Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Báo cáo thực tập-tại trung tâm viễn thông nghệ an...

Tài liệu Báo cáo thực tập-tại trung tâm viễn thông nghệ an

.PDF
21
240
127

Mô tả:

Báo cáo thực tập Lời nói đầu Hiện nay mạng viễn thông nước ta đang được mở rộng và hiện đại hoá để đáp ứng được mọi yêu cầu dịch vụ từ khách hàng. Các thiết bị viễn thông đang khai thác trên mạng được trang bị hiện đại, chúng rất phong phú và đa dạng. Điều này đòi hỏi mỗi sinh viên đều phải nghiên cứu rất kỹ về cả lý thuyết và khả năng vận hành, khai thác các thiết bị đang có hoặc sẽ có trên mạng lưới. Thời gian thực tập tốt nghiệp chính là thời điểm rất tốt để em có thể thực hiện được các mục đích này. Với thời gian thực tập tuy không nhiều nhưng với sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các Anh, Chị Trung Tâm Viễn Thông Nghệ An, em đã có dịp để tiếp cận và nghiên cứu một số thiết bị trong lĩnh vực thông tin quang. Đồng thời, thông qua thời gian thực tập em đã củng cố lại được những kiến thức đã học và đã phần nào kết hợp được những kiến thức đã học với kiến thức thực tế khi khai thác và vận hành thiết bị. Trong bản báo cáo thực tập tốt nghiệp em xin được tóm tắt lại những vấn đề đã làm được trong quá trình thực tập trong lĩnh vực thông tin quang. Do trình độ còn hạn chế nên bản báo cáo này chưa phản ánh được đầy đủ, chính xác, phong phú như mong muốn và cũng không tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót. Em rất mong các thầy cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để bản báo cáo này được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trung tâm Viễn thông Nghệ An, cùng các cô, chú, anh, chị trong Đài đã giúp đỡ em trong suốt thời gian được nhận vào thực tập tại đơn vị. Vinh, Ngày 25 tháng 3 năm 2011 Sinh viên Nguyễn Văn Hải Báo cáo thực tập Nội dung báo cáo Lời nói đầu Phần I. Giới thiệu Trung Tâm Viễn Thông Nghệ An Phần II. Tổng quan hệ thống thông tin quang Phần III. Cấu hình mạng trục 60Gb/s Phần IV.Nhiệm vụ của nhân viên trực ca và Nội quy phòng máy khu vực trạm tại Trung Tâm Viễn Thông Nghệ An Báo cáo thực tập GIỚI THIỆU TRUNG TÂM VIỄN THÔNG NGHỆ AN VIỄN THÔNG NGHỆ AN Viễn thông Nghệ An là doanh nghiệp Nhà nước, là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; có con dấu riêng theo tên gọi, được đăng ký kinh doanh, được mở tài khoản tại ngân hàng, được thành lập theo Quyết định số 657/TCCB-LĐ/HĐQT ngày 06/12/2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Pháp luật trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ của mình. Cơ cấu tổ chức Trung Tâm Viễn Thông Nghệ An Giám đốc: Ông Lê Đắc Kiên Các phòng ban trực thuộc: 1- Phòng Hành chính Tổng hợp. 2- Phòng Tổ chức Lao động. 3- Phòng Kế hoạch Kinh doanh. 4- Phòng Mạng và Dịch vụ. 5- Phòng Đầu tư XDCB. 6- Phòng Tài chính Thống kê Kế toán. 7- Ban Quản Lý Dự án. 8- Trung tâm Dịch vụ - Khách hàng. 9- Trung tâm tin học. 10.Trung tâm tính cước Báo cáo thực tập 11.Trung tâm Điều hành Viễn thông 12.Trung tâm Dịch vụ VT - CNTT. Các đơn vị trực thuộc: 1 - Trung tâm Truyền dẫn 13 - Trung tâm VT Quế cấp 2. Phong. 2 - Trung tâm VT Vinh. 14 - Trung tâm VT Quỳ 3 - Trung tâm VT Anh Sơn Châu. 4 - Trung tâm VT Con 15 - Trung tâm VT Quỳ Cuông. Hợp. 5 - Trung tâm VT Cửa Lò. 16 - Trung tâm VT Quỳnh 6 - Trung tâm VT Diễn Lưu. Châu. 17 - Trung tâm VT Thanh 7 - Trung tâm VT Đô Chương. Lương. 18 - Trung tâm VT Tương 8 - Trung tâm VT Hưng Dương. Nguyên. 19 - Trung tâm VT Tân Kỳ. 9 - Trung tâm VT Kỳ Sơn. 20 - Trung tâm VT Yên 10 - Trung tâm VT Nam Thành Đàn. 11 - Trung tâm VT Nghi Lộc. 12 - Trung tâm VT Nghĩa Đàn. * Chức năng nhiệm vụ: Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tổ chức, quản lý, kinh doanh các dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin; cung cấp dịch vụ viễn thông Hệ 1. Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương. Tư vấn, khảo sát, thiết kế các công trình viễn thông - công nghệ thông tin; kinh doanh vật tư, thiết bị viễn thông - công nghệ thông tin. Kinh doanh các nghành nghề khác trong phạm vi được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cho phép và phù hợp với quy định của Pháp luật. * Các dịch vụ viễn thông hiện đang cung cấp: Cung cấp và hỗ trợ sau bán hàng dịch vụ điện thoại di động Vinaphone, Vinacard, VinaXtra, Vinadaily, Vinatext, Gphone. Cung cấp và hỗ trợ sau bán hàng dịch vụ di động nội tỉnh Nanphone. Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (lắp đặt mới, đăng ký các dịch vụ cộng thêm,...). Kinh doanh các thiết bị viễn thông: máy điện thoại cố định, máy Fax, máy điện thoại di động các loại, tổng đài điện thoại các loại. Cung cấp các loại thẻ cào: Vinacard, Mobicard, Fone-VNN, Cardphone, 1719,.... Cung cấp các dịch vụ Internet trực tiếp và gián tiếp, Internet tốc độ cao. Cung cấp các dịch vụ truyền số liệu, thuê kênh, vv,.... Cung cấp các dịch vụ thông tin kinh tế xã hội: - Giải đáp thông tin qua 1080. - Tư vấn qua điện thoại 1018. - Hộp thư thông tin điện thoại 801xxx. - Dịch vụ điện thoại dung thẻ. - Dịch vụ MyTV, SongLamTV II.TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG 1.Giới thiệu chung Thông tin quang là hệ thống truyền tin qua sợi quang thông tin được chuyển thành ánh sáng và sau đó ánh sáng được truyền qua sợi quang.Tại nơi nhận nó lại được chuyển đổi thành thông tin ban đầu * Các hệ thống thông tin thực hiện chức năng truyền tin tức từ nơi này đến nơi khác. Thông tin thường được truyền đi nhờ các sóng mang có tần số có thể từ vài MHz đến hàng trăm THz. Với thông tin quang từ các tần số có mang tải thông tin cao cỡ 100THz, trong dải ánh sáng nhìn thấy hoặc dải hồng ngoại. * Về cơ bản tổ chức hệ thống thông tin quang cũng tương tự như hệ thống thông tin khác như vô tuyến, viba, cáp kim loại và vệ tinh chỉ khác ở các hệ thống con về phía phần quang và môi trường truyền dẫn. Một hệ thống thông tin quang bao gồm: phần phát quang, phần truyền dẫn quang, phần thu quang. Cấu hình hệ thống thông tin quang được mô tả như hình vẽ: Phần phát quang bao gồm nguồn phát quang và các mạch điều khiển phát quang. Phần thu quang bao gồm bộ tách sóng quang, mạch khuếch đại điện và mạch khôi phục tín hiệu. Phần truyền dẫn quang bao gồm sợi quang, các bộ nối, bộ chia, các trạm lặp, các trạm tách và gộp quang. 2.Các phần tử cơ bản của hệ thống thông tin quang 2.1. Sợi quang. a. Cấu tạo, phân loại sợi quang. Sợi quang là những sợi nhỏ trong suốt được chế tạo từ sợi thuỷ tinh hoặc sợi tổng hợp để truyền ánh sáng. Tuỳ theo cấu trúc, đặc tính truyền dẫn của sợi quang có thể phân loại sợi quang theo nhiều cách khác nhau. Phân loại theo vật liệu chế tạo sợi quang: sợi quang làm bằng thuỷ tinh thạch anh, sợi quang làm thuỷ tinh hỗn hợp, sợi quang làm bằng chất dẻo. Phân loại theo phân bố chiết suất: chiết suất nhẩy bậc, chiết suất biến đổi. Phân loại theo mode truyền lan: sợi đơn mode, sợi đa mode. 2.2. Thiết bị phát quang. Thiết bị phát quang là một bộ phận không thể thiếu của một hệ thống thông tin quang. Nhiệm vụ chính của nó là nhận tín hiệu đầu vào và biến đổi thành tín hiệu quang ở bước sóng công tác phù hợp. Sơ đồ khối máy phát quang được mô tả qua Hình Bé ®iÒu khiÓn Nguån quang T×n hiÖu ®Çu vµo § iÒu chÕ TÝn hiÖu Bé nèi quang ®Çu ra quang Các thành phần của một máy phát quang a. Bộ điều khiển. Thực chất là một mạch điện có chức năng cung cấp một năng lượng điện cho nguồn quang và chế độ công tác của nó. các mạch này thường khá đơn giản đối với các thiết bị phát quang sử dụng diode phát quang (LED) nhưng lại khá phức tạp đối với các máy phát quang tốc độ cao có sử dụng nguồn quang là bán dẫn laser, bởi vì nguồn phát quang sử dụng bán dẫn laser thì mạch điện điều khiển cần cung cấp một thiên áp cố định và mạch ổn định điểm làm việc và ổn định nhiệt cho laser. b. Nguồn quang. Là thành phần chủ yếu nhất của máy phát quang. Các nguồn quang được sử dụng phổ biến là diode phát quang LED và diode laser bán dẫn (LD). Đây là nguồn phát quang có nhiều ưu điểm như kích thước nhỏ gọn, độ tin cậy cao, dải bước sóng phù hợp, vùng phát xạ hẹp tương ứng với kích thước lõi sợi và khả năng điều chế trực tiếp tại các tần số tương đối cao. c. Bộ điều chế. Thực hiện điều chế tín hiệu điện nguồn phát quang và tuỳ theo từng hệ thống mà sử dụng điều chế IM/DD hoặc sử dụng hệ thống điều chế ngoài. d. Bộ nối vào kênh quang. Thông thường bộ nối vào kênh quang là một hệ thống thấu kính hội tụ có tiêu điểm hướng tín hiệu quang vào trong sợi cáp quang với hiệu quả lớn nhất có thể. 2.3. Thiết bị thu quang. Thiết bị thu quang cũng là một thành phần không thể thiếu được trong hệ thống thông tin quang. Nhiệm vụ chính của thiết bị thu quang là thu tín hiệu trên sợi quang và biến đổi tín hiệu quang đó thành tín hiệu điện ở dạng ban đầu. Do thiết bị thu quang ở vị trí sau cùng của mộ tổ chức truyền dẫn nên nó sẽ thu nhận mọi tác động của toàn tuyến đưa tới, vì vậy mà hoạt động của thiết bị thu quang ảnh hưởng tới chính chất lượng của toàn bộ hệ thống truyền dẫn. 2.4. Các trạm lặp. Các trạm lặp được thiết kế và sử dụng khi cự ly truyền dẫn dài, số trạm lặp tuỳ theo khoảng cách cự ly truyền dẫn, loại điện quang. 2.5 Các trạm xen/rẽ kênh. Do nhu cầu của người sử dụng nên trên đường truyền tại một số nơi cần lấy thông tin hoặc cần truyền thông tin đi, nên các trạm xen – rẽ được sử dụng để lấy thông tin trên luồng hoặc ghép thêm kênh thông tin cần truyền vào đường truyền chung. Tại các trạm xen/rẽ luồng thông tin có thể được hạ xuống tốc độ phù hợp. III.CẤU HÌNH MẠNG TRỤC 60Gb/s 1.Tổng quan về mạng truyền dẫn 60 Gb/s Tuyến cáp quang 60Gb/s được xây dựng trên công nghệ ghép kênh phân chia bước sóng (DWDM) sử dụng sản phẩm Nortel. Cấu hình mạng được tổ chức bảo vệ 2 cấp: Ở cấp SDH (OM4xxx) bảo vệ theo MPS (bảo vệ đoạn ghép kênh), ở cấp DWDM bảo vệ được thiết lập ở DX chế độ MS SPRing (Bảo vệ chia sẻ đoạn ghép kênh) Sử dụng kỹ thuật TDM ghép các luồng tín hiện STM-N thành 6 luồng tín hiệu STM-64, sau đó dùng kỹ thuật DWDM ghép 6 bước sóng tín hiệu STM-64 này với nhau để đạt dung lượng 60 Gb/s Tuyến trục 60Gb/s gồm 5 vòng Ring, trong đó - Ring 1 Hà Nội - Vinh - Ring 2 Vinh - Đà nẵng - Ring 3 Đà Nẵng - Qui Nhơn - Ring 4 Qui Nhơn - TP HCM - Ring 5 TPHCM - Cần Thơ Hệ thống tuyến trục gồm 14 trạm terminal, 8 trạm OADM, 3 trạm Regen và 16 trạm khuyếch đại quang. Phân bố bước sóng quang trên tuyến trục 60Gb/s Tuyến trục 60Gb/s sử dụng 6 bước sóng trong băng C cụ thể như sau: λ1=1554.94nm ; λ2 =1547.72nm; λ =1548.51nm; λ 3 =1549.32nm; λ 4 =1550.12nm; λ6=1550.92nm. 5 2.Cấu hình trạm truyền dẫn cáp quang 60Gb/s tại trạm viễn thông Vinh Đối với tuyến trục 60Gb/s. Trạm viễn thông Vinh là một trạm rất quan trọng, ngoài chức năng khuếch đại tín hiệu còn là một node chuyển mạch bảo vệ lưu lượng giữa Ring 1 và Ring 2 để bảo vệ an toàn thông tin, khi tuyến cáp hoặc tại một node nào đó bị sự cố. Thiết bị DWDM Optera Nortel 60Gb/s là thiết bị ghép kênh theo bước sóng mật độ cao (DWDM). Thực hiện ghép, tách kênh theo bước sóng quang. Theo lý thuyết có thể ghép được 40 bước sóng khác nhau sử dụng băng C có giải bước sóng từ 1530 đến 1563 (nm) - Hiện tại dung lượng truyền 1 kênh quang là 10 Gb/s. Để có tốc độ truyền dẫn 60Gb/s ta phải ghép 6 bước sóng quang. λ 1=1554.94nm λ 3 = 1548.51nm λ5=1550.12nm λ 2 =1547.72nm λ 4 = 1549.32nm λ6=1550.92nm 2.1. Sơ đồ khối 2.2.Đường đi tín hiệu Hướng thu: Trong hình tín hiệu quang tổng 60 Gb/s từ hướng Bắc vào đường quang (ODF) đầu tiên đi đến khối DualAmp tại đây tín hiệu của kênh dịch vụ quang được tách ra đưa đến khối UniOSC. Sau đó tín hiệu quang tổng được đưa vào module khuyếch đại theo công nghệ EDFA, tín hiệu sau khuyếch đại công suất được đưa đến bộ bù tán sắc ( DSCM ) bộ này có chứa các sợi quang bù độ dốc tán sắc. Các sợi quang bù tán sắc này được dùng để thiết lập giá trị ấn định trước của tán sắc để bù tán sắc cho sợi quang và nhờ vậy các xung quang sau khi lan truyền trên một khoảng cách xa của tuyến quang sẽ được cải thiện chất lượng, các bộ DSCM được kết nối với các điểm MSA của thiết bị khuếch đại 1600G. Bộ DSCM có khả năng sửa sai méo tán sắc trên tất cả các bước sóng quang của một tuyến DWDM bằng cách xen tán sắc vào tín hiệu có chiều ngược lại để bù tán sắc. Sau đó tín hiệu được đưa vào khối tách ghép kênh quang cho phép tách ra sáu bước sóng, các bước sóng này mang tín hiệu quang có tốc độ 10Gb/s. Có 04 bước sóng được đưa vào thiết bị Connect DX khối này thực hiện việc chuyển đổi quang điện tín hiệu STM-64, giải ghép tín hiệu điện này thành các cấp thấp hơn, thực hiện nối chéo (Cross-Connection) các luồng SDH cấp cơ sở từ STM-1 đến STM-16, tạo liên kết quang giữa thiết bị SDH OM-4200 và thiết bị OPTera Long Haul 1600, thiết lập bảo vệ hỗ trợ cho cấp DWDM theo phương thức MS SPRing. Thiết bị OM-4200 sẽ lấy ra các tín hiệu STM-16 cung cấp giao diện quang STM-4, STM-1e, 34Mb/s. Giao diện STM-4 sẽ được đưa vào thiết bị TN4T để lấy ra các giao diện STM-1 điện các giao diện điện từ cấp 2Mb/s đến 155Mb/s. Hướng phát: Các luồng nhánh xen lên từ thiết bị TN-4T đưa vào thịết bị OM-4200 sau đó được đưa đến thiết bị connect DX ghép thành các tín hiệu điện STM-64, sau đó thực hiện chuyển đổi điện quang bởi chính thiết bị này và đưa vào bộ Mux ghép thành một tín hiệu quang tổng đầu ra thiết bị tách ghép kênh quang sẽ được bù tán sắc bằng bộ DSCM, bộ DSCM này thực hiện việc bù cân bằng tán sắc giữa các bước sóng. Tín hiệu sau khi được bù tán sắc đưa đến bộ khuyếch đại Bosster 21 cũng là một Module khuyếch đại EDFA khác với khuyếch đại ở khối Dual Amp(Thực hiện chức năng tiền khuyếch đại), Module này thực hiện chức năng khuếch đại công suất, tín hiệu quang sau khi ra khỏi bộ khuyếch đại này được ghép với tín hiệu nghiệp vụ quang (Các tín hiệu nghiệp vụ quang đã được lấy ra trước khuyếch đại Dual AMP được đưa tới khối Uni OSC, khối này thực hiện việc ghép tách các tín hiệu nghiệp vụ quang ngoài băng thông) sau đó tín hiệu được đưa đến ODF. Riêng bước sóng thứ 5 và 6, sau khi ra khỏi khối Demux được đưa đến thiết bị OME 6500. Vì thiết bị DXC hiện tại có tối đa 08 khe giao tiếp 10Gb/s đầu ra OME bước sóng 5 và 6 được đưa tới MUX để ghép với 04 bước sóng còn lại, rồi đưa tới bộ bù tán sắc DSCM...chuyển tiếp vào hướng trong Đường đi tín hiệu hướng Hà Tĩnh và Ròn quá trình tín hiệu được xữ lý cũng tương tự như như hướng Thanh Hóa 1 và Thanh Hóa 2, nhưng chỉ khác tại DX ADM tín hiệu không được tách/xen tại trạm Vinh. 2.3.Chức năng các thiết bị a.Thiết bị khuếch đại quang Amplifier Nortel cung cấp thiết bị khuyếch đại quang OPTera Long haul 1600G Amplifier thực hiện chức năng khuyếch đại quang DWDM sử dụng 6 bước sóng, mỗi bước sóng có tốc độ 10Gb/s. LH1600G hỗ trợ 2 công nghệ khuyếch đại quang sợi EDFA (Erbium Doped Fibre Amplifier) và khuyếch đại Raman DRA(Distributed RAMAN Amplifier). Hai công nghệ này giúp cho hệ thống tăng được khoảng cách giữa 2 trạm với nhau hơn, công nghệ EDFA cho công suất đạt 21dbm, trong trường hợp cự li 2 trạm quá dài thì công nghệ DRA được sử dụng. b.Module kênh dịch vụ quang một hướng UOSC (Uni Optical Service Channel) UOSC là bộ phận thông minh của mạng, nơi lưu trữ các thông tin quản lí mạng, cấu hình, giao tiếp, tối ưu và điều khiển. UOSC cũng cung cấp các chức năng cảnh báo và cảm biến giám sát nhà trạm (telemetry). c.Bộ bù tán sắc DSCM Bộ DSCM sửa sai méo tán sắc trên tất cả các bước sóng quang của một tuyến DWDM bằng cách xen tán sắc vào tín hiệu có chiều ngược lại để bù tán sắc. d. Module khuyếch đại Booster21 Thực hiện chức năng khuyếch đại công suất. e. Thiết bị optera connect DX. Thiết bị optera connect DX là một phần tử quan trọng của mạng Nortel, dùng để kết nối chéo, xen/rớt hay chuyển mạch lưu lượng. Optera connect DX cung cấp băng thông và các khả năng quản lý kết nối. Hỗ trợ dịch vụ 155.52Mb/s đến 10Gb/s và Gigabit Ethernet, bao gồm các tiêu chuẩn mạng SONET và SDH. DX cung cấp băng thông rất rộng và tốc độ xử lý rấtg cao (Hiện nay đang sử dụng tốc độ 140Gb/s). Thiết bị DX hỗ trợ các tính năng sau: - Tốc độ chuyển mạch 140Gb/s - Đấu nối chéo bảo vệ theo cơ chế MS SPRing và SNCP - Dung lượng lên đến 3072 port VC-4 - Quản lý độ rộng băng thông rất mềm dẻo - Chuyển tải đa dịch vụ toàn cầu - Hoạt động quản lý mạng, tích hợp toàn cầu Khung thiết bị DX bao gồm các thành phần theo thứ tự từ trên xuống như sau. -Giá điều khiển thiết bị Control shelf: chứa các card điều khiển, giao tiếp, bộ nhớ để quản lý hoạt động toàn bộ các chức năng của khung DX. - Giá truy nhập LCAP ( Local Craft Access Panel )chứa giao tiếp với người sử dụng các đèn LED chỉ thị cảnh báo. - Giá chứa cáp quang: có 2 giá để chứa các khay đựng sợi quang để nối đến các card trong khung DX. - Giá giải nhiệt: Chứa 03 quạt gió để giải nhiệt cho toàn bộ khung. Chiều gió thổi bên trong khung DX từ mặt sàn lên đỉnh khung. - Giá chính trên: Chứa các card giao tiếp luồng kết nối ra phía ngoài khung DX. - Giá chính dưới: Chứa các card giao tiếp luồng kết nối ra phía ngoài khung DX và các card chuyển mạch DX. - Giá giải nhiệt EDU: chứa 03 quạt gió. - Giá mở rộng: chứa thêm các card giao tiếp luồng kết nối ra phía ngoài DX. * Giá máy chính - Phần trên gồm có 10 Slos từ G0 đến G9, phần dưới từ G10 đến G19 có thể cắm được các Card với giao diện 10Gb/s, 2,5Gb/s, 622Mb/s, 155Mb/s, GE + Card 10 Gb/s chỉ cắm được Slos 1 , 10 , 11, 12, 13, 18, 19, 20 tương đương G0, G9, G10, G11, G12, G17, G18, 19. + Card chuyển mạch bảo vệ có vị trí Slos 14 và 15, có cấu hình bảo vệ 1+1 10G Ng¨n gi¸ chÝnh 10G 10G 10G 10G Card 10G 10G 10G 10G Gi¸ ®iÒu khiÓn Ng¨n gi¸ më réng * Card STM-64 ( 10Gb/s ) Hướng phát: Thông qua giao tiếp backplane, mạch hướng phát của card STM-64 nhận 16 luồng nối tiếp ( STM-4 ) từ các card chuyển mạch. Các tín hiệu này được ghép kênh để hình thành tín hiệu điện nối tiếp. tín hiệu điện sau khi ghép kênh được biến đổi thành tín hiệu quang và phát đi. Hướng thu: Tín hiệu quang từ bên ngoài vào được mạch thu của card STM-64 nhận và biến đổi thành tín hiệu điện. Sau đó tín hiệu điện được tách thành 16 luồng STM-4, các byte mào đầu đoạn và mào đầu đường cũng được giám sát và chèn vào cả hai hướng thu và phát. 3 .Thiết bị ghép kênh SDH 3.1. Sơ đồ khối DXC 2,5Gb/s 2,5Gb/s DDF 2Mb/s DDF 155 Mb/s Sơ đồ khối thiết bị ghép kênh SDH Thiết bị ghép kênh SDH gồm có thiết bị OM-4200 và thiết bị TN-4T. Các luồng tín hiệu 2Mbit/s được ghép thành luồng tín hiệu STM-4 qua thiết bị TN-4T, tiếp đó tín hiệu sẽ được ghép qua OM-4200 (Ghép tối đa 4xSTM-4) lên tốc độ 2,5 Gbit/s, bước sóng 1310nm. Các luồng tín hiệu 2,5 Gbit/s được nối chéo qua bộ nối chéo số DXC và được ghép lên STM-64 (10Gb/s). 3.2 Thiết bị OM-4200 Là thiết bị tách/ghép kênh SDH được ứng dụng trong các trạm cần xen/rớt các luồng số SDH từ cấp STM-4 đến cấp 2Mb/s. Thiết bị có thể cung cấp các giao diện quang STM-4, STM-1, các giao diện điện STM-4, STM-1 Các cấp cận đồng bộ 140Mbit/s đến 2Mbit/s. Dưới đây là cấu hình hoạt động của OM4200 trong mạng STM-16 (ứng dụng trong trạm OADM). OM 4200 cung cấp: 2 slot (khe) cho các card Agg quang STM16-short haul (S-16.1) hoặc STM 16-long rearch (L-16.2); 2 card cuối trên shelf cung cấp giao tiếp nguồn, đồng bộ (ESI), mạng, cảnh báo; 2 slot dịch vụ gồm: 1 card EOW hoặc một card bảo vệ I/O 1+1 và 8 slot cho các card Trib, các card Trib có thể là: - STM-4 Short haul optical (S-4.1). - STM-1 Short haul optical (S-1.1). - Quard STM-1 Short haul optical (S-1.1). - 2Mbit/s PDH Electrical (75Ω/120Ω). - 34/45Mbit/s PDH Electrical. - STM-1e/140Mbit/s Electrical. - Quard STM-1e Mbit/s Electrical. 3.3 Thiết bị TN-4T Thiết bị TN-4T là thiết bị ghép kênh mở rộng hết chức năng của thiết bị OM4200. TN-4T cho phép tách ghép 252 E1 với nhau, có sử dụng chế độ bảo vệ card 1:N bằng 04 card 2Mb/s Mapper (Card ánh xạ 2Mbps), mỗi card cho phép kết nối 63 luồng 2Mbps PDH. Phần cứng và phần mềm được thiết lập là thiết bị ghép kênh đầu cuối. Ngăn máy thiết bị TN-4T có những đặc điểm sau: - Giao tiếp quang STM-4 cự li ngắn trên card 1:N Intershelf - Bảo vệ MSP 1+1 bằng 02 card 1:N Intershelf - Bảo vệ thiết bị (Dạng 1:N) trên card 1:N 2Mbps Mapper - Kết nối mức VC12 - Gắn được 05 card 1:N 2Mbps Mapper (Các card 63 luồng 2Mbps PDH) - Gắn được 08 card 1:N 2Mbps I/O (Cho giao tiếp 32 luồng 2Mbps - Có 02 card nguồn (Power Supply Unit-PSU)cung cấp cho các card I/O - Card ghép kênh: 2Mb/s Mapper + Vị trí vật lý S2, S5, S8, S11, S14. + S8 được dùng để bảo vệ cho 4 Card trên. + Chức năng: - Giao diện cho 2 Card I/O - Ghép và tách SDH các luồng E1 - Kết nối lưu lượng với Card tổng - Card ghép kênh 2Mb/s I/O: + Vị trí vật lý S1, S3, S4, S6, S10, S12, S13, S15 + Mỗi Card cho ra 32 cổng giao tiếp E1. - Card nguồn: PSU, EOS 88AA + Vị trí vật lý S16(1), S16(2) + Dự phòng 1+1 IV.NHIỆM VỤ CỦA NHÂN VIÊN TRỰC CA VÀ NỘI QUY PHÒNG MÁY KHU VỰC TRẠM MÁY 1 Nhiệm vụ của nhân viên trực ca 1. Giao nhận ca phải bàn giao tình hình tồn tại của ca trước (nội dung bàn giao gồm tình hình thông tin, tài sản, thiết bị trong trạm). 2. Giải quyết tồn tại của ca trước ngay sau khi giao nhận ca. 3. Thường xuyên giám sát tuyến, luồng, kênh liên lạc qua các hệ thống tín hiệu cảnh báo. 4. Phối hợp các trạm trên tuyến để cùng xữ lý sự cố thông tin theo sự điều hành của trạm đầu cuối tại Hà Nội. Không dùng đường nghiệp vụ để nói chuyện riêng, chỉ sử dụng kênh nghiệp vụ phục vụ việc xữ lý điều hành. Thời gian sử dụng kênh nghiệp vụ phải ngắn nhất để tránh kênh nghiệp vụ bận liên tục, không có tác dụng phục vụ thông tin. 5. Kiểm tra thiết bị, kênh qua hệ thống giám sát và đo nhanh (mức thu, mức phát, các mức nguồn cung cấp). Sửa chữa đường điện tại trạm khi có sự cố. 6. Phối hợp đo định kỳ theo lịch chung. 7. Ghi chép sổ ca đầy đủ theo qui định và phải rõ ràng rành mạch. Nếu sửa chữa phải có chữ ký xác nhận, báo cáo đầy đủ tình hình thông tin theo qui định của hệ thống điều hành thông tin. Bảo quản tốt sổ sách, sơ đồ tại liệu được cung cấp. 8. Sửa chữa dụng cụ trong phòng máy, hàn nối, thay thế cầu chì đối với trường hợp cần thiết. 9. Làm vệ sinh cho thiết bị, phòng máy Accu, máy nổ, pin mặt trời (nếu được trang bị). 10. Làm các công việc đột xuất khi có lệnh của cấp trên, tại các trạm không có bảo vệ chuyên trách, nhân viên trực ca còn có nhiệm vụ bảo vệ trạm trong phiên trực. 2.Nội quy phòng máy và khu vực trạm máy
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan