Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tocontap...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tocontap

.DOC
21
74
87

Mô tả:

Phần 1: Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu TOCONTAP I. Giới thiệu khái quát về công ty 1. Quá trình hình thành và phát triển 1.1 Sơ lược về công ty o Tên công ty: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP. o Tên tiếng Anh: VIETNAM NATIONAL SUNDRIES IMPORT AND EXPORT CORPORATION. o Tên giao dịch: TOCONTAP HANOI. o Tên viết tắt: TOCONTAP HANOI. o Địa chỉ trụ sở chính: số 36 phố Bà Triệu, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. o Điện thoại: (04) 38255917/ (04) 38254795. o Fax: (04) 38255917. o Email: [email protected] o Website: http://www.tocontap-hanoi.vnn.vn o Chi nhánh tại Thành phố hải Phòng: Địa chỉ số 96A, phố Nguyễn Đức Cảnh , Thành phố hải Phòng. Ÿ Điện thoại: +84313700752. Ÿ Fax: +84313700512. o Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh: Địa chỉ số A75/28, phố Bạch Đằng, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Ÿ Điện thoại: +84838487956/ 38487957/ 38487958 Ÿ Fax: +84838487955 o Mă số thuế của công ty: 010010674 o Vốn điều lệ: 34.000.000.000 đồng, với tỉ lệ: Ÿ Vốn nhà nước: 10.013.000.000 đồng Ÿ Vốn của CBCNV và cổ đông khác: 23.987.000.000 đồng 1.2 Các giai đoạn hình thành và phát triển của công ty Quá trình phát triển của Công ty có thể chia ra làm 5 giai đoạn chính: 1 * Giai đoạn 1956- 1966: Ngày 05/3/1956 theo quyết định số 62/BTng-NĐ-KD của Bộ Thương nghiệp (nay là Bộ Công thương) do thứ trưởng Đặng Việt Châu. Công ty được thành lập với tên gọi: “Tổng công ty Nhập Khẩu tạp phẩm” dưới sự chỉ đạo của cơ quan chủ quản là Bộ Thương Nghiệp. Ngày 6/7/1957 Bộ trưởng Bộ Thương Nghiệp-ông Phan Anh đã có quyết định số 312/BTng-TCCB đổi tên thành “Tổng công ty XNK tạp phẩm”. * Giai đoạn 1966- 1975: Đây là giai đoạn hết sức khó khăn đối với miền Bắc, thời kỳ đế quốc Mỹ đánh phá miền Bắc và ảnh hưởng của chiến tranh chống Mỹ. Công ty mặc dù đă phải chịu những ảnh hưởng nặng nề song vẫn quyết tâm giữ vững kim ngạch XNK. * Giai đoạn1975- 1990: Đây là thời kỳ khôi phục lại sau chiến tranh và bắt đầu có nhiều thay đổi trong bộ máy của công ty. Các bộ phận lần lựơt được tách ra và kéo theo đó là sự thay đổi bộ máy lănh đạo… Năm 1977 toàn bộ bộ phận XNK hàng dệt may tách ra để thành lập công ty TEXTIMEX. Năm 1985 tách mặt hàng dụng cụ kim khí và cầm tay thành công ty MECANNIMEX. Năm 1987 toàn bộ bộ phận da, giả da và giày dép được tách thành LEAPRODEXIM Sau ngày đất nước thống nhất 2 miền Nam Bắc, 1 lực lượng rất lớn các cán bộ cốt cán của công ty có kinh nghiệm, kĩ năng đã vào miền Nam để thành lập chi nhánh TOCONTAP chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh. Năm 1990, theo chủ trương quản lí và hoạt động theo vùng lãnh thổ, chi nhánh TOCONTAP thành phố HCM đó tách hẳn ra thành công ty độc lập trực thuộc Bộ Thương mại và mang tên TOCONTAP SÀI GÒN. * Giai đoạn 1990- 2005: Ngày 23/3/1993 theo quyết đinh số 284/TM-TCCB của Bộ Thương mại đổi tên công ty “Tổng công ty XNK tạp phẩm” thành “Công ty XNK Tạp phẩm” với tên giao dịch TOCONTAP HANOI. Khi đó, vốn kinh doanh của công ty là: 45.648.700.499 đồng. + Vốn pháp định là: 18.604.677.230 đồng + Vốn tự bổ sung là: 27.044.023.269 đồng * Giai đoạn 2006- dến nay: 2 Bước sang năm 2006 theo chủ trương từng bước cổ phần hóa các DNNN của Chính phủ, công ty đã tiến hành cổ phần hóa trên cơ sở Công ty XNK Tạp phẩm – Bộ Thương mại và trở thành “Công ty Cổ Phần XNK Tạp phẩm”. Với số vốn điều lệ: 34.000.000.000 đồng: +Vốn nhà nước: 10.013.000.000 đồng +Vốn của CBCNV và cổ đông khác: 23.987.000.000 đồng. 2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 2.1 Chức năng Chức năng chủ yếu của công ty là tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu trong đó có: - Tổ chức xuất khẩu trực tiếp các loại hàng hóa không thuộc danh muc hàng cấm. - Tổ chức tiêu thụ các mặt hàng nhập khẩu. - Nhận xuất khẩu ủy thác, làm đại lý cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. - Tổ chức mua gom hàng từ các chân hàng ngoài công ty để phục vụ cho xuất khẩu. 2.2 Nhiệm vụ - Là một doanh nghiệp Nhà nước, công ty có nhiệm vụ bảo toàn và phát triển tổng số vốn Nhà nước giao cho, thực hiện chế độ hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính. - Công ty có nhiệm vụ hoàn thành các chỉ tiêu do nhà nước giao cho, có nhiệm vụ nộp ngân sách cho nhà nước. - Công ty phải tiến hành kinh doanh theo đúng luật pháp, chịu trách nhiệm về kinh tế và dân sự đối với các hoạt động kinh doanh và tài sản của mình. - Phát huy ưu thế, uy tín của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế, củng cố và mở rộng các quan hệ kinh tế, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản xuất trong và ngoài nước. 3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Sơ đồ: cơ cấu tổ chức của TOCONTAP Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phòng kế toán XNK1 XNK2 3 Phòng Phòngtổng tổ chức hợp hành chính XNK3 XNK8 XNK6 XNK5 Kho XNK7 vận Chi nhánh Hải Phòng Chi nhánh TPHCM Nguồn: phòng tổ chức hành chính Theo báo cáo của ban giám đốc công ty Cổ Phần xuất nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP năm 2012 - Đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông bầu ra ban kiểm soát để kiểm soát hoạt động của công ty. Tiếp đến là Hội đồng quản trị và ban giám đốc công ty. - Hội đồng quản trị bao gồm 5 thành viên, 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch và 3 ủy viên. Hội đồng quản trị giữ chức năng quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác; quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty,… - Ban giám đốc bao gồm 3 thành viên 1 tổng giám đốc và 2 phó tổng giám đốc: + Tổng giám đốc, do Bộ Công thương bổ nhiệm và miễn nhiệm. Tổng giám đốc điều hành trực tiếp mọi hoạt động của công ty đến tất cả các phòng, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong công ty và chịu trách nhiệm trước Bộ Công Thương. 4 + Giúp việc cho tổng giám đốc là hai phó tổng giám đốc. một chịu trách nhiệm điều hành các phòng ban quản lý. Một được ủy nhiệm duyệt các phương án kinh doanh của công ty, các chi nhánh và các phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu. - Ban kiểm soát bao gồm 3 thành viên, 1 trưởng ban và 2 thành viên chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát toàn bộ các hoạt động chức năng của công ty. - Công ty có 3 phòng chức năng là: phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính, phòng tổng hợp. Trước đây phòng tổ chức hành chính được chia thành hai phòng là phòng tổ chức lao động và phòng hành chính quản trị nhưng hiện nay đã hợp thành một phòng chức năng. + Phòng kế toán: thực hiện chức năng giám đốc tiền rệ thông qua việc kiểm soát và quản lý vốn, tài sản của công ty,… + Phòng tổ chức hành chính: có chức năng tham mưu cho ban giám đốc về việc tổ chức bộ máy, tuyển dụng, sắp xếp bố trí lao động vào những vị trí phù hợp; đồng thời điều hành toàn bộ hoạt động chung của công ty, các hoạt động của công đoàn và đoàn thể; quản lý văn thư;… + Phòng tổng hợp: Xây dựng và lập kế hoạch định kỳ (hàng tuần, tháng, quý, năm) về các hoạt động của của công ty; theo dõi, điều phối các hoạt động của công ty theo kế hoạch được duyệt;… + Các phòng kinh doanh: Hiện nay công ty có 7 phòng XNK tổng hợp và 1 kho vận cùng hai chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Trước đây công ty có 6 phòng nghiệp vụ gồm 3 phòng chuyên xuất và 3 phòng chuyên nhập. Nhưng do tình hình tực tế có nhiều thay đổi nên công ty chuyển chức năng phòng nghiệp vụ thành phòng xuất nhập khẩu tổng hợp.  Sơ đồ cấu trúc tổ chức của công ty khá phức tạp. Theo cách phân chia cơ cấu tổ chức của mình ta có thể thấy công ty có thể gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý do công ty có khá nhiều phòng XNK đảm nhận các chức năng tương tự nhau. 4. Ngành nghề kinh doanh của công ty Trong quan hệ thương mại, công ty tiến hành nhiều loại hình kinh doanh như: xuất khẩu và nhập khẩu thông thường, gia công, đổi hàng,sản xuất theo mẫu, liên doanh, liên kết… Theo ghi nhận của cá nhân công ty kinh doanh cụ thể trong các ngành nghề sau: - Buôn bán khí đốt và các sản phẩm có liên quan; - Kinh doanh gỗ ép định hình; 5 - Kinh doanh các thiết bị phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn; - Kinh doanh phân bón, máy móc, vật tư thiết bị nông nghiệp (không bao gồm thuốc bảo vệ thực vật); - Mua bán sắt phế liệu, phá dỡ tàu biển cũ làm phế liệu để tiêu thụ trong nước; - Kinh doanh máy móc, vật tư, trang thiết bị y tế, máy móc thiết bị ngành in; - Tổ chức gia công chế biến, hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước; - Kinh doanh vật tư , máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu xây dựng, hóa chất (trừ hóa chất nhà nước cấm), kim khí, điện máy , phương tiện vận tải; - Kinh doanh hàng nông sản, lâm sản, hải sản, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, tạp phẩm, công nghệ phẩm, sản phẩm dệt may, da giầy (trừ loại lâm sản nhà nước cấm); Công ty kinh doanh trong rất nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau tuy nhiên lĩnh vực chính mà doanh nghiệp tập trung là lĩnh vực xuất nhập khẩu các sản phẩm thông dụng và lĩnh vực bán buôn như: Kinh doanh máy móc, vật tư, trang thiết bị y tế, máy móc thiết bị ngành in; Tổ chức gia công chế biến, hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước; Kinh doanh các thiết bị phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn;… II. Tình hình sử dụng lao động của công ty 1. Số lượng, chất lượng lao động của công ty Công ty sở hữu đội ngũ nhân viên có đủ về số lượng, tốt cả về chất lượng cũng như các kĩ năng chuyên môn cần thiết đáp ứng được nhu cầu hiện nay của công ty. Trong thời kỳ kinh tế hết sức khó khăn như hiện nay: khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao, thị trường bấ động sản bị đóng băng, hàng loạt các công ty đứng bê bờ vực bị phá sản. Để có thể duy trì cũng như phát triển bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải duy trì một đội ngũ cán bộ nhân viên tốt đủ để giúp doanh nghiệp vượt qua được các khó khăn. Bảng 1: Thống kê số lượng, độ tuổi, giới tính của lao động trong 3 năm 2010, 2011, 2012 Đơn vị tính: người, % Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tỷ lệ năm (người, %) (người, %) (người, %) 2011/2010 2012/2011 6 Tỷ lệ năm Số lượng lao động Thâm niên: 90 Số lượng 101 Tỷ lệ Số 105 Tỷ lệ Sl/tổng lượng Sl/tổng Số Tỷ lệ lượng Sl/tổng (%) (%) 112,2 104 + 26 - 40 tuổi 68 75,56 72 71,3 73 69,5 105,88 101.4 + 41 - 60 tuổi Giới tính: 22 Số 24,44 Tỷ lệ 29 Số 28,7 Tỷ lệ 32 Số 30,5 Tỷ lệ 131,82 110,34 lượng Sl/tổng 27,6 103,85 107,4 lượng Sl/tổng lượng Sl/tổng + Nam 26 28,89 27 26,7 29 + nữ 64 71,11 74 73,3 76 72,4 115,6 102,7 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Như vậy, ta thấy rằng lao động của công ty có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu về kinh nghiệm làm việc độ tuổi lao động luôn dao động từ 26 đến 60 tuổi qua các năm. Ngoài ra công ty cũng có sự cân đối giữa số lao động trẻ và số lao động sắp về hưu. Số lượng lao động trong độ tuổi từ 26 đến 40 chiếm tỷ lệ cao trong công ty và có sự biến động nhỏ qua các năm năm: năm 2011 tăng 5,88%, năm 2012 tăng thấp hơn chi có 1,4%. Số lao động trong độ tuổi 40 đến 60 chiếm tỷ lệ nhỏ hơn tuy nhiên đây là lực lượng nòng cốt có thâm niên và kinh nghiệm mà công ty hiện có. Trong một vài năm gần đây có sự tăng lên về số lượng lao động của doanh nghiệp. Lượng lao động doanh nghiệp tuyển hàng năm thường khoảng 5 người nhằm thay thế cho lượng lao động đến và sắp đến thời kỳ nghỉ hưu: năm 2011 tăng 12,2% năm 2012 tăng thấp hơn chỉ 4%. Lực lượng lao động hiện tại đã đủ để đáp ứng được nhu cầu phát triển của công ty. Một vấn đề hiện nay công ty đang gặp phải đó là cơ cấu về giới tính. Hiện nay Hội đồng quản trị của công ty có 5 người trong đó chỉ có 1 nữ, ban giám đốc hoàn toàn đều là nam giới, trong khi đó tại các phòng ban của công ty đa phần toàn bộ đều là nữ có phòng cả phòng đều là nữ. Theo số liệu tỷ lện nữ trong công ty qua các năm đều chiếm tỷ lệ cao gấp gần 2,5 lan so với nam giới. Mặt khác, công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, một lĩnh vực đòi hỏi nhân viên phải thường xuyên đi công tác vì thế việc số lượng nữ chiếm tỷ lệ cao tại các phòng ban đặc biệt là các phòng xuất nhập khẩu ảnh hưởng khá lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty. 7 2. Cơ cấu lao động Trong tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay việc công ty có được một lực lượng lao động có chất lượng, có đủ về số lượng sẽ giúp công ty vượt qua được các khó khăn hiện tại đồng thời có thể giúp cho công ty phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn trong tương lai. Bảng 2: Trình độ lao động của công ty theo số liệu năm 2012: Trình độ Số lượng lao động (người) Tỉ lệ (%) Thạc sĩ 5 4,5 Đại học 88 80 Cao đẳng và trung cấp 17 15,5 Nguồn phòng tổ chức hành chính Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng lực lượng lao động của công ty chủ yếu có trình độ đại học. Ngoài ra, toàn bộ thành viên ban giám đốc, các trưởng phòng ban đều có trình độ đại học và trên đại học. Như vậy, xét về mặt trình độ lao động có thể thấy chất lượng lao động của công ty là tốt, có trình độ cao, thỏa mãn yêu cầu, đòi hỏi tính chuyên môn của công việc. Mặc dù tỷ lệ lao động có trình độ thạc sĩ chỉ chiếm tỷ lệ 4,5% nhưng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì đây cũng là một con số khá cao. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học chiếm tới 80% đây là lực lượng có chất lượng, có tiềm lực và là cơ sở để công ty có thể phát triển mạnh. Bên cạnh đó một bộ phận lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp lực lượng này có ảnh hưởng nhất đinh đến quá trình hoạt động của công ty. III. Quy mô vốn kinh doanh của công ty * Công ty hiện chỉ có báo cáo tài chính đến quý 3 năm 2012 và công ty đưa ra kết quả ước tính của quý 4 năm 2012 sẽ tăng 33,3% so với mức trung bình của 3 quý còn lại. 1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty Tài sản ngắn hạn của công ty chiếm phần lớn trong tổng tài sản của công ty chiếm trên 95% tổng tài sản mà công ty hiện có, tài sản dài hạn chỉ chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng tài sản. Công ty gặp nhiều khó khăn trong năm 2012, tài sản ngắn hạn có sự gia tăng nhưng tài sản dài hạn bị giảm sút đáng kể. Năm 2013 được đánh giá là năm kinh tế hết sức khó 8 khăn vì vậy theo nhận định từ phía ban lãnh đạo công ty năm 2013 tài sản ngắn hạn của công ty sẽ tiếp tục tăng nhưng chỉ tăng rất nhẹ và tài sản dài hạn của công ty có thể sẽ tiếp tục giảm. Bảng 3: Bảng cơ cấu vốn kinh doanh của TOCONTAP năm 2010, 2011, ước tính năm 2012 Đơn vị tính: VNĐ, % So sánh năm 2011và 2010 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 (ước tính) So sánh năm 2012 và 2011 Tỷ lệ Số lượng 2011/20 Tỷ lệ Số lượng 10 2012/2 011 Tài sản ngắn 884.205.653.157 957.708.981.199 976.139.788.376 73.503.328.042 108,3 18.430.807.177 101,9 21.616.802.632 23.442.045.158 20.027.988.497 1.825.242.526 108,4 -3.414.056.661 85,4 905.822.455.789 981.151.026.357 996.167.776.883 75.328.570.568 108,3 15.016.750.516 101,5 hạn Tài sản dài hạn Tổng tài sản Nguồn: phòng kế toán Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng tài sản ngắn hạn của công ty qua các năm đều có sự tăng trưởng tuy nhiên tốc độ tăng có sự chênh lệch: Năm 2011 tăng 73.503.328.042 VNĐ tức là tăng 8,3% so với năm 2010, năm 2012 ước tính tăng 18.430.807.177 VNĐ tức là tăng 1,9% so với năm 2011 và tăng 10,4% so với năm 2010. Như vậy tốc độ tăng tài sản ngắn hạn của công ty ở năm sau giảm so với năm trước. Bên cạnh đó tài sản dài hạn có sự thay đổi rõ rệt năm 2011 tăng 1.825.242.526 VNĐ tức là tăng 8,4% so với năm 2010 trong khi đó năm 2012 ước tính giảm 3.414.056.661 VNĐ tức là giảm 14,6% so với năm 2011 và giảm 7,3% so với năm 2010. ta thấy rằng tài sản ngắn hạn của công ty có tăng qua các năm nhưng tài sản dài hạn lại có sự giảm sút trong năm 2012. 2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp Bảng 4: Bảng cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của TOCONTAP năm 2010, 2011, ước tính năm 2012 Đơn vị: VNĐ, % Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 (ước tính) So sánh năm 2011và 2010 Tỷ lệ Số lượng 2011/20 10 9 So sánh năm 2012 và 2011 Tỷ lệ Số lượng 2012/2 011 Nợ phải trả Vốn chủ sở 826.856.071.639 899.679.290.948 908.612.569.786 72.823.219.309 108,8 8.933.278.838 101 78.966.384.150 81.471.735.409 87.555.207.097 2.505.351.259 103,2 6.083.471.688 107,5 905.822.455.789 981.151.026.357 996.167.776.883 75.328.570.568 108,3 15.016.750.516 101,5 hữu Tổng nguồn vốn Nguồn: phòng kế toán Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng nợ phải trả của công ty qua các năm đều có sự tăng trưởng tuy nhiên tốc độ tăng có sự chênh lệch: Năm 2011 tăng 72.823.219.309 VNĐ tức là tăng 8,8% so với năm 2010, năm 2012 ước tính tăng 8.933.278.838 VNĐ tức là tăng 1% so với năm 2011 và tăng 9,9 % so với năm 2010. Như vậy tốc độ tăng nợ phải trả của công ty ở năm sau giảm so với năm trước. Bên cạnh đó Vốn chủ sở hữu có sự tăng trưởng mạnh: năm 2011 tăng 2.505.351.259 VNĐ tức là tăng 3,2% so với năm 2010 trong khi đó năm 2012 ước tính tăng 6.083.471.688 VNĐ tức là tăng 7,5% so với năm 2011 và tăng 10,9 % so với năm 2010. Như vậy nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty có sự tăng trưởng qua các năm trong đó vốn chủ sở hữu có sự tăng trưởng cao trong năm 2012. Theo đánh giá năm 2013 nợ phải trả của công ty sẽ tăng nhẹ, vốn chủ sở hữu sẽ tiếp tục tăng vơi tỷ lệ gần với năm 2012.  Từ số các số liệu trên có thể thấy tổng nguồn vốn và tổng tài sản của doanh nghiệp qua mỗi năm đều có sự tăng trưởng. Trong đó tăng mạnh nhất là năm 2010 . Đây là thời kỳ nền kinh tế phát triển mạnh khủng hoảng kinh tế chưa có sự ảnh hưởng nhiều tới doanh nghiệp. Hai năm còn lại tốc độ tăng giảm đáng kể: Năm 2011 tăng 75.328.570.568 VNĐ tức là tăng 8,3% so với năm 2010; năm 2012 ước tính tăng 15.016.750.516 VNĐ tức là tăng 1,5% so với năm 2011 và tăng 9,97% so với năm 2010. Sự giảm sút này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu xuất phát khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát cao, thị trường bất động sản bị đóng băng, khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng sụt giảm đáng kể… Theo báo cáo năm 2012 tốc độ tăng trưởng ước tính sẽ giảm 66% so với năm 2011. Như vậy có thể nhận định khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng mạnh nhất tới doanh nghiệp trong năm 2012. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, nền kinh tế nước ta sẽ tiếp tục xấu cho đến hết năm 2013. Đây là một trong những thách thức mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt trong năm 2013. 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong ba năm 2010, 2011, 2012 10 Bảng 4: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của TOCONTAP trong 3 năm 2010, 2011, ước tính năm 2012 Stt 1 2 Chỉ tiêu Tổng doanh thu Tổng chi phí, trong đó: Giá vốn hàng bán Chi phí tài chính Năm 2010 (VNĐ) Năm 2011 (VNĐ) So sánh (%) Năm 2012 (ước tính) VNĐ 2.940.000.000.000 Tỷ lệ năm Tỷ lệ năm Tỷ lệ năm 2011/2010 2012/2010 2012/2011 127,1 127,6 100,4 127,5 128 100,4 2.304.469.026.550 2.928.840.524.275 2.286.129.002.824 2.915.318.658.490 2.195.885.656.20 2.766.855.521.00 3 9 68.856.771.260 130.249.917.585 21.386.575.361 18.213.219.896 178.250.000 258.000.000 260.000.000 144,7 134,6 100,8 219.350.158.438 174.904.371.033 170.000.000.000 79,7 77,5 97,1 18.340.023.726 13.521.865.785 13.000.000.000 73,7 70,9 96,1 1.892.316.916 1.266.804.939 1.220.000.000 66,9 64,5 96,3 16.447.706.810 12.255.060.846 11.780.000.000 74,5 71,6 96,1 8.329.657 6.661.122 6.200.000 80 74,4 93,1 2.927.000.000.00 0 Chi phí bán hàng, chi phí quản lý và chi phí khác 3 4 5 6 7 Thù lao HĐQT và Ban KS Nộp ngân sách Lợi nhuận trước thuế TNDN Thuế Lợi nhuận sau thuế TNDN Lương bình quân 8 (đồng/người/tháng ) Nguồn: phòng kế toán  Theo bảng số liệu trên thì ta thấy doanh nghiệp luôn có lợi nhuận sau thuế là số dương . Tổng doanh thu năm sau cao hơn năm trước tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của tổng chi phí bên cạnh đó là một số chi phí khác tăng cao dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm dần qua mỗi năm cụ thể: Năm 2011 doanh thu tăng 27,1% trong khi chi phí tăng 27,5% so với năm 2010; Năm 2012 tổng doanh thu tiếp tục tăng (theo số liệu bảng cân đối kế toán tính đến quý 3 năm 2012 thì tổng doanh thu của công ty là 2.276.681.501.121 VNĐ), tổng chi phí tiếp tục tăng cao (tính đến hết quý 3 năm 2012 tổng 11 chi phí của công ty là 2.263.470.082.590 VNĐ), doanh thu ước tính tăng 0,4% và chi phí ước tính cũng sẽ tăng 0,4% so với năm 2011. Lương bình quân của người lao động cũng bị sụt giảm qua từng năm: Năm 2011 lương bình quân của người lao động giảm 20% so với năm 2010, Năm 2012 ước tính lương bình quân của người lao động sẽ tiếp tục giảm 6,9% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm này có thể do sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường bất động sản bị đóng băng, lạm phát tăng cao dẫn đến chí phí tăng cao kéo theo việc lợi nhuận bị giảm sút. Năm 2011 so với năm 2010, lợi nhuận sau thuế giảm 25,5%; Năm 2012 ước tính so với năm 2011, lợi nhuận sau thuế ước tính sẽ tiếp tục giảm 3,9%. Dự báo năm 2013, nền kinh tế sẽ hết sức ảm đạm, doanh nghiệp dsex gặp niều khó khăn do đố doanh nghiệp cần phải có được những biện pháp, những chiến lược kinh doanh hợp lý để đảm bảo công ty phát triển ổn định trong thời gian này Phần 2: Phân tích và đánh giá những tồn tại chính cần giải quyết trong các lĩnh vực quản trị chủ yếu tại công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP HANOI 1. Tình hình thực hiện chức năng quản trị tại công ty (hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát); vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định quản trị; kỹ năng quản trị của nhà quản trị ở các cấp quản trị trong công ty:  Tình hình thực hiện chức năng quản trị tại công ty  Tồn tại: +) Công ty có một bộ máy làm việc còn khá cồng kềnh, việc thực hiện các chức năng quản trị còn khá máy móc. +) Công ty còn gặp phải rất nhiều khó khăn trong khâu kiểm soát. +) Còn tồn tại một số mâu thuẫn chồng chéo giữa các phòng ban chức năng trong việc thực hiện các chức năng quản trị.  Phân tích: Những khó khăn này xuất phát từ việc công ty chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang hình thức công ty cổ phần. Lúc này áp lực từ phía thị trường sẽ tăng mạnh, sự bảo hộ từ phía nhà nước giảm dần. Bên cạnh đó đội ngũ lãnh đạo đa số có kinh nghiệm làm việc lâu năm nhưng vẫn mang xu hướng lãnh đạo cũ vì vậy khi công ty có sự chuyển hướng hình thức công ty cổ phần sẽ gặp phải nhiều vướng mắc cần phải có thời gian thích ứng. Noài ra việc công ty có khá nhiều phòng XNK thực hiện các chức năng tương tự nhau do đó 12 việc kiểm soat và thực hiện các chức năng quản trị dễ dẫn đến sự chồng chéo gây khó khăn trong việc kiểm soát.  Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định quản trị  Tồn tại: +) Công ty chưa thiết lập được hệ thống mạng lưới thu thập thông tin cần thiết đa số khách hàng hiện nay chủ động tìm đến công ty, bộ phận các phòng kinh doanh chưa có sự tiếp cận sâu hơn đối với các khách hàng mục tiêu còn ở thế bị động. +) Các trưởng phòng ban còn chịu khá nhiều áp lực trong quá trình thu nhận và xử lý thông tin từ các báo cáo của nhân viên cấp dưới. +) Quá trình ra quyết định quản trị còn gặp khó khăn do thông tin thu thập được chưa hoàn toàn đầy đủ và chính xác  Phân tích: Công ty TOCONTAP sử dụng quy trình hỗn hợp cho việc ra quyết định quản trị đây là quy trình mà hiện nay nhiều doanh nghiệp đang áp dụng. Quy trình ra quyết định tại TOCONTAP HANOI Ban lãnh đạo TOCONTAP HANOI Các bộ phận, phòng ban trong công ty Nhân viên các bộ phận Mỗi cấp, mỗi bộ phận trực tiếp xác định mục tiêu cho mình đồng thời lập kế hoạch triển khai mục tiêu đó. Mục tiêu cấp cao hơn được tổng hợp từ mục tiêu của các cấp, các bộ phận bên dưới, nhằm tăng tính đúng đắn cho các quyết định của các cấp lãnh đạo. Tuy nhiên để các cấp, các bộ phận trong công ty đạt được mục tiêu chung của toàn công ty, ban lãnh đạo cũng xác định các mục tiêu, nhằm đề ra các phương hướng cho các cấp các bộ phận đạt tới. Như vậy áp lực dành cho các trưởng bộ phận phòng ban là rất lớn. Bên cạnh đó hạ tầng 13 công nghệ thông tin tại công ty còn khá thấp, tại các phòng ban chưa được đầu tư đồng bộ, công ty chưa có đủ điều kiện để xây dựng được hệ thống công nghệ thông tin để lưu trữ các dữ kiệu cần thiết cho quá trình ra quyết định quản trị  Kỹ năng quản trị của nhà quản trị ở các cấp quản trị trong công ty  Tồn tại: Khâu kiểm tra, kiểm soát hiệu quả của công tác đào tạo kĩ năng quản trị của công ty vẫn chưa thực sự được chú trọng. Việc này dẫn đến hiệu quả của công tác đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của công ty.  Phân tích: Kỹ năng quản trị, bao gồm: kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, và kỹ năng tư duy. Theo ý kiến đánh giá của ban lãnh đạo công ty các nhà quản trị công ty đã thực hiện khá tốt các kỹ năng quản trị cần thiết. Bên cạnh đó công ty cũng rất chú trọng tới việc bồi dưỡng, trau dồi các kỹ năng cho các nhà quản trị hiện tại và các đối tượng được xét vào diện có tư chất quản trị thông qua các khóa huấn luyện nghiệp vụ, các buổi đào tạo hoặc cử đi học nước ngoài. Mặc dù đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của kĩ năng quản trị nhưng việc kiểm tra kiểm soát khâu đào tạo các kĩ năng quản trị còn khá lỏng lẻo ko phù hợp với yêu cầu mà công ty hướng tới. Dẫn tới việc một số cán bộ nhân viên được cử đi đào tạo nhưng vẫn còn có sự yếu kém về chuyên môn. 2. Công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp (tình thế môi trường chiến lược, hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh và chiến lược phát triển thị trường, lợi thế và năng lực cạnh tranh…)  Các cấp chiến lược trong quản trị chiến lược của TOCONTAP Công ty đã quan tâm, chú trọng đến tất cả các cấp chiến lược. Tuy nhiên còn gặp phải một số những tồn tại cần phải khắc phục.  Tồn tại: +) Chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa các cấp chiến lược. Giữa các cấp chiến lược chư có mối liên hệ chặt chẽ +) Còn có sự chồng chéo đan xen giữa các cấp chiến lược  Phân tích: - Chiến lược cấp doanh nghiệp: công ty luôn đề ra các chiến lược cho toàn công ty, chiến lược cấp doanh nghiệp được ban lãnh đạo cấp cao của công ty đề ra, bao gồm có: tổng giám đốc, hai phó tổng giám đốc. 14 - Chiến lược cấp kinh doanh: công ty đã đề ra các chiến lược, đặc biệt là đối với ngành kinh doanh chủ lực là xuất nhập khẩu các loại hàng hóa tạp phẩm. Chiến lược cấp kinh doanh được lãnh đạo cấp cao của công ty, kết hợp với trưởng các bộ phận, trưởng phòng xuất nhập khẩu đề ra. - Chiến lược cấp cơ sở: để thực hiện được các chiến lược doanh nghiệp nói chung, và chiến lược kinh doanh nói riêng là sự góp sức của tất cả các bộ phận, ban ngành, cơ sở trong toàn công ty, và mỗi bộ phận, ban ngành, cơ sở trong công ty cũng cần phải đề ra chiến lược riêng để cùng đạt được mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Chiến lược cấp cơ sở do trưởng các bộ phận trong toàn công ty đề ra cho bộ phận của mình trên cơ sở của chiến lược cấp doanh nghiệp và chiến lược cấp kinh doanh Công tác phân công thực hiện các cấp chiến lược tại công ty chưa thực sự rõ ràng, việc điều chỉnh mục tiêu, chính sách cho mỗi cấp chiến lược taị mỗi phòng ban chưa thực sự phù hợp dẫn đến việc giữa các phòng ban có sự chồng chéo không đáp ứng được yêu cầu mà các cấp chiến lược đã đề ra.  Tình thế môi trường chiến lược  Tồn tại: Công ty còn bị hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn, chưa có được sự đầu tư hợp lý cho việc tìm kiếm nguồn vốn vay từ bên ngoài  Phân tích: Từ đầu năm 2012 tình hình kinh tế đất nước càng khó khăn. Trong tình hình khó khăn như vậy, các Ngân hàng với bản chất là một doanh nghiệp, để đảm bảo an toàn cho mình, đã đưa ra các chuẩn tín dụng mới trên tinh thần cẩn trọng hơn, làm cho các doanh nghiệp càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Từ đầu năm 2012 hạn mức tín dụng của công ty tại nhiều ngân hàng đã bị giảm, hoặc có ngân hàng hạn mức tín dụng có nhưng ngân hàng không có nguồn cho vay. Mặc dù thời gian gần đây ngân hàng nà nước liên tục đưa ra việc giảm trần lãi suất huy động và trần lãi suất cho vay đối với một số lĩnh vực, tuy nhiên lãi vay của các ngân hàng vẫn còn cao. Cụ thể TOCONTAP khi đi vay thương mại vẫn còn phải vay nhiều ngân hàng ở mức 18,5%/năm. Đây là một trong các nguyên nhân khiến chi phí của công ty tăng lên rất cao. Bên cạnh đó, sự ảm đạm của nền kinh tế thế giới, khủng hoảng nợ công tại Châu Âu cũng gây nhiều bất lợi cho công ty. Chi phí sản xuất trong nước tăng cao, nhiều doanh nghiệp phải tìm kiếm những nguồn nguyên liệu ngoài nước có chi phí rẻ hơn, đây chính là một cơ hội để TOCONTAP có được thêm các đơn hàng nhập khẩu tạo lợi nhuận cho công ty. Theo dự đoán trong năm 2013 sẽ là một năm 15 kinh tế đầy khó khăn thách thức đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có những bước đi thật sự đúng đắn mới có thể tồn tại và phát triển.  Tình hình triển khai chiến lược cạnh tranh của TOCONTAP  Tồn tại: Công ty hiện chưa có sự hoạch định các chiến lược dài hạn cho mình. Hiện nay công ty chỉ có một số chiến lược ngắn hạn và trung hạn.  Phân tích: TOCONTAP HANOI là một công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và bán buôn. Để cạnh tranh được công ty áp dụng chiến lược đa dạng hóa. Hàng hóa tạp phẩm của công ty là hết sức đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, chủng loại có thể thu hút đông đảo khách hàng tạo doanh thu. Tuy nhiên chiến lược này vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn như nguồn hàng vì một số loại hàng hóa công ty không sản xuất trực tiếp mà là một kênh bán buôn mua hàng từ các doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó là vấn đề về vốn kinh doanh, công ty có quy mô nhỏ và vừa vốn kinh doanh tương đối nhỏ. Chiến lược đa dạng hóa làm tăng chi phí cho công ty dẫn đến lợi nhuận của công ty có thể bị giảm sút. Bên cạnh đó tình kinh tế khó khăn, công ty lại có quy mô nhỏ và vừa nên rất khó để công ty đưa ra được các chiến lược trong dài hạn. Các chiến lược ngắn hạn thường được áp dụng ởhầu hết các công ty vừa và nhỏ hiện nay  Công tác kiểm tra và đánh giá chiến lược tại TOCONTAP  Tồn tại: Trong quá tình hoạch định chiến lược, công ty còn chưa làm tốt công tác kiểm tra và đánh giá chiến lược còn có sự lơi lỏng trong quá trình thực hiện các công tác này.  Phân tích: Trong tình thế môi trường nhiều biến động hiện nay thì việc đánh giá chiến lược là hết sức quan trọng. Đánh giá chiến lược sẽ giúp cho công ty tìm thấy được những thiếu sót, những tồn tại hay những sai lầm trong những chiến lược trước đó cũng như hiện tại, để tránh được những sai lầm trong việc hoạch định chiến lược và trong việc triển khai, tổ chức chiến lược sau này. Ngoài ra, đánh giá chiến lược còn giúp công ty thấy được những mặt mạnh của chiến lược mà công ty đã và đang theo đuổi, giúp công ty phát huy được những mặt mạnh đó của mình. Việc công ty còn thiếu sót trong công tác kiểm tra và đánh giá chiến lược có thể sẽ dẫn đến việc các chiến lược công ty đặt ra sau này sẽ không đạt được hiệu quả cao dẫn đến tốn kém chi phí, công sức và một số hệ quả khác.  Lợi thế và năng lực cạnh tranh của TOCONTAP 16  Tồn tại: Công ty chưa khai thác được một cách tối đa lợi thế và năng lực cạnh tranh của mình.  Phân tích: Một trong các lợi thế lớn nhất mà công ty hiện có đó là kinh nghiệm thị trường. Tocontap là công ty xuất nhập khẩu đầu tiên của Việt Nam, được thành lập từ năm 1956, công ty đã hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu trên 50 năm vì thế đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm về thị trường. Ngoài ra, lợi thế về thương hiệu cũng đem lại hiệu quả cao cho công ty. Với lịch sử hình thành lâu đời công ty đã tạo cho mình một thương hiệu lâu năm đáng tin cậy. Rất nhiều khách hàng chủ động tìm đến công ty để dặt hàng điều này thể hiện sự đáng tin cậy mà công ty đem lại cho khách hàng. Tuy nhiên các lợi thế trên chưa được khai thác một cách tối đa. Công ty đã có thương hiệu lâu năm, có uy tín cao trên thị trường nhưng không phát huy được tốt lợi thế đó trong việc tìm kiếm thêm những khách hàng mới, các khách hàng tiềm năng. Điều này làm cho lợi nhuận ma công ty đạt được chưa ở mức tối đa. Vì vậy công ty cần phải có biện pháp hợp lý để phát huy tốt hơn lợi thế mà mình đang có. 3. Công tác quản trị tác nghiệp của công ty (mua, bán và dự trữ hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại)  Tồn tại: +) Công ty hiện nay đã có kho bãi riêng nhưng còn thiếu thốn về cơ sở vật chất để bảo quản hàng hóa. +) Số lượng kho bãi chưa đáp ứng được nhu cầu dự trữ của công ty. +) Công tác xây dựng ngân sách phục vụ cho công tác quản trị tác nghiệp chưa được phù hợp với nhu cầu đặt ra.  Phân tích: Công ty hoạt động mang tính chất là một trung gian xuất nhập khẩu. Vì vậy khâu mua hàng, bán hàng và dự trữ gần như đi liền với nhau. Khi công ty nhận được đơn hàng nhập khẩu (xuất khẩu) công ty sẽ chịu trách nhiệm làm các thủ tục hải quan cho các mặt hàng nhập khẩu (xuất khẩu). Sau đó tiến hành hỗ trợ vận chuyển, hoặc nhận làm đại lý kinh doanh các mặt hàng đó. Nói cách khác công ty sẽ tiến hành công tác mua hàng , bán hàng, dự trữ khi có đơn hàng và các công tác này có thể diễn ra đồng thời nếu công ty nhận được đơn hàng nhập khẩu và nhận làm đại lý kinh doanh cho doanh nghiệp nước ngoài xâm nhập vào thị trường trong nước. Lượng hàng hóa doanh nghiệp phải tiến hành thu gom để 17 xuất khẩu hay dự trữ phục vụ cho hoạt động kinh doanh là khá lớn đòi hỏi công ty cần phải có một hệ thống kho bãi đảm bảo chất lượng đáp ứng được nhu cầu của công ty. Bên cạnh đó công ty cần phải xây dựng một cách chi tiết ngân sách phục vụ cho công tác quản trị tác nghiệp. 4. Công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp (phân tích công việc, tuyển dụng nhân lực; đào tạo và phát triển nhân lực; đánh giá nhân lực; bố trí và sử dụng nhân lực; đãi ngộ nhân lực)  Đào tạo và phát triển nhân lực:  Tồn tại: Phương pháp được công ty sử dụng phổ biến là đào tạo tại chỗ, người có kinh nghiệm kèm cặp người ít kinh nghiệm hơn. Tuy nhiên phương pháp này dẫn đến hạn chế chung mà hiện nay công ty chưa khắc phục được: +) Trình độ của người đào tạo chưa cao, phương pháp truyền đạt không hiệu quả hoặc người học dễ gặp phải những sai lầm giống như người đào tạo… +) Công tác đào tạo phát triển đội ngũ nhân sự kế cận chưa đạt được hiệu quả.  Phân tích: TOCONTAP đã quan tâm đến công tác đào tạo cho cán bộ công nhân viên chức. Các khóa học được TOCONTAP đào tạo thường là đào tạo về Chuyên môn – Kỹ thuật và đào tạo về văn hóa doanh nghiệp, kèm theo đó cán bộ và nhân viên được đào tạo cả về Chính trị - lý luận và phương pháp công tác. Phương pháp công ty đưa ra có thể giải quyết được hạn chế trong việc bố trí người thay thế trong vị trí quá trình cán bộ hoặc nhân viên được cử đi đào tạo, ngoài ra phương pháp này khá tiết kiệm và đội ngũ chuyên gia trong công ty có thể hiểu được rõ hơn nhu cầu đào tạo của công ty, có thể mang đến hiệu quả cao hơn những phương pháp đào tạo khác tốn kém, mất khá nhiều thời gian nhưng không hiệu quả, hoặc hiệu quả tương đương. Tuy nhiên phương thức đào tạo này vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. rất nhiều cán bộ nhân viên sau khi được đào tạo vẫn còn gặp phải những sai sót mà những nhân viên cũ thường mắc phải hoặc chất lượng công việc không được cải thiện còn có xu thế giảm hiệu quả làm việc. Bên cạnh đó một bộ phận nhân viên được định hướng thay thế cho các nhân viên chuẩn bị về hưu chưa đáp ứng được yêu cầu.  Đánh giá nhân lực: 18 Phương pháp đánh giá nhân sự mà TOCONTAP đang sử dụng là phương pháp thang điểm, bảng điểm các yếu tố được sử dụng để đánh giá nhân viên, cán bộ trong công ty được Phòng Nhân sự soạn thảo, và được lãnh đạo và các trưởng bộ phận xác nhận và sử dụng để đánh giá nhân viên dưới quyền của mình. Đây là phương pháp hết sức phổ biến được rất nhiều doanh nghiệp hiện nay áp dụng.  Tồn tại: Phương pháp thang điểm mà công ty đang sử dụng còn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cán bộ đánh giá, còn sử dụng các tiêu chí đánh giá chung cho các đối tượng lao động và phòng ban sẽ là không phù hợp do tính chất công việc của các phòng ban và đối tượng là khác nhau.  Phân tích: Mỗi một nhân viên trong mỗi phòng ban có trách nhiệm và nhiệm vụ khác nhau. Sử dụng các tiêu chí đánh giá chung cho các đối tượng lao động và phòng ban sẽ là không phù hợp do tính chất công việc của các phòng ban và đối tượng là khác nhau. Phương pháp thang điểm là phương pháp tốt để đánh giá từng nhân viên vì vậy công ty cần phải xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sao cho phù hợp với từng đối tượng lao động tạo ra sự công bằng khi tiến hành đánh giá  Bố trí và sử dụng nhân lực:  Tồn tại: Công tác bố trí và sử dụng nhân sự chưa đạt hiệu quả tối đa còn nhiều hạn chế trong việc bố trí nhân viên phù hợp với từng vị trí công việc sau quá trình tuyển dụng và đào tạo nhân lực.  Phân tích: Trong công tác bố trí và sử dụng nhân sự, công ty đã có những văn bản quy định chức năng nhiệm vụ cho từng phòng ban, các phòng ban dựa vào đó để phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân trong bộ phận, cũng như trong việc liên hệ công việc giữa các bộ phận. Nhìn chung công ty đã thực hiện khá tốt công tác này, bố trí hợp lý giúp giảm bớt gánh nặng cho mỗi cá nhân và bộ phận, giúp công việc được thực hiện thông suốt và sự liên kết giữa các bộ phận được tốt hơn. Tuy nhiên chất lượng đào tạo nhân sự của công ty chưa thực tốt đặc biệt là bộ phận nhân sự thay thế cho lực lượng sắp về hưu vì vậy công tác bố trí và sử dụng nhân sự sao cho hiệu quả là hết sức khó khăn. Để làm tốt công tác này công ty cần phải chú trọng đến các công tác quản trị nhân sự ngay từ khâu tuyển dụng nhân sự.  Đãi ngộ nhân lực:  Tồn tại: 19 +) Còn có sự chênh lệch khá cao trong chế độ lương thưởng cho nhân viên. +) Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu  Phân tích: Công ty thực hiện cả hai hình thức đãi ngộ nhân lực: đãi ngộ tài chính và đãi ngộ phi tài chính. Đãi ngộ tài chính: Công ty thực hiện trả lương theo chính sách khoán nghĩa là làm theo năng lực hưởng theo doanh thu. Nhân viên làm việc đạt hiệu quả càng cao mức lương sẽ càng cao kèm theo đó là những mức thưởng nhất định đối với những nhân viên đạt được doanh số cao. Hình thức trả lương này yêu cầu nhân viên cần phải cố gắng rất lớn nhưng trong một vài trường hợp mức thưởng cho nhân viên chưa thực sự thỏa đáng. Công ty còn cần đến sự tích cực, tinh thần làm việc của nhân viê để có được mức thưởng sao cho phù hợp. Đãi ngộ phi tài chính: Theo đánh giá thì hiện nay công tác đãi ngộ phi tài chính của công ty là khá tốt. Nhân viên ít khi phải làm thêm giờ, môi trường làm việc khá tốt. Tuy nhiên hạn chế công ty gặp phải là cơ sở hạ tầng của công ty còn khá yếu kém do doanh nghiệp thành lập từ năm 1956 nên cơ sở vật chất đã khá cũ công ty chưa có điều kiện xây dựng lại. 5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của doanh nghiệp  Công tác quản trị dự án tại TOCONTAP HANOI  Tồn tại: Công ty hầu như không có những dự án lớn thường là những dự án nhỏ lẻ và không tập trung, nhiều dự án còn đang chờ để được phê duyệt  Phân tích: Hiện nay, công tác quản trị dự án của công ty con gặp rất nhiều khó khăn do tình hình kinh tế khá ảm đạm. Rất nhiều dự án lớn không thể triển khai do thiếu vốn công ty chỉ có thể thực hiện các dự án có tính chất nhỏ lẻ. Tuy nhiên mỗi một dự án mà công ty đang thực hiện công tác bố trí và sử dụng nhân lực được công ty thực hiện tốt. Các nhân viên trong công ty có thể làm việc tách biệt, không bị chồng chéo giữa công việc tại công ty với công việc trong dự án, đồng thời cũng giảm bớt gánh nặng công việc cho các thành viên dự án, nâng cao hiệu quả thực hiện dự án. Nguyên nhân của hiệu quả này có thể do công ty đang sở hữu một lực lượng lao động vừa có kinh nghiệm, vừa có sự sáng tạo của tuổi trẻ, vừa có kỹ năng chuyên môn tốt… Công ty cần phải có sự lựa chọn tốt từng đối tượng nhân viên phù hợp với mục tiêu của từng dự án mà công ty đưa ra nhằm đảm bảo công tác quản trị dự án đạt được hiệu quả cao. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan