Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Báo cáo thực tập tại văn phòng công chứng tam kỳ...

Tài liệu Báo cáo thực tập tại văn phòng công chứng tam kỳ

.DOC
22
13219
136

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Sự xuất hiện và phát triển của nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường đã làm cho các mối quan hệ trong xã hội rất phát triển, nhất là mối quan hệ giao dịch. Các quan hệ giao dịch không có sự hướng dẫn, quản lý của Nhà nước bằng pháp luật sẽ lộn xộn. Các tranh chấp, vi phạm sẽ xảy ra nhiều, gây khó khăn, thiệt hại cho công dân, cơ quan, tổ chức hoặc Nhà nước. Trong cuộc sống đời thường cũng như trong dân sự, kinh tế, thương mại, khi có tranh chấp xảy ra, các đương sự thường có xu hướng tìm kiếm những chứng cứ để bênh vực cho lý lẽ của mình hoặc bác bỏ lập luận của đối phương. Đề phòng ngừa và đảm bảo an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại mà đương sự tham gia, họ cần đến chứng cứ công chứng (văn bản công chứng) là loại chứng cứ xác thực, chứng cứ đáng tin cậy hơn hẳn các loại giấy tờ không có chứng nhận xác thực hoặc chỉ trình bày bằng miệng. Thực tiễn thực hiện cho thấy tranh chấp trong xã hội ngày càng tăng, vụ việc càng phức tạp, trong đó có nguyên nhân là do không có chứng cứ xác thực. Do vậy, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật là cần thiết, song cũng cần phải tăng cường hơn nữa các biện pháp, công cụ tổ chức thực hiện pháp luật. Công chứng là một hoạt động quan trọng, một thể chế không thể thiếu được của Nhà nước pháp quyền. Thông qua hoạt động công chứng và các quy định hướng dẫn, điều chỉnh, pháp luật trở thành hiện thực sinh động của đời sống xã hội, thành hành vi sử xự theo đúng pháp luật. Do đó, xét trên bình diện công dân, thì văn bản công chứng là một công cụ hữu hiệu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ, phòng ngừa tranh chấp, tạo ra sự ổn định trong quan hệ dân sự, tài sản. Mặt khác, về phương diện nhà nước thì văn bản công chứng tạo ra một chứng cứ xác thực, kịp thời không ai có thể phản bác, chối cãi, trừ trường hợp toà án tuyên bố là vô hiệu. Bởi vậy, văn bản công chứng là công cụ pháp lý quan trọng của Nhà nước pháp quyền. Công chứng phòng ngừa tranh chấp và vi phạm pháp luật, 1 cung cấp tài liệu có giá trị chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trong khuôn khổ một chuyên đề thực tập với hiểu biết còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót. Mong thầy cô cùng các bạn đóng góp ý kiến. Em xin chân thành cảm ơn văn phòng công chứng tam kỳ cùng các thầy, cô đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề này ! 2 NỘI DUNG Chương I : cơ sở lý luận 1. khái niệm về công chứng Công chứng được hiểu là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc do người yêu cầu công chứng tự nguyện yêu cầu 2. vai trò của công chứng - Chứng nhận tính xác thực: sự có thực hợp pháp của các hợp đồng giao dịch - Công chứng có vai trò tích cực trong việc phòng ngừa các tranh chấp hợp đồng giao dịch có thể xảy ra -văn bản công chứng có ý nghĩa là chứng cứ trước tòa -văn bản công chứng là căn cứ pháp lý hợp pháp để xác lập quyền sở hữu cho các bên có quyền liên quan (ví dụ văn bản công chứng hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là căn cứ để cơ quan đăng ký nhà đất cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất cho các chủ thể…) - Công chứng còn có vai trò tư vấn: công chứng viên tư vấn cho người yêu cầu công chứng về các thủ tục pháp lý trong hoạt động công chứng -Hoạt động công chứng đem lại nguồn thu. 3. Những hợp đồng, giao dịch cần phải công chứng 3.1. Hợp đồng Có loại hợp đồng luật bắt buộc phải công chứng mới có giá trị pháp lý (các loại tài sản nhà nước quy định phải đăng ký quyến sử hữu, quyến sữ dụng) như hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán xe ô tô, hợp đồng chuyển tàu thủy, hợp đồng ủy quyền định đoạt bất động sản. Đối với loại hợp đồng không bắt bược phải công chứng nhưng các bên thấy cần thiết và yêu cầu công chứng, nếu nội dung không trái pháp luật, đạo đức xã hội thì công chứng viên có nghĩa vụ phải thực hiện theo yêu cầu của họ 3 như hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ủy quyền thực hiện công việc, hợp đồng hợp tác kinh doanh,hợp đồng thỏa thuận góp vốn thành lập pháp nhân kinh doanh theo luật doanh nghiệp… 3.2. Giao dịch Hiện nay các hình thức giao dịch được các văn phòng công chứng nhận bao gồm các loại sau: văn bản khai nhận di sản, biên bản phân chia di sản thừa kế, văn bản từ chối nhận di sản, văn bản phân chia tài sản chung của vợ chồng, văn bản nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng, di chúc, giấy ủy quyền .... 4. thủ tục chung về công chứng hợp đồng, giao dịch 4.1.Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn - Người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng, gồm các giấy tờ sau đây:  Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu;  Dự thảo hợp đồng, giao dịch;  Bản sao giấy tờ tuỳ thân;  Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;  Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có. - Bản sao quy định tại khoản 1 Điều này là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Khi nộp bản sao thì người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản chính để đối chiếu. 4 -. Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng. Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe doạ, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc có sự nghi ngờ đối tượng của hợp đồng, giao dịch là không có thật thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng. -. Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với thực tế thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng. -. Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên ghi lời chứng; ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. 4.2 Công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng -. Người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 35 của Luật Công chứng và nêu nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch. -. Công chứng viên thực hiện các việc quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 35 của Luật Công chứng. 5 Trường hợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch. -. Người yêu cầu công chứng tự đọc dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên ghi lời chứng; ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. 4.3. Thẩm quyền công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản -. Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền công chứng các hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp quy định tại khoản 3.2 dưới đây. - Công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản. 4.4. Thời hạn công chứng -. Thời hạn công chứng được xác định kể từ ngày tổ chức hành nghề công chứng nhận đủ hồ sơ yêu cầu công chứng đến ngày trả kết quả công chứng. Thời gian xác minh, giám định không tính vào thời hạn công chứng. -. Thời hạn công chứng không quá hai ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch yêu cầu công chứng phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá mười ngày làm việc. 4.5. Địa điểm công chứng - Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 5.2 dưới đây. - Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. 6 4.6. Chữ viết trong văn bản công chứng - Chữ viết trong văn bản công chứng phải rõ ràng, dễ đọc, không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, không được viết xen dòng, viết đè dòng, không được tẩy xoá, không được để trống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Thời điểm công chứng phải được ghi cả ngày, tháng, năm; có thể ghi giờ, phút nếu người yêu cầu công chứng đề nghị hoặc công chứng viên thấy cần thiết. Các con số phải được ghi cả bằng số và chữ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 4.7. Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng - Người yêu cầu công chứng, người làm chứng phải ký vào văn bản công chứng trước mặt công chứng viên. Trong trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng. - Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong văn bản công chứng trong các trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào. - Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau đây:  Công chứng di chúc;  Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;  Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng. 7 4.8. Việc ghi trang, tờ trong văn bản công chứng Văn bản công chứng có từ hai trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự. Văn bản công chứng có từ hai tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ. 4.9. Sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng - Lỗi kỹ thuật là lỗi do sai sót trong khi ghi chép, đánh máy, in ấn trong văn bản công chứng mà việc sửa lỗi đó không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người tham gia hợp đồng, giao dịch. - Người thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật văn bản công chứng phải là công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động hoặc giải thể thì công chứng viên thuộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật. - Khi sửa lỗi kỹ thuật văn bản công chứng, công chứng viên có trách nhiệm đối chiếu từng lỗi cần sửa với các giấy tờ trong hồ sơ công chứng, gạch chân chỗ cần sửa, sau đó ghi chữ, dấu hoặc con số đã được sửa vào bên lề kèm theo chữ ký của mình và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Công chứng viên có trách nhiệm thông báo việc sửa lỗi kỹ thuật đó cho người tham gia hợp đồng, giao dịch. 4.10. Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch - Việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thoả thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó và phải được công chứng. - Người thực hiện việc công chứng sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch phải là công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động hoặc giải thể thì công chứng viên thuộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch. 8 - Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch được thực hiện theo thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương IV của Luật này. 4.11. Người được đề nghị Toà án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu Công chứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền đề nghị Toà án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật. 5. lệ phí công chứng - công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất (tính trên giá trị quyền sử dụng đất); Công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản khác, góp vốn bằng tài sản khác (tính trên giá trị tài sản); Công chứng hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh (tính trên giá trị hợp đồng)... được quy định cụ thể như sau: Số Giá trị tài sản hoặc giá Mức thu TT trị hợp đồng, giao dịch (đồng/trường hợp) 1 Dưới 50 triệu đồng 2 Từ 50 triệu đồng đến 50 nghìn 100 nghìn 100 triệu đồng 3 Từ trên 100 triệu đồng 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao đến 01 tỷ đồng dịch 4 Từ trên 01 tỷ đồng đến01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản 03 tỷ đồng hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng 5 Từ trên 03 tỷ đồng đến2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản 05 tỷ đồng 6 Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 9 tỷ đồng 7 Trên 10 tỷ đồng 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng (mức thu tối đa không quá 10 triệu đồng/trường hợp) - Mức thu phí đối với các việc công chứng hợp đồng thuê quyền sử dụng đất; thuê nhà ở; thuê, thuê lại tài sản (tính trên tổng số tiền thuê) được tính như sau: Số Giá trị hợp đồng, giao Mức thu TT dịch (tổng số tiền thuê) 1 Dưới 50 triệu đồng 2 Từ 50 triệu đồng đến (đồng/trường hợp) 40 nghìn 80 nghìn 100 triệu đồng 3 Từ trên 100 triệu đồng 0,08% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, đến 01 tỷ đồng giao dịch 4 Từ trên 01 tỷ đồng đến800 nghìn đồng + 0,06% của phần giá trị tài 03 tỷ đồng sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng 5 Từ trên 03 tỷ đồng đến02 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài 05 tỷ đồng sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng 6 Từ trên 05 tỷ đồng đến03 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài 10 tỷ đồng 7 Từ trên 10 tỷ đồng sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng 05 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng (mức thu tối đa không quá 8 triệu 10 đồng/trường hợp) - Mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch không theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch được quy định như sau: Số Loại việc TT Mức thu (đồng/trường 1 Công chứng hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất hợp) 40 nghìn nông nghiệp Công chứng hợp đồng bán đấu giá bất động sản Công chứng hợp đồng bảo lãnh Công chứng hợp đồng uỷ quyền Công chứng giấy uỷ quyền Công chứng việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao 100 nghìn 100 nghìn 40 nghìn 20 nghìn 6 dịch (trừ việc sửa đổi, bổ sung tăng giá trị tài sản 40 nghìn 2 3 4 5 hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch thì áp dụng mức thu 7 8 9 10 theo quy định tại khoản 2) Công chứng việc huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch Công chứng di chúc Công chứng văn bản từ chối nhận di sản Các công việc công chứng hợp đồng, giao dịch khác 20 nghìn 40 nghìn 20 nghìn 40 nghìn - Mức thu phí nhận lưu giữ di chúc: 100 nghìn đồng/trường hợp. - Mức thu phí cấp bản sao văn bản công chứng: 5 nghìn đồng/trang, từ trang thứ ba trở lên thì mỗi trang thứ 3 nghìn đồng nhưng tối đa không quá 100 nghìn đồng/bản. 6. các văn bản pháp luật -................................................................................................................Luật công ch -........................................................................................................................Luật dân Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BTP-BNV-BTC 11 Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 233/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Chấp hành viên và Công chứng viên Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BTC-BTP Hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng Thông tư số 03/2008/TT-BTP Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT : Hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất Quyết định số 233/2005/QĐ-TTg Về việc quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Chấp hành viên và Công chứng viên Thông tư liên tịch số 02/2002/TTLT-NHNN-BTP Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 05/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về thủ tục bán tài sản bảo đảm, công chứng, chứng thực văn bản bán tài sản và giao tài sản cho các ngân hàng thương mại theo bản án, quyết định của tòa án. Chỉ thị số 1106/CT-CC Về việc triển khai thực hiện nghị quyết 38/CP của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức trong lĩnh vực công chứng Nghị định số 79/2007/NĐ-CP Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký Nghị định số 75/200/NĐ-CP về công chứng, chứng thực Thông tư liên tịch 62/2013/TTLT-BTC-BTP quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí chứng thực hợp đồng, giao dịch do Bộ trưởng Bộ Tài Chính- Tư Pháp ban hành( có hiệu lực từ 01/07/2003) Nghị định 04/2013/NĐ-CP Hướng dẫn Luật công chứng( có hiệu lực từ 25/02/2013) Chương II : Thực trạng công tác công chứng ở văn phòng công chứng tam kỳ 1.văn phòng công chứng tam kỳ 1.1. thông tin chung Văn phòng công chứng Tam Kỳ được thành lập theo quyết định số 269/QĐUBND của UBND tỉnh Quảng Nam ngày 21/01/2011, do Công chứng viên Hà Thị Tám làm Trưởng Văn phòng. Hiện nay, VPCC Tam Kỳ là Văn phòng công chứng thứ 2 trên địa bản thành phố Tam Kỳ được tổ chức hoạt động theo 12 Luật công chứng 2006 với đội ngũ lãnh đạo từng là Trưởng Phòng Công chứng số 1 tỉnh Quảng Nam, có bề dày kinh nghiệm, chuyên sâu trong lĩnh vực pháp luật. Với đội ngũ nhân sự năng động, vững chuyên môn, tận tình và tràn đày nhiệt huyết, VPCC Tam Kỳ tự tin đối với chất lượng dịch vụ của mình và luôn đặt ra phương châm khách hàng là mục tiêu để phát triển. Địa chỉ: số 200, Đường Trưng Nữ Vương, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam Điện Thoại: ĐT: 0905.117.795 Email: [email protected] Thời gian làm việc: từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần Sáng : 7h30 – 12h00 Chiều : 13h30 – 17h00 Ngoài ra, văn phòng nhận công chứng ngoài giờ hành chính,công chứng tại nhà theo yêu cầu của khách hàng. 2.1. lĩnh vưc công chứng :  Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất  Hợp đồng mua bán hàng hoá;  Hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng.  Hợp đồng thế chấp Quyền sử dụng đất  Hợp đồng hủy bỏ hợp đồng  Hợp đồng ủy quyền  Giấy ủy quyền  Hợp đồng cầm cố tài sản  Hợp đồng thanh lý hợp đồng  Hợp đồng chuyển quyền sự dụng nhà;  Hợp đồng lập di chúc, khai nhận tài sản  Hợp đồng thế chấp vay vốn tín dụng;  Công chứng các văn bản ủy quyền: 13  Hợp đồng thuê tài sản  Hợp đồng tặng cho  Hợp đồng mua bán xe  Văn bản khai nhận thừa kế  Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế  Văn bản từ chối di sản thừa kế 1.3. cơ cấu tổ chức Đội ngũ cán bộ nhân viên của Văn phòng gồm 05 người trong đó: - 01 Công chứng viên: Hà Thị Tám - 03 chuyên viên:  Trần Xuân Vạn  Trương Công Vũ  Đỗ Thị Hồ - 01 Kế toán: Nguyễn Thị Mỹ Linh Phương châm làm việc : Thuận lợi- nhanh chóng-hiệu quả- đúng pháp luật. Cán bộ, nhân viên của Văn phòng hầu hết có trình độ Đại học, nhiều người đã qua đào tạo nghề công chứng. 2. thực trạng công tác công chứng ở văn phòng công chứng tam kỳ 2.1. Thực trạng  Số liệu thống kê từ năm 2013 Bảng 1: Hoạt động công chứng tại văn phòng công chứng Tam Kỳ trong năm 2012 và 2013 STT Mục ĐVT 2012 2013 14 1 Chuyển nhượng 2 Thế chấp 3 Mua bán tài sản 4 Cam kết tài sản 5 Tặng cho 6 Uỷ quyền 7 góp vốn 8 Thuê nhà, đất 9 Huỷ bỏ hợp đồng 10 Phân chia tài sản thừa kế 11 Đặt cọc 12 Giấy uỷ quyền Tổng số hồ sơ Hợp đồng Hợp đồng Hợp đồng Văn bản Hợp đồng Hợp đồng Hợp đồng Hợp đồng Hợp đồng Văn bản Hợp đồng Bộ 237 278 298 310 284 261 135 168 198 245 247 268 98 196 254 230 51 96 89 164 156 189 95 2142 120 2525  số liệu thống kê 3 tháng đầu năm 2014. Bảng 2. Hoạt động công chứng tại văn phòng công chứng Tam Kỳ trong 3 tháng đầu năm 2014 STT Mục 1 Chuyển nhượng 2 Thế chấp 3 Mua bán tài sản ĐVT Hợp đồng Hợp đồng Hợp đồng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 19 25 22 23 14 19 14 19 15 15 4 Cam kết tài sản 5 6 7 8 9 10 11 12 Văn bản Tặng cho Hợp đồng Uỷ quyền Hợp đồng góp vốn Hợp đồng Thuê nhà, đất Hợp đồng Hủy bỏ hợp Hợp đồng đồng Phân chia tài sản Văn thừa kế bản Đặt cọc Hợp đồng Giấy uỷ quyền Bộ Tổng số hồ sơ 18 11 14 26 29 27 17 14 24 9 16 19 14 24 23 11 15 8 9 7 14 15 26 17 8 11 24 183 211 226 2.2. Phân tích Qua bảng số liệu và thực tế hoạt động công chứng của văn Phòng công chứng Tam Kỳ cho thấy khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu công chứng càng tăng. Cụ thể là năm 2012 văn phòng công chứng tam kỳ đã công chứng cho 2142 trường hợp, đến năm 2013 đã công chứng cho 2525 trường hợp.Trong 3 tháng đầu năm 2014 số lượng người đến công chứng cũng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. 3. Ưu, nhược điểm. 3.1. Ưu điểm Hoạt động công chứng giữ vai trò quan trọng, tác động mạnh mẽ đến đời sống nhân dân. Nhìn vào thực trạng ta thấy khi kinh tế càng phát triển thì nhu cầu công chứng của nhân dân ngày càng lớn thông Qua việc thống kê các số liệu (bảng số liệu) thì việc chứng nhận các hợp đồng giao dịch ngày càng tăng. Bên cạnh đó là sự gia tăng về chứng nhận hợp đồng mua bán, tặng cho tài 16 sản. Đặc biệt việc chứng nhận văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế cũng gia tăng đáng kể. Từ đó cho thấy công chứng ngày càng có vị trí Quan trọng, nhân dân ngày càng tin tưởng vào công chứng. Hơn nữa công chứng là để xác lập về mặt pháp lý trong Quan hệ giao dịch này thì việc xác lập đủ tạo ra chứng cứ xác thực, chứng cứ đáng tin cậy hơn bất kỳ loại giấy tờ nào khác. Những chứng cứ này giúp cho người dân bảo vệ được Quyền lợi của mình khi xảy ra tranh chấp trong giao lưu dân sự, kinh tế thương mại. Nó là căn cứ, là cơ sở pháp lý khi vụ việc được đưa ra xét xử để bác bỏ lập luận của đối phương. Có thể nói hoạt động công chứng đã và đang tác động mạnh mẽ tới đời sống nhân dân, bảo vệ Quyền và lợi ích của họ. Công chứng bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, kinh tế, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của công dân tiến tới ổn định xã hội. Vì nó tạo ra chứng cứ xác thực (trừ Quyết định của Toà án) nên tạo hành lang pháp lý an toàn cho các giao dịch làm hạn chế rủi ro đến với người dân trong các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại. Tạo ra sự tin tưởng và nâng cao uy tín đối với bạn hàng, thuận lợi cho công việc kinh doanh của người dân. Đặc biệt khi xảy ra tranh chấp nó luôn là tấm lá chắn bảo vệ Quyền lợi của bên bị hại, thiết lập trật tự ổn định xã hội.  Văn phòng công chứng tam kỳ giảm tải thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Từ khi thành lập văn phòng công chứng tam kỳ, đến nay văn phòng đã công chứng cho hàng nghìn hợp đồng, giao dịch mỗi năm và đã góp phần giảm tải cho các phòng công chứng trên địa bàn tỉnh. Văn phòng công chứng Tam Kỳ đang đặt mục tiêu trở thành một trong những Văn phòng công chứng hàng đầu được tin tưởng tín nhiệm trong việc cung cấp dịch vụ công chứng phục vụ nhân dân đảm bảo . 17  Văn phòng công chứng Tam Kỳ được đầu tư khá tốt về trang thiết bị cũng như cơ sở vật chất, có phòng làm việc cho công chứng viên, nhân viên, phòng tiếp người yêu cầu công chứng và kho lưu giữ hồ sơ công chứng đảm bảo theo quy định của Nghị định 04/2013/NĐ-CP ngày 07/1/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng.  Công chứng viên và nhân viên của Văn phòng công chứng tam Kỳ có cung cách phục vụ lịch sự, chu đáo, thuận tiện cho người dân khi đến thực hiện các hợp đồng, giao dịch và đã tạo được niềm tin cho nhân dân. Trong quá trình hoạt động, để phòng ngừa rủi ro, Văn phòng công chứng Tam Kỳ thực hiện việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp . 3.2. Nhược điểm  Hiên nay văn phòng công chứng Tam Kỳ còn thiếu sự liên kết thông qua mạng nội bộ để chia sẻ thông tin, do đó cơ sở dữ liệu thiếu cơ sở dữ liệu chung để kiểm soát thực trạng các hợp đồng.  văn phòng công chứng Tam Kỳ thường cử nhân viên( chứ không phải công chứng viên ) đi lấy chữ ký người yêu cầu công chứng. do đó sẽ khó bảo đảm toàn vẹn các yêu cầu như xác định chinh xác thân nhân của người yêu cầu công chứng, năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng, cũng như tính chính xác của giấy tờ gốc chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản mang ra giao dịch.  việc ghi chép sổ sách quản lý, theo dõi thiếu chặt chẽ 4. Giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả công tác công chứng tại văn phòng công chứng tam kỳ Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác công chứng thì nhân viên của Văn phòng công chứng cần trao dồi chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề công chứng 18 xây dựng được cơ sở dữ liệu thông tin về bất động sản, tạo nền tảng kết nối, chia sẻ thông tin giữa các tổ chức hành nghề công chứng và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để khắc phục rủi ro trong hoạt động hành nghề của công chứng viên. Tiếp tục phát huy những ưu điểm để gop phần nâng cao công tác công chứng trên địa bàn tỉnh. KẾT LUẬN Sự ra đời của hoạt động cảu văn phòng công chứng Tam Kỳ là một tất yếu 19 khách Quan trong Quá trình phát triển của xã hội và ngày càng thể hiện tầm Quan trọng trong bối cảnh kinh tế phát triển như hiện nay. Vai trò và tác động của nó tới đời sống nhân dân ngày càng được thừa nhận rộng rãi và không thể thiếu. Để phát huy tác động đó thì việc đưa ra các giải pháp khắc phục tồn tại và việc hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật liên Quan đến công chứng là điều tất yếu. Muốn vậy Việt Nam ngoài việc nghiên cứu hệ thống pháp luật các Quốc gia tiên tiến thì phải nghiên cứu điều kiện cụ thể của Việt Nam để khắc phục tồn tại, dự kiến được tương lai trong các Quy định của mình. Qua một tháng thực tập cùng với sự giúp đỡ của văn phòng công chứng Tam Kỳ, em đã thu được một lượng kiến thức Quý báu và thiết thực về nhiều lĩnh vực trong đó có chuyên đề mà em đã đề cập. Mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin gửi lời cảm ơn tới Quý thầy cô cùng văn phòng công chứng tam Kỳ đã tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề này. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - VPCC : Văn phòng công chứng - TTLT : Thông tư liên tịch 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan