Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp khoa tài chính ngân hàng tại về ngân hàng nông nghiệp ...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp khoa tài chính ngân hàng tại về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh huyện thườ

.DOC
12
99
61

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH HUYỆN THƯỜNG TÍN......................................................2 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) – Chi nhánh huyện Thường Tín...................................2 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNo&PTNT huyện Thường Tín.......................2 1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT huyện Thường Tín...........................2 1.2.2. Nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban.................................................................4 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH HUYỆN THƯỜNG TÍN................5 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh................................................................................6 III. NHỮNG VẤN ĐÊ CÒN TỒN TẠI....................................................................10 IV. HƯỚNG ĐỀ XUẤT.............................................................................................11 LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình học tập và rèn luyện tại Khoa Tài chính ngân hàng - Trường ĐH Thương Mại, chúng em đã được tiếp cận và trang bị cho mình những kiến thức về chuyên môn cùng với những lý luận kinh tế, những môn học như Quản trị tác nghiệp Ngân hàng thương mại, Marketing Ngân hàng thương mại, Quản trị rủi ro trong đầu tư tài chính, Kinh tế bảo hiểm, Tài chính công, Tài chính quốc tế, Thị trường chứng khoán…, đã giúp chúng em mở rộng kiến thức rất nhiều để có thể định hướng cho nghề nghiệp tương lai của mình. Để có khả năng thích nghi với công việc một cách tốt nhất sau khi ra trường, chúng em đã được nhà trường tạo cơ hội để tiếp cận với thực tế trong một tháng để có những nhận thức khách quan nhất, có sự so sánh giữa lý thuyết và thực tế. Thực tập chính là cơ hội để chúng em có thể được tiếp cận với thực tế, được sử dụng những kiến thức mà mình đã được học một cách hiệu quả nhất. Trong thời gian này chúng em đã được tiếp cận một phần nào đó công việc của mình sẽ phải làm trong tương lai. Từ đó, vận dụng những kiến thức vào việc phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp và đề xuất giải pháp để giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong doanh nghiệp. Qua đợt thực tập này, chúng em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, phong cách làm việc trong doanh nghiệp, đó thực sự là một điều giúp ích cho chúng em sau khi kết thúc khóa học văn bằng hai này. 1 I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH HUYỆN THƯỜNG TÍN 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) – Chi nhánh huyện Thường Tín. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) – Chi nhánh huyện Thường Tín khởi đầu tách từ hoạt động bao cấp chuyển sang kinh doanh tiền tệ từ tháng 07 năm 1988, là đơn vị hạch toán phụ thuộc của NHNo&PTNT Thành Phố Hà Nội. Ngay sau khi chuyển đến địa điểm mới, ngân hàng đã nhanh chóng tập trung vào công việc củng cố bộ máy tổ chức, bố trí bộ não lãnh đạo, từng bước ổn định ngân hàng, xác lập mô hình và phương hướng hoạt động phù hợp trên cơ sở bám sát mục tiêu kinh doanh của ngân hàng, đồng thời thúc đẩy phát triển nền kinh tế trên địa bàn huyện cũng như trong khu vực đó là tăng trưởng và phát triển. Nhìn lại chặng đường hơn 20 năm đã đi qua, NHNo&PTNT huyện Thường Tín cũng có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển chung của NHNo&PTNT Thành Phố Hà Nội trong nền kinh tế hội nhập thị trường. Từ khi thành lập đến nay, trải qua bao nhiêu khó khăn nhưng NHNo&PTNT huyện Thường Tín đã không ngừng vươn lên, tự khẳng định mình và ngày càng vững mạnh, phát huy được sức mạnh to lớn của mình đối với kinh tế địa phương, đưa kinh tế huyện đi lên góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNo&PTNT huyện Thường Tín 1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT huyện Thường Tín NHNo&PTNT huyện Thường Tín là đơn vị trực thuộc NHNo&PTNT Thành Phố Hà Nội nên cũng hoạt động theo mô hình tổng công ty, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng, có tư cách pháp nhân, thời hạn hoat động là 99 năm, có quyền tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh. - NHNo&PTNT huyện Thường Tín gồm 03 phòng ban. 2 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT huyện Thường Tín BAN GIÁM ĐỐC P. KẾ TOÁN NGÂN QUỸ P.KINH DOANH CBTD DN CBTD HỘ SẢN XUẤT CBTD HỘ SẢN XUẤT CB TD HỘ SẢN XUẤT QUỸ CHÍNH GIAO DỊCH CHUYỂN TIỀN GIAO DỊCH CHUYỂN TIÊN P.HÀNH CHÍNH GIAO DỊCH TIẾT KIỆM VĂN THƯ BẢO VỆ LÁI XE (Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNo & PTNT chi nhánh huyện thường tín Thành Phố Hà Nội Năm 2010 - 2012) -Biên chế: Với tổng biên chế là 15 cán bộ công nhân viên trong đó: + Ban giám đốc: 02 người = 13,33%  Giám đốc  Phó giám đốc + Tín dụng: 06 người = 40,0% + Giao dịch viên: 04 người = 26,67% + Thủ quỹ: 01 người = 6,67% +Hành chính, lái xe: 02 người = 13,33% Về trình độ cán bộ: + Đại học: 05 người = 33,33% + Dưới đại học: 10 người = 66,67% 100% cán bộ đều có trình độ tin học cơ bản và ngoại ngữ bằng A trở lên. 3 Về cơ cấu cán bộ: + Nữ: 03 người = 20,0% + Nam: 12 người = 80,0% Bộ máy quản lý của ngân hàng được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến - chức năng. Trong hệ thống trực tuyến - chức năng này, quan hệ quản lý từ Giám đốc đến các phòng ban là một đường thẳng và hệ thống quản lý được phân cấp thành các phòng ban theo từng chức năng riêng biệt để giúp việc cho Giám đốc trong từng lĩnh vực. Điểm nổi bật của mô hình này là nhiệm vụ được phân định rõ ràng, mỗi một phòng ban có một chức năng riêng, do đó sẽ phát huy được sức mạnh và khả năng của đội ngũ cán bộ theo từng chức năng. Từ đó góp phần tạo ra các biện pháp kiểm tra chặt chẽ cho ban lãnh đạo. 1.2.2. Nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban. Ban lãnh đạo: Điều hành NHNo&PTNT huyện Thường Tín là Giám đốc - Giám đốc: + Trực tiếp tổ chức, điều hành nhiệm vụ của NHNo&PTNT huyệnThường Tín; Chỉ đạo điều hành theo phân cấp uỷ quyền của NHNo&PTNT Thành Phố Hà Nội đối với toàn chi nhánh. - Phó Giám đốc: + Thay mặt Giám đốc điều hành một số công việc khi Giám đốc đi vắng ( Theo văn bản uỷ quyền của Giám đốc). Các phòng ban nghiệp vụ: Điều hành các phòng ban là các trưởng phòng; giúp việc là các phó trưởng phòng. Thực hiện các mảng chuyên môn nghiệp vụ do ban Giám đốc giao. - Phòng kế hoạch kinh doanh: Thực hiện nghiệp vụ cho vay, đầu tư nghiên cứu đề xuất chiến lược hoạt động kinh doanh. + Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng. + Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. - Phòng kế toán ngân quỹ bao gồm: 4 Ngân quỹ bao gồm : + Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo qui định của NHNo&PTNT trên địa bàn. + Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. + Phụ trách quản lý nguồn vốn của ngân hàng, nhập xuất tiền vào ra để phân bổ cho các đơn vị trực thuộc và luân chuyển tới khách hàng trong giao dịch hàng ngày. - Phòng hành chính: + Làm công tác nhân sự, công tác tổ chức cán bộ, công tác lao động tiền lương..... + Làm kế hoạch và mua sắm CCLĐ và TSCĐ + Điều hành xe ô tô và bảo vệ cơ quan. II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH HUYỆN THƯỜNG TÍN Cũng giống như các NHTM khác trong nền kinh tế, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thường Tín có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng đối với khách hàng trong nước, thực hiện tín dụng tài trợ vì mục tiêu kinh tế - xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp và nông thôn, làm các dịch vụ uỷ thác đầu tư cho chính phủ và các doanh nghiệp cá nhân trong nước Nhiệm vụ của NHNo&PTNT chi nhánh Thường Tín như sau: + Huy động vốn từ nền kinh tế bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ dưới các hình thức như: Tiền gửi, phát hành những chi tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu và các hình thức huy động vốn khác. Ngoài ra cùng tiếp nhận các nguồn vốn uỷ thác đầu tư, tài trợ và vay vốn của tổ chức tín dụng khác khi được Tổng giám đốc NHNo Việt Nam cho phép. + Thực hiện nghiệp vụ cho vay bằng Việt Nam đồng : ngắn, trung, dài hạn... đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế... + Kinh doanh các dịch vụ liên quan đến tiền tệ và hoạt động Ngân hàng như: thu, chi tiền mặt, đối với tổ chức cá nhân mà NHNN và NHNo cho phép. 5 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh Dưới đây là bảng báo cáo sơ bộ về tình hình kinh doanh trong các năm 2010 -2011-2012 BẢNG 1 : BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN RÚT GỌN GIAI ĐOẠN 2010 -2012 (Đơn vị: Triệu đồng ) Chỉ tiêu A TÀI SẢN Tiền mặt, vàng bạc đá quý Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Các công cụ TC phái sinh và TSTC khác Cho vay khách hàng Tài sản cố định Bất động sản đầu tư I II III IV V VI VII B I II III IV V VI VII 2010 2011 2012 889072.40 965140.8 0 193486.80 274452 1026256. 50 342100.5 0 2011/2010 Tỷ lệ Số tiền (%) 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) 76068.40 108.56 61115.70 106.33 80965.20 141.85 67648.50 124.65 689.5 4355960 4886081 4774100 530121 112.17 -111981 97.71 190247 1092348. Tài sản khác 604558.50 0 TỔNG CỘNG TÀI 7408958. 6209798.70 SẢN 3 NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU Tiền gửi của khách 3604066 4410300 hàng Các công cụ tài chính phái sinh và 1304 các công cụ nợ tài chính khác Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay các 5500 6825. TCTD chịu rủi ro. Phát hành giấy tờ 620000 có giá 233403.7 Các khoản nợ khác 156367 0 TỔNG NỢ PHẢI 34426750 4980022 TRẢ Tổng vốn chủ sở 6804500 720498 hữu TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN 4123125 570050 CHỦ SỞ HỮU 247875 - 23526 114.11 57628 130.29 1338945 487789.50 180.69 246597 122.57 7729277 1199159.6 119.31 320318.7 0 104.32 4872556 806234 122.37 462256 110.48 1325. 124.09 1720 125.20 684268 210.37 166721 - 2499 8545 1304268 210324 77036.70 149.27 23079.70 90.11 5908576 1537347 144.66 928554 118.65 798023 40048 105.89 77525 110.76 6706599 1577395 138.26 1006079 117.65 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNo & PTNT chi nhánh huyện thường tín Thành Phố Hà Nội Năm 2010 - 2012) 6 BẢNG 2: BẢNG TỶ TRỌNG TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CHI NHÁNH (Đơn vị %) CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 A TÀI SẢN I Tiền mặt, vàng bạc đá quý 14.32 1.66 1.96 II Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước 4.24 4.08 4.41 - 0.01 - III Các công cụ TC phái sinh và TSTC khác. IV Cho vay khách hàng 78.62 72.38 64.64 V Tài sản cố định 3.44 3.06 3.73 VI Bất động sản đầu tư - - - VII Tài sản khác 11.48 18.81 25.26 100 100 100 79.20 75.95 69.07 TỔNG CỘNG TÀI SẢN B NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU I Tiền gửi của khách hàng II III Các công cụ tài chính phái sinh và 0.03 các công cụ Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay 0.10 các TCTD chịu rủi ro. 0.04 0.09 0.34 8.13 16.19 IV Phát hành giấy tờ có giá V Các khoản nợ khác 3.74 3.63 3.04 VI TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 83.07 87.81 88.68 VII Tổng vốn chủ sở hữu 16.93 12.19 11.32 100 100 100 TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU (Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNo & PTNT chi nhánh huyện thường tín Thành Phố Hà Nội Năm 2010 - 2012) 7 NHẬN XÉT TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CHI NHÁNH - Về tài sản: Năm 2011, tổng tài sản của Chi Nhánh là 7408958.3 triệu đồng, tăng 19.31 % so với năm 2010, trong đó tài khoản tiền gửi tại NHNN tăng 41.85%, cho vay khách hàng tang Năm 2012, cùng với những khó khăn chung của nền kinh tế, ngân hàng không đặt nặng áp lực về tăng trưởng mà chủ trương kinh doanh an toàn, hiệu quả. Tính đến 31/12/2012, tổng tài sản của Chi Nhánh đạt 7408958.3 triệu đồng, tăng 4.32 % so với năm 2011, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước cũng tăng 124.65% - Về nguồn vốn: Trong cơ cấu nguồn vốn của Chi Nhánh, nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu vốn của Chi Nhánh, nguồn vốn này luôn chiếm trên 80% tổng nguồn vốn của Chi Nhánh. Trong đó nguồn tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cầu nguồn vốn giai đoạn 2010 - 2012. Nguồn vốn tiền gửi của khách hàng năm 2012 đã giảm nhẹ so với năm 2011 đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến khoản cho vay khách hàng của Chi Nhánh bị giảm xuống so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến nguồn vốn tiền gửi khách hàng giảm làm do khó khăn chung của nền kinh tê và hệ thống ngân hàng. Ngân hàng không thể đưa ra mức lãi suất đủ cao để thu hút nguồn tiền tiết kiệm từ nền kinh tế, hơn nữa do kinh tế khó khăn nên khoản tiền tiêt kiệm của nền kinh tế cũng bị giảm xuống dẫn đến ngân hàng gặp khó khăn trong công tác huy động nguồn vốn này. Tuy nhiên nguồn vốn chủ sở hữu của chi nhánh vẫn duy trì được tỷ lệ tăng trưởng khá ổn định trong giai đoạn này. 8 BẢNG 3: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHANH GIAI ĐOẠN 2010 -2012 (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu I II III IV V VI VII VIII IX X XI THU NHẬP HOẠT ĐỘNG Thu nhập lãi thuần Lãi lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ Lãi/ lỗ thuần từ kinh doanh ngoại hối Lãi lõ thuần hoạt động khác TỔNG THU NHẬP HOẠT ĐỘNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG Lợi nhuận thuần từ HĐKD trước chi phí dự phòng RRTD Chi phí dự phòng RRTD Tổng lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế 2010 243640 2011 501423 2012 2011/2010 Tỷ lệ Số tiền (%) 2012/2011 Tỷ lệ (%) 803555 257783 205.80 302132 160.25 43298 55890 7790 12592 129.08 -48100 13.94 4783 3499 8840 -1284 73.15 5341 252.64 3780 -1831 62.08 782 126.08 823965 267260 190.12 260155 146.14 -449820 -122082 178.51 -172243 162.05 354219 91207 163.69 119812 151.11 -144109 -7611 130.62 -111643 443.88 295000 185480 277.66 5120 101.77 221250 139110 277.66 3840 101.77 4829 2998 563810 296550 -155495 143200 -24855 104400 78300 -277577 234407 -32466 289880 217410 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNo & PTNT chi nhánh huyện thường tín Thành Phố Hà Nội Năm 2010 - 2012) NHẬN XÉT: Qua bảng số liệu ta thấy, lợi nhuận sau thế của Chi Nhánh có biến động từ năm 20102012. Năm 2010 lợi nhận là 78300 triệu đồng, năm 2011 là 217410 triệu đồng, năm 2012 là 221250 triệu đồng. Như vậy ta thấy được sự tăng trưởng đáng kể trong những năm qua mặc dù tình hình kinh tế khá khó khan. Đây là con số tiền đề để Ngân hàng Nông nghiệpThường Tín có những bước phát triển vượt bậc trong thời gian tới. 9 III. NHỮNG VẤN ĐÊ CÒN TỒN TẠI - Vấn đề 1: Chất lượng trong hoạt động đầu tư tín dụng còn hạn chế. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn – Chi nhánh huyện Thường Tín chủ yếu là cho vay kinh tế hộ sản xuất. Tuy nhiên cho vay hộ sản xuất có tính chất phức tạp như món vay nhỏ lẻ, chi phí nghiệp vụ cao, địa bàn hoạt động rộng, đường xá đi lại nhiều khó khăn, trình độ dân trí, trình độ tổ chức sản xuất của bà con còn chưa cao...nên cho vay hộ sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Trước thực tế đó NHNN&PTNT huyện Thường Tín cần có những giải pháp chủ động để mở rộng, nâng cao chất lượng để hoạt động đầu tư tín dụng đối với hộ sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh. - Vấn đề 2: Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Mức vốn đầu tư bình quân cho một hộ sản xuất còn ở mức độ trung bình. Cho vay theo mức độ dàn trải. Trình độ dân trí có hạn, chỉ quen làm theo kinh nghiệm nhà nông thì khi phải lập dự án kinh doanh lại không tự xây dựng được dự án, phương án sản xuất kinh doanh. Có khi phương án sản xuất kinh doanh không đúng với tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của khách hàng mà chỉ “vẽ” lên cho hợp lý. - Vấn đề 3: Chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của NHNN&PTNT huyện Thường Tín còn nhiều hạn chế.. Nhưng vì là nhà ở nông thôn nên khó đánh giá được giá trị theo giá thị trường khi cần giao dịch,và khi cần giao dịch thì rất dễ bị mất giá trị do giá cả biến động. Do đó việc định giá tài sản khi cho vay và số tiền khi thu được do thanh lý tài sản là quá trình khó khăn và phức tạp, thời gian thường kéo dài, gây nên nhiều phí tổn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cũng như việc tập trung vốn của ngân hàng. 10 IV. HƯỚNG ĐỀ XUẤT Và với thực trạng hoạt động của NHNNo&PTNT huyện Thường Tín như vậy, em xin đề xuất đề tài tốt nghiệp của em như sau: - Hướng đề xuất 1: Giải pháp nâng cao chất lượng trong hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Thường Tín - Thành phố Hà Nội. - Hướng đề xuất 2: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Thường Tín - Thành phố Hà Nội. - Hướng đề xuất 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Thường Tín - Thành phố Hà Nội. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan