nhu cầu về chất lượng được đặt liên hàng đầu. Trong bối cảnh đó, bia trở thành một loại thức Sinh viên: Trần Thị Hồng 6 Mã SV: 8CD10382 Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội uống có mặt trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Bia có độ cồn thấp từ 3 4,5%, hàm lượng CO2 từ 2,8 – 4% hương vị thơm ngon cùng một số chất bổ dướng trong 10 trở lại đây nước ta đã xây dựng nhiều nhà máy sản xuất với quy mô từ vừa đến lớn, quy trình công nghệ thiết bị hiện đại và đội ngũ cán bộ có tay nghề để sản xuất ra nhiều loại bia có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó công ty còn kinh doanh sản phẩm. - Tư vấn thiết kế các mẫu bao bì theo yêu cầu của các công ty thực phẩm chăn nuôi. - Sản xuất bao bì đóng gói các sản phẩm thức ăn chăn nuôi. - Xuất nhập khẩu các bao bì - Cung cấp nguyên liệu, vật liệu cho các công ty sản xuất trong cùng ngành. 1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm tại công ty CP Bia và nước giải khát quốc tế - Những sản phẩm chủ yếu : Công ty CP Bia và nước giải khát quốc tế là công ty chuyên sản xuất, cung cấp những sản phẩm bao bì đóng gói cho thị trường nông sản, thực phẩm, thức ăn gia súc trong nước cũng như quốc tế. - Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty (phụ lục 01). Tạo sợi PP: Hạt nhựa pp được nạp vào phễu chứa của bộ thiết bị tạo sợi, nhờ máy hút đưa vào máy đùn, gia nhiệt nóng chảy, trục vít đùn nhựa lỏng ra miệng khuôn có chiều dài, chiều dày điều chỉnh theo yêu cầu, màng nhựa hình thành qua bể nước làm lạnh định hình, màng đi vào trục dao xẻ thành sợi có chiều rộng theo yêu cầu (2-3 mm), sợi trải qua bộ phận gia nhiệt để ổn định sợi rồi đến máy cuốn sợi Dệt tấm vải PP: Các cuộn sợi pp được đưa vào máy dệt tròn 04 thoi dệt thành Sinh viên: Trần Thị Hồng 7 Mã SV: 8CD10382 Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội ống vải pp, nhờ dao xẻ thành mành vải pp qua cơ cấu cuốn thành cuộn vải pp. Tráng màng vải PP: Cuộn vải pp được xe nâng vận chuyển lắp lên máy tráng màng, tấm vải pp được tráng lóp nhựa pp dày 30 để tăng liên kết của sợi vải chống ẩm. 1.3. Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của công ty: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty được khái quát theo sơ đồ (phụ lục 02). * Hội đồng quản trị: Đứng đầu là chủ tịch HĐQT, HĐQT gồm những thành viên sáng lập, là cơ quan có quyền lực cao nhất của công ty, phê duyệt các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Giám đốc công ty. Bổ nhiệm giám đốc điều hành, các phó giám đốc và kế toán trưởng. * Giám đốc điều hành: là người do HĐQT bổ nhiệm và là nười đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm tổ chức điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chị trách nhiệm trước pháp luật và HĐQT. * Các phòng ban trực thuộc công ty: - Phòng kế hoạch: có nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi, đánh giá việc triển, khai thực hiện theo chỉ tiêu đã giao, đã đăng ký đối với các tổ đội sản xuất sản phẩm. Đồng thời phòng còn có trách nhiệm xâu dựng các chiến lược, phương án sản xuất kinh doanh cả năm và các phương án dự phòng, điều chỉnh khi cần thiết. - Phòng Tài chính-Kế toán: có nhiệm vụ quản lý và chịu trách nhiệm trước công ty về hoạt động tài chính kế toán cũng như cung cấp số liệu kịp thời, chính xác về kết quả hoạt động của công ty cho GĐ biết để có kế hoạch kinh doanh trong thời gian tiếp theo. - Phòng tổ chức hành chính: thực hiện công tác quản lý lao động và tiền lương, thực hiện chế độ chính sách vói người lao động, phối hợp vói các Sinh viên: Trần Thị Hồng 8 Mã SV: 8CD10382 Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội phòng ban lập dự án sửa chữa, mua sắm tài sản, bảo đảm an ninh, an toàn lao động. - Phòng thiết kế: có nhiệm vụ thiết kế các mẫu bao bì phù hợp với yêu cầu cũng như tiến độ sản xuất bao bì sản phẩm. - Phòng kinh doanh và phòng dịch vụ chăm sóc khách hàng: trực tiếp khai thác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Phục vụ đa dạng khâu cung ứng sản phẩm cho các đối tác kinh doanh. Đảm bảo duy trì tốt với các bạn hàng truyền thống và phát triển các bạn hàng mới. 1.4. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Trước những khó khăn chung của nền kinh tế, năm 2011 là năm Công ty CPBia và nước giải khát quốc tế gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các công ty đối tác cắt giảm đầu tư sản xuất dẫn đến công việc thiếu hụt, doanh thu và lợi nhuận sụt giảm. Bước sang năm 2012, công ty đặt mục tiêu cố gắng giữ vũng tình hình kinh doanh như năm 2011. Tuy năm 2012 công ty kinh doanh vẫn có lãi, nhưng vẫn chưa đạt được như mục tiêu đề ra: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 là 191.751.367.565 đồng giảm so với năm 2011 là 2%. - Lợi nhuận thuần từ sản xuất kinh doanh năm 2012 là 68.181.602 đồng, giảm 38% so với năm 2011. - Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2012 là 40.732.342 đồng, giảm 64% Sinh viên: Trần Thị Hồng 9 Mã SV: 8CD10382 Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội so với năm 2011. Việc lợi nhuận trước thuế giảm là do năm 2012 doanh nghiệp đã gặp phải nhiều khó khăn bởi tác động chung của suy thoái kinh tế. Sinh viên: Trần Thị Hồng 10 Mã SV: 8CD10382 Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội PHẦN 2 TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỐ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP BIA VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT QUỐC TẾ 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty. Công ty tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung, toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tại phòng kế toán của công ty. Tại các nhà máy sản xuất, công ty chỉ bố trí các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn, thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập kiểm tra chứng từ về phòng tài chính kế toán của công ty (phụ lục 04). - Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: * Kế toán trưởng: giúp giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính và thông tin kinh tế trong công ty. Tổ chức bộ máy kế toán, kiểm tra kế toán, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tài chính kế toán của công ty. Phổ biến thực hiện các chính sách chế độ, công tác hạch toán kế toán. Kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và nhà nước về toàn bộ công tác kế toán. * Kế toán tổng hợp: tập hợp số liệu quyết toán SXKD. Kiểm tra giám sát cá bộ phận kế toán.Hàng tháng căn cứ vào nghiệp vụ của cá bộ phận để vào sổ cái và lên các biể * Kế toán thuế: Hàng ngày ghi chép, kiểm tra hóa đơn đầu vào. Tính toán, quản lý tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của Công ty đối với Ngân sách Nhà nước. Kiểm tra đối chiếu lại tất cả các số liệu, thiết lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán, thống kê và quyết toán theo quy định của Nhà nước và của Công ty Sinh viên: Trần Thị Hồng 11 Mã SV: 8CD10382 Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội * Kế toán TSCĐ, nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm Tài sản cố định cũng như việc tính khấu hao Tài sản cố định hàng tháng. Hạch toán các nghiệp vụ liên quan đếrí nhập xuất NVL, công cụ dụng cụ * Kế toán thanh toán và bán hàng : Theo dõi các nghiệp vụ thu, chi hàng ngày, giao dịch với Ngân hàng. Tổng hợp, tính toán, phân bổ, chi trả lương và BHXH, các chế độ thưởng, phụ cấp cho toàn Công ty.Hạch toán kế toán về số thành phẩm xuất bán, hạch toán quá trình bán hàng, lên doanh thu, đối chiếu công nợ, thanh toán công nợ với khách hàng. * Kế toán tiền lương: có nhiệm vụ tính toán phân bổ, hạch toán chi phí tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN chi cho cán bộ công nhân viên trong công ty cũng như cung cấp các thông tin cần thiết cho các bộ phận. * Kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm, trên cơ sở đó tính đúng và tính đủ giá thành cho từng loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Giám sát tình hình thực hiện các định mức và lập báo cáo chi phí sản xuất theo đúng chế độ. * Thủ quỹ: có nhiệm vụ lĩnh tiền, chi tiền theo lệnh, bảo quản các loại tiền tại quỹ, thanh toán theo dõi dụng cụ sản xuất và trong sử dụng tại các phòng ban. 2.2.Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại công ty * Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ kế toán hiện hành do Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006. * Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01/N đến 31/12/N. Sinh viên: Trần Thị Hồng 12 Mã SV: 8CD10382 Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội * Đơn vị tiền tệ: Việt Nam Đồng. * Hình thức kế toán áp dụng: Nhật kí chung.(Phụ lục 05) * Hình thức tổ chức bộ máy kế toán: Theo hình thức tập trung. * Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ. * Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. * Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng. * Phương pháp xác định trị giá vốn hàng xuất bán: theo phương pháp nhập trước - xuất trước. 2.3. Tổ chức công tác kế toán và phương pháp kế toán một số phần hành kế toán chủ yếu tại công ty cổ phần Bia và nước giải khát quốc tế 2.3.2.3.1. Kế toán vốn bằng tiền Vốn bằng tiền: Là tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại ngân hàng, tiền đang chuyển... Chứng từ kế toán sử dụng: phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Có, giấy báo Nợ, giấy xác nhận số Dư, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, phiếu chuyển khoản. Tài khoản sử dụng: TK111- Tiền mặt; TK112-Tiền gửi ngân hàng; TK113-Tiền đang chuyển. Phương pháp kế toán Sinh viên: Trần Thị Hồng 13 Mã SV: 8CD10382 Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội Ví dụ 1: Ngày 03/09/2012, công ty trả tiền mua chỉ may công nghiệp cho công ty sản xuất Najn.Ash số tiền là 67.700.000 đồng, trả bằng TGNH. Kế toán định khoản: Nợ TK 33 l (Cty Nam Anh): Có TK 112: 67.700.000 đ 67.700.000 đ Ví dụ 2: Căn cứ phiếu chi số 380 ngày 27/9/2012, chi tạm ứng tiền cho anh Trần VãíL.Nasuđi công tác số tiền 5.000.000 đồng. (Phụ lục 06). Kế toán định khoản: Nợ TK 141 (Trần Hải Toàn): 5.000.000 CóTK 111: đ 5.000.000 đ 2.4.2.3.2. Kế toán nguyên vật liệu *Phân loại nguyên vật liệu tại công ty - Nguyên vật liệu chính: Do đặc điểm của công ty là một công ty sản xuất bao bì cho ngành nông nghiệp nên nguyên vật liệu chủ yếu là nhựa PE nguyên chất. - Nguyên vật liệu phụ: Các loại hoá chất trung gian dùng cho sản xuất và các loại chỉ khâu công nghiệp. * Kế toán chi tiết NVL tại công ty Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp ghi thẻ song song để hạch toán chi tiết NVL. - Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập xuất vật tư, hàng hoá trên cơ sở các chứng từ nhập xuất nhưng chỉ ghi chép về mặt số Sinh viên: Trần Thị Hồng 14 Mã SV: 8CD10382 Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội lượng; thẻ kho phải được sắp xếp theo từng loại; hàng ngày hoặc định kỳ thủ kho chuyển chứng từ nhập xuất cho phòng ké toán và đối chiếu với sổ tồn kho. - Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ thẻ kế toán chi tiết vật tư hàng hoá để ghi chép tình hình nhập xuất từng vật liệu hàng hoá cả về giá trị và số lượng; cuối tháng kế toán phải tổng hợp số liệu để đối chiếu, kiểm tra. *Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại công ty *Chứng từ kế toán sử dụng - Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, biên bản kiểm nghiệm, kiểm kê công cụ, vật tư, hàng hóa. - Bảng phân bổ NVL, CCDC, các trường hợp vật tư tăng giảm phải có chứng từ kế toán làm cơ sở pháp lý cho việc ghi chép. Tài khoản sử dụng: TK152- Nguyên liệu, vật liệu TK khác có liên quan: TK111, TK112, TK133, TK331... Phương pháp kế toán Ví dụ 1: Ngày 25/9/2012, nhập kho 40 tấn nhựa PE nguyên chất, đơn giá 34.000.000 đ/tấn (34.000 đ/kg) chưa có thuế VAT là 10%. Phí vận chuyển là 20.000.000 đồng. Căn cứ hóa đơn giá trị gia tăng và phiếu nhập kho (Phụ lục 07) Kế toán định khoản : Đánh giá NVL theo trị giá vốn thực tế: Giá thực tế NVL nhập kho = Giá mua trên hóa đơn + Chi phí vận chuyển, bốc dỡ Trị giá thực tế của 100 tấn PE nguyên chất là : Sinh viên: Trần Thị Hồng 15 Mã SV: 8CD10382 Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội (40 x 34.000.000) + 20.000.000 = 1.380.000.000 đồng Số tiền thuế VAT 1.380.000.000 x 10% = 138.000.000 đồng Kế toán định khoản: Nợ TK 152: 1.380.000.000 đ Nợ TK 1331: 138.000.000 đ Có TK 112: 1.518.000.000 đ Ví du 2: Ngày 15/9/2012, xuất kho 5 tấn nhựa PE cho sản xuất sản phẩm, số tiền 189.750.000 đ (Phụ lục 08). Kế toán định khoản: Nợ TK 621 : 189.750.000 đ Có TK 152: 189.750.000 đ 2.5.2.3.3. Kế toán tài sản cố định * Phân loại TSCĐ của công ty: TSCĐ của công ty bao gồm: - TSCĐ hữu hình: Thiết bị, máy móc, nhà xưởng, ô tô, máy tính... TSCĐ vô hình: Giấy sử dụng đất, phần mềm kế toán... * Xác định nguyên giá TSCĐ Nguyên giá TSCĐ = Trị giá mua thực tế (đã trừ CKTM, GG) + Các khoản thuế không được hoàn lại + Chi phí khác - Xác định giá trị còn lại của TSCĐ Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - số khấu hao lũy kế * Kế toán tổng hợp TSCĐ Chứng từ sử dụng: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, Sinh viên: Trần Thị Hồng 16 Mã SV: 8CD10382 Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội biên bản đánh giá lại TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ, bảng tính khấu hao TSCĐ... Tài khoản sử dụng: TK211-TSCĐ hữu hình; TK213- TSCĐ vô hình; TK214- Hao mòn TSCĐ. Phương pháp kế toán Ví dụ 1: Ngày 4/9/2012 Công ty mua 1 xe tải nhỏ nhãn hiệu HUYNDAI với giá 370.000.000 đồng, (giá mua trên hóa đơn chưa bao gồm thuế GTGT), thuế suất thuế giá trị giá tăng 10%, đã thanh toán bằng TGNH. Kế toán định khoản: Nợ TK 211: 370.000.000 đ Nợ TK 1332: 37.000.000 đ Có TK 112: 407.000.000 đ Ví dụ 2: Ngày 17/8/2012 Công ty thanh lý máy phô tô: Nguyên giá 52.900.000 đ, giá trị còn lại 30.000.000 đ, giá bán 35.000.000 đ, VAT 10% thu bằng TGNH. Chi phí thanh lý đã chi bằng tiền mặt 2.600.000 đ (chưa bao gồm VAT 10%). Kế toán ghi: BT1: Ghi giảm TSCĐ thanh lý Nợ TK 214 : 22.900.000 đ Nợ TK 811 : 30.000.000 đ Có TK211 : 52.900.000 đ BT2: Phản ánh số tiền thu được từ thanh lý Nợ TK 112 : 38.500.000 đ Có TK 711 : 35.000.000 đ Có TK 3331 : 3.500.000 đ Sinh viên: Trần Thị Hồng 17 Mã SV: 8CD10382 Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội BT3: Chi phí thanh lý: Nợ TK 811 : 2.600.000đ Nợ TK 1332 : 260.000đ Có TK 111 : 286.000đ * Kế toán Khấu hao TSCĐ: Công ty sử dụng phương pháp theo phương pháp thấu hao đường thẳng, từ đó việc trích khấu hao được tiến hành như sau: Nguyên giá TSCĐ Mức khấu hao năm = Thời gian sử dụng Mức khấu hao trung bình năm Mức khấu hao hàng tháng = 12 Ví du 3: Công ty có 1 máy phát điện có nguyên giá 18.700.000 đ (đã bao gồm cả thuế GTGT, thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%), sử dụng trong vòng 5 năm. Mức khấu hao tháng = (18.700.000 :5):12 = 311.666 đồng. : Kế toán trích khấu hao hàng tháng : Nợ TK 627(4): 311.666 đ Có TK 214: 311.666 đ 2.6.2.3.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Các hình thức trả lương và phương pháp tính lương Công ty trả lương theo thời gian, cuối tháng dựa vào bảng chấm công, phiếu báo làm thêm giờ (được tính bằng 200% lương ngày bình thường), trả lương trực tiếp. Lương trả được tính như sau: Lương thực tế = Lương cơ bản + Tiền thưởng + Các khoản phụ cấp Sinh viên: Trần Thị Hồng 18 Mã SV: 8CD10382 Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội Nội dung các khoản trích theo lương - Các khoản trích theo lương: Bao gồm các quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo đúng chế độ hiện hành của nhà nước. - Quỹ BHXH: hàng tháng trích 24% tổng quỹ lương cơ bản, trong đó, công ty trích 17% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 7% trừ vào tiền lương của công nhân viên. - Quỹ BHYT: trích 4,5% tổng quỹ lương cơ bản, trong đó, 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1,5% trừ vào lương của công nhân viên. - Quỹ BHTN: trích 2% tổng quỹ lương cơ bản, trong đó 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1% trừ vào lương của công nhân viên. - Quỹ kinh phí công đoàn: trích 2% tổng quỹ lương thực tế. Chứng từ sử dụng: Hợp đồng lao động, bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, giấy nghỉ ốm, giấy nghỉ phép, giấy chứng nhận sinh nở,.... Tài khoản sử dụng: TK334- Phải trả người lao động; TK338- Phải trả, phải nộp khác. Phương pháp kế toán Ví dụ: Ngày 30/9/2012, dựa vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH , lương nhân viên quản lý doanh nghiệp là 31.590.000 đồng, nhân viên phân xưởng là 60.012.000 đồng và lương cho công nhân trực tiếp sản xuất là 50.707.000 đồng. Kế toán định khoản: Bút toán 1: Phản ánh số lương phải trả: Nợ TK 622: 31.590.000 đ Sinh viên: Trần Thị Hồng 19 Mã SV: 8CD10382 Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội Nợ TK 627: 60.012.000 đ Nợ TK 642: 50.707.000 đ Có TK 334: 142.309.000 Bút toán 2: Phản ánh số BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN công ty phải trả Nợ TK 622: 7.265.700 đ Nợ TK 627:13.802.760 đ Nợ TK 641:11.662.610 đ Nợ TK 334: 13.519.355 đ Có TK 338: 46.250.425 đ 2.7.2.3.5. Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty. 2.3.5.1. Kế toán giá vốn hàng bán: Phương pháp xác định trị giá vốn hàng bán: Công ty áp dụng theo phương pháp nhập trước xuất trước. TK kế toán sử dụng: TK 632 - giá vốn hàng bán. Phương pháp kế toán: Ví du: Phiếu xuất kho số 406 ngày 13/9/2012, xuất kho bao bì bán cho khách hàng, trị giá vốn của lô hàng này là 390.200.000 đ ( Phụ lục 09). Kế toán ghi nhận giá vốn: Nợ TK 632: 390.200.000 đ Có TK 155: 390.200.000 đ 2.3.5.2. Kế toán doanh thu bán hàng. Sinh viên: Trần Thị Hồng 20 Mã SV: 8CD10382
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng