Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp khoa kế toán kiểm toán tại công ty cổ phần bê tông và ...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp khoa kế toán kiểm toán tại công ty cổ phần bê tông và khoáng sản fecon

.DOC
23
168
139

Mô tả:

SV: Nguyễn Thị Tươi Lớp: K45D4 LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, và xu hướng toàn cầu hóa đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong và ngoài nước phát huy mọi nguồn lực, mọi tiềm năng, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì thế mỗi doanh nghiệp đều phải tìm mọi biện pháp để tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm tới thông tin kế toán. Một thông tin có vai trò hết sức quan trọng quyết định thành bại của doanh nghiệp. Là một sinh viên chuyên ngành Kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại tại trường Đại học Thương Mại, bản thân em đã tiếp thu và được trang bị vốn kiến thức về nghiệp vụ kế toán và luôn muốn hiểu sâu công tác tổ chức kế toán và công tác tài chính của doanh nghiệp nhằm củng cố nâng cao kiến thức đã học ở trường. Được sự giúp đỡ của nhà trường nên em đã có điều kiện thực tập tại Công ty Cổ phần Bê tông và Khoáng sản FECON để học hỏi thêm kinh nghiệm, nâng cao trình độ thực tế, củng cố thêm kiến thức lý thuyết tài chính kế toán ở trường. Trong thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế ở Công ty được sự giúp đỡ tận tình của phòng tài chính- kế toán cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của ThS. Nguyễn Thị Thanh Phương, em đã hoàn thành bản báo cáo này. Tuy nhiên do thời gian thực tập có hạn, kiến thức thực tế và kinh nghiệm còn hạn chế nên bản báo cáo không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự thông cảm của các thầy cô. 1 SV: Nguyễn Thị Tươi Lớp: K45D4 DANH MỤC VIẾT TẮT BCTC : Báo cáo tài chính DN : Doanh nghiệp DT DTT BH : Doanh thu : Doanh thu thuần : Bán hàng CCDV : Cung cấp dịch vụ TSCĐ : Tài sản cố định KKTX : Kế khai thường xuyên LN : Lợi nhuận LNT : Lợi nhuận thuần NSNN : Ngân sách nhà nước TK : Tài khoản VKD : Vốn kinh doanh GTGT : Giá trị gia tăng NSNN : Ngân sách nhà nước TMCP : Thương mại cổ phần 2 SV: Nguyễn Thị Tươi Lớp: K45D4 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1. Quy trình sản xuất cọc bê tông cốt thép dự ứng lực Sơ đồ 1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty Sơ đồ 2.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Biểu số 1.1. Khái quát kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2011 và 2012 Biểu số 2.1. Phân tích doanh thu của công ty năm 2011 và 2012 Biểu số 2.2. Phân tích chi phí kinh doanh của công ty trong mối liên hệ với doanh thu Biểu số 2.3. Phân tích lợi nhuận của công ty năm 2011 và 2012 Biểu số 2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty năm 2011 và 2012 Biểu số 2.5. Tình hình quản lý và sử dụng vốn - tài sản của công ty năm 2011 và 2012 Biểu số 2.6. Các chỉ tiêu nộp NSNN của công ty năm 2011 và 2012 I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ 3 SV: Nguyễn Thị Tươi Lớp: K45D4 KHOÁNG SẢN FECON 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty - Tên công ty: + Tên tiếng Việt: Công ty CP Bê tông và Khoáng Sản FECON + Tên tiếng Anh: FECON Pile Concrete and Minerals Joint Stock Company + Tên viết tắt : FECON Pile - Địa chỉ trụ sở chính: Cụm CN Thi Sơn – Thi Sơn – Kim Bảng – Hà Nam. - Điện thoại : 03513.533.038 FAX : 03513.533.897 - Website: fecon.com.vn - Email: [email protected] - Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần - Quy mô Vốn điều lệ : 150.000.000.000 đồng ( Một trăm năm mưới tỷ đồng Việt Nam ) Các cổ đông sáng lập bao gồm : + Tổng Cty CP xây lắp dầu khí Việt Nam + Công ty CP Thi công cơ giới và lắp máy dầu khí. + Công ty CP kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON. - Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và buôn bán cọc bê tông ly tâm dự ứng lực và các loại cấu kiện bê tông cốt thép, phục vụ xây dựng nền móng và công trình ngầm. - Quá trình hình thành và phát triển Công ty CP Bê Tông và Khoáng Sản FECON là đơn vị thành viên của Công ty CP kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON và đã trải qua 2 lần đổi tên: Công ty cổ phần bê tông dự ứng lực PVC- FECON thuộc loại hình Công ty cổ phần được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký lần đầu số : 0604.000018 ngày 03/09/2007 và được thay đổi lần 1 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 070025.2549 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Nam cấp ngày 05 tháng 05 năm 2010. Đăng ký thay đổi lần 2 ngày 11/01/2012 về việc thay đổi tên Công ty chuyển thành “Công ty cổ phần bê tông FECON”. Và kể từ ngày 02/01/2013, sẽ sử dụng tên gọi “Công ty CP Bê tông và Khoáng sản FECON” thay cho tên gọi “Công ty Cổ phần Bê tông FECON”. 4 SV: Nguyễn Thị Tươi Lớp: K45D4 Ngay từ khi thành lập, với định hướng phát triển cũng như nắm bắt được nhu cầu rất lớn của thị trường đối với các sản phẩm bê tông dự ứng lực chất lượng cao, Công ty đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. - Các thành tựu đã đạt được: + Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh về thành tích trong sản xuất kinh doanh; + Bằng khen đạt giải nhì hội thi sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Hà Nam lần thứ II; + Giấy khen của cục trưởng cục an toàn lao động, Bộ lao động thương binh xã hội; + Giấy khen của BHXH tỉnh Hà Nam; + Giải thưởng sản phẩm tiêu biểu 1000 năm Thăng Long tháng 9/2010 + Giải thưởng doanh nghiệp Việt Nam Vàng năm 2011 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Công ty nghiên cứu, thiết kế sản xuất và cung cấp ra thị trường các sản phẩm bê tông dự ứng lực chất lượng cao, một sản phẩm nằm trong chuỗi giá trị giải pháp tổng thể cho nền móng các công trình xây dựng mà FECON cung cấp, nhằm mang lại sự vững vàng, tin cậy cho các công trình xây dựng, đóng góp thiết thực cho phát triển bền vững cho nền kinh tế nước nhà. Mọi quy trình kiểm soát chất lượng được duy trì đều đặn và chặt chẽ - Sản phẩm cọc, cột điện đều đảm bảo các tiêu chuẩn Quốc gia và Quốc tế. Trung tâm chứng nhận phù hợp - Quacert đã cấp các chứng nhận: Hệ thống quản lý đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008; Các loại cọc đạt tiêu chuẩn Quốc gia: TCVN 7888:2008 và tiêu chuẩn Quốc tế (Nhật bản) JIS A5373:2004; JIS A 5335:1987; Cột điện ly tâm dự ứng lực đạt tiêu chuẩn Trung Quốc: GB 4623:1994. Quy trình sản xuất cọc bê tông cốt thép dự ứng lực (Phụ lục: Sơ đồ 1.1) 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty Tổ chức bộ máy quản lý của công ty (Phụ lục: Sơ đồ 1.2) - Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. - Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của công ty, nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. - Ban kiểm soát: có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát gồm 3 người. - Ban Giám đốc: triển khai công tác điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Ban Giám đốc gồm GĐ, 1PGĐ thường trực và 1 PGĐ kỹ thuật. 5 SV: Nguyễn Thị Tươi Lớp: K45D4 - Phòng Tài chính kế toán: Phụ trách toàn bộ các vấn đề có liên quan đến công tác tài chính và kế toán của công ty. Giám sát tình hình tài chính, lập các báo cáo, kế hoạch về kế toán – tài chính của công ty. - Phòng kỹ thuật- chất lượng : Quản lý kỹ thuật, chất lượng và công nghệ. Nghiên cứu và phát triển, tham mưu cho Ban giám đốc về những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn của phòng. - Phòng Tổ chức – Hành chính : xây dựng phương án kiện toàn bộ máy tổ chức trong Công ty, quản lý nhân sự, thực hiện công tác hành chính quản trị. - Phòng kinh tế kế hoạch: có chức năng tham mưu giúp cho lãnh đạo trong công tác kinh tế kế hoạch, mua sắm máy móc, thiết bị, vật tư và công tác phát triển thị trường. - Phòng cung tiêu: Căn cứ vào kế hoạch sx hoặc kinh doanh của cty mà bộ phận kế hoạch hoặc cung ứng lên chỉ tiêu và danh mục hàng hóa, vật tư cần mua cho cty, đảm bảo cho sản xuất và kinh doanh được liên tục và bình ổn - Phòng quản lý thiết bị: quản lý tài sản, mua sắm, tu sửa thiết bị của công ty bao gồm: quản lý hạ tầng cơ sở và quản lý toàn bộ hệ thống thiết bị, máy móc, vật tư kỹ thuật phục vụ cho sản xuất, đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ của công ty. - Các đội sản xuất: Thực hiện thi công các công đoạn sản xuất cọc bê tông. 1.4. Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2011 và 2012 Khái quát kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2011 và 2012 ( phụ lục: Biểu số1.1) Nhận xét : Từ số liệu của biểu ta thấy tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty năm 2012 so với năm 2011 tăng 3.311.869.422 đồng, tương ứng với 16,28 %. Đó là do: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2012 so với năm 2011 tăng 31.234.852.979 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 13,34 %. Doanh thu hoạt động tài chính của công ty năm 2012 so với năm 2011 tăng 500.483.869 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 339,42%. Thu nhập khác của công ty năm 2012 so với năm 2011 tăng rất nhiều với mức tăng là 7.637.149.172 đồng. 6 SV: Nguyễn Thị Tươi Lớp: K45D4 - Chi phí sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của công ty năm 2012 so với năm 2011 tăng 26.232.400.585 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 13,6303%, trong đó: Giá vốn bán hàng tăng 16.142.748.826 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 9,59 %. Chi phí bán hàng tăng 13.407.873.422 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 92,68%. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 3.318.221.663 đồng với tỷ lệ giảm là 34,18%. Chi phí tài chính của công ty năm 2012 so với năm 2011 tăng 3.127.147.858 đồng tương ứng với tỷ lệ 15,03%. Chi phí khác của công ty năm 2012 so với 2011 cũng tăng khá nhiều với mức tăng là 7.372.600.025 đồng. II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, TÀI CHÍNH, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ KHOÁNG SẢN FECON 2.1. Tổ chức công tác kế toán tại công ty 2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại công ty 2.1.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty ( phụ lục: Sơ đồ 2.1)  Chức năng của phòng kế toán: - Thu thập xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc có liên quan: Nhà cung cấp, khách hàng, nhân viên - Kiểm tra, giam sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn vốn - Điều phối tiền tệ (nguồn thu, chi) dưới sự chỉ đạo của Giám đốc công ty hoặc cấp trên có thẩm quyền. Tính lương hàng tháng cho cán bộ, công nhân viên công ty. Phân tích thông tin, số liệu kế toán phục vụ yêu cầu quản trị  Chức năng, nhiệm vụ từng vị trí - Kế toán trưởng ( Trưởng phóng kế toán) + Quản lý, điều hành và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của phòng kế toán + Thu thập xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán. Kiểm tra, giám sát và đôn đốc các khoản phải thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp thanh toán nợ. Phân tích, báo cáo thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của công ty. 7 SV: Nguyễn Thị Tươi Lớp: K45D4 + Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo yêu cầu của pháp luật. Quyết toán thuế theo chính sách hiện hành. Báo cáo tuần, yêu cầu giải quyết các phần việc phối hợp các bộ phận liên quan - Phó phòng + Hàng tháng tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm, lập báo cáo kế toán nhanh phục vụ yêu cầu quản trị + Kiểm tra, ký duyệt các văn bản, tài liệu với chức danh Kế toán trưởng công ty theo ủy quyền. Duy trì, đảm bảo thời gian làm việc của các nhân viên. Dự trù kinh phí cho các hợp đồng sản xuất. - Kế toán tổng hợp + Đăng ký sổ sách nghiệp vụ kinh tế phát sinh, theo dõi chi tiết vốn góp của các chủ đầu tư, hàng tháng tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm. Hàng tháng (vào ngày 10 của tháng tiếp theo)/ quý (vào ngày 30/ 31 của tháng đầu quý sau), lập báo cáo tài chính phục vụ yêu cầu quản trị + Kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ thanh toán, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến thanh toán, tạm ứng nội bộ. Lập báo cáo thuế hàng tháng, quý, năm - Kế toán kho + Mở thẻ kho đăng ký nhập xuất tồn nguyên vật liệu và thành phẩm. Tính giá và ghi phiếu xuất nhập kho làm chứng từ ghi sổ tổng hợp + Thống kê mua sắm, nhập xuất tồn công cụ dụng cụ. Mở sổ đăng ký và tham gia kiểm kê trang thiết bị, công cụ, dụng cụ. Lưu trữ các chứng từ kế toán gốc liên quan - Kế toán ngân hàng, công nợ + Theo dõi chi tiết công nợ phải thu, trả. Làm bảng đối chiều, bảng tổng hợp công nợ hàng tháng, hàng quý theo yêu cầu. Đôn đốc thu hồi công nợ. + Mở sổ chi tiết từng loại tài sản, máy móc, thiết bị trong công ty. Tập hợp hồ sơ tài sản cố định. Lập bảng tính khấu hao tài sản cố định hàng tháng. + Giao dịch với ngân hàng và chuyển khoản theo các chứng từ đã được phê duyệt. Theo dõi, cập nhật thường xuyên chứng từ ngân hàng và lưu trữ chứng từ kế toán gốc liên quan - Thủ quỹ 8 SV: Nguyễn Thị Tươi Lớp: K45D4 + Quản lý quỹ tiền mặt của công ty. Đối chiếu, kiểm kê quỹ tiền mặt vào cuối tháng khi có yêu cầu quản trị. Thực hiện nhập, xuất tiền mặt khi có khoản phát sinh cần thu, chi (kèm theo chứng từ kế toán đã được phê duyệt) + Giao dịch với ngân hàng về các khoản rút tiền, nộp tiền và chuyển khoản theo các chứng từ đã được phê duyệt + Tính lương cho cán bộ, công nhân viên căn cứ trên qui chế lương. 2.1.1.2. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty - Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ 01/01/N đến 31/12/N - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng - Chế độ kế toán áp dụng: Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của BTC và các thông tư kế toán ban hành. - Chuẩn mực kế toán: Các chuẩn mực kế toán Việt Nam - Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung - Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: Thực hiện khấu hao theo đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính theo Thông tư 203/2009/TTBTC ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài Chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. - Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Chi phí đi vay ghi nhận vào chi phí tài chính trong năm khi phát sinh - Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: + Doanh thu bán hàng: Việc ghi nhận doanh thu bán hàng của doanh nghiệp có tuân thủ đầy đủ 5 điều kiện ghi nhận doanh thu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác” + Doanh thu cung cấp dịch vụ: Việc ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ có tuân thủ đầy đủ 04 điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ quy định tại Chuẩn mực kế toán số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác” + Doanh thu hoạt động tài chính: Việc ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính có tuân thủ đầy đủ 02 điều kiện ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính quy định tại Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: + Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. 9 SV: Nguyễn Thị Tươi Lớp: K45D4 + Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên + Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. - Phương pháp tính thuế GTGT : theo phương pháp khấu trừ thuế. 2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán 2.1.2.1. Tổ chức hạch toán ban đầu:  Chứng từ sử dụng Công ty sử dụng các loại chứng từ theo đúng quy định của Luật kế toán, Chế độ kế toán và các quy định của Luật thuế, Luật hóa đơn, chứng từ, cụ thể là: - Chứng từ tiền lương và các khoản BHXH: bảng chấm công theo mẫu 01LĐTL, bảng thanh toán tiền lương theo mẫu 02- LĐTL, bảng thanh toán tiền thưởng theo mẫu 03- LĐTL, bảng kê trích nộp các khoản theo lương mẫu 10LĐTL, bảng phân bỏ tiền lương và BHXH mẫu 11- LĐTL… - Chứng từ TSCĐ: biên bản giao nhận TSCĐ mẫu 01- TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ mẫu 02- TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa hoàn thành mẫu 03TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ mẫu 04- TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ mẫu 06- TSCĐ….. - Chứng từ bán hàng: phiếu thu tiền mặt mẫu 01- TT, hóa đơn GTGT mẫu 01GTKT-3LL, giấy báo có của ngân hàng và các chứng từ khác có liên quan,…. 10 SV: Nguyễn Thị Tươi Lớp: K45D4 - Chứng từ mua hàng và thanh toán tiền mua hàng : Hoá đơn bán hàng mẫu 02GTGT-3LL, hoá đơn GTGT mẫu 01GTKT-3LL, bảng kê mua hàng , Phiếu chi mẫu 02-TT, giấy báo ngân hàng, phiếu nhập kho, biên bản kiểm nhận hàng hoá và các chứng từ khác có liên quan… - Chứng từ kế toán kết quả tài chính- phân phối lợi nhuận: Phiếu kế toán xác định kết quả kinh doanh trong các kỳ hoạt động, quyết định phân phối lợi nhuận, …..  Trình tự luận chuyển chứng từ tại công ty : Công ty đã xây dựng và tuân thủ quy trình luận chuyển chứng từ khoa học và hợp lý với quy định của Bộ Tài chính, cụ thể là: Bộ phận kế toán lập hoặc tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán. Chứng từ được đối chiếu đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ. Sau đó, kế toán trưởng kiểm tra lại, ký vào đề nghị thanh toán và các chứng từ liên quan hoặc trình Giám đốc duyệt. Các chứng từ lúc này được phân loại và sắp xếp để ghi sổ kế toán. Kế toán liên quan sẽ có trách nhiệm lưu trữ và bảo quản chứng từ kế toán đó. - Ví dụ trình tự luân chuyển Phiếu nhập kho trong công ty: + Bước 1: Bộ phận vật tư viết phiếu nhập kho. Người lập phiếu, người giao hàng, phụ trách bộ phận vật tư ký vào phiếu. + Bước 2: Chuyển phiếu nhập kho cho thủ kho tiến hành việc kiểm nhận, nhập hàng và ghi sổ, ký phiếu nhập kho + Bước 3: Phiếu nhập kho được chuyển đến kế toán vật tư để ghi sổ kế toán + Bước 4: Kế toán vật tư tổ chức bảo quản và lưu trữ phiếu nhập kho 2.1.2.2.Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán - Hệ thống tài khoản kế toán được sử dụng tại công ty theo danh mục hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính - Do sử dụng phương pháp KKTX nên công ty không sử dụng TK 611, TK 631 Các TK còn lại sử dụng theo đúng nội dung và kết cấu của từng tài khoản. Trong tổ chức kế toán của Công ty, việc vận dụng tài khoản kế toán để hạch toán tổng hợp áp dụng như hệ thống tài khoản kế toán Việt nam. Riêng việc tổ chức tài khoản chi tiết được áp dụng cho các tài khoản công nợ, doanh thu phù hợp với yêu 11 SV: Nguyễn Thị Tươi Lớp: K45D4 cầu quản lý. Các TK 152, 131, 331, 311chi tiết là tên tài khoản tổng hợp cộng với tên khách hàng hoặc nhà cung cấp. Ví dụ các tài khoản chi tiết tài khoản tiền vay ngắn hạn 311 như sau: 3111: Vay ngắn hạn Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 31121: Vay ngắn hạn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đông Đô 31122: Vay ngắn hạn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Hà Nam 3118: Vay ngắn hạn khác  Khái quát một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu của công ty + Nghiệp vụ mua hàng Mua máy móc, thiết bị kế toán định khoản là: Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào Có TK 111, 331... Mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa về kế toán định khoản là: Nợ TK 153, 152, 156, 151: Hàng hóa Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào Có TK 111, 112, 331........ Các chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng, kế toán định khoản Nợ TK 156, 211..... Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào Có TK 111, 112, 331..... + Nghiệp vụ bán hàng Giá vốn hàng bán kế toán định khoản là: Nợ TK 632 : Gíá vốn hàng bán,dịch vụ cung cấp Có TK 156: Hàng hóa Doanh thu bán hàng hóa Nợ TK 111,112,131................... Có TK 511 : Doanh thu bán hàng hóa Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra 12 SV: Nguyễn Thị Tươi Lớp: K45D4 Các khoản giảm trừ doanh thu kế toán định khoản là: Nợ TK 521 : Chiết khấu thương mại Nợ TK 531: Hàng hóa bị trả lại Nợ TK 532: Giảm giá hàng bán Nợ TK 3331: Thuế GTGT đầu ra Có TK liên quan: 111,131,112... + Chí phí bán hàng, quản lý kinh doanh, kế toán định khoản Nợ TK 641, 642: Chi phí quản lý kinh doanh Có TK 111,112,331........ + Xác định kết quả kinh doanh Xác định số thuế phải nộp, được khấu trừ Nợ TK 3333: Thuế GTGT đầu ra Có TK 133: Thuế GTGT đầu vào Kết chuyển các chi phí của công ty Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh Có TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 635: Chi phí tài chính Có TK 641: Chi phí bán hàng Có TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 811: Chi phí khác Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 521, 531, 532...... Kết chuyển các loại doanh thu Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng Nợ TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính Nợ TK 711: Thu nhập khác Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh 13 SV: Nguyễn Thị Tươi Lớp: K45D4 2.1.2.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán Công ty sử dụng hình thức sổ Nhật ký chung. Khi có nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, kế toán căn cứ vào chứng từ để ghi vào sổ Nhật ký chung theo theo trình tự thời gian phát sinh và nghiệp vụ kinh tế. Sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật ký chung để ghi lên Sổ Cái và Sổ Chi tiết tài khoản theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bản tổng hợp chi tiết(được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.  Hệ thống sổ bao gồm: - Sổ Nhật ký chung - Sổ Nhật ký đặc biệt: Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền, Nhật ký mua hàng, Nhật ký bán hàng - Sổ quỹ tiền mặt - Sổ cái các Tài khoản sử dụng - Sổ, thẻ kế toán chi tiết: sổ chi tiết chi phí quản lý – kinh doanh, sổ chi tiết doanh thu, sổ chi tiết thanh toán với nhà cung cấp, sổ chi tiết phải thu khách hàng, sổ chi tiết công cụ dụng cụ, sổ kho…. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung ( phụ lục: Sơ đồ 2.2) 2.1.2.4. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính của công ty được lập tuân thủ theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC. BCTC do kế toán trưởng lập vào cuối kì kế toán năm và trình bày theo đúng mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng. Nộp lại cho cơ quan thuế, tổng cục thống kê, cơ quan đăng kí kinh doanh chậm nhất 90 ngày khi kết thúc năm tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp chỉ có hệ thống báo cáo năm bao gồm: - Bảng Cân đối kế toán Bảng Cân đối tài khoản Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh Bản Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số B01-DN - Mẫu số F01-DN - Mẫu số B02-DN - Mẫu số B09-DN 2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế 2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế 14 SV: Nguyễn Thị Tươi Lớp: K45D4 - Bộ phận thực hiện: phòng kế toán do kế toán trưởng chịu trách nhiệm thực hiện Thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế: sau khi khóa sổ kế toán, lập bảng cân đối các tài khoản và thực hiện các bút toán điều chỉnh để lập các báo cáo tài chính chính thức. 2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại công ty - Phân tích doanh thu của công ty Để phân tích tình hình doanh thu của công ty, sử dụng dựa trên các chỉ tiêu: Tốc độ phát triển liên hoàn = Tốc độ phát triển định gốc = Phân tích tình hình doanh thu của công ty: Phụ lục: Biểu số 2.1 Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy: doanh thu năm 2011 tăng 51,41% so với năm 2010 và doanh thu năm 2012 tăng 16,8% so với năm 2010. Doanh thu năm 2012 tăng 76,85 % so với năm 2010. Tốc độ phát triển liên hoàn của doanh thu năm 2011 cao hơn nhiều sơ với tốc độ phát triển liên hoàn của doanh thu năm 2012. - Phân tích chung tình hình chi phí kinh doanh có liên hệ với doanh thu: Phụ lục: Biểu số 2.2 Nhận xét: Từ năm 2011 đến năm 2012, Tổng doanh thu của Công ty tăng 39.372.486.020 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 16,8%, trong khi tổng chi phí kinh doanh tăng 29.259.548.543 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 13,71%. Tốc độ của doanh thu lớn hơn tỷ lệ tăng của chi phí, vì vậy làm cho tỷ suất chi phí giảm 2,41%, tương ứng với tỷ lệ giảm 2,65%. Do vậy, Công ty tiết kiệm một khoản chi phí là 6.596.522.460 đồng. Điều này cho thấy hoạt động của Công ty có hiệu quả hơn, Công ty cần phát huy kết quả đã đạt được. - Phân tích lợi nhuận của công ty Phụ lục: Biểu số 2.3 Nhận xét: Từ năm 2011 đến năm 2012, lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp tăng 15.763.636.023 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 24,16%. Tỷ lệ % lợi nhuận gộp/DTT bán hàng và CCDV tăng 2,58%. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng 3.047.320.275 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 14,94%. 15 SV: Nguyễn Thị Tươi Lớp: K45D4 Tỷ lệ % LN kinh doanh/ Tổng DT tăng 0,11%. Vậy doanh nghiệp thực hiện tốt các chỉ tiêu về lợi nhuận và cấn phát huy. 2.2.3. Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty năm 2011 và 2012. Phụ lục: Biểu số 2.4 - Vốn kinh doanh bình quân trong năm 2012 tăng 56.980.577.715 đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng 18,33%. Doanh thu trong năm 2012 tăng 31.234.852.979 đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng 13,34%. Tỷ lệ tăng của vốn kinh doanh bình quân lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu làm cho hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh của công ty nhỏ hơn 1. Cụ thể là: trong năm 2011, một đồng vốn kinh doanh bình quân tạo ra 0,85 đồng doanh thu. Trong năm 2012, một đồng vốn kinh doanh tạo ra 0,64 đồng doanh thu, giảm 0,21 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 24,71% - Lợi nhuận kinh doanh tăng 3.047.320.275 đồng, tỷ lệ tăng 14,94%. Tốc độ tăng của lợi nhuận nhỏ hơn tốc độ tăng cảu vốn kinh doanh bình quân làm cho hệ số lợi nhuận trên VKD bình quân của công ty nhỏ hơn 1. Cụ thể: một đồng vốn kinh doanh trong năm 2011 tạo ra 0,075 đồng lợi nhuận. Trong năm 2012, một đồng vốn kinh doanh tạo ra 0,055 đồng lợi nhuận, giảm 0,02đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 26,67%. - Tốc độ tăng của tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân và tốc độ tăng của tỷ suất doanh thu trên vốn kinh doanh bình quân chênh nhau không đáng kể 2.3. Tổ chức công tác tài chính 2.3.1. Công tác kế hoạch hóa tài chính Hiện nay công tác kế hoạch hóa tài chính cho năm kế hoạch được bộ phận kế toán của Công ty thực hiện sau đó chuyển lại cho Giám đốc duyêt. + Nguồn số liệu: kế hoạch kinh doanh, các tài liệu kế toán về công nợ phải thu, phải trả, các chỉ tiêu phản ánh tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu hạch toán và báo cáo tài chính, báo cáo quản trị có liên quan, thông báo đối chiếu công nợ, hợp đồng tín dụng. + Nội dung của kế hoạch hóa tài chính: kế hoạch về nguồn vốn và nguồn tài trợ; kế hoạch chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm; kế hoạch doanh thu và lợi nhuận, kế hoạch lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của Công ty. 16 SV: Nguyễn Thị Tươi Lớp: K45D4 Đây là một trong những công việc cần thiết và quan trọng giúp Công ty có thể chủ động đưa ra các giải pháp kịp thời để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra cho Công ty. 2.3.2. Công tác huy động vốn Vào đầu mỗi quý, mỗi năm công ty dựa vào các số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh, hợp đồng dịch vụ tư vấn xây dựng đã đang, sẽ thực hiện trong kỳ, các số liệu hạch toán về nguồn vốn hiện có, nợ phải trả… để lập kế hoạch huy động vốn. Vốn kinh doanh của công ty gồm 2 nguồn huy động: bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp: + Nguồn tài trợ bên trong: vốn điều lệ, lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư, các quỹ trong công ty. + Nguồn vốn bên ngoài: Công ty vay dài hạn các ngân hàng : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương CN Hoàn Kiếm ( năm 2012 là 99.565.819.966 đồng) , Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô ( năm 2012 là 16.307.010.973 đồng ). Và vay ngắn hạn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nam với số tiền là 10.249.645.457 đồng năm 2012. Ngoài ra công ty còn huy động vốn bằng hình thức tín dụng thương mại của nhà cung cấp và phát hành cổ phiếu ra thị trường với số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành tính đến năm 2012 là 15 triệu cổ phiếu với mệnh giá 10.000đồng/cổ phiếu. Tổ chức thực hiện công tác huy động vốn + Theo dõi sát sao tình hình công nợ phải thu, phải trả đặc biệt là các khoản nợ sắp đến hạn, quản lý tốt các khoản nợ trên. + Ký kết các hợp đồng tín dụng vay ngắn hạn, dài hạn đối với ngân hàng + Theo dõi và sử dụng tốt các nguồn vốn vay trên trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty để đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn, nhanh chóng thu hồi vốn, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.3.3. Công tác quản lý và sử dụng vốn – tài sản Phụ lục: biểu số 2.5 Nhận xét: 17 SV: Nguyễn Thị Tươi Lớp: K45D4 Tổng tài sản của Công ty năm 2012 tăng 73.056.049.255 đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng 22.05%. Trong đó: Tài sản ngắn hạn tăng 74.484.087.810 đồng, tỷ lệ tăng 67,33%, tỷ trọng tăng 17,8% . Tài sản dài hạn giảm -1.473.038.555 đồng, tỷ lệ giảm 0.67%. Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản ngắn hạn và đến năm 2012 tỷ trọng tài sản dài hạn giảm 12,38 %, đây cũng là mức tăng của tỷ trọng tài ngắn hạn. Tổng nguồn vốn tăng số tiền và tỷ lệ như tổng tài sản. Trong đó: Vốn chủ sở hữu tăng 20.329.111.370 đồng, tỷ lệ tăng 13,5%. Mặc dù vốn chủ sở hữu tăng về số tiền và tỷ lệ nhưng tỷ trọng vẫn giảm đi tương đối bởi vì trong năm 2011, khoản nợ phải trả của Công ty tăng 52.726.937.886 đồng với tỷ lệ tăng là 29,16%. Tỷ trọng nợ phải trả lớn hơn tỷ trọng vốn chủ sở hữu và đến năm 2012 tỷ trọng nợ phải trả tăng 3,18%, đây cũng là mức giảm của tỷ trọng vốn chủ sở hữu. Vốn vay tăng 24.369.737.985 đồng, tỷ lệ tăng 15,59%,nhưng tỷ trọng vốn vay/NPT giảm 9,08 %. Qua phân tích tài sản và nguồn vốn ta thấy: Công tác quản lý vốn và tài sản của công ty là chưa thực sự tốt vì tuy tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản ngắn hạn nhưng tỷ trọng này lại giảm đến năm 2012 và tỷ trọng nợ phải trả lớn hơn tỷ trọng vốn chủ sở hữu và tỷ trọng này tăng trong năm 2012. Công ty cần có biện pháp quản lý vốn và sử dụng tài sản hợp lý hơn. 2.3.4. Công tác quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận - Quản lý doanh thu, chi phí: Công ty luôn tiến hành ghi chép thường xuyên, trung thực mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh các khoản doanh thu, chi phí, hạch toán vào sổ kế toán chi tiết, tổng hợp. Thường xuyên đối chiếu số liệu giữa các sổ sách tránh trường hợp khai khống, khai thiếu, bỏ sót nghiệp vụ làm ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh - Quản lý lợi nhuận và phân phối lợi nhuận: Kể từ thời điểm kinh doanh có lãi, lợi nhuận được chia vào ngày 30 mỗi tháng theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của từng thành viên khi bù trừ phần lỗ của các năm trước, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, trích nộp các quỹ theo tỷ lệ quy định. Đồng thời, một phần lợi nhuận được giữ lại để bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh của công ty. 2.3.5. Xác định các chỉ tiêu nộp Ngân sách và quản lý công nợ 18 SV: Nguyễn Thị Tươi Lớp: K45D4 Phụ lục: Biểu số 2.6 Hàng năm Công ty thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu đối với ngân sách Nhà Nước, nộp đầy đủ các loại thuế như thuế Giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác. Tổng thuế phải nộp năm 2012 so với năm 2011 tăng rất nhiều, cụ thể là tăng 10.163.067.349 đồng, tỷ lệ tăng là 1006,13%. Đây là tỉ lệ rất cao. Trong đó, đối với thuế TNDN tăng 5.857.879.296 đồng, tỷ lệ tăng 5249,11%. Tỷ lệ tăng khoản thuế TNDN phải nộp lớn, cho thấy Công ty làm ăn hiệu quả và thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Ngoài ra, Thuế GTGT tăng 4.347.513.258 đồng tương ứng với tỷ lệ 508,65%, đây cũng là tỷ lệ khá cao. Các khoản thuế khác thì giảm 42.325.205 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 96,64%. - Tình hình quản lý công nợ: + Lên danh sách các khoản nợ đến hạn của Công ty theo thời gian đến hạn, qui mô khoản nợ, đối tượng nợ. Qua đó cân nhắc các nguồn tài chính hiện có của Công ty ,tính toán khả năng thanh toán các khoản,các nguồn tài trợ cho các khoản nợ phải trả theo thời gian, qui mô để có thể có được những nguồn tài chính cần thiết chi trả nợ đúng hạn, đảm bảo uy tín của Công ty. + Đối với các khoản nợ phải thu: Thống kê các khoản nợ phải thu của khách hàng theo thời hạn trả, qui mô nợ, lập dự phòng, đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng, đánh giá chất lượng nợ, tiến hành quản lý nợ, thúc giục khách hàng thanh toán nợ. III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 3.1. Đánh giá khái quát về công tác kế toán của đơn vị 3.1.1. Ưu điểm 19 SV: Nguyễn Thị Tươi Lớp: K45D4 Về tổ chức bộ máy kế toán: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty theo hình thức tập trung, bộ máy kế toán được tổ chức một cách khoa học, hợp lý, khá gọn nhẹ. Đặc biệt, có thêm phó phòng kế toán làm khối lượng công việc mà kế toán trưởng(trưởng phòng kế toán) phải đảm nhiệm được giảm bớt. Giữa các bộ phận đều được phân công, phân nhiệm rõ ràng, mỗi nhân viên kế toán được giao một phần hành kế toán riêng, không chồng chéo giữa các bộ phận kế toán mà vẫn đảm bảo thực hiện được mọi yêu cầu công việc. Về tổ chức hệ thống thông tin kế toán - Tổ chức hạch toán ban đầu Hệ thống chứng từ được vận dụng tuân thủ theo quy định của Pháp luật và của Bộ tài chính về hóa đơn, chứng từ. Công ty đã xây dựng và tuân thủ quy trình luân chuyển chứng từ hợp lý, khoa học, đảm bảo chứng từ được kiểm tra tính trung thực, hợp lý trước khi được ghi sổ kế toán và lưu trữ, bảo quản. - Về tổ chức vận dụng tài khoản kế toán Công ty đã hạch toán đúng nội dung và kết cấu của các tài khoản sử dụng. Một số tài khoản được chia thành các TK cấp con nhỏ hơn, chi tiết hơn đảm bảo cho việc sử dụng TK được linh hoạt, cung cấp thông tin cụ thể cho doanh nghiệp tiện theo dõi, đáp ứng yêu cầu thông tin chi tiết, đem lại hiệu quả cho công tác kế toán. - Tổ chức hệ thống sổ kế toán: Công ty áp dụng hệ thống sổ theo hình thức Nhật ký chung, ứng dụng kế toán máy. Hệ thống sổ được thiết kế khoa học, hạn chế ghi chép trùng lặp. Bên cạnh đó, việc mở các sổ chi tiết để theo dõi đã đem lại hiệu quả trong công tác theo dõi, quản lý, cung cấp thông tin kịp thời cho hoạt động kinh doanh. 3.1.1. Hạn chế Việc hạch toán như trên cũng tuân thủ quy trình luân chuyển chứng từ nhưng vẫn có một số hạn chế là: tại một số thời điểm, số liệu trong sổ kế toán với vật tư thực tế còn lại tại kho không trùng khớp với nhau. Bởi vì nguyên vật liệu đã được lập phiếu xuất kho, ghi sổ kế toán nhưng vẫn chưa được chuyển hết đến các tổ sản xuất hoặc là nguyên vật liệu đã được xuất dùng, nhưng chứng từ được tập hợp từ các tổ sản xuất chưa chuyển về phòng kế toán dẫn đến việc chậm ghi sổ kế toán. Đối với nguyên vật liệu mua về xuất thẳng không qua kho thì chứng từ cũng chuyển về phòng kế toán chậm, dẫn đến ghi sổ kế toán chậm. 3.2. Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế của đơn vị 3.2.1. Ưu điểm 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan