Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp khoa kế toán kiểm toán tại công ty tnhh nhất ly...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp khoa kế toán kiểm toán tại công ty tnhh nhất ly

.DOC
20
142
70

Mô tả:

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NHẤT LY...........................................1 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Nhất Ly.....................1 1.1.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Nhất Ly...................................................1 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Nhất Ly......................2 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nhất Ly.........................2 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty TNHH Nhất Ly....................................2 1.3.1. Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh.........................................2 1.4. Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Nhất Ly năm 2011, 2012................................................................................................................. 4 II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, TÀI CHÍNH, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG TY TNHH NHẤT LY.........................................................................6 2.1. Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Nhất Ly.......................................6 2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại công ty TNHH Nhất Ly ...............................................................................................................6 2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán.................................................................8 2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế...................................................................9 2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế.............9 2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại công ty TNHH Nhất Ly..........10 2.3. Tổ chưc công tác tài chính tại công ty TNHH Nhất Ly..................................12 2.3.1. Công tác kế hoạch hóa tài chính...................................................................12 2.3.2. Công tác huy động vốn.................................................................................12 2.3.3. Công tác quản lý và sử dụng vốn – tài sản....................................................13 2.3.4. Công tác quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận.......13 2.3.5. Xác định các chỉ tiêu nộp ngân sách và quản lý công nợ..............................13 III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH NHẤT LY..................................14 GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Duy i SV: Phạm Thị Bình Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán 3.1. Đánh giá khái quát về công tác kế toán của đơn vị........................................14 3.1.1. Ưu điểm........................................................................................................14 3.1.2. Nhược điểm...................................................................................................14 3.2. Đánh giá khái quát về công tác phân tích của công ty TNHH Nhất Ly.........15 3.2.1. Ưu điểm........................................................................................................15 3.2.2. Hạn chế.........................................................................................................15 3.3. Đánh giá khái quát về công tác tài chính của công ty TNHH Nhât Ly..........15 3.3.1. Ưu điểm........................................................................................................15 3.3.2. Nhược điểm...................................................................................................15 IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN........................................................16 GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Duy ii SV: Phạm Thị Bình Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán LỜI MỞ ĐẦU Kế toán tài chính là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vì thế, đòi hỏi phải có một đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn và kiến thức thực tế. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này nên trường Đại học Thương Mại đã tạo điều kiện để sinh viên chuyên ngành Kế toán – Kiểm đến thực tập tại các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau. Quá trình thực tập không những giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế mà còn cung cấp thêm cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết của một kế toán viên. Sau một thời gian thực tập tại công ty TNHH Nhất Ly, em đã có những hiểu biết thực tế nhất định về công tác kế toán tại công ty. Được sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Nguyễn Tuấn Duy cùng Ban lãnh đạo, Bộ phận kế toán của công ty TNHH Nhất Ly, em đã hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp. Tuy nhiên, do thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm thực tế và hiểu biết còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được những nhận xét góp ý và sự thong cảm của thấy cô. Em xin chân thành cảm ơn. Bài báo cáo gồm 4 phần: I.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NHẤT LY II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, TÀI CHÍNH, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG TY TNHH NHẤT LY. III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH, KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TÔT NGHIỆP. GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Duy iii SV: Phạm Thị Bình Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán DANH MỤC VIẾT TẮT BCTC : Báo cáo tài chính BCKQHĐKD : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh DN : Doanh nghiệp DT : Doanh thu GTGT : Giá trị gia tăng KHTSCĐ : Khấu hao tài sản cố định KKTX : Kế khai thường xuyên LN : Lợi nhuận LNTT : Lợi nhuận trước thuế LNST : Lợi nhuận sau thuế NSNN : Ngân sách nhà nước TNCN : Thu nhập cá nhân TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TK : Tài khoản VLĐ : Vốn lưu động VKD : Vốn kinh doanh VCSH : Vốn chủ sở hữu GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Duy iv SV: Phạm Thị Bình Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán DANH MỤC BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Nhất Ly. Bảng 1.1. Kết quả kinh doanh của công ty năm 2011. 2012 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Nhất Ly Bảng 2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh năm 2011 và 2012 Bảng 2.2. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước. GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Duy v SV: Phạm Thị Bình Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NHẤT LY I.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Nhất Ly I.1.1.Giới thiệu chung về công ty TNHH Nhất Ly Tên Công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhất Ly. Địa chỉ: Số 2B - Bạch Đằng, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng Điện thoại: 031. 3842908 Fax: 031. 3533254 Mã số thuế: 0200519875 Hình thức sở hữu vốn: Công ty trách nhiệm hữu hạn E-mail: [email protected] Website: http://www.nhatly.com.vn Lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn. Quy mô: Công ty được thành lập với số vốn điều lệ là 15.000.000.000 VNĐ (15 tỷ đồng) Chức năng nhiệm vụ: - Đăng ký kinh doanh và kinh doanh theo đúng ngành nghề đăng ký. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kinh doanh dịch vụ do Công ty TNHH nhất ly thực hiện. - Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ được giao và nhu cầu của thị trường, luôn đổi mới hiện đại hóa công nghệ và phương thức quản lý. - Tuyển dụng, bố trí, đào tạo lao động lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng theo quy định của bộ luật lao động, các quy định khác của doanh nghiệp và của nhà nước - Thực hiện nghiêm chỉnh trách nhiệm nộp thuế và các nghĩa vụ khác, thực hiện nghĩa vụ với người lao động và dảm bảo thực hiện quy định chế độ quản lý tài sản. Ngành nghề kinh doanh của đơn vị: - Kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn. - Kinh doanh, chế biến hàng nông sản thực phẩm. - Kinh doanh mô hình kinh tế trang trại, chăn nuôi gia súc, gia cầm. - Kinh doanh rượu nội, thuốc lá điếu nội. 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Nhất Ly GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Duy 1 SV: Phạm Thị Bình Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán Công ty TNHH Nhất Ly được hình thành năm 2003 - khởi nguồn từ một nhà hàng mang tên "Lẩu dê Nhất Ly" tại địa chỉ số 428 Tô Hiệu, phường Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Nhà hàng khai trương vào ngày 13 tháng 3 năm 1994 tức ngày mồng 2 tháng 2 năm Giáp Tuất. Sau khoảng 9 tháng kinh doanh, khẳng định vị thế của mô hình kinh doanh này, nhà hàng tiến hành mở rộng lên Hà Nội và các tỉnh lân cận. Qua 18 năm tồn tại và phát triển, cho đến ngày hôm nay công ty đã lớn mạnh với 11 chi nhánh đặt tại các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Thủ đô Hà Nội và trang trại cà phê hơn 30 ha tại xã EA Tân, huyện Krôngnăng, tỉnh Đắc Lắc. Bên cạnh chuỗi các nhà hàng lẩu dê Nhất Ly, nhà hàng cao cấp Gia Viên thì chuỗi các nhà hàng lẩu Tứ Xuyên của công ty cũng đã thực sự trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều thực khách. Tại đây có rất nhiều lựa chọn với các đồ nướng như: thỏ, gà, cá trứng, lươn cuốn lá lốt, bò cuốn nấm kim châm,... và đặc biệt là món lẩu Tứ Xuyên với những hương vị rất đặc trưng. Trong tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của Công ty. Tuy nhiên, Công ty vẫn luôn luôn tìm kiếm những cơ hội mới, những thị trường mới, khẳng định sự phát triển bền vững của Công ty. I.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nhất Ly. Công ty TNHH Nhất Ly là công ty dịch vụ chuyên về tổ chức sự kiện, tiệc cưới và kinh doanh dịch vụ ăn uống. Công ty bao gồm một trụ sở chính là nhà hàng ẩm thực Gia Viên và tám chi nhánh ở các thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Hải Dương và một trang trại cà phê tại Đắc Lắc. Các chi nhánh của công ty hoạt động kinh doanh và hạch toán độc lập với nhau. I.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty TNHH Nhất Ly I.3.1. Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh Hội đồng quản trị của công ty TNHH nhất ly thực hiện chức năng quản lý các hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước và các thành viên về kết quả hoạt động của công ty. Tổng Giám đốc: Người trực tiếp điều hành và quản lý công việc của công ty, chịu toàn bộ trách nhiệm trước các thành viên trong công ty về nội dung là nhiệm vụ hoạt động của công ty. Đại diện lãnh đạo: là những người có năng lực và tâm huyết, tham gia điều hành công ty cùng giám đốc, tham mưu, cố vấn cho giám đốc, giúp công ty đạt được các mục đích cũng như tôn chỉ kinh doanh của mình. GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Duy 2 SV: Phạm Thị Bình Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán Giúp việc cho ban Tổng giám đốc còn có các phòng ban chức năng nghiệp vụ thực hiện các chức năng quản lý ngành, định hướng các kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả theo từng lĩnh vực chuyên môn cho các đơn vị thành viên của công ty. Các phòng ban của Tổng công ty bao gồm: Phòng nhân sự: có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực:tổ chức đào tạo cán bộ, chế độ chính sách tiền lương, tuyển mộ tuyển chọn nhân lực, thi đua thanh tra, khen thưởng... Phòng tài chính-kế toán: Chịu trách nhiệm tổ chức công tác hạch toán kế toán tại công ty, chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính của toàn Tổng công ty gửi lên bộ chủ quản. Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính, dồng thời thông tin cho ban lãnh đạo những hoạt động tài chính, những thông tin kịp thời để điều chỉnh hoạt động kinh doanh của công ty. Phòng kinh doanh:có nhiệm vụ khảo sát tìm hiểu thị trường giúp cho Tổng giám đốc ra các quyết định một cách chính xác, phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh, đôn đốc các đơn vị thành viên của công ty thực hiện các nhiệm vụ đã vạch ra kết nối giữa các bạn hàng , đối tác. Sơ đồ 1.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Nhất Ly. GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Duy 3 SV: Phạm Thị Bình Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phòng nhân sự Phòng tài chính kế toán Phòng kinh doanh Các chi nhánh (Nguồn.Tài liệu Phòng kế toán) 1.4 Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Nhất Ly năm 2011, 2012. Bảng 1.1. Kết quả kinh doanh của công ty năm 2011. 2012 Đơn vị tnh. Đồồng 1 Doanh thu bán hàng 18.908.801.310 21.435.037.370 So sánh ST 2.526.236.060 2 3 Giá vốn hàng bán 12.940.090.081 Lợi nhuận gộp về 5.986.711.919 BH và cung cấp DV Chi phí bán hàng 2.413.044.428 11.948.500.762 9.486.536.608 (991.589.319) 3.499.824.699 (7,66) 58,46 4.634.454.133 2.221.409.705 92,06 Chi phí quản lý 3.198.924.882 doanh nghiệp Tổng lợi nhuận kế 356.741.919 toán trước thuế 484.100.669 Chi phí thuế TNDN 89.185.480 hiện hành Lợi nhuận sau thuế 267.556.429 4.367.981.806 1.169.056.924 36,55 127.358.750 35,70 121.025.167 31.839.687 35,70 363.075.502 95.519.073 35,70 STT Chỉ tiêu 3 4 5 6 7 2011 2012 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Phòng kế toán) GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Duy 4 SV: Phạm Thị Bình TL(%) 13,36 Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong hai năm 2011 và năm 2012, ta thấy nhìn chung tình hình kinh doanh năm 2012 tốt hơn năm 2011. Cụ thể như sau: - Về doanh thu: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 tăng 2.526.236.060 đồng so với năm 2011, tương ứng tăng với tỷ lệ 13,36% so với năm 2011. Sự tăng lên này là do năm 2012 Công ty đã mở rộng quy mô cung cấp dịch vụ bằng việc đầu tư xây dựng thêm trung tâm tiệc cưới với sức chứa 1.000 khách và khu nhà hàng chuyên phục vụ khách vãng lai với không gian yên tĩnh, sạch đẹp . Điều đó giúp Công ty có thêm nhiều khách hàng mới và tăng doanh thu bán hàng. .- Về chi phí: + Giá vốn hàng bán: năm 2012 là 11.948.500.762 đồng, giảm 991.589.319 đồng, tương ứng giảm 7,66 % so với năm 2011. Nguyên nhân là do công ty đã tìm được nhiều nguồn hàng mới với giá cả cạnh tranh hơn. + Chi phí bán hàng: năm 2012 đạt 4.634.454.133 đồng tăng 2.221.409.705 đồng, tương ứng tăng 92,06 % so với năm 2011. Nguyên nhân do năm 2012 công ty tuyển dụng thêm nhân viên bán hàng và điều chỉnh tăng mức lương cho nhân viên, đồng thời công ty đã đầu tư thêm chi phí cho việc bán hàng bằng phần mềm. + Chi phí quản lý kinh doanh: năm 2012 là 4.367.981.806 đồng, tăng 1.169.056.924 đồng, tương ứng tăng 36,55 % so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng này là do Công ty mở rộng quy mô như đã nói trên đây, do vậy cần đầu tư thêm về mọi nguồn lực như TSCĐ, trang thiết bị, nhân viên quản lý… làm tăng chi phí quản lý kinh doanh của Công ty. + Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: phát sinh năm 2012 là 121.025.167 đồng, tăng 31.839.687 đồng, tương ứng tăng 35,70 % so với năm 2011. Điều này thể hiện số thuế mà doanh nghiệp còn phải nộp vào ngân sách nhà nước. Thuế thu nhập được tính theo mức thuế suất thông thường là 25%. - Về lợi nhuận: Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: năm 2012 đạt 484.100.669 đồng, tăng 127.358.750 đồng, tương ứng tăng 35,70% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng này là do lợi nhuận gộp về BH và cung cấp DV của công ty tăng lớn hơn sự tăng của các khoản chi phí. GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Duy 5 SV: Phạm Thị Bình Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp: năm 2012 đạt 363.075.502 đồng, tăng 95.519.073 đồng, tăng 35,70% so với năm 2011. Sự tăng này là do những nguyên nhân đã phân tích trong các chỉ tiêu trên đây. Nhận xét: Qua phân tích trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Nhất Ly đang trong quá trình phát triển. Mặc dù năm vừa qua nền kinh tế gặp nhiều khó khăn song với sự mạnh dạn đầu tư, tình hình kinh doanh của công ty đã có nhiều khởi sắc. II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, TÀI CHÍNH, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG TY TNHH NHẤT LY II.1. Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Nhất Ly II.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại công ty TNHH Nhất Ly  Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty: Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Nhất Ly Kế toán trưởng Kế toán thuế Kế toán tiền lương và công nợ Kế toán bán hàng Kế toán NVL, TSCĐ Xuất phát từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, phòng kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. - Kế toán trưởng: Là người tổ chức và điều hành công việc chung của phòng kế toán, đồng thời chịu trách nhiêm trước ban giám đốc về tình hình tài chính. Phân tích, tham mưu cho giám đốc về hoạt động kinh tế. Kiểm tra việc hạch toán, lên sổ sách của các kế toán. Duyệt các báo cáo của phòng kế toán trước khi trình giám đốc. + Tổng hợp số liệu để hạch toán vào các sổ sách kế toán: Nhật ký chung, sổ cái…. + Tổng hợp số liệu lên sổ sách kế toán. GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Duy 6 SV: Phạm Thị Bình Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán - Kế toán thuế: Tập hợp hóa đơn chứng từ, theo dõi sổ sách, làm báo cáo thuế cho tất cả các loại thuế mà công ty áp dụng ( thuế GTGT, TNCN, TNDN). Đồng thời, có trách nhiệm giải quyết với cơ quan thuế nếu có yêu cầu giải trình và thường xuyên cập nhật các thông tư hướng dẫn cũng như các chính sách thuế mới ban hành có liên quan tới hoạt động kinh doanh của công ty mình. - Kế toán tiền lương và công nợ: + Có nhiệm vụ theo dõi và chấm công cho cán bộ, nhân viên của công ty. Cuối tháng lập báo cáo thanh toán lương cho kế toán trưởng để trình ban giám đốc duyệt. Sau đó, phát lương cho nhân viên. + Căn cứ vào các chứng từ, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ để theo dõi công nợ phải thu và phải trả kịp thời. Cuối tháng lập báo cáo và theo dõi các khoản nợ qua hạn trình kế toán trưởng để có biện pháp quyết kịp thời. + Cuối tháng lập bảng đối chiếu công nợ với khách hàng và nhà cung cấp, lập công văn đề nghị thanh toán. - Kế toán bán hàng: Theo dõi lượng hàng hóa bán ra hằng ngày. Dựa vào chứng từ gốc vào sổ chi tiết hàng hóa và tài khoản sau đó vào bảng tổng hợp. Cuối tháng lập báo cáo doanh thu và báo cáo Nhập – Xuất – Tồn thực tế trình kế toán trưởng. - Kế toán NVL, TSCĐ: Có nhiệm vụ theo dõi tăng, giảm nguyên vật liệu, tài sản cố định của công ty và tính khấu hao tài sản cố định hàng năm.  Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty: Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính, các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo. - Niên độ kế toán bắt đầu từ 1/1 đến 31/12. - Đơn vị tiền tệ trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam. - Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. - Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. Căn cứ để tính khấu hao TSCĐ là nguyên giá và thời gian sử dụng kinh tế của TSCĐ. - Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. II.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán.  Tổ chức hạch toán ban đầu Danh mục chứng từ sử dụng tại công ty: - Chứng từ kế toán tiền lương: Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng kê trích nộp các khoản theoo lương, Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Duy 7 SV: Phạm Thị Bình Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán - Chứng từ kế toán hàng tồn kho: Phiếu nhập kho; Phiếu xuất kho; Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa; Bảng kê mua hàng, Bảng phân bổ công cụ dụng cụ. - Chứng từ kế toán bán hàng: Thẻ quầy hàng, Hóa đơn GTGT. - Chứng từ kế toán tiền tệ: Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy thanh toán tiền tạm ứng, Biên lai thu tiền. - Chứng từ kế toán TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản đánh giá lại TSCĐ, Biên bản kiểm kê TSCĐ, Bảng tính và phân bổ khấu hao.  Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Hệ thống tài khoản kế toán Công ty áp dụng theo hệ thống tài khoản hiện hành theo quyết định số 48/2006/BTC của Bộ trưởng Tài chính ban hành ngày 14/09/2006. Riêng việc tổ chức tài khoản chi tiết được áp dụng cho các tài khoản công nợ, doanh thu phù hợp với yêu cầu quản lý. - Với nghiệp vụ mua NVL: Công ty sử dụng TK 152 chi tiết cho từng loại NVL. Ví dụ: TK 152 – cá song,TK 152- cá vược, TK 152- gà sạch… - Với nghiệp vụ bán hàng: TK sử dụng là TK 511 chi tiết cho từng món ăn. Ví dụ: TK 511- cá song hấp xì dầu, TK 511- salad Nga… - Với nghiệp vụ chi phí: Công ty sử dụng hệ thống các TK 632- Giá vốn hàng bán, TK 642- Chi phí quản lý kinh doanh, trong đó TK 6421- Chi phí bán hàng bao gồm tất cả các loại chi phí phát sinh cho bộ phận bán hàng, TK 6422- Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm tất cả các loại chi phí phát sinh cho bộ phận quản lý, TK 811- Chi phí khác. - Với nghiệp vụ kết quả kinh doanh: Công ty sử dụng TK 911- Xác định kết quả kinh doanh. TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối.  Tổ chức hệ thống sổ kế toán Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. - Sổ cái: mở cho từng tài khoản tổng hợp và cho cả năm, chi tiết theo từng tháng trong đó bao gồm số dư đầu kỳ, Số phát sinh Nợ được nhặt từ các nhật ký chứng từ có liên quan và Số phát sinh có, Số dư cuối Tháng của từng tài khoản . Sổ chi tiết: dùng để theo dõi các đối tượng hạch toán cần hạch toán chi tiết: Sổ chi tiết hàng hoá ; Sổ chi tiết vật tư hàng hoá, Sổ chi tiết nợ phải thu khách hàng, phải trả người bán ... - Bảng tổng hợp số liệu chi tiết: Bảng tổng hợp chi phí , bảng tổng hợp công nợ phải thu khách hàng, phải trả người bán ...Cuối kỳ đối chiếu giữa Bảng tổng hợp GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Duy 8 SV: Phạm Thị Bình Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán số liệu chi tiết và Sổ cái các tài khoản liên quan. Căn cứ vào Bảng tổng hợp số liệu chi tiết; Sổ cái; Sổ nhật ký chứng từ để lập BCTC.  Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính Hiện nay Công ty áp dụng hệ thống BCTC theo quyết định 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính, gồm: - Bảng cân đối kế toán Mấu số B 01 – DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 – DN - Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 – DN Người chịu trách nhiệm lập báo cáo là Kế toán trưởng. Các kế toán viên trong phòng kế toán cung cấp các sổ chi tiết để kế toán trưởng lập các BCTC. II.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế II.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế Bộ phận thực hiện: Bộ phận kế toán tập hợp số liệu và kế toán trưởng sẽ tiến hành phận tích các chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp để xác định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá được khả năng tài chính, khả năng sinh lợi của công ty để có kế hoạch kinh doanh phù hợp. Thời điểm tiến hành công tác phân tích: Công ty thực hiện việc phân tích kinh tế định kỳ cuối mỗi năm. II.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại công ty TNHH Nhất Ly Nội dung phân tích: Công ty TNHH Nhất Ly rất quan tâm tới việc phân tích các chỉ tiêu kinh tế, đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho việc ra quyết định kinh doanh. Nội dung phân tích bao gồm: Phân tích khái quát kết quả HĐKD năm nay so với năm trước nhằm đánh giá chung về tình hình kinh doanh của công ty; Phân tích hiệu quả sử dụng vốn, trong đó tập trung phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn CSH. Một số chỉ tiêu phân tích: - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động: + Sức sản xuất của vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết với một đồng VLĐ tạo ra bao nhiêu đồng DT trong kỳ. Nếu chỉ tiêu này qua các kỳ tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ tăng. + Sức sinh lợi của VLĐ: Chỉ tiêu này cho biết với một đồng VLĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng LN trong kỳ. - Phân tích doanh lợi vốn chủ sở hữu : ROE: = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Duy 9 SV: Phạm Thị Bình Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán Ý nghĩa: ROE: Phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu- Một đồng vốn chủ sở hữu đưa vào kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Phân tích doanh lợi tài sản ROA= (Lợi nhuận trước thuế và lãi) / Tài sản Ý nghĩa: ROA dùng để đánh giá khả năng sinh lời của toàn bộ danh mục tài sản của doanh nghiệp – một đồng tài sản mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. II.2.3. Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty. Bảng 2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh năm 2011 và 2012 Đơn vị tnh. Đồồng STT 1 2 3 4 5 Chênh lệch Chỉ tiêu Doanh thu LNTT LNST Tổng tài sản VLĐ Năm 2012 18.908.801.310 356.741.919 267.556.439 20.924.125.567 (%) 21.435.037.370 2.526.236.060 13,36 484.100.669 127.358.750 35,70 363.075.502 95.519.063 35,70 24.735.894.585 3.811.769.018 18,22 bình 7.482.693.017 6 quân Vốn CSH 20.865.982.338 Sức sản 253 7 xuất 8 TL Năm 2011 8.067.288.746 ST 584.595.729 7,81 22.429.057.841 1.563.075.503 7,49 266 13 5,14 của VLĐ Sức sinh lợi 4,8 6,0 1,2 25 của VLĐ 9 ROE 1,8 1,6 (0,2) (11,11) 10 ROA 1,7 2,0 0,3 17,65 (Nguồn. Báo cáo tài chính của công ty TNHH Nhất Ly – Phòng kế toán) Từ số liệu phân tích trên ta thấy sức sản xuất của VLĐ của công ty năm 2012 là 266% tăng 13% so với năm 2011, tương ứng tăng 5,14%. Như vậy với mỗi đồng VLĐ bỏ ra thì doanh thu của công ty năm 2012 tăng 13 đồng so với năm 2011. Hoạt động luân chuyển VLĐ của công ty đã có hiệu quả hơn. Sức sinh lợi của VLĐ của công ty năm 2012 là 6,0% tăng 1,2% so với năm 2011, tương ứng tăng 25%. Như vậy với mỗi đồng VLĐ bỏ ra thì lợi nhuận thuần mà công ty thu về năm 2012 tăng 1,2 đồng so với năm 2011. GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Duy 10 SV: Phạm Thị Bình Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán Doanh lợi VCSH của công ty năm 2012 đạt 1,6% giảm 0,2% so với năm 2011. Với mỗi đồng vốn CSH bỏ ra thì LNST của DN năm 2012 giảm 0,2 đồng so với năm 2011. Như vậy, việc sử dụng vốn chủ của công ty là chưa hiệu quả. Doanh lợi TS của công ty năm 2012 đạt 2,0% tăng 0,3% so với năm 2011. Như vậy với mỗi đồng TS mà DN bỏ ra thì LNTT của DN năm 2012 tăng 0,3 đồng so với năm 2011. Như vậy, DN đã sử dụng có hiệu quả danh mục TS của mình Kết luận: việu sử dụng vốn chủ của công ty chưa hiệu quả. Vốn chủ tăng nhưng không làm tăng doanh thu và lợi nhuận. Công ty cần có những biện pháp để tăng hiệu quả sử dụng vốn chủ trong những năm tới. II.3. Tổ chưc công tác tài chính tại công ty TNHH Nhất Ly II.3.1. Công tác kế hoạch hóa tài chính Hiện nay công tác kế hoạch hóa tài chính cho năm kế hoạch được bộ phận kế toán của Công ty thực hiện. Vào đầu mỗi tháng, mỗi quí bộ phận kế toán lập kế hoạch tài chính cụ thể cho tháng hay quí đó dựa trên kế hoạch chung của năm. Nguồn số liệu: kế hoạch kinh doanh, các tài liệu kế toán về công nợ phải thu, phải trả, các chỉ tiêu phản ánh tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu hạch toán và báo cáo tài chính. Nội dung của kế hoạch hóa tài chính: kế hoạch về nguồn vốn và nguồn tài trợ; kế hoạch chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm; kế hoạch doanh thu và lợi nhuận, kế hoạch lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của Công ty. Đây là một trong những công việc cần thiết và quan trọng giúp Công ty có thể chủ động đưa ra các giải pháp kịp thời để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra cho Công ty. II.3.2. Công tác huy động vốn. Vốn là một trong những yếu tố quan trọng nhất để duy trì và phát triển doanh nghiệp vì vậy công ty luôn chú trọng tới công tác huy động vốn. Kế hoạch huy động vốn được lập vào đầu mỗi quý hoặc năm. Kế hoạch huy động vốn của công ty bao gồm: xác định các nguồn tài trợ vốn trong Công ty trong kỳ kế hoạch (nợ phải trả ngắn hạn, nguồn vốn vay của ngân hàng, các tổ chức tín dụng, nợ phải thu sẽ thu được trong kỳ, các khoản phải trả cho người bán, phải trả cho nhà nước trong kỳ, phải trả người lao động) và cơ cấu, quy mô nguồn tài trợ mà Công ty dự định sẽ huy động trong kỳ. II.3.3. Công tác quản lý và sử dụng vốn – tài sản GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Duy 11 SV: Phạm Thị Bình Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán Hàng quý, căn cứ vào kế hoạch tài chính chung của Công ty cùng các tài liệu có liên quan đến vốn tài sản, kế hoạch kinh doanh trong kỳ, các chính sách mà Công ty áp dụng trong quản lý vốn- tài sản, phòng kế toán – tài chính sẽ lập kế hoạch sử dụng vốn và tài sản. Nội dung: xác định các kế hoạch tăng giảm vốn – tài sản của Công ty, các biện pháp sẽ thực hiện, cơ cấu vốn- tài sản mục tiêu cần đạt, công tác khấu hao, đầu tư khai thác sử dụng các tài sản cố định, máy móc thiết bị của Công ty. II.3.4. Công tác quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận. Quản lý doanh thu, chi phí: Công ty luôn tiến hành ghi chép thường xuyên, trung thực mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh các khoản doanh thu, chi phí, hạch toán vào sổ kế toán chi tiết, tổng hợp. Thường xuyên đối chiếu số liệu giữa các sổ sách tránh trường hợp khai khống, khai thiếu, bỏ sót nghiệp vụ làm ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh. Quản lý lợi nhuận và phân phối lợi nhuận: Công ty đề ra chính sách về việc quản lý lợi nhận và phân phối lợi nhuận sao cho vừa đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước, đảm bảo quyền lợi cho chủ sở hữu, lợi ích cho người lao động vừa đáp ứng bổ sung nhu cầu vốn cho kinh doanh (hình thành nên các quỹ trong công ty). II.3.5. Xác định các chỉ tiêu nộp ngân sách và quản lý công nợ. Các chỉ tiêu nộp Ngân sách nhà nước: của công ty bao gồm Thuế GTGT, Thuế TNDN, Thuế TNCN và thuế môn bài. Bảng 2.2. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước. Đơn vị tnh. Đồồng STT 1 2 3 4 5 Các khoản phải nộp Thuế GTGT Thuế TNDN Thuế TNCN Thuế môn bài Tổng cộng Năm 2011 Năm 2012 58.143.229 168.536.741 89.185.480 121.025.167 14.244.000 14.993.000 3.000.000 3.000.000 164.572.709 307.554.908 (Nguồn. Tài liệu phòng kế toán) Quản lý công nợ: Các khoản phải thu bao gồm: Phải thu khách hàng, Trả trước cho người bán, Các khoản phải thu khác. Với đặc điểm kinh doanh của công ty thì khách hàng thường thanh toán ngay hoặc nợ không nhiều. Do đó, công tác quản lý các khoản nợ phải thu ở công ty vẫn chưa được quan tâm nhiều. GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Duy 12 SV: Phạm Thị Bình Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán Nợ phải trả cho nhà cung cấp: Công ty có rất nhiều nhà cung cấp nên việc theo dõi nợ phải trả được hạch toán trên các tài khoản chi tiết cho từng nhà cung cấp. Công ty luôn chú trọng tới vấn đề thanh toán để đảm bảo uy tín với nhà cung cấp. III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH NHẤT LY. III.1. Đánh giá khái quát về công tác kế toán của đơn vị. III.1.1.Ưu điểm Việc sử dụng các chứng từ trên là hoàn toàn phù hợp với công ty và tuân thủ theo đúng hướng dẫn ghi chép ban đầu của chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành, trình tự lập chứng từ và luân chuyển chứng từ có hệ thống được thực hiện một cách đơn giản, gọn nhẹ nhưng lại hợp lý nhằm thể hiện sự chặt chẽ trong công tác kế toán. Việc vận dụng và mở TK chi tiết của Công ty phù hợp với sự hướng dẫn của Nhà nước và phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin của nhà quản trị doanh nghiệp. Công ty đã áp dụng phần mềm bán hàng giúp đơn giản hóa các công việc phải làm. Cùng với đó, công ty cũng đã mở rộng các hình thức thanh toán đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. III.1.2.Nhược điểm Công ty không sử dụng phần mềm kế toán để hạch toán làm cho khối lượng công việc mà kế toán phải làm là khá nhiều. Quá trình lưu chuyển hóa đơn, chứng từ đến phòng kế toán còn chậm làm cho kế toán không phản ánh kịp thời tình hình tiêu thụ hàng hóa, NVL, thành phẩm tại công ty. Hiện nay, công ty đang vận dụng hệ thống sổ sách kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ. Hình thức này tuy ghi chép đơn giản, kiểm tra và đối chiếu rõ rang nhưng việc ghi chép vẫn còn bị trùng lặp. Kế toán trưởng còn kiêm nhiệm nhiều công việc. Công ty chưa có kế toán tổng hợp để chia sẻ công việc với kế toán trưởng. III.2. Đánh giá khái quát về công tác phân tích của công ty TNHH Nhất Ly. III.2.1.Ưu điểm Công ty đã chủ động trong công tác phân tích kinh tế tại đơn vị. Ban giám đốc và những người quản lý đã đánh giá được tầm quan trọng của việc phân tích kinh tế tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và đã phân công phòng kế toán thực hiện việc phân tích kinh tế. GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Duy 13 SV: Phạm Thị Bình Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán Số liệu để phân tích kế toán viên sử dụng là chính xác đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho Ban giám đốc và các nhà quản lý. III.2.2.Hạn chế Chưa có bộ phận chuyên về phân tích nên hoạt động phân tích diễn ra chưa chuyên nghiệp và gây áp lực lớn cho phòng kế toán. Tuy đã phân tích khá chi tiết nhưng lại chưa đưa ra được các biện pháp để phát huy những điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu. Việc phân tích mới chỉ chú trọng đến doanh thu và lợi nhuận mà bỏ qua phân tích về chi phí, trong khi đó các khoản chi phí phát sinh tại công ty là khá lớn và chưa có kế hoạch sử dụng chi phí hiệu quả. III.3. Đánh giá khái quát về công tác tài chính của công ty TNHH Nhât Ly. III.3.1.Ưu điểm Công ty đã chú trọng tổ chức xây dựng kế hoạch và quản lý công tác tài chính tại doanh nghiệp. Các công việc tài chính được phân công một các rõ ràng, chi tiết dẫn đến việc thực hiện tương đối đơn giản và hiệu quả. Thông tin tài chính được cung cấp chính xác, kịp thời tới các nhà lãnh đạo, nhà đầu tư, đối tác và các bộ phận liên quan đảm bảo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. III.3.2.Nhược điểm Công tác huy động vốn và kế hoạch sử dụng vốn chưa hiệu quả, công tác quản lý và sử dụng vốn còn hạn chế dẫn đến việc lãng phí nguồn vốn của doanh nghiệp. Việc huy động vốn toàn bộ bằng vốn chủ và không sử dụng vốn vay đã thu hẹp quy mô của công ty, không tận dụng tối đa hiệu quả sử dụng vốn và làm cho hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN. Qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế tại công ty TNHH Nhất Ly, em xin đề xuất ba hướng đề tài khóa luận tôt nghiệp như sau: Hướng đề tài thứ nhất: “Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Nhất Ly” Thuộc học phần Kế toán tài chính doanh nghiệp. Lý do chọn đề tài: Doanh thu và lợi nhuận luôn là vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm. Với công ty TNHH Nhât Ly, hoạt động bán hàng diễn ra liên tục và khá rộng bao gồm bán hàng ăn sáng, bán hàng ăn cho khách vãng lai, tiệc cưới, hội nghị… Tuy nhiên trong công tác bán hàng vẫn còn nhiều hạn chế như đã phân tích trong mục 3.1.2. Do đó, em muốn đi sâu tìm hiếu hoạt động bán hàng của công ty để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả bán hàng cho doanh nghiệp. GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Duy 14 SV: Phạm Thị Bình Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán Hướng đề tài thứ hai: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tài công ty TNHH Nhất Ly” Thuộc học phần Tài chính doanh nghiệp. Lý do chọn đề tài: Vốn là yếu tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển donh nghiệp. Từ những hạn chế trong việc sử dụng vốn đã phân tích tại mục 3.3.2 em muốn đi sâu tìm hiểu những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn của công ty để đề xuất những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hướng đề tài thứ ba: “Phân tích tình hình chi phí tại công ty TNHH Nhất Ly” thuộc học phần Phân tích kinh tế. Lý do chọn đề tài: Các khoản chi phí tuy làm giảm doanh thu nhưng lại luôn phát sinh trong doanh nghiệp. Tại công ty TNHH Nhất Ly tồn tại khá nhiều khoản chi phí trong khi công tác phân tích và quản lý chi phí lại không được công ty chú trọng. Do đó, em muốn đi sâu tìm hiểu các khoản chi phí tại công ty để có kế hoạch sử dụng hiệu quả những khoản chi phí này và cắt giảm những chi phí không cần thiết làm giảm doanh thu của doanh nghiệp. GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Duy 15 SV: Phạm Thị Bình
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan