Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp khoa kế toán kiểm toán tại công ty tnhh công nghệ cosm...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp khoa kế toán kiểm toán tại công ty tnhh công nghệ cosmos

.PDF
24
23477
55

Mô tả:

Báo cáo tổng hợp Trường MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................2 I: Khái quát chung về Công ty TNHH Công nghệ COSMOS.........................................3 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ..... 3 1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY ........................................................................................................ 3 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty ..................................................... 3 1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty ................. 4 1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CTY ......................................................................................... 5 1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY ........................................................................................................ 6 II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ, TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHệ COSMOS 2.1. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Công nghệ COSMOS .......................................................................................... 6 2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty ..................................................... 6 2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán ..................................................... 9 2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế .......................................................... 12 2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế ..................................................................................................................... 12 2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại Công ty TNHH Công nghệ COSMOS............................................................................................ 13 2.2.3. Phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Công nghệ COSMOS ................................................... 14 2.3. Tổ chức công tác quản lý và sử dụng vốn ................................................ 15 2.4. Đánh giá chung về công tác kế toán, tài chính, phân tích kinh tế tại Công ty TNHH Công nghệ COSMOS ....................................................................... 16 KẾT LUẬN ..................................................................................................................18 SVTH: Trang 1 Báo cáo tổng hợp Trường LỜI MỞ ĐẦU Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước kế toán là một công việc quan trọng phục vụ cho việc hạch tóan và quản lý kinh tế, nó cũng có vai trò tích cực đối với việc quản lý tài sản và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì đòi hỏi phải có bộ máy kế toán tốt, hiệu quả. Được sự giúp đỡ của Phòng Tài chính kế toán Công ty TNHH Công nghệ COSMOS và sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong trường, em đã tiến hành tìm hiểu để có được những hiểu biết đúng đắn về tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán của công ty. Bài báo cáo tổng hợp của em được trình bày với kết cấu như sau: I: Khái quát chung về Công ty TNHH Công nghệ COSMOS II: Tổ chức công tác kế toán, phân tích kinh tế, tài chính tại Công ty TNHH Công nghệ COSMOS Do trình độ và nhận thức còn hạn chế, và thời gian có hạn nên bài báo cáo của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của của các cán bộ nhân viên Phòng kế toán tài chính Công ty TNHH Công nghệ COSMOS và các thầy cô trong trường để em hoàn thiện hơn nữa bản báo cáo này. SVTH: Trang 2 Báo cáo tổng hợp Trường I: Khái quát chung về Công ty TNHH Công nghệ COSMOS 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Đất nước ta đang đi lên từng ngày, đất nước càng phát triển bao nhiêu thì nhu cầu của con người càng cao bấy nhiêu. Xuất phát từ nhu cầu đó Công ty TNHH Công nghệ COSMOS đã ra đời để phục vụ nhu cầu của xã hội nói chung cũng như nhu cầu của con người nói riêng. Công ty được thành lập ngày 09/12/2008 với: Tên giao dịch thông thường: Công ty TNHH Công nghệ COSMOS Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0203004882 và có số vốn điều lệ là 38.000.000.000 đồng. Công ty TNHH Công nghệ COSMOS chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghề sau: •Sản xuất bao bì bằng gỗ. •Sản xuất bột giấy, giấy và bìa. •Sản xuất bao bì bằng giấy, bìa. •Sản xuất giấy nhăn và bìa nhăn. •Vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định và theo hợp đồng. • Vận tải hàng hóa bằng đường bộ. • Tư vấn lắp đặt, chuyển giao công nghệ sản xuất giấy, bột giấy. •Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác chưa được phân vào đâu : máy móc thiết bị và phụ tùng máy ngành giấy và bao bì. 1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty  Chức năng Công ty TNHH Công nghệ COSMOS chuyên sản xuất bao bì và in công nghệ, Ngoài ra, công ty còn hoạt động trong các lĩnh vực khác như: buôn bán máy móc thiết bị ngành giấy, buôn bán nguyên liệu ngành giấy, vận tải hàng hóa, hành khách….  Nhiệm vụ - Về sản xuất kinh doanh Tổ chức mở rộng sản xuất kinh doanh, không ngừng nâng cao hiệu quả sản SVTH: Trang 3 Báo cáo tổng hợp Trường xuất kinh doanh, đáp ứng ngày càng nhiều các nhu cầu mới của xã hội. Tận dụng lợi thế lao động trẻ để tăng tính cạnh tranh trên thương trường. Mở rộng liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh, tăng cường hợp tác kinh tế, để thu được lợi nhuận tối đa nhất - Nghĩa vụ đối với Nhà nước Trên cở sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tận dụng năng lực sản xuất, tự bù đắp các chi phí, tự trang trải vốn và làm tròn nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước, với địa phương bằng cách nộp đầy đủ các khoản thuế cho Nhà nước. 1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty Bảng 1.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Chỉ tiêu Nguồn vốn Năm Năm Năm Năm Năm 2006 2007 2008 2009 2010 1,222,000,000 1,547,000,000 1,594,000,000 1,673,000000 1,673,000,000 985,000,000 1,002,000,000 1,026,000,000 Vốn cố định 703,000,000 Vốn lưu động 519,000,000 570,000,000 611,000,000 671,000,000 692,000,000 Doanh thu 6,550,000,000 5,749,000,000 16,358,000,000 18,815,000,000 20,120,000,000 Lợi nhuận 144,000,000 90,000,000 543,000,000 552,000,000 601,000,000 Thu nhập BQ 450,000,000 450,000,000 660,000,000 660,000,000 720,000,000 977,000,000 Qua biểu số liệu các chỉ tiêu cơ bản của Công ty trong giai đoạn 2006 - 2010 cho ta thấy: - Về nguồn vốn: Sức tăng nguồn vốn nhìn chung qua các năm có tăng nhưng không cao. Như vậy trong giai đoạn này, Công ty chủ yếu là đầu tư các trang thiết bị mới, mở rộng năng lực sản xuất để chuẩn bị tiềm lực, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trong giai đoạn sắp đến. - Về doanh thu: Sức tăng bình quân cho thấy dấu hiệu khả quan, thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp ngày càng phát triển. - Về lợi nhuận: Thể hiện việc kinh doanh ngày càng có hiệu quả, tình hình tài chính của Công ty ngày càng mạnh, có khả năng tái đầu tư đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. SVTH: Trang 4 Báo cáo tổng hợp Trường - Về thu nhập của người lao động: Ngày càng cao, thu nhập cao tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao đời sống của người lao động. 1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CTY Có thể khái quát cơ cấu tổ chức của công ty theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1. Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Công nghệ COSMOS Giám Đốc Phòng Hành chính Phòng kinh doanh Phòng Phòng kế toán Kỹ thuật Sản xuất Tổ Sóng SVTH: Tổ Sóng Tổ In thủ công Tổ Bổ chạp Trang 5 Báo cáo tổng hợp Trường 1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Những chỉ tiêu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một phần đã nói lên điều đó. Cụ thể, kết quả của 3 năm 2008, 2009, 2010 như sau: Bảng 1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2008, 2009, 2010 Đơn vị tính: Việt Nam đồng Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 Tổng doanh thu 20.788.321.520 30.956.802.970 46.762670.644 Giá vốn hàng bán 17.774.014.959 26.560.936.948 41.512.202.947 1.659.807.817 1.952.841.487 1.928.024.013 13.168.641.723 15.594.867.012 16.031.404.712 Tài sản dài hạn 6.423.536.593 9.854.001.826 6.955.096.276 Nợ phải trả 1.477.875.450 7.575.145.523 4.694.415.665 18.114.302.866 17.873.723.315 18.292.085.323 1.777.490.147 1.989.179.817 1.928.024.013 497.697.241 556.970.349 482.006.003 1.279.792.906 1.432.209.468 1.446.018.009 Lợi nhuận hoạt động SXKD Tài sản ngắn hạn Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận trước thuế Thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ, TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHệ COSMOS 2.1. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Công nghệ COSMOS 2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Hạch toán là một khâu rất quan trọng trong công tác kế toán tại Công ty. Trong số các phòng ban chức năng thuộc bộ máy quản lý của Công ty, phòng Kế tóan tài SVTH: Trang 6 Báo cáo tổng hợp Trường chính có vị trí trung tâm quan trọng nhất, giám sát toàn bộ quá trình kinh doanh, tính toán kết quả kinh doanh và tham mưu cho Tổng giám đốc về mọi mặt của quá trình sản xuất, kinh doanh. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. Phòng Kế toán của Công ty phải thực hiện toàn bộ công việc kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của đơn vị. Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán Phòng kế toán Kế toán trưởng Kế toán công nợ Kế toán TSCĐ, Vật liệu Kế toán tiền lương KT tập hợp CP và tính giá thành Kế toán thành phẩm và tiêu thụ SP Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán của Công ty được cụ thể như sau: - Kế toán trưởng: Kế toán trưởng là người giúp giám đốc công ty tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tài chính ở công ty đồng thời thực hiện việc kiểm tra kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính ở công ty.  Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong công ty.  Tổ chức điều hành bộ máy kế toán của công ty theo quy định của pháp luật.  Lập hệ thống báo cáo tài chính, kế toán trưởng chịu trách nhiệm về hệ thống báo cáo tài chính của công ty hàng năm. - Kế toán công nợ:  Giúp kế toán trưởng xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của công ty. SVTH: Trang 7 Báo cáo tổng hợp Trường  Ghi chép phản ánh số hiện có và tình hình biến động của khoản vốn vay bằng tiền  Ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết các khoản vạy, các khoản công nợ  Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các báo cáo nội bộ về các khoản công nợ, về các nguồn vốn - Kế toán TSCĐ, vật liệu:  Ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết TSCĐ, công cụ dụng cụ tồn kho, nguyên vật liệu tồn kho  Tính khấu hao TSCĐ, phân bổ công cụ dụng cụ, tính trị giá vốn vật liệu xuất kho.  Lập các báo cáo kế toán nội bộ về tăng giảm TSCĐ, báo cáo nguyên liệu tồn kho.  Theo dõi TSCĐ và công cụ đang sử dụng ở các bộ phận trong công ty. - Kế toán tiền lương:  Tính lương phải trả cho người lao động trong công ty  Ghi chép kế toán tổng hợp, tiềng lương. - Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành:  Ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết chi phí sản xuất trực tiếp phát sinh trong kỳ và tính giá thành sản xuất của sản phẩm, đánh giá sản phẩm dở dang.  Lập các báo cáo nội bộ phục vụ yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Kế toán thành phẩm và tiêu thụ:  Ghi chép kế toán tổng hợp và chi tiết thành phẩm tồn kho  Ghi chép phản ánh doanh thu bán hàng và các khoản điều chỉnh doanh thu.  Ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp  Lập các báo cáo nội bộ về tình hình thực hiện kế hoạch chi phí bán hàng, chi phí quản lý, về kết quả kinh doanh của từng nhóm hàng, mặt hàng tiêu thụ chủ yêu, báo cáo về thành phẩm tồn kho. - Kế toán tổng hợp: SVTH: Trang 8 Báo cáo tổng hợp Trường  Thực hiện các phần hành kế toán còn lại mà chưa phân công, phân nhiệm cho các bộ phận trên như: hoạt động tài chính, hoạt động bất thường  Lập các bút toán khóa sổ kế toán cuối kỳ  Lập bảng cân đối tài khoản, lập bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty. 2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán  Các chính sách kế toán chung  Công ty áp dụng theo các chế độ và chuẩn mực kế toán Việt Nam.  Hình thức kế toán là kế toán tập trung.  Niên độ kế toán: từ đầu ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch.  Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung  Đơn vị tiền tệ hạch toán: đồng Việt Nam (kí hiệu quốc gia là “đ”, kí hiệu quốc tế là “VND”).  Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Công ty tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. Theo đó, khấu hao hàng năm của một tài sản cố định được tính như sau:  Phương pháp hạch toán HTK: theo phương pháp kê khai thường xuyên.  Phương pháp tính thuế GTGT: sử dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ  Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính. Tuy nhiên, do đặc thù sản xuất kinh doanh nên hệ thống tài khoản kế toán của công ty có một số khác biệt so với thông thường. Cụ thể như sau:  Một số tài khoản không sử dụng: TK 113: Tiền đang chuyển TK 151: Hàng đi đường TK 157: Hàng gửi bán TK 161: Chi sự nghiệp TK 212: Tài sản cố định thuê tài chính  Một số tài khoản được mở chi tiết: SVTH: Trang 9 Báo cáo tổng hợp Trường TK 141: Tạm ứng được mở chi tiết như sau: TK 1413: Tạm ứng cho các đơn vị TK 1411: Tạm ứng cho văn phòng công ty TK 331: Thanh toán với người bán được mở chi tiết như sau: TK 3311: Phải trả người bán (chi tiết theo người bán) TK 3312: Phải trả nhà thầu phụ (chi tiết theo từng nhà thầu) TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp được mở chi tiết như sau: TK 6421: Chi phí quản lý nhân viên TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6425: Chi phí quản lý - thuế, phí, lệ phí TK 6428: Chi phí quản lý khác  Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán Công ty áp dụng hình thức Nhật ký Chung để ghi sổ kế toán. Đặc điểm chủ yếu của loại sổ kế toán này là nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo chứng từ gốc đều được ghi vào sổ Nhật Ký Chung (NKC) theo trình tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản, sau đó lấy số liệu ở sổ NKC để ghi vào sổ cái và các TK liên quan. SVTH: Trang 10 Báo cáo tổng hợp Trường Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán kế toán theo hình thức sổ NKC Chứng từ gốc Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ cái Sổ, thẻ kế tóan chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BC kế toán Ghi chú : Ghi hàng ngày. : Ghi cuối tháng. : Đối chiếu  Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán Công ty sử dụng hệ thống báo cáo kế toán theo đúng chuẩn mực và quy định kế toán hiện hành. Các báo cáo của công ty được cung cấp cho nhiều đối tượng quan tâm, để Ban giám đốc và Hội đồng quản trị dựa vào đó đưa ra các chiến lược và sách lược phù hợp cho sự phát triển của công ty. SVTH: Trang 11 Báo cáo tổng hợp Trường Công ty lập BCTC theo quý và theo năm tài chính, bao gồm: - Bảng cân đối kế toán - Mẫu số B01 – DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu số B02 - DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Mẫu số B03 - DN - Bảng thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số B09 – DN Do công ty tiến hành lập BCTC định kỳ và thường xuyên nên tình hình tài sản và nguồn vốn được theo dõi đều đặn, từ đó giúp công ty có thể đề ra các kế hoạch, chiến lược, định hướng phát triển đúng đắn, có hiệu quả cao cho từng thời kỳ phát triển. 2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế 2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế Công tác phân tích kinh tế là khâu quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, thời hạn và tác dụng của phân tích tài chính. Giai đoạn lập kế hoạch được tiến hành chu đáo, chuẩn xác sẽ giúp cho các giai đoạn sau tiến hành có kết quả tốt. Sau khi đã xác định được mục tiêu phân tích và thu thập đầy đủ thông tin cần thiết. Công ty tiến hành lập kế hoạch và giao cho phòng kế toán phân tích trên các khía cạnh sau: - Phương pháp phân tích: Phân tích theo Báo cáo tài chính - Nội dung phân tích - Lựa chọn cán bộ có trình độ chuyên môn để tiến hành phân tích - Phối kết hợp với các bộ phận khác trong phân tích - Xác định thời gian cho công tác phân tích. Tiếp theo đó là giai đoạn tiến hành phân tích: Sau khi xác định mục tiêu phân tích và thu thập được đầy đủ các thông tin cần thiết cho quá trình phân tích. Theo kế hoạch phân tích đã đặt ra, tiến hành phân tích tài chính của công ty, với việc tính toán các chỉ tiêu; xác định nguyên nhân và tính toán cụ thể mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích; xác định dự đoán những nhân tố kinh tế xã hội khác tác SVTH: Trang 12 Báo cáo tổng hợp Trường động đến tình hình kinh doanh của công ty; tổng hợp kết quả, rút ra kết luận, nhận xét về tình hình tài chính của công ty. Công việc cuối cùng và rất quan trọng tiếp theo logic của phân tích, đó công việc chuẩn đoán phân tích. Trong suốt qúa trình phân tích, nghiên cứu với nhiều yếu tố xuất hiện như: về cơ cấu tài chính của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn, sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp…. Việc phân tích tài chính hữu hiệu là phải phục vụ cho việc theo dõi lập luận của nhà phân tích và mục đích của quá trình phân tích. Bởi vậy cần có sự nghiên cứu thêm về các thông tin liên quan đến ngành và môi trường kinh tế và phải nêu rõ các dữ liệu về tài chính, kinh tế hoặc những con số cần dùng khác, các công cụ và phương pháp phân tích, các giả thiết làm cơ sở cho dự đoán, các kết luận về khả năng sinh lời và rủi ro. Việc chuẩn đoán tài chính có tầm quan trọng đặc biệt vì nó dẫn tới việc ra quyết định tài chính. Trên cơ sở các chuẩn đoán tài chính, công ty tạm dừng các mục tiêu ban đầu, xác định chiến lược hoặc sửa đổi các chính sách ngắn hạn. Với các nhà đầu tư so sánh với các dự đoán để quyết định mua hoặc bán cổ phiếu. Bên cạnh đó, các quyết định chấp nhận hoặc từ chối cho vay hoặc đi vay, các điều kiện tín dụng đều phụ thuộc vào các chuẩn đoán tài chính. Cuối cùng, ý nghĩa phổ biến chuẩn đoán tài chính chính xác sẽ giúp cho việc lựa chọn được những điều kiện tốt nhất khi thuê mua các nguồn lực phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. 2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại Công ty TNHH Công nghệ COSMOS Nhằm có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình tài chính tại công ty, công ty luôn phân tích các chỉ tiêu một cách đầy đủ nhất, bao gồm một số các chỉ tiêu sau:  Phân tích các tỷ số về khả năng thanh toán  Phân tích các tỷ số về khả năng cân đối vốn  Phân tích các tỷ số về khả năng hoạt động SVTH: Trang 13 Báo cáo tổng hợp Trường  Phân tích các chỉ số về khả năng sinh lãi  Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động  Phân tích nguồn vốn kinh doanh 2.2.3. Phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Công nghệ COSMOS Trong thực tế thường xảy ra hiện tượng chiếm dụng vốn lẫn nhau chủ yếu giữa doanh nghiệp với các đối tượng. + Khách hàng: Doanh nghiệp bị chiếm dụng do bán chịu (các khoản phải thu) về các loại hàng hoá, dịch vụ. Doanh nghiệp sẽ là người đi chiếm dụng khi khách hàng trả trước mà chưa nhận được hàng. + Nhà cung ứng: Doanh nghiệp là người chiếm dụng vốn khi mua chịu và bị chiếm dụng vốn khi trả trước cho người bán. +Với cán bộ công nhân viên: Về nguyên tắc, người lao động được hưởng lương theo ngày nhưng hầu hết các doanh nghiệp chỉ trả lương sau một thời gian nhất định. Vì thế, lương và các khoản trích vào lương: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… chậm trả là một khoản chiếm dụng của doanh nghiệp. + Với ngân sách nhà nước: Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ với nhà nước thông qua: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, các loại phí và lệ phí…. Thông thường các doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn bằng cách nộp ít hơn số phải nộp. + Với các đơn vị phụ thuộc: Trong quan hệ thanh toán, các doanh nghiệp trong cùng một tổng thể thường phát sinh các khoản phải thu (bị chiếm dụng) và các khoản phải trả (đi chiếm dụng). Ngoài ra, một số khoản tài sản thừa, tài sản thiếu, tạm ứng, chi phí phải trả… cũng được coi là các khoản đi chiếm dụng hay là bị chiếm dụng. Thực tế doanh nghiệp thể hiện qua bảng: SVTH: Trang 14 Báo cáo tổng hợp Trường So sánh nguồn vốn lưu động thực tế và tài sản dự trữ thực tế Chỉ tiêu Đầu năm I. NVLĐ thực tế (1+2) Cuối kỳ Chênh lệch Tăng(%) 22.193.870 22.854.811 660.941 2,98 2.678.624 4.178.624 1.500.000 56 2.Vay ngắn hạn 19.515.246 18.676.187 -839.059 -4,3 II. Tài sản dự trữ thực tế 18.546.667 31.211.033 12.664.366 68,28 -880.915 -9.273.122 -8.392.207 1.NVLĐ Mức đảm bảo (I - II) Cả đầu năm và cuối kỳ nguồn vốn lưu động thực tế đều nhỏ hơn tài sản dự trữ thực tế của doanh nghiệp chứng tỏ doanh nghiệp bị rơi vào tình trạng thiếu vốn lưu động và đã đi chiếm dụng vốn. Trong đó lượng vốn vay ngắn hạn chiếm số lớn trong nguồn vốn lưu động nên doanh nghiệp cần giảm các khoản đi chiếm dụng bằng thực hiện kỷ luật trong mua bán, tổ chức sản xuất kinh doanh, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn vốn…để đảm bảo khả năng thanh toán khi đến hạn. 2.3. Tổ chức công tác quản lý và sử dụng vốn Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động được thể hiện qua bảng sau: Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động Đơn vị: Đồng Năm 2008 Năm 2009 136.546.924.615 131.362.102.507 169.799.000.000 2.694.327.972 1.601.441.284 3.479.130.184 98.598.843.750 96.144.042.150 112.995.213.200 Sức sản xuất của Vốn lưu động 1.385 1.366 1.503 Sức sinh lợi của Vốn lưu động 0.027 0.017 0.031 Suất hao phí của Vốn lưu động 36.59 60.04 32.48 Chỉ tiêu Doanh thu thuần LN thuần trước thuế Vốn lưu động bình quân SVTH: Năm 2010 Trang 15 Báo cáo tổng hợp Trường Ta thấy sức sản xuất và sức sinh lợi của vốn lưu động biến động lớn qua các năm, đặc biệt năm 2010 sức sản xuất của vốn lưu động là 1,503. Đây là năm công ty sử dụng khá hiệu quả vốn lưu động: Sức sản xuất và sức sinh lợi của vốn lưu động tăng còn suất hao phí tài sản lưu động giảm. Trong tổng số tài sản của công ty thì tài sản cố định có thời quay vòng cũng như thời gian thu hồi vốn tương đối dài. Còn tài sản lưu động là những tài sản có thời gian quay vòng ngắn, thu hồi vốn nhanh ,có ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Do vậy, công ty cần có biện pháp đổi mới, cải tiến trong sản xuất kinh doanh để sử dụng vốn hiệu quả hơn. 2.4. Đánh giá chung về công tác kế toán, tài chính, phân tích kinh tế tại Công ty TNHH Công nghệ COSMOS Sau khi đã phân tích tình hình tài chính của công ty, em nhận thấy thực trạng tài chính các năm của công ty như sau: -Về tài sản : Tổng tài sản và nguồn vốn năm 2008 là 133.882.824.075đ, năm 2009 116.986.842.726đ, năm 2010 169.723.034.667đ. Như vậy, tổng tài sản và nguồn vốn có những biến động lớn qua các năm. Năm 2009 giảm so với năm 2008 là 16.895.981.349đ “-12,62%”, nhưng đến năm 2010 lại tăng so với 2009 là 52.736.191.931đ “+45,08%” -Về tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: Năm 2009 giảm so với 2008 là 18.569.082.556đ “-17,61%”, năm 2010 tăng so với 2009 là 52.271.424.650đ “+60,18%”. -Về tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 1.643.101.250đ “+5,77%”, năm 2010 tăng so với năm 2009 là 401.130.880đ “+1,33%”. -Về nợ phải trả : Nợ phải trả của công ty các năm như sau: năm 2008 127.653.093.980đ, năm 2009 là 113.459.094.243đ, năm 2010 là 163.931.507.765đ Năm 2009 giảm so với năm 2008 là 14.193.999.737 “-11,12%”, năm 2010 tăng so với năm 2009 là 50.472.413.512đ “+44,49%”. - Về nguồn vốn chủ sở hữu: Năm 2008 là 6.229.730.095đ, năm 2009 là 3.527.78.83đ, năm 2010 là 5.791.526.902đ. Năm 2009 nguồn vốn chủ sở hữu giảm so SVTH: Trang 16 Báo cáo tổng hợp Trường với năm 2008 là 2.701.981.612đ “-76,59%”, năm 2010 tăng so với năm 2009 là 2.263.778.419đ “+64,17%”. -Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: + Về tổng doanh thu: Tổng doanh thu năm 2008 là 136.546.924.615đ, năm 2009 131.362.102.057đ, năm 2010 là 169.799.000.000đ. Doanh thu giai đoạn 20082010 biến động là khá lớn, tăng giảm không đều, năm 2009 doanh thu sụt giảm nghiêm trọng chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như vấn đề tài chính của công ty chưa thực sự ổn định. Doanh thu không ổn định kéo theo lợi nhuận của công ty thu được qua các năm cũng biến động khá lớn, năm 2008 là 2.694.327.972đ, năm 2009 là 1.088.980.074đ, năm 2010 là 3.479.130.184đ. Sơ bộ tình hình tài chính của công ty ta nhận thấy: Nhìn chung tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn 2008-2010 có khá nhiều biến động, sự tăng giảm lớn về tài sản và nguồn vốn qua các năm, lợi nhuận thu được chưa thực sự ổn định. Bên cạnh đó những nguy cơ tiềm tàng như khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn của công ty còn thấp do công ty còn để ứ đọng vốn và hàng tồn kho nhiều, các khoản phải thu gia tăng chứng tỏ công ty chưa chú ý đến việc thu hồi các khoản phải thu, chưa có biện pháp hữu hiệu để làm giảm lượng vốn bị chiếm dụng, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, khả năng sinh lời của vốn còn thấp. SVTH: Trang 17 Báo cáo tổng hợp Trường KẾT LUẬN Trong điều kiện nền kinh tế thị trường sôi động và cạnh tranh ngày nay, để có thể tận dụng cơ hội và tạo ra lợi thế cạnh tranh, bên cạnh việc nâng cao chất lượng và hình ảnh sản phẩm, công tác kế toán là một vấn đề quan trọng của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xây dựng. Kế toán là một công cụ hữu hiệu giúp cho không chỉ các nhà quản lý nắm được thực trạng tài chính nhằm hoạch định kế hoạch phát triển cho tương lai của công ty mà cũng là mối quan tâm của các nhà đầu tư tài chính, các ngân hàng, Nhà nước… nhằm phục vụ cho những mục đích của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, với sự giúp đỡ của Phòng tài chính kế toán của Công ty TNHH Công nghệ COSMOS và sự hướng dẫn của các thầy cô trong trường, em đã tìm hiểu về tổ chức bộ máy và công tác kế toán của công ty. Qua đó, em đã hiểu hơn về công tác kế toán tại Công ty. Mặc dù em đó cố gắng hết sức nhưng do trình độ và nhận thức còn hạn chế nên bài báo cáo của em chắc chắn còn nhiều sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các cán bộ Phòng Tài chính kế toán Công ty TNHH Công nghệ COSMOS và các thầy cô trong trường để em có thể hoàn thiện hơn nữa bài báo cáo này. Một lần nữa, em xin chừn thành cảm ơn các cán bộ nhân viên Phòng Tài chính kế toán Công ty TNHH Công nghệ COSMOS và các thầy cô trong nhà trường đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này. SVTH: Trang 18 Báo cáo tổng hợp Trường PHỤ LỤC Mẫu số B 01 – DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại, ngày 31 tháng 12 năm 2011 Đơn vị tính: Đồng Tài sản 1 A- TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.Tiền 2. Các khoản tương đương tiền II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1. Đầu tư ngắn hạn 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) (2) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 1. Phải thu khách hàng 2. Trả trước cho người bán 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng XD 5. Các khoản phải thu khác 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) IV. Hàng tồn kho 1. Hàng tồn kho 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) V. Tài sản ngắn hạn khác 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 2. Thuế GTGT được khấu trừ 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 5. Tài sản ngắn hạn khác B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260) SVTH: Mã số 2 Thuyết minh 3 Đầu năm Cuối năm 5 5 100 67,204,042,352 71,461,322,088 110 111 112 V.01 127,214,855 127,214,855 0 205,977,347 205,977,347 0 120 V.02 0 0 121 0 0 129 0 0 130 131 132 133 5,479,605,783 5,479,605,783 0 0 7,304,673,049 7,304,673,049 0 0 134 0 0 0 0 139 0 0 140 141 149 150 151 152 61,452,076,454 61,452,076,454 0 145,145,260 145,145,260 0 63,626,671,299 63,626,671,299 0 324,000,393 321,706,358 2,294,035 0 0 158 0 0 200 2,455,142,900 3,773,658,659 135 154 V.03 V.04 V.05 Trang 19 Báo cáo tổng hợp I- Các khoản phải thu dài hạn 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 3. Phải thu dài hạn nội bộ 4. Phải thu dài hạn khác 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) II. Tài sản cố định 1. Tài sản cố định hữu hình - Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 2. Tài sản cố định thuê tài chính - Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 3. Tài sản cố định vô hình - Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang III. Bất động sản đầu tư - Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1. Đầu tư vào công ty con 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 3. Đầu tư dài hạn khác 4. Dự phòng giảm giá §T tài chính dài hạn (*) V. Tài sản dài hạn khác 1. Chi phí trả trước dài hạn 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 3. Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) Trường 210 211 212 213 218 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 219 0 0 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 240 241 242 250 251 2,446,051,991 1,972,245,004 4,414,907,754 -2,442,662,750 0 0 0 0 0 0 473,806,987 0 0 0 9,090,909 0 3,773,658,659 3,192,195,312 5,803,875,062 -2,611,679,750 0 0 0 0 0 0 581,463,347 0 0 0 0 0 0 0 9,090,909 0 259 0 0 260 261 262 268 0 0 0 0 0 0 0 0 270 69,659,185,252 75,234,980,747 300 56,236,326,110 55,886,470,722 310 311 312 313 V.15 16,328,889,110 15,661,000,000 546,789,012 26,386,470,722 17,660,000,000 5,113,271,134 3,583,794,165 V.16 121,100,098 29,405,423 V.06 V.07 V.08 V.09 V.10 V.11 V.12 252 258 V.13 V.14 V.21 NGUỒN VỐN A- NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) I. Nợ ngắn hạn 1. Vay và nợ ngắn hạn 2. Phải trả người bán 3. Người mua trả tiền trước 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước SVTH: 314 Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan