Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp khoa kinh tế luật tại công ty tnhh công nghiệp diamond...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp khoa kinh tế luật tại công ty tnhh công nghiệp diamond

.DOC
17
292
68

Mô tả:

Trường Đại Học Thương Mại Khoa Kinh Tế - Luật MỤC LỤC MỤC LỤC PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP DIAMOND...................................................................................................................1 1.1. Lịch sử thành lập Công Ty.................................................................................1 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty......................................................................1 1.2.1. Chức năng của công ty:......................................................................................1 1.2.2. Nhiệm vụ của công ty:.........................................................................................2 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty...........................................................................2 1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới kinh doanh của công ty........................3 PHẦN II: CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP.......................4 2.1. Chính sách quản lí các nguồn lực của công ty.....................................................4 2.2. Chính sách kinh doanh và chiến lược cạnh trạnh của công ty............................6 2.2.1.Chính sách giá, sản phẩm.....................................................................................6 2.2.2 Chính sách nghiên cứu và phát triển thị trường....................................................7 PHẦN III: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA...........................................................8 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.........................................................8 3.2. Hoạt động thương mại của công ty......................................................................9 3.3. Hoạt động thị trường của công ty......................................................................10 PHẦN IV: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG CỤ VÀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ, THƯƠNG MẠI HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY...................................................................................................................12 1. Chính sách tiền tệ...................................................................................................12 2. Chính sách thuế......................................................................................................13 3. Chính sách xuất nhập khẩu...................................................................................14 PHẦN V: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT..................................16 PHẦN VI: ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN.........................................................16 SV: Ngô Thị Minh Hồng – K46F1 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Khoa Kinh Tế - Luật PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP DIAMOND 1.1. Lịch sử thành lập Công Ty Công Ty TNHH Công Nghiệp DIAMOND được thành lập ngày 02/06/2008 Theo giấy phép kinh doanh (giấy chứng nhận đầu tư) số 192023000099 chứng nhận lần đầu vào ngày 29/05/2008 bởi Ban Quản lý các Khu Công nghiệp Vĩnh Phúc. Tên Công Ty: Công Ty TNHH Công Nghiệp DIAMOND Tên Giao Dịch Tiếng Anh: DIAMOND STEEL TUBE ENTERPRISE CO.,LTD Mã số thuế: 2500300220 Địa chỉ: Lô 11 – Khu Công nghiệp Khai Quang – TP Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc. Điện thoại: 0211 372 8100 Fax: 0211 372 8368 Email: ctdiamondvp09vnn.vn Vốn điều lệ: 52.800.000.000 Đồng (Năm mươi hai tỷ tám trăm triệu đồng chẵn) Tài Khoản: 036 100 163 5339 tại Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam Vietcombank Vĩnh Phúc. Công ty TNHH Công nghiệp DIAMOND là đơn vị kinh doanh hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam, là công ty TNHH hai thành viên trở lên. Công ty được thành lập với 100% vốn đầu tư nước ngoài đầu tư cho dự án “ dự án sản xuất, gia công thép ống, thép thanh kéo lạnh thành hình chính xác cao”. Công ty được thành lập vào ngày 02/06/2008 với số tổng vốn đầu tư thực hiện dự án là 176 tỷ đồng tương đương với 11 triệu USD trong đó vốn góp để thực hiện dự án là 52,8 tỷ đồng tương đương 3,3 triệu USD. Đến nay đã được khoảng gần 6 năm công ty đi vào hoạt động chính thức với đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm thêm vào đó là đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động đã giúp cho công ty đi vào hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn, ngày càng mở rộng thị trường kinh doanh và cải thiến đáng kể về thu nhập cũng như đời sống của công, nhân viên gắn bó với công ty. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 1.2.1. Chức năng của công ty: - Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, gia công thép ống, thép thanh kéo lạnh thành hình chính xác cao dùng cho ngành cơ khí, linh kiện ô tô, xe máy. - Sản Phẩm kinh doanh: ống thép kéo lạnh Công ty TNHH Công Nghiệp DIAMOND không phải là công ty độc quyền sản xuất và phân phối vật liệu xây dựng mặt hàng ống thép của toàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng như của Việt Nam, nhưng Công ty là nhà phân phối có sức ảnh hưởng đến mạng lưới phân phối ống thép trong và ngoài tỉnh. Như vậy, chức năng chính của công ty là sản xuất và kinh doanh ống thép kéo lạnh với nhiều chủng loại và kích cỡ khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng cho mọi công trình dân dụng và công nghiệp. Ngoài ra, với SV: Ngô Thị Minh Hồng – K46F1 1 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Khoa Kinh Tế - Luật thời gian hoạt động khoảng hơn 5 năm của mình, công ty cũng góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều công nhân viên, tiêu thụ nhiều nguyên liệu đầu vào, trang thiết bị do các doanh nghiệp khác cung cấp. Thêm vào đó, công ty cũng đóng góp vào sự phát triển của nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của tỉnh Vĩnh Phúc. 1.2.2. Nhiệm vụ của công ty: - Công ty có nghĩa vụ với đăng ký kinh doanh với cơ quan Nhà Nước, hoạt động kinh doanh đúng với ngành nghề mà công ty đã đăng ký với Ban Quản lý các Khu Công nghiệp Tỉnh Vĩnh Phúc. - Công ty phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả của hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm trước khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng đối với các loại hàng hóa mà công ty đã phân phối. - Không ngừng cải tiến các trang thiết bị, đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào các hoạt động sản xuất của công ty nhằm mang lại hiệu quả cho công việc kinh doanh. - Công ty phải luôn tạo niềm tin cho khách hàng, luôn cố gắng tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Bên cạnh đó phải cố gắng đào tạo đội ngũ nhân viên có chuyên môn, nghiệp vụ tốt, năng động, sáng tạo, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc. - Công ty phải thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách chế độ quản lý kinh tế tài chính của Nhà Nước, tuân thủ nguyên tắc hạch toán kế toán. Công ty có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của Nhà Nước, thực hiện trả lương cho công nhân, nhân viên và trả lợi tức hàng năm cho các cổ đông trong công ty theo đúng cam kết của Công ty. 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty Sơ đồ 1: sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Công nghiệp DIAMOND (Nguồn: Phòng Hành chính) SV: Ngô Thị Minh Hồng – K46F1 2 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Khoa Kinh Tế - Luật 1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới kinh doanh của công ty Với đặc điểm sản xuất kinh doanh Sản xuất, gia công thép ống, thép thanh kéo lạnh của mình, công ty đã trang bị nhiều thiết bị sản xuất kỹ thuật khác nhau. Đại đa số các máy móc, thiết bị thuộc thế hệ tương đối mới được nhập từ Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc trong đó chủ yếu máy móc thiết bị là được nhập từ Đài Loan.  Do ứng dụng của sản phẩm rất rộng như:  Piston, bộ giảm chấn, ống chịu áp lưc dầu, chốt cửa xe ôtô, bộ giảm sóc xe máy, trục cổ phốt ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất xe có động cơ.  Trục nén khí, chốt cửa ứng dụng trong trang trí nội thất  Khung xe đạp, cục giảm chấn ứng dụng trong sản xuất xe đạp.  Gậy thể thao, cử tạ,… ứng dụng cho lĩnh vực thể thao. Vậy nên, mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp cũng khá rộng, doanh nghiệp phân phối sản phẩm thông qua kho hàng nằm ngay tại trong cạnh khu nhà xưởng sản xuất của công ty để tiện lợi cho việc chuyên chở cho khách hàng của đội ngũ chuyên chở hàng hóa của công ty gồm khoảng 20 xe trọng tải lớn phụ trách việc phân phối hàng hóa đến khách hàng. Cụ thể ví dụ một số khách hàng tiềm năng của công ty trong nội địa như doanh nghiệp trong khu công nghiệp Khai Quang Vĩnh Yên như công ty VPIC, công ty Chính Long, công ty Nam Việt, công ty Toàn Hưng,… các công ty trong khu công nghiệp thuộc TP Việt Trì, công ty Mayer trong khu công nghiệp Trảm Bom Đồng Nai, công ty TNHH Toyota Mỹ Đình ở Hà Nội. Không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước mà sản phẩm của công ty còn được phân phối xuất khẩu ra cả thị trường nước ngoài như Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan,… SV: Ngô Thị Minh Hồng – K46F1 3 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Khoa Kinh Tế - Luật PHẦN II: CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 2.1. Chính sách quản lí các nguồn lực của công ty  Chính sách quản lý nguồn lực vốn: Tổng số vốn góp ban đầu của công ty đạt 52.800.000.000 đồng, trong đó ông WU, CHING-FENG với số vốn đóng góp đạt 9.360.900.000 đồng bằng tiền mặt, ông KAO, CHUAN-HO góp 7.920.000.000 đồng, ông WANG, CHIN-LIANG góp 7.920.000.000 đồng, ông KUO, YAO-FENG góp 7.920.000.000 đồng, bà CHEN, SHU-CHUAN góp 7.200.000.000 đồng, ông LIN, KUO-CHEN góp 7.200.000.000 đồng và Công ty TNHH CÔNG NGHIỆP EAGLE góp 5.280.000.000 đồng. Cũng như nhiều doanh nghiệp trẻ hiện nay phải đối mặt với vấn đề khó khăn nhất là thiếu vốn để đầu tư cải tiến máy móc và mở rộng quy mô sản xuất. Nguồn vốn công ty chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu.Hàng năm, tỉ lệ khấu hao vốn vào đầu tư máy móc trang thiết bị của công ty là 10%. Trong tình hình kinh tế hiện nay, xuất phát từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 và vẫn còn kéo dài đến hiện tại, nhất là trong năm 2013 vừa qua với cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu cùng với đó là hai nền kinh tế bậc nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc vẫn còn tiềm ẩn nhiều đe dọa thì nên kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động không hề nhỏ, vậy nên mọi hoạt động huy động vốn trở nên khó khăn, cơ chế sử dụng nguồn vốn càng quan trọng, quyết định sự thành bại của công ty. Từ thực tiễn đó công ty quyết định sử dụng nguồn vốn hợp lý hiệu quả. Để làm được điều này công ty đã thực hiện chính sách tiết kiệm chi phí vận hành quản lý doanh nghiệp, cắt giảm chi tiêu, thực hiện kinh doanh hiệu quả, quay vòng vốn, đàm phán giãn nợ với các nhà cung ứng; không để hàng hóa tồn kho. Đồng thời, công ty cũng sẽ tái cơ cấu các phòng ban của công ty theo hướng gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả và phát động trong toàn hệ thống thực hiện tiết kiệm, thi đua, sáng tạo, sản xuất có hiệu quả , tăng cường quản lý, ổn định lao động giảm bớt chi phí tạo ra không khí sản xuất mới tăng năng xuất lao động, rà soát tất cả những chi phí, hạn chế sử dụng điện ngoài giờ.  Chính sách quản lý nguồn nhân lực Với đặc trưng là một doanh nghiệp sản xuất thép ống thì việc tuyển dụng lao động của công ty chủ yếu là tuyển dụng lao động từ các trường trung cấp nghề chuyên nghiệp, các trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật,... Bộ máy tổ chức nguồn nhân lực của công ty được tổ chức và sắp xếp hợp lý, phù hợp với tình hình của công ty cũng như quy định của nhà nước. Đối với đội ngũ nhân viên, công ty thực hiện chính sách phân công công việc phù hợp với năng lực và trình độ của năng lực của đội ngũ cán bộ hiện tại, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty tổ chức thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch đạt thắng lợi và xây dựng Công ty từng SV: Ngô Thị Minh Hồng – K46F1 4 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Khoa Kinh Tế - Luật bước phát triển đi lên. Cụ thể là tại cuộc họp đầu tiên Chủ tịch HĐQT đã thực hiện chức năng quyền hạn thuộc điều lệ Công ty và luật doanh nghiệp quy định đã tiến hành bổ nhiệm các chức danh quản lý doanh nghiệp như: Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán trưởng và các phòng ban nghiệp vụ. Bên cạnh đó Công ty còn có thực hiện một số chính sách đãi ngộ đối với nhân sự như sau: Chế độ làm việc, lương, đãi ngộ Thời gian làm việc: Công ty tổ chức làm việc từ thứ Hai đến thứ Bảy, nghỉ ngày Chủ Nhật. Khi có yêu cầu đột xuất về tiến độ sản xuất, kinh doanh các nhân viên Công ty có trách nhiệm làm thêm giờ. Công ty đảm bảo quyền lợi cho người lao động lao động theo đúng quy định của nhà nước và có đãi ngộ thỏa đáng cho người lao động. Thời gian nghỉ phép, nghỉ Lễ, nghỉ Tết, nghỉ ốm thai sản được bảo đảm theo đúng quy định của Bộ Luật Lao động. Điều kiện làm việc: văn phòng làm việc khang trang, thoáng mát và được trang bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị hỗ trơ công việc. Công ty cũng trang bị đầy dủ dụng cụ đồ bảo hộ lao động cho CBCNV tại Công ty theo yêu cầu về an toàn lao động. Riêng đối với lực lượng lao động trực tiếp, Công ty trang thiết bị đầy đủ và đúng quy dịnh pháp luật về các phương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động nhắm đảm bảo mức độ an toàn cao nhất cho người lao động đặc biết khi làm việc trong các nhà máy. Công ty thực hiện việc trả lương cho người lao động 1 lần 1 tháng vào ngày 10 hàng tháng sau khi đã trừ đi các khoán khấu trừ vào lương như: ứng trước, BHXH, BHYT,... Việc trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được Công ty trích nộp theo đúng quy định và quyền hạn. Chính sách nhân tài, thưởng Công ty có chính sách lương, thưởng đặc biệt đối với các nhân viên giỏi và nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan, một mặt giữ chân nhân viên lâu dài, mặt khác thu hút nhân lực giỏi từ nhiều nguồn khác nhau về làm việc cho Công ty. Ngoài ra, hàng năm Công ty còn cử CBCNV đi đào tạo nhằm nâng cao tay nghề, trình độ kiến thức và nghiệp vụ. Hăng năm, Công ty tổ chức cho CBCNV đi nghỉ mát 01 lần/năm, tổ chức tặng quà cho con em CBCNV ngày Quốc tế Thiếu nhi 01/6, xây dựng Qũy khuyến học cho con em CBCNV trong công ty, thường xuyên tổ chức các hoạt động liên hoan văn nghệ, thể dục thể thao, các cuộc thi khác,... nhằm nâng cao đời sống tinh thần, đẩy mạnh tinh thần đoàn kết, gắn bó với Công ty của CBCNV. SV: Ngô Thị Minh Hồng – K46F1 5 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Khoa Kinh Tế - Luật  Chính sách xây dựng cơ sở vật chất: Trong suốt thời gian hoạt động từ tháng 06 năm 2008 đến nay, mặc dù Công ty còn gặp nhiều khó khăn về tài chính tuy nhiên công ty vẫn chú trọng đến việc đầu tư mạnh vào cơ sơ vật chất kỹ thuật như máy móc thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ nước ngoài chủ yếu là từ Đài Loan như các loại Máy Bóp ống Rolling Type, máy tẩy dầu, máy xử lý nhiệt, xử lý bề mặt, máy chổng gỉ, máy kéo ống, hay các loại thiết bị kiểm tra chất lượng như Máy đo độ cứng HRB, máy đo độ nhám bề mặt, máy kiểm nghiệm vạn năng 30T, máy kiểm tra ED,... Với diện tích xưởng khoảng 18 000 m 2 toàn bộ hệ thống kho, khu sản xuất chế xuất được xây dựng quy hoạch tập trung rất tiện lợi cho việc vận chuyển hàng hóa đưa vào khâu lưu thông. Bên cạnh đó thì văn phòng làm việc của Công ty được xây dựng ngay cạnh khu chế xuất tiện lợi cho việc lãnh đạo trực tiếp giải quyết sự cố bất ngờ cũng như kiểm tra các công đoạn cũng như quy trình sản xuất của công nhân trong xưởng. 2.2. Chính sách kinh doanh và chiến lược cạnh trạnh của công ty 2.2.1.Chính sách giá, sản phẩm ● Chính sách giá Các doanh nghiệp ngành thép đã trải qua một năm 2012 "sóng gió", và năm 2013 vẫn tiếp tục còn khó khăn khi nhu cầu tiêu dùng, đầu tư giảm sút, thị trường bất động sản vẫn chưa phục hồi. Với lượng cung vượt xa cầu, sản xuất thép tại doanh nghiệp trong nước nói chung hiện đang dư thừa công suất, nên phải chịu sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong ngành với nhau và thép nhập ngoại. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong ngành dự báo sẽ phải cạnh tranh quyết liệt khi Công ty Cổ phần China Steel Sumikin Việt Nam tham gia thị trường, với công suất 1,2 triệu tấn/năm. Đó là một thách thức không nhỏ đối với không chỉ riêng công ty mà còn đối với tất cả các doanh nghiệp khác kinh doanh trong ngành. Có thể thấy mặt hàng kinh doanh của công ty là các sản phẩm ống thép kéo lạnh nên giá hàng của công ty chịu nhiều tác động như giá mặt hàng cạnh tranh của khá nhiều doanh nghiệp sản xuất thép khác trong ngành, thuế xuất nhập khẩu, chênh lệch tỷ giá hối đoái,… Vì vậy chính sách giá là công cụ hữu hiệu của công ty trong việc điều tiết giá hàng của mình sao cho phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng trong nước. Mặt khác, giá cũng là một công cụ trực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuân cho doanh nghiệp nên cần có chính sách giá phù hợp để đem lại lợi nhuận cao nhất cho công ty. Một số chính sách giá mà công ty áp dụng là: chiết khấu giá theo số lượng mua, theo hình thức thanh toán, theo tập khách hàng tiềm năng của công ty,… SV: Ngô Thị Minh Hồng – K46F1 6 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Khoa Kinh Tế - Luật ● Chính sách sản phẩm Là một doanh nghiệp trẻ, công ty có mặt trên thị trường mới chỉ được khoảng gần 6 năm nhưng toàn bộ lãnh đạo công ty cũng như các thành viên trong công ty luôn cố gắng cùng nhau phấn đấu xây dựng nên uy tín cũng như hình ảnh của công ty trong con mắt của bạn hàng và các đối tác. Có thế nói góp phần đáng kể trong thành tựu chung của công ty phải kể đến công cuộc phát triển sản phầm của công ty, công ty luôn đề cao vấn đề chất lượng sản phẩm trong kinh doanh, đáp ứng như cầu của người tiêu dùng một cách tốt nhất. Là một sản phẩm mang tính chất sử dụng lâu dài nên chất lượng của sản phẩm luôn đi kèm với thời gian. Với sản phẩm kinh doanh này thì niềm tin nơi khách hàng gắn liền với chất lượng của nó nên việc xây dựng niềm tin trong con mắt của các nhà tiêu dùng phải gắn liền với yêu cầu đảm bảo chất lượng cho sản phẩm kinh doanh của mình. Và để đảm bảo nâng cao khả năng bán, tạo lập được điều kiện sinh lời. Đồng thời đảm bảo uy tín, nâng cao sức cạnh tranh. Bộ phận quản lý công ty luôn thực hiện các chiến lược phát triển sản phẩm hướng tới mục đích chung đó là tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, nhiều tính năng vượt trội có sức thu hút sự chú ý của người tiêu dùng để họ tin dùng và mua sản phẩm. 2.2.2 Chính sách nghiên cứu và phát triển thị trường Tăng cường công tác Marketing, mở rộng thị trường, đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ, tạo thế đứng vững chắc cho sản phẩm ống thép kéo lạnh. Xây dựng kế hoạc tiêu thụ và chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Giữ vững thị trường truyền thống, tăng thêm thị phần tại các thị trường có doanh thu thấp, thường xuyên đánh giá hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm, sử dụng linh hoạt các công cụ trong lưu thông để khai thác tối đa thị phần tại các địa bàn có lợi nhuận cao và tăng cường mở rộng,tìm kiếm những thị trường mới tiềm năng. Nghiên cứu thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng , sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để đưa ra các quyết định phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và đủ sức cạnh tranh với các giải pháp phần mềm về công nghệ thông tin của các công ty khác. Tổ chức Hội nghị khách hàng thường niên nhằm tiếp nhận những thông tin từ khách hàng về sản phẩm, phương thức bán hàng, dịch vụ sau bán hàng,… nhằm giúp Công ty định hướng tốt hơn việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. SV: Ngô Thị Minh Hồng – K46F1 7 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Khoa Kinh Tế - Luật PHẦN III: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA. 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Có thể nói năm 2013 vừa qua là một năm khó khăn đầy thách thức và trong đó đối với thị trường ngành thép Thế giới và trong nước vẫn còn tiềm ẩn những biến động bất thường và xu hướng cung vượt quá cầu vẫn đang chi phối. Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép đang chịu sự cạnh tranh rất lớn từ thép thành phẩm được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Mặt khác, công ty TNHH Công nghiệp DIAMOND chỉ là một phần rất nhỏ trong thị trường kinh doanh ngành Thép ở Việt Nam nên việc công ty bị chi phối và ảnh hưởng rất nhiều từ những biến động của thị trường ngành Thép thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là vấn đề khó tránh khỏi. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo kịp thời của Hội đồng quản trị cũng như vai trò quản lý điều hành linh hoạt của Ban Giám đốc cũng sự nỗ lực của tập thể toàn bộ công nhân viên chức, lao động của toàn công ty nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm qua đã vượt qua khó khăn thách thức về cơ bản đã hoàn thành được các nhiệm vụ đề ra. Dưới đây là kết quả doanh thu của công ty trong những năm vừa qua kể thừ khi chính thức đi vào hoạt động. Bảng 1: Kết quả kinh doanh của công ty TNHH Công Nghiệp DIAMOND từ năm 2010 đến năm 2013. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 Kế Thực hoạch hiện 2011 Kế Thực hoạch hiện 2012 Kế Thực hoạch hiện 2013 Kế Thực hoạch hiện Doanh thu 85 89.4885 180 185.7896 180 178.4205 250 252.2555 Tổng chi phí 75 75.64250 164 167.1065 158 158.2078 228 226.3560 10 13.8460 16 18.6831 22 20.2127 22 25.8995 10 13.8460 16 18.6831 22 20.2127 20.350 23.9571 LN trước thuế LN sau thuế (Nguồn: phòng kế toán) SV: Ngô Thị Minh Hồng – K46F1 8 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Khoa Kinh Tế - Luật Từ bảng số liệu trên ta có thể dễ dàng rút ra được một số đánh giá sơ bộ về tình hình sản suất kinh doanh của công ty như sau: Tổng doanh thu của công ty qua các năm có xu hướng tăng, cụ thể là năm 2010 doanh thu là 89,4485 tỷ đồng, năm 2011 doanh thu đã tăng mạnh lên 185,7898 tỷ đồng tương ứng tăng 96,3413 tỷ đồng với tỷ lệ tăng lên đến 207,7 % bởi mới được thành lập tháng 06/2008 nên việc hòa nhập và tìm kiếm thị phần cũng như mở rộng thị trường của công ty còn gặp nhiều khó khăn tuy nhiên đến năm 2011 sau gần 3 năm đi vào hoạt động thì công ty đã có những bước tiền vượt bậc trong việc cải thiện doanh thu đáng kể so với năm 2010. Tiếp theo năm 2012 doanh thu của công ty là 178,4205 tỷ đồng giảm so với năm trước là 1,579 tỷ đồng ứng với tỷ lệ giảm còn là 99,125 % so với năm 2011 nguyên nhân là do ảnh hưởng của cộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu tiếp tục sa lầy mà chưa có lối thoát và ảnh hưởng của các cường quốc như Mỹ, Nhật Bản hay các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Brazil,... làm kinh tế tăng trưởng chậm lại, thất nghiệp cao và sức mua hạn chế ảnh hưởng đến kinh tế trong nước và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tiếp nối theo đó năm 2013 nền kinh tế Việt Nam tưởng chừng như cũng không mấy khả quan so với năm 2012 tuy nhiên với sự nỗ lực của các CBCNV công ty đã khắc phục mọi khó khăn, tránh xa các tác động từ suy thoái kinh tế vì vậy công ty đã và đang đạt được những thành quả khá khả quan, vượt qua khó khăn và đưa mức doanh thu vượt chỉ tiêu kế hoạch để đạt 117,72%. Chúng ta có thể nhận thấy qua các năm doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty đã tăng qua các năm. Có thế nói công ty đã tìm ra hướng đi đúng cho mình và tìm ra cơ hội để sử dụng vốn hiệu quả hơn. 3.2. Hoạt động thương mại của công ty Hoạt động mua hàng Là một doanh nghiệp sản xuất ống thép công ty đã tố chức một đội ngũ nhân viên trẻ và chuyên nghiệp chuyên phụ trách việc mua các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất với các đối tác chủ yếu là các công ty ở Đài Loan. Dưới đây là bảng minh họa về hoạt mua nguyên vật liệu của công ty trong 3 năm gần đây giai đoạn 2011-2013: SV: Ngô Thị Minh Hồng – K46F1 9 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Khoa Kinh Tế - Luật Bảng 2: Bảng chi phí mua nguyên vật liệu công ty giai đoạn 2011-2013 (Đơn vị: đồng) 2011 45.385.200.000 Chi phí 2012 101.756.000.000 2013 137.328.100.000 1.109.422.000 2.505.000.000 3.320.020.000 Hóa chất 100.856.000 246.230.000 301.820.000 Dầu FO, gas 3.832.822.000 5.851.600.000 9.960.060.000 Tổng 50.428.300.000 110.358.830.000 150.910.000.000 Nguyên vật liệu Thép ống Hóa dầu, dầu chổng gỉ Hoạt động bán hàng Sản phẩm ống thép kéo lạnh của công ty không chỉ phân phối cho thị trường trong nước mà còn mở rộng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Công ty phân phối hàng hóa của mình chủ yếu phân phối trực tiếp đến khách hàng mà không thông qua kênh phân phối trung gian với hình thức phân phối là thông qua đội chuyên vận chuyển hàng của công ty gồm 20 xe trọng tải lớn để phân phối nguồn hàng trực tiếp đến khách hàng. 3.3. Hoạt động thị trường của công ty Sản phẩm của công ty chủ yếu được bán trên thị trường với cơ cấu thế hiện qua 2 bảng số liệu sau: Bảng 3: Cơ cấu doanh thu thị trường nội địa của công ty giai đoạn 2011 – 2013 (Đơn vị: %) Thị trường Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Tổng Năm 2011 56,8 34,6 8,6 100 Cơ cấu thị trường nội địa Năm 2012 50,4 35,8 13,8 100 Năm 2013 48,2 33,8 18 100 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Từ bảng trên ta thấy thị trường tiêu thụ lớn nhất của công ty trong 3 năm gần đây là thị trường miền Bắc, thứ hai là thị trường miền Nam và miền Trung đứng vị trí thứ ba. Tuy nhiên, những năm trở lại đây công ty luôn đẩy mạnh mục tiêu khai thác sâu thêm ở thị trường miền Trung nên cơ cấu doanh thu ở thị trường miền Trung đang tăng dần từ 8,6% năm 2011 lên 18% năm 2013 và đây có thể xem là một thị trường đang có xu hướng phát triển trong tương lai. Có thể nói, thị trường miền Bắc được công ty khai thác triệt để và luôn đứng đầu trong ba thị trường bởi đây là thị trường SV: Ngô Thị Minh Hồng – K46F1 10 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Khoa Kinh Tế - Luật tiềm năng với những điều kiện thuận lợi trong khâu lưu thông hàng hóa của công ty. Với trụ sở chính sản xuất nằm ở miền Bắc nên rất thuận lợi cho việc phân phối sản phẩm của công ty trên thị trường này. Đối với thị trường miền Nam một thị trường năng động bậc nhất cả nước thì công ty luôn duy trì cơ cấu ở mức khá và luôn chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong 3 thị trường. Bảng 4 : Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty giai đoạn 2011 – 2013 (Đơn vị: %) Thị trường Đài Loan Trung Quốc Thái Lan Malaysia Một số nước khác Tổng Năm 2011 30.4 26.9 19.1 6.1 17.5 100 Cơ cấu thị trường xuất khẩu Năm 2012 31.2 27.4 20.5 6.6 14.3 100 Năm 2013 33 29 20 6.5 11.5 100 (Nguồn: Phòng Kinh doanh) Từ bảng trên ta có thể thấy tỉ trọng hàng xuất khẩu vào thị trường Đài Loan rất lớn, điều này là do công ty có 100% vốn đầu tư từ Đài Loan nên các nhà chức trách lãnh đạo công ty cũng hiểu rõ về nhu cầu cũng như thị hiếu của người tiêu dùng ở thị trường này mặt khác thị trường Đài Loan khá tiềm năng và công ty luôn duy trì mức tỉ trọng cao đối với thị trường này (năm 2011 là 30,4% và năm 2013 là 33%). Tỉ trọng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia tăng liên tục trong 2 năm cho thấy mức độ đầu tư, mở rộng thị trường ở 3 khu vực này. SV: Ngô Thị Minh Hồng – K46F1 11 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Khoa Kinh Tế - Luật PHẦN IV: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG CỤ VÀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ, THƯƠNG MẠI HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY Hoạt động trên thị trường, ngoài sự tác động của nhân tố vi mô bên trong doanh nghiệp thì phải kể đến là những nhân tố vĩ mô bên ngoài cũng ảnh hưởng rất lớn đến một doanh nghiệp. Nhà nước là chủ thể bao quát đời sống, hoạt động sản xuất và kinh doanh của mọi chủ thể khác trong xã hội. Những chính sách do Nhà nước đưa ra trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ nước Việt Nam, trong đó có Công ty TNHH Công Nghiệp DIAMOND. Công ty đã và đang thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình phù hợp với những chính sách, quy định đó. Cụ thể với một số chính sách như: 1. Chính sách tiền tệ. Năm 2014 tới dự báo kinh tế trong và ngoài nước, còn tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn, giá các nguyên vật liệu và sản phẩm thép sẽ có nhiều biến động tăng hoặc giảm ở các thị trường và khu vực khác nhau. Trong khi,chính phủ lại tiếp tục theo đuổi mục tiêu ổn ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội với 6 gói các biện pháp bao gồm: “thắt chặt chính sách tiền tệ; thắt chặt chính sách tài chính; kìm hãm thâm hụt thương mại; tăng giá điện đồng thời với việc hỗ trợ người nghèo và sử dụng một cơ chế mang tính chất thị trường hơn đối với việc định giá xăng dầu; tăng cường an sinh xã hội;nâng cao hiệu quả việc phổ biến thông tin chính sách”... cụ thể là việc Chính phủ đẩy lãi suất thương mại lên 18-20% năm 2011 và giảm còn 14-15% trong năm 2012. Hơn nữa, thị trường bất động sản vẫn chưa được tháo gỡ và tiếp tục ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ thép của nền kinh tế, xã hội. Với nội dung quản lý thị trường tiền tệ, thắt chặt đầu tư công, tăng cường quản lý thị trường hàng hóa của Chính phủ đã có những tác động không nhỏ đến các ngân hàng và doanh nghiệp, điển hình là việc các ngân hàng sẽ khó khăn trong việc cho vay còn các doanh nghiệp sẽ phải chịu áp lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Giải pháp này đã gây bất lợi cho nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, trong đó, ngành thép là một trong những ngành gặp nhiều khó khăn nhất. Và chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ cũng có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thép trong ngành nói chung và của Công ty TNHH Công Nghiệp DIAMOND nói riêng. Cụ thể là: Việc Ngân hàng nhà nước thắt chặt tín dụng, tăng lãi suất gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với mức lãi suất cao (khoảng 18-20% năm 2011 giảm còn 14-15% năm 2012), cùng với chủ trương thắt chặt tín dụng của nhà nước, doanh nghiệp rất khó khăn khi tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng để phục vụ SV: Ngô Thị Minh Hồng – K46F1 12 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Khoa Kinh Tế - Luật sản xuất kinh doanh và trả lương cho công nhân. Bên cạnh đó, lãi suất cao khiến lợi nhuận thuần của doanh nghiệp sụt giảm do phải chi trả thêm một phần tiền lãi cho các ngân hàng do lãi suất tăng. 2. Chính sách thuế Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 03/06/2008 thay thế cho Luật thuế TNDN (sửa đổi) năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 qua thời gian triển khai và đi vào cuộc sống đã tạo được môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh thuận lợi, đảm bảo công bằng, bình đẳng trong cạnh tranh; thực hiện giảm mức thuế chung để doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy, tích tụ đổi mới thiết bị, đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, góp phần tạo sự chuyển biến trong phân bổ nguồn lực, khuyến khích và thu hút đầu tư có chọn lọc để phát triển các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và góp phần đảm bảo nguồn thu cho NSNN. Luật thuế GTGT (sử đổi) được thông qua ngày 03/06/2008 tại kỳ họp Quốc hội khóa 12 và có hiệu lực từ 01/01/2009 để thay thế cho Luật thuế GTGT năm 1997 và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT năm 2003 và 2005. Luật thuế GTGT năm 2008 đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, minh bạch các hoạt động kinh tế, chống gian lận; thúc đẩy hạch toán kế toán, sử dụng hóa đơn, chứng từ, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp. Luật Quản lý thuế sửa đổi bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/2013. Nguyên tắc đáng chú ý nhất của Luật là DN nào tuân thủ tốt quy định về thuế, sẽ có nhiều thuận lợi, còn DN nào tuân thủ không tốt, thì rủi ro và chi phí thuế sẽ tăng cao hơn nhiều so với hiện nay. Theo đó, sẽ hướng các DN tới môi trường kinh doanh “sạch”, tăng tính minh bạch trên số liệu kế toán, báo cáo tài chính, góp phần nâng cao uy tín kinh doanh trên thương trường. Tuy nhiên, thời gian qua nền kinh tế gặp không ít khó khăn, thách thức, quá trình thực hiện chính sách thuế TNDN và thuế GTGT nảy sinh một số vấn đề mới từ thực tiễn phát triển kinh tế của đất nước cũng như trước yêu cầu ngày càng cao về hiện đại hóa công tác quản lý thuế trong môi trường cạnh tranh gay gắt, hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng hơn. Để tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp nên cần thiết phải sửa đổi, bổ sung chính sách thuế TNDN và thuế GTGT cho phù hợp thực tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, có thêm nhiều cơ hội để cạnh tranh lành mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế. Theo dự thảo sửa đổi của Luật Thuế TNDN, một trong những nội dung quan trọng đó là mức thuế suất thuế TNDN giảm từ 25% xuống 23%, với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ được áp dụng thuế suất 20%. Đối với Luật thuế GTGT, giữ mức SV: Ngô Thị Minh Hồng – K46F1 13 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Khoa Kinh Tế - Luật thuế suất 10%, chưa thu hẹp nhóm thuế suất 5% đối với các mặt hàng tiêu dùng trong nước; đồng thời bổ sung quy định áp thuế suất 0% đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu là hàng hoá, dịch vụ được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam. Không chỉ vậy, thị trường thép trong nước đang phải cạnh tranh quyết liệt và đối diện với nhu cầu dư thừa nguồn cung biểu hiện cụ thể là công suất sản xuất thép trong nước đã đến mức dư thừa do phát triển quá ồ ạt (tổng năng lực lên đến 17 triệu tấn phôi và thép thành phẩm các loại trong khi tiêu thụ trong nước chỉ đạt khoảng 10,5 triệu tấn năm 2012). Cùng với đó thì việc xuất khẩu sản phẩm sang các nước cũng gặp nhiều khó khăn do các nước áp dụng chính sách bảo hộ và cạnh tranh của thép Trung Quốc. Cụ thể là sẽ cạnh tranh gay gắt với việc tham gia thị trường của nhà sản xuất China Steel Sumikin Vietnam với công suất 1,2 triệu tấn/năm. Đồng thời đó là việc Việt Nam tiếp tục cắt giảm thuế nhập khẩu môt số mặt hàng thép xuống theo các cam kết WTO, lộ trình thuế nhập khẩu gần như bằng 0 với hầu hết các sản phẩm thép từ các quốc gia Asean và Trung Quốc sẽ có hiệu lực từ 2015 theo hiệp định AFTA,... 3. Chính sách xuất nhập khẩu Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/09/2013 với nhiều quy định mới nới lỏng về thủ tục hải quan Bộ Tài Chính ban hành nhằm hướng dẫn việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan,… thay thế cho các quy định cũ tại Thông tư 194/2010/TT-BTC Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Vì hoạt động kinh doanh chính của công ty là sản xuất và xuất khẩu sản phẩm ống thép sang thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan,.. nên các Nghị định, thông tư về thủ tục hải quan, quản lý xuất nhập khẩu có tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất của công ty. Về mặt tích cực, việc nới lỏng các thủ tục hải quan sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng của công ty sang các nước khác cũng như nhập khẩu nguyên liệu đầu vào. Điều này tác động trực tiếp tới doanh thu và chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có khả năng mở rộng quy mô sản xuất, thâm nhập vào thị trường các nước lớn… Tuy nhiên nó cũng có tác động tiêu cực khi các đối thủ cạnh tranh trong nước cũng như nước ngoài đều có được các cơ hội thâm nhập thị trường như vậy. Điều này đặt cho công ty một thách thức lớn là phải cạnh tranh khốc liệt hơn với các đổi thủ, phải khai thác hiệu quả các lợi thế so sánh của công ty để tiêu thụ ngày càng nhiều sản phẩm. Về thuế xuất - nhập khẩu đối với ngành thép, Chính phủ đã đưa ra những thay đổi chính sách tác động đến nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước, trong đó có Công ty TNHH Công Nghiệp DIAMOND. Trước ngày 24/04/2004 Bộ Tài chính quyết định giảm thuế nhập khẩu thép các loại xuống còn 0% làm cho lượng thép nhập khẩu SV: Ngô Thị Minh Hồng – K46F1 14 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Khoa Kinh Tế - Luật từ nước ngoài nhất là Trung Quốc tăng mạnh gây ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ ống thép của Công ty. Đồng thời nếu áp dụng mức thuế nhập khẩu 0% thì các công ty nhập khẩu sẽ đầu cơ gây lũng đoạn thị trường, Công ty vừa khó khăn trong việc giải quyết đầu ra lại vừa khó khăn trong việc tìm kiếm đầu vào chất lượng mà giá cả lại phải phù hợp. Nhận thấy rằng việc giảm thuế không hiệu quả, không bảo hộ được sản xuất non trẻ trong nước, ngày 15/6/2004 Bộ trưởng Bộ Tài Chính đã có quyết định số 53/2004QĐ - BTC điều chỉnh trở lại mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng sắt thép: thuế suất nhập khẩu phôi thép là 5%, còn thép xây dựng là 15%. Tuy nhiên, từ năm 2014 trở đi, khi Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu thép xuống còn 0-5% theo các cam kết WTO, Công ty cũng như nhiều doanh nghiệp trong nước hoạt động trong lĩnh vực này sẽ đối mặt với thách thức lớn hơn hiện nay. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đưa ra cách chính sách phi thuế như hạn ngạch, trợ cấp xuất - nhập khẩu, giấy phép xuất – nhập khẩu, tỷ giá hối đoái và cả việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác song phương, đa phương,… có tác động đến nền kinh tế trong nước nói chung, Công ty TNHH Công Nghiệp DIAMOND nói riêng. Nền kinh tế có thể có những chuyển biến tích cực hơn, thị trường được mở rộng hơn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm đầu vào và giải quyết đầu ra. Tuy nhiên việc mở rộng giao lưu, buôn bán quốc tế, xóa bỏ các hạn ngạch theo lộ trình cam kết sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh, nhất là với các doanh nghiệp nước ngoài lớn mạnh cả về trình độ lẫn quy mô. Công ty TNHH Công Nghiệp DIAMOND đang phải cạnh tranh với nhiều công ty lớn như Công ty TNHH ống thép SUJIA (VN), Công ty SeAH Việt Nam, Công ty Hữu Liên Á Châu,… đây đều là những công ty sản xuất ống thép đa quốc gia lớn mạnh xuất hiện từ khi nước ta mở cửa nền kinh tế, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Điều đó cho thấy việc tham gia hội nhập với thế giới bên ngoài đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng không ít những trở ngại, thách thức. SV: Ngô Thị Minh Hồng – K46F1 15 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Khoa Kinh Tế - Luật PHẦN V: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT Trên cơ sở nghiên cứu những tài liệu cùng thời gian bốn tuần thực tập tại công ty TNHH Công Nghiệp DIAMOND, tôi nhận thấy bên cạnh những gì đã đạt được công ty còn tồn tại một số vấn đề sau cần được giải quyết:  Vấn đề doanh thu và lợi nhuận của công ty còn chưa hoàn thiện, công ty vẫn chưa thực sự tìm ra được giải pháp hiệu quả để tối đa hóa lợi nhuận.  Lực lượng lao động trong công ty hiện nay là khoảng 100 người tuy nhiên số lượng lao động đại học và trên đại học mới chiếm gần 7% tổng số lao động. Đặc biệt trong số này mới chỉ có 1 thạc sỹ kinh tế, còn lại là trình độ đại học. Ngoài ra, phần lớn lao động có bằng trung cấp nghề và lực lượng lao động phổ thông vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn. Để có thể phát triển bền vững trong tương lai công ty cần chú trọng quan tâm tới lực lượng lao động, không những tới đội ngũ quản lý mà đối với cả lực lượng công nhân kỹ thuật.  Sự suy thoái về kinh tế trong nước và trên thế giới, thị trường bất động sản đóng băng, lạm phát,… ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường sản phẩm đầu ra của công ty, cùng với đó các sản phẩm thay thế có giá thành rẻ, đa dạng mẫu mã gây ra sự sụt giảm về sản lượng và doanh thu đang là những thách thức đặt ra cho công ty cần giải quyết.  Việc thăm dò và tìm hiểu thị trường của công ty cũng gặp nhiều khó khăn, thông tin về thị hiếu cũng như nhu cầu của người tiêu dùng còn chậm và không thường xuyên.  Việc khai thác mảng thị trường trong nước của công ty còn nhiều hạn chế đặc biệt là khu vực miền Trung. Mặt khác, chi phí nghiên cứu thị trường lại rất cao gây khó khăn cho việc phát triển thị trường và mở rộng thị trường kinh doanh của công ty trong giai đoạn hiện nay.  Trình độ công nhân không đều, một số vẫn hạn chế về tay nghề, tính chuyên môn hóa cũng như ý thức tổ chức kỹ thuật trong lao động. Do đó nguyên vật liệu bị tiêu hao nhiều làm tăng giá thành của sản phẩm, giảm sức cạnh tranh với các đối thủ. Việc tạo điều kiện cho mọi người học tập nâng cao trình độ, mở các lớp đào tạo nâng cao tay nghề, thường xuyên có các buổi thảo luận và ứng dụng phương pháp sản xuất mới, có chính sách thu hút nhân tài của công ty còn rất hạn chế. PHẦN VI: ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN Từ cơ sở những vấn đề đặt ra nêu trên, em xin đề xuất hướng đề tài khóa luận như sau: STT Tên đề tài 1 Phát triển thương mại sản phẩm ống Thép kéo lạnh trên thị trường nội địa của công ty TNHH Công Kinh tế thương mại Nghiệp DIAMOND SV: Ngô Thị Minh Hồng – K46F1 Bộ môn đăng ký 16 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan