Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp khoa kinh tế luật tại công ty cổ phần dữ liệu trực tuy...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp khoa kinh tế luật tại công ty cổ phần dữ liệu trực tuyến việt nam

.DOC
19
289
56

Mô tả:

Trường Đại học Thương mại Khoa Kinh tế - Luật MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ.......................................................................iii 1. Giới thiệu chung về công ty.....................................................................................1 1.1, Quá trình hình thành và phát triển của công ty.................................................1 1.2, Chức năng và nhiệm vụ của công ty....................................................................2 1.2.1, Chức năng của công ty......................................................................................2 1.2.2, Nhiệm vụ của công ty.........................................................................................2 1.3, Lĩnh vực hoạt động của công ty...........................................................................2 1.4, Cơ cấu tổ chức bộ máy trong công ty..................................................................2 1.5, Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới hoạt động của công ty............................3 2. Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của công ty..........................................4 2.1, Hệ thống các văn bản luật điều chỉnh hoạt động của công ty............................4 2.2, Hệ thống các văn bản dưới luật điều chỉnh hoạt động của công ty...................4 3. Thực trạng thi hành và tác động của hệ thống quy phạm pháp luật thương mại đới với hoạt động của công ty.....................................................................................5 3.1, Thực trạng thi hành các hệ thống quy phạm pháp luật thương mại trong công ty........................................................................................................................... 5 3.2, Thực trạngtác động của hệ thống quy phạm pháp luật thương mại đối với hoạt động của công ty..................................................................................................9 3.2.1, Thành tựu...........................................................................................................9 3.2.2, Hạn chế.............................................................................................................10 4. Đánh giá chung về thực trạng thi hành và hệ thống pháp luật thương mại điều chỉnh hoạt động của công ty....................................................................................111 4.1, Đánh giá về thực trạng thi hành hệ thống pháp luật thương mại điều chỉnh hoạt động của công ty VDO......................................................................................11 4.2, Đánh giá về hệ thống pháp luật thương mại điều chỉnh hoạt động của công ty VDO............................................................................................................................ 12 5. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết......................................................................14 6. Đề xuất đề tài khóa luận........................................................................................14 KẾT LUẬN.................................................................................................................iv SVTH: Nguyễn Thị Tâm i Báo cáo Thực tập tổng hợp Trường Đại học Thương mại Khoa Kinh tế - Luật LỜI NÓI ĐẦU Trước sự biến đổi sâu sắc trong nền kinh tế toàn cầu trong những năm gần đây, nền kinh tế Thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng cũng có những thay đổi rõ rệt. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp trong và ngoài nước, kéo theo đó là sự thay đổi của hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của từng doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường nhiều biến đổi hiện nay. Pháp luật là một phần không thể thiếu trong một quốc gia nói chung và với các doanh nghiệp nói riêng. Đó cũng được coi là con dao hai lưỡi vừa bảo vệ các doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng tố cáo các hoạt động kinh doanh không rõ ràng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp muốn tồn tại luôn phải cạnh tranh lẫn nhau, tạo ra uy tín cho chính mình bên cạnh đó phải nghiêm chỉnh thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình trong khuôn khổ hệ thống pháp luật liên quan đến công ty. Cũng như các doanh nghiệp khác, từ khi thành lập cho đến khi đi vào hoạt động, Công ty Cổ phần Dữ Liệu Trực Tuyến Việt Nam (VDO) luôn thực hiện trong khuôn khổ hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động của công ty để đảm bảo công ty luôn có mặt trên thị trường. Được sự hướng dẫn tận tình về mặt kiến thức của các thầy cô trong bộ môn và sự giúp đỡ nhiệt tình của các nhân viên trong Công ty Cổ phầnDữ Liệu Trực Tuyến Việt Nam (VDO) em đã tìm hiểu và thu thập được thông tin về Công ty và hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của công ty VDO. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ: Đỗ Thị Hoa, người đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập để hoàn thành bài Báo cáo thực tập tổng hợp này. Bài báo cáo thực tập bao gồm 6 phần sau: 1. Giới thiệu chung về công ty VDO. 2. Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của công ty VDO. 3. Thực trạng thi hành và tác động của hệ thống quy phạm pháp luật thương mại đối với hoạt động của công ty VDO. 4. Đánh giá chung về thực trạng thi hành và hệ thống pháp luật thương mại điều chỉnh hoạt động của công tyVDO. 5. Các vấn đề đặt ra cần giải quyết. 6. Đề xuất các đề tài khóa luận. Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên tiếp xúc với việc tìm hiểu công việc thực tế và hạn chế về nhận thức nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình tìm hiểu, trình bày và đánh giá về Công ty Cổ phần Dữ Liệu Trực Tuyến Việt Nam (VDO) nên rất mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn ! Em xin chân thành cảm ơn! SVTH: Nguyễn Thị Tâm ii Báo cáo Thực tập tổng hợp Trường Đại học Thương mại Khoa Kinh tế - Luật DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ Sơ đồ 01. Tổ chức bộ máy của công ty VDO. Bảng 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty VDO từ năm 2009 – 2012. Bảng 2. Cơ cấu doanh thu công ty VDO. Bảng 3. Thanh toán tiền lương tháng 7/2013 của công ty VDO. SVTH: Nguyễn Thị Tâm iii Báo cáo Thực tập tổng hợp Trường Đại học Thương mại Khoa Kinh tế - Luật NỘI DUNG 1. Giới thiệu chung về công ty - Tên gọi: CÔNG TY CỔ PHẦN DỮ LIỆU TRỰC TUYẾN VIỆT NAM - Tên tiếng Anh: VIETNAM DATA ONLINE - Tên viết tắt: VDO - Trụ sở chính : Số 55/79 Quận Cầu Giấy – Hà Nội - Mã số Thuế : 0104076892 - Điện thoại : (04) 667 48592 Fax: (04) 667 48593 - Website: www.vod.vn Email: [email protected] - Vốn điều lệ: 3.000.000.000 VNĐ - Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng - Tổng số cổ phần: 30.000 - Do Bà Dương Thị Oanh là người đại diện theo pháp luật. 1.1, Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty Cổ phần Dữ liệu Trực tuyến Việt Nam( VietNam Data Online - VDO) được sáng lập từ năm 2009 bởi các thành viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực dữ liệu trực tuyến (dịch vụ máy chủ, phân phối máy chủ, cho thuê máy chủ, cho thuê chỗ đặt máy chủ, share hosting, máy chủ ảo, quản trị máy chủ, domain, thiết kế website, ….), VDO có đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu, cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhằm mang đến cho khách hàng một giải pháp mạng hiệu quả nhất, tiên tiến nhất tại Việt Nam. Qua gần 4 năm hoạt động, VDO có thể tự tin khẳng định là một trong những nhà cung cấp dịch vụ dữ liệu trực tuyến hàng đầu Việt Nam về dịch vụ máy chủ, dịch vụ data center, phân phối máy chủ, phân phối camera IP, cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền( Domain), Hosting (Giga hosting, Store hosting, Student hosting), Giải pháp thư điện tử( Email hosting, Email server), Cho thuê máy chủ( Dedicated server), Cho thuê chỗ đặt máy chủ( Co-location server), Dịch vụ Quản trị máy chủ, Thiết kế Website, Quảng cáo trực tuyến, Dịch vụ thiết kế( Card name, logo, …), Thương mại điện tử… chất lượng cao với chi phí thấp nhất và chuyên nghiệp nhất. Ngày 16/7/2012 vừa qua VDO báo cáo thành lập VPĐD Công Ty Cổ Phần Dữ Liệu Trực Tuyến Việt Nam tại: 366 Huỳnh Văn Bánh, Phường 14, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh và Mã số thuế: 0104076892001. Do sở Khoa học -Đào tạo TP.Hồ Chí Minh cấp. VDO luôn cam kết đem đến “một trải nghiệm dịch vụ toàn diện và tốt nhất” của dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu và niềm tin từ phía Khách hàng: với chi phí thấp nhất, các công cụ hỗ trợ chuyên nghệp nhất bên cạnh dịch vụ Chăm sóc Khách hàng nhiệt tình SVTH: Nguyễn Thị Tâm 1 Báo cáo Thực tập tổng hợp Trường Đại học Thương mại Khoa Kinh tế - Luật và tận tâm hướng đến khách hàng, không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ đảm bảo thỏa mãn nhu cầu cao nhất từ phía khách hàng. 1.2, Chức năng và nhiệm vụ của công ty. 1.2.1, Chức năng của công ty. Hiện nay chức năng chủ yếu của VDO là cung cấp hầu hết các dịch vụ khách hàng cần để đưa một website của bạn lên Internet. Với gần 05 năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp hạ tầng và dịch vụ Hosting, Datacenter, Server. VDO hiện đang nằm trong Top 10 nhà cung cấp dịch vụ hạ tầng có số lượng khách hàng lớn nhất tại Việt Nam. 1.2.2, Nhiệm vụ của công ty. Nhiệm vụ của VDO đã được khẳng định trong lĩnh vực thương mại: - Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh theo đúng ngành nghề được ghi trong giấy chứng nhận kinh doanh. - Tổ chức nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ thông tin. - Thúc đẩy ứng dụng tin học của Việt Nam sánh ngang các nước tiên tiến trên thế giới. - Thực hiện chăm lo và không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động. - Tuân thủ các quy định của nhà nước về bảo vệ công ty, bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh của đất nước và trật tự an toàn xã hội. 1.3, Lĩnh vực hoạt động của công ty. - Cung cấp các sản phẩm CNTT, viễn thông - Cung cấp dịch vụ CNTT, viễn thông, Phần mềm - Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng Internet, mạng mobile - Dịch vụ tin nhắn, dữ liệu, thông tin giải trí trên mạng điện thoại di động - Cung cấp trò chơi trực tuyến trên mạng Internet, điện thoại di động - Xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông và Internet. 1.4, Cơ cấu tổ chức bộ máy trong công ty. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Đứng đầu là Chủ Tịch hội đồng quản trị sau đó là Giám Đốc. Giám đốc là người trực tiếp điều hành các hoạt động của Công ty và phải chịu trách nhiệm trước CTHĐQT. - Giúp đỡ cho Giám đốc là các Phó giám đốc và Kế toán trưởng, điều hành một số lĩnh vực của công ty theo sự phân công của Giám đốc công ty và chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và trước pháp luật về nhiệm vụ được công ty phân công thực hiện. SVTH: Nguyễn Thị Tâm 2 Báo cáo Thực tập tổng hợp Trường Đại học Thương mại Khoa Kinh tế - Luật - Các phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc công ty trong quản lý điều hành Công ty trong lĩnh vực chuyên môn. Cơ cấu tổ chức bộ máy trong công ty được thể hiện dưới sơ đồ sau: Sơ đồ 01: Bộ máy tổ chức của công ty VDO. Chủ tịch HĐQT Giám đốc PGĐ kỹ thuật P. Kỹ Thuật P. Kinh Doanh PGĐ Kinh Doanh P. TC Kế Toán P. Truyền Thông P. HC Nhân Sự Nhận xét chung về bộ máy tổ chức của công ty VDO: Bộ máy quản lý, tổ chức như trên là khá phù hợp trong điều kiện phát triển hiện tại của công ty. Các phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của ban giám đốc công ty. Các bộ phận trong công ty có quan hệ chặt chẽ. Ban Giám đốc chỉ huy các bộ phận, phòng ban bằng các quyết định. Các phòng ban có nhiệm vụ thực hiện, đưa ra các ý kiến tham mưu cho ban giấm đốc và giúp công ty ngày càng có lợi nhuận cao hơn nữa. 1.5, Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới hoạt động của công ty. Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty VDO. Với hệ thống máy chủ hiện đại, các phần mềm bản quyền có giá trị cao, đội ngũ nhân viên có tay nghề, sáng tạo trong công việc công ty luôn tự tin vào các sản phẩm và dịch vụ của mình đem đến cho khách hàng sựu hài lòng nhất. Công ty đã đầu tư lắp đặt, nâng cao và đổi mới trang thiết bị, công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật và hình thành một mạng lưới kinh doanh không chỉ trong nước mà còn liên các quốc gia trong và ngoài khu vực. Hiện nay, mạng lưới kinh doanh của SVTH: Nguyễn Thị Tâm 3 Báo cáo Thực tập tổng hợp Trường Đại học Thương mại Khoa Kinh tế - Luật VDO rất phát triển và ngày càng mở rộng, là một trong những đối tác quan trọng của các công ty nổi tiếng như: IBM, HP, DELL, FPT, VTC, CMC, VETTLE,… 2. Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của công ty. 2.1, Hệ thống các văn bản luật điều chỉnh hoạt động của công ty. VDO là công ty chuyên kinh doanh và phân phối các sản phẩm máy chủ (Server ), máy trạm (Workstation), thiết bị lưu trữ ( Storage Raid ), linh kiện máy chủ ( Server Parts ) và các phụ kiện chuyên dụng cho máy chủ khác ( Accessories for server ), sản phẩm chính hãng của các hãng máy chủ nổi tiếng trên thế giới. Có thể thấy, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty rất đa dạng và phong phú. Vì vậy, công ty chịu sự điều chỉnh của hầu hết các văn bản luật liên quan đến kinh doanh thương mại, cụ thể các văn bản luật điều chỉnh hoạt động của công ty VDO bao gồm: 1, Bộ Luật Dân sự năm 2005 2, Luật Thương mại năm 2005 3, Luật Doanh nghiệp năm 2005 4, Luật Công nghệ thông tin năm 2006 5, Luật Đầu tư năm 2005 6, Luật Cạnh tranh năm 2004 7,Luật Giao dịch điện tử (Số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005) 8, Luật Trọng tài thương mại năm 2005. 9, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006. 10, Luật Phá sản năm 2004. 11, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004. 2.2, Hệ thống các văn bản dưới luật điều chỉnh hoạt động của công ty. Ngoài các văn bản luật cơ bản điều chỉnh hoạt động của công ty như trên, VDO còn chịu sự điều chỉnh của hệ thống các văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty: 1, Nghị Định số 97/2008/ NĐ-CP quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. 2, , Nghị Định số 71/2007/ NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số Điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin. 3, Nghị Định số 72/2013/ NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. 4, Nghị định Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.(Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007): gồm 56 điều nói về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan chính phủ và trách nhiệm của các công ty kinh doanh trong lĩnh vực này. SVTH: Nguyễn Thị Tâm 4 Báo cáo Thực tập tổng hợp Trường Đại học Thương mại Khoa Kinh tế - Luật 5, Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. 6, Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định 59/2006/NĐ-CP. 7, Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại. 8, Nghị định số 112/2010/NĐ-CP ngày 01/12/2010 của Chính phủ về Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 06/2008/NĐ-CP. 9, Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 05/06/2009 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá. 10, Nghị định số 63/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. 11, Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22/09/2008 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại. 12, Pháp lệnh của Uỷ ban thường cụ Quốc hội số 31/2007/PL-UBTVQH11 ngày 08/03/2007 sửa đổi một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. 13, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính của Uỷ ban thường vụ Quốc hội số 04/2008/UBTVQH12 ngày 02/04/2008. 14, Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008. 15, Nghị định 08/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả. 16, Thông tư số 09/2013/TT-BTTTT của Bộ thông tin và Truyền thông Ban hành danh mục phần mềm và phần cứng diện tử. 3. Thực trạng thi hành và tác động của hệ thống quy phạm pháp luật thương mại đới với hoạt động của công ty. 3.1, Thực trạng thi hành các hệ thống quy phạm pháp luật thương mại trong công ty. * Về hoạt động chung của công ty trong 3 năm gần đây từ năm 2009 đến năm 2012: Trong 3 năm hoạt động, VDO đã đạt được những hiệu quả kinh doanh nhất định và được thể hiện chi tiết trong bảng sau: SVTH: Nguyễn Thị Tâm 5 Báo cáo Thực tập tổng hợp Trường Đại học Thương mại Khoa Kinh tế - Luật Bảng 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty VDO từ năm 2009 – 2012. (Đơn vị tính: 1000 đồng) STT Chỉ Tiêu 2009 1 Tổng Doanh thu 2 Nộp ngân sách NN 3 2010 2011 2012 4050.000 5230.000 6086.000 6674.800 297.000 408.000 510.000 561000 Doanh thu thuần 3753.000 4822.000 5.575.700 6.133.270 4 Giá vốn hàng hóa 2981.000 3910.000 4546.000 5000.600 5 Lãi lỗ, lãi gộp 772.000 912.000 1.029.700 1.132.670 6 Chi phí quản lý KD 603.000 773.000 841.500 925.650 7 Lợi tức trước thuế 169.000 139.000 198.200 218.020 8 Thuế TNDN (25%) 42.250 34.750 49.500 54.450 9 Lợi tức sau thuế 126.750 104.250 148.700 163.570 (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty VDO) Qua bảng số liệu trên cho ta thấy tổng doanh thu qua các năm tăng rất đều đặn. mặc dù trong thời gian kinh tế khó khăn nhưng công ty vẫn xó những bước phát triển nhất định. Tổng doanh thu năm 2010 so với 2009 tăng 12,9%. Tương ứng 1,18 tỷ đồng. tuy nhiên do giá vốn và chi phí sản xuất kinh doanh tăng nên lợi tức sau thuế dã giảm đây là năm thứ hai công ty hoạt động chi phí đầu tư nhiều nên việc giảm lợi tức la điều khó tránh sau năm 2010 với sự tăng trưởng khá mạnh thì tổng doanh thu năm 2011 so với 2010 tăng 11,635%. Nhưng lợi tức sau thuế là 48700.000 lớn hơn năm 2010. Năm 2012 tăng 10,9% so với năm 2011. *Về cơ cấu doanh thu: Cơ cấu doanh thu của công ty VDO có những thay đổi đáng kể trong những năm gần đây, nó được thể hiện chi tiết qua bảng tổng hợp sau: Bảng 2. Cơ cấu doanh thu công ty VDO. Năm 2009 Doanh thu Tỷ lệ Lĩnh vực Bán và cho thuê máy chủ Dịch vụ khác Tổng cộng 3520.000 86,91% 2010 Doanh thu Tỷ lệ 4.475.000 85,56% 2011 Doanh thu Tỷ lệ 5063.000 83,19% 530.000 13,09% 754.800 14,44% 1023.000 16,81% 4.050.000 100% 5.230.000 100% 6.086.000 100% (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty VDO năm 2009, 2010, 2011) SVTH: Nguyễn Thị Tâm 6 Báo cáo Thực tập tổng hợp Trường Đại học Thương mại Khoa Kinh tế - Luật Với cơ cấu doanh thu cho thấy hệ thống kênh phân phối của công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực bán và phân phối máy chủ. Trong lĩnh vực này với đặc thù sản phẩm với tính chất kĩ thuật cao đòi hỏi bộ phân phải kết hợp tốt với phòng kĩ thuật. bộ phận đã làm khá tốt và thực tế các sản phẩm công ty phân phối chất lượng đang được đảm bảo rất tốt. *Tổng hợp thanh toán tiền lương trong công ty tháng 7 năm 2013: Bảng 3. Thanh toán tiền lương tháng 7/2013 của công ty VDO. (Đơn vị tnh: 1000 đồồng) STT 1 2 3 4 Các bộ phận Phòng kế toán Phòng kinh doanh Phòng thiết kế, kỹ thuật Phòng tổ chức hành chính Thành tiền 9.370.000 11.160.000 20.680.000 12.490.000 Cộng 53.700.000 (Nguồn: Báo cáo tài chính tháng 7/2013 công ty VDO) *Dựa trên kết quả về doanh thu và cơ cấu doanh thu như đã trình bày ở trên, VDO đã và đang trên con đường phát triển, điều đó đồng nghĩa với việc công ty luôn tuân thủ và chiụ sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật để có thể tiếp tục hoạt động và phát triển trên thị trường ngày nay. VDO là một công ty thương mại và chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật khác nhau, thể hiện cụ thể nhất ở một số các văn bản pháp luật chủ yếu mà công ty đã và đang thi hành như sau:  Luật doanh nghiệp 2005: VDO là công ty cổ phần được thành lập với số vốn pháp định là 3 tỷ đồng, mã số thuế doanh nghiệp là 0104076892 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp. Ngày 16/7/2012 vừa qua VDO báo cáo thành lập VPĐD Công Ty Cổ Phần Dữ Liệu Trực Tuyến Việt Nam tại: 366 Huỳnh Văn Bánh, Phường 14, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh và Mã số thuế: 0104076892-001. Do sở Khoa học -Đào tạo TP.Hồ Chí Minh cấp. Lĩnh vực kinh doanh của công ty bao gồm: Cung cấp các sản phẩm, dich vụ CNTT, viễn thông, Phần mềm dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng Internet, mạng mobile, dịch vụ tin nhắn, dữ liệu, thông tin giải trí trên mạng điện thoại di động, cung cấp trò chơi trực tuyến trên mạng Internet, điện thoại di động, xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông và Internet. Thực hiện theo quy định về việc thành lập doanh nghiệp của Luật doanh nghiệp năm 2005, công ty đã thực hiện nghiêm chỉnh các thủ tục đăng ký và kinh doanh đúng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động đã đăng ký. Các quyết định, báo cáo đều dựa trên căn SVTH: Nguyễn Thị Tâm 7 Báo cáo Thực tập tổng hợp Trường Đại học Thương mại Khoa Kinh tế - Luật cứ pháp lý là Luật doanh nghiệp, điều lệ công ty và những văn bản pháp luật đi kèm khác để tiến hành thực hiện.  Luật Thương mại năm 2005: Áp dụng Luật Thương mại 2005 vào quá trình hoạt động của công ty VDO, công ty luôn lấy khuôn khổ quy định trong Luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại, các hoạt động trung gian thương mại và các chế tài trong thương mại công ty đều áp dụng và tuân thủ đúng với các quy định đã quy định. Công ty cũng áp dụng một số tập quán thương mại vào trong quá trình hoạt động của mình đặc biệt vào các hợp đồng lớn với một số các đối tác thường xuyên và lâu dài như: Công ty Cổ phần Tổ chức sự kiện Minh Nam, Công ty Cổ phần Viễn thông CMC, Công ty Cổ phần Hệ thống thông tin thiết bị Foman,… Công ty luôn thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình trong tất cả các hợp đồng liên quan, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về hợp đồng kinh tế có quy định trong Bộ Luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005. Am hiểu tương đối và luôn đặt hệ thống pháp luật thương mại làm khuôn khổ để thực hiện kinh doanh nên VDO rất ít mắc phải những vấn đề liên quan đến pháp lý trong những năm hoạt động của mình.  Luật Công nghệ thông tin năm 2006 và Luật Giao dịch điện tử năm 2005: Là một công ty chuyên về các hoạt động liên quan đến Công nghệ thông tin, viến thông và có những phần mềm bản quyền như Phần mềm bản quyền VMware – Vmware License (Vmware vSphere 5, Vmware vCenter server), cPanel, DirectAdmin, Parallels Plesk Panel, Hosting Controller, Microsoft( Windows 2003, Windows 2008, Microsoft Office, Microsoft SQL 2008, Microsoft Exchange 2010 ) và các phần mềm bản quyền chính hãng khác, VDO luôn chấp hành nghiêm chỉnh sự điều chỉnh của Luật Công nghệ thông tin năm 2006 về quyền và trách nhiệm khi tham gia các hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin cụ thể như công ty luôn thông báo công khai trên môi trường mạng những thông tin có liên quan, bao gồm: tên, địa chỉ địa lý, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử; thông tin về quyết định thành lập, giấy phép hoạt động hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tên cơ quan quản lý nhà cung cấp, thông tin về giá, thuế, chi phí vận chuyển của hàng hóa, dịch vụ… Với các hợp đồng liên quan đến giao dịch điện tử, công ty VDO luôn tuân thủ đúng quá trình giao dịch và các quy định như trong luật Giao dịch điện tử đã quy định. Đồng thời, công ty luôn sẵn sàng “tổ chức cung cấp dịch vụ mạng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng quy chế quản lý và các biện pháp kỹ thuật để phòng ngừa, ngăn chặn việc sử dụng dịch vụ mạng nhằm phát tán các thông điệp dữ liệu có nội dung không phù hợp với truyền thống văn hoá, đạo đức của dân tộc, gây SVTH: Nguyễn Thị Tâm 8 Báo cáo Thực tập tổng hợp Trường Đại học Thương mại Khoa Kinh tế - Luật phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật”. (áp dụng khoản 1, Điều 47 Luật Giao dich điện tử năm 2005).  Luật Lao động năm 2005 và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Công ty thực hiện duy trì đều đặn chế độ quan tâm, chăm sóc về chế độ vật chất và tinh thần đối với người lao động: hình thức thanh toán lương và mức lương do thỏa thuận của công ty và người lao động, không bắt buộc và gây khó khăn cho nhân viên; công ty tổ chức thực hiện khám định kì sức khỏe theo quý cho nhân viên với tổng chỉ phí năm 2012 là hơn 100 triệu đồng; công ty cũng mở các khóa đào tạo nghề ngắn hạn cho nhân viên mới và năng cao tay nghề cho các nhân viên đã gắn bó với công ty tổng chi phí cho quá trình cũng lên đến 145 triệu đồng năm 2012. Hơn nữa, công ty VDO cũng luôn khuyến khích và động viên đội ngũ nhân viên tìm hiểu về các dự án phần mềm website mang tính quốc gia từ đó đưa ra những hiểu biết và nhận xét chung về tình hình công nghệ thông tin trong và ngoài nước để công ty có chiến lược kinh doanh phù hợp và đảm bảo tuân thủ các quy định chung của hệ thống pháp luật. Dựa vào quy định trong Bộ Luật lao động, công ty cũng đã ban hành thời gian làm việc hợp lý cho nhân viên đảm bảo 8 tiếng/ngày, buổi sáng: 7h30-11h30 và 13h30-17h30 buổi chiều; với những nhân viên làm thêm giờ công ty cũng trả với số lương 150% so với lương làm việc trong giờ. Các ngày lễ, quốc tế phụ nữ họ được hưởng ưu đãi đặc biệt, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, công ty luôn chăm lo cho đời sống nhân viên với các chế độ BHYT, BHXH…theo quy định của pháp luật. Theo như bảng kết quả kinh doanh ở trên, VDO luôn đóng góp đầy đủ phần thuế thu nhập doanh nghiệp của mình qua từng năm phù hợp với doanh thu của công ty, thực hiện đúng nghĩa vụ của công ty đối với việc nộp vào ngân sách nhà nước, cụ thể như: năm 2013 thuế TNDN là 54.450.000 và nộp vào ngân sách nhà nước là 561.000.000.  Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006: Các chế độ về trợ cấp, đóng phí Bảo Hiểm xã hội doanh nghiệp đã thực hiện nhưng chưa thực sự nghiêm chỉnh và còn mang tính kinh doanh, bóc lột sức lao động của công nhân viên. Cụ thể các khoản trích theo lương bao gồm Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn chênh lệch so với quy định trong luật. 3.2, Thực trạngtác động của hệ thống quy phạm pháp luật thương mại đối với hoạt động của công ty. 3.2.1, Thành tựu Hệ thống quy phạm pháp luật thương mại là một trong những yếu tố mở rộng và thúc đẩy phát triển CNTT và truyền thông nói chung và các sản phẩm trực tuyến nói riêng. Là cơ hội cho công ty VDO dễ kinh doanh hơn vì có luật pháp và chế tài, cứ áp SVTH: Nguyễn Thị Tâm 9 Báo cáo Thực tập tổng hợp Trường Đại học Thương mại Khoa Kinh tế - Luật dụng đúng luật mà làm, nhưng sẽ có nhiều doanh nghiệp khác gia nhập ngành áp lực canh tranh để chiếm lĩnh thực trường. Các quy định hiện hành đã tạo dựng một cơ sở pháp lý khá đầy đủ và đồng bộ cho việc thực hiện quyền tự do kinh doanh, gia nhập thị trường của công ty VDO, các nhà đầu tư, như quyền lựa chọn về hình thức đầu tư, thành lập doanh nghiệp; quyền lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh trên nguyên tắc các nhà đầu tư, doanh nghiệp được kinh doanh tất cả những ngành nghề, lĩnh vực mà pháp luật không cấm; quyền sở hữu hợp pháp về vốn, tài sản của các doanh nghiệp, nhà đầu tư được Nhà nước bảo hộ, không bị quốc hữu hoá; quyền được mở rộng qui mô, địa bàn và không giới hạn thời hạn hoạt động của doanh nghiệp. Đây là những nền tảng pháp lý cơ bản nhất cho một thể chế kinh tế thị trường, là cơ sở để khơi thông và huy động mọi nguồn lực và sáng tạo cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh vì sự phát triển kinh tế đất nước. Pháp luật thương mại đã xóa bỏ những rào cản và những phân biệt đối xử trong chính sách giữa các thành phần kinh tế, giữa các nhà đầu tư trong nước cũng như ngoài nước; tạo lập một môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, phù hợp với các quy luật của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế, tăng sức cạnh tranh trên thương trường của công tyVDO nói riêng, các doanh nghiệp nói chung và đáp ứng các yêu cầu của hội nhập kinh tế quôc tế. 3.2.2, Hạn chế. Hệ thống quy phạm pháp luật thương mại có nhiều tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của VDO, tuy nhiên nó cũng có một số hạn chế cụ thể như: Một số quy định pháp luật chưa bảo đảm quyền tự do kinh doanh của công ty và chưa tạo thuận lợi cho việc gia nhập thị trường của công ty. Một số quy định pháp luật chưa đủ thông thoáng, chưa tạo điều kiện tốt nhất cho việc tiếp cận các nguồn lực cho đầu tư, kinh doanh liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin hay phần mềm bản quyền... Hành lang pháp lý về công nghệ và điện tử chưa minh bạch và thiếu thực tế do vậy, gây nhiều cản trở trong việc thực hiện các hợp đồng điện tử của công ty. Các quy định trong pháp luật thương mại còn mang tính chất chung, chưa rõ ràng, gây nhiều khó khăn cho hoạt động của công ty trong việc xác định tính chất của hợp đồng hay phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác các quy định còn chồng chéo lên nhau gây nhiều tranh cãi trong quá trình áp dụng và giải quyết tranh chấp xảy ra. SVTH: Nguyễn Thị Tâm 10 Báo cáo Thực tập tổng hợp Trường Đại học Thương mại Khoa Kinh tế - Luật 4. Đánh giá chung về thực trạng thi hành và hệ thống pháp luật thương mại điều chỉnh hoạt động của công ty. 4.1, Đánh giá về thực trạng thi hành hệ thống pháp luật thương mại điều chỉnh hoạt động của công ty VDO. VDO là một công ty cổ phần mới được thành lập và đi vào hoạt động được gần 5 năm, hệ thống lĩnh vực công ty kinh doanh khá đa dạng và phong phú, điều này dẫn đến tất yếu công ty sẽ chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống văn bản khác luật khác nhau liên quan đến từng lĩnh vực hoạt động mà công ty đã dăng ký. Xét về các mặt công ty đã làm được: Công ty đã thực hiện nghiêm túc các quy định trong hệ thống pháp luật thương mại liên quan đến hoạt động của công ty, thực hiện tương đối đầy đủ trách nhiệm đối với người lao động, luôn cập nhật những thông tin pháp luật thay đổi liên quan đến hoạt động kinh doanh cảu công ty. Có thể, không thuận lợi cho công ty VDO khi là một công ty mới đi vào hoạt động trong khoảng thời gian chưa lâu nên bộ máy tổ chức của công ty còn nhiều hạn chế, tuy không có phòng ban riêng về pháp chế, bộ phận pháp chế của công ty chỉ có một phần nhỏ trong phạm vi phòng nhân sự, nhưng VDO đã kết hợp các phòng ban với nhau, mỗi phòng ban được coi là một bộ phận nhỏ của pháp chế. Từng ban nắm rõ được công việc mình làm và pháp luật điều chỉnh. Qua đó, hạn chế việc tách biệt các ban với nhau, tạo mối liên kết và học hỏi pháp luật giữa các ban, góp phần làm nền tảng vững chắc cho bộ phận pháp chế của công ty. Mặc dù đã nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật thương mại vào công ty, nhưng công ty cũng mắc phải một số những sai lầm và chưa làm được một số vấn đề trong quá trình thực hiện các chính sách đó, cụ thể đó là vấn đề liên quan đến việc công ty đã thực hiện không đúng luật cũng như nghị định khi trích các khoản BHXH, BHYTvà BHTN: Bảo hiểm xã hội: Theo luật, công nhân viên phải đóng 7% tổng lương nhưng công ty đã trừ 8,5% tổng lương của nhân viên. Bảo hiểm y tế: Theo luật, công nhân viên phải đóng 1,5% tổng số lương nhưng công ty đã trừ 4,5% tổng lương của nhân viên. Bảo hiểm thất nghiệp: Theo luật công ty phải trích 2% trong đó doanh nghiệp phải chịu 1%, công nhân viên chịu 1% nhưng thực tế công ty không trích khoản kinh phí công đoàn. Số lượng công nhân tuy không nhiều nhưng việc thanh toán lương bằng tiền mặt dẫn đến mất nhiều thời gian để chi trả lương và dễ gây nhầm lẫn. Với hệ thống thẻ SVTH: Nguyễn Thị Tâm 11 Báo cáo Thực tập tổng hợp Trường Đại học Thương mại Khoa Kinh tế - Luật ATM ngày càng phát triển mạnh, nên chăng công ty thực hiện thanh toán lương qua hệ thống ngân hàng. Năm 2013 là một năm có nhiều biến động về kinh tế, các mặt hàng thay đổi thất thường luôn tạo ra khó khăn cho doanh nghiệp, hơn nữa lĩnh vực công nghệ thông tin ở vẫn còn khá mới, yêu cầu về sản phẩm của khách hàng lại cao do vậy VDO luôn phải nhập khẩu những thiết bị công nghệ cao với giá thành không rẻ thêm vào đó là các loại thuế đánh vào sản phẩm khá cao từ các nước có nền công nghệ phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản… để phục vụ nhu cầu của khách hàng đảm bảo chất lượng cho sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp. Vì vậy, cần có sự giúp đỡ, khuyến khích của Nhà nước mang tính thực tế trong việc hỗ trợ thuế nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến công nghệ thông tin, phần mềm bản quyền… 4.2, Đánh giá về hệ thống pháp luật thương mại điều chỉnh hoạt động của công ty VDO. Hệ thống pháp luật thương mại điều chỉnh hoạt động của công ty VDO nói riêng và các công ty thương mại nói chung đều có một số đặc điểm như sau: Tính minh bạch: Hệ thống pháp luật thương mại nhìn chung đã đáp ứng được tính minh bạch. Các văn bản pháp luật thương mại đã tạo nên bước đột phá như: trả lại quyền tự do kinh doanh cho người dân, khơi dậy khả năng kinh doanh của người dân theo hướng người dân được làm những điều mà pháp luật không cấm; tạo được sự minh bạch và sở hữu (tài sản của ai thì chi trả cho người đó) và quyền tự do kinh doanh; tạo ra cơ chế cho người dân linh hoạt hơn trong kinh doanh, tạo điều kiện cho người dân ít tiền cũng kinh doanh được, tạo ra nhiều mô hình lựa chọn, cho nhà đầu tư thúc đẩy việc khởi nghiệp của người dân. Tính minh bạch trong pháp luật thương mại đã giúp cho VDO có cách quản trị tốt hơn, luyện cho mọi người trong công ty ý thức làm việc hơn khi có sự giám sát rõ ràng Tuy nhiên, pháp luật thương mại cũng bộc lộ một số hạn chế như: quy định chưa rõ nên gây ra nhiều cách hiểu khác nhau về nhiều khái niệm như: vốn góp và vốn điều lệ; cổ đông sáng lập…; nhiều thuật ngữ còn khó hiểu, ví dụ như: chương trình và nội dung họp phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngay trong phiên khai mạc có cần phải biểu quyết không, với tỷ lệ bao nhiêu. Quy định đối tượng cấm góp vốn, thành lập doanh nghiệp còn chưa rõ ràng, cụ thể. Tính thống nhất: Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của VDO tương đối thống nhất với nhau. Có nhiều quy định đã hỗ trợ gải thích cho nhau giúp cho công ty thực hiện đúng quy định. Tuy nhiên, nếu đối chiếu với các luật khác thì chưa thống nhất, vẫn có sự SVTH: Nguyễn Thị Tâm 12 Báo cáo Thực tập tổng hợp Trường Đại học Thương mại Khoa Kinh tế - Luật khó hiểu, chưa thống nhất trong một số quy định mà công ty không biết áp dụng văn bản pháp luật nào vì giữa các luật có sự chồng chéo khi cùng điều chỉnh một vấn đề liên quan: Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư; Luật doanh nghiệp và Bộ luật dân sự; Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn.Ví dụ như khó khăn công ty VDO đã gặp phải khi mới bắt đầu thành lập công ty: áp dụng tỷ lệ biểu quyết theo Nghị quyết 71 hay Luật doanh nghiệp còn là vấn đề gây tranh cãi; ngành nghề bị cấm kinh doanh nhưng trong văn bản khác lại là kinh doanh có điều kiện; Chia lợi nhuận tại Luật doanh nghiệp quy định chia theo vốn góp và tại Nghị định 102 chia theo vốn thực góp; trình tự thủ tục chào bán cổ phần và cách xử lý cổ phần chưa được mua hết trong Luật doanh nghiệp và Nghị định 01/2010khác nhau; thời hạn góp vốn của cổ đông và việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập; bổ nhiệm thành viên HĐQT; quyết định mức chi trả cổ tức ở Luật doanh nghiệp khác Điều lệ mẫu… Tính hợp lý: Quy định bảo đảm tính hợp lý giúp cho VDO nói riêng và các doanh nghiệp nói chung giải quyết được những vấn đề hiện doanh nghiệp không biết phải làm như thế nào do chưa có quy định trong văn bản pháp luật điều chỉnh. Qua nhiều lần sửa đổi và bổ sung, các văn bản pháp luật thương mại đã có nhiều thay đổi tích cực giúp cho việc quản lý và điều hành của công ty thuận lợi hơn. Các quy định và hướng dẫn thi hành đã phù hợp hơn với tình hình thị trường của Việt Nam hiện nay. Tính khả thi: Xét về mặt tổng thể thì các quy định và hướng dẫn trong hệ thống pháp luật thương mại đều đảm bảo tính thực thi trên thực tế. Công ty VDO cũng như nhiều doanh nghiệp khác đã thực hiện tốt các quy định của pháp luật thương mại vào trong hoạt động kinh doanh của mình. Điều này đã mang lại nhiều lợi ích cho việc quản lý cũng như hoạt động của công ty. VDO là công ty liên quan nhiều đến vấn đề về Công nghệ thông tin, luôn thay đổi và phát triển rất nhanh chóng, các quy định trong Luật Công nghệ thông tin cũng như các văn bản pháp luật khác trong hệ thống pháp luật tương đối thực tế, phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh cảu công ty.Như vậy, có thể thấy hệ thống pháp luật thương mại đã có những thay đổi kịp thời, đúng lúc giúp cho việc hoạt động của công ty không bị bế tắc và vẫn phát triển đồng đều trong những năm qua. Tuy nhiên, cũng còn nhiều quy định trong pháp luật thương mại gây khó khăn cho hoạt động của công ty VDO nói riêng và các doanh nghiệp nói chung như: Ngành, nghề đăng ký doanh nghiệp còn bị hạn chế, pháp luật còn chưa phân biệt giữa ngành, nghề kinh doanh sử dụng trong đăng ký kinh doanh với ngành, nghề kinh tế Việt Nam. Trong thực tế có những trường hợp ngành, nghề các doanh nghiệp dự định kinh doanh SVTH: Nguyễn Thị Tâm 13 Báo cáo Thực tập tổng hợp Trường Đại học Thương mại Khoa Kinh tế - Luật không thuộc những ngành nghề bị cấm kinh doanh, bị hạn chế kinh doanh hay kinh doanh có điều kiện nhưng lại không có trong mã số ngành nghề đăng ký kinh doanh được pháp luật quy định. Bên cạnh đó, còn có sự không thống nhất giữa các văn bản về điều kiện kinh doanh của từng ngành nghề, luật không cho phép cụ thể cũng gây không ít khó khăn cho công ty VDO và các doanh nghiệp khác. Ngoài ra, không chỉ công ty VDO đã gặp phải mà nhiều doanh nghiệp khác cũng đã gặp phải một tình trạng trong hệ thống pháp luật thương mại đó là nhiểu thủ tục rườm rà, không cần thiết gây ảnh hưởng đến thời gian hay năng suất làm việc trong công ty cụ thể như: cổ đông sở hữu 5% trở lên phải doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh; đăng báo thông báo về chào bán cổ phần; thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính; thông báo thay đổi loại tài sản góp vốn đã cam kết; thông báo tiến độ góp vốn; thông báo việc góp vốn; đăng ký việc thuê người khác làm giám đốc. 5. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết - Công ty nên xây dựng một phòng ban pháp chế riểng để đảm bảo cho các hoạt động thương mại diễn ra một cách hợp pháp. Từ đó, không gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, công ty cũng tránh được những quy định không rõ ràng hay chồng chéo trong văn bản pháp luật do có phòng ban riêng chuyên về pháp luật nghiên cứu những vẫn đề tác động đến công ty. - Vấn đề liên quan đến việc thực thi pháp luật trong công ty về vấn đề thanh toán tiền lương cho nhân viên trong công ty: Công ty nên thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc trích khoản BHXH, BHYT và BHTN theo lương cho tất cả nhân viên trong công ty, như sau: BHXH : 24% trong đó 17% tính vào chi phí doanh nghiệp phải trả, 7% tính vào lương công nhân viên. BHYT : 4,5% trong đó 3% tính vào chi phí doanh nghiệp phải trả, 1,5% tính vào lương công nhân viên. BHTN : 2% trong đó 1% tính vào chi phí doanh nghiệp phải trả, 1% tính vào lương công nhân viên. -Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho các nhân viên trong công ty không chỉ các nhân viên liên quan đến phòng ban mà tất cả các nhân viên trong công ty để họ sẵn sàng cho mọi hoạt động kinh doanh của mình đảm bảo đúng pháp luật, không gây ảnh hưởng đến công ty, đồng thời cũng được thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm với công ty họ đang làm việc. 6. Đề xuất đề tài khóa luận Cũng như nhiều công ty khác, trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty VDO đã nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật thương mại, nhưng bên SVTH: Nguyễn Thị Tâm 14 Báo cáo Thực tập tổng hợp Trường Đại học Thương mại Khoa Kinh tế - Luật cạnh đó vẫn còn tồn tại một số vấn đề pháp lý chưa thực sự được chú trọng thực hiện. Sau đây em xin đề xuất một số đề tài khóa luận liên quan đến vấn đề pháp lý trong công ty như sau: Đề tài 1: Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập Công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2005. Thực tiễn áp dụng trong Công ty Cổ phần Dữ liệu trực tuyến Việt Nam (VDO). Đề tài 2: Thực trạng thi hành và giải pháp hoàn thiện Luật Bảo hiểm xã hội trong Công ty Cổ phần Dữ liệu trực tuyến Việt Nam (VDO). Đề tài 3: Tác động của Luật Thương mại 2005 đến hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dữ liệu trực tuyến Việt Nam (VDO). Với những đề xuất đề tài kháo luận trên, em xin dự kiến bộ môn hướng dẫn cho Đề tài 1 là Bộ môn Luật căn bản, với Đề tài 2 và Đề tài 3 là Bộ môn Luật chuyên Ngành. SVTH: Nguyễn Thị Tâm 15 Báo cáo Thực tập tổng hợp Trường Đại học Thương mại Khoa Kinh tế - Luật KẾT LUẬN Với những gì Công ty Cổ phần Dữ Liệu Trực Tuyến Việt Nam (VDO) đã và đang thực hiện trong thời gian vừa qua, có thể thấy hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của công ty có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của công ty. Nếu vận dụng một cách sáng tạo và linh hoạt pháp luật thương mại vào hoạt động của công ty thì hệ thống pháp luật chính là nền tảng giúp cho uy tín của công ty phát triển hơn trên thị trường đồng thời cũng khẳng định địa vị của công ty trên lĩnh vực đang kinh doanh. Hệ thống quy phạm pháp luật sẽ còn nhiều đổi mới và sẽ linh hoạt hơn trong thời gian tới, đó cũng là điều kiện thuận lợi giúp cho tất cả các doanh nghiệp nói chung và công ty VDO nói riêng thực hiện tốt hơn các hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời hành lang pháp lý cũng mở ra nhiều con đường khác cho tất cả các doanh nghiệp. Mặc dù Công ty VDO còn nhiều hạn chế về mặt thực hiện hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của công ty nhưng trong thời gian tới khi nền kinh tế thị trường phát triển hơn và hành lang pháp lý mở rộng hơn sẽ tạo động lực giúp cho công ty thực hiện một cách nghiêm chỉnh về quyền lợi và nghĩa vụ của mình. SVTH: Nguyễn Thị Tâm iv Báo cáo Thực tập tổng hợp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan