Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp khoa tài chính ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ p...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp khoa tài chính ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhanh dong do

.DOC
17
1015
125

Mô tả:

Báo cáo thực tập tổng hợp 1 GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trang PHẦN I: GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1. Khái quát về đơn vị thực tập 1.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín * Các thông tin tổng quát: -Tên tổ chức: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN -Tên giao dịch quốc tế: SAIGON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -Tên viết tắt: SACOMBANK. - Thành lập: 21/12/1991 -Địa chỉ: 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh -Điện thoại: (84-8) 39 320 420 -Fax: (84-8) 39 320 424 -Website: www.sacombank.com.vn -Loại hình đơn vị: Công ty cổ phần * Quá trình phát triển Thành lập năm 1991, với vốn điều lệ ban đầu 3 tỷ và 100 nhân sự, Sacombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) đầu tiên được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ việc hợp nhất 04 tổ chức tín dụng. Năm 1993, Sacombank khai trương chi nhánh tại Hà Nội. Liên tục phát triển, tính đến đầu 2013, vốn điều lệ của Sacombank là 10740 tỷ đồng, 10.000 nhân lực, đã có 72 chi nhánh vơi 335 phòng giao dịch, quan hệ với 6180 đại lý của 289 ngân hàng thuộc 80 quốc gia trên thế giới. Hệ thống điểm giao dịch rộng khắp trên cả nước với 408 điểm tại 45/ 63 tỉnh thành. 1.2 Giới thiệu về chi nhánh Sacombank Đông Đô Chi nhánh Đông Đô của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín- gọi tắt là Sacombank Đông Đô địa chỉ số 363 Hoàng Quốc Việt P. Nghĩa Tân, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội (Điện thoại: 04.9428.095, Fax: 04.9428.085) Là một trong những chi nhánh đầu tiên của Sacombank thành lập tại Hà nội năm SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc Lớp: SB15I Báo cáo thực tập tổng hợp 2 GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trang 2008 theo chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động phủ kín vùng đất Hà thành. Sacombank- Chi nhánh Đông Đô có trụ sở khang trang tọa lạc tại vị trí trung tâm của quận Cầu Giấy- là một trong những khu kinh tế sầm uất và dân cư đông đúc của thủ đô Hà Nội. Nó được biết tới là chi nhánh hoạt động hiệu quả nhất khu vực Hà nội với doanh thu chiếm 30% doanh thu toàn khu vực. Hầu hết nhân viên, cán bộ của chi nhánh là những người trẻ tuổi và có tình thần trách nhiệm trong công việc, được đào tạo nghiệp vụ chuyên nghiệp và tính kỷ luật cao. Cũng như mọi chi nhánh của Sacombank, chi nhánh Đông Đô từ hoạt động sơ khai là huy động vốn và cho vay, hiện nay đã có nhiều loại hình dịch vụ đa dạng phù hợp với nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng, được khách hàng đánh giá cao về uy tín, chất lượng. Đây chính là động lực để nhân viên và lãnh đạo chi nhánh tiếp tục phát huy khả năng và nguồn lực của mình để đóng góp cho xã hội, đem lại doanh thu cho ngân hàng và làm giàu cho cá nhân mỗi nhân viên. 2/ Chức năng nhiệm vụ cơ bản của chi nhánh Sacombank Đông Đô +Thực hiện các hoạt động huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi. + Thực hiện vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác + Thực hiện các hoạt động cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn + Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá + Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật + Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng + Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán + Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc Lớp: SB15I Báo cáo thực tập tổng hợp 3 GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trang 3. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Sacombank Đông Đô Dưới đây là Mô hình tổ chức chi nhánh: Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Sacombank Đông Đô GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG CÁ NHÂN PHÒNG DOANH NGHIỆP TƯ VẤN BP QUAN HỆ KHÁC H HÀNG QUAN HỆ KHÁH HÀNG PHÒNG KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH BP KIỂM TOÁN BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH PHÒNG HỖ TRỢ KINH DOANH BP QUẢN LÝ TÍN DỤNG BP THANH TOÁN QUỐC TẾ PHÒNG GIAO DỊCH BP DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG BP HỖ TRỢ KINH DOANH (Nguồn: Quyết định về ban hành cơ cấu tổ chức Chi nhánh của Sacombank) Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban: a/ Phòng Giám đốc chi nhánh : điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh. Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về hoạt động của chi nhánh an toàn, hiệu quả, tuân thủ pháp luật. b/ Phòng phó Giám đốc Chi nhánh: hỗ trợ Giám đốc điều hành các hoạt động của chi nhánh theo sự phân công trong Ban Giám đốc và trực tiếp thực thi các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân quyền hay ủy quyền của Tổng giám đốc. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Chi nhánh và Tổng giám đốc về các phần công việc được giao c/ Phòng doanh nghiệp: SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc Lớp: SB15I Báo cáo thực tập tổng hợp 4 GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trang - Quản lý, phát triển, tiếp thị sản phẩm truyền thống cho KH doanh nghiệp. - Quản lý công tác chăm sóc, xây dựng chính sách KH doanh nghiệp - Quản lý công tác TTQT, chuyển tiền quốc tế. -Quản lý hệ thống Swift - Thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với các định chế tài chính. - Quản lý ngân hàng đại lý. d/ Phòng cá nhân: - Quản lý, phát triển sản phẩm truyền thống cho KH cá nhân. - Xây dựng, quản lý và điều phối chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể. - Tiếp thị và phát triển kinh doanh. - Quản lý mạng lưới ATM. e/ Phòng hành chính kế toán: Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực định kỳ năm, quý, tháng. Xây dựng chương trình phát triển nghề nghiệp cho công nhân viên ngân hàng. Hoạch định nguồn nhân lực. Xây dựng quy chế lương thưởng, các vấn đề thuộc lãnh vực Tổ chức- Hành chínhNhân sự.. Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn. Lập dự toán, tổ chức công tác kế toán, báo cáo quyết toán các nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp và nguồn quỹ tự tạo hàng năm. f/ Phòng hỗ trợ kinh doanh: - Quản lý chi phí điều hành. - Quản lý hoạt động quan hệ công chúng. - Quảng bá thương hiệu. - Quản lý công tác xây dựng cơ bản. - Đào tạo theo kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng. - Quản lý công tác thanh toán nội địa. - Quản lý công tác ngân quỹ, thực hiện hỗ trợ cho hoạt động khối tiền tệ. g/ Phòng dịch vụ khách hàng: Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, tiến hành tư vấn và cung cấp dịch vụ và sản phẩm của ngân hàng tới khách hàng, giải quyết các thắc mắc của khách hàng trong phạm vi thẩm quyền của mình. SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc Lớp: SB15I Báo cáo thực tập tổng hợp 5 GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trang PHẦN II: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH SACOMBANK ĐÔNG ĐÔ 1. Phân tích tình hình tài sản- nguồn vốn của chi nhánh giai đoạn 2010- 2012 Sacombank là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng lẫn mức độ đa dạng về các sản phẩm- dịch vụ và mức độ thỏa mãn khách hàng. Đó là nhận xét chung mà bất cứ ai tiếp xúc với Sacombank đều rút ra. Là một trong số những chi nhánh của Sacombank tại khu vực Hà Nội, chi nhánh Đông Đô trong gần 5 năm vừa qua luôn cố gắng hết mình nhằm góp phần xây dựng hình ảnh của ngân hàng ngày một uy tín, lớn mạnh. Để thấy được tình hình quản lí sử dụng nguồn vốn và tài sản, chúng ta sẽ đi nghiên cứu Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2010- 2012: SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc Lớp: SB15I 6 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trang Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán của chi nhánh SACOMBANK Đông Đô giai đoạn 2010 – 2012 2010 Số tiền ( trđ) 2011 Tỷ trọng (%) Số tiền ( trđ) Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 Tỷ trọng (%) Số tiền ( trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền ( trđ) Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) Chênh lệch 2012 so với 2011 Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng ( trđ) (%) (%) A.TÀI SẢN I. Tiền và kim loại quý 119.572 8,62 177.056 8,87 164.010 8.30 57.484 48,07 0,25 -13.046 -7,37 -0,57 II. Tiền gửi tại NHNN 37.097 2,67 50.969 2,55 36.232 1,84 13.872 37,39 -0,12 -14.737 -28,91 -0,71 III. Tiền gửi và cho vay tại các TCTD khác 200.634 14,47 230.648 11,55 136.238 6,90 30.014 14,96 -2,92 -94.410 -40,93 -4,65 IV. Chứng khoán kinh doanh 1.983 0,14 6.871 0,34 4.920 0,25 4.888 246,50 0,2 -1.951 -28,39 -0,09 V. Các CCTC phái sinh và các TSTC khác 8.584 0,62 100 5,0 40 -8.484 -98,84 4,38 -60 -60,00 -2,97 VI. Cho vay khách hàng 770.933 55,58 1.079.113 54,03 1.093.935 39,97 -1,55 14.822 1,37 1,39 VII. Chứng khoán đầu tư 136.726 9,86 297.409 14,89 343.214 2,03 55,42 308.180 17,40 160.683 117,52 5,03 45.805 15,40 2,51 VIII. Góp vốn, đầu tư dài hạn IX. Tài sản cố định 28.052 XI. Tài sản khác 31.419 2,27 32.206 1,61 34.696 1,76 787 2,50 -0,66 2.490 7,73 0,15 2,02 34.437 1,72 48.440 2,45 6.385 22,76 -0,3 1.003 40,66 0,73 51.958 3,75 88.356 4,42 112.035 5,68 36.398 70,05 0,67 23.679 26,80 1,26 TỔNG TÀI SẢN 1.386.958 100 1.997.165 100 1.973.760 100 610.207 43,99 0 -23.405 -1,17 0 I. Các khoản nợ CP và NHNN 50.906 3,67 67.887 3,4 29.994 1,52 16.981 33,36 -0,27 -37.893 -55,82 -1,88 II. Tiền gửi và vay các TCTD khác 33.682 2,43 217.977 10,91 175.225 8,88 184.295 547,16 8,48 -42.752 -19,61 -2,03 III. Tiền gửi của KH 848.168 61,15 1.110.680 55,61 1.053.520 53,38 262.512 30,95 -5,54 -57.160 -5,15 -2,23 1,86 29.616 1,48 63.750 3,23 3.817 14,80 -0,38 34.134 115,26 1,75 17,59 248.123 12,57 93.925 36,49 -0,97 103.231 -29,38 -5,02 27.636 1,38 202.809 10,28 1.577 6,05 -0,5 175.173 633,86 8,9 192.015 1.997.165 9,63 100 200.339 1.973.760 10,14 100 47.100 610.207 32,50 43,99 -0,82 0 8.324 (23.405) 4,34 -1,17 0,51 0 B.NỢ PHẢI TRẢ VÀ VCSH IV. Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay các 25.799 TCTD chịu RR V. Chứng chỉ TG 257.429 VI. Các khoản nợ khác 26.059 18,56 351.354 1,88 VII. VCSH và quỹ TỔNG NGUỒN VỐN 144.915 1.386.958 10,45 100 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của chi nhánh Sacombank Đông Đô) SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc Lớp: SB15I Báo cáo thực tập tổng hợp 7 GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trang *Nhận xét: Nhìn vào bảng cân đối kế toán trên ta thấy: tổng tài sản và nguồn vốn của chi nhánh từ năm 2010 đến năm 2011 đã tăng một con số rất ấn tượng: từ 1.386.958 triệu đồng lên 1.997.165 triệu đồng, tức 610.207 triệu đồng/ năm, tương đương với 43.99%. Trong đó, cho vay và tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng tài sản và tổng nguồn vốn: cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng trên 52% và tiền gửi của khách hàng trên 55%. Không chỉ nâng cao hoạt động trong các hoạt động truyền thống của ngân hàng, chi nhánh thủ đô cũng chứng tỏ khả năng của mình trong vai trò kinh doanh tiền tệ, kim loại quý và kinh doanh chứng khoán. Kinh doanh tiền tệ và kim loại quý từ 2010 đến 2011 tăng 0,25 % về tỷ trọng song mức đầu tư tăng 48%, tương đương 57.484 triệu đồng. Đáng lưu ý hơn là mảng kinh doanh chứng khoán được chú trọng trông thấy khi tài sản đầu tư vào nó hơn gấp đôi so với năm 2010. Có thể thấy rằng hoạt động của ngân hàng hết sức hiệu quả trong khi nền kinh tế thế giới trong những năm 2009, 2010 không mấy khả quan, còn chịu nhiều hệ lụy từ khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và đang trên đà khắc phục. Tình hình kinh tế trong nước, mặc dù được đánh giá là ít bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế, nhưng vẫn có những khó khan nhất định, nhất là với các ngân hàng trong nước. Dựa trên uy tín và chất lượng dịch vụ của Sacombank Đông Đô, chi nhánh vẫn dành được sự ưu ái từ phía khách hàng. Mức huy động và cho vay của nó cùng với sự gia tăng của tổng tài sản là niềm mơ ước của bao doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế còn nhiều biến động. Năm 2012 là năm khó khăn của ngành ngân hàng, khi NHNN có những điều chỉnh về lãi suất trần huy động xuống còn 14%/năm nên lượng tiền huy động trở nên khan hiếm hơn. Hệ quả là, tiền gửi tại NHNN giảm 28,91%, lượng Tiền mặt giảm 7,37%, và các TCTD khác giảm 40,93%…kéo theo tổng tài sản cũng như tổng nguồn vốn của toàn ngân hàng nói chung và của chi nhánh Đông SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc Lớp: SB15I Báo cáo thực tập tổng hợp 8 GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trang Đô nói riêng bị giảm sút. Theo số liệu thống kê, so với năm 2011, tổng tài sản của chi nhánh năm 2012 giảm 23,405 triệu đồng, tức khoảng 1,17%. Trở lại với kinh tế trong nước năm 2011, đồng loạt tất cả các doanh nghiệp cũng như người làm kinh doanh phải đối mặt với những khó khăn chung như: các chính sách kiềm chế lạm phát, thắt chặt chi tiêu, chính sách lãi suất của ngân hàng, sự trì trệ của các hoạt động đầu tư, không ít các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản, sát nhập, thâu tóm,… Vì thế, con số 23.405 triệu đồng trên đây không có gì lạ. Nó chưa đủ sức thuyết phục người ta rằng Sacombank đang đứng trước một nguy cơ khủng khiếp nào đó, nhưng dù sao nó cũng ảnh hưởng tới tâm lý của khách hàng. 2/ Tình hình kết quả kinh doanh của chi nhánh SACOMBANK Đông Đô giai đoạn 2010- 2012: Để thấy được tình hình kinh doanh của chi nhánh trong những năm qua, dưới đây là Bảng báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2010-2012. Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh của chi nhánh, ta thấy: lợi nhuận thuần năm 2011 so với năm 2010 tăng từ 20616, 8194 triệu đồng lên tới 24980 triệu đồng, tăng 4363.181 triệu đồng, và đến năm 2012 lại chỉ tăng 3258.694 triệu đồng so với năm 2011. SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc Lớp: SB15I Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trang 9 Bảng 2.2: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh SACOMBANK Đông Đô giai đoạn 2010-2012 Chênh lệch 2011 so với 2010 Chỉ tiêu 31/12/2010 (trđ) 31/12/2011 (trđ) 31/12/2012 (trđ) Số tiền (trđ) Tỷ lệ ( %) Chênh lệch 2012 so với2011 Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) 1. Thu từ lãi và các khoản tương tự thu nhập lãi 94011.6944 149190.986 237571.54 55179.29 58.694 88380.56 59.24 2. Chi trả lãi và các khoản tương tự chi phí lãi (64038.903) (104610.57) (161243.1) 40571.7 56632.5 54.137 I. Thu nhập lãi thuần 29972.7917 44580.4167 76328.444 14607.63 63.355 48.736 31748.03 II. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 9672.76389 12856.7083 12992.236 3183.944 32.917 135.5278 1.054 ngoại hối và vàng V. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư(496.88889) IV. Lãi/ lỗ từ mua bán chứng khoán kinh doanh 3919.875 (2357.6389) 1714.8611 (6277.51) (160.15) 4072.5 172.736 253.597222 211.569444 (2140.0139) (42.0278) (16.573) (2351.58) (1111.49) VI. Lãi/lỗ thuần từ hoạt độngkhác (937.36111) 2781.84722 1457.9861 3719.208 396.77 (1323.86) (47.589) VII. Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần 8222.51389 6634.13889 1183.0417 (1588.38) (19.317) (5451.1) (82.167) VIII. Chi phí hoạt động IX.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (20305.597) (27001.5) (47149.319) 6695.9 32.976 20147.8 74.617 30301.6944 37068.9583 43281.542 6767.264 22.333 6212.583 16.76 X. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (3898.7778) (3376.4722) (5222.7917) (522.3056) (13.397) 1846.32 54.682 XI. Tổng lợi nhuận trước thuế XII. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 26402.9167 (5786.0972) 33692.4861 (8712.4861) 38058.764 (9820.0694) 7289.569 2926.39 27.609 50.576 4366.278 1107.58 12.96 12.712 XIII. Lợi nhuận thuần trong năm 20616.8194 24980 28238.694 4363.181 21.163 3258.694 13.045 71.215 (636.58333)-(1105.6806)(139.694)(28.114) (469.097)(73.69)III. Lãi/ lỗ thuần từ kinh doanh SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc Lớp: SB15I Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trang 10 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Sacombank 2010, 2011, 2012) Lớp: SB15I Báo cáo thực tập tổng hợp 11 GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trang Thu nhập từ lãi (là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu của chi nhánh), chỉ tiêu này giữ mức tăng trưởng đều và cao qua các năm. Năm 2011 tăng 58,69% so với 2010, năm 2012 tăng 59,24% so với 2011. Điều này chứng tỏ hoạt động huy động vốn và cho vay của ngân hàng được tiến hành có hiệu quả cao, bởi lãi suất thu về chủ yếu từ các khoản tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra, như đã nói ở trên, chi nhánh Đông Đô cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng nên khoản thu từ phí dịch vụ cũng có đóng góp đáng kể trong tổng thu nhập của chi nhánh. Cụ thể, thu nhập từ các khoản phí dịch vụ năm 2011 tăng 32,91% so với 2010,2012 tăng 1,05% so với 2011. Thêm vào đó là các khoản đầu tư của chi nhánh. Tuy nhiên, mảng kinh doanh của chi nhánh hoạt động kém hiệu quả hơn: kinh doanh ngoại hối và vàng năm 2011 lỗ 2357,6 triệu đồng,sang năm 2012 có sự phục hồi và lãi 1714,86 triệu đồng; mua bán chứng khoán do ảnh hưởng của thị trường cũng như bản thân ngân hàng còn nhiều bất cập , kết quả kinh doanh cả 3 năm liên tiếp đều thua lỗ. Những hoạt động đầu tư của chi nhánh đều chịu tác động chung của thị trường tài chính nhiều khó khăn trong giai đoạn vừa qua. Trong năm 2012, ngân hàng hoạt động kém hiệu quả còn do chi phí hoạt động quá cao. So với năm 2011 chi phí hoạt động của riêng chi nhánh Đông Đô đã tăng 74,617%, tương đương 20147,8 triệu đồng. Chi phí lãi để trả lãi tiền gửi, tiền vay, chứng chỉ tiền gửi năm 2011 chiếm 161.243,1 triệu đồng,tăng 54,13% so với 2010. Khoản chi phí lãi năm 2011 tăng mạnh do chi nhánh thiếu tính thanh khoản tiền đồng nên đã phải huy động vốn với lãi suất cao làm tăng chi phí lãi. Qua từng năm ngân hàng đều mở rộng hoạt động kinh doanh của mình nên chi phí hoạt động tăng lên qua các năm tương ứng. Năm 2010 chi phí hoạt động là 20305.597 triệu đồng, năm 2011 là 27001.5 triệu đồng tăng 32.976 %. Đến năm 2012 chi phí hoạt động là 47149.319 triệu đồng tăng 74.617so với năm 2011. Chi phí dự phòng rủi ro có xu hướng tăng qua các năm, năm 2010 ,2011, 2012 lần lượt là 3898.7778 triệu đồng, 3376.4722 triệu đồng và 5222.7917 triệu đồng. SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc Lớp: SB15I Báo cáo thực tập tổng hợp 12 GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trang Nguyên nhân dẫn đến xu hướng gia tăng về chi phí hoạt động chi nhánh mở rộng hoạt động, thêm phòng giao dịch, thêm nhân viên nên chi phí tăng cao, trong đó tiền lương chiếm 50% chi phí hoạt động của chi nhánh Đông Đô. Nhìn chung, trong 3 năm qua, tốc độ tăng trưởng của thu nhập và chi phí có nhiều biến động, nhưng thu nhập của ngân hàng luôn cao hơn chi phí nên năm nào ngân hàng cũng có mức chênh lệch thu chi dương. Tóm lại, Sacombank Đông Đô là chi nhánh ngân hàng có đóng góp lớn vào toàn bộ tổng doanh thu của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín. Dù môi trường kinh tế hiện tại không mấy thuận lợi cho hoạt động của chi nhánh nhưng các số liệu thu thập được cho thấy một chi nhánh ngân hàng đầy tiềm năng trong tương lai, vượt qua khó khan và đứng vững trên thị trường. Để làm được điều đó, các bộ phận của chi nhánh phải không ngừng cố gắng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thiểu chi phí để duy trì niềm tin của khách hàng vào ngân hàng. SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc Lớp: SB15I Báo cáo thực tập tổng hợp 13 GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trang PHẦN III: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT 1. Vấn đề 1: Ngân hàng cần nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ Sacombank là ngân hàng thuộc top đầu về kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế. Đây là lợi thế của nó trong việc thu hút hợp tác của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Trong số các phương thức thanh toán, phương thức phương thức phát hành L/ C được sử dụng rộng rãi hơn cả. Quy trình thực hiện phương thức chứng từ thanh toán của Sacombank được chuẩn hóa theo một mô hình hợp lý, thời gian phát hành nhanh chóng, thủ tục đơn giản, chuyên nghiệp, đặc biệt, việc lưu hồ sơ khách hàng được ngân hàng quản lý rất tốt, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ của ngân hàng và các ưu đãi dành cho từng nhóm khách hàng . Tuy nhiên, một hệ thống dù ưu việt tới đâu cũng không tránh khỏi những hạn chế. Việc ngân hàng chưa áp dụng tiêu chuẩn chất lượng ISO, trong quá trình phát hành phải qua trình duyệt, ký quá nhiều lần làm mất thời gian của cả ngân hàng và khách hàng, hơn nữa , có quá nhiều loại chứng từ thanh toán,…là các nhân tố cản trở khách hàng phát hành L/C tại Sacombank. Do đó, với dịch vụ thanh toán quốc tế, đặc biệt là phát hành thư chứng từ, Sacombank nên áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm rút ngắn các thủ tục không cần thiết. 2. Vấn đề 2: Ngân hàng cần nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn Đối với tất cả các ngân hàng vốn là điều kiện tiền đề cho các hoạt động kinh doanh, nếu như nói nguồn vốn tự có là cơ sở để tổ chức hoạt động kinh doanh, cho sự khởi đầu của hoạt động kinh doanh ngân hàng thì nguồn vốn huy động đóng vai trò chủ đạo cho mở rộng hoạt động kinh doanh, đảm bảo cơ sở tài chính cho hoạt động kinh doanh. Vì vậy song song với chính sách, chiến lược khách hàng thì chiến lược nguồn vốn là một trong hai chiến lược quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của Ngân hàng. Mặt khác để tăng trưởng nguồn vốn hoạt động đòi hỏi Ngân hàng cần có một hệ thống chiến lược sản SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc Lớp: SB15I Báo cáo thực tập tổng hợp 14 GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trang phẩm hiệu quả nghĩa là các biện pháp huy động vốn phải đạt hiệu quả. SACOMBANK QUAN HOA, với khách hàng hướng tới chủ yếu là khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội. Thời gian hoạt động chưa lâu, nhân sự trẻ và có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường như VIETCOMBANK, VIETTINBANK, BIDV, ACB,…nên khả năng huy động được lượng vốn lớn trong dân cư của SACOMBANK còn có nhiều hạn chế. Bởi vậy ngân hàng cần phải có những chính sách nhất định để tăng cường khả năng huy động vốn của mình từ dân cư. 3. Vấn đề 3: Ngân hàng cần nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định cho vay Về thẩm định cấp tín dụng cho khách hang doanh nghiệp, các sai phạm ở Sacombank tập trung ở nhóm vi phạm quy định về thẩm định trước khi cho vay và thiếu chặt chẽ trong việc kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng tiền vay của khách hàng. Cụ thể,từ đầu năm 2009, có gần 100 hồ sơ thiếu sót, sai phạm: Phương án vay vốn chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh tương ứng với những khoản vay; thẩm định cho vay chưa đủ căn cứ để xác định thời hạn sử dụng vốn vay phù hợp với thực tế DN; chưa nghiêm túc kiểm tra tình hình kinh doanh của khách hàng sau khi vay được tiền; bỏ qua khâu kiểm tra các khoản thu, trả của khách hàng dẫn đến việc cấp tín dụng không phù hợp với nhu cầu thực tế... Có 12/87 doanh nghiệp được vay vốn lưu động lớn hơn nhu cầu thực tế hoạt động kinh doanh đã sử dụng vốn vay gửi tiết kiệm có kỳ hạn hưởng lãi trong thời gian được hưởng hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước. Làm thế nào để khắc phục tình trạng nêu trên trong bối cảnh thị trường ngày càng bất ổn, nhu cầu vốn tăng cao? Cần xem xét và hoàn chỉnh hệ thống thẩm định khách hàng của chi nhánh để nâng cao hiệu quả cho vay vốn của ngân hàng, giảm tỷ lệ nợ xấu, đem lại lợi ích cho khách hàng, ngân hàng và cộng đồng. SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc Lớp: SB15I Báo cáo thực tập tổng hợp 15 GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trang PHẦN IV: ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN Từ những vấn đề nêu trên, tôi xin đề xuất các đề tài khóa luận sau: 1/ Hướng 1: Tìm hiểu về phương thức thanh toán chứng từ tại ngân hàng Sacombank tại chi nhánh Đông Đô. Các ưu – nhược điểm và biện pháp khắc phục.( Học phần tài chính quốc tế - Bộ môn Ngân hàng - Chứng khoán) 2/Hướng 2: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại Sacombank . ( Học phần tài chính doanh nghiệp- Bộ môn Tài chính- Doanh nghiệp) 3/ Hướng 3: Tìm hiểu về hệ thống thẩm định cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh Đông Đô – Sacombank. Các ưu nhược điểm và biện pháp khắc phục. ( Học phần tài chính doanh nghiệp- Bộ môn Tài chính- Doanh nghiệp) SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc Lớp: SB15I Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trang MỤC LỤC PHẦN I: GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP..................................................1 1. Khái quát về đơn vị thực tập..........................................................................1 1.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín..........1 1.2 Giới thiệu về chi nhánh Sacombank Đông Đô.............................................1 2/ Chức năng nhiệm vụ cơ bản của chi nhánh Sacombank Đông Đô.............2 3. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Sacombank Đông Đô..................................3 PHẦN II: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH SACOMBANK ĐÔNG ĐÔ...........................................5 1. Phân tích tình hình tài sản- nguồn vốn của chi nhánh giai đoạn 20102012.......................................................................................................................5 2/ Tình hình kết quả kinh doanh của chi nhánh SACOMBANK Đông Đô giai đoạn 2010- 2012:...........................................................................................8 PHẦN III: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT.......................12 1. Vấn đề 1: Ngân hàng cần nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ.....................................................12 2. Vấn đề 2: Ngân hàng cần nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn....12 3. Vấn đề 3: Ngân hàng cần nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định cho vay.......................................................................................................................13 PHẦN IV: ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN...............................14 SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc Lớp: SB15I Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trang DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Sacombank Đông Đô.........................3 Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán của chi nhánh SACOMBANK Đông Đô giai đoạn 2010 – 2012..................................................................................................6 Bảng 2.2: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh SACOMBANK Đông Đô giai đoạn 2010-2012........................................................................................9 SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc Lớp: SB15I
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan