Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty tnhh babeeni việt nam...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty tnhh babeeni việt nam

.DOC
24
124
133

Mô tả:

Khoa tài chính - Báo cáo thực tập LỜI MỞ ĐẦU Trong cơ chế thị trường cạnh tranh, việc kinh doanh của mỗi doanh nghiệp đều gặp nhiều khó khăn, nếu không có đủ điều kiện như: vốn, nhân lực, trình độ kỹ thuật của công nhân viên từ đó quyết định đến chất lượng sản phẩm và khả năng tiêu thụ... Cũng như mọi doanh nghiệp nói chung, Công ty TNHH Babeeni Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thử thác để có thể vươn lên. Tuy là một công ty chưa có bề dày lịch sử nhưng Công ty TNHH Babeeni Việt Nam đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường và đang trên đà phát triển không ngừng. Sự thành công đó là kết quả của các nhân tố như: công tác quản lý, công tác kế toán... Mặc dù vậy, trong bài báo cáo này em xin tìm hiểu sâu hơn về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Babeeni Việt Nam. Em xin trình bày các nội dung cần thiết về Công ty TNHH Babeeni Việt Nam: Phần 1: Giới thiệu khái quát về sự ra đời của Công ty TNHH Babeeni Việt Nam Phần 2: Tình hình và kết quả hoạt động của Công ty TNHH Babeeni Việt Nam Phần 3: Một số ý kiến đề xuất và kiến nghị Do hạn chế về thời gian và trình độ nghiên cứu nên bài viết của em chỉ mang tính sơ lược, tìm hiểu tổng quan cách xử lý số liệu còn thiếu sót. Em mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Th.s Đặng Lan Hương, cùng cán bộ các phòng ban liên quan của Công ty TNHH Babeeni Việt Nam đã hướng dẫn tận tình, tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Đinh Lan Phương MSSV: 8CD25277 Lớp: 8LTCD-TC10 1 Khoa tài chính - Báo cáo thực tập PHẦN 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA CÔNG TY TNHH BABEENI VIỆT NAM 1.1. Tên đơn vị thực tập, tên giao dịch, địa chỉ: - Tên công ty: Công ty TNHH Babeeni Việt Nam - Tên tiếng anh: Babeeni Vietnam Company Limited - Địa chỉ trụ sở chính: Số 35/2 Lệ Mật – phường Việt Hưng – quận Long Biên –thành phố Hà Nội - Điện thoại: 04. 36686011 - Fax : 04. 36686012 - Mã số thuế: 01021914980 1.2. Quá trình hình thành và phát triển: - Công ty TNHH Babeeni Việt Nam được thành lập ngày 21/3/2007. Ban đầu công ty có một thành viên là bà Dương Thị Phương Hiền. Tại thời điểm đó, công ty mới thành lập nên quy mô hoạt động còn nhỏ. Công ty chuyên kinh doanh và sản xuất các mặt hàng như: túi thêu, khăn lụa, khăn trải bàn, áo kimono... - Sau đó đến năm 2008, công ty có thêm 3 nhân viên kinh doanh và hoạt động giống như một công ty thương mại. - Năm 2009 công ty bắt đầu có xưởng sản xuất nhỏ. Chuyên sản xuất về mặt hàng sơn mài xuất khẩu, quần áo trẻ em thêu tay. - Năm 2010, công ty có xây dựng xưởng may ở Hải Dương với hơn 100 công nhân làm việc toàn bộ thời gian, và 20 nhân viên khối văn phòng. - Đến năm 2013 công ty có xây thêm một nhà xưởng với 10,000m2 ở Gia Lộc, Hải Dương. Hiện nay, công ty đã có hơn 800 công nhân. Trong đó có hơn 700 công nhân có tay nghề cao và kinh nghiệm sản xuất tốt. - Vốn điều lệ của công ty là: 900.000.000 đồng. Với số vốn ban đầu còn hạn chế, Công ty TNHH Babeeni Việt Nam đã không ngừng phát triển và lớn mạnh. Hoạt động kinh doanh được tiến hành ổn Đinh Lan Phương MSSV: 8CD25277 Lớp: 8LTCD-TC10 2 Khoa tài chính - Báo cáo thực tập định. Trải qua những năm xây dựng và phát triển đến nay, Công ty đã đứng vững trên thị trường, tự trang trải chi phí và kinh doanh có lãi. Doanh thu ngày càng lớn, đời sống công nhân viên ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng. 1.3. Chức năng, nhiêm vụ và phạm vi hoạt động: * Chức năng, nhiệm vụ: Công ty TNHH Babeeni Việt Nam là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng và nhiệm vụ của mình và được pháp luật bảo vệ. Công ty có chức năng và nhiệm vụ sau: - Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch do Nhà nước đề ra, sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lập doanh nghiệp. - Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý quá trình thực hiện sản xuất và tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước. - Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và đảm bảo có lãi. - Thực hiện việc nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như thu nhập của người lao động, nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường trong và ngoài nước. - Chịu sự kiểm tra và thanh tra của các cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật. - Thực hiện những quy định của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người lao động, vệ sinh và an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty áp dụng cũng như những quy định có liên quan tới hoạt động của công ty. * Phạm vi hoạt động: - Sản xuất quần áo trẻ em - Xuất khẩu trực tiếp quần áo trẻ em ra nước ngoài - Sản xuất và xuất khẩu tranh sơn mài - Sản xuất túi, khăn thêu, tranh thêu, áo kimono... Đinh Lan Phương MSSV: 8CD25277 Lớp: 8LTCD-TC10 3 Khoa tài chính - Báo cáo thực tập 1.4. Tình hình, đặc điểm sản xuất – kinh doanh – dịch vụ: Đặc điểm hoạt động chủ yếu của công ty TNHH Babeeni Việt Nam là sản xuất các sản phẩm may mặc tiêu thụ trên thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường nước Mỹ. Cơ cấu mặt hàng khá phong phú. Danh mục sản phẩm của công ty bao gồm nhiều chủng loại sản phẩm may mặc. Các mặt hàng chủ yếu của công ty bao gồm: áo sơ mi nam, áo sơ mi nữ trẻ em, quần áo bơi trẻ em, các kiểu dáng váy và quần áo trẻ em... Công ty luôn coi chất lượng sản phẩm là chủ đạo, luôn lắng nghe ý kiến đánh giá của khách hàng. Về trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất: Công ty rất chú trọng vào việc đổi mới trang thiết bị công nghệ, hiện đại hóa sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất lao động. Đặc điểm nhân lực: Công ty luôn luôn chú trọng và phát triển nguồn lực về con người bởi đây chính là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của một doanh nghiệp. Lực lượng lao động của công ty không ngừng được nâng cao cả về chất lượng lẫn số lượng. Cụ thể về mặt số lượng, số cán bộ công nhân viên trong toàn công ty lên tới hơn 800 người. Trong đó số lao động nữ chiếm 80%, nữ chiếm chủ yếu trong lực lượng lao động của công ty bởi vì đặc thù của công ty là may mặc đòi hỏi sự khéo léo. Về mặt chất lượng, công ty rất chú trọng tới việc đào tạo đội ngũ lao động lành nghề và đội ngũ lao động có chuyên môn cao. Về tình hình vốn của công ty: Vốn là nguồn lực quan trọng và chủ yếu để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của một công ty. Nguồn vốn huy động từ chính những lao động của công ty đã giúp cho họ có động lực làm việc bởi quyền lợi của họ gắn liền với quyền lợi của công ty. Đinh Lan Phương MSSV: 8CD25277 Lớp: 8LTCD-TC10 4 Khoa tài chính - Báo cáo thực tập PHẦN 2 TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY BABEENI VIỆT NAM 2.1. Phân tích báo cáo tài chính của công ty TNHH Babeeni Việt Nam Tài sản của công ty là kết quả của quá trình phân bổ nguồn vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế cơ cấu các loại tài sản nó phụ thuộc vào tính chất ngành nghề mà nhà quản trị sẽ quyết định giữ bao nhiêu tài sản dưới hình thức tiền mặt hay các máy móc thiết bị... quá trình phân bổ đó sẽ tạo cơ cấu tài sản thích hợp với đặc thù của từng ngành. Thông thường đối với ngành sản xuất thì tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm đa số. Bên cạnh đó tình hình các loại tài sản trong từng thời kỳ cũng thay đổi về cơ cấu và giá trị để thích nghi với biến đổi của môi trường kinh doanh. Vậy đối với ngành may mặc thì cơ cấu của tài sản được bố trí như thế nào và trong quá trình kinh doanh thì có sự vận động ra sao, để hiểu được điều này ta đi vào nội dung phân tích sau: Đinh Lan Phương MSSV: 8CD25277 Lớp: 8LTCD-TC10 5 Khoa tài chính - Báo cáo thực tập Bảng 1.1. Tình hình tài sản qua 3 năm 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 2010 TÀI SẢN NGẮN HẠN 1. Tiền 2. Các khoản ĐTTCNH 3. Các khoản phải thu 4. Hàng tồn kho 5. Tài sản ngắn hạn khác TÀI SẢN DÀI HẠN 1. Tài sản cố định hữu hình 2. Tài sản cố định vô hình 3. Chi phí XDCB dở dang 4. Các khoản đầu tư tài chính 6.091.373 4.368.848 1.200.238 408.287 114.000 7.651.587 6.696.168 879.778 75.641 dài hạn Tổng tài sản Đinh Lan Phương 13.742.960 MSSV: 8CD25277 2011 2012 5.927.836 1.700.017 5.000 3.170.614 519.097 533.108 16.481.131 12.076.831 874.450 569.850 11.199.534 1.272.306 8.927.052 978.673 21.503 23.655.082 20.414.332 915.790 2011/2010 Số tiền % -163.537 -2,68 -2.668.831 -61,09 5.000 1.970.376 164,17 110.810 27,14 419.108 367,64 8.829.544 115,39 5.380.663 80,35 -5.328 -0.61 494.209 653,36 Số tiền 5.271.698 -427.711 -5.000 5.756.438 459.576 -511.605 7.173.951 8.337.501 41.340 -569.850 % 88,93 -25,16 -100,00 181,56 88,53 -95,97 43,53 69,04 4,73 -100,00 -635.040 -21,45 2.960.000 2.324.960 2.960.000 22.408.967 34.854.616 8.666.007 Lớp: 8LTCD-TC10 Chênh lệch 2012/2011 63,06 12.445.649 55,54 (Nguồn: Phòng kế toán) 6 Khoa tài chính - Báo cáo thực tập ● Tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn là tài sản trong quá trình sản xuất và lưu thông chúng không quay vòng và thay đổi hình thái của mình. Đây là một phần trong cơ cấu đầu tư và việc thay đổi của tài sản ngắn hạn sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận cũng như tình hình tài chính của công ty. Qua bảng cân đối về tình hình tài sản của công ty (bảng 2.1), ta thấy tài sản ngắn hạn có sự tăng giảm qua 3 năm. Năm 2011 tài sản ngắn hạn giảm 2,68% tương đương với 136.537 nghìn đồng so với năm 2010 do khoản mục vốn bằng tiền giảm mạnh, giảm 61,09%. Sang năm 2012 tài sản ngắn hạn tăng lên 88,93% so với năm 2011 tương ứng với 5.756.438 vì sự tăng lên của khoản phải thu và hàng tồn kho, đặc biệt là hàng tồn kho tăng lên 88,53% nghìn đồng so với năm 2011. ● Tài sản dài hạn: Qua bảng 2.1 ta thấy tài sản dài hạn của công ty tăng nhanh qua 3 năm với tốc độ cao. Cụ thể là, năm 2011 tăng 115,39% tương ứng với 8.829.544 nghìn đồng so với năm 2010 do sự gia tăng đáng kể của tài sản cố định hữu hình và khoản đầu tư tài chính dài hạn. Năm 2012 tài sản dài hạn tiếp tục tăng lên 43,53% tương ứng tăng 7.173.951 so với năm 2011, sự gia tăng này cũng là do sự gia tăng của tài sản cố định hữu hình, mặc dù có sự gia tăng nhỏ của tài sản cố định vô hình và sự giảm xuống của chi phí xây dựng cơ bản dở dang và khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Đinh Lan Phương MSSV: 8CD25277 Lớp: 8LTCD-TC10 7 Khoa tài chính - Báo cáo thực tập 2.2. Tình hình và kết quả sử dụng các loại vốn của công ty TNHH Babeeni Việt Nam Bảng 1.2 . Bảng phân tích biến động nguồn vốn qua 3 năm 2010 – 2012 ĐVT: Nghìn đồng Chỉ tiêu 2010 2.924.300 2.924.300 97.500 1.290.804 2011 2012 202.895 1.243.947 1.946.643 5.000.200 273.790 2.315.801 21.784.487 20.970.227 5.872.000 3.463.232 5.000.100 603.430 2.868.524 Tổng cộng tài sản 0 10.818.660 10.818.265 395 13.742.960 814.260 9.966.630 9.966.235 395 22.408.967 814.260 13.070.140 12.711.726 358.414 34.854.616 Đinh Lan Phương MSSV: 8CD25277 A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn 1. Vay và nợ ngắn hạn 2. Phải trả cho người bán 3. Người mua trả tiền trước 4.Thuế và các khoản phải nộp NN 5.Phải trả người lao động 12.442.328 11.628.068 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền 9.518.028 8.703.768 -97.500 655.839 5.000.200 70.895 1.071.854 % 325,48 297,64 -100,00 50,81 34,94 86,17 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền 9.342.159 9.342.159 5.872.000 1.516.589 -100 329.640 552.723 % 75,08 80,34 77,91 0.00 120,40 23,87 …… II. Nợ dài hạn B.Nguồn vốn chủ sở hữu 1.Nguồn vốn kinh doanh 2.Nguồn kinh phí và quỹ khác Lớp: 8LTCD-TC10 814.260 -852.030 -852.030 8.666.007 -7,88 -7,88 0,00 163 0 0.00 3.103.510 31.14 2.745.491 27,55 358.109 90637,72 12.445.649 55,54 (Nguồn: Phòng kế toán) 8 Khoa tài chính - Báo cáo thực tập Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu năm 2011 giảm nhẹ, giảm 7,88% so với năm 2010, nhưng với tình hình trên sang năm 2012 nguồn vốn chủ sở hữu của công ty đã được gia tăng 31.14% tương đương với 3.103.510 nghìn đồng so với năm 2011. ● Vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn này bao gồm tất cả các nguồn vốn thuộc quyền quản lý và sử dụng của công ty. Qua bảng 2.2 ta thấy nguồn vốn quỹ của công ty có sự giảm nhẹ với tỷ lệ 7,88%, tương đương giảm 852.030 nghìn đồng vào nă 2011, mặc dù có sự cải thiện của lợi nhuận chưa phân phối nhưng nguồn vốn đầu tư chủ sở hữu giảm 16,44% tương ứng với 2.119.911 nghìn đồng. Năm 2012 nguồn vốn kinh doanh tăng 27,55% tương ứng với 2.745.491 nghìn đồng, do năm nay công ty thực hiện kế hoạch đẩy mạnh đầu tư thiết bị, máy móc. ● Nguồn kinh phí và quỹ khác: Được hình thành từ quỹ khen thưởng và phúc lợi, nguồn kinh phí này tăng giảm không đều qua 3 năm. Năm 2011 không có sự gia tăng hay sụt giảm so với năm 2010 nhưng sang năm 2012 thì khoản mục này có sự gia tăng rất nhanh, tăng 90.637,72% so với năm 2011, nguyên nhân của sự gia tăng đáng kể này là do chính sách phân phối lợi nhuận của công ty, công ty muốn gia tăng nguồn quỹ khen thưởng và phúc lợi để nhằm phục vụ cho việc nâng cao chất lượng và sản lượng hàng hóa cung cấp. Tóm lại, thông qua sự phân tích về tình hình nguồn vốn của công ty qua 3 năm ta thấy tài sản của công ty được tài trợ chưa vững chắc và an toàn mặc dù vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng dần và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn cũng nâng dần lên… Hiện nay công ty nói riêng và các doanh nghiệp nói chung đều coi trọng việc tái đầu tư từ lợi nhuận giữ lại, đó là động lực thúc đẩy công ty phải nổ lực hoạt động kinh doanh có hiệu quả, giảm gánh nặng cho ngân sách. Đinh Lan Phương MSSV: 8CD25277 Lớp: 8LTCD-TC10 9 Khoa tài chính - Báo cáo thực tập 2.3. Tình hình và kết quả hoạt động SX-KD-DV của công ty 2.3.1. Tình hình doanh thu Bảng 1.3. Tình hình của công ty qua 3 năm ĐVT: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2010 2011 2012 2011/2010 Số tiền % 14.263.84 20.287.43 32.109.10 6.023.59 DT thuần DT HĐTC DT khác DT bán hàng Chênh lệch 0 3 27.958 307.272 398.091 84.866 5 3 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % 11.821.67 42,23 1323,8 2 58,27 704.159 370.133 9 131.355 -222.406 -72,38 306.068 46.489 76,88 54,78 - 96.370 4,752 0 -91.618 -95,07 -4.752 100,00 14.695.44 20,775,14 32,944,61 6,079,70 12.169.47 Tổng 0 2 9 2 41,37 7 58.58 (Nguồn: Phòng kế toán) Nhìn chung tổng doanh thu của công ty có sự gia tăng đáng kể và đều đặn qua 3 năm. Năm 2011 tổng doanh thu tăng 41,37% so với năm 2010, năm 2012 tổng doanh thu tăng nhanh hơn , tăng 58,58% so với năm 2011. Để hiểu rõ nguyê nhân của sự biến động này ta đi vào xem xét những khoản mục sau: ● Doanh thu thuần: Doanh thu thuần của công ty tăng đều qua 3 năm với tốc độ nhanh. Năm 2011 doanh thu thuần tăng 42,23% so với năm 2010, năm 2012 tăng 58,27% so với năm 2011. Nguyên nhân là do doanh thu từ hoạt động gia công , xuất khẩu ủy thác, doanh thu tiết kiệm và bán hàng. Năm 2012 công ty gặp khó khăn do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới làm cho doanh thu từ các nguồn này không phát sinh. Bên cạnh đó nguồn doanh thu từ tiết kiệm của công ty khá ổn định qua các năm. ● Doanh thu hoạt động tài chính: Qua bảng số liệu ta thấy nguồn doanh thu này tăng mạnh qua 3 năm, năm 2011 doanh thu tăng 370.133 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 1323,89%, năm 2012 doanh thu này vẫn tiếp tục tăng 76,88% tương ứng với 306.609 nghìn đồng. Đinh Lan Phương MSSV: 8CD25277 Lớp: 8LTCD-TC10 10 Khoa tài chính - Báo cáo thực tập ● Doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng có sự thay đổi giảm dần qua 3 năm. Năm 2010 doanh thu đạt 96.370 nghìn đồng, nhưng sang năm 2011 doanh thu này giảm 91.618 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 95,07%. Năm 2012 doanh thu này vẫn tiếp tục giảm xuống đến mức thấp nhất 100%. ● Doanh thu khác: Đây là khoản doanh thu từ hoạt động ngoài hoạt động tài chính và thay đổi rất bất thường. Từ bảng số liệu ta thấy doanh thu này có sự tăng giảm rõ rệt qua các năm. Năm 2011 giảm 72,38% so với năm 2010, năm 2012 tăng trở lại với tỷ lệ tăng 54,76% tương ứng với 46.468 nghìn đồng so với năm 2011. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do nguồn doanh thu từ việc thanh lý các vật liệu, máy móc thiết bị cũ khi được thay thế. Bên cạch đó các khoản nợ khó đòi nay đã đòi được và các khoản thu bất thường khác. 2.3.2. Tình hình chi phí Chi phí có vai trò quan trọng vì muốn tạo ra doanh thu thì phải đầu tư chi phí để tạo ra sản phẩm của công ty. Chi phí là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, nó ảnh hưởng quan trọng đến kết quả sản xuất kinh doanh. Vì thế ta cần xem xét những yếu tố tác động đến chi phí để có thể tiết kiệm được chi phí tăng kết quả hoạt động kinh doanh. Bảng 1.4 . Tình hình chi phí qua 3 năm 2010 – 2012 ĐVT: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2010 2011 2012 Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền 10.647.46 12.783.38 21.137.15 2.135.91 GVHB Chi phí 7 0 6 HĐTC 99.439 26.478 646.889 275.163 211.492 892.270 Chi phí BH Chi phí QLDN Chi phí khác % 3 20,06 - Số tiền 8.353.77 % 6 65,35 2343,1 -72.961 73,37 620.411 - 2 -63.671 23,14 680.778 321,89 1.991.40 3,394.030 5.385.435 5.660.169 5 58,67 274.734 5,10 90.043 638.240 18.159 548.197 608,8 -620.081 -97,15 Đinh Lan Phương MSSV: 8CD25277 Lớp: 8LTCD-TC10 11 Khoa tài chính - Báo cáo thực tập 2 14.506.14 19.045.02 28.354.64 4.538.88 Tổng 2 5 3 9.309.61 3 31,29 8 48,88 (Nguồn: Phòng kế toán) Bao gồm tất cả các chi phí đầu vào để tạo ra sản phẩm. Dựa vào số liệu trên ta thấy năm 2011 tăng 20,06% so với năm 2010, năm 2012 tăng 65,35% so với năm 2011, nguyên nhân của sự gia tăng này là do chi phí nguyên vật liệu dùng cho việc sửa chữa tài sản cố định tăng, công ty đã đầu tư thêm máy móc, thiết bị mới do đó chi phí khấu hao tăng. Ngoài ra chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương cũng tăng lên do việc mở rộng qui mô phải tuyển thêm lao động. Do đặc điểm của ngành may mặc tạo ra sản phẩm nhờ vào máy móc, do đó trong giá vốn hàng bán chi phí cố định chiếm tỷ lệ cao. Vì vậy việc giảm dần chi phí nguyên vật liệu hay chi phí khả biến sẽ có lợi hơn. Do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, giảm dần chi phí khả biến, tăng dần chi phí bất biến , đây là xu hướng có lợi. Do đó việc sử dụng nhiều chi phí bất biến có lợi hơn tăng được sản lượng nhờ vào công suất máy móc, thiết bị mới. ● Chi phí bán hàng: Đây là loại chi phí thời kỳ nhưng cũng không kém phần quan trọng vì nó có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu thụ. Chi phí bán hàng của công ty có biến động tốt, giảm 63.671 nghìn đồng vào năm 2011, tương ứng 23,14%. Sang năm 2012 khoản chi phí này tăng lên đáng kể, tăng 680.778 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ 321,89% so với năm 2011, nguyên nhân làm cho chi phí tăng cao là do năm 2012 công ty bắt đầu áp dụng chính sách lương mới, thêm vào đó kết quả hoạt động kinh doanh trong năm này đạt cao, ban lãnh đạo công ty đã có những điều chỉnh mức lương nhằm cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty. Tiền lương tăng kéo theo chi phí bảo hiểm xã hội, chi phí bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn cũng tăng theo. ● Chi phí quản lý doanh nghiệp: Đây là khoản mục chi phí có ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động điều hành và quản lý của công ty. Khoản chi phí này có sự gia tăng qua các năm nhưng không đều, năm sau tăng chậm hơn năm trước. Sự gia tăng này là do chính sách tăng lương của Nhà nước, chi phí đào tạo cho Đinh Lan Phương MSSV: 8CD25277 Lớp: 8LTCD-TC10 12 Khoa tài chính - Báo cáo thực tập công nhân viên và người lao động cũng tăng lên do chính sách quản lý của công ty nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên. Chi phí khấu hao tài sản dài hạn được dùng trong quản lý. ● Chi phí hoạt động tài chính: Chi phí hoạt động của công ty có sự tăng giảm không đều qua các năm. Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, khoản mục chi phí này giảm đáng kể vào năm 2011 do công ty đã được bổ sung vốn chủ sở hữu nên giảm được lượng vốn vay. Bên cạnh đó hoạt động cho thuê tài chính, chuyển nhượng cho thuê cơ sở hạ tầng cũng giảm làm cho chi phí giảm. Tuy nhiên sang năm 2012 thì khoản mục chi phí này có sự gia tăng rất đáng kể, tăng 620.411 nghìn đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 2.343,12% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong giai đoạn này chi phí trả lãi vay tăng lên 183.058 nghìn đồng. ● Chi phí khác: Khoản mục chi phí này cũng tương tự như như khoản mục doanh thu khác, đây là khoản mục có tính chất bất thường. Chi phí này tăng hay giảm qua các năm là do chi phí từ hoạt động thu hồi, thanh lý tài sản cố định và các chi phí bất thường khác. 2.4. Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch lợi nhuận của công ty Lợi nhuận là nhân tố quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của công ty, đồng thời lợi nhuận cũng cho biết được công tác quản lý của công ty có hiệu quả hay không. Lợi nhuận củacông ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ họat động tài chính, lợi nhuận khác. Bảng 1.5 . Tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 ĐVT: Nghìn đồng Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2010 2011 2012 Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền - 2.278.74 4.476.78 2.403.05 LN khác LN trước 313.599 -548.621 113.177 -862.220 274,94 661.798 -120,63 1.730.12 4.589.95 1.540.83 2.859.83 thuế 189.298 MSSV: 8CD25277 8 0 19,33 - 0 813,97 2 % 124.301 8 1 Số tiền 2.198.03 LN thuần Đinh Lan Phương 9 % 0,96 0 165,30 Lớp: 8LTCD-TC10 13 Khoa tài chính - Báo cáo thực tập Thuế 0 LN sau thuế 0 128.224 0 1.730.12 4.461.73 1.540.83 189.298 8 4 128.224 2.731.60 0 813,97 6 157,88 (Nguồn: Phòng kế toán) Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng lợi nhuận sau thuế của công ty tăng qua 3 năm, cụ năm 2011 tăng 813,97% so với năm 2010, năm 2012 tăng 157,88% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự biến động tăng đều qua các năm là do năm 2011 doanh thu thuần của công ty tăng 6.023.593 nghìn đồng so với năm 2010, tương ứng với tỷ lệ tăng 42,23%. Tuy chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn, vì vậy lợi nhuận của công ty vẫn tăng. Điều này cho thấy khả năng quản lý của công ty rất tốt, phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Năm 2012 lợi nhuận của công ty tiếp tục tăng cao, nguyên nhân chủ yếu cũng là do sự gia tăng của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh mà xuất phát từ nguồn doanh thu thuần của công ty do thu từ bán hàng nước ngoài. Thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty phải nộp năm 2012 là 128.224 nghìn đồng, sở dĩ năm 2010 và năm 2011 công ty không phải nộp thuế là do công ty phải lấy phần lợi nhuận hoạt động của công ty bù đắp cho những khoản lỗ do công ty hoạt động thua lỗ từ những năm trước đó. Do đó đến năm 2012, khi các khoản chi phí bù đắp lỗ đã được bù đắp thì công ty phải nộp thuế cho phần lợi nhuận phát sinh từ các hoạt động khác ngoài gia công. Lợi nhuận khác giảm vào các năm sau, đặc biệt năm 2011 lợi nhuận này bị âm 548.621 nghìn đồng là do máy móc thiết bị đã được thay thế mới nên phải tiến hành thanh lý, thanh lý khu nhà cũ để xây dựng khu nhà mới. Do hao mòn vô hình nên các thiết bị thanh lý nhỏ hơn giá trị còn lại hay giá thanh lý nhỏ hơn các chi phí phục vụ cho việc thanh lý. Ngoài ra công ty phải bỏ chi phí để thu hồi các khoản nợ khó đòi lớn. Tuy nhiên đây là hoạt động bất thường do đó công ty không thể tính trước được. 2.5. Nhận xét và đánh giá 2.5.1. Những kết quả đã đạt được Đinh Lan Phương MSSV: 8CD25277 Lớp: 8LTCD-TC10 14 Khoa tài chính - Báo cáo thực tập Nhìn chung qua phân tích tình hình tài chính của công ty qua 3 năm, công ty đã đạt được một số kết quả sau đây: ● Về công tác quản lý và hành chính của công ty - Công tác tổ chức nhân sự, phân bổ trách nhiệm và quyền hạn của các cán bộ nhân viên trong các phòng ban rất rõ ràng và trong quá trình làm việc thì có sự trao đổi tham mưu ý kiến lẫn nhau. Đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng kế toán tài vụ và bộ phận kinh doanh đã giúp cho công ty hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. - Đội ngũ công nhân viên giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, công nhân có tay nghề luôn luôn hoạt động tích cực và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. - Ngoài ra bộ phận quản lý gián tiếp, lao động sản xuất trực tiếp được phân công nhiệm vụ, công việc rõ ràng và ngày càng hợp lý hơn đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. ● Về công tác kế toán - Công tác kế toán của công ty luôn tuân thủ một cách triệt để các quy định và các chuẩn mực kế toán đã được ban hành, giữa cán bộ quản lý và nhân viên kế toán thường xuyên trao đổi ý kiến lẫn nhau để xác định phương thức hoạch toán kinh tế một cách chặt chẽ và đúng chế độ. - Công ty thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các định suất, định mức tiêu hao nguyên vật liêu, lập kế hoạch tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh để công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn. Ngoài ra còn đưa nhân viên bộ phận kế toán tham gia các lớp tập huấn khi có chuẩn mực kế toán mới áp dụng được ban hành. - Thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra sổ sách kế toán tại công ty, kiểm tra đầy đủ và đúng quy định về việc dự trữ, bảo quản tài liệu, sổ sách kế toán để tránh trình trạng xấu xảy ra. Đặc biệt các nhân viên kế toán luôn tuân thủ các chế độ kế toán và làm theo sự chỉ đạo của kế toán trưởng. ● Về tình hình tài chính của công ty Đinh Lan Phương MSSV: 8CD25277 Lớp: 8LTCD-TC10 15 Khoa tài chính - Báo cáo thực tập - Quy mô tổng tài sản ngày càng tăng cho thấy hoạt động của công ty có hiệu quả và ngày càng rộng thêm. - Tình hình tổng nguồn vốn tăng qua các năm với tỷ lệ vốn chủ sở hữu ngày càng tăng làm giảm rủi ro và tiềm lực tài chính cho công ty. - Tỷ trọng tài sản dài hạn có xu hướng tăng dần giúp cho công ty mở rộng mạng lưới phục vụ và tăng sản lượng khai thác làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng tăng. - Tình hình lợi nhuận đạt được kết quả cao và đóng góp vào kết quả chung cho toàn ngành cũng tăng lên. Đồng thời bổ sung thêm cho nguồn vốn của công ty giúp cho công ty có tình hình tài chính ngày càng an toàn và vững chắc hơn. Đinh Lan Phương MSSV: 8CD25277 Lớp: 8LTCD-TC10 16 Khoa tài chính - Báo cáo thực tập 2.5.2. Một số hạn chế tồn tại cần khắc phục - Vốn bằng tiền trong công ty còn thấp do đó khi cần thanh toán ngay bằng tiền thì công ty sẽ gặp khó khăn. Do đặc điểm của ngành kinh doanh may các sản phẩm trả tiền sau, do đó có một số khách hàng đặt hàng và nhận hàng thì không thanh toán ngay mà thanh toán chậm, do thủ tục chuyển tiền làm cho lượng tiền đang chuyển chưa kịp nhập quỹ tăng. - Tình hình phân bổ nguồn vốn của công ty là vấn đề cần phải nghiên cứu lại. Khoản mục nợ luôn chiếm tỷ trọng cao trong khi đó vốn chủ sở hữu thì còn hạn chế, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế khả năng cạnh tranh của công ty cũng như làm gia tăng chi phí, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. - Khả năng đáp ứng nhanh chóng và kịp thời nghĩa vụ tài chính đối với các đối tác còn thấp, đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán hiện hành. Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng quá lớn trong cơ cấu nguồn vốn. Đây là vấn đề mà công ty cần quan tâm và khắc phục. - Công ty luôn tạo ra lợi nhuận trong quá trình hoạt động, tuy nhiên vẫn còn chưa tương xứng với quy mô của công ty cũng như những gì mà công ty đã đầu tư trong thời gian qua. Điều này đã phần nào làm hạn chế khả năng cạnh tranh của công ty đòi hỏi công ty cần phân tích cụ thể hơn nữa trong công tác nghiên cứu thị trường. - Kỳ thu tiền bình quân của công ty qua các năm tăng rất nhanh, đặc biệt là năm 2012, kỳ thu tiền bình quân quá dài sẽ làm cho công ty chậm thu hồi được tiền từ các khoản phải thu. Do đó cần có chính sách cải thiện kỳ thu tiền bình quân cho phù hợp. 2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế cần khắc phục a. Nguyên nhân khách quan: Các máy móc thiết bị đôi khi bị sự cố ngoài ý muốn nên các khâu sản xuất cũng như giao nhận hàng hoá có thể bị chậm trễ về thời gian, đối với những khách hàng khó tính thì công ty phải bồi thường thiệt hại. Đinh Lan Phương MSSV: 8CD25277 Lớp: 8LTCD-TC10 17 Khoa tài chính - Báo cáo thực tập b. Nguyên nhân chủ quan: - Do sự biến động nhanh của thị trường, các sản phẩm may mặc lần lược ra đời với nhiều mẫu mã mới lạ, đòi hỏi quá trình may gia công không ngừng cải tiến để thích ứng với tình hình mới. Công ty chưa thể tận dụng được những nguồn vốn nhàn rỗi ban đầu để đưa vào hoạt động nhằm thu lợi nhuận nhiều hơn. - Việc trả lương theo sản phẩm mặc dù đây là giải pháp gắn người lao động với công việc, góp phần tăng năng suất. Tuy nhiên, khi áp dụng hình thức trả lương này thì người lao động chỉ quan tâm đến công việc của mình, chưa đặt lợi ích của công ty lên trên lợi ích cá nhân, rất ít cho ý kiến để tăng hiệu quả lao động của công ty. Đinh Lan Phương MSSV: 8CD25277 Lớp: 8LTCD-TC10 18 Khoa tài chính - Báo cáo thực tập PHẦN 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.1. Kiến nghị vơí công ty: Đa dạng hóa các mặt hàng, xem xét cụ thể để có kế hoạch giảm dần hoặc loại bỏ những mặt hàng không mang lại hiệu quả cao. Linh hoạt trong chính sách tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng, đồng thời thường xuyên theo dõi khoản phải thu. Định kỳ kiểm tra, kiểm kê, đánh giá lại tài sản để có biện pháp xử lý thích hợp, phát hiện hư hỏng thì phải kịp thời sửa chữa hoặc nhượng bán, thanh lý những tài sản có chi phí sử dụng cao, không mang lại hiệu quả hay không còn sử dụng được để thu hồi vốn đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị mới. Xây dựng đội ngũ nhân viên kinh doanh và cán bộ kỹ thuật vững chuyên môn thông qua việc thường xuyên đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ công nhân viên, kích thích cán bộ công nhân viên tự trao dồi thêm kiến thức, không ngừng rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ. - TSCĐ hư hỏng chờ thanh lý cần bán nhanh chóng để thu hồi vốn tạo điều kiện mua sắm TSCĐ mới cho công ty, tăng đầu vào TSCĐ để có thể đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Công ty cần đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất tiên tiến sẽ vừa giúp cho công ty tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm. 3.2. Kiến nghị với nhà trường: Hướng lựa chọn đề tài Luận văn tốt nghiệp : Qua một thời gian thực tập, nghiên cứu tại Công ty TNHH Babeeni Việt Nam, em nhận thấy tại công ty còn nhiều điều em muốn tìm hiểu, vì vậy em đã chọn đề tài “Lợi nhuận và một số giải pháp chủ yếu tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH Babeeni Việt Nam” để đi sâu nghiên cứu và viết Luận văn tốt nghiệp. Đinh Lan Phương MSSV: 8CD25277 Lớp: 8LTCD-TC10 19 Khoa tài chính - Báo cáo thực tập KẾT LUẬN Qua thời gian thực tập ở Công ty TNHH Babeeni Việt Nam, được sự quan tâm giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo, các cô chú anh chị trong Công ty đặc biệt là phòng kế toán tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp em nắm bắt thâm nhập thực tế, củng cố và hoàn thiện kiến thức lý thuyết tiếp thu được trong nhà trường, tạo điều kiện cho em đi sâu nghiên cứu tình hình thực tế nhất là công tác kế toán, quá trình bán hàng. Là một sinh viên thực tập, em đã tìm hiểu, nghiên cứu nhận xét và mạnh dạn đưa ra những mặt còn tồn tại đồng thời đề xuất ý kiến bản thân. Tuy vậy do trình độ cũng như nhận thức của bản thân có hạn nên bài báo cáo không tránh khỏi thiết sót, hạn chế nhất định. Vì vậy em kính mong được sự đóng góp, chỉ bảo của cô giáo Th.s Đặng Lan Hương là giáo viên hướng dẫn và các cô chú, anh chị để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Đinh Lan Phương MSSV: 8CD25277 Lớp: 8LTCD-TC10 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan