Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp khoa kế toán kiểm toán tại công ty cổ phần thép việt...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp khoa kế toán kiểm toán tại công ty cổ phần thép việt thanh

.PDF
24
95
69

Mô tả:

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... iii DANH MỤC VIẾT TẮT ..............................................................................................iv I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỐ PHẦN THÉP VIỆT THANH ......................... 1 1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần thép Việt Thanh ................................ 1 1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty .......................................................................1 1.1.2. Ngành nghề kinh doanh.......................................................................................1 1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần thép Việt Thanh .....2 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lí của Công ty Cổ phần thép Việt Thanh .....................3 1.3.1. Đặc điểm phân cấp quản lí hoạt động kinh doanh .........................................3 1.3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí ...........................................................................4 1.4. Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần thép Việt Thanh năm 2011 và 2012. ............................................................................................. 7 II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT THANH ................................................................................9 2.1. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần thép Việt Thanh .......................9 2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần thép Việt Thanh ..............................................................................................................9 2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán ...................................................................12 2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế tại Công ty Cổ phần thép Việt Thanh ....14 2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kế toán ...........14 2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế ........................................................ 14 2.2.3. Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn dựa trên số liệu của các báo cáo tài chính..........................................................................14 III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, CÔNG TÁC PHÂN TÍCH KINH TẾ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT THANH ....................17 3.1. Đánh giá khái quát về công tác kế toán ............................................................... 17 3.1.1. Ưu điểm ...............................................................................................................17 3.1.2. Hạn chế ................................................................................................................17 3.2. Công tác phân tích kinh tế ....................................................................................17 3.2.1. Ưu điểm ...............................................................................................................17 3.2.2. Hạn chế ................................................................................................................18 IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ...................................19 KẾT LUẬN ..................................................................................................................20 GVHD: TS. Tạ Quang Bình i SV: Vương Thị Nga Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán LỜI MỞ ĐẦU Trong công cuộc đổi mới của đất nước, trong nền kinh tế thị trường, môi trường kinh doanh ở bất kỳ ngành nghề nào cũng ngày càng cạnh tranh quyết liệt. Mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp đều tự tìm cho mình một hướng đi, một chiến lược phát triển riêng. Xong cho dù áp dụng bất kỳ chiến lược nào thì hạch toán kế toán luôn là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế trong các công ty hoặc doanh nghiệp. Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế, tài chính, kế toán là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế, tài chính, đảm nhiệm hệ thống tổ chức thông tin có ích cho các quyết định kinh tế. Việc học tập và nghiên cứu trong quá trình đào tạo tại trường là tổng hợp,thực tập là việc kết hợp giữa lý luận và thưc tiễn, là thời gian để sinh viên xâm nhập vào thực tế, tìm hiểu thực tế. Đồng thời, quá trình thực tập tạo điều kiện cho sinh viên phát huy khả năng của mình để rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, áp dụng những gì đã học để tập làm nghiệp vụ của một kế toán viên thực tế nghề nghiệp ban đầu, củng cố kiến thức đã học trong trường, tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm để sớm thích ứng với công tác kế toán sau khi tốt nghiệp ra trường. Em xin cảm ơn Trường Đại học Thương Mại và khoa Kế toán - Kiểm toán đã giúp em được hiểu rõ hơn về điều đó bằng việc đi thực tập. Em xin cảm ơn Công ty Cổ phần thép Việt Thanh và Phòng kế toán đã giúp đỡ và chỉ bảo cho em trong suốt thời gian thực tập tại quý công ty. Em xin cảm ơn sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của Tiến sĩ Tạ Quang Bình trong quá trình thực tập và viết báo cáo thực tập tổng hợp đã giúp em hoàn thành Báo cáo thực tập tổng hợp này. Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, Báo cáo của em gồm 4 phần: Phần I: Tổng quan về Công ty Cổ phần thép Việt Thanh. Phần II: Tổ chức công tác kế toán, phân tích kinh tế tại Công ty Cổ phần thép Việt Thanh. Phần III: Đánh giá về tình hình tổ chức công tác kế toán, phân tích kinh tế tại Công ty Cổ phần thép Việt Thanh. Phần IV: Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp. GVHD: TS. Tạ Quang Bình ii SV: Vương Thị Nga Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên bảng biểu, sơ đồ Trang Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty 4 Bảng 1.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2011 và 2012 7 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức phòng kế toán 9 Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn 15 GVHD: TS. Tạ Quang Bình iii SV: Vương Thị Nga Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa TNHH Trách nhiệm hữu hạn HĐQT Hội đồng quản trị VND Việt Nam đồng DN Doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định TNDN Thu nhập doanh nghiệp GVHD: TS. Tạ Quang Bình iv SV: Vương Thị Nga Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỐ PHẦN THÉP VIỆT THANH 1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần thép Việt Thanh Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT THANH Địa chỉ: KCN Quang Minh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Điện thoại: (04) 3818 2866 Email: [email protected] Website: http://www.vietthanhsteel.com Đại diện được ủy quyền: Chức vụ: Fax: (04) 3818 2308 Ông NGUYỄN HẢI LÝ Chủ tịch Hội đồng quản trị Giấy phép kinh doanh: Số 0103043219, do Phòng Đăng ký kinh doanh số 01 Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 06 tháng 01 năm 2010 và đăng ký thay đổi lần 1 ngày 21/01/2010. Tài khoản số: 42710000000125, tại Phòng giao dịch Quang Minh - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Tây Hà Nội. 1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thép (thép cán nguội và thép mạ kẽm), Công ty Cổ phần thép Việt Thanh có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau: Công ty có chức năng sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm về thép. Công ty có nhiệm vụ kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước. Công ty đã và đang thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, Công ty còn không ngừng phấn đấu và phát triển, khẳng định vai trò, vị thế của mình trên thị trường, góp phần phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng cũng như đảm bảo việc làm ổn định và thu nhập ngày càng tăng cho người lao động. 1.1.2. Ngành nghề kinh doanh Theo Giấy phép kinh doanh: Số 0103043219, do Phòng Đăng ký kinh doanh số 01 - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 06 tháng 01 năm 2010 và đăng ký thay đổi lần 1 ngày 21/01/2010, Công ty Cổ phần thép Việt Thanh hoạt động trong các ngành nghề như sau: Sản xuất và mua bán sắt thép, ống thép, kim loại màu (sản xuất, mua bán kết cấu thép, thép phối, thép xây dựng, ống kim loại, tôn và thép lá, dây kim loại, khung nhôm, khung đồng). GVHD: TS. Tạ Quang Bình 1 SV: Vương Thị Nga Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán Mua bán máy móc, thiết bị và phụ tùng thay thế. Sản xuất các sản phẩm từ kim loại (trừ máy móc, thiết bị). Sản xuất que hàn và cáp thép. Hoàn thiện công trình xây dựng. Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí. Lắp đặt hệ thống điện. Xây dựng công trình thủy lợi. Xây dựng công trình công nghiệp. Xây dựng công trình dân dụng. Chuẩn bị mặt bằng, san lấp mặt bằng. Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh theo quy định của Nhà nước. 1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần thép Việt Thanh Công ty TNHH Thép Việt Thanh được thành lập từ tháng 3 năm 2003, ngay từ khi mới hình thành khu Công nghiệp Quang Minh – huyện Mê Linh – tỉnh Vĩnh Phúc (nay thuộc thành phố Hà Nội). Đến năm 2005, Công ty chính thức khởi công xây dựng nhà máy. Đến ngày 06/01/2010, sau 4 năm hoạt động và phát triển, Công ty TNHH Thép Việt Thanh chuyển đổi hình thức doanh nghiệp sang trở thành Công ty Cổ phần Thép Việt Thanh. Mục tiêu hoạt động của Công ty là sản xuất trong lĩnh vực cán, kéo thép. Ngay từ khi khởi công đến nay, Công ty đã ba (03) lần đầu tư nâng công suất sản xuất thép cuộn cán nguội. Lần thứ nhất (2005 - 2006): Sản xuất thép cuộn cán nguội dạng băng khổ rộng 400 mm và ống thép hàn với công suất thiết kế 30.000 tấn sản phẩm/năm. Lần thứ 2 (2006 - 2007): Đầu tư dây chuyền suất sản xuất thép cuộn cán nguội dạng băng với khổ rộng 600 mm. Công suất thiết kế 30.000 tấn/năm, nâng tổng công suất thiết kế lên 60.000 tấn/năm. Lần thứ ba (2007 - 2008): Đầu tư dây chuyền sản xuất thép cuộn cán nguội dạng cuộn khổ rộng 950mm. Công suất thiết kế 60.000 tấn/ năm, đưa tổng công suất thiết kế cả ba giai đoạn lên 120.000 tấn/năm. Quý I/2009, Công ty đã chạy thử dây chuyền sản xuất 950 mm thành công và bắt đầu đi vào hoạt động chính thức từ Quý II/ 2009. Quý I/2011, Công ty đã đầu tư dây chuyền mạ kẽm với tổng giá trị gần 25 tỷ đồng, dây chuyền sẽ bắt đầu đi vào hoạt động chính thức từ tháng 6/2011. Đây là dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế cao, dựa trên nhu cầu của thị trường và khả năng, uy tín của Công ty; theo tính toán nếu làm tốt thị trường, dây chuyền sẽ đem lại cho Công ty từ 650 tỷ đến 700 tỷ doanh thu từ mặt hàng thép mạ kẽm. GVHD: TS. Tạ Quang Bình 2 SV: Vương Thị Nga Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần thép Việt Thanh Công ty Cổ phần thép Việt Thanh là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thép với vốn điều lệ là 80 tỷ đồng, tổng tài sản cố định tính đến 31/05/2011 là 267.207.830.421 đồng với các nguồn vốn đầu tư như sau: Vay Ngân hàng BIDV: 36.155.537.259 đồng Thuê mua Tài chính BIDV: 57.293.281.872 đồng Nguồn vốn chủ sở hữu: 80.000.000.000 đồng Huy động khác: 120.814.865.056 đồng Công ty là đơn vị duy nhất trên thị trường miền Bắc và miền Trung cung cấp băng thép cán nguội cho thị trường sản xuất ống thép hàn (có một số đơn vị khác sản xuất nhưng mang tính tự cấp, công suất sản xuất nhỏ: Thép Việt Đức tham gia thị trường quý I/2009 nhưng sản lượng không đáng kể do mới sản xuất và không đủ sản lượng cho sản xuất ống trong nội bộ). Sản phẩm băng thép Việt Thanh được thị trường chấp nhận và đánh giá cao về chất lượng, giá bán và dịch vụ cung cấp. Ngoài ra, việc đưa dây chuyền sản xuất băng khổ rộng 950 mm vào hoạt động tạo điều kiện mở rộng thị trường cung cấp: mạ kẽm, thiết bị vỏ mỏng, thiết bị nội thất, văn phòng,... Về thị trường sản phẩm chủ lực: Là doanh nghiệp đi đầu trong việc sản xuất băng thép cán nguội với sản lượng lớn, Công ty đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Với chất lượng tốt, giá cả hợp lý và khả năng đáp ứng cao, các doanh nghiệp phát triển sau khó khăn trong cạnh tranh trên thị trường cùng Công ty. Hiện nay Công ty có khoảng 60 khách hàng từ Bắc vào Nam, trong đó có nhiều khách hàng là khách hàng lớn như: Công ty ống thép Hòa Phát, Công ty ống thép Việt Nam Vinapipe, Công ty Ống thép 190, Công ty Ống thép Quang Minh, Công ty thép Chánh Nguyên,…. Công ty đã xây dựng được mối quan hệ bạn hàng tốt, truyền thống trong việc bán thành phẩm băng thép đen cho sản xuất ống thép. 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lí của Công ty Cổ phần thép Việt Thanh 1.3.1. Đặc điểm phân cấp quản lí hoạt động kinh doanh Một doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả, trước tiên cần phải có một cơ cấu tổ chức hiệu quả, linh hoạt và phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngành. Là một doanh nghiệp cổ phần, Việt Thanh có cơ cấu tổ chức tuân thủ theo mô hình phân cấp quản lí của một Công ty cổ phần. Đồng thời để phù hợp với hoạt động GVHD: TS. Tạ Quang Bình 3 SV: Vương Thị Nga Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán sản xuất, kinh doanh của mình, Công ty đã sắp xếp cơ cấu tổ chức theo các chức năng hoạt động chính của mình. 1.3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí Sơ đồ tổ chức quản lí của Công ty Cổ phần thép Việt Thanh là mô hình quản lí của công ty cổ phần có kết hợp với mô hình quản lí theo chức năng như sau: Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty Chủ tịch HĐQT Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Giám đốc Giám đốc kinh doanh Giám đốc sản xuất Trưởng phòng kế toán Giám đốc kỹ thuật Ban kinh doanh Phòng quản lí sản xuất Phòng kế toán Phòng kỹ thuật Trưởng ban an toàn KCS Giám đốc tài chính Phòng tài chính Ban KCS Sản xuất Bán hàng (Nguồn: Phòng kế toán) Ghi chú: Quan hệ trực tiếp chỉ đạo Quan hệ giữa các phòng ban Vai trò, chức năng của các cá nhân, bộ phận trong cơ cấu tổ chức: - Chủ tịch Hội đồng quản trị: Có vai trò quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và dài hạn của Công ty; Quyết định chào bán cổ phần mới, giá chào bán GVHD: TS. Tạ Quang Bình 4 SV: Vương Thị Nga Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán cổ phần và trái phiếu của Công ty quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác; Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn. - Tổng giám đốc: Quyết định kế hoạch kinh doanh hằng năm của Công ty; Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua bán, cho vay và hợp đồng; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng của Công ty sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Tổng công ty. - Phó Tổng giám đốc: Có nhiệm vụ giúp đỡ Tổng giám đốc trong việc ra các quyết định kinh doanh; Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động. - Giám đốc: Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các cán bộ quản lý quan trọng khác của Công ty thuộc thẩm quyền; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng công ty. Thực thi các quyết định của Tổng giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị. Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, quyết định lập, giải thể Chi nhánh, Văn phòng đại diện. - Giám đốc kinh doanh: Lập và tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh của Công ty; Tổ chức thu thập, phân tích, đánh giá thông tin thị trường và đưa ra đề xuất, kiến nghị; Thực hiện chính sách kinh doanh của Công ty; Phê duyệt và kiểm soát các hợp đồng bán hàng cấp Công ty theo quy định của Công ty; Triển khai các hoạt động hỗ trợ khách hàng; Chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh trước Tổng Giám đốc và các cơ quan quản lý Nhà Nước khác. - Giám đốc sản xuất: Quản lý, điều hành hệ thống quản lý chất lượng và vấn đề kỹ thuật của nhà máy; Nghiên cứu phát triển các qui trình sản xuất của nhà máy; Chịu trách nhiệm đề xuất và quản lý ngân sách của nhà máy; Đảm bảo tiến độ sản xuất theo kế hoạch đã được hoạch định; Đảm bảo các thiết bị, máy móc được vận hành tốt; Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các vấn đề liên quan mọi hoạt động của nhà máy. - Trưởng phòng kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức, quản lý nhân sự Phòng Tài chính Kế toán; Quản lý chứng từ, duyệt chứng từ, xử lý các văn bản hành chính liên quan đến công tác Tài chính – Kế toán đúng chế độ quy định của Nhà nước; Lập các kế hoạch thu - chi đúng chế độ, quy định của pháp luật và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan; Xây dựng dự toán hoạt động tài chính hàng quý, hàng năm của GVHD: TS. Tạ Quang Bình 5 SV: Vương Thị Nga Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán Công ty và dự toán thu, chi các hoạt động khác có liên quan; Thực hiện công tác kiểm tra kế toán, kiểm toán nội bộ. - Giám đốc kỹ thuật: Phối hợp chặt chẽ với phòng sản xuất để xác định và cung cấp các sản phẩm mới cũng như cải tiến; Quản lý các quy trình quản lý dự án hỗ trợ tăng trưởng của công ty; Nhận xét và phê duyệt đề án phát triển; Phát triển, theo dõi và kiểm soát sự phát triển của hoạt động hệ thống doanh nghiệp hàng năm và xây dựng ngân sách vốn liên quan nhân sự, mua sắm đầu tư công nghệ thông tin; Quản lý và tối ưu hóa tài sản cơ sở hạ tầng để đáp ứng các mục tiêu tài chính nội bộ; Xác định, so sánh, lựa chọn và triển khai các giải pháp công nghệ để đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai. - Giám đốc tài chính: Theo dõi lợi nhuận và chi phí; điều phối, củng cố và đánh giá dữ liệu tài chính; chuẩn bị các báo cáo đặc biệt; Dự báo những yêu cầu tài chính; chuẩn bị ngân sách hàng năm; lên kế hoạch chi tiêu; phân tích những sai biệt; thực hiện động tác sửa chữa; Phân tích đầu tư và quản lý danh mục đầu tư; Nắm bắt và theo dõi thị trường chứng khoán liên quan đến các hoạt động công ty; Thiết lập và duy trì các quan hệ với ngân hàng và các cơ quan hữu quan. - Trưởng ban an toàn - KCS: Xây dựng, quản lý và phát triển các quy trình chất lượng trong toàn nhà máy; Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên các phòng ban về hệ thống quản lý chất lượng; Tổ chức đánh giá nội bộ nhằm củng cố lại thiếu sót trong việc quản lý tại phòng ban; Phối hợp với các phòng ban khác nhằm đảm bảo việc tuân thủ nội dung các tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất một cách triệt để. GVHD: TS. Tạ Quang Bình 6 SV: Vương Thị Nga Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán 1.4. Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần thép Việt Thanh năm 2011 và 2012. Trong năm 2012, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra bình thường và đạt một số kết quả khả quan. Dưới đây là bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: Bảng1.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2011 và 2012 Đơn vị: VND CHỈ TIÊU Năm 2012 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 698.000.235.155 Năm 2011 695.027.587.670 So sánh 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) 2.972.647.485 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 389.968.361 397.926.899 (7.958.538) 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp 697.610.266.794 694.629.660.771 2.980.606.023 dịch vụ 4. Giá vốn hàng bán 635.858.154.700 634.779.915.377 1.078.239.323 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 61.752.112.094 59.849.745.394 1.902.366.700 6. Doanh thu hoạt động tài chính 1.504.156.000 1.409.992.125 94.163.875 7. Chi phí tài chính 42.444.002.785 40.422.859.795 2.021.142.990 8. Chi phí bán hàng 782.012.153 744.773.479 37.238.674 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 12.731.086.345 12.124.844.138 606.242.207 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 7.299.166.811 7.967.260.107 (668.093.296) 0,43% (2,00)% 0,43% 0,17% 3,18% 6,68% 5,00% 5,00% 5,00% (8,39)% 11. Thu nhập khác 830.369.849 691.974.874 138.394.975 20,00% 652.612.942 543.844.118 108.768.824 20,00% 177.756.907 148.130.756 29.626.151 20,00% 7.476.923.719 8.115.390.863 (638.467.144) (20,00)% 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2.028.847.716 (159.616.786) 1.869.230.930 5.607.692.789 6.086.543.147 (478.850.358) (7,87)% (7,87)% (Nguồn: Phòng kế toán) GVHD: TS. Tạ Quang Bình 7 SV: Vương Thị Nga Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2012 giảm so với năm 2011 tăng 478.850.358 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 7,87% cho thấy năm 2012 Công ty đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh của mình. Xét về sự biến động của các chỉ tiêu ta thấy: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 2.972.647.485 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 0,43% trong khi đó doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 2.980.606.023 đồng với tỷ lệ tăng 0,43% là do các khoản giảm trừ phát sinh giảm 7.958.538 đồng với tỷ lệ giảm 2%. Giá vốn hàng bán năm 2012 so với năm 2011 tăng 1.078.239.323 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 0,17% thấp hơn tỷ lệ tăng của doanh thu thuần, điều này được đánh giá là tốt, chứng tỏ Công ty đã tiết kiệm được các khoản chi phí trong quá trình mua hàng để từ đó nâng cao lợi nhuận cho Công ty. Các khoản chi phí trong năm 2012 đều tăng so với năm 2011 như chi phí tài chính tăng 2.021.142.990 đồng, tỷ lệ tăng là 5%; chi phí bán hàng tăng 37.238.674 đồng, tương ứng tăng 5%; chi phí quản lí doanh nghiệp tăng 606.242.207 đồng, tỷ lệ tăng là 5%. Lợi nhuận trước thuế của Công ty năm 2011 so với năm 2010 giảm 638.467.144 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 7,87%. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước giảm 159.616.786 đồng với tỷ lệ tăng 7,87%. Có thể thấy, tuy năm 2012 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp vẫn tăng so với năm 2011 tuy nhiên tỷ lệ tăng là không cao. Hơn nữa, các khoản chi phí lại có tỷ lệ tăng cao hơn so với doanh thu, từ đó làm cho lợi nhuận trước và sau thuế bị giảm đi so với năm 2011. GVHD: TS. Tạ Quang Bình 8 SV: Vương Thị Nga Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT THANH 2.1. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần thép Việt Thanh 2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần thép Việt Thanh 2.1.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán Một trong những công việc quan trọng của tổ chức công tác kế toán chính là việc xác định mô hình tổ chức bộ máy kế toán. Nếu doanh nghiệp có một bộ máy kế toán được tổ chức tốt, linh hoạt và hoạt động có hiệu quả sẽ giúp cho công việc kinh doanh phát triển rất nhiều. Phòng kế toán của Công ty Cổ phần thép Việt Thanh được tổ chức theo mô hình tập trung. Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức phòng kế toán Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán tài sản cố định Kế toán ngân hàng Kế toán kho và vật tư Kế toán tiền mặt và Công nợ phải thu, phải trả, nội bộ Kế toán tiền gửi và Công nợ phải thu, phải trả, khách hàng, nhà cung cấp Kế toán lương, bảo hiểm (Nguồn: Phòng kế toán) Nhiệm vụ của Phòng kế toán là lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Công ty tham mưu cho Tổng giám đốc phê duyệt để làm cơ sở thực hiện; Chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ; Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và phát triển vốn của Công ty, chủ trì tham mưu trong việc tạo nguồn vốn, quản lý, phân bổ, điều chuyển vốn và hoàn trả vốn vay, lãi vay trong toàn Công ty; Tham mưu giúp Tổng giám đốc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tài chính cho các đơn vị trực thuộc; Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụ trong toàn Công ty; Thực hiện quyết toán quý, sáu GVHD: TS. Tạ Quang Bình 9 SV: Vương Thị Nga Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán tháng, năm đúng tiến độ và tham gia cùng với phòng nghiệp vụ của công ty để hoạch toán lỗ, lãi cho từng đơn vị trực thuộc, giúp cho ban quản trị nắm chắc nguồn vốn, lợi nhuận. Trong đó, nhiệm vụ của từng cá nhân trong phòng kế toán như sau: - Trưởng phòng kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức, quản lý nhân sự Phòng Tài chính Kế toán; Quản lý chứng từ, duyệt chứng từ, xử lý các văn bản hành chính liên quan đến công tác Tài chính – Kế toán đúng chế độ quy định của Nhà nước; Lập các kế hoạch thu - chi đúng chế độ, quy định của pháp luật và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan; Xây dựng dự toán hoạt động tài chính hàng quý, hàng năm của Trường và dự toán thu, chi các hoạt động khác có liên quan; Thực hiện công tác kiểm tra kế toán, kiểm toán nội bộ. - Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ các định khoản, các nghiệp vụ phát sinh; Kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu chi tiết và số liệu tổng hợp; Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và đúng với thực tế không; Tính giá thành, định khoản các nghiệp vụ về giá thành; Kết chuyển doanh thu, chi phí, lãi lỗ; In sổ kế toán; Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo thống kê; Lập các báo cáo thuế; Cùng kế toán trưởng giải trình, cung cấp tài liệu, số liệu cho các cơ quan như: thuế, kiểm toán, các đoàn thanh tra kiểm tra khi có yêu cầu. - Kế toán ngân hàng: Ghi nhận, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngân hàng về các hoạt động : hoạt động nguồn vốn, sử dụng vốn và các dịch vụ ngân hàng khác; Giám sát quá trình sử dụng tài sản (vốn) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các loại tài sản thông qua kiểm soát trước (tiền kiểm) các nghiệp vụ bên nợ và nghiệp vụ bên có của bảng tổng kết tài sản ở từng đơn vị ngân hàng cũng như toàn hệ thống - Kế toán kho và vật tư: Thực hiện việc lập đầy đủ và kịp thời các chứng từ nhập, xuất vật tư, hàng hóa khi có các nghiệp vụ phát sinh; Theo dõi công nợ nhập xuất vật tư, lập biên bản xác minh công nợ theo định kỳ (hoăc khi có yêu cầu), nộp về Phòng kế toán; Tính giá nhập xuất vật tư hàng nhập khẩu, lập phiếu nhập xuất và chuyển cho bộ phận liên quan; Kiểm tra các hóa đơn nhập hàng từ nhà sản xuất, xử lý tất cả các trường hợp thiếu hụt vật tư, hàng hóa theo quy định; Phối hợp với thủ kho nhanh chóng làm các thủ tục trong việc xuất hàng hóa cho khách hàng. GVHD: TS. Tạ Quang Bình 10 SV: Vương Thị Nga Báo cáo thực tập tổng hợp - Khoa Kế toán – Kiểm toán Kế toán tiền mặt và Công nợ, phải trả, phải thu nội bộ: Kiểm tra số tiền thu vào hoặc chi ra cho chính xác để nhập hoặc xuất quỹ tiền mặt; Hằng ngày , Kế Toán cùng kiểm kê quỹ tiền mặt và đối chiếu sổ sách, ký vào sổ Quỹ; Căn cứ vào Quy định thu – Quy định chi của doanh nghiệp kế toán lập phiếu thu – chi và thực hiện thu chi và sổ theo dõi và quản lý luồng tiền qua quỹ và quản lý tiền. - Kế toán tiền gửi và Công nợ phải thu, phải trả khách hàng, nhà cung cấp: Nhận hợp đồng kinh tế của các bộ phận, Nhận đề nghị xác nhận công nợ với khách hàng, nhà cung cấp, Xác nhận công nợ, Xác nhận hóa đơn bán hàng, chứng từ thanh toán. - Kế toán lương và bảo hiểm: Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động ; Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ về các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động; Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn; Kiểm tra tình hình sử dụng quỹ tiền luơng, quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. 2.1.1.2. Chính sách kế toán áp dụng Kỳ kế toán năm: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam Đồng (VND). Chế độ kế toán vận dụng tại Công ty theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006. Hình thức kế toán: Kế toán máy, sử dụng phần mềm kế toán Fast Financial 3.0.1 Offline. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: - Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Bình quân gia quyền. - Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân gia quyền. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kiểm kê định kì, một năm hai lần tiến hành vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Theo phương pháp khấu trừ. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng và khấu hao theo sản lượng. GVHD: TS. Tạ Quang Bình 11 SV: Vương Thị Nga Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán 2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán 2.1.2.1. Tổ chức hạch toán ban đầu Các chứng từ khi nhập kho: Hợp đồng báo giá, Phiếu cân hàng, Phiếu nhập kho, Dự trù của quản lí sản xuất, Bảng kê hàng nhập,… Quy trình nhập kho: - Bước 1: Phòng quản lí sản xuất lập dự trù gửi lên Tổng giám đốc. - Bước 2: Tổng giám đốc phê duyệt, chuyển phòng Kế toán tài chính sau đó gửi về phòng quản lí sản xuất. - Bước 3: Nhân viên vât tư ứng tiền ở kế toán để đi mua hàng hoặc kế toán thanh toán cho nhà cung cấp. - Bước 4: Hàng về kho thì nhập vào kho, lập chứng từ nhập kho gồm: Dự trù sản xuất được phê duyệt, báo giá/phiếu mua hàng được phê duyệt, phiếu nhập kho, bảng kê hàng nhập. - Bước 5: Sau khi hàng đã nhập kho thì làm chứng từ thanh toán/hoàn ứng gồm: Hồ sơ nhập kho và giấy đề nghị thanh toán/ giấy hoàn ứng. Sau đó, chuyển phòng kế toán hoàn tất hồ sơ. Các chứng từ khi xuất kho bán hàng: Hợp đồng mua bán, Lệnh xuất hàng, Phiếu giao hàng, Hóa đơn tài chính, Phiếu cân hàng, Phiếu đóng gói. Quy trình xuất kho: - Bước 1: Tổng giám đốc thông qua Hợp đồng mua bán, kí lệnh xuất hàng chuyển tới cho phòng quản lí sản xuất. - Bước 2: Phòng quản lí sản xuất chuyển phiếu giao hàng và hợp đồng tài chính tới kho. - Bước 3: Kho xuất hàng và chuyển sang phòng cân. Phòng cân sẽ cân hàng, chuyển hàng cùng với phiếu cân hàng tới Ban an toàn - KCS. - Bước 4: Ban an toàn - KCS kiểm định lại chất lượng và số lượng hàng hóa lần cuối, lập phiếu đóng gói và xuất hàng. 2.1.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Công ty đã vận dụng linh hoạt hệ thống tài khoản của “Chế độ kế toán doanh nghiệp dành cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế” được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ GVHD: TS. Tạ Quang Bình 12 SV: Vương Thị Nga Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán Tài Chính. Ngoài ra, Công ty cũng sử dụng thêm các tài khoản cấp hai phù hợp với các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Các tài khoản không sử dụng bao gồm: - TK 212: Do Công ty không có tài sản cố định thuê tài chính. - TK 217: Do Công ty không có bất động sản đầu tư. - TK 221: Do Công ty không đầu tư vào công ty con. - TK 418: Do Công ty không có các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu. - TK 461: Do Công ty không sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp. 2.1.2.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán Do công ty sử dụng phần mềm kế toán Fast Financial 3.0.1 Offline nên cuối kì sẽ in trực tiếp các sổ từ máy tính như: Sổ tiền mặt, Sổ tiền gửi và Các sổ tài khoản có liên quan. Và sẽ đóng các sổ này vào Sổ Nhật kí chung, trình lên Ban Quản trị và Tổng giám đốc khi có yêu cầu. Vì công ty theo dõi toàn bộ các nghiệp vụ kế toán phát sinh trên sổ Nhật ký chung lên không sử dụng các sổ Nhật ký đặc biệt như: Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền, Nhật ký mua hàng, Nhật ký bán hàng. 2.1.2.4. Tổ chức hệ thống Báo cáo tài chính Hàng tháng, báo cáo tài chính được kế toán lập và gửi lên Tổng giám đốc, gồm: - Báo cáo thuế - Báo cáo quản trị Hàng quý, báo cáo tài chính được lập bao gồm: - Cân đối phát sinh tài khoản - Báo cáo kết quả kinh doanh Cuối mỗi năm kế toán lập và gửi báo cáo tài chính lên cơ quan thuế gồm: - Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01 - BN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B 02 - DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (được lập theo phương pháp gián tiếp) (Mẫu số B 03 - DN) - Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B 09 - DN) - Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước - Tờ khai dự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. GVHD: TS. Tạ Quang Bình 13 SV: Vương Thị Nga Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán 2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế tại Công ty Cổ phần thép Việt Thanh 2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kế toán Bộ phận thực hiện: Công tác phân tích kinh tế cũng là một trong các công việc quan trọng của bộ phận kế toán trong một công ty. Việc phân tích các chỉ tiêu kinh tế một cách chính xác, kịp thời sẽ cung cấp cho Ban quản trị những thông tin cần thiết để ra các quyết định kinh doanh phù hợp. Tại Công ty Cổ phần thép Việt Thanh, công tác phân tích kinh tế do Trưởng phòng kế toán đảm nhiệm, bao gồm các công việc phân tích doanh thu, lợi nhuận và chi phí. Sau khi hoàn thành công việc phân tích, Kế toán trưởng sẽ nộp báo cáo lên Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ban quản trị và Ngân hàng. Thời điểm tiến hành: Công tác phân tích kinh tế thường được tiến hành vào cuối kì kế toán quý, năm. 2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế Các chỉ tiêu phân tích kinh tế: - Phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Phân tích sản lượng, Phân tích giá bán (so sánh giữa kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch). - Phân tích chi phí: Phân tích liên quan đến chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, đặc biệt phân tích kĩ chi phí tài chính và chi phí lãi vay. - Phân tích lợi nhuận: Liên quan đến việc phân tích và sử dụng lợi nhuận, trích lập và đầu tư lợi nhuận. Ngoài các chỉ tiêu trên, Kế toán trưởng còn tiến hành phân tích về tính thanh khoản, khả năng thanh toán nhanh, cân đối vốn và phân tích hàng tồn kho. 2.2.3. Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn dựa trên số liệu của các báo cáo tài chính. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn mà công ty thường sử dụng là ROA và ROE. - Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản ROA Tỷ suất này cho biết hiệu quả sử dụng tài sản trong việc tạo ra doanh thu tức cho biết một đồng lợi nhuận kiếm được phải sử dụng bao nhiêu bao nhiêu đồng tài sản. Nếu tỷ suất này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ suất càng cao GVHD: TS. Tạ Quang Bình 14 SV: Vương Thị Nga Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ suất nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. - Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE Tỷ suất này cho biết hiệu quả sử dụng vốn trong việc tạo lập doanh thu tức một đồng tài sản được tạo ra phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn. Tỷ suất ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn Đơn vị: VND Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 So sánh năm 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Tổng tài sản bình quân 2. Vốn chủ sở hữu bình quân 3. Lợi nhuận sau 608.126.896.538 609.582.084.626 (1.455.188.088) (0,24) (1.787.395.040) (1,89) (478.850.358) (7,87) 92.746.975.664 94.534.370.704 5.607.692.789 6.086.543.147 0,92 1,00 (0,08) 6,05 6,44 (0,39) thuế 4. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) (%) 5. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) (%) (Nguồn: Phòng kế toán) Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tổng tài sản bình quân năm 2012 giảm so với năm 2011 là 1.455.188.088 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 0,24%. Vốn chủ sở hữu bình quân năm 2012 so với năm 2011 giảm 1.787.395.040 đồng, tỷ lệ giảm là 1,89%. Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2012 giảm so với năm 2011 tăng 478.850.358 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 7,87% cho thấy năm 2012 Công ty đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh của mình. GVHD: TS. Tạ Quang Bình 15 SV: Vương Thị Nga Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán Do tổng tài sản và lợi nhuận sau thuế đều giảm nên tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản ROA năm 2012 cũng giảm so với năm 2011 là 0,08%. Do vốn chủ sở hữu bình quân và lợi nhuận sau thuế giảm nên tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu giảm ROE 0,33% so với năm 2011. Một trong các lí do khiến cho các chỉ tiêu trên đều giảm là do nền kinh tế tuy đang trên đà hồi phục nhưng thị trường bất động sản vẫn còn đóng băng, nhu cầu xây dựng công trình lớn và xây dựng dân dụng đều không cao khiến cho sản lượng tiêu thụ thép thấp. Hơn nữa, khó khăn trong việc vay vốn khiến Công ty không thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, một số tài sản phải đem đi cầm cố, vì vậy làm cho tài sản giảm. Đồng thời, thị trường chứng khoán gặp nhiều rủi ro, một số cổ đông rút vốn khiến cho nguồn vốn chủ sở hữu cũng giảm đáng kể. Đây đều là những khó khăn chung mà các doanh nghiệp ngành thép gặp phải, vì vậy không thể đánh giá một cách chính xác về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. GVHD: TS. Tạ Quang Bình 16 SV: Vương Thị Nga
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan